Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng đảng ủy ngoài nước...

Tài liệu Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng đảng ủy ngoài nước

.PDF
120
44
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM MƢU, TỔNG HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY NGOÀI NƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM MƢU, TỔNG HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY NGOÀI NƢỚC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Văn phòng Mã số: 60340406 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Hữu Tri Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Bích Liên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hữu Tri đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp trong cơ quan Đảng ủy Ngoài nước đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn!. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Bích Liên DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT KÝ HIỆU NỘI DUNG BC Báo cáo BCH Ban Chấp hành CTr Chương trình CT Chỉ thị CV Công văn CCHC Cải cách hành chính ĐA Đề án HD Hướng dẫn KH Kế hoạch KL Kết luận NQ Nghị quyết TB Thông báo TTr Tờ trình QC Quy chế QĐ Quyết định QĐi Quy định TW Trung ương DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Bảng số 2.1 Bảng số 2.2 Tên Sơ đồ tổ chức bộ máy của Văn phòng Đảng uỷ Ngoài nước Số liệu văn bản cấp uỷ ban hành nhiệm kỳ 2010-2015 Trang 41 49 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tham mƣu, tổng hợp 9 của Văn phòng cấp ủy 1.1. Khái luận về văn phòng cấp ủy 9 1.1.1. Khái luận về văn phòng cấp ủy 9 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy 9 1.2. Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động tham mưu của văn phòng 13 cấp uỷ 1.2.1. Khái luận về tổ chức hoạt động tham mưu 13 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động tham mưu của văn phòng cấp uỷ 15 1.2.3. Những yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức hoạt động tham mưu 16 1.2.4. Nội dung của tổ chức hoạt động tham mưu 19 1.2.5. Các hình thức và sản phẩm chủ yếu của hoạt động tham mưu 26 1.3. Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động tổng hợp của văn phòng cấp uỷ 29 1.3.1. Khái luận tổ chức hoạt động tổng hợp 29 1.32. Đặc điểm của hoạt động tổng hợp của văn phòng 30 1.3.3.Những yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức hoạt động tổng hợp 32 1.3.4.Nội dung của hoạt động tổng hợp 33 1.3.5.Các hình thức và quy trình tổ chức hoạt động tổng hợp 34 1.3.6. Những yêu cầu về thông tin trong hoạt động tổng hợp 35 Tiểu kết Chương 1 35 Chƣơng 2. Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động tham mƣu, tổng 37 hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nƣớc 2.1. Giới thiệu về Đảng ủy Ngoài nƣớc và Văn phòng Đảng ủy 37 Ngoài nƣớc 2.1.1. Giới thiệu về Đảng ủy Ngoài nước 37 2.1.2. Giới thiệu về Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước 39 1 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham mưu của Văn phòng Đảng ủy 44 Ngoài nước 2.2.1. Tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm 44 việc và các chương trình công tác 2.2.2. Tham mưu thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo Ban Thường 46 vụ, Ban Chấp hành 2.2.3. Tham mưu biên tập các loại văn bản cấp ủy 47 2.2.4. Tham mưu trong công tác phối hợp 50 2.2.5. Tham mưu thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản của 50 Đảng, bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy 2.2.6. Tham mưu tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin 53 2.2.7. Tham mưu giúp cấp uỷ tổ chức Hội nghị đại biểu Đảng bộ Ngoài nước; Hội nghị Ban chấp hành, các cuộc họp của Ban Thường vụ, Hội 54 ý Thường trực cấp ủy 2.3. Thực trạng về tổ chức hoạt động tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy 55 Ngoài nước 2.3.1. Về tổng hợp chương trình công tác, việc xây dựng và thực hiện quy chế 55 làm việc 2.3.2. Về tổng hợp thông tin phục vụ cấp ủy 56 2.3.3. Về tổng hợp xây dựng văn bản của cấp ủy; thông tin từ tài liệu lưu trữ 58 2.3.4. Về tổng hợp thông tin công tác tài chính 59 2.4. Đánh giá chung về tổ chức hoạt động tham mƣu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nƣớc giai đoạn 2010-2015 59 2.4.1. Những kết quả đạt được 59 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại 62 2.5. Trách nhiệm của Văn phòng trong tổ chức hoạt động tham mưu, 65 tổng hợp 2.6. Nguyên nhân và những kinh nghiệm 66 2.6.1. Nguyên nhân của những hạn chế 66 2 2.6.2. Kinh nghiệm 68 Tiểu kết Chương 2 69 Chƣơng 3. Các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham 70 mƣu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nƣớc 3.1.Mục tiêu và những yêu cầu mới đặt ra đối với việc tổ chức hoạt 70 động tham mƣu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nƣớc 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham mƣu, 73 tổng hợp khoa học, hiệu quả của văn phòng Đảng ủy Ngoài nƣớc nhiệm kỳ tới 3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp. 73 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện các hoạt động tham mưu, tổng hợp trên các mặt công tác của Văn phòng 76 3.2.3. Giải pháp về công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của văn 89 phòng 3.2.4 .Giải pháp về trách nhiệm của Văn phòng trong công tác tham mưu, 90 tổng hợp 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp 91 Tiểu kết Chương 3 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 98 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn phòng cấp ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, có chức năng tham mưu, giúp việc cấp ủy, trực tiếp là ban thường vụ và thường trực cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phối hợp điều hòa các cơ quan tham mưu của cấp ủy, đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy. Dựa trên các tư liệu lịch sử, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã quyết định lấy ngày 18/10/1930 làm ngày truyền thống văn phòng cấp ủy các cấp. Từ đó đến nay, với truyền thống hơn 88 năm xây dựng và trưởng thành, với vị trí, vai trò rất quan trọng, văn phòng cấp ủy đã có những đóng góp to lớn trong quá trình tham mưu, tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy. Năm 1950, Nhân dịp Tết Nguyên đán, Bác Hồ tới thăm Văn phòng Trung ương Đảng tại Việt Bắc và căn dặn: “Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm bắt được tình hình. Cán bộ văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng. Văn phòng Trung ương giúp cho cơ quan lãnh đạo đầu não nắm tình hình trong toàn Đảng, cho nên phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật”. [38, tr 187]. Hoạt động của văn phòng cấp ủy luôn gắn liền với cấp ủy, do đó tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng cấp ủy khoa học, hợp lý, đảm bảo cho hoạt động tham mưu, tổng hợp có chất lượng, hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của cấp ủy chủ yếu là hoạt động tham mưu, tổng hợp về xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác, quy chế làm việc của cấp ủy; thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; thẩm định các đề án về phạm vi, quy trình, tiến độ, thể thức văn bản; biên tập các văn bản của cấp ủy… Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước: Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Ngoài nước mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy Ngoài nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các hoạt động đối ngoại và trong phối hợp, điều hòa hoạt động của các ban, đơn vị; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Tham mưu về nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài 4 sản và trực tiếp thực hiện quản lý tài chính, tài sản của Cơ quan Đảng ủy Ngoài nước; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cấp ủy. Trong những năm qua, Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước đã từng bước được kiện toàn; tổ chức và hoạt động của Văn phòng đã dần đi vào nền nếp, khoa học, đổi mới các phương tiện, thiết bị làm việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc tham mưu, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Nhiệm kỳ 2010-2015, hoạt động tham mưu, tổng hợp Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước đã góp phần đóng góp vào thành tích chung của Đảng bộ, song, trước yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng cần tiếp tục được Văn phòng cấp ủy quan tâm, được tổ chức khoa học, hợp lý hơn để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế nhất định cần có những biện pháp để tháo gỡ, tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp đạt hiệu quả cao hơn, khoa học hơn. Tính ổn định của việc bố trí cán bộ văn phòng và cán bộ trực tiếp làm tham mưu, tổng hợp có thời điểm có hạn chế nhất định. Trong tổ chức hoạt động tổng hợp thông tin gặp khó khăn: sự chỉ đạo của cấp ủy có tính đặc thù, không trực tiếp như ở trong nước, chủ yếu qua báo cáo, bằng hình thức Điện mật nên việc tổng hợp xử lý thông tin gặp khó khăn, có lúc chưa kịp thời. Việc tham mưu xây dựng một số văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ Văn phòng chưa thường xuyên. Việc tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp chưa thực sự khoa học: tham mưu xây dựng, bố trí chương trình công tác của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành có thời điểm chưa đặt thứ tự ưu tiên trong chương trình công tác, có thời điểm nhiều việc phát sinh, tính dự báo tình hình chưa sát, do vậy có việc không đảm bảo tiến độ, chất lượng, có thời điểm phải trình xin lùi thời gian thực hiện một số chương trình công tác. Trách nhiệm của Văn phòng trong việc nhắc nhở, rà soát, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong công việc tham mưu, tổng hợp có lúc còn chưa thường xuyên. Là một cán bộ, trực tiếp được phân công làm công tác tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước, tôi thấy mình có trách nhiệm góp phần 5 để nghiên cứu luận văn “Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng cấp ủy, hoặc văn phòng cấp bộ đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu như: - Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công: “Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tại văn phòng Bộ trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Hải Vân, năm 2013. - Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp phục vụ cấp ủy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Văn phòng tỉnh ủy Quảng Ngãi, năm 2013. - Điều kiện để đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu các cơ quan Đảng ở Trung ương đạt kết quả, bài viết của ông Nguyễn Dương Nam, Ban Tổ chức Trung ương, đăng trên tạp chí lý luận chính trị số 7-2015. - Cuốn sách “Công tác tham mưu tại các cơ quan Đảng Trung ương một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2010. - Các cuốn sách về văn phòng cấp ủy: “Về công tác văn phòng cấp ủy Đảng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, các năm 1996, 2001. Những đề tài, bài viết đã đề cập, nghiên cứu ở một mức độ về công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng cấp bộ và văn phòng cấp ủy, song qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế cho thấy, việc nghiên cứu “Tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp tại văn phòng Đảng ủy ngoài nước” không trùng lắp hoàn toàn về phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, đây cũng là một lý do tác giả lựa chọn đề tài để nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục tiêu - Làm rõ trách nhiệm của Văn phòng trong công tác tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. - Đánh giá hoạt động tham mưu, tổng hợp: làm rõ tình hình thực hiện, những mặt được, chưa được, vướng mắc, những hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. 6 - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước phục vụ có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Ngoài nước. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung vào 3 nội dung chính: - Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng cấp ủy. - Phân tích thực trạng hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp cận, phân tích tài liệu, thu thập thông tin từ văn bản của Đảng, Nhà nước; tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp hệ thống: Đây là một trong những phương pháp quan trọng giúp tác giả thực hiện đề tài này. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để phân tích nội dung và kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài, qua đó đánh giá và đề xuất những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh các đặc điểm của tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước với các văn phòng khác. 7 Các phương pháp nêu trên được tác giả sử dụng đan xen, phối hợp trong toàn bộ luận văn, kết hợp các phương pháp khảo sát thực tế, chú trọng phương pháp tổng kết hoạt động thực tiễn của văn phòng cấp uỷ, chọn lọc phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác của Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước; trao đổi với một số cán bộ đã có thời gian nhiệm kỳ công tác ở ngoài nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn / đóng góp của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống những cơ sở lý luận về công tác tham mưu, tổng hợp cấp ủy nói chung và hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. Qua khảo sát thực tiễn hoạt động tham mưu, tổng hợp tại Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Ngoài nước theo đúng với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. - Ý nghĩa thực tiễn: Sản phẩm đề tài là nguồn tài liệu bổ ích cho cán bộ làm công tác tham mưu, tổng hợp của Đảng ủy Ngoài nước. Góp phần cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, cách thức tổ chức công việc, nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin tham mưu, tổng hợp giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị Đại biểu Đảng bộ Ngoài nước ở những nhiệm kỳ tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được thể hiện trong ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp ở văn phòng cấp ủy. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động tham mưu, tổng hợp của văn phòng Đảng ủy Ngoài nước. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM MƢU, TỔNG HỢP CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY 1.1. Khái luận về văn phòng cấp ủy 1.1.1. Khái luận văn phòng cấp ủy Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ "Văn phòng là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan” [35, tr 1797]. Nhưng hiểu như vậy là chưa đủ, vì trong thực tế, văn phòng có rất nhiều mô hình và có những văn phòng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được giao nhiều chức trách quan trọng khác. Văn phòng là một tổ chức gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan đơn vị; văn phòng là bộ mặt của cơ quan đơn vị, là nơi đầu tiên trực tiếp giao dịch với các đơn vị khác; hiệu quả hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chung của toàn bộ cơ quan đơn vị. Do đặc điểm riêng của hệ thống tổ chức chính trị Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng được thiết lập ở tất cả các lĩnh vực hoạt động và ở mỗi tổ chức đều có cấp ủy lãnh đạo. Để phục vụ cho sự hoạt động của cấp ủy, đều có văn phòng cấp ủy. Văn phòng cấp ủy là địa điểm làm việc của cơ quan, tổ chức đảng và là một cơ cấu tổ chức giúp việc hàng ngày của cơ quan, tổ chức đó, có chức năng và nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đảng quy định. Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, vai trò, vị trí của tổ chức Đảng ngày càng được tăng cường; do đó chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy Hội nghị cán bộ văn phòng toàn quốc họp lần thứ nhất tại Việt Bắc tháng 6/1949, Trung ương Đảng đã xác định văn phòng cấp ủy (bao gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Liên khu ủy, Văn phòng tỉnh ủy, huyện ủy) là cơ quan giúp việc cấp ủy hàng ngày cũng như các ban chuyên môn khác; phải thống nhất cách tổ chức và làm việc; văn phòng cấp ủy do thường vụ cấp ủy phụ trách. 9 Như vậy, văn phòng cấp ủy được hiểu là cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy hàng ngày cũng như các ban chuyên môn khác của Đảng. Tại Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 23/12/1977 của Ban Bí thư đã xác định “Văn phòng là một cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp cấp ủy điều hành công việc hàng ngày”. Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 8/4/1993 của Ban Bí thư về tăng cường chỉ đạo công tác văn phòng khẳng định: Văn phòng cấp ủy là một cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, có chức năng tham mưu giúp cấp ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là giúp ban thường vụ và thường trực cấp ủy. Đến Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) năm 1996 sau khi hợp nhất ban kinh tế, ban nội chính, ban tài chính - quản trị về văn phòng cấp ủy, trong Nghị quyết nói rõ, Văn phòng cấp ủy có 2 chức năng: (1) Tham mưu giúp điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; phối hợp điều hòa hoạt động các bộ phận, ban tham mưu giúp việc, trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ cấp ủy. (2) Phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày của cấp ủy như: các hội nghị cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; nhân sao, phát hành, lưu trữ tài liệu; quản lý tài chính, tài sản, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của cấp ủy. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, ngày 25/7/2018, Ban Bí thư ban hành Quy định số 04-QĐi/TW về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy, cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, theo đó văn phòng gồm hai chức năng (1) Là cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực cấp ủy trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; là đầu mối giúp thường trực xử lý công việc hằng ngày.(2) Là đại diện chủ sở hữu tài sản của cấp ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của cấp ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc. 10 - Để thực hiện 2 chức năng nêu trên, văn phòng cấp ủy thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản, với những nội dung công việc sau: (1) Nghiên cứu, đề xuất: Nghiên cứu, đề xuất và giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của đồng chí bí thư, các phó bí thư và một số hoạt động của các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy theo quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của cấp ủy; phối hợp và điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng. Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy, bí thư, phó bí thư và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp cấp ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất. Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của cấp ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của đảng bộ. Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc theo phân công, phân cấp. Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội đảng bộ; chủ trì phục vụ hội nghị ban 11 thường vụ và các hội nghị do thường trực cấp ủy triệu tập, các cuộc làm việc của bí thư, phó bí thư. Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng cấp ủy.(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát: Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc. Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra t, ban tổ chức và các cơ quan liên quan giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Ban Chấp hành, ban thường vụ.(3). Thẩm định, thẩm tra: Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản. Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của thường trực trước khi trình ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy. (4) Phối hợp: với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của ban chấp hành, ban thường vụ về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do ban thường vụ, thường trực giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi ban thường vụ, thường trực ban hành. Với ban tổ chức trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng xử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của văn phòng theo phân cấp. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc cấp ủy để tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực chỉ đạo, kiểm tra, 12 giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của địa phương về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản. Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật. Với ban nội chính giúp thường trực tổ chức tiếp công dân. (5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực giao. 1.2. Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động tham mưu của văn phòng cấp uỷ 1.2.1. Khái luận Theo Đại Từ điển Tiếng Việt “Tham mưu là góp ý kiến, giúp người chỉ huy trong việc đặt ra kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch; góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch và biện pháp cho một người hay một tổ chức: ý kiến tham mưu cho cấp ủy, tham mưu cho lãnh đạo”. [35, tr 1523]. Tham mưu là hoạt động trợ giúp nhằm góp phần tìm kiếm những quyết định tối ưu cho quá trình quản lý để đạt kết quả cao nhất. Chủ thể làm công tác tham mưu trong cơ quan đơn vị có thể là cá nhân hay tập thể tồn tại độc lập tương đối với chủ thể quản lý. Tổ chức hoạt động tham mưu của Văn phòng là việc sắp xếp, bố trí hoạt động tham mưu của văn phòng; là việc phân công, giao nhiệm vụ, hướng dẫn về phương pháp làm việc, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tham mưu của văn phòng, từ tham mưu xây dựng chương trình công tác, quy chế; tham mưu trong xây dựng văn bản; tham mưu trong hoạt động quản lý tài chính, tài sản; tham mưu trong quản lý hoạt động văn thư, lưu trữ; tham mưu về nhân sự trong văn phòng, đảm bảo công việc có trật tự, nền nếp nhằm phục vụ mọi hoạt động của cấp ủy. Trách nhiệm tổ chức hoạt động tham mưu của Văn phòng là trách nhiệm trực tiếp của đồng chí Chánh Văn phòng trong phân công, hướng dẫn; kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động tham mưu. 13 -Từ khái niệm trên cho thấy, hoạt động tham mưu có vị trí và vai trò quan trọng, cần được thiết kế, tổ chức một cách khoa học, bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ để thực hiện có hiệu quả hoạt động tham mưu: + Hoạt động tham mưu của Văn phòng là rất quan trọng, cần quan tâm, đề cao trách nhiệm và chất lượng của tham mưu trong văn phòng. Hoạt động tham mưu là một khâu quan trọng có vị trí trung tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Như vậy, Văn phòng là đầu mối tiếp nhận các phương án tham mưu từ các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, để tập hợp thành hệ thống nhất trình lãnh đạo. Hoặc đề xuất với lãnh đạo những phương án tổng hợp trên cơ sở các phương án riêng biệt của các bộ phận nghiệp vụ. Văn phòng vừa là trung tâm của hoạt động tham mưu, vừa là nơi tiếp nhân, phối hợp với các bộ phận tham mưu cho lãnh đạo. + Hoạt động tham mưu phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học do cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện. Chủ thể làm tham mưu trong các cơ quan đơn vị có thể là cá nhân hay tập thể được tồn tại độc lập tương đối với chủ thể quản lý. Trong mỗi một tổ chức, cơ quan đơn vị, hoạt động tham mưu thường được quan tâm và được cụ thể hóa trong nội quy, quy chế hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. + Thực tế các cơ quan, đơn vị thường đặt bộ phận tham mưu tại văn phòng để giúp cho hoạt động này được thuận lợi, đồng thời tăng cường hiệu quả của công tác thông tin. Để làm tốt hoạt động tham mưu cần có hoạt động tổng hợp: xử lý, tập hợp các thông tin để phân tích, chọn lọc các thông tin bên trong và bên ngoài, để phục vụ việc ra quyết định của cấp ủy. + Hoạt động tham mưu của văn phòng cấp ủy thể hiện trên từng nhiệm vụ của văn phòng. Nên hoạt động tham mưu có vị trí quan trọng, trực tiếp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Hoạt động tham mưu có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của việc xây dựng và triển khai thực hiện các mặt công tác của cấp ủy. + Hoạt động tham mưu có tầm quan trọng đặc biệt trong tổ chức điều hành của bất kỳ một cơ quan tổ chức lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó, văn phòng là một đơn vị tham mưu có vị trí đặc biệt, giúp lãnh đạo cơ quan đưa ra các quyết định quan trọng. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng