Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 6 tuổi...

Tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

.PDF
201
16
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CAO THỊ HỒNG NHUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CAO THỊ HỒNG NHUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý 2. PGS.TS. Bùi Thị Lâm Hà Nội, 2020 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm. Các số liệu và kết quả được đưa ra trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa công bố trong các công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Cao Thị Hồng Nhung iv LỜI CẢM ƠN Trước tiên, với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý và PGS.TS. Bùi Thị Lâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ủng hộ và cho phép tôi tham gia học tập và làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp gần, xa đã chia sẻ, động viên tinh thần, giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn để hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Cao Thị Hồng Nhung v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .........................................................3 8. Những luận điểm bảo vệ .....................................................................................5 9. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................5 10. Bố cục của luận án ............................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .............................. 7 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................7 1.1.1.Những nghiên cứu về phát triển lời nói mạch lạc .....................................7 1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo ...11 1.1.3. Những nghiên cứu về tổ chức chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi .....................................................................14 1.2. Lời nói mạch lạc và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi .................16 1.2.1. Lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ..........................................................16 1.2.2. Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ..........................................23 vi 1.3. Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .........................................................................................34 1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoài trời và tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................34 1.3.2. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời đối với sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ................................................................................................35 1.3.3. Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .................................................................38 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................45 Kết luận chương 1 .................................................................................................49 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ....................................................... 50 2.1. Tổ chức khảo sát ............................................................................................50 2.1.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................50 2.1.2. Khách thể và địa bàn khảo sát ................................................................50 2.1.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................50 2.1.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................51 2.1.5. Thời gian khảo sát: .................................................................................51 2.1.6. Chuẩn bị và tiến hành khảo sát ...............................................................51 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ...........................................................................54 2.2.1. Vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi và tổ chức hoạt động ngoài trời trong Chương trình giáo dục mầm non ............................................54 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non .............................................57 2.2.3. Kết quả thực trạng về mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................................................72 Kết luận chương 2 .................................................................................................80 vii Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ..................................................................... 81 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ..........................................81 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục ....................................................................81 3.1.2. Đảm bảo phát triển lời nói mạch lạc dựa trên năng lực cá nhân của trẻ ........ 81 3.1.3. Đảm bảo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thực hành giao tiếp bằng lời nói 81 3.1.4. Đảm bảo khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của trẻ ................................82 3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................................82 3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .....................................................................83 3.2.1. Thiết kế hoạt động ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm .................83 3.2.2. Xây dựng môi trường ngoài trời đa dạng giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm cho các hoạt động phát triển lời nói mạch lạc ..................................................93 3.2.3. Tăng cường cho trẻ tương tác, trao đổi, chia sẻ, kể lại kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời .....................................97 3.2.4. Tạo cơ hội cho trẻ nói/kể lại kinh nghiệm đã trải qua hoạt động ngoài trời trong các hoạt động giáo dục khác .................................................................108 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ........................................113 Kết luận Chương 3 ..............................................................................................115 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 116 4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm ................................................116 4.1.1 Mục đích thực nghiệm ...........................................................................116 4.1.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ........................................................116 4.1.3. Nội dung và yêu cầu của thực nghiệm .................................................116 4.1.5. Tiến trình thực nghiệm .........................................................................117 viii 4.2. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................119 4.2.1. Kết quả trước thực nghiệm ...................................................................119 4.2.2. Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 ........................................................121 4.2.3. Kết quả thực nghiệm giai đoạn 02 (Sau thực nghiệm) .........................129 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 148 1. Kết luận ...........................................................................................................148 2. Khuyến nghị ....................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 152 PHỤ LỤC .................................................................................................... PL-1 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt ĐC Đối chứng ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên HĐNT Hoạt động ngoài trời LNML Lời nói mạch lạc MN Mầm non SL Số lượng TN Thực nghiệm TNGĐ 01 Thực nghiệm giai đoạn 01 x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.2: Phân biệt giữa môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời...........................36 Bảng 2.1: Các tiêu chí và mức độ đánh giá sự phát triển LNML của trẻ 5 - 6 tuổi .......52 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi .................................................................. 57 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi............................................................................................. 58 Bảng: 2.4. Giáo viên nhận thức về nhiệm vụ phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi .........59 Bảng 2.5: Các phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ......... 61 Bảng 2.6: Các hình thức phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............... 63 Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................... 64 Bảng 2.8: Các bước tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dự giờ ...................................................................... 66 Bảng 2.9: Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ........................................................................... 68 Bảng 2.10: Những khó khăn trong tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ....................................................... 70 Bảng 2.11: Đề xuất, kiến nghị về tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................ 71 Bảng 2.12: Khả năng nói/kể đúng chủ đề .......................................................... 74 Bảng 2.13: Khả năng nói/kể lôgic ..................................................................... 75 Bảng 2.14: Khả năng nói/kể có bố cục .............................................................. 76 Bảng 2.15: Khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu khi nói/kể ............. 77 Bảng 2.16: Khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm khi nói/kể ................. 78 Bảng 3.1. Khung nội dung HĐNT nhằm phát triển LNML ............................... 84 Bảng 4.1: Kết quả phát triển lời nói mạch lạc của trẻ nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm .................................................................................. 119 xi Bảng 4.2: Kết quả điểm trung bình phát triển lời nói mạch lạc ở thực nghiệm giai đoạn 01 của nhóm thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm .................124 Bảng 4.4: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về nói/kể logic của nhóm đối chứng và thực nghiệm ................................................................................. 125 Bảng 4.5: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về nói/kể có bố cục của nhóm đối chứng và thực nghiệm ...................................................................... 126 Bảng 4.6: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về sử dụng các phương thức liên kết câu của nhóm đối chứng và thực nghiệm .......................................... 127 Bảng 4.7: Kết quả thực nghiệm giai đoạn 01 về sử dụng các phương tiện biểu cảm của nhóm đối chứng và thực nghiệm ................................................ 127 Bảng 4.8: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm ....... 129 Bảng 4.9: Tỷ lệ phát triển lời nói mạch lạc sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm theo khu vực ............................................................ 129 Bảng 4.10: Kết quả các tiêu chí phát triển lời nói mạch lạc sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ............................................. 130 Bảng 4.11: Mức độ phát triển lời nói mạch lạc nhóm thực nghiệm qua hai giai đoạn triển khai thực nghiệm ............................................................. 132 Bảng 4.12: Tỷ lệ kết quả mức độ phát triển lời nói mạch lạc nhóm thực nghiệm .......133 Bảng 4.13: Kết quả từng tiêu chí của nhóm thực nghiệm theo khu vực sống... 134 Bảng 4.14: Kết quả từng tiêu chí của nhóm thực nghiệm theo giới tính .......... 134 Bảng 4.15: Khả năng nói/kể đúng chủ đề của nhóm thực nghiệm ................... 135 Bảng 4.16: Khả năng nói/kể có bố cục của nhóm thực nghiệm ....................... 136 Bảng 4.17: Khả năng nói/kể có bố cục rõ ràng của nhóm thực nghiệm ........... 138 Bảng 4.18: Khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu khi nói/kể của nhóm thực nghiệm ..................................................................................... 139 Bảng 4.19: Khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm nhóm TN ................ 140 Bảng 4.20: Mức độ tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ nhóm thực nghiệm . 141 Bảng 4.21: Kết quả lời nói mạch lạc trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC 142 xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 2.1: Nhận thức của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................ 60 Biểu đồ 2.2: Tần suất tổ chức hoạt động ngoài trời trong đó có mục tiêu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ....................................................... 65 Biểu đồ 2.3: Điểm trung bình các tiêu chí phát triển lời nói mạch lạc ............... 72 Biểu đồ 2.4: Điểm trung bình các tiêu chí phân chia theo giới tính ................... 73 Biểu đồ 2.5: So sánh mức độ phát triển LNML của trẻ 5 - 6 tuổi qua 05 tiêu chí ....74 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ về mức độ phát triển lời nói mạch của trẻ nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm .............................................................................................120 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phát triển lời nói mạch lạc của nhóm thực nghiệm ở thực nghiệm giai đoạn 01 ...................................................................................... 122 Biểu đồ 4.3: Phân bố kết quả phát triển LNML của nhóm TN ........................ 132 Biểu đồ 4.4: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể đúng chủ đề của nhóm TN . 136 Biểu đồ 4.5: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể lôgic của nhóm thực nghiệm ............................................................................................. 137 Biểu đồ 4.6: Kết quả phân bố điểm TB về khả năng nói/kể có bố cục của nhóm thực nghiệm ..................................................................................... 138 Biểu đồ 4.7: Kết quả phân bố điểm trung bình khả năng sử dụng các phương thức liên kết câu của nhóm thực nghiệm .................................................. 139 Biểu đồ 4.8: Kết quả phân bố triểm trung bình về khả năng sử dụng các phương tiện biểu cảm của nhóm thực nghiệm ............................................... 140 Biểu đồ 4.9: So sánh tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động của trẻ nhóm TN ........ 142 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, với mục tiêu “nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [45]. Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục trẻ mẫu giáo. Phát triển lời nói mạch lạc góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác hơn. Bên cạnh vai trò giao tiếp với mọi người xung quanh, lời nói còn làm phong phú đời sống tinh thần, là phương tiện giúp trẻ tham gia vào môi trường xã hội và tự khẳng định vị trí của mình trong môi trường đó. Lời nói còn là phương tiện điều chỉnh hành vi, cũng như thể hiện thái độ và các giá trị đạo đức - xã hội mang tính chuẩn mực. Phát triển lời nói mạch lạc là nội dung quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. 1.2. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, bậc học giáo dục mầm non đã chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo hướng tăng cường trải nghiệm, thực hành, tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục nhằm phát huy ở trẻ tính tích cực, khả năng chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Hoạt động ngoài trời có nhiều lợi thế trong việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Trong quá trình trải nghiệm, quan sát, khám phá, tham gia hoạt động ngoài trời, một lượng lớn thông tin được trẻ tiếp nhận và trở thành kiến thức, kinh nghiệm. Trẻ trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đó với bạn bè, người lớn xung quanh bằng những câu chuyện theo cách của mình. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển các năng lực ứng xử, giao tiếp, từ đó kinh nghiệm được xây dựng và kiến tạo. 1.3. Trẻ ở giai đoạn 5 - 6 tuổi có nhu cầu lớn trong việc tích lũy kiến thức, phát triển tư duy và nhận thức. Trẻ bước đầu có khả năng nhận thức chính xác về môi trường xung quanh thông qua các thao tác trí tuệ như: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, suy luận. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết để trẻ thể hiện tư duy và thúc đẩy tư duy phát triển, chuẩn bị học tập ở bậc cao hơn. Do đó, việc chuẩn bị 2 các điều kiện trong đó có phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ cần thiết trong quá trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. 1.4. Hiện nay việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non đã được quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, giáo viên chưa coi trọng việc tổ chức hoạt động ngoài trời để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ, mà mới chỉ chú ý đến giúp trẻ phát triển thể chất, nhận thức, khám phá môi trường xung quanh. Giáo viên còn quan niệm cứng nhắc hoạt động ngoài trời được tổ chức vào buổi sáng, sau giờ hoạt động chơi ở các góc trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Họ chưa biết cách tổ chức linh hoạt và hợp lý hoạt động ngoài trời theo hướng trải nghiệm đảm bảo mục đích giáo dục nói chung và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nói riêng. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về tổ chức hoạt động ngoài trời và lời nói mạch lạc, Luận án xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, góp phần phát triển ngôn ngữ, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động ngời trời và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động ngoài trời là một trong những phương tiện hiệu quả nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. Nếu các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi được xây dựng và thực hiện theo hướng tăng cường các cơ hội cho 3 trẻ trải nghiệm, tương tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tái hiện kinh nghiệm bằng lời nói trong các hoạt động giáo dục khác sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, góp phần chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 5.4. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non đã được đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non dạng lời nói độc thoại. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tập trung vào nội dung khám phá khoa học và xã hội. 6.2. Phạm vi về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu Khảo sát thực trạng trên 210 giáo viên mầm non tại 03 tỉnh/thành phố: Kon Tum, An Giang, Hà Nội; 60 trẻ tại thành phố Hà Nội. Thực nghiệm trên 136 trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận theo hướng trải nghiệm: Trải nghiệm thực tiễn là môi trường phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách hiệu quả. Các biện pháp giáo dục được đề xuất theo hướng tăng cường cho trẻ được hoạt động, tích cực trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường ngôn ngữ. 4 7.1.2. Tiếp cận tương tác: Mối quan hệ và sự tương tác là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tăng cường các mối quan hệ, tương tác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, lời nói là phương tiện giao tiếp để duy trì sự tương tác, trao đổi, chia sẻ những thông tin mà trẻ đã trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời. 7.1.3. Tiếp cận phát triển: Lời nói mạch lạc là biểu hiện của sự phát triển ngôn ngữ. Việc xác định mục tiêu, nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi cần dựa trên khả năng hiện tại của trẻ và hướng đến “vùng phát triển gần nhất” của lời nói. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: tổng quan tư liệu khoa học bao gồm các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục trên thế giới và trong nước về giáo dục trẻ mẫu giáo; hệ thống hóa các quan điểm và lý thuyết tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi. 7.2.1.2. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lý thuyết, đường lối phương pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ em và giáo viên trong các HĐNT nhằm phát hiện các biểu hiện LNML của trẻ 5 - 6 tuổi, cách tổ chức HĐNT và áp dụng các biện pháp của GV để phát triển LNML cho trẻ. Sử dụng phiếu quan sát HĐNT ở phần khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm, phiếu quan sát hoạt động lời nói của trẻ em trong phần đánh giá mức độ phát triển LNML của trẻ. Kết quả quan sát được ghi chép, mô tả và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác để phân tích kết quả nghiên cứu. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đối với GV về các vấn đề liên quan đến tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. Các thông tin thu thập từ phiếu hỏi để phân tích thực trạng việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 ở trường mầm non. 5 7.2.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu: Thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên để có thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời; phương pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức HĐNT nhằm phát triển LNML cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm nghiệm tính khoa học, sự phù hợp, khả thi của biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lí các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ và thực nghiệm sư phạm. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ 5 - 6 tuổi đã có đủ những điều kiện về mặt vốn từ, ngữ âm, cấu trúc câu để tạo nên một diễn ngôn mạch lạc ở dạng đơn giản. 8.2. Lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi được hình thành và phát triển khi trẻ được thực hành, trải nghiệm ngôn ngữ thường xuyên trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Trong đó HĐNT là hoạt động giáo dục có nhiều lợi thế trong việc tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và liên kết với các hoạt động giáo dục khác để phát triển LNML cho trẻ. 8.3. Khi giáo viên có năng lực tổ chức và hiểu rõ mối quan hệ giữa hoạt động ngoài trời với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, họ sẽ linh hoạt lựa chọn và áp dụng hiệu quả các biện pháp giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển lời nói mạch lạc. 8.4. Việc áp dụng hợp lý và linh hoạt các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời tăng cường cơ hội cho trẻ được tương tác, trao đổi, tái hiện kinh nghiệm bằng lời nói trong cả quá trình tổ chức hoạt động, từ lập kế hoạch, tham gia hoạt động và đánh giá hoạt động có thể nâng cao hiệu quả phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; phân tích được mối quan hệ giữa hoạt động ngoài trời với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi; xác định tiêu chí đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi; đề xuất các 6 bước tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. 9.2. Mô tả và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên; thực trạng phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 9.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non có giá trị tham khảo cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non; Làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo hướng tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, hoạt động ngoài trời nhằm phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển toàn diện cho trẻ. 10. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non; - Chương 4: Thực nghiệm sư phạm. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Những nghiên cứu về phát triển lời nói mạch lạc Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ là nội dung không thể thiếu trong phát triển ngôn ngữ nói riêng và phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo nói chung. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này theo các khía cạnh khác nhau: Thứ nhất: Những nghiên cứu về bản chất, chức năng, vai trò của lời nói mạch lạc, có các tác giả như: F.de Saussure, A.N.Leonchiev, L.S.Vygotxky, Ph.A.Sokhin, Rubinstein, E.I.Tikheeva [23], D.B.Enconhin, A.M.Borodich [39], Haliday và Hasan [99], Nguyễn Ánh Tuyết [85], Diệp Quang Ban [8], Lương Kim Nga [58], Nguyễn Xuân Khoa [35], Đinh Hồng Thái [80],[81],[82], Nguyễn Thị Oanh [64]. Về bản chất của lời nói mạch lạc, có nhiều quan điểm khác nhau. Rubinstein [23] cho rằng “lời nói mạch lạc” dùng để diễn đạt trọn vẹn, rõ ràng suy nghĩ và mong muốn của người nói. Theo E.I.Tikheeva [23] lời nói mạch lạc của trẻ trước tuổi học là sự diễn đạt logic, chính xác, đúng trình tự, đúng ngữ pháp một nội dung nhất định. Tác giả Lương Kim Nga [58] cho rằng lời nói mạch lạc là lời nói diễn đạt rõ ràng, đầy đủ thông tin, giọng nói có sắc thái biểu cảm. Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [85] lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo thể hiện tính chặt chẽ, khúc chiết, trình tự và tính liên kết... Tất cả các quan điểm trên đều chung ở luận điểm: lời nói mạch lạc có đặc điểm logic về nội dung, tính biểu cảm và thể hiện sự sáng rõ của tư duy. Người nói có khả năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát nội dung nhất định, thể hiện trọn vẹn ý nghĩ, đạt được sự thông hiểu của người nghe. Về chức năng, vai trò của lời nói mạch lạc, nghiên cứu của các tác giả L.S.Vygotxky [93], Ph.A.Sokhin, E.I.Tikheeva [23], Nguyễn Thị Oanh [64] Đinh Hồng Thái [81], … đều nhận định ngôn ngữ nói chung và lời nói mạch lạc nói riêng là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp giúp trẻ trao đổi thông tin, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, giá trị chuẩn mực của xã hội. Lời nói của trẻ mạch lạc đồng nghĩa 8 với tư duy mạch lạc (tư duy logic), giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách chính xác, đầy đủ và sâu sắc. Thứ hai: Những nghiên cứu về đặc điểm lời nói mạch lạc của trẻ. Trong các nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học, các tác giả đã phân tích sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ, điển hình như: L.S.Vygotxky [28], E.I.Tikheeva [23], Kak-hainơdich, Rubinstein, L.P.Phêdôrencô, Ph.A.Sokhin [64], Nguyễn Ánh Tuyết [78], Diệp Quang Ban [9], Nguyễn Huy Cẩn [16], Nguyễn Thị Oanh [64], Đinh Hồng Thái [81], [82]...Các tác giả đã phân tích đặc điểm lời nói mạch lạc của trẻ ở các khía cạnh sau: Xét về mối quan hệ giữa lời nói mạch lạc và sự phát triển tư duy: Đặc điểm lời nói mạch lạc mang đặc điểm của tư duy logic giữa nội dung và hình thức, giữa suy nghĩ của người nói và nội hàm của lời nói. E.I.Tikheeva [23] nhận định: “Ngôn ngữ có liên hệ với biểu hiện của tư duy và bị tư duy chi phối”. Mặc dù tư duy và ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau, nhưng đến giai đoạn 2 tuổi, tư duy và ngôn ngữ gặp nhau, từ đó xuất hiện “tư duy ngôn ngữ” [94]. Kiểu tư duy trực quan logic ở cuối giai đoạn tuổi mẫu giáo góp phần làm thay đổi về chất lượng lời nói của trẻ [64]. Xét về biểu hiện của lời nói mạch lạc: Trong nghiên cứu “Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 0 - 6 tuổi”, tác giả Lưu Thị Lan [38] đã phân tích về đặc điểm phát triển vốn từ, phát âm, câu nói và những lỗi sai thường gặp trong lời nói của trẻ... Tác giả cho rằng biểu hiện của lời nói mạch lạc là: nói đúng cấu trúc tiếng Việt; lời nói có nội dung thông báo chính xác, đầy đủ, rõ nét suy nghĩ của người nói; lời nói logic, có hình ảnh; diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ. Tác giả khác cho rằng lời nói mạch lạc thể hiện tính chính xác, trình tự, liên kết, chặt chẽ và khúc triết; phát âm đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ; sử dụng từ phù hợp trong từng hoàn cảnh phát ngôn (danh từ, động từ, tính từ ...) [58]; nói câu đúng ngữ pháp; sử dụng nhiều dạng câu (câu đơn, câu mở rộng, câu phức hợp...); lời nói có nội dung phong phú, thể hiện các mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trẻ nhận thức được. Về sắc thái biểu cảm trong lời nói: Trong nghiên cứu “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, tác giả Lương Kim Nga [58] đã phân tích các biểu hiện LNML của trẻ mẫu giáo, trong đó có nhấn mạnh đến giọng nói có sắc thái biểu cảm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan