Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông bắc kạn

.DOC
84
26965
52

Mô tả:

Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO NỘI DUNG VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 1 Hội đồng quản trị HĐQT 2 Quản lý đường bộ QLĐB 3 Văn phòng VP 4 Doanh nghiệp DN 5 Chứng từ ghi sổ CTGS 6 Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ SĐKCTGS 7 Giá trị gia tăng GTGT 8 Thu nhập doanh nghiệp TNDN 9 Thu nhập cá nhân TNCN 10 Sản xuất kinh doanh SXKD 11 Tài sản cố định TSCĐ 12 Công cụ dụng cụ CCDC 13 Hàng hoá dịch vụ HHDV 14 Xây dựng & Thương mại XD & TM 15 Tài khoản TK SVTH: Tăng Văn Hòa Page 1 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga PHỤ LỤC SƠ ĐỒ, PHỤ BIỂU Sơ đồ số 2.1 2.2 2.3 2.4 Phụ biểu số 01 02 Nội dung Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần quản lý và Trang xây dựng giao thông Bắc Kạn Bộ máy kế toán của Công ty Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại Công ty Danh mục chứng từ kế toán Danh mục hệ thống tài khoản sử dụng PHỤ LỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu số 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Nội dung Trang Trình độ lao động tại Công ty qua 3 năm 2011- 2013 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh của công ty Hóa đơn GTGT Chứng từ ghi sổ 145 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tháng 10/2013 tài khoản 133 Hóa đơn GTGT ngày 31/3/2013 Chứng từ ghi sổ số 158 Sổ cái tài khoản 3331 2.10 2.11 Tờ khai thuế GTGT tháng 10/2013 Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ bán ra tháng 10/2013 SVTH: Tăng Văn Hòa Page 2 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 2.22 2.23 2.24 2.25 2.26 2.27 2.28 2.29 2.30 2.31 2.32 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ mua vào tháng 10/2013 Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4/2013 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Chứng từ ghi sổ số 160 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái năm 2013 tài khoản 3334 Tờ khai kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 Biểu thuế lũy tiến từng phần Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Biểu thuế môn bài Tờ khai thuế môn bài 2013 Phiếu chi Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Chứng từ ghi sổ04 Sổ cái tháng 1/2013 tài khoản 3338 Tờ khai thuế nhà đất Thông báo nộp tiền thuê đất 2013 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Chứng từ ghi sổ số 05 Sổ cái tháng 1/2013 tài khoản 3337 LỜI MỞ ĐẦU Đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, mọi đơn vị sản xuất kinh doanh mà nó còn là mối quan tâm cả nền kinh tế quốc dân của bất kỳ quốc gia nào, bởi mỗi tổ chức, mỗi đơn vị chính là SVTH: Tăng Văn Hòa Page 3 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga một thành tố, một mắt xích của nền kinh tế. Nền kinh tế có phát triển được hay không đều phải bắt đầu từ những mắt xích ấy. Trong cơ chế quản lý kế toán là công cụ quan trọng của quản lý xã hội, nó có vai trò tích cực trong quản lý và điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính kế toán là lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Sự hiểu biết kế toán càng sâu rộng thì sự nhận thức về quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh nhậy và đậm nét. Trải qua quá trình học tập tại trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên được các thầy cô truyền thụ kiến thức phần nào tôi đã hiểu được vai trò quan trọng của hạch toán kế toán trong các hoạt động sản xuất, quản lý…nhưng để đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, hiểu rõ hơn những nội dung còn trừu tượng, thể nghiệm lại và nhận thức sâu sắc hơn những nội dung đã học, củng cố kiến thức làm phong phú thêm những điều đã tiếp thu được ở trường và phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng những điều đã học vào thực tiễn tôi đến thực tập tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn địa chỉ tại tổ 4 phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn và chọn chuyên đề: “Tổ chức công tác kế toán thuế tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn”. Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cô giáo và các anh chị tại phòng kế toán trong công ty. Báo cáo thực tập gồm 3 chương: Phần 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn. Phần 2: Thực trạng công tác kế toán thuế tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn. Phần 3: Đánh giá về công tác kế toán thuế tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn. Do thời gian thực tập có hạn, khả năng nhận thức thực tế còn chưa sâu nên bài viết của em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Tăng Văn Hòa Page 4 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Phần 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG BẮC KẠN 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn 1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn - Địa chỉ: Tổ 4- P. Đức Xuân- TX. Bắc Kạn- Tỉnh Bắc Kạn - SĐT: 02813.871.981 – Fax: 02813.871.981 - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1303000067, đăng kí lần đầu ngày 13/04/2006, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 20/11/2008 - Mã số thuế: 4700113373 được Cục thuế Bắc Kạn cấp ngày10/07/2006 - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 vnđ - Lĩnh vực hoạt động của công ty là: Xây lắp, thương mại và dịch vụ Thời điểm thành lập và quá trình phát triển của Công ty - Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn tiền thân là doanh nghiệp Nhà Nước được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 2682/QĐUBND ngày 27/10/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn - “Đoạn quản lý đường bộ Bắc Kạn” được thành lập từ ngày 01/01/1997 theo quyết định số 646/QĐ-UB ngày 26/12/1996 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Thái về việc chia tách “Đoạn quản lý đường bộ Bắc Thái” thành “Đoạn quản lý đường bộ Thái Nguyên” và “Đoạn quản lý đường bộ Bắc Kạn”. - Tháng 04/1998, “Đoạn quản lý đường bộ Bắc Kạn” được đổi tên thành “Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Bắc Kạn” theo quyết định số 212/QĐ-UB ngày 15/04/1998 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Kạn. - Theo chủ trương, chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý vốn, Công ty đã chuyển hình thức từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức cổ phần hoá với 51% vốn Nhà nước theo quyết định số: 2682/QĐ-UBND ngày 27/10/2005 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty quản lý và sửa chữa đư ờng bộ SVTH: Tăng Văn Hòa Page 5 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Bắc Kạn thành Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn. Đến ngày 01/04/2006 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. - Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn là một doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, trực thuộc Sở giao thông vận tải Bắc Kạn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ giao thông vận tải. Công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Ngân hàng đầu tư và phát triển Tỉnh Bắc Kạn, Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Kạn. - Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Tổ 4 - Phường Đức Xuân - Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn. - Trong những năm gần đây, nước ta thực hiện chính sách mở cửa kích thích nền kinh tế phát triển và mức sống, nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng lên. Vì vậy, yêu cầu về chất lượng các công trình giao thông trong tỉnh phải được đảm bảo tốt, an toàn, thông thoáng hành lang lề đường. Để đáp ứng được nhu cầu giao thông vận tải được thông suốt và đảm bảo an toàn trên toàn địa bàn Tỉnh Bắc Kạn, Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn được thành lập. Trong những năm hoạt động, Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động và bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ thi công dưới sự điều hành và quản lý của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc. - Để tạo được chỗ đứng vững chắc, Công ty luôn lấy chất lượng công trình làm mục tiêu hàng đầu. Do đó, hàng năm Công ty không những hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao mà còn đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội, tạo tiền đề phát triển hơn nữa khả năng vốn có của mình, góp phần đ ưa nền kinh tế chung của tỉnh Bắc Kạn phát triển, đưa ngành giao thông vận tải đi lên. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh 1.1.2.1 . Chức năng Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn là một công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, thực hiện hạch toán độc lập, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Kạn và các Sở, ban, ngành có liên quan. Có SVTH: Tăng Văn Hòa Page 6 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga đầy đủ tư cách pháp nhân trước Nhà nước và pháp luật. Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn hoạt động trên hai lĩnh vực: - Lĩnh vực hoạt động công ích (70%): Quản lý, duy tu, sửa chữa và đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường Tỉnh lộ trong tỉnh. - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (30%): Sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản nhỏ nền mặt đường, cầu cống, sản xuất vật liệu (đá các loại) phục vụ cho thi công xây lắp, cho thuê xe, máy và phương tiện. Các công trình có quy mô lớn được tham gia đấu thầu. Công ty thực hiện tổ chức hạch toán riêng phần sản xuất kinh doanh và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách theo luật định. 1.1.2.2. Nhiệm vụ Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn hoạt động thực hiện nhiệm vụ công ích là chính (chiếm 70% doanh thu), ngoài ra được phép sản xuất kinh doanh theo ngành nghề xây dựng (chiếm 30% doanh thu), nhưng không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ công ích. Do vậy Công ty phải đảm bảo các nhiệm vụ sau: - Luôn luôn đảm bảo đường thông, hè thoáng, đảm bảo giao thông an toàn khi có thiên tai lũ lụt sảy ra. - Các công trình xây dựng cơ bản phải đảm bảo an toàn chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình. - Quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành; bảo toàn và tăng cường vốn tự có; bảo đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Liên tục cải tiến trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc tổ chức kinh doanh, thường xuyên nâng cấp chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ pháp luật Nhà Nước và hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ này Công ty được phép lựa chọn các thể thức thanh toán với các đơn vị trực thuộc Công ty trên cơ sở chính sách pháp luật của Nhà nước. Công ty được phép tuyển dụng nhân viên, công nhân lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng với các đối tượng lao động trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước. 1.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty SVTH: Tăng Văn Hòa Page 7 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn có đặc điểm chính là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 51% vốn, hoạt động với nhiệm vụ chính là công tác quản lý, duy tu, sửa chữa và đảm bảo giao thông thông suốt trên các đường Tỉnh lộ, được Nhà nước giao kế hoạch sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tuy sản xuất công ích, không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn vẫn luôn xác định sản xuất phải hạch toán kinh tế, tự lấy thu bù chi và có lãi. Việc tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí và có lãi phần sản xuất công ích là dựa trên các cơ sở, điều kiện: - Cơ chế thanh toán và cấp phát vốn sửa chữa đường bộ hiện nay được áp dụng như hình thức thanh toán trong xây dựng cơ bản (doanh thu cũng được xác định dựa trên cơ sở khối lượng, định mức, đơn giá và các thể chế hiện hành của Nhà nước, không thanh toán theo hình thức thực thanh, thực chi) - Với tỷ trọng sản lượng công ích của đơn vị hàng năm chiếm hơn 70% tổng sản lượng, việc hạch toán có lãi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là điều kiện để ổn định đời sống và bảo toàn vốn được giao, thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Hơn nữa phần sản xuất công ích lại thường xuyên được ổn định với các chế độ giá cả và thể chế thanh toán do Nhà nước quy định,trong khi lợi nhuận trong kinh doanh là không chắc chắn, thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế thị trường, các yếu tố khách quan, chủ quan (như giá bỏ thầu, điều kiện thanh toán vốn ...) - Việc tổ chức sản xuất và hạch toán có lãi còn phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong mọi lĩnh vực là xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ việc thực hiện giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho Giám đốc các doanh nghiệp đến việc xây dựng quyền hạn và trách nhiệm độc lập của doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp đã xác định rõ mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế, ngoài việc tự trang trải chi phí trong sản xuất còn phải có nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và công tác xã hội. Vốn của Công ty chủ yếu là vốn cố định. Vốn được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn do ngân sách nhà nước nắm giữ SVTH: Tăng Văn Hòa Page 8 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga - Nguồn do các cổ đông đóng góp Tài sản chủ yếu của Công ty là nhà cửa (nhà văn phòng và các cung, hạt, đội), phương tiện vận tải (ô tô các loại) và máy móc thiết bị (máy lu, máy xúc ..) cho nên tài sản cố định là tương đối lớn. 1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.Tổ chức-Hành chính P.KH-KT P.Kế toán-Tài vụ Hạt QLGT 1 Hạt HạtTổ chức Hạtquản lý Hạt Hạt ty cổ Hạt Hạtlý và xây Hạt dựngĐội Sơ đồ 2.1: của Công phần quản QLGT QLGT QLGT QLGT QLGT QLGT QLGT QLGT XDCT 2 3 4 5 thông6 Bắc Kạn 7 8 9 giao Đường * Ban giám Bộđốc: Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc. 2 - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc: Là đại diện pháp nhân, là người có quyền lực cao nhất trong Công ty. Giám đốc Công ty có chức năng quản lý, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định của Nhà nước và pháp luật - Phó chủ tịch HĐQT - Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc. Phó giám đốc đảm nhận và chịu trách nhiệm về những công việc được Giám đốc uỷ quyền. Ban giám đốc chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: Kế hoạch sản xuất, vật tư, tiền vốn, thiết bị, đào tạo cán bộ, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty; chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Hội đồng quản trị Công ty. *Phòng Tổ chức - Hành chính: - Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về tổ chức cán bộ, công nhân sản xuất SVTH: Tăng Văn Hòa Page 9 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga - Quản lý, theo dõi hồ sơ nhân sự, thường xuyên báo cáo cấp trên theo quy định của Nhà nước về:  Chế độ tiền lương và phân phối thu nhập  Chế độ an toàn và bảo hộ lao động  Công tác thi đua khen thưởng * Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: - Tham mưu cho Ban giám đốc triển khai công tác sản xuất - Xây dựng kế hoạch tổng thể (phần công ích) - Lập thủ tục hồ sơ đấu thầu - Sau khi có kế hoạch sản xuất, triển khai các thủ tục để các đơn vị thi công như sau: + Lập các quyết định pháp lý + Lập hồ sơ thiết kế dự toán + Lập hội đồng cùng các ngành bàn giao hiện trường và xác minh khối lượng, kiểm tra khối lượng + Lập quyết định giao nhiệm vụ và dự toán thi công cho các đơn vị + Kiểm tra chất lượng, hướng dẫn đơn vị tiến hành thi công đảm bảo tiến độ chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình + Tổ chức hội đồng nghiệm thu sản phẩm + Lập các thủ tục hồ sơ thanh toán khối lượng với các chủ đầu tư + Duyệt thanh toán khối lượng với các đơn vị trực thuộc theo dự toán thi công. Bên cạnh đó, phòng Kế hoạch-Kỹ thuật còn thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải và xử lý các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông. Kiểm tra và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông. Thường xuyên hoạt động trên đường để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông, phát hiện những công trình giao thông bị hư hỏng, cọc tiêu biển báo bị mất.... và yêu cầu các đơn vị quản lý công trình giao thông có biện pháp sửa chữa bổ sung kịp thời. * Phòng Kế toán – Tài vụ - Tham mưu cho Giám đốc về quản lý và sử dụng nguồn tài chính, phân tích các hợp đồng kinh tế của Công ty. SVTH: Tăng Văn Hòa Page 10 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga - Tổ chức công tác hạch toán kế toán và thống kê tài chính. - Giám sát việc kiểm tra các hoạt động kế toán, đảm bảo thực hiện nghiêm túc về các hoạt động tài chính tiền tệ. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Tham mưu cho lãnh đạo về các chế độ pháp lý về tài chính, thực hiện các quy định của Pháp luật về Thuế, phí, … * Các hạt quản lý đường bộ Do đặc thù là một doanh nghiệp sửa chữa đường bộ trải dài đều trên các tuyến đường của tỉnh; các đơn vị hạt trực thuộc đều đóng tại các địa điểm xa trung tâm, công nhân sản xuất được tổ chức và quản lý theo hạt; các công trình do đơn vị thi công chủ yếu là trên các tuyến đường do Công ty quản lý nên Công ty giao quyền chủ động trong việc tổ chức sản xuất và hạch toán kinh tế cho các đơn vị (đội, hạt) trực thuộc trên cơ sở khoán gọn chi phí sản xuất công trình xây dựng. Khoán gọn chi phí công trình xây dựng là hình thức thanh toán chi phí cho các đơn vị trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, định mức và đơn giá của công ty và Nhà nước hiện hành. Công ty không áp dụng hình thức thanh toán thực thanh, thực chi, không thanh toán bất kỳ khoản chi phí nào ngoài khối lượng sản phẩm hoàn thành. Các khoản được thanh toán trong hình thức này là các khoản chi phí trực tiếp đủ để đơn vị hoàn thành việc thi công công trình (gồm có chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật liệu đến chân công trình, chi phí máy thi công, chi phí lương cán bộ quản lý hạt, các khoản phụ phí khác như phục vụ nhân công và phục vụ thi công...). Đơn vị hạt nhận khoán gọn công trình phải thực hiện nguyên tắc hạch toán lấy thu bù chi. Các hạt trực thuộc Công ty là các đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất các sản phẩm của Công ty, là đơn vị nhận khoán gọn công trình được Công ty giao nhiệm vụ và bao tiêu sản phẩm. Giám đốc Công ty sẽ giao một phần quyền hạn và trách nhiệm trong một số lĩnh vực cho hạt trưởng để chủ động điều hành. Hạt trưởng phải chịu trách SVTH: Tăng Văn Hòa Page 11 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga nhiệm trước Giám đốc và pháp luật đối với các lĩnh vực được giao quyền chủ động đó là: - Quyền chủ động về xây dựng kế hoạch sản xuất - Quyền chủ động trong việc tổ chức sản xuất - Quyền chủ động trong việc tổ chức lao động, tiền lương... Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn bao gồm 9 hạt quản lý đường bộ: Hạt QLĐB 1: Nhà Hạt (VP Hạt) tại Km17 ĐT257 Hạt QLĐB 2: Nhà Hạt (VP Hạt) tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn Hạt QLĐB 3: Nhà Hạt (VP Hạt) tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể Hạt QLĐB 4: Nhà Hạt (VP Hạt) tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn Hạt QLĐB 5: Nhà Hạt (VP Hạt) tại xã Côn Minh, huyện Na Rì Hạt QLĐB 6: Nhà Hạt (VP Hạt) tại xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới Hạt QLĐB 7: Nhà Hạt (VP Hạt) tại trung tâm huyện Pác Nặm Hạt QLĐB 8: Nhà Hạt (VP Hạt) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn Hạt QLĐB 9: Nhà Hạt (VP Hạt) tại P. Chí Kiên, TX Bắc Kạn * Đội xây dựng công trình Văn phòng Đội xây dựng công trình tại Tổ 12, P.Phùng Chí Kiên, TX Bắc Kạn. Là đơn vị trực thuộc Công ty chuyên xây dựng các công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, các công trình đấu thầu ngoài ... sản xuất khai thác vật liệu đá các loại phục vụ thường xuyên công tác duy tu và sửa chữa đường bộ của Công ty, ngoài ra còn được phép bán cho các đơn vị ngoài để kinh doanh. Theo mô hình tổ chức giao quyền chủ động trong tổ chức sản xuất và hạch toán kinh tế, Công ty giao cho Đội xây dựng công trình tự cân đối kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở ưu tiên cung cấp cho các đơn vị nội bộ trước; tự tổ chức bố trí, sắp xếp và điều hành sản xuất đảm bảo an toàn lao động, tự hạch toán chi phí sản xuất và có lãi. Hàng quý báo cáo toàn bộ doanh thu và chi phí để công ty tổng hợp và báo cáo quyết toán tài chính chung với Nhà nước. Đội xây dựng công trình có trách nhiệm kê khai nộp thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế lợi tức được gộp chung với lãi Công ty. Trích nộp tỷ lệ % chi phí quản lý công ty hàng quý khi báo cáo doanh thu và chi phí. Trích nộp BHXH, BHYT,BHTN và KPCĐ. 1.3. Đặc điểm lao động của Công ty SVTH: Tăng Văn Hòa Page 12 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Lao động của Công ty được sử dụng và phân công hợp lý đảm bảo tiết kiệm và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, Công ty còn chú trọng đến mục tiêu xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động địa phương, chăm lo cải thiện mức sống của cán bộ, công nhân viên. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện theo bảng tổng hợp trình độ của toàn công ty dưới đây: Biểu số 2.1: Trình độ lao động tại Công ty qua 3 năm Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng số 24 2 53 Công nhân kĩ thuật 204 2013 Nam 19 1 33 Nữ 5 1 20 Tổng số 23 3 52 109 95 220 2012 Nam 17 2 33 121 Nữ 6 1 19 Tổng số 20 2 51 123 2011 Nam 16 1 32 99 Nữ 4 1 19 172 123 222 99 Tổng 283 162 121 298 173 125 295 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Năm 2011, toàn Công ty có 295 người, sang đến năm 2013 số lao động trong Công ty đã giảm còn 283 người. Tất cả lao động đều được qua tuyển chọn và đào tạo nên đội ngũ lao động rất lành nghề và dày dạn kinh nghiệm. Phần lớn lao động trong Công ty đều nằm trong độ tuổi từ 20 đến 35 đầy nhiệt huyết, sáng tạo, đồng thời có sự tiếp thu rất tốt những thay đổi trong công việc. Do có nhiều yếu tố thuận lợi về lao động nên các nhiệm vụ, kế hoạch mà Công ty đặt ra đều được hoàn thành nhanh gọn, hiệu quả. 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao Biểu số 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh của công ty Đvt: VND Chỉ tiêu SVTH: Tăng Văn Hòa Năm 2011 Page 13 Năm 2012 Năm 2013 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD Nguồn vốn CSH Doanh thu Nộp Ngân sách NN Thu nhập bình quân/ng/tháng GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga 5.418.445.379 23.403.637.843 15.570.828 6.475.810.053 6.501.216.862 24.494.665.687 26.489.586.775 16.591.800 17.734.625 3.906.800 4.200.500 4.570.000 (Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ) *) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy: Về vốn chủ sở hữu, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 19,5% tức là tăng 1.057.364.674 đồng; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0.34% tức là tăng 25.406.809 đồng. Qua đó cho thấy, tình hình gia tăng về vốn chủ sở hữu tương đối ổn định, Công ty đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Về doanh thu, năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.091.027.844 đồng, tức là tăng 4,66% và năm 2013 so với năm 2012 tăng 8,14% tức là tăng 1.994.921.088 đồng cho thấy doanh thu tăng đáng kể qua từng năm. Đó là do sự cố gắng, nỗ lực từ phía Công ty luôn hoàn thành tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình nên ngày càng nhận được nhiều những công trình mới từ các chủ đầu tư. Hằng năm, Công ty đã mang về cho ngân sách Nhà nước một khoản thu đáng kể thông qua việc nộp thuế. Mức thuế nộp đã gia tăng hàng năm. Đời sống lao động luôn được quan tâm, điều đó được thể hiện qua thu nhập bình quân tháng của người lao động vẫn có sự gia tăng đáng kể. Thu nhập bình quân năm 2013 tăng 8,8% so với năm 2012 tức là tăng 369.500 đồng/tháng. Năm 2012 tăng 7,52% tức là tăng 293.700 đồng/tháng so với năm 2011. Qua những số liệu trên ta thấy, Công ty đang phát triển theo hướng tích cực, bền vững, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, tạo ra được kết quả tốt. Là tiền đề tốt định hướng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013. Phần 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG BẮC KẠN SVTH: Tăng Văn Hòa Page 14 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga 2.1. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn 2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ máy kế toán là nội dung rất quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán trong đơn vị là tập hợp các nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý. Công tác tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Bắc Kạn được tổ chức theo mô hình tổ chức kế toán phân tán. Mọi công việc hạch toán kế toán, thu chi tài chính đều được thực hiện ở phòng Kế toán – Tài vụ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được thực hiện và tập hợp, hạch toán tại phòng, từ đó lập báo cáo tài chính. Ở các đơn vị cấp đội, hạt cũng có một kế toán riêng, thực hiện việc thống kê toàn bộ chi phí phát sinh tại một thời điểm (quý) đối với các công trình mà đơn vị đó thực hiện, cuối quý lập báo cáo thu - chi và gửi về phòng Kế toán – Tài vụ để tổng hợp. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ, vật liệu Thủ kho, thủ quỹ Kế toán tại các đơn vị đội, hạt Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty Phòng Kế toán tài vụ của công ty gồm có 5 người: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các kế toán viên từ văn phòng đến các đơn vị đội, hạt hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kiểm tra, rà soát hệ thống chứng từ kế toán, chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán. SVTH: Tăng Văn Hòa Page 15 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Tham mưu cho lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định kinh tế. - Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc liên quan đến lập báo cáo tài chính định kỳ, phụ trách công việc kế toán vật tư, tài sản cố định, các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn kinh doanh, kế toán công nợ, BHXH, BHYT, KPCĐ, theo dõi chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kế toán thanh toán: Theo dõi và thanh toán khối lượng với chủ đầu tư, theo dõi các khoản nộp ngân sách, kế toán tiền mặt, tiền gửi, theo dõi giá thành tổng hợp (doanh thu, chi phí), kế toán các loại thuế. - Kế toán TSCĐ, vật liệu: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ trong công ty, ghi chép phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ. Tính đúng, tính đủ mức khấu hao cho từng đối tượng tính giá thành. Phản ánh chính xác số lượng vật tư nhập, xuất, tồn. Kiểm tra tình hình, kế hoạch thu mua, dự trữ, cấp phát vật tư, tránh ứ đọng, thiếu hụt nguyên vật liệu. Tính toán chính xác giá vật liệu xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh. - Thủ quỹ- Thủ kho: Là người quản lý nguồn tiền mặt trong công ty; trực tiếp thu, chi các khoản tiền phát sinh trong ngày khi có lệnh của trưởng phòng và giám đốc; phụ trách công tác nhập, xuất vật tư của công ty. Ngoài ra, Công ty còn có thêm hệ thống các kế toán đội, hạt: Mỗi một đội, hạt trong Công ty đều có một kế toán viên với nhiệm vụ là lập và cập nhật đầy đủ, kịp thời hệ thống chứng từ gốc ban đầu phát sinh tại đơn vị, chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lệ chính xác của chứng từ gốc, gửi báo cáo thu, chi tài chính về phòng Kế toán-Tài vụ theo từng quý để hạch toán tổng hợp. 2.1.2 . Chế độ, chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay công ty đang thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp thực tế đích danh. - Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N năm dương lịch. SVTH: Tăng Văn Hòa Page 16 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. -Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc, đơn vị tiền tệ được sử dụng để làm báo cáo là đồng Việt Nam (VNĐ). Kế toán trưởng tiến hành lập các báo cáo như: Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, Báo cáo thuế GTGT vào cuối tháng, Báo cáo tài chính vào cuối năm, cuối kỳ hoạt động… - Các báo cáo trên được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn. Việc lập báo cáo căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, phương pháp lập và cách trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng - Công ty áp dụng các phương pháp kiểm kê: + Kiểm kê hiện vật + Kiểm kê tiền mặt , các chứng phiếu có giá trị ghi tiền, các chứng khoán. + Phương pháp kiểm kê tền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán. 2.1.3. Tổ chức tài khoản, chứng từ và sổ kế toán Công ty lập và sử dụng hệ thống chứng từ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.1.3.1 Hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng Công ty sử dụng danh mục hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Phụ biểu số 01: DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TT Tên chứng từ Tính chất Bắt Hướng Số hiệu buộc A I 2 3 4 5 Theo QĐ15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 Lao động tiền lương Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Giấy đi đường SVTH: Tăng Văn Hòa Page 17 01a - LĐTL 01b - LĐTL 02 - LĐTL 03 - LĐTL 04 - LĐTL dẫn X X X X X Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga 6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn 05 - LĐTL X 7 8 9 10 thành Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Bảng thanh toán toán tiền thuê ngoài Hợp đồng giao khoán Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao 06 - LĐTL 07 - LĐTL 08 - LĐTL 09 - LĐTL X X X X 11 12 II 1 2 3 khoán Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Hàng tồn kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản 10 - LĐTL 11 - LĐTL X X 01 - VT 02 - VT 03 - VT X X X 4 5 phẩm, hàng hoá Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04 - VT Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, 05 - VT X X 6 7 hàng hoá Bảng kê mua hàng 06 - VT Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, X X dụng cụ III 1 2 IV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 V 1 2 3 4 5 6 B 07 - VT Bán hàng Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi Thẻ quầy hàng Tiền tệ Phiếu thu Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Biên lai thu tiền …. Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) …. Bảng kê chi tiền Tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 01 - BH 02 - BH 01 - TT 02 - TT 03 - TT 04 - TT 05 - TT 06 - TT 07 - TT 08a - TT … 09 - TT X X x x X X X x X X 01 - TSCĐ 02 - TSCĐ 03 - TSCĐ X X X 04 - TSCĐ 05 - TSCĐ 06 - TSCĐ X X X Ch ứn SVTH: Tăng Văn Hòa Page 18 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga g từ ban hàn h the o các văn bản phá p luậ t kh ác 1 2 3 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Danh sách nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản Hoá đơn giá trị gia tăng …. 01GTKH-3LL 02GTKH-3LL x x x Phụ biểu số 02: DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Số hiệu TK Cấp 1 Cấp 2 111 1111 … 112 1121 …. 113 1131 …. … 131 Tên tài khoản Ghi chú Loại TK 1 Tài sản ngắn hạn Tiền mặt Tiền Việt Nam …….. Tiền gửi ngân hàng Tiền Việt Nam ….. Tiền đang chuyển Tiền Việt Nam …… ….. Chi tiết theo đối tượng Chi tiết theo từng ngân hàng Phải thu của khách hàng SVTH: Tăng Văn Hòa Page 19 Lớp: K7- KTTHD Trường Đại học Kinh tế & QTKD 1332 … 152 … 153 154 155 156 … 211 2111 … … 213 … … 2141 … … … 311 315 … … 411 4111 … … 511 5111 … … 611 …. … 711 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Nga Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ ……….. Nguyên liệu, vật liệu ….. Công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Thành phẩm Hàng hoá ….. Loại TK 2 Tài sản dài hạn TSCĐ hữu hình Nhà cửa, vặt kiến trúc ….. ….. TSCĐ vô hình … … Hao mòn TSCĐ hữu hình …. …. …… Loại TK 3 Nợ phải trả Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả ….. ….. Loại TK 4 Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn kinh doanh Vốn đầu tư của chủ sở hữu …… ….. Loại TK 5 Doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng hoá … …… Loại TK 6 Chi phí sản xuất kinh doanh Mua hàng … ……. Loại TK 7 Thu nhập khác Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động SVTH: Tăng Văn Hòa Page 20 Lớp: K7- KTTHD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan