Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội...

Tài liệu Tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn hà nội

.PDF
165
155
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thƣ viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Quý Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài:“Tổ chức hoạt động Thông tin – Thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Quý. Các tư liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Thư viện Hà Nội (cơ sở 47 Bà Triệu), Trung tâm Đào tạo cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận văn này. Cám ơn người dùng tin của thư viện đã ủng hộ, giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát để tôi hoàn thành luận văn với những số liệu xác thực. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Quý – người đã tận tình, tâm huyết hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những tình cảm mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ...................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi & nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ............................................................. 8 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu & cấu trúc của luận văn ......................................... 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................................................................................. 10 1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm Tổ chức hoạt động thông tin-thư viện ....................................................... 10 1.1.2.Khái niệm khiếm thị và người khiếm thị ...................................................................... 14 1.1.3. Khái niệm tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị .............. 15 1.2. Các yếu tố tác động tới tổ chức hoạt động thông tin thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ............................................................................................... 16 1.2.1.Nhận thức của lãnh đạo & cơ chế chính sách về người khiếm thị.............................. 16 1.2.2. Năng lực của nhân lực thông tin-thư viện ................................................................... 17 1.2.3.Tiềm lực cơ sở vật chất & ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ............................ 19 1.2.4. Nhu cầu tin của người khiếm thị .................................................................................. 20 1.2.5. Số lượng & chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin-thư viện ................................... 20 1.2.6. Vốn tài liệu phục vụ người khiếm thị .......................................................................... 21 1.3. Các yêu cầu đối với hoạt động thông tin-thƣ viện .................................. 21 1.3.1. Chính sách phát triển vốn tài liệu đảm bảo khoa học ................................................. 21 1.3.2. Việc xử lý tài liệu đảm bảo hiệu quả tra cứu cao ........................................................ 22 1.3.3. Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu dễ sử dụng, duy trì được “tuổi thọ” ..................... 23 1.3.4. Sản phẩm, dịch vụ thông tin-thư viện chất lượng, phong phú ................................... 23 1.3.5. Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu................................... 24 1.4. Cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị tại Hà Nội ....................................................................................... 25 1.4.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các cơ sở khảo sát ..................................................... 25 1.4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ...................................................................... 29 1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ........................................................................................................................... 29 1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội ............................... 30 1.4.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Đào tạo cán bộ và phục hồi chức năng cho người mù......................................................................................................... 33 1.4.3. Đặc điểm người dùng tin .............................................................................................. 35 1.5. Vai trò của tổ chức hoạt động thông tin thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ở Hà Nội ..................................................................................................... 36 1.5.1. Đối với bản thân người khiếm thị ................................................................................ 36 1.5.2. Đối với xã hội ................................................................................................................ 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI39 2.1. Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ......................................................................................................... 39 2.1.1. Tổ chức phát triển tài liệu ............................................................................................. 39 2.1.1.1. Nguồn và kinh phí bổ sung tài liệu ........................................................................... 39 2.1.1.2. Diện bổ sung thông tin/tài liệu .................................................................................. 40 2.1.1.3. Công tác thanh lý thông tin/tài liệu .......................................................................... 42 2.1.2. Tổ chức hoạt động xử lý tài liệu................................................................................... 43 2.1.2.1. Hoạt động xử lý hình thức/môt tả hình thức tài liệu ................................................ 43 2.1.2.2. Hoạt động xử lý nội dung tài liệu.............................................................................. 44 2.1.3. Hoạt động lưu trữ và bảo quản thông tin/tài liệu......................................................... 47 2.1.3.1. Hoạt động lưu trữ thông tin/tài liệu ........................................................................... 47 2.1.3.2. Hoạt động bảo quản tài liệu ....................................................................................... 48 2.1.4. Công tác phục vụ người dùng tin khiếm thị ................................................................ 51 2.2. Thực trạng các yếu tố tác động tới tổ chức hoạt động thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ................................................................................ 53 2.2.1.Nhận thức của lãnh đạo & cơ chế chính sách về người khiếm thị.............................. 53 2.2.1.1. Về nhận thức và sự quan tâm của lãnh đạo .............................................................. 53 2.2.1.2. Cơ chế chính sách phục vụ tài liệu cho người khiếm thị......................................... 54 2.2.2. Năng lực của nguồn nhân lực thông tin-thư viện........................................................ 55 2.2.3.Tiềm lực cơ sở vật chất & ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ............................ 57 2.2.4. Nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị ................................................................... 60 2.2.4.1. Mục đích sử dụng tài liệu/thông tin của người dùng tin khiếm thị ......................... 60 2.2.4.2. Thói quen tra cứu tài liệu/thông tin của người khiếm thị ........................................ 64 2.2.4.3. Nhu cầu về nội dung tài liệu/thông tin của người khiếm thị ................................... 68 2.2.5. Số lượng & chất lượng sản phẩm thông tin-thư viện.................................................. 72 2.2.6. Vốn tài liệu phục vụ người dùng tin khiếm thị............................................................ 73 2.3. Đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ......................................................................................................... 75 2.3.1. Mức độ đánh giá về Chính sách phát triển vốn tài liệu .............................................. 75 2.3.2. Mức độ đánh giá về chất lượng xử lý tài liệu .............................................................. 77 2.3.3.Mức độ đánh giá về công tác Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu ................................ 78 2.3.4. Sản phẩm, dịch vụ thông tin-thư viện chất lượng, phong phú ................................... 79 2.3.5. Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu................................... 84 2.4. Nhận xét công tác tổ chức hoạt động thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ......................................................................................................... 87 2.4.1. Ưu điểm ......................................................................................................................... 88 2.4.2 Nhược điểm ................................................................................................................... 88 2.4.3. Nguyên nhân.................................................................................................................. 88 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................................................................................................... 89 3.1. Chú trọng đến yếu tố con ngƣời .............................................................. 89 3.1.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp ................................................................... 89 3.1.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin-thư viện....................................................... 90 3.1.3. Trang bị năng lực thông tin cho người dùng tin khiếm thị ......................................... 92 3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức & cơ sở vật chất phục vụ ngƣời khiếm thị ............ 93 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 93 3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ người khiếm thị.................................................. 93 3.2. Phát triển vốn tài liệu/thông tin phù hợp với ngƣời khiếm thị .............. 94 3.2.1. Tiến hành điều tra nhu cầu tin của người khiếm thị.................................................... 94 3.2.2.Chú trọng các loại tài liệu phù hợp với người khiếm thị ............................................. 95 3.2.3. Tăng cường kinh phí bổ sung tài liệu cho người dùng tin khiếm thị .................... 96 3.3. Hoàn thiện tổ chức xử lý tài liệu phục vụ ngƣời khiếm thị .................... 97 3.3.1. Đối với xử lý hình thức ................................................................................................. 97 3.3.2. Đối với xử lý nội dung .................................................................................................. 98 3.4. Chú trọng cả lƣợng & chất sản phẩm & dịch vụ thông tin-thƣ viện ............ 98 3.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm thông tin-thư viện ................................................................... 98 3.4.2. Về dịch vụ thông tin thư viện ....................................................................................... 99 3.5. Nhóm các giải pháp khác ........................................................................101 3.5.1. Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khác ............................. 101 3.5.2. Tích cực chia sẻ vốn tài liệu/thông tin phục vụ người khiếm thị ............................. 102 3.5.3. Cần có sự hợp tác giữa gia đình, cộng đồng và thư viện .......................................... 103 3.5.4. Triển khai hoạt động Marketing................................................................................. 104 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 111 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên chữ cái viết tắt CBTTTV Tên đầy đủ Cán bộ thông tin thư viện CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất NDT Người dùng tin NCT Nhu cầu tin NKT Người khiếm thị SP&DV Sản phẩm và dịch vụ TT-TV Thông tin – thư viện TTTT-TV Trường PTCS NDC Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội Trung tâm ĐTCB & Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN và Phục hồi chức năng cho người mù Từ viết tắt tiếng Anh Từ đầy đủ tiềng Anh và dịch sang tiếng Việt DDC ISBD Dewey Decimal Classification Khung phân loại thập phân Dewey International Standard Bibliographic Description Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục tài liệu bổ sung sách chữ nổi Brai ...........................................41 Bảng 2.2: Danh mục đặt sách nói cho người khiếm thị ............................................42 Bảng 2.3. Mục đích sử dụng tài liệu của học sinh khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ......................................................................................60 Bảng 2.4: Mục đích sử dụng tài liệu của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội .......61 Bảng 2.5:Mục đích sử dụng tài liệu của Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù ...........................................................................................62 Bảng 2.6: Thói quen tra cứu tài liệu của NDT khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ......................................................................................64 Bảng 2.7.Thói quen tra cứu tài liệu của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội ........65 Bảng 2.8. Thói quen tra cứu tài liệu của người khiếm thị tại Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù ..................................................................66 Bảng 2.9: Nhu cầu về nội dung tài liệu của NDT khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ......................................................................................68 Bảng 2.10. Nhu cầu về nội dung tài liệu của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội 69 Bảng 2.11. Nhu cầu về hình thức tài liệu của học sinh khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ............................................................................70 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mục đích sử dụng tài liệu của người dùng tin khiếm thị tại Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ..................................................................61 Biểu đồ 2.2. Mục đích sử dụng tài liệu của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội ...62 Biểu đồ 2.3. Mục đích sử dụng tài liệu của NDT khiếm thị tại Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù...........................................................63 Biểu đồ 2.4: Mục đích sử dụng tài liệu của người dùng tin khiếm thị tại Hà Nội ...64 Biểu đồ 2.5. Thói quen tra cứu tài liệu của học sinh khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội .................................................................................65 Biểu đồ 2.6: Thói quen tra cứu tài liệu của người dùng tin khiếm thị tại Thư viện Hà Nội .............................................................................................................................66 Biểu đồ 2.7. Thói quen tra cứu tài liệu của người khiếm thị tại Trung tâm Đào tạo Cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù...........................................................67 Biểu đồ 2.8. Thói quen tra cứu của người dùng tin khiếm thị tại Hà Nội ................68 Biểu đồ 2.9. Nhu cầu về hình thức tài liệu của học sinh khiếm thị Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ............................................................................71 Biểu đồ 2.10. Mức độ đánh giá của cán bộ thư viện về chất lượng công tác Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu ...........................................................................................78 Biều đồ 2.11. Đánh giá của người dùng tin về chất lượng ản phẩm thông tin – thư viện tại Thư viện Hà Nội ...........................................................................................79 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của người dùng tin về chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện tại Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù..................................................80 Biểu đồ 2.13. Đánh giá của người dùng tin về chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ................................................81 Biểu đồ 2.14. Đánh giá của người dùng tin về chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện tại Hà Nội ..........................................................................................................81 Biểu đồ 2.15. Đánh giá của người dùng tin về tính đa dạng của dịch vụ thông tin – thư viện trên địa bàn Hà Nội .....................................................................................82 Biểu đồ 2.16. Đánh giá của người dùng tin về tính thân thiện của dịch vụ thông tin – thư viện trên địa bàn Hà Nội .....................................................................................83 Biểu đồ 2.17. Đánh giá của người dùng tin về tính phù hợp của dịch vụ thông tin – thư viện trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................85 Biểu đồ 2.18. Thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của NKT tại Thư viện Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ..............................................85 Biểu đồ 2.19. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị tại Trung tâm Đào tạo cán bộ và Phục hồi chức năng cho người mù .......................................86 Biểu đồ 2.20. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị tại Thư viện Hà Nội ...............................................................................................................86 Biều đồ 2.21. Mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin khiếm thị tại Hà Nội .......................................................................................................................87 Biểu đô 3.1 Mức độ đáp ứng tài liệu của 03 đơn vị khảo sát....................................95 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội ....................29 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Thư viện Hà Nội .............................................................30 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức Trung tâm ĐTCB và PHCN cho người mù ....................33 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, các nguồn thông tin phát triển ngày càng đa dạng và nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng mở rộng. Hoạt động thông tin trở nên quan trọng và cần thiết trong tất cả lĩnh vực của đời sống. Thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu của mỗi tổ chức, mọi hoạt động, là nhu cầu sống còn, là điều kiện tồn tại, phát triển của hầu hết mọi người và trong đó có người khiếm thị. Hiện nay, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 285 triệu người khiếm thị trong đó chiếm 90% là những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, việc tiếp cận thông tin đối với họ có rất nhiều rào cản. Nhưng được sự quan tâm của chính phủ cũng như các tổ chức từ thiện, các cá nhân… nên việc tiếp cận thông tin của người khiếm thị cũng dần được cải thiện. Ở Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được quy định rõ tại điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện: “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt” (2, tr.2). Tại điều 2 khoản 4 Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh thư viện cũng xác định rõ trách nhiệm của thư viện đối với người sử dụng vốn tài liệu thư viện: “Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị.”(1, tr2) Đồng thời tại chương IX điều 50 của Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật.(3, tr6)(1, tr2) Trong cuộc sống, ai cũng có nhu cầu về thông tin và người khiếm thị cũng không phải là ngoại lệ. Người khiếm thị là nhóm người dùng tin đặc biệt của họat động thông tin – thư viện. Người dùng tin đặc biệt là những người hạn chế về thể chất hoặc về mặt xã hội có nhu cầu tin và sử dụng thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình họ cần tới sự quan tâm của xã hội. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng & Nhà nước và một số 1 dự án của các tổ chức xã hội nước ngoài được triển khai ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, việc tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ cho NKT đã được chú trọng tại các thư viện công cộng, thư viện trường học và tại văn phòng Hội người mù… Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục lớn nhất của cả nước. Trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cũng tập trung chủ yếu tại Hà Nội với hàng vạn giảng viên, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên.... Hơn thế nữa, Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều tổ chức liên quan đến người khiếm thị như Trung ương Hội người mù Việt Nam; Hội người mù thành phố Hà Nội; Thư viện Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội; Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù. Cho đến thời điểm này, hoạt động thông tin – thư viện phục vụ cho người khiếm thị tại Hà Nội cũng là tốt nhất của đất nước. Tuy nhiên, các cơ quan thông tin – thư viện, các cơ sở Hội người mù cũng như các tổ chức xã hội liên quan của Hà Nội chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của người khiếm thị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trước hết là bản thân người khiếm thị bị thiệt thòi trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; ảnh hưởng đến việc việc nâng cao trình độ học vấn; ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng xã hội… Với mong muốn góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện và phát triển lý luận nghiên cứu về công tác tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ NKT nó. Đồng thời, nắm bắt được thực trạng công tác tổ chức hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị tại Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin cho NKT, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị được công bố dưới các bài báo đăng tải trên các kỷ yếu của các hội thảo khoa học hoặc trên các tạp chí, các luận văn, khóa luận…. Về nội dung thông tin phục vụ người khiếm thị thì mỗi công trình cũng tiếp cận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như: nhu cầu thông tin của người khiếm thị; Sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị; Website cho người khiếm thị; Phục 2 vụ thông tin cho người khiếm thị trên thế giới… Trong mỗi công trình các tác giả đều đề cập đến vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn theo nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên có công trình trước khi đề cập đến vấn đề thực trạng đã nghiên cứu lý luận chung, nhưng có công trình nghiên cứu trực tiếp đến thực trạng mà chưa đề cập đến lý luận. Về phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cũng chưa có công trình nào nghiên cứu tất cả các cơ sở lớn của Hà Nội phục vụ thông tin cho NKT trong cùng một công trình là: Thư viện Hà Nội, Trung tâm phục hồi chức năng cho người mù và Trường Nguyễn Đình Chiểu.. Hướng tiếp cận nghiên cứu về nhu cầu tin của người khiếm thị: vấn đề nhu cầu tin nói chung và nhu cầu tin của người khiếm thị nói riêng được nhiều tác giả quan tâm. Vì vậy, tiếp cận nghiên cứu khía cạnh nhu cầu tin của người khiếm thị có một số công trình tiêu biểu như: “Nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị trên địa bàn Hà Nội”, khóa luận (2015) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương. Trong công trình này tác giả đã hệ thống hóa được lý luận về nhu cầu tin và nhu cầu tin của người khiếm thị. Trên cơ sở lý luận này tác giả đã nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của NKT trên địa bàn Hà Nội và đề xuất các giải pháp kích thích phát triển nhu cầu tin cho NKT và phục vụ giúp họ được thỏa mãn nhu cầu tin; Công trình “Nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị trên địa bàn Hà Nội”, khóa luận (2014), của tác giả Trần Thị Liêm lại không đề cập đến lý luận và nghiên cứu trực tiếp ngay thực trạng công tác này tại thư viện Hà Nội và Hội người mù, trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội; Công trình “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin dành cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội”, khóa luận (2010), của tác giả Nguyễn Chí Trung đã đề cập đến lý luận nhưng chưa đủ, mới chỉ giải quyết khái niệm về nhu cầu tin còn các yếu tố khác như vai trò, các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin thì chưa đề cập…; Công trình “ Nghiên cứu nhu cầu tin của học sinh khiếm thị tại trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội”, báo cáo khoa học (2015) của tác giả Mai Huyền Trang mới chỉ đề cập hết sức sơ sài chưa đi sâu nghiên cứu lý luận cũng như điều tra thực tiễn một cách đầy đủ về nội dung nhu cầu tin của NKT ở diện hẹp là trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội… Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ trình bày thực trạng nhu cầu tin của từng đơn vị 3 và đưa ra được giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người khiếm thị tại một đơn vị khảo sát. Chỉ có khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu tại Thư viện Hà Nội, Trung tâm phục hồi chức năng cho người mù, trường Nguyễn Đình Chiểu và Trần Thị Liêm nghiên cứu tại Thư viện Hà Nội, Nguyễn Đình Chiểu, Hội người mù Hà Nội dù nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau nhưng đã khái quát được nhu cầu tin của người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới một khía cạnh cụ thể là nhu cầu tin. Hướng tiếp cận nghiên cứu về sản phẩm - dịch vụ thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị có một số công trình tiêu biểu như: “Sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người mù”, báo cáo khoa học (2015) của tác giả Trần Thị Thủy Tiên và Trần Thị Oanh”; “Tìm hiểu một số sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị trên thế giới” bài viết (2011) của tác giả Trần Thị Thanh Vân; “Sản phẩm & dịch vụ TT-TV phục vụ NKT trên địa bàn Hà Nội”công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (2013) của tác giả Trần Thị Thanh Vân. Công trình “Tìm hiểu các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin dành cho người khiếm thị” báo cáo khoa học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội của Trần Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Thanh Diệu (2007). Công trình “Tìm hiểu các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị trên thế giới”, bài bào đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3 (29) – 2011 (tr.29-33) của Trần Thị Thanh Vân. Công trình “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các thư viện trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, khóa luận (2010) của tác giả Thế Phong…; “Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Hà Nội”, khóa luận của tác giả Đỗ Thu Huyền… Ở khía cạnh này, các tác giả đã nghiên cứu các loại sản phẩm & dịch vụ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các nước trên thế giới tuy nhiên vẫn cò thiếu một số các dịch vụ thông tin hiện đại mà chưa được đề cập đến. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã có tính mở rộng để các nhà khoa học sau tiếp nối nghiên cứu… Hướng nghiên cưú một số khía cạnh về công tác phục vụ thông tin cho NKT còn có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Phát triển nguồn tin cho 4 người khiếm thị”, khóa luận (2012) của tác giả Bùi Thị Thảo Trinh; “Phát triển văn hóa đọc cho trẻ em khuyết tật. Thực trạng và kiến nghị”, bài viết (2011) của tác giả Trần Thị Thanh Vân và Trần Dĩ Hòa đăng trên Tạp chí chuyên ngành Thông tin và Tư liệu; “ Việt Nam và những người bạn (VAF01), Dự án hỗ trợ người khiếm thị tại Hà Nội; “Hội thảo hỗ trợ các thư viện công cộng mở rộng dịch vụ cho người khiếm thị” của Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh… Liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động cho NKT có công trình tiêu biểu như: “Công tác tổ chức hoạt động Thông tin tư liệu của Thư viện Hà Nội”, khóa luận (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hằng. Tuy nhiên trong công trình này không nghiên cứu công tác tổ chức phục vụ NKT trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, mới chỉ có một phần nội dung đề cập đến tổ chức hoạt động thông tin phục vụ NKT tại Thư viện Hà Nội mà thôi. Hướng nghiên cứu về cơ chế chính sách tổ chức hoạt động thông tin - thư viện phục vụ người khiếm thị Luật người khuyết tật tại Mỹ (Americans with Disabilities Act -ADA). Trong ADA đã đề cập đến vấn đề cấm phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trên các phương diện: việc làm, nhà nước và chính quyền địa phương, dịch vụ công cộng, thương mại, vận tải , giáo dục và viễn thông. Đạo luật truyền thông và tiếp cận phim ảnh thế kỷ XXI (The 21st Century Communications and Video Accessibility Act) được Tổng Thống Obama thông qua vào ngày 8/10 năm 2010. Đạo luật xây dựng trên cơ sở ADA, đảm bảo và phát triển quyền tiếp cận hòa nhập cho NKT, người khiếm thính trong thế kỉ XXI với các chương trình truyền hình, thiết bị di động và công nghệ truyền thông với. Dịch vụ Thư Viện Quốc Gia cho người mù và người khuyết tật (National Library Service for the Blind and Physically Handicapped – NLS). Giới thiệu các dịch vụ thông tin thư viện do Thư viện Quốc Hội Mỹ phụ trách xây dựng. Đây là mạng lưới liên kết dạng sao kết hợp gồm 55 thư viện khu vực, 36 thư viện tiểu khu và 14 trung tâm tư vấn & tiếp cận cộng đồng Hoa Kỳ. Hay các công trình của Eliza Varney (2013), “Disability and information technology:a comparative study in media regulation, School of Law, Keele University, UK. Hay 5 công trình của Green Ravonne, Vera Blair (2011), “Keep it simple – A guide to Assistive Technologies, ABC-CLIO… Từ việc tổng quan các công trình đã nghiên cứu ở trong và ngoài nước tác giả thấy tiếp cận nội dung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các cơ sở/cơ quan thông tin-thư viện đã có rất nhiều công trình khoa học về vấn này dưới các cách tiếp cận nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội” cả về lý luận và thực tiễn thì hầu như không có công trình nào, mặc dù đây là vấn đề xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây. Như vậy, có thể khẳng định đề tài “Tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được nghiên cứu trước đây. 3. Đối tƣợng, phạm vi & nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 03 đơn vị: - Thư viện Hà Nội (Cơ sở 47 Bà Triệu – Nơi có tổ chức các hoạt động phục vụ người khiếm thị) - Thư viện Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội - Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù Về phạm vi thời gian:Đề tài nghiên cứu“Tổ chức hoạt động thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội” được triển khai trong giai đoạn hiện nay (năm 2016-2017 – Năm triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn) 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận & thực tiễn về tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội - Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội 6 - Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận tư duy nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin – thư viện nói chung và công tác thông tin thư viện phục vụ người khiếm thị nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp tài liệu, số liệu: tác giả tiến hành nghiên cứu thu thập, xử lý, tổng hợp tài liệu ở trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: tác gỉa tiến hành khảo sát công tác tổ chức hoạt động TT-TV phục vụ NKT tại 03 cơ sở là Thư viện Hà Nội, Thư viện Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội; Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù - Phương pháp phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ và người dùng tin khiếm thị: Do đặc thù NKT khó khăn trong việc tiếp cận bảng hỏi, tác giả đã nhờ cán bộ ở các cơ sở và trực tiếp hỏi từng câu trong bảng hỏi và phỏng vấn cán bộ tại các cơ sở này. - Điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả xây dựng 02 bảng hỏi: Bảng thứ nhất với số lượng phiếu phát ra là 15 phiếu. Bảng này dùng để hỏi cán bộ lãnh đạo và các cán bộ thông tin thư viện... Bảng thứ hai với số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu. Phiếu này dùng để hỏi NKT có sử dụng thông tin/tài liệu tại thư viện. 4.3. Giả thuyết khoa học Trong quá trình học tập, nghiên cứu điều tra khảo sát từ thực tế về tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị, tác giả thấy trên thế giới công tác này đã được quan tâm phát triển, nhưng tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, tác giả đã có câu hỏi đặt ra là hình như công tác này chưa thực sự được chú trọng? vậy nguyên nhân từ đâu? Phải chăng lý luận về vấn đề này chưa 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan