Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ tứ pháp. ...

Tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ tứ pháp. nghiên cứu trường hợp bốn chùa dâu, đậu, tướng, dàn

.PDF
155
278
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MẠNH HÙNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN – HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC CHÙA THỜ TỨ PHÁP. NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MẠNH HÙNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN – HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC CHÙA THỜ TỨ PHÁP. NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU THẾ VIỆT Hà Nội, 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 13 6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................... 15 7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 17 1.1. Lý luận về tổ chức ................................................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 17 1.1.2. Nguyên tắc của vấn đề tổ chức ............................................................................ 18 1.1.3. Những yếu tố tác động đến vấn đề tổ chức .......................................................... 19 1.1.4. Nội dung của công tác tổ chức ............................................................................. 20 1.2. Quan niệm về khách du lịch .................................................................................... 21 1.3. Tổ chức hoạt động tham quan du lịch ..................................................................... 22 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 22 1.3.2. Những yếu tố tác động đến tổ chức hoạt động tham quan du lịch ....................... 24 1.4. Tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du lịch..................................................................... 27 1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................. 27 1.4.2. Hƣớng dẫn viên du lịch ....................................................................................... 28 1.4.3. Những hoạt động trong công tác tổ chức hƣớng dẫn du lịch .............................. 30 1.4.4. Vị trí và ý nghĩa của vấn đề tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du lịch ..................... 32 1.4.5. Một số yếu tố khách quan tác động đến vấn đề tổ chức hoạt động hƣớng dẫn du lịch .................................................................................................................................. 33 1.5. Một số vấn đề về tín ngƣỡng Tứ Pháp .................................................................... 36 1 1.5.1. Lịch sử hình thành và bản chất tín ngƣỡng Tứ Pháp ........................................... 36 1.5.2. Sự phân bố không gian tín ngƣỡng Tứ Pháp ....................................................... 40 1.5.3. Cơ sở hình thành và tồn tại tín ngƣỡng Tứ Pháp ................................................. 41 1.5.4. Một số đặc thù của tín ngƣỡng Tứ Pháp .............................................................. 45 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................... 48 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN .......................... 49 2.1. Những điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch .................................................................................................................. 49 2.1.1. Một số yếu tố hấp dẫn đóng vai trò là tài nguyên du lịch của các di tích ............ 49 2.1.2. Cơ sở vật chất ....................................................................................................... 66 2.1.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................... 68 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan................................................................ 71 2.2.1. Các chùa Tứ Pháp với tƣ cách là điểm, tuyến du lịch .......................................... 71 2.2.2. Hoạt động tham quan du lịch ............................................................................... 72 2.3. Thực trạng tổ chức hƣớng dẫn khách du lịch.......................................................... 75 2.3.1. HDV các tổ chức, công ty du lịch ........................................................................ 75 2.3.2. HDV, ngƣời trợ giúp khách du lịch tại điểm tham quan...................................... 76 2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tham quan - hƣớng dẫn khách du lịch ...... 77 2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................................ 77 2.4.2. Những hạn chế ..................................................................................................... 77 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................... 79 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA: DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN ............................................................................................................................... 80 3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất ............................................................................... 80 3.1.1. Về mặt khoa học, pháp lý ..................................................................................... 80 2 3.1.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 81 3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn tại các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn ......................................................................................... 84 3.2.1. Ứng xử văn hóa tại di tích .................................................................................... 84 3.2.2. Một số nội dung tham quan, hƣớng dẫn .............................................................. 89 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ......................................................................... 102 3.2.4.Tuyên truyền, quảng bá thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp ................................. 102 3.3. Một số đề xuất giải pháp khác............................................................................... 104 3.3.1. Đối với công tác quản lý văn hóa và di sản, di tích lịch sử ............................... 104 3.3.2. Công tác bảo tồn và tổ chức hoạt động ở địa phƣơng........................................ 105 3.3.3. Đối với chính quyền cơ sở ................................................................................. 106 3.3.4. Đối với các tổ chức, công ty lữ hành ................................................................. 108 3.3.5. Công tác giáo dục cộng đồng ............................................................................. 108 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................... 110 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 113 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 117 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 HDV Hƣớng dẫn viên 2 PGS Phó giáo sƣ 3 Skrt Sanskrit 4 TS Tiến sĩ 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch 4 DANH MỤC BẢNG STT BẢNG SỐ TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Tổ chức ban quản lý di tích các chùa: Dâu, Tƣớng, Dàn 69 2 Bảng 2.2 Số lƣợng khách quốc tế tới chùa Dâu qua các năm 72 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một nƣớc có nền văn hóa đa dạng và phong phú có nhiều dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, vừa có sự giao thoa vừa có tính bản địa sâu sắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, theo nhƣ Thomas L. Friedman thì: “Thế giới là phẳng”, thế giới đã bƣớc sang kỉ nguyên của thời đại “toàn cầu hóa 3.0” [50, tr 10] mọi vấn đề từ kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống…đều có sự giao lƣu, ảnh hƣởng, tác động qua lại giữa hầu hết các dân tộc, đất nƣớc khác nhau trên toàn thế giới. Sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo ngày nay không chỉ bó hẹp ở một thực thể cộng đồng nhất định mà nó diễn ra với sự giao lƣu ngày càng mạnh mẽ. Một nền văn hóa vừa giữ đƣợc nét đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phát huy đƣợc những giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển đất nƣớc, hội nhập toàn cầu hóa, đó chính là một nhiệm vụ và là mục tiêu mà Đảng ta qua nhiều văn kiện Đại hội Đảng đã khẳng định. Hoạt động du lịch của nƣớc ta dựa trên một phần là những giá trị tài nguyên vật thể và phi vật thể do ông cha gìn giữ để lại đã dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành trọng điểm trong thời gian tới. Tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2012 ƣớc đạt 6.847.678 lƣợt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011 [40, tr. 1], tiếp tục thể hiện đà tăng trƣởng của ngành du lịch nƣớc ta trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều khó khăn, biến động. Việt Nam với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (tài nguyên du lịch văn hóa) đã hình thành và phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…Trong thời gian tới ở nƣớc ta cùng với loại hình du lịch biển thì du lịch văn hóa, du lịch tâm linh sẽ là những loại hình du lịch phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa. Theo PGS. TS Nguyễn Phạm Hùng: (hầu hết những điểm tham quan, tour du lịch trên nƣớc ta đều có liên quan đến nguồn tài nguyên du lịch văn hóa). Chính vì vậy xây dựng những tuyến, tour du lịch văn hóa, tâm linh; hoàn chỉnh những nguồn tài liệu về các điểm du lịch văn hóa, tâm linh, đặc biệt là 6 đối với những điểm tham quan du lịch mang tính đặc thù, là một việc làm cần kíp. Để từ đó tạo nên cơ sở đầy đủ về nguồn thông tin góp phần phát triển du lịch nƣớc nhà. Hoạt động tham quan hƣớng dẫn du lịch tại các ngôi chùa, đình, đền…đặc biệt là các chùa thờ Tứ Pháp đối với ngƣời làm du lịch và với du khách cho đến nay vẫn trong tình trạng chƣa hiểu rõ hoặc có biết nhƣng chƣa tƣờng tận và sâu sắc về những nội dung, các khía cạnh truyền tải… Với đối tƣợng mang tính đặc thù nhƣ tín ngƣỡng Tứ Pháp trong hệ thống các chƣơng trình du lịch, khung tổ chức tham quan, hƣớng dẫn chƣa đƣợc xem xét, hoặc chƣa đƣợc xây dựng một cách có hệ thống. Tín ngƣỡng Tứ Pháp là nét văn hóa đặc sắc tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nƣớc ta. Đó là một hình thái tín ngƣỡng mang nét văn hóa trong tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp, tín ngƣỡng cầu mƣa, tín ngƣỡng thờ Mẫu của cƣ dân nông nghiệp từ cổ xƣa có sự kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện tƣợng trƣng cho những thế lực thiên nhiên: mây, mƣa, sấm, chớp. Qua hình thái tín ngƣỡng này ngƣời nông dân thể hiện ƣớc muốn cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, con ngƣời có cuộc sống sung túc, xã hội phồn thịnh. Nghiên cứu tìm hiểu về tín ngƣỡng Tứ Pháp ở vùng châu thổ Sông Hồng góp phần làm sáng tỏ hơn về vùng đất, con ngƣời nơi đây nhằm phục vụ phát triển du lịch cũng là một vấn đề vô cùng có ý nghĩa đối với ngƣời làm du lịch và du khách. Đối với khía cạnh cung du lịch mà trực tiếp là các nhà tổ chức, HDV… góp phần hoàn chỉnh công tác tổ chức cho hoạt động du lịch mà đặc biệt là hoạt động tham quan - hƣớng dẫn tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp – các điểm tham quan có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Đƣa những giá trị văn hóa đặc sắc trong hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo nói chung, tín ngƣỡng Tứ Pháp nói riêng vào phục vụ phát triển du lịch. Đây chính là một phƣơng cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vô giá của cha ông ta một cách hữu hiệu. Nâng cao hoạt động tham quan – hƣớng dẫn trong các chƣơng trình du lịch tại các điểm di tích chùa thờ Tứ Pháp, cung cấp cho ngƣời làm du lịch là: các nhà tổ 7 chức kinh doanh du lịch, các hƣớng dẫn viên và những ngƣời có liên quan trên phƣơng diện nhà cung ứng; đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết của ngƣời dân, của khách du lịch khi đến các di tích này thì việc có một nghiên cứu làm tài liệu tham khảo là điều rất cần thiết. Vì những lí do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về tín ngƣỡng văn hóa, lịch sử của các di tích nhƣ chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tƣớng, chùa Dàn, chùa Tổ, hệ thống chùa có sự giao thoa văn hóa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian cổ xƣa tại khu vực vùng Dâu… Đây là những đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Từ các góc độ khác nhau bằng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã dần đƣa ra những bằng chứng lịch sử thuyết phục, và họa lại bức tranh về văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng cũng nhƣ sự phong phú trong cuộc sống văn hóa tâm linh của ngƣời dân vùng Dâu – Luy Lâu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2006) của tác giả Lê Mạnh Thát đã khắc họa toàn bộ tiến trình về lịch sử Phật giáo từ khi du nhập đến khi phát triển và đến những năm trong thời gian gần đây. Đặc biệt tác phẩm cũng đề cập những nội dung về sự giao thoa văn hóa, dung hòa giữa Phật giáo và tín ngƣỡng cổ xƣa của ngƣời Việt Bắc Bộ có liên quan đến hệ tín ngƣỡng Tứ Pháp mà điển hình là tại địa phận tỉnh Bắc Ninh ngày nay, sau này có sự lan tỏa ra một số tỉnh thành khác trong nội vùng châu thổ Sông Hồng. Tuy nhiên trong tác phẩm này tác giả cũng chỉ trình bày nội dung trên nhƣ một sự bổ trợ cho nội dung chính là tìm hiểu Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Chính vì vậy những yếu tố về tín ngƣỡng Tứ Pháp đƣợc nhìn nhận trên góc độ nhà nghiên cứu lịch sử. 8 Tác phẩm Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp của tác giả Phan Cẩm Thƣợng (2002), đã đề cập rất cụ thể và chi tiết về lịch sử chùa Dâu, nghệ thuật điêu khắc, phản ánh tín ngƣỡng Tứ Pháp trong từng chi tiết nghệ thuật đƣợc bài trí trong chùa, đình có liên quan đến tín ngƣỡng Tứ Pháp tại vùng Dâu cũng nhƣ tại một số nơi khác. Tác giả tiếp cận Tứ Pháp trên phƣơng diện là sự phản ánh, sự soi chiếu niềm tin tín ngƣỡng của ngƣời dân vùng châu thổ Sông Hồng, đánh giá nghệ thuật của di sản vật thể: tƣợng các Phật Bà, các bức hoành phi, ngọn tháp Hòa Phong, lễ hội... Với những nét độc đáo về nội dung, tác giả Phan Cẩm Thƣợng đã đem lại một góc nhìn mới về văn hóa, tín ngƣỡng Tứ Pháp đối với những ngƣời làm văn hóa. Và đặc biệt với những ngƣời làm du lịch dựa trên cơ sở những nội dung đó mà hiểu hơn đƣợc về tín ngƣỡng này. Chùa Dâu – cổ châu, pháp vân, diên ứng tự (2011) của tác giả Nguyễn Quang Khải và Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết (2011) do tác giả Nguyễn Hữu biên soạn, Nguyễn Duy Hợp hiệu đính. Hai tác phẩm này với độ dài trên dƣới 100 trang, sách đã đƣa ra những thông tin về lịch sử của ngôi chùa Dâu là ngôi chùa đƣợc coi là chùa chính trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại khu vực tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời cũng đƣa ra những thông tin trong việc tổng hợp những thần tích, truyền thuyết về những nhân vật có liên quan đến ngôi chùa này và tín ngƣỡng Tứ Pháp. Hai tác phẩm này cũng chỉ mang tới cho ngƣời đọc một sự trải nghiệm về một địa danh, một vùng đất mang đậm tính truyền thống tro ng chính sử cũng nhƣ trong tâm thức dân gian của cƣ dân nơi đây. Với khía cạnh nhìn nhận từ những câu chuyện nhỏ để phản ánh những thực tế đã diễn ra trong chính sử đƣợc ghi chép lại cũng là một cách tiếp cận hay khi nghiên cứu về lịch sử tôn giáo, tín ngƣỡng vùng Dâu. Một tác phẩm nghiên cứu về mỹ thuật Phật giáo và tín ngƣỡng Tứ Pháp cung cấp khá nhiều thông tin : Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo đƣợc xuất bản năm 2001 của tác giả Chu Quang Trứ. Cuốn sách nghiên cứu này đã đi sâu 9 vào phản ánh những giá trị kiến trúc, điêu khắc và nhiều giá trị khác của ngôi chùa. Đặc biệt trong tác phẩm này tác giả Chu Quang Trứ đã đề cập đến những nghiên cứu về tín ngƣỡng Tứ Pháp tại khu vực vùng Dâu – Luy Lâu xƣa, đồng thời cũng có những khảo cứu về sự lan tỏa của tín ngƣỡng Tứ Pháp tới các vùng khác nhƣ Hƣng Yên, Hà Tây cũ, Hà Nội…Những thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp đƣợc truyền tải từ sự soi chiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời dân bản địa và thể hiện ra trong kiến trúc, điêu khắc, bài trí tƣợng trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp. Cũng nhƣ nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thƣợng trong tác phẩm Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, tác giả Chu Quang Trứ đi sâu về lịch sử, văn hóa dân gian, mỹ thuật. Tác phẩm là tài liệu đáng tin cậy cho luận văn. Tác giả Nguyễn Minh San trong tác phẩm Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam (1998) cũng là một nghiên cứu sâu về vấn đề hình thành và các hình thức tồn tại của tín ngƣỡng ở nƣớc ta hiện nay. Bên cạnh việc đƣa đến cho ngƣời đọc những nội dung về các hệ tín ngƣỡng trong văn hóa dân tộc, ngh iên cứu cũng đã mô tả lại một cách chi tiết về những hoạt động, lối ứng xử dân gian trong từng tín ngƣỡng, trong đó có tín ngƣỡng Tứ Pháp. Tín ngƣỡng Tứ Pháp đƣợc tác giả coi là một nét văn hóa độc đáo của ngƣời Việt vùng châu thổ sông Hồng. Luận án Nghệ thuật tạo hình tượng nhân dạng thế kỉ XVII trong chùa Việt ở châu thổ bắc bộ (2011) của tác giả Triệu Thế Việt đã có đề cập đến những hình thái của tín ngƣỡng cầu mƣa, Tứ Pháp thông qua các hình thái tƣợng nhân dạng trong một số di tích. Mặc dù là một nghiên cứu thuộc mã ngành nghệ thuật, nhƣng những nội dung của luận án đã cung cấp cho tác giả luận văn thông tin khá phong phú về hệ thống tƣợng trong di tích chùa Việt ở châu thổ Bắc bộ nói chung, tại các chùa thờ Tứ Pháp nói riêng. Luận án là tài liệu tham khảo đắc lực cho luận văn. 10 Cuốn sách Tổ chức sự kiện của tác giả Lƣu Văn Nghiêm đã đề cập tới những vấn đề về lý luận, nội dung, những yếu tố tác động tới công tác tổ chức sự kiện. Tổng hợp lại vấn đề đƣa ra khung tham chiếu cho công tác tổ chức sự kiện. Đề cập đến hoạt động tổ chức trong ngành dịch vụ là các sự kiện nói chung. Đây là một tài liệu cung cấp những nội dung khá mật thiết với nghiên cứu luận văn của tác giả. Tác phẩm Ứng xử văn hóa trong du lịch do tác giả Trần Thúy Anh – chủ biên (2010) đã tiếp cận đến vấn đề cụ thể trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch văn hóa, đó là lối ứng xử văn hóa của nhà tổ chức du lịch trên phƣơng diện phía cung du lịch, HDV - ngƣời trực tiếp hỗ trợ và phục vụ đoàn khách, du khách - những ngƣời trực tiếp tham gia các hoạt động trong một tour du lịch, chƣơng trình tham quan...Cuốn sách mang tính định hƣớng theo những quy chuẩn về lối ứng xử văn hóa trong công tác nghiệp vụ của ngƣời làm du lịch mà ở đây đi sâu vào đội ngũ HDV du lịch. Đề tài luận văn đƣa ra những nội dung nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch. Chính vì vậy đây là một tài liệu hỗ trợ mang tính định hƣớng cho nhiều nội dung của nghiên cứu. Tác phẩm Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của tác giả Đinh Trung Kiên đã cung cấp những nội dung về vấn đề nghiệp vụ cho đề tài. Trong tác phẩm này tác giả đã đƣa ra những khái niệm cơ bản, những hoạt động của HDV có liên quan mật thiết đến nội hàm của luận văn là hoạt động tổ chức tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch. Nghiên cứu về hệ thống tín ngƣỡng dân gian, tín ngƣỡng Tứ Pháp các tác giả đã đƣa ra những nhận định từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có những nghiên cứu đi sâu về nghệ thuật, một số nghiên cứu lại đi sâu vào khía cạnh văn hóa tâm linh… Tác giả luận văn tiếp thu, kế thừa và coi đây là những tài liệu tham khảo quý báu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nhìn chung những nghiên cứu đƣợc tác giả tìm hiểu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này thấy rằng chƣa có nhiều nghiên cứu nhìn nhận dƣới góc độ vận dụng những giá trị trong tín ngƣỡng Tứ Pháp vào phục vụ du lịch, hay những hoạt động du lịch nói chung đã 11 và đang diễn ra nhƣ thế nào tại những vùng, điểm di tích có tồn tại tín ngƣỡng Tứ Pháp. Nghiên cứu của tác giả trong luận văn với mong muốn tiếp tục bổ sung một góc nhìn mới dƣới nhãn quan của một ngƣời làm du lịch. Để từ đó có thể phát huy đƣợc những giá trị độc đáo trong tín ngƣỡng Tứ Pháp và những di tích thờ Tứ Pháp tại nƣớc ta, mà đặc biệt là khu vực phát sinh tín ngƣỡng này – vùng Dâu (Bắc Ninh). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Vấn đề tổ chức, hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp, mà điển hình trong luận văn là tại bốn chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn. + Những giá trị trong tín ngƣỡng Tứ Pháp, các chùa thờ Tứ Pháp của ngƣời Việt: nội dung, kiến trúc nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng….phục vụ cho hoạt động tham quan – hƣớng dẫn du lịch. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Hoạt động tham quan, hƣớng dẫn dựa trên những giá trị văn hóa: nghệ thuật, tâm linh, lễ hội… trong tín ngƣỡng Tứ Pháp tại các chùa thờ Tứ Pháp. + Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trƣờng hợp tại bốn chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn cùng hệ thống các di tích tín ngƣỡng Tứ Pháp thuộc tỉnh Bắc Ninh. + Phạm vi về thời gian: Những số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau từ những thời gian trƣớc tới năm 2013. Luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích: + Thông qua việc phản ánh những thực tế về công tác tổ chức và việc thực hiện hoạt động hƣớng dẫn, tham quan tại các điểm di tích, những nội dung trong nghiên cứu luận 12 văn nhằm phục vụ cho việc truyền tải thông tin, giá trị của tín ngƣỡng Tứ Pháp, các di tích thờ Tứ Pháp đến với du khách một cách tốt hơn. + Đƣa ra đƣợc những nội dung trong công tác tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp một cách khoa học và đầy đủ hơn. - Nhiệm vụ: + Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. + Đề xuất một số nội dung trong công tác tổ chức tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp công cụ + Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Đối với phƣơng pháp này, trong quá trình thực hiện, ngƣời nghiên cứu đã có xác định trƣớc về mặt nội dung, cũng nhƣ khía cạnh khái quát của toàn bộ vấn đề đƣợc đƣa ra trong công trình nghiên cứu. Từ những vấn đề đã đƣợc khu biệt lại, giúp cho tác giả thực hiện đúng hƣớng trong quá trình thu thập và xử lí các loại tài liệu khác nhau. + Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là phƣơng pháp mang tính công cụ trong nhiều nghiên cứu khoa học. Đối với bất kì một công trình nghiên cứu nào, và trong luận văn này của tác giả việc sử dụng, trích dẫn…các quan điểm, nội dung phản ánh, thông tin chính là sự kế thừa có tính chọn lọc của các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. + Phương pháp điền dã: Bên cạnh sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu mang tính lí luận, thì một nghiên cứu khoa học không thể không thực hiện công tác nắm bắt trực tiếp đối tƣợng. Để có thể thực hiện nhiệm vụ này, phƣơng pháp điền dã phát huy đƣợc những ƣu điểm của mình. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong nội dung phần chƣơng 2 và chƣơng 3. 13 + Phương pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp Phƣơng pháp điều tra xã hội học là một trong nhiều phƣơng pháp có thể giải quyết một phần vấn đề này trong nghiên cứu. Với những định lƣợng đƣợc đƣa ra trên cơ sở tổng hợp những thông tin, ý kiến về những nội dung mang tính định tính, thì việc có thể đƣa ra những con số (định lƣợng hóa) nhƣ vậy cũng phần nào tạo đƣợc tính hình, tính số cho những nhận định không thể định lƣợng đƣợc. Đồng thời tùy vào nội dung của câu hỏi điều tra mà ngƣời nghiên cứu có đƣợc những thông tin quý giá phản ánh tính khách quan những thực tế cần minh chứng, làm rõ trong những vấn đề đƣợc đƣa ra bàn luận về đối tƣợng. - Nhóm phương pháp tiếp cận + Phương pháp khảo tả: Là phƣơng pháp khảo sát và mô tả lại những đối tƣợng trong quá trình nghiên cứu. Những đối tƣợng nghiên cứu ở trạng thái có thể là tĩnh hoặc động, có thể đo, đếm, hoặc có thể định lƣợng đƣợc bằng nhiều cách thức khác nhau. Từ việc khảo sát toàn bộ hoặc một phần đối tƣợng tùy theo mục đích mà ngƣời nghiên cứu lƣu lại thông tin và mô tả lại bằng nhiều cách thức khác nhau. Mục đích của phƣơng pháp này là phản ánh một cách đầy đủ nhất về đối tƣợng và những mối liên hệ của chúng trong phạm vi nghiên cứu đã đƣợc định vị. + Phương pháp miêu thuật: Phƣơng pháp miêu thuật đáp ứng đƣợc trong việc phản ánh lại một cách chân thực nhất đối tƣợng là những sự việc, hiện tƣợng đã đƣợc ngƣời nghiên cứu hƣớng tới. Phƣơng pháp miêu thuật chính là sự miêu tả lại đối tƣợng, thuật lại những nội dung hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tƣợng, trạng thái của hoạt động…một cách chi tiết trong đó thể hiện đƣợc sự trải nghiệm, nhập thế của tác giả trong quá trình nghiên cứu. + Phương pháp giải mã: Trong quá trình nghiên cứu khoa học, có những vấn đề, sự vật, hiện tƣợng đƣợc ngƣời nghiên cứu phát hiện, ghi chép lại…sự xuất hiện của nó có ý nghĩa nhất định. Điều này có thể thấy rất rõ trong các công trình nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng học, hoặc những nghiên cứu có liên quan đến văn hóa, tâm linh…Vì vậy phƣơng pháp giải mã là chìa khóa mở ra những lớp cửa, lớp ý nghĩa đƣợc ẩn đi, và 14 đƣa đến cho ngƣời nghiên cứu khả năng xác định đƣợc đúng thông điệp mà đối tƣợng đã và đang phản ánh. + Sử dụng kiến thức liên ngành: Những nội dung phản ánh của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc làm rõ không chỉ dựa vào phƣơng pháp của một ngành khoa học nhất định, mà cần phải có sự kết hợp của các phƣơng pháp có tính đặc thù của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sử dụng đồng thời nhiều kiến thức chuyên ngành để có đƣợc những góc độ nhìn nhận khác nhau, những kiến giải về đối tƣợng nghiên cứu. Từ những khía cạnh khác nhau đó tạo nên một hệ thống thông tin phản ánh tổng thể và đầy đủ về đối tƣợng. + Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học với những đặc thù mã ngành khoa học khác nhau lại có những phƣơng pháp chuyên ngành riêng. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành đƣợc sử dụng có tính xuyên suốt toàn bộ nội dung của nghiên cứu. Nó thể hiện rõ quan điểm, góc độ và khía cạnh nhìn nhận của tác giả về đối tƣợng đƣợc đƣa ra. 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. - Luận văn có thể dùng làm tƣ liệu, tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức kinh doanh du lịch, HDV, khách du lịch. - Góp phần nâng cao chất lƣợng các tour du lịch có điểm tham quan liên quan tới các chùa thờ Tứ Pháp. Từ đó hoàn thiện công tác tổ chức các tour du lịch tới điểm tham quan có tính đặc thù này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài 15 Chương 2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan hƣớng dẫn tại các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn Chương 3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn 16 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý luận về tổ chức 1.1.1. Khái niệm Về khái niệm “tổ chức”, đây không phải là một khái niệm mới trong nghiên cứu khoa học. Song đối với khoa học du lịch và với vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu thì cần phải có cách nhìn nhận đúng hƣớng trong nội hàm của khái niệm này. Tác giả đã thu thập, nghiên cứu các quan niệm có nghĩa khá gần trong khoa học du lịch. Bên cạnh đó tác giả cũng có sự tiếp cận khái niệm, trên cơ sở dùng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, mà ở đây là khoa học quản lý. Khái niệm “tổ chức” thƣờng đƣợc nhắc tới trong quản lý và là một phần quan trọng của khoa học quản lý. Với ý nghĩa thông thƣờng “tổ chức” là một khái niệm dùng để chỉ một đơn vị trong xã hội: hành chính sự nghiệp, đơn vị kinh doanh, cơ quan, trƣờng học…là những kết cấu phân cấp của xã hội trong đó các thành viên bắt buộc phải có những hoạt động hợp tác, sự tƣơng tác với nhau. Trên phƣơng diện quản lý học đi sâu vào phƣơng diện chức năng, thì tổ chức để chỉ việc nghiên cứu xem làm thế nào để tiến hành phân công, sắp xếp trình tự hợp lý để đạt đƣợc mục tiêu và mục đích đã đƣợc đề ra trong quá trình thực hiện một công việc nhất định. Cùng nghĩa này trong trích dẫn của viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý có đƣa ra một số khái niệm về “tổ chức”: “tổ chức là một kết cấu đƣợc xây dựng theo mục tiêu chung và tiến hành phân công nhiệm vụ, xác định chức trách, trao đổi thông tin, kết hợp hỗ trợ làm việc đối với toàn bộ nhân viên trong tổ chức một cách hợp lý sao cho có thể thu đƣợc hiệu quả cao nhất khi thực hiện mục tiêu…tổ chức là cả một quá trình hay hoạt động hình thành kết cấu tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chung một cách hiệu quả”[41, tr. 43]. Theo những quan điểm này thì vấn đề quá trình sắp xếp và việc thực hiện những nội dung đã đƣợc đƣa ra theo một trình tự nhằm đạt hiệu quả tối ƣu trong công việc chính là những yếu tố quan trọng nhất của khái niệm “tổ chức”. 17 Trong hoạt động dịch vụ, du lịch, khái niệm “tổ chức” đƣợc sử dụng phổ biến, song để khái quát vấn đề này thành những khái niệm tổng quát thì có rất ít tài liệu nhắc tới. Tác giả Lƣu Văn Nghiêm trong cuốn “tổ chức sự kiện” đã đƣa ra khái niệm tổng quát: “Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với tƣ liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tƣợng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của khách hàng mục tiêu” [25, tr. 9]. Qua khái niệm này, tổ chức sự kiện đƣợc coi là một quá trình hoạt động. Quá trình này có sự xác định về các yếu tố: thời gian, tƣ liệu lao động, các công việc chuẩn bị tới các hoạt động sự kiện, không gian cụ thể diễn ra các hoạt động. Trong quá trình đó, các hoạt động đƣợc thực hiện theo một kịch bản, kế hoạch đã đƣợc chuẩn bị trƣớc. Tất cả các yếu tố nêu trên đều nhằm vào việc truyền tải thông điệp đến đối tƣợng tham dự. Trong khoa học du lịch khái niệm “tổ chức” cũng đƣợc sử dụng với cả hai nghĩa đã đƣa ra trên đây. “Tổ chức” chỉ những đơn vị thực hiện các hoạt động có liên quan tới ngành dịch vụ du lịch. “Tổ chức” với nghĩa thứ hai đƣợc sử dụng nhƣ là một quá trình sắp xếp và thực hiện các hoạt động nhƣ: ăn, lƣu trú, tham quan, hƣớng dẫn… mà những vấn đề này là những hợp phần tạo nên hoạt động du lịch nói chung. Với đề tài luận văn “Tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trƣờng hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn” thì khái niệm về “tổ chức” theo nghĩa thứ hai phản ánh đúng hƣớng và sát với nội hàm của đề tài. 1.1.2. Nguyên tắc của vấn đề tổ chức - Nguyên tắc mục tiêu nhất quán Trong quá trình tổ chức thực hiện một công việc mà mục tiêu đã đƣợc đƣa ra thì sự phân định và liệt kê toàn bộ công việc cần thiết phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất quán giữa công việc và mục tiêu. Những công việc đƣợc đƣa ra phải hỗ trợ và nhằm 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan