Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của gi...

Tài liệu Tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên

.PDF
109
47
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM PHƢƠNG CHI TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM PHƢƠNG CHI TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh HÀ NỘI – 2020 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý giáo dục của trƣờng Đại học Giáo dục và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ngƣời thầy: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Khoa, Bộ môn, Phòng ban, các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên của trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và cung cấp thông tin cho tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Tôi luôn biết ơn gia đình và các bạn thân đã hỗ trợ, động viên, khích lệ giúp đỡ tôi vƣợt qua khó khăn trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu ............................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 3 8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ......................................................... 4 10. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 5 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN......................................................................................... 6 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................. 9 1.2.1 Quản lý ..................................................................................................... 9 1.2.2. Khái niệm Giám sát trong giáo dục ........................................................ 12 1.2.3. Hoạt động giảng dạy ............................................................................. 15 1.2.4 Giám sát hoạt động giảng dạy ............................................................... 16 1.2.5 Phát triển nghề nghiệp ........................................................................... 17 1.3.Hoạt động Giảng dạy và yêu cầu phát triển nghề nghiệp của giảng viên Đại học ............................................................................................................ 18 1.3.1. Đặc điểm giảng dạy của Giảng viên đại học ........................................ 18 1.3.2. Yêu cầu đối với phát triển nghề nghiệp của giảng viên đại học ........... 22 ii 1.4. Giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên ở trƣờng đại học theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên ...................................................... 23 1.4.1. Vai trò của Giám sát hoạt động giảng dạy với phát triển nghề nghiệp giảng viên ........................................................................................................ 23 1.4.2. Một số mô hình giám sát ....................................................................... 28 1.4.3. Các thành tố trong tổ chức hoạt động giám sát.................................... 29 1.4.4. Phân cấp quản lý đối với hoạt động giám sát giảng dạy...................... 40 1.5 Tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy…………………………………..41 TIỂU KẾT CHƢƠNG I .................................................................................. 43 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ....................................................................................... 42 2.1. Khái quát về trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội ............ 42 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ................................................................................................. 42 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trường ĐH TNMT HN........................................... 43 2.1.3. Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và mục tiêu phát triển trường đến năm 2030 ......................................................................................................... 44 2.2. Giới thiệu khảo sát ................................................................................... 44 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 44 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 45 2.2.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 45 2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................... 45 2.3.1 Thực trạng việc nhận thức về hoạt động giám sát tại trường ĐHTNMTHN . 46 2.3.2 Thực trạng việc tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy tại trường ....... 55 2.3.3 Thực trạng mối quan hệ giữa tổ chức giám sát HĐGD với việc phát triển nghề nghiệp GV ...................................................................................... 62 2.3.4. Yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức GS HĐGD tại trường ĐHTNMTHN .....63 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ................................................................................. 65 iii CHƢƠNG III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ....................................................................................... 66 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................ 66 3.1.1. Đảm bảo tính pháp chế ......................................................................... 66 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 66 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................... 66 3.1.4. Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm của giáo dục đại học .................. 67 3.2 Các biện pháp tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội ............................................................................................................. 67 3.2.1.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giảng viên về hoạt động giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp .............. 67 3.2.2 Xây dựng cơ chế chính sách tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy phù hợp ................................................................................................................... 70 3.2.3. Xây dựng đội ngũ giám sát viên có năng lực và phẩm chất để thực hiện việc giám sát hoạt động giảng dạy.................................................................. 72 3.2.4. Tổ chức thực hiện đa dạng các phương pháp giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên .......................................................................................... 74 3.2.5. Chỉ đạo việc lưu giữ và sử dụng hợp lý các kết quả giám sát cho việc phát triển nghề nghiệp của giảng viên. ........................................................... 75 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ............................................................................................ 77 3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 77 3.3.2.Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp............. 78 TIỂU KẾTCHƢƠNG 3................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84 1. Kết luận ....................................................................................................... 84 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Các ký hiệu, các chữ viết tắt Cụm từ đƣợc viết tắt 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 ĐHTNMTHN 3 GV Giảng viên 4 GS Giám sát 5 GD Giáo dục 6 GSV Giám sát viên 7 HĐGD Hoạt động giảng dạy 8 QL Quản lý 9 QLGD Quản lý giáo dục 10 SV Sinh viên 11 TTV Thanh tra viên Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Bảng thăm dò ý kiến của GV về vai trò của GS đối với GV ......... 46 Bảng 2.2 Nhận thức về Giám sát về mặt quản lý hành chính và thái độ của GSV ................................................................................................................. 47 Bảng 2.3 Nhận thức về Giám sát về mặt quản lý chuyên môn ....................... 49 Bảng 2.4 Nhận thức về Giám sát về mặt phát triển nghề nghiệp cá nhân ...... 52 Bảng 2.5 Thực trạng về Giám sát về mặt quản lý hành chính và thái độ của GSV ................................................................................................................. 55 Bảng 2.6 Thực trạng về Giám sát về mặt quản lý chuyên môn ...................... 57 Bảng 2.7 Thực trạng về Giám sát về mặt phát triển nghề nghiệp cá nhân ..... 59 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết của các biện pháp tổ chức GS HĐGD tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội hƣớng tới sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên ............................................................ 78 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp tổ chức GS HĐGD tạitrƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội........................ 80 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục, giám sát đƣợc coi là khâu cơ bản để thực hiện các chức năng của quản lý giáo dục là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.Giám sát trong giáo dục tại Việt Namlà khái niệm vẫn đƣợc hiểu theo cách truyền thống là một hoạt động đƣợc tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tiến độ, xếp loại mức độ thực hiện công việc. Tuy nhiên thực tế, giám sát đóng vai trò quan trọng nhiều hơn thế. Theo tác giả Geogre E. Pawlas và Peter F.Oliva trong cuốn sách Giám sát trong trường học ngày nay (Supervision for Today’s School) của mình, giám sát cũng nhƣ bất kỳ phần phức tạp nào của doanh nghiệp hay tổ chức, thậm chí còn phức tạp hơn. Giám sát có thể đƣợc nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau.Những cách hiểu này không chỉ xuất phát từ tính đa dạng của các loại hình tổ chức mà còn từ việc thiếu hụt thông tin và các quan điểm về chúng. Có rất nhiều các hoạt động trong ngành giáo dục cần đến sự giám sát nhƣ việc dạy học, phát triển chƣơng trình, đội ngũnhân sự…Giám sát không chỉ thông qua việc kiểm tra thông thƣờng các hoạt động diễn ra trong đơn vị để hỗ trợ công tác quản lý, giám sát còn có thể đƣa ra những số liệu cho thấy cần điều chỉnh các công việc sao cho hợp lý. Một hệ thống giám sát hiệu quả sẽ mang lại nhiều thông tin để phục vụ các mục đích khác nhau. Cá nhân ngƣời viết hiện đang công tác tại Phòng Đào tạo – Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Phòng Đào tạo, với chức năng phối hợp đảm bảo chất lƣợng giảng dạy,phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ công tác của giảng viêntrong trƣờng mình, là đơn vị sẽ giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các cơ chế quản lý đƣợc quy định tại điều lệ hoạt động của trƣờng Đại học. 1 Thực tiễn, ở trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, việc tổ chức giám sát còn chƣa phát huy đƣợc hết vai trò. Dữ liệu thông tin thu thập từ giám sát chỉ mới dừng ở bƣớc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Còn từ cơ chế giám sát và kết quả đó, trƣờng chƣa thực sự có đƣợc kế hoạch phát triển hiệu quả chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Với thực tiễn nhƣ trên, tôi lựa chọn đề tài“Tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên tại Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội” làm đề tài thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy ở Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, hỗ trợ giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. 3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Giám sáthoạt động giảng dạy của giảng viên tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức giám sáthoạt động giảng dạy của giảng viên trong trƣờng đại học 4.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức giám sát hoạt động giảng dạytheo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên trong Trƣờng Đại học Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội. 2 4.3 Đề xuất một số biện pháp tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên trong Trƣờng Đại học Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội 5. Câu hỏi nghiên cứu Việc giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dựa trên cơ sở lý luận nào, giám sátcó thể hỗ trợ nhƣ thế nào đến hoạt động giảng dạy của giảng viên? Thực trạng việc giám sát hoạt động giảng dạy ở trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng nhƣ thế nào? Cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả việc tổ chức giám sát hƣớng vào phát triển nghề nghiệp cho giảng viên trong trƣờng? 6. Giả thuyết nghiên cứu Trong những năm qua, hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trƣờng Đại học Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội đã có nhiều biến chuyển tích cực, trong đó có sự đóng góp từ những cơ chế giám sát của nhà trƣờng. Tuy vậy, những cơ chế này vẫn chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả và đƣợc tổ chức một cách hệ thống.Nếu có những biện pháp đồng bộ, phù hợp và hƣớng vào phát triển nghề nghiệp cho giảng viên thì sẽ khắc phục đƣợc những tồn tại và nâng cao hiệu quả chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên. 7. Phạm vi nghiên cứu: 7.1 Nội dung nghiên cứu: Xác định các biện pháp của Nhà trƣờng trong việc Tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp của giảng viên. 7.2 Không gian nghiên cứu: Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội 7.3 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018-2019 3 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa thông tin, dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết, cơ sở lý luận của đề tài 8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn. 8.2.1 Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu - Mục đích: Thu thập ý kiến mô tả thực trạng về việc tổ chức giám sát tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. - Nội dung: Khảo sát thực trạng về tổ chức giám sát tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. - Đối tƣợng : Giảng viên, cán bộ quản lý trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. - Công cụ : 1 bộ phiếu hỏi (1 bộ cho giảng viên và CBQL) 8.2.2 Phỏng vấn - Đối tƣợng phỏng vấn : Cán bộ quản lý, Giảng viên - Nội dung phỏng vấn: Tập trung tìm hiểu sâu về một số vấn đề cần làm sáng tỏ về việc giám sát của nhà trƣờng 8.2.3 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các văn bản kế hoạch hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động đào tạo, tổ chức cán bộ hiện tại 9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 9.1 Ý nghĩa lý luận Giúp cho nhà quản lý có cách nhìn nhận, thực hiện tổ chức đánh giá phù hợp hƣớng tới việc hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của giảng viên. 9.2 Ý nghĩa thực tiễn 4 Đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giám sát hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp giảng viên đại học Chương 2: Thực trạng tổ chức giám sáthoạt động giảng dạy tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Chương 3: Biện pháp tổ chức giám sáthoạt động giảng dạy tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. 5 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trƣờng học là một tổ chức giáo dục chính thức thực hiện các hoạt động dạy và học nhằm nỗ lực đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Mục tiêu cơ bản của trƣờng là cung cấp trải nghiệm học tập cho học sinh để đạt đƣợc tiến bộ và lĩnh hội kiến thức, hành vi và kỹ năng theo chuẩn mực xã hội. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc mục tiêu đó, bởi vì việc dạy học của giáo viên ảnh hƣởng đến sự tiến bộ và thành tích học tập của học sinh. Để phát huy vai trò của giáo viên cần có nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng là cung cấp một chƣơng trình phát triển nghề nghiệphợp lý. Mục tiêu của các hoạt động phát triển nghề nghiệp là cung cấp việc học tập và cải thiện năng lực giáo viên ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ chuyên môn. Nhiều chƣơng trình tập huấn các cấp độ đã đƣợc triển khai nhằm thực hiện mục đích trên, tuy nhiên thời gian tập huấn của các chƣơng trình không lâu và nội dung đề cập không đƣợc chuyên sâu nên đây chƣa phải là biện pháp mang tính lâu dài, liên tục. Một chƣơng trình khác trong chƣơng trình phát triển giáo viên là sự giám sát giáo viên. Sự giám sát giáo viên đã đƣợc tiến hành nhƣ một cách để duy trì và cải thiện chất lƣợng giáo dục ở trƣờng. Không giống nhƣ tập huấn nâng cao chuyên môn, giám sát có thể cung cấp trợ giúp trực tiếp và hƣớng dẫn liên tục cho giáo viên dựa trên sở thích và nhu cầu của họ. Những điều đó nên đƣợc coi là những lợi thế mà sự giám sát có đƣợc nhƣ sự hỗ trợ chuyên nghiệp cho sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Sự giám sát giáo viên có khả năng góp phần giải quyết vấn đề thiếu năng lực giáo viên và thành tích học sinh thấp. Do đó, những trở ngại của giám sát giáo viên hiện tại cần đƣợc 6 loại bỏ, đồng thời phải cải thiện thực tiễn việc giám sát, bởi vì điều rất quan trọng là hỗ trợ giáo viên phát triển nghề nghiệp một cách tối ƣu. Giám sát hoạt động giảng dạy đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ giáo viên trong việc duy trì và cải thiện việc giảng dạy của họ. Điều này sẽ góp phần cải thiện chất lƣợng giáo dục trong trƣờng học. Hệ thống giám sát góp phần vào sự chuyển đổi và cải cách của tổ chức. Giám sát là một khía cạnh quan trọng của quản lý giáo dục vì nó có thể nâng cao chất lƣợng của tổ chức giáo dục. Một trong những chức năng của giám sát là cung cấp cơ hội cho giáo viên để cải thiện việc giảng dạy và phát triển năng lực của họ. Vì vậy, một loạt các cá nhân có liên quan đến giám sát nhƣ nhà quản lý giáo dục, giáo viên hay ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ giám sát đang đòi hỏi chuyên nghiệp hóa công việc và chức năng nhiệm vụ của họ. Ở một số nƣớc, giám sát không phải là khái niệm mới trong giáo dục và có rất nhiều nghiên cứu nói về vấn đề này. Trong đó có những đầu sách chuyên ngành về giám sát trong giáo dục của Mỹ nhƣ “Supervision and Instructional Leadership – a developmental approach” của các tác giả Carl D.Glickman, Stephen P.Gordon, Jovita M.Ross-Gordon, “Supervision for Today’s school” – George E.Pawlas, Peter F.Oliva. Đây đều là những cuốn sách viết rất sâu về giám sát, mà cụ thể là tất cả các hoạt động giám sát trong nhà trƣờng. Một số đề tài luận văn trên thế giới đã lấy giám sát hoạt động giảng dạy trong nhà trƣờng làm đối tƣợng nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Mudawali và Mudzofir (2017), mang tên Mối quan hệ giữa Giám sát hoạt động giảng dạy và Phát triển nghề nghiệp: Nhận thức của giáo viên trung học và giáo viên trường trung học Hồi giáo Madrasah Tsanawiyah tại Lhokseumawe, Aceh, Indonesia. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa giám sát hoạt động giảng dạy với việc phát triển nghề nghiệp của giáo 7 viên trung học. Hơn nữa, tác giả còn thực hiện khảo sát về mức độ nhận thức của giáo viên, về giám sát trong thực tiễn và giám sát họ kỳ vọng. Luận văn cũng nêu ra khoảng cách giữa giám sát trong thực tiễn và giám sát đƣợc kỳ vọng cùng những khuyến nghị đối với trƣờng học và các nhà quản lý giáo dục. Thứ hai là nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Tadele Akalu Tesfaw và Roelande H. Hofman (2012), mang tên Giám sát hoạt động giảng dạy và mối quan hệ của nó với sự phát triển nghề nghiệp: Nhận thức của giáo viên trường cấp 2 công lập và ngoài công lập ở Addis Ababa. Nghiên cứu này đã kiểm tra nhận thức về sự giám sát của các giáo viên trong các trƣờng trung học ở Addis Ababa, Ethiopia. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem có sự khác biệt đáng kể giữa giáo viên mới ra trƣờng và giáo viên lâu năm trong nhận thức về việc thực hiện giám sát trong nỗ lực cải thiện chuyên môn của giáo viên hay không. Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu của 200 giáo viên, bao gồm các giáo viên mới ra trƣờng và giáo viên lâu năm. Kết quả cho thấy tại các trƣờng trung học ở Addis Ababa, Ethiopia, loại giám sát thƣờng đƣợc sử dụng là phƣơng pháp huấn luyện ngang hàng (huấn luyện đồng cấp) và đánh giá theo tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng làm công cụ giám sát. Không có sự khác biệt đáng kể giữa giáo viên mới ra trƣờng và giáo viên lâu năm trong nhận thức của họ về giám sát ở trƣờng.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thái độ của giáo viên trong trƣờng và sự hài lòng với sự giám sát là những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nghề nghiệp của họ. Thứ tƣ, nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Benjamin Kutsyuruba (2003), mang tên Giám sát hoạt động giảng dạy: Nhận thức về giáo viên bắt đầu từ trường trung học Canada và Ucraina. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của những giáo viên mới đi dạy ở các trƣờng tiểu học hoặc trung học về việc thực hiện giám sát tại thành phố Chernivtsi Ukraine trong 8 giai đoạn 1991-2005. Trong các kỹ thuật thu thập dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn riêng lẻ. Tổng số ngƣời đƣợc hỏi là 55 giáo viên từ tám trƣờng. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thấy rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa về chất lƣợng của phƣơng pháp giám sát đƣợc đƣa ra. Dựa trên phân tích thực hành giám sát lý tƣởng, một số giáo viên cảm thấy rằng giám sát có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên. Tại Việt Nam, giám sát trong giáo dục vẫn là đề tài chƣa đƣợc khai thác cụ thể, chƣa có nhiều công trình tập trungnghiên cứu về vấn đề này. Giám sát vẫn đƣợc hiểu theo nghĩa thuần túy là kiểm tra cơ học và dùng kết quả để đánh giá dựa trên các tiêu chí có sẵn. Một trong những đề tài đã có đề cập đến giám sát là cuốn Giám sát, đánh giá trong trường học – một trong những cuốn sách thuộc dự án SREM (Support to the Renovation of Education Management – Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục). Tuy nhiên, vấn đề giám sát đƣợc nghiên cứu chƣa sâu và vẫn nặng về phần đánh giá trong giáo dục nhiều hơn. 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quản lý Nói vềQL, theo C.Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng đều ít nhiều cần đến sự quản lý. Về bản chất theo Marx, đó là quá trình điều chỉnh mọi quá trình xã hội khác.Và “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều chỉnh mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trƣởng” [2,tr.23] để nêu lên sựquan trọng và tất yếu của hoạt động quản lý trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời; Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quản lý: “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và 9 vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ƣu theo mục đích đặt ra” [6,tr.283]; Theo Đặng Quốc Bảo: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công hợp tác lao động nhằm đạt đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn. Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý [8,tr17]; Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra [12,Tr.19] . Nhƣ vậy có thể nói rằng bấtcứ một tổ chức nào với mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và ngƣời quản lý để tổ chức hoạt động đạt đƣợc mục đích của mình.Ngƣời quản lý phải là ngƣời có trách nhiệm tổ chức phân công lao động và các nguồn lực khác, đồng thời vận hành một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để hoạt động có hiệu quả và đạt đƣợc mục đích đề ra; “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngƣời lao động nói chung và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”. [16, tr.24]. Nói cách khác “Quản lý là sự tác động liên tục, có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý hay tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phƣơng pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng” [13,tr.71]; Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm đạt mục đích với hiệu quả cao nhất và QL một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể ngƣời – thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận 10 hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến”[10,tr.5]; Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí: “ QL là hoạt động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể QL (ngƣời QL, tổ chức QL) đến khách thể QL (ngƣời bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức”[12,tr.9]; Chức năng quản lý Lập kế hoạch giảng dạy là liệt kê ra tất cả những công việc cần làm và sắp xếp theo một chu trình phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Tổ chức là sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con ngƣời, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tƣơng tác với nhau một cách tối ƣu. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch là việc ngƣời quản lý huy động lực lƣợng để thực hiên kế hoạch, là biến những mục tiêu trong kế hoạch thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các hoạt động đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, xử lý nhƣng không làm thay đổi mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra. Kiểm tra, đánh giá là xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý kiểm soát đƣợc quá trình thực hiện và rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung và phát triển. Từ những định nghĩa và sự phân tích trên: Tác giả sử dụng khái niệm QL là quá trình tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể QL (ngƣời QL) lên đối tƣợng QL (ngƣời bị QL) nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Để tồn tại và phát triển, con ngƣời phải trải qua quá trình lao động, nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích lũy đƣợc kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền lại những kinh nghiệm ấy cho thế hệ sau và những kinh nghiệm này 11 dần trở thành giá trị văn hóa. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tƣợng giáo dục. Giáo dục là hoạt động đặc trƣng của xã hội loài ngƣời nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc đƣợc kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và không ngừng phát triển. Khái niệm QL giáo dục đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “QL giáo dục là quá trình thực hiện có định hƣớng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [13,tr.15]. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lƣợng nhằm đẩy mạnh công tác ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thƣờng xuyên, công tác GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời. Cho nên, QLGD đƣợc hiểu là sự điều hành hệ thống GD quốc dân” [8, tr.31]. QLGD là quá trình tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể QLGD lên khách thể QLGD nhằm đạt đƣợc các mục tiêu QLGD đã đề ra. 1.2.2. Khái niệm Giám sát trong giáo dục Có nhiều cách định nghĩa về giám sát đƣợc đƣa ra trong giới khoa học giáo dục. Về mặt từ nguyên học, giám sát (Tiếng anh: Supervision) đƣợc cho là bắt nguồn từ tiếng Latin (Supervideo). Super là Ở trên, còn Video là tầm nhìn. Supervideo tức là bao quát tầm nhìn, đƣợc hiểu là theo dõi quy trình hoạt động tổng thể của đơn vị. Các hoạt động giám sát chú trọng nhiều vào giá trịnhân văn hơn là giá trị kiểm tra đánh giá. Các yếu tố liên quan đến đào tạo học thuật là một mục tiêu chính trong các hoạt động giám sát, với mục đích không phải để tìm kiếm lỗi, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan