Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức dạy học dự án động cơ nhiệt vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạ...

Tài liệu Tổ chức dạy học dự án động cơ nhiệt vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (lv02237)

.PDF
127
257
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PHẠM CÔNG THÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “ ĐỘNG CƠ NHIỆT ” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ----------*****---------- PHẠM CÔNG THÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “ ĐỘNG CƠ NHIỆT ” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Việt HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật Lí trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Xuân, Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Xin cảm ơn toàn thể học sinh lớp 10T đã cộng tác với tôi thực nghiệm sư phạm thành công. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Tác giả Phạm Công Thành LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, xử lí và đưa vào luận văn đúng qui định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và không trùng lặp với đề tài nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt cũng như các thầy cô trong khoa Vật Lí trường ĐHSP Hà Nội 2. Hà Nội, tháng 10 năm 2016 Tác giả Phạm Công Thành DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nội dung 1 DA Dự án 2 DHDA Dạy học dự án 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NLST Năng lực sáng tạo 6 TNSP Thực nghiệm sư phạm 7 THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 3 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ......................................................................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 5 PHẦN II. NỘI DUNG....................................................................................... 6 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......................................... 6 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 6 1.2. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ............. 7 1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh ................................................................................................................. 7 1.2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ............................. 9 1.2.2.1. Đánh giá theo năng lực .................................................................. 9 1.2.2.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ................................................................................................................. 12 1.2.3. Xác định các năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt của môn Vật Lí cấp Trung học phổ thông ................................................................. 14 1.2.3.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực ................................... 14 1.2.3.2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật Lí ......................... 16 1.2.4. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ............................................................................................... 19 1.2.4.1. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình .................................... 19 1.2.4.2. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí ......................... 19 1.2.4.3. Tự suy ngẫm và tự đánh giá ....................................................... 20 1.2.4.4. Đánh giá đồng đẳng ................................................................... 21 1.2.4.5. Đánh giá qua thực tiễn............................................................... 21 1.3. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH .......................................... 22 1.3.1. Khái niệm năng lực sáng tạo ............................................................. 22 1.3.2. Các biểu hiện phát triển năng lực sáng tạo ....................................... 23 1.3.3. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí ............................................................................. 24 1.4. DẠY HỌC DỰ ÁN .................................................................................. 27 1.4.1. Khái niệm dạy học dự án .................................................................. 27 1.4.2. Đặc điểm của dạy học dự án ............................................................. 29 1.4.3. Phân loại các dự án học tập ............................................................... 31 1.4.4. Các giai đoạn của dạy học dự án....................................................... 32 1.4.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án ..................... 37 1.4.6. Ưu, nhược điểm của dạy học dự án .................................................. 38 1.5 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC” – VẬT LÍ 10 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 39 1.5.1. Mục đích điều tra .............................................................................. 39 1.5.2. Phương pháp điều tra ........................................................................ 39 1.5.3. Đối tượng điều tra ............................................................................. 40 1.5.4. Phân tích kết quả điều tra .................................................................. 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 43 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 44 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN “ĐỘNG CƠ NHIỆT” – VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................................................. 44 2.1. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DHDA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NLST CỦA HS THPT ........... 44 2.1.1. Xây dựng tiến trình dạy học dự án theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ................................... 44 2.1.2. Phân tích các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án ........................ 45 2.2. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC” – VẬT LÍ 10 ............................................ 51 2.2.1. Vị trí, đặc điểm chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” ................. 51 2.2.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng “Cơ sở của nhiệt động lực học” ................ 51 2.2.2.1. Mục tiêu dạy học chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” ...... 51 2.2.2.2. Cấu trúc logic nội dung chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” ................................................................................................................. 52 2.3. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN “ĐỘNG CƠ NHIỆT” – VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ...................... 52 2.4. SOẠN THẢO CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ................................................... 62 2.4.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm .................................................... 62 2.4.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án .............................................. 64 2.4.2.1 Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu, sơ đồ tư duy .......................... 64 2.4.2.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm vật chất chức năng ....................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 70 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 71 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 71 3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................. 71 3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................... 71 3.3. THỜI ĐIỂM THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 71 3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................... 71 3.5. KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 72 3.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆP SƯ PHẠM ............................. 73 3.6.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá ............................................................... 73 3.6.2. Cách tính điểm cho mỗi đội và mỗi học sinh trong nhóm ................ 74 3.6.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................ 75 3.6.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................ 91 3.6.4.1. Đánh giá định tính ..................................................................... 91 3.6.4.2. Đánh giá định lượng .................................................................. 92 3.6.2.3. Đánh giá chung .......................................................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 94 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... PL1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học ...................................... 12 Bảng 1.2. Năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực chung ...................................................................................................... 18 Bảng 1.3. Các giai đoạn của DHDA theo Phạm Xuân Quế cùng các tác giả .......................................................................................................... 34 Bảng 2.1. Bảng KWL với chủ đề “Động cơ nhiệt đốt ngoài” ............... 62 Bảng 2.2. Phân công nhiệm vụ của đội STIRLING ............................... 57 Bảng 3.1. Kế hoạch chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm ...................... 72 Bảng3.2. Kế hoạch dạy học dự án ......................................................... 73 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả của các đội ............................................... 92 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả của các thành viên trong lớp ................... 92 Bảng tổng hợp kết quả của các thành viên đội Hero .......................... PL7 Bảng tổng hợp kết quả của các thành viên đội Stirling ...................... PL8 Bảng tổng hợp kết quả của các thành viên đội Blue .......................... PL8 Bảng tổng hợp kết quả của các đội ..................................................... PL9 Bảng điểm tổng hợp của GV ............................................................ PL12 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ đặc điểm của DHDA .................................................. 30 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các giai đoạn của DHDA theo Đỗ Hương Trà ......... 34 Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của DHDA Nguyễn Văn Cường ................... 35 Biểu đồ 1.1: Biểu đồ biểu thị mức độ quan tâm của GV đối với DHDA ................................................................................................................ 40 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ biểu thị mức độ hứng thú của HS khi được tham gia thiết kế và chế tạo sản phẩm............................................................ 42 Sơ đồ 2.1. Tiến trình DHDA theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS ............................................................. 44 Sơ đồ 2.2. Cấu trúc logic chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” ..... 52 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tư duy về động cơ hơi nước. ....................................... 78 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tư duy về động cơ Striling. ......................................... 78 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tư duy tàu thủy sử dụng nguồn nhiệt .......................... 79 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mối quan hệ giữa mục tiêu hoạt động dạy học và đánh giá trong dạy học định hướng năng lực ................................................... 15 Hình 1.2. Chu trình sáng tạo của Einstein ........................................ 24 Hình 2.1. Mô hình một vài loại động cơ nhiệt ................................... 58 Hình 3.1 : Các đội hoạt động theo nhóm ............................................ 76 Hình 3.2 : Các đội thảo luận lựa chọn phương án tối ưu cho sản phẩm của mình.................................................................................... 77 Hình 3.3. Các nhóm HERO và STIRLING thu thập thông tin, tìm kiếm vật liệu. ............................................................................................... 79 Hình 3.4. Sản phẩm của các đội ......................................................... 82 Hình 3.5. Pittong động cơ hơi nước ................................................... 83 Hình 3.6. Trục khửu Stirling............................................................... 83 Hình 3.7. Đội Stirling với sản phẩm của mình. .................................. 83 Hình 3.8. Tàu thủy sử dụng nguồn nhiệt ............................................ 88 Phụ lục 3: Sản phẩm dự án của các nhóm ....................................... PL5 ĐỘI HERO: Mô hình động cơ hơi nước ......................................... PL5 ĐỘI BLUE OCEAN: Tàu thủy sử dụng nguồn nhiệt ..................... PL6 ĐỘI STIRLING: Mô hình động cơ Stirling .................................... PL6 Phụ lục 6: Bài trình chiếu đa phương diện đội STIRLING........... PL12 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỉ XXI, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong sự hội nhập cả về kinh tế lẫn tri thức. Toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta phải tạo ra nguồn nhân lực mạnh mẽ, sáng tạo, chủ động, trở thành những công dân toàn cầu không chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội mà rộng hơn là của thế giới. Để có nền tảng vững chắc trong sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, điều đó được thể hiện ngay trong Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, mục 1 điều 27: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [4] Có một tầm nhìn sâu rộng cùng các chiến lược cải cách giáo dục mạnh mẽ thiết thực, Bộ Giáo dục không ngừng tập huấn, nâng cao trình độ của giáo viên (GV), đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện. Một trong những phương pháp mới có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và có thể vận dụng tốt vào trong quá trình dạy học hiện nay đó chính là phương pháp dạy học dự án (DHDA). Lí luận DHDA được các nhà tâm lí, giáo dục học xây dựng từ đầu thế kỉ XIX và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng hướng vào người học, lấy HS làm trung tâm, khắc phục những đặc điểm của phương pháp dạy học truyền thống. DHDA không chỉ tập trung vào dạy kiến thức mà còn quan tâm đến phát 2 triển kĩ năng sống, khả năng làm việc nhóm, tính tự chủ, tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh… Vật lí là môn khoa học cơ bản, là cơ sở chung của khoa học và công nghệ. Trong Vật lí, các hiện tượng của tự nhiên được nghiên cứu bằng phương pháp luận chính xác nhất dựa trên nền tảng của thực nghiệm và toán học. Để có thể tư duy học tốt môn Vật lí cần kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. DHDA đáp ứng được những yêu cầu trên. Chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” Vật lí 10 THPT là chương chứa nhiều kiến thức rất quan trọng và có nhiều khả năng ứng dụng trong khoa học kĩ thuật và đời sống mà trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp, GV chưa có điều kiện khai thác, khơi dậy sự hứng thú, tự lực tìm tòi, sáng tạo cho HS. Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu như: Tổ chức dạy học dự án về ƯDKT chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lí 12 THPT, Nguyễn Văn Thành, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (2014). Tổ chức dạy học dự án các nội dung kiến thức chương “Cơ học chất lưu” – Vật lí 10 nâng cao, Nguyễn Nguyệt Huệ, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội (2010). Tổ chức dạy học dự án chương “Mắt. Các dụng cụ quang” – Vật lí 11, Roãn Văn Huấn, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (2013). Các đề tài trên đã tập trung xây dựng tiến trình DHDA với các sản phẩm như: kính thiên văn, máy tẽ ngô, mô hình máy nâng thủy lực, máy bơm khí thủy lực... nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo (NLST) của HS. Luận văn “Vận dụng dạy học dự án trong tổ chức hoạt động ngoại khóa chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lí 12 THPT, Nguyễn Văn Thỏa, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (2015), tác giả đã vận dụng DHDA, tổ chức Hội vui Vật lí, chế tạo thành công mỏ hàn điện, máy sạc ắc qui trong hoạt động ngoại khóa cho HS. 3 Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về DHDA, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tổ chức DHDA “Động cơ nhiệt” – Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tổ chức dạy học dự án “Động cơ nhiệt” – Vật lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng tiến trình và tổ chức DHDA “Động cơ nhiệt” – Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS THPT. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực, DHDA, NLST của HS. 3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: điều tra đặc điểm học tập, nhận thức của đối tượng HS tại địa bàn nghiên cứu; thực trạng việc DHDA chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lí 10 ở một số trường THPT tại địa bàn nghiên cứu. 3.3. Xây dựng tiến trình DHDA theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS. 3.4. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, SGK và xây dựng cấu trúc logic nội dung chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lí 10. 3.5. Xây dựng tiến trình DHDA “Động cơ nhiệt” – Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS. 3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP). 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động DHDA - Phạm vi nghiên cứu: 4 + Động cơ nhiệt (trong Luận văn này phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là động cơ đốt ngoài) thuộc chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lí 10 THPT. + Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hà Nội. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng tiến trình và tổ chức DHDA “Động cơ nhiệt” theo định hướng phát triển năng lực, thì có thể phát triển NLST của HS THPT 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng, nghị định, thông tư, pháp lệnh của Chính phủ, chính sách, chiến lược, ... của ngành Giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, chiến lược dạy học hiện nay và định hướng trong nhiều năm tới. Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lí luận của DHDA trong dạy học Vật lí. Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách GV và các tài liệu tham khảo liên quan tới đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra việc dạy (thông qua phỏng vấn, phiếu điều tra, dự giờ GV), việc học (thông qua trao đổi với HS, phiếu điều tra) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy và học chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” – Vật lí 10. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo mô hình động cơ hơi nước đốt ngoài, động cơ striling và tàu thủy sử dụng nguồn nhiệt. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình TNSP, đối chiếu với mục đích nghiên cứu 5 và rút ra kết luận của đề tài. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Chương 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN “ĐỘNG CƠ NHIỆT” – VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 6 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ xa xưa, các phương pháp tư duy sáng tạo đã bắt nguồn khi loài người biết suy nghĩ. Một trong các phương pháp đầu tiên được dùng tới có lẽ là phương pháp tương tự hoá. Tiếp theo là các phương pháp tổng hợp, phân tích, trừu tượng và cụ thể hoá chắc chắn đã được các nhà triết học và toán học sử dụng trong thời La Mã cổ đại và thời Xuân Thu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho từng phương pháp thì mãi đến đầu thế kỉ thứ XX mới xuất hiện. Đặc biệt là sau việc chính thức phát minh ra phương pháp Tập kích não vào năm 1941 của Alex Osborn thì các phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được các nhà nghiên cứu nhất là các nhà tâm lí học chú ý tới. Kể từ đó, rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo và các phương pháp phát triển NLST đã ra đời. DHDA là một trong những phương pháp đó. Khái niệm Project (Dự án) được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc – xây dựng ở Ý từ cuối thế kỉ XVI. Từ đó tư tưởng dạy học theo DA đã lan sang Pháp cũng như một số nước Châu Âu khác và Mĩ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp. Từ đầu thế kỉ XX các nhà sư phạm Mĩ đã xây dựng cơ sở lí luận cho phương pháp DA (The Project Method) và coi đó là một mô hình dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Cách học theo DA đã được xây dựng trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí và các nhà giáo dục Jerome – Bruner, Jean Piaget, Jonh Dewey, William H. Kilpatric… Một trong 7 những thử nghiệm đầu tiên đã được Dewey tiến hành tại đại học Chicago của Mĩ, HS được chia thành các nhóm nhỏ mà trong đó họ tham gia học đọc, viết, tính toán, học cách lắng nghe người khác, cách đảm nhận trách nhiệm… Người tiên phong trong DHDA ở Châu Âu là Celestin Freinet (1896 – 1966). Theo ông, lớp học là một nơi phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu thông tin, trao đổi ý kiến hoặc trả lời thư nhận được từ các lớp HS khác, hoặc chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân tích các dữ kiện, hoặc trình bày các bài báo … Trong môi trường như thế, sự hợp tác ở bên trong nhóm rất phong phú, góp phần tạo nên những cá nhân có đầu óc phát triển chứ không phải cá nhân có đầu óc rót đầy kiến thức. [12; tr.13-14] Tại Việt Nam, đầu thế kỉ XXI, các phương pháp dạy học mở đặc biệt là phương pháp DHDA đã được đưa vào thông qua một số công trình nghiên cứu như: Lí luận dạy học hiện đại, Nguyễn Văn Cường, NXB GD Hà Nội (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Đỗ Hương Trà, NXB Đại học Sư phạm (2011), Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT môn Vật lí, Bộ giáo dục và đào tạo do Phạm Xuân Quế cùng các tác giả biên soạn, (2014) … nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. Vậy thế nào là dạy học theo định hướng phát triển năng lực? 1.2. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh Theo tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Phạm Xuân Quế và các tác giả biên soạn [8]: Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng 8 lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới PPDH các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: [8; tr.27 - 28] - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, viết, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học của GV được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan