Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần traphaco...

Tài liệu Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần traphaco

.DOC
127
363
145

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT...................................3 1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí.........................................................3 1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong việc thực hiện chức năng năng của quản lý...................................................................................................5 1.2.1. Quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường................................5 1.2.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong hoạt động quản lý...................7 1.3. Những nội dung cơ bản về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp..........................................................................................................10 1.3.1. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. 10 1.3.2. Tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.............15 1.3.3. Phân loại chi phí....................................................................................17 1.3.4. Dự toán chi phí......................................................................................24 1.3.5. Xác định chi phí sản phẩm sản xuất......................................................27 1.3.6. Phân tích chi phí để phục vụ ra quyết định kinh doanh.........................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO................................................43 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Traphaco..................................................43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................43 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức quản lý..................47 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco....................................................................................................54 2.2.1. Đặc điểm tổ chức kế toán......................................................................54 2.2.2. Tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco.....56 2.2.3. Tổ chức kế toán chi phí tại công ty cổ phần TRAPHACO....................59 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco....................................................................................................67 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí.........67 2.3.2. Phân loại chi phí và phân tích chi phí ra quyết định kinh doanh...........70 2.3.3. Xác định chi phí sản phẩm sản xuất....................................................71 2.3.4. Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh..............................................73 2.3.5. Đánh giá trung tâm trách nhiệm và việc định giá chuyển giao nội bộ...74 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO..........................................................................................76 3.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco....................................................................................................76 3.1.1. Chiến lược phát triển của công ty cổ phần Traphaco............................76 3.1.2. Sự cần thiết phải thích ứng của hệ thống kế toán chi phí công ty với môi trường kinh doanh.................................................................................78 3.2. Yêu cầu của việc tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco....................................................................................................79 3.3. Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco....................................................................................................82 3.3.1. Tổ chức bộ máy và tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí...............82 3.3.2. Phân loại chi phí....................................................................................87 3.3.3. Lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh..............................................90 3.3.4. Xác định giá phí sản phẩm sản xuất......................................................92 3.3.5. Đánh giá khả năng sinh lời của từng lô sản phẩm................................97 3.3.6. Đánh giá trách nhiệm............................................................................99 3.4. Điều kiện cơ bản để thực hiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Traphaco................................................................................115 KẾT LUẬN ...........................................................................................................118 Tµi liÖu tham kh¶o......................................................................................120 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ABC ASEAN Đầy đủ tiếng Việt Kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BVQI Association of Southeast Asian Nations Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế CBCNV CP CVP DN ERP FIFO GACP Good PracticesG MP độc lập Cán bộ công nhân viên Chi phí Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận Doanh nghiệp Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Phương pháp nhập trước- xuất trước Thực hành trồng trọt, thu hái tốt Thực hành sản xuất tốt Đầy đủ tiếng Anh Activity – Based Costing Bureau Veritas Quality International Cost – Volumne – Profit Enterprise Resource Planning First in- first out method Good Agriculture Collecting Practice Good Manufacturing Practice ISOCác tiêu Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organization chuẩn thực Standardization hành GPs KTTC KTQT NVL PX SP SX KD TK WHO Kế toán tài chính Kế toán quản trị Nguyên vật liệu Phân xưởng Sản phẩm Sản xuất Kinh doanh Tài khoản Tổ chức y tế thế giới World Health Organization for DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1. Bốn nhóm hoạt động cơ bản của doanh nghiệp........................................5 Sơ đồ 1.2. Chuỗi giá trị..............................................................................................6 Sơ đồ 1.3. Chu trình hoạch định và kiểm soát...........................................................8 Sơ đồ 1.4. Bộ máy kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp..............................14 Sơ đồ 1.5. Qui trình thu thập thông tin lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí. .17 Sơ đồ 1.6. Phương pháp xác định CP theo công việc..............................................30 Sơ đồ 1.7. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình.........................................31 Sơ đồ 1.8. Phương pháp tính giá thành trực tiếp và báo cáo lãi (lỗ)........................33 Sơ đồ 1.9. Phương pháp CP mục tiêu và phương pháp CP cải tiến liên tục.............38 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm......................................50 Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý chung của Công ty Traphaco.......................................53 Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Traphaco........................55 Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung trên máy tính...................56 Sơ đồ 3.1. Mã hóa các loại dược phẩm kết hợp ký hiệu tài khoản...........................85 Sơ đồ 3.2. Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong Công ty cổ phần TRAPHACO..........................................................................................89 Danh mục bảng Bảng 2.1. Thành tựu của Traphaco trong những năm qua.......................................44 Bảng 3.1. Ý nghĩa của mức biến động chi phí.......................................................107 Bảng 3.2. Đặc tính sản phẩm và sách lược định giá chuyển giao..........................114 Danh mục đồ thị, biểu đồ Đồ thị 1.1. Đường hồi qui biểu diễn CP hỗn hợp.................................................... 22 Biểu đồ 3.1. Doanh thu sản xuất dược phẩm trong nước (tỷ đồng).........................77 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kế toán là một lĩnh vực quan trọng của quản lý, hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần có hai bộ phận chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của hai nhóm đối tượng bên trong và bên ngoài, đó là kế toán kế toán quản trị và kế toán tài chính. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh đã làm nổi bật vai trò của kế toán quản trị và hình thành nên những nhận thức khác nhau về cách thức vận dụng mô hình tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp, trong có kế toán quản trị chi phí. Công ty TRAPHACO là một đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp dược phẩm, là một ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng, liên quan tới sức khỏe cộng đồng. Công ty chuyên sản xuất, phân phối, kinh doanh dược phẩm trên địa bàn cả nước và xuất khẩu, nhiều năm qua công ty đã đạt được nhưng thành tựu nhất định trong kinh doanh và công tác xã hội. Trong sản xuất kinh doanh công ty luôn đạt được mức độ tăng trưởng cao hàng năm so với các đơn vị khác trong ngành song những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập và mức độ bảo hộ hợp lý của Nhà nước công ty luôn gặp phải những cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các công ty sản xuất kinh doanh đông dược. Quá trình hội nhập đó đòi hỏi công ty phải có những hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển mạnh mẽ để nắm bắt cơ hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, vừa đạt mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe toàn dân. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu đó, một trong các công việc mà công ty phải làm là tổ chức tốt kế toán quản trị chi phí, nó sẽ giúp cho nhà quản trị quản lý hoạt động hiệu quả hơn nghĩa là đưa ra các quyết định về hoạch định, thực hiện và kiểm soát chi phí một cách linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán quản trị nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí nói riêng tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco” 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài sẽ vận dụng những lý luận cơ bản về kế toán quản trị, kế toán chi phí, đồng thời phân tích rõ thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí ở công ty cổ phần TRAPHACO nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp để xây dựng, hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu: thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần TRAPHACO trên góc độ công ty mẹ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp chung: dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử và các nguyên lý cơ bản của triết học. - Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn giải và hệ thống hoá khái quát những vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn hệ thống hoá các lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí. - Qua việc nghiên cứu các mô hình lý thuyết cơ bản của kế toán quản trị nhằm đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn để làm nền tảng cho việc định hướng tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Traphaco. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị và phương hướng góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí cho công ty cổ phần Traphaco. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco Chương 3: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Trong nền kinh tế thị trường, những chủ thể tham gia vào hoạt động SX, KD có lợi ích kinh tế, quyền hạn, trách nhiệm, quan hệ khác nhau dẫn đến hình thành những nhu cầu thông tin khác nhau về các hoạt động của DN, đó là nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng bên ngoài và nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng bên trong. Do đó, hệ thống kế toán DN cần có hai bộ phận chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hai nhóm đối tượng này, đó chính là KTTC và KTQT. Trong đó KTQT đưa ra tất cả thông tin kinh tế đã được đo lường, xử lý để cung cấp cho nhà quản lý các cấp trong DN điều hành, kiểm soát hoạt động SX KD, đưa ra quyết định lựa chọn các phương án KD, dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao nhất và tối ưu nhất. Còn KTTC phản ánh sự biến động hiện tại về vốn, tài sản của DN dưới dạng tổng quát. Quan điểm về KTQT từ trước tới nay có nhiều, nhưng do KTQT mang tính tùy ý nên nhận thức về KTQT ở các tổ chức, quốc gia không giống nhau: Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of AccountantsIFAC) công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm KTQT trên thế giới năm 1998, “KTQT là một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của tổ chức cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của DN”. Theo Viện nghiên cứu KTQT Hoa kỳ (Institute of Management AccountantsIMA) , “KTQT là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược KD, hoạch định, kiểm soát hoạt động, ra quyết định KD, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh 4 tế, cải tiến và nâng cao giá trị DN, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ với việc quản trị và kiểm soát nội bộ” Theo Luật kế toán của Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 thì “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Theo các quan điểm trên cho thấy KTQT xem như là một bộ phận chuyên môn của hệ thống kế toán DN; là quá trình định dạng, đo lường, phân tích diễn giải và truyền đạt thông tin kinh tế, tài chính cho nhà quản trị các cấp trong DN; mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, kiểm soát ra quyết định. Trong mỗi DN CP phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động (nghiên cứu nhu cầu – đầu tư, mua sắm, tích lũy các nguồn lực – hoạt động SX – hoạt động tiêu thụ) và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của DN. Vì vậy, thông tin CP giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin hoạt động của DN. Nhu cầu thông tin CP luôn gia tăng cả về tốc độ, tính chính xác, tính đầy đủ, tính linh hoạt để phục vụ cho các quyết định kinh tế liên quan tới giá trị thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, kiểm soát, xây dựng và hoàn thiện định mức CP của nhà quản lý các cấp trong DN. Đây chính là mục tiêu của kế toán nói chung và của kế toán CP nói riêng. Kế toán CP dưới góc độ KTTC, bộ phận kế toán CP có chức năng tính toán, đo lường CP đã phát sinh trong tổ chức theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực kế toán để cung cấp thông tin về giá thành, giá vốn hàng bán, các CP hoạt động và giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính. Còn kế toán CP dưới góc độ KTQT, bộ phận kế toán CP có chức năng định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt về thông tin CP (bao gồm cả những thông tin quá khứ, dự báo và ước tính) của các SP, các hoạt động, các trung tâm CP và khả năng sinh lời của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động SX, KD. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì KTQT CP chính là một bộ phận chuyên môn của hệ thống KTQT có nhiệm vụ cung cấp thông tin về CP cho nhà quản lý các cấp trong mỗi tổ chức để thực hiện quản lý các nguồn lực nhằm thực hiện các chức năng quản lý DN. 5 1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NĂNG CỦA QUẢN LÝ 1.2.1. Quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. KTQT CP được coi là một bộ phận của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý hoạch định, đánh giá, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định. Quá trình SX sản phẩm và cung ứng dịch vụ của DN thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau, tựu chung lại các hoạt động trong một tổ chức được chia thành 4 nhóm chung như sau: Các hoạt động quản trị, điều hành (4) Các hoạt động đầu vào (1) Các hoạt động sản xuất, chế tạo (2) Các hoạt động đầu ra (3) Sơ đồ 1.1. Bốn nhóm hoạt động cơ bản của doanh nghiệp Các hoạt động đầu vào gồm các hoạt động liên quan tới giao dịch với nhà cung cấp; chuẩn bị sẵn sàng để SX, chế tạo, KD sản phẩm. Các hoạt động SX, chế tạo gồm các hoạt động liên quan tới việc sử dụng các nguồn lực trong SX, chế tạo, KD sản phẩm. Các hoạt động đầu ra gồm các hoạt động liên quan với việc giao tiếp, giao dịch với khách hàng. Các hoạt động quản trị, điều hành gồm: lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động, kiểm soát tổ chức và ra quyết định, các hoạt động này không thể tách rời nhằm phục vụ 3 nhóm hoạt động trên [9, tr20]. Các hoạt động trong tổ chức liên kết với nhau thành chuỗi nhằm tạo ra giá trị mới dưới hình thức sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Một chuỗi như thế là một chuỗi giá trị với mỗi mắt xích bổ sung thêm một yếu tố gì đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm khi sản phẩm đi qua mắt xích đó và cuối cùng làm gia tăng giá trị cho khách hàng. Có thể mô tả chuỗi giá trị như sau: 6 Nghiên cứu và Thiết kế Sản xuất Marketing phát triển Dịch vụ Tiêu thụ sau bán hàng Sơ đồ 1.2. Chuỗi giá trị Với quan điểm tổ chức là chuỗi giá trị cũng có nghĩa từng bộ phận trong tổ chức (từng mắt xích trong chuỗi) đều có bộ phận đứng trước, được xem như nhà cung cấp, và bộ phận đứng sau được coi như là khách hàng. Đây là quan điểm đơn giản nhưng có giá trị cao vì gợi mở một sự suy nghĩ về sự phối hợp trong tổ chức sao cho các mắt xích của chuỗi luôn luôn gắn kết với nhau [32, tr25], [9, tr21]. Trên đây là quan điểm về hoạt động của tổ chức, từ cách hiểu từng hoạt động cụ thể cho tới sự liên kết các hoạt động này tạo thành chuỗi giá trị, do đó mô hình tổ chức quản trị cũng có sự thay đổi. Mô hình tổ chức quản trị hoạt động KD trên cơ sở qui trình hoạt động KD theo nhu cầu thị trường trải qua hai mô hình là mô hình tổ chức quản trị cố định và mô hình tổ chức quản trị linh hoạt. Mô hình tổ chức quản trị KD cố định áp dụng khi môi trường bên ngoài ổn định, tổ chức nội bộ được định rõ và được thiết lập bằng qui định, luật lệ, thủ tục, thứ bậc rõ ràng và phần lớn các quyết định được thiết lập từ nhà quản trị cao cấp. Mô hình tổ chức quản trị KD linh hoạt được áp dụng khi môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng, tổ chức nội bộ nới lỏng và được tự do hơn để thích nghi với môi trường KD, những qui định, luật lệ thường không được thiết lập ổn định hoặc có thể bị xem nhẹ, lúc này DN thường đề ra cách giải quyết riêng biệt, thứ bậc tổ chức không rõ ràng, các quyết định quản trị được thiết lập phân tán. Ngày nay, dưới áp lực thay đổi của môi trường, cạnh tranh gay gắt thì mô hình tổ chức quản trị linh loạt, tổ chức hệ thống quản trị, trách nhiệm linh hoạt đang chiếm ưu thế trong chiến thuật, chiến lược tổ chức quản trị KD của DN và gắn chặt với các phương thức và tư duy quản trị. Cùng với sự thay đổi của mô hình tổ chức quản trị thì phương thức và tư duy quản trị cũng thay đổi. Phương thức quản trị hoạt động KD theo tư duy giá trị gia tăng được tiến hành bằng việc phân chia hoạt động KD thành những công đoạn đơn 7 giản và cơ bản nhất từ đó hướng hành động quản trị theo từng công đoạn, do đó phương thức này được áp dụng khi SX chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu xã hội và quyết định tiêu dùng, chu kỳ sống của sản phẩm kéo dài, ổn định, công nghệ SX thủ công và bán tự động và tương đối ổn định, qui mô SX nhỏ, sự liên kết chỉ trong phạm vi hẹp ở từng bước, công nghệ xử lý thông tin đơn giả, chưa gắn kết. Phương thức quản trị hoạt động KD theo tư duy chuỗi giá trị là sự thoát khỏi phương thức quản trị theo từng công đoạn, theo chức năng được phân chia rõ ràng để đạt tới qui trình toàn bộ dựa trên triết lý liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, nghĩa là qui trình hoạt động KD là hệ thống liên kết, hợp tác để tận dụng triệt để các nguồn lực của các đối tượng tham gia trong qui trình tạo giá trị của hoạt động KD [10, tr53], do đó hoạt động quản trị được xác lập theo từng chuỗi giá trị và mỗi nhà quản lý chỉ là một mắt xích trong quản trị qui trình tạo giá trị, cho nên nhà quản lý cần quan tâm tới sự liên kết, định vị hoạt động KD của mình trong hệ thống liên kết cũng như giá trị mà họ góp phần tạo ra trong chuỗi. Sự ra đời của các mô hình, phương thức, tư duy quản trị KD, đặc biệt là tư duy theo chuỗi giá trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung mới của KTQT trong thập niên 80, 90 và cho đến ngày nay, là yếu tố quyết định tới nhu cầu thông tin quản trị, đến mô hình KTQT, tới tổ chức KTQT CP, và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý ra quyết định. 1.2.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong hoạt động quản lý. Trong nền kinh tế thị trường DN có thể tổ chức quản trị KD theo những mô hình khác nhau, phương thức quản trị KD không giống nhau và mục tiêu hoạt động của DN là gì đi nữa thì nhà quản lý vẫn phải thực hiện các hoạt động (chức năng) cơ bản trong qui trình quản trị DN nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng quản lý. 8 Lập kế hoạch Ra quyết định Đánh giá và hiệu chỉnh (Kiểm soát) Tổ chức và điều hành Kiểm tra (Kiểm soát) Sơ đồ 1.3. Chu trình hoạch định và kiểm soát Trong việc chức lập kế hoạch, KTQT CP cần xác định dịnh mức, tiêu chuẩn và lập dự toán CP, đây là tài liệu xác lập các bước thực hiện mục tiêu về CP và giá thành. KTQT CP thu thập thông tin thực hiện, ước tính CP và giá thành hoặc các thông tin khác theo nhu cầu thông tin của nhà quản lý để đưa ra các quyết định liên kết, phân phối nguồn lực ở các đơn vị, bộ phận và trung tâm trong DN theo các mục tiêu đã định về cơ cấu sản phẩm, số lượng, chất lượng, hình thức sản phẩm. Trong việc tổ chức, điều hành nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý cũng cần kiểm soát các hoạt động và giữ cho cả tổ chức hoạt động trơn chu. KTQT CP sẽ cung cấp thông tin của quá trình thực hiện kế hoạch thông quan các báo cáo đánh giá để kiểm soát CP, giá thành, nâng cao hiệu quả của nguồn lực và hiệu năng của quá trình hoạt động. Việc cung cấp thông tin này đòi hỏi phải thường xuyên, chi tiết, kịp thời, chính xác và tiết kiệm CP sẽ giúp cho nhà quản lý trong kiểm soát và hoàn thiện quá trình SX, bằng cách này nhà quản lý sẽ nhận diện, loại bỏ các hoạt động gây lãng phí, kém hiệu quả từ đó có thể thiết lập lại qui trình hoặc cải tiến liên tục. Ngoài ra, trong giai đoạn này KTQT CP còn thu thập thông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá sau này. Trong việc kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh hoạt động. Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần 9 thiết để đảm bảo cho từng bộ phận, trung tâm và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. KTQT CP có vai trò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận, từng trung tâm, từng sản phẩm giúp nhà quản lý nhận diện, định lượng CP phát sinh và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch CP, giá thành, cơ cấu sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận cũng như những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý; đồng thời phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán tiếp kỳ sau. Việc kiểm tra này đòi hỏi nhà quản lý phải sử dụng các loại báo cáo CP, giá thành, doanh thu, lợi nhuận để phân tích hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập nhằm chỉ ra ở hoạt động nào trong qui trình thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập. Ngoài ra, KTQT CP có vai trò cung cấp thông tin thông qua báo cáo KTQT để nhà quản lý các cấp ra quyết định. Báo cáo KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho hai chức năng chủ yếu hoạch định và kiểm tra, kiểm soát. Đối với chức năng hoạch định báo cáo KTQT cung cấp các thông thực hiện và tương lai (ước tính) cho việc hoạch định chiến lược (như nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đầu tư đổi mới trang thiết bị, ký hợp đồng hợp tác), quyết định kế hoạch sử dụng nguồn lực và phân bổ nguồn lực, quyết định SX, quyết định cơ cấu sản phẩm, quyết định giá bán sản phẩm và kế hoạch lợi nhuận. Đối với chức năng kiểm tra, kiểm soát. Với chức năng kiểm tra báo cáo KTQT dùng để đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm được phân quyền trong DN (các đơn vị KD trực tiếp, các phòng ban, các DN thành viên…), các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh tế cung cấp một sự kết nối giữa chiến lược của DN và sự thi hành chiến lược đó bởi các trung tâm hoạt động trong DN. Với chức năng kiểm soát hoạt động, báo cáo KTQT dùng để đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả và hiệu năng của quá trình đó, cho phép nhân viên, nhà quản trị nhận được thông tin phản hồi về kết quả mà họ đạt được từ đó điều chỉnh, cải tiến trong tương lai. Để thể hiện tốt vai trò, chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản lý thì tổ chức KTQT CP cần thực hiện các nội dung cơ bản: tổ chức bộ máy KTQT CP, tổ 10 chức nội dung KTQT CP và đánh giá trách nhiệm trung tâm CP. Những nội dung cơ bản này sẽ được trình bày trong mục 1.3. 1.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Các quan điểm cơ bản về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Tổ chức kế toán là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức quản trị DN, việc thực hiện tổ chức kế toán phải giải quyết những vấn đề để đạt được yêu cầu cung cấp thông tin kế toán thích hợp, đầy đủ, kịp thời, chính xác, rõ ràng, khách quan và CP thấp cho các đối tượng sử dụng thông tin. Thứ nhất, vận dụng mô hình kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức trang bị thiết bị, phương tiện, công cụ để thu thập, xử lý thông tin. Thứ hai, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mức kế toán, chế độ kế toán và những qui định chung của DN. Thứ ba, tổ chức cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho các chức năng quản lý DN. KTQT và KTQT CP là bộ phận chuyên môn trong DN nên có thể hiểu: Tổ chức công tác KTQT trong các DN là hoạt động chủ quan của DN trong việc bố trí nhân sự và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật, nguyên tắc của KTQT nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ trong DN giúp cho việc thực hiện các chức năng quản lý. Hiện nay có ba mô hình tổ chức KTQT, bao gồm mô hình tách biệt, mô hình kết hợp và mô hình hỗn hợp: + Mô hình tách biệt là mô hình mà hệ thống KTTC và hệ thống KTQT tách biệt về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Trong đó hệ thống TK được xây dựng thành hệ thống riêng (mã hóa, ký hiệu riêng, ghi chép riêng); sổ kế toán xây dựng phục vụ cho ghi chép các nghiệp vụ theo quan điểm riêng của KTQT hay nói một cách khác là theo phương pháp của KTQT CP; báo cáo được lập riêng, có biểu mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu quản trị, số lượng tùy thuộc vào các trung tâm, nghiệp vụ KTQT trong DN với kỳ lập báo cáo khác KTTC theo định kỳ, thường xuyên hay 11 theo nhu cầu. Theo tác giả nếu tổ chức theo mô hình này thì sẽ phát huy được tính chuyên môn hóa cao, thông tin được cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của quản trị, đề cao vai trò cá nhân, nhà quản lý cao cấp, đặc biệt nó sẽ phát huy tối đa vai trò của KTQT CP, hiệu quả mang lại của hai hệ thống kế toán náy sẽ cao hơn mô hình kết hợp. Song mô hình này phải bỏ nhiều CP để vận hành, kém linh hoạt, đòi hỏi phải ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong hoạt động SX, KD và trong công tác KTQT. + Mô hình kết hợp là mô hình mà hệ thống KTTC và hệ thống KTQT kế hợp với nhau trong cùng hệ thống kế toán của DN cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Trong đó hệ thống TK kế toán sử dụng theo chế độ KTTC (KTTC sử dụng TK tổng hợp còn KTQT sử dụng TK chi tiết); sổ kế toán của KTTC được ghi chép tổng hợp còn KTQT căn cứ vào nhu cầu thông tin quản trị cụ thể đối với từng hoạt động, từng chỉ tiêu mà mở sổ chi tiết theo hình thức sổ của KTTC và tự xây dựng; báo cáo kế toán được lập định kỳ theo KTTC nhưng chi tiết hơn, có thể lập theo nhu cầu quản lý. Theo tác giả nếu tổ chức mô hình kế toán này sẽ phát huy được sự thống nhất trong thực hành các nội dung công việc kế toán, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, thông tin kế toán được thông suốt, đáng tin cậy, tạo điều kiện cho tin học hóa, tập trung trong nội dung kế toán, tiết kiệm được CP vận hành song đòi hỏi nhân sự kế toán phải hiểu rõ về các nghiệp vụ KTQT và KTTC, trong khi đó KTTC có tính chất tuân thủ còn KTQT thì không nên tính bảo mật của thông tin kế toán kém, gây khó khăn kiểm soát công ty. Vì vậy, khi thực hành mô hình này trong cùng hệ thống sẽ khó khăn, đòi hỏi tính thống nhất thông tin cao hơn mô hình tách biệt. + Mô hình hỗn hợp là mô hình mà hệ thống kế toán vừa có phân hệ KTTC, vừa có phân hệ KTQT cả về bộ máy kế toán và công tác kế toán. Trong đó nhân sự, hệ thống TK, sổ kế toán, báo cáo nếu có phần hành tương đồng mà DN không cần tách thì vận dụng theo mô hình kết hợp, còn nếu có phần hành khác biệt cung cấp thông tin nội bộ cho công tác quản lý, cho kiểm soát hoạt động, kiểm soát tổ chức thì có thể áp dụng theo mô hình tách biệt. Theo tác giả mô hình này thể hiện sự linh 12 hoạt trong tổ chức kế toán, nhất là KTQT CP trong môi trường cạnh tranh, hội nhập. Song mô hình này đòi hỏi có sự đầu tư tương đối so với mô hình kết hợp như: tin học hóa phần hành KTQT tách biệt, có nhân sự chuyên sâu về thực hành KTQT. Trên đây là các mô hình tổ chức KTQT cơ bản, theo tác giả việc vận dụng mô hình nào tùy thuộc vào từng DN. Đối với DN áp dụng theo mô hình tổ chức quản trị cố định hay nói cách khác là chuyên môn hóa từng trung tâm SX, KD, từng hoạt động quản lý, từng công đoạn, mà qui mô nhỏ và vừa thì việc vận dụng mô hình tách biệt hay hỗn hợp thường mang lại lợi ích ít hơn so với CP bỏ ra. Đối với DN áp dụng theo mô hình tổ chức quản trị linh hoạt, theo qui trình SX, KD, theo chuỗi giá trị mà đối tượng hạch toán CP nhiều, đa dạng thì không thể chỉ vận dụng một mô hình nhất định. Vì vậy, việc vận dụng mô hình KTQT CP nhằm cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ DN sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả, hiệu năng của công tác KTQT CP. Dù vận dụng mô hình nào trong tổ chức kế toán quản trị chi phí thì việc tổ chức bộ máy KTQT CP là một nội dung tiên quyết tổ chức bộ máy KTQT CP gồm hai nội dụng: nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy KTQT CP. Thứ nhất, về tổ chức nhân sự, là tập hợp đồng bộ nhân sự kế toán để đảm bảo thực thi các phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm soát hoạt động của tổ chức, nhân sự kế toán trong tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ những qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau, đồng thời trong thực hành chuyên môn nhân sự kế toán nói chung và KTQT nói riêng phải tuân thủ các hướng dẫn về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà Nhà nước hoặc Hội nghề nghiệp qui định. Ngoài ra, còn phải hành động theo hệ thống ranh giới, nhằm hạn chế phạm vi của những hành động không được chấp nhận dưới dạng qui tắc hành vi, hệ thống niềm tin nhằm công bố sứ mệnh, tôn chỉ, mục tiêu, viễn cảnh và các giá trị văn hóa công ty. Thứ hai, về cơ cấu tổ chức bộ máy KTQT CP, nó phản ánh giữa các loại nhân sự, bộ phận trong bộ máy kế toán, có nghĩa là trong đó phải có sự phân cấp, phân quyền quản lý, có chức năng, nhiệm 13 vụ cụ thể và có thể được tổ chức theo kiểu: trực tuyến, trực tuyến tham mưu, chức năng. Theo kiểu chức năng KTQT có thể tổ chức thành các bộ phận: Bộ phận dự toán hoạt động, dự toán CP; bộ phận nhận diện, đo lường CP, kết quả, hiệu quả hoạt động; bộ phận phân tích CP kết quả và hiệu quả hoạt động để cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định (Sơ đồ 1.4). Các bộ phận này có thể phân công nhân sự kế toán riêng hoặc kiêm nhiệm tùy theo mô hình tổ chức KTQT CP mà DN vận dụng. - Bộ phận dự toán hoạt động, dự toán CP có nhiệm vụ kết hợp với các bộ phận khác xây dựng thông tin tiêu chuẩn định lượng, định tính và nhận diện CP, thu nhập, lợi nhuận. Trên cơ sở đó xây dựng qui trình và nội dung công tác lập dự toán chi phí kinh doanh. - Bộ phận nhận diện, đo lường CP, kết quả và hiệu quả hoạt động có nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu CP, kết quả KD và qui trình thu thập một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện về quá trình thực hiện dự toán CP, tình hình sử dụng CP ở từng sản phẩm, hoạt động, trung tâm phát sinh CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi về dữ liệu thông tin cho nhà quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chức. - Bộ phận phân tích CP, kết quả và hiệu quả hoạt động có nhiệm vụ xây dựng qui trình và nội dung phân tích thông tin để kiểm tra, đánh giá hoạt động và ra quyết định, nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý biết được sự biến động và nguyên nhân của nó. Ngoài ra, bộ phận phân tích có nhiệm vụ xây dựng qui trình và nội dung phân tích thông tin CP thích hợp phục vụ ra quyết định lựa chọn và thực hiện các phương án, dự án tối ưu. 14 Tổng Giám đốc Giám đốc khác Giám đốc tài chính Kế toán Kế toán tài chính Bộ phận dự toán chi phí Tài chính Kế toán quản trị chi phí Bộ phận nhận diện, đo lường chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động Bộ phận phân tích chi phí, kết quả, hiệu quả hoạt động và phân tích thông tin ra quyết định Báo cáo kế toán Sơ đồ 1.4. Bộ máy kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Mối quan hệ thông tin giữa hai bộ phận 15 Từ những nhận định trên cho thấy, việc xác lập cơ chế vận hành bộ máy KTQT và cho bộ phận KTQT CP cho DN chính là xác lập song song hai vấn đề gắn kết hữu cơ với nhau đó là nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy KTQT CP, trong đó cơ cấu tổ chức bộ máy KTQT CP là nền tảng quyết định cơ chế vận hành nhân sự thực hiện KTQT CP; cơ chế vận hành nhân sự thực hiện KTQT CP phải đảm bảo sự thích nghi để thực hành các nội dung KTQT CP. Như vậy, tổ chức bộ máy KTQT nói chung và bộ phận KTQT CP nói riêng trong các DN SX dược phẩm ở Việt Nam một cách linh hoạt, tiết kiệm để vận hành công tác kế toán, thực hiện nội dung KTQT CP theo từng loại qui mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ khoa học quản trị, nhân sự, phương tiện khác nhau là vấn đề được đặt ra rất bức thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập như ngày nay. 1.3.2. Tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Đây là quá trình thu thập, xử lý thông tin KTQT CP (bao gồm cả thông tin thực hiện và tương lai, thông tin bên trong và bên ngoài DN) một cách hệ thống để cung cấp thông tin định lượng, định tính cho nhà quản lý DN. Ngoài ra, thông tin KTQT CP cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu như: thích hợp, đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng, đúng đối tượng và được tin tưởng, CP thấp hơn lợi ích mang lại. Quá trình thu thập, xử lý thông tin quá khứ của KTQT CP thông qua việc tổ chức chứng từ, TK, sổ và báo cáo kế toán. Việc tổ chức này mang tính chất linh hoạt tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề, qui mô, phạm vi, qui trình công nghệ SX, KD và trình độ, yêu cầu quản lý DN. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu: Hạch toán ban đầu được thực hiện thông qua việc lập chứng từ kế toán. Lập và ghi chép đầy đủ, chính xác các sự kiện kinh tế phát sinh sẽ giúp cho các khâu kế toán tiếp theo được thuận lợi, đảm bảo cung cấp thông tin được nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu hữu ích và kịp thời [11, tr 41]. KTQT CP không những sử dụng chứng từ bắt buộc mà cần sử dụng các chứng từ hướng dẫn để thu thập thông tin quá khứ chi tiết theo từng mục tiêu quản lý và ra quyết định. DN cần cụ thể hóa hệ thống chứng từ hướng dẫn, chọn lọc, bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu trên chứng từ phù hợp với nội dung KTQT CP. Mặt khác, cần xây dựng thêm các biểu mẫu chứng từ bổ sung thông tin mã hóa CP 16 theo cách phân tích CP đáp ứng yêu cầu quản trị CP tại DN và đảm bảo tính qui chuẩn, nhất quán trong qui trình phản ánh cung cấp thông tin CP. Tổ chức hệ thống TK: Việc tổ chức TK cần được tiến hành một cách có hệ thống và khoa học, vừa đảm bảo cung cấp thông tin CP chi tiết theo yêu cầu quản trị, vừa đảm bảo khả năng đối chiếu, phân tích thông tin CP chi tiết với thông tin tổng hợp liên quan tới các đối tượng kế toán cụ thể trong từng DN. Từ hệ thống TK KTTC DN có thể bổ sung TK CP chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng kế toán, trên TK chi tiết cần kết hợp sử dụng thước đo giá trị với các thước đo khác. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán là công cụ quan trọng được sử dụng trong KTQT CP để thu thập thông tin quá khứ và tương lai. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sử dụng để phản ánh và thu thập thông tin hữu ích về từng đối tượng kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và phục vụ lập báo cáo KTQT. Hệ thống sổ sử dụng trong KTQT cần được thiết kế với mẫu cụ thể với số lượng chỉ tiêu được sắp xếp hợp lý, khoa học theo yêu cầu quản lý và sự tiện ích trong trình bày, tổng hợp, báo cáo và sử dụng thông tin. Bên cạnh đó khi thiết kế mẫu sổ cần xem xét trình độ công nghệ xử lý thông tin, yêu cầu quản lý chi tiết từng đối tượng, khả năng xử lý thông tin trong từng tình huống ra quyết định. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: trên cơ sở thông tin đã được tổng hợp, KTQT CP cần thiết lập hệ thống báo cáo có tính chất thường xuyên, định kỳ và đặc biệt. Các Báo cáo KTQT CP cần đảm bảo thông tin được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với từng tiêu chuẩn đánh giá thông tin, về số lượng chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu kiểm soát và hoạch định, các chỉ tiêu phải có quan hệ logic và được sắp xếp theo trình tự khoa học để thuận tiện cho sử dụng thông tin; các chỉ tiêu trong báo cáo cần cụ thể theo yêu cầu quản lý chi tiết và đồng nhất theo thời gian, không gian, theo hoạt động, theo từng SP. Ngoài ra, hình thức và số lượng báo cáo KTQT CP được tổ chức tùy thuộc vào mô hình tổ chức quản trị hoạt động KD và phương thức quản trị của DN, có thể tổ chức thành ba hệ thống: Báo cáo dự toán CP, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch CP và báo cáo phân tích CP [10, tr99].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan