Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam

.PDF
190
410
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  PHẠM THỊ TUYẾT MINH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  PHẠM THỊ TUYẾT MINH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS Nguyễn Đình Đỗ 2. PGS.TS Trần Văn Hợi HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU………………………...………………………………. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT... 17 1.1.TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................ 17 1.1.1. Khái niệm, bản chất kế toán quản trị.............................................. 17 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp………………. 20 1.1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất............................................................................................................... 22 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................... 25 1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................................. 27 1.3.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán.................... 29 1.3.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất.............................................................................................................. 32 1.3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.................................... 32 1.3.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về kế toán quản trị................. 37 1.3.2.3. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất.................................................................................. 39 1.3.2.4. Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị, phân tích thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất.................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................ 61 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ……………………... 62 2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM................................ 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ 62 TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG 65 TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM....................................................... 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG 78 NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM........................................................................... 2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán.. 2.3.2. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam………… 2.3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách………………………………………………………………… 2.3.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu……………………………. 2.3.2.3. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị……… 2.3.2.4. Tổ chức lập báo cáo, phân tích và cung cấp thông tin kế toán quản trị…………………………………………………………………… 78 79 79 83 85 100 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ........................................................................... 104 2.4.1. Ưu điểm........................................................................... 104 2.4.2. Nhược điểm............................................................................ 105 2.4.3. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại.............................................. 112 2.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.......................................................................................................... 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................ 121 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM……………… 123 3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM... 3.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 123 THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM................. 124 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ......................................................... 128 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán... 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong các doanh 128 nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam........................... 3.3.2.1.Hoàn thiện tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ 131 thống dự toán ngân sách.............................................................................. 3.3.2.2.Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin ban đầu............................ 3.3.2.3.Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị......................................................................................................... 3.3.2.4.Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị, phân tích thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp................................................................. 131 139 143 151 3.4. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG 173 TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ........................................................ 3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng................................... 173 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam…….................................................................................... 174 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................. 176 KẾT LUẬN....................................................................................................... DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 178 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ Tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CĐTK Bảng cân đối tài khoản CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CPKH Chi phí khấu hao CKTM Chiết khấu thương mại CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSX Chi phí sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CP Chi phí CT Chứng từ DN Doanh nghiệp ĐG Đơn giá ĐHSX Điều hành sản xuất ĐM Định mức GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GGHB Giảm giá hàng bán GTVT Giao thông vận tải GVHB Giá vốn hàng bán HBTL Hàng bán trả lại KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính MTV Một thành viên NSNN Ngân sách Nhà nước PX Phân xưởng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ TSCĐ TC Target costing TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thành tiền SL Số lượng SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh Vinamotor Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh XN Xí nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ I/ Bảng biểu Bảng 1.1: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ…………………... Bảng 2.1: Giấy đề nghị thanh toán……………………………………. Bảng 2.2: Quy trình thu nhận thông tin ban đầu……………………… Bảng 2.3: Phân loại lao động tại công ty Ngô Gia Tự……………… Bảng 2.4:Tình hình lao động của công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2…… Trang 49 81 84 89 90 Bảng 2.5: Sản phẩm sản xuất của công ty…………………………...... Bảng 2.6: Báo cáo tình hình tài chính tháng 1/2014………………… Bảng 2.7: Báo cáo chi phí sản xuất…………………………………. Bảng 2.8: Bảng phân tích chi phí của doanh nghiệp………………… Bảng 2.9: Kết quả áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp Malaysia... Bảng 3.1: Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ………… Bảng 3.2: Định mức chi phí nhân công trực tiếp…………………… Bảng 3.3: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm 94 101 102 103 118 133 134 135 Bảng 3.4: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp............................ Bảng 3.5: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung…………………… 136 137 144 Bảng 3.6: Sổ danh điểm vật tư……………………………………… Bảng 3.7: Danh mục thẻ TSCĐ……………………………………… 145 Bảng 3.8: Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam theo mối quan hệ với mức độ hoạt động…. 147 Bảng 3.9: Chi phí điện nước trong 6 tháng cuối năm 2013 của công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2………………………………………………. Bảng 3.10: Hệ thống định mức chi phí ................................................. Bảng 3.11: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh .............................. Bảng 3.12: Báo cáo quản trị chi phí sản xuất chung………………… Bảng 3.13: Báo cáo kiểm soát chi phí………………………………… Bảng 3.14: Báo cáo quản trị CPSX theo địa điểm xuất kinh doanh.. Bảng 3.15: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………… Bảng 3.16: Báo cáo trách nhiệm phân xưởng sản xuất……………… 148 154 159 162 162 163 164 164 Bảng 3.17: Báo cáo trách nhiệm của bộ phận kinh doanh…………… Bảng 3.18: Báo cáo giá thành sản xuất…………………………….. 165 167 Bảng 3.19: Kết quả kinh doanh theo loại sản phẩm………………….. 168 Bảng 3.20: Báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm…………… Bảng 3.21: Báo cáo kết quả kinh doanh theo chi nhánh sản xuất…… Bảng 3.22: Báo cáo chi phí sản xuất bạc…………………………… Bảng 3.23: Ứng dụng của bảng đánh giá tự sản xuất hay mua ngoài… Bảng 3.24: Ứng dụng của bảng đánh giá chấp nhận hay từ chối đơn đặt 169 170 171 171 hàng……………………………………………………………………. 173 II/ Sơ đồ 21 Sơ đồ 1.1: Chức năng cơ bản của quản lý………………………….. Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chức năng quản lý với quá trình KTQT.. 22 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị kết hợp.............................................................................................. 30 Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị tách biệt............................................................................................. Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị hỗn hợp.............................................................................................. Sơ đồ 1.6: Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh…………………… Sơ đồ 1.7: Trình tự lập dự toán từ trên xuống…………………….. … Sơ đồ 1.8: Trình tự lập dự toán từ dưới lên…………………………… Sơ đồ 1.9: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động... Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp 31 31 35 36 37 46 ô tô Việt Nam…………………………………………………………. 65 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam…………… 69 Sơ đồ 2.3: Quy trình triển khai công nghệ…………………………… 69 Sơ đồ 2.4: Bộ máy kế toán theo kiểu tập trung tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam…………………… 76 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ Phòng Tài chính – Kế toán công ty Ford Việt Nam... 119 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toántài chính và kế toán quản trị……………………………………… 129 Sơ đồ 3.2: Quy trình thu thập thông tin tương lai…………………… 142 Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô…………………………. 154 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy doanh nghiệp hoặc là phải hoàn thiện mình để tiến lên phía trước chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Trong bối cảnh chung này các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam cũng không ngoại lệ, cần thiết phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý kinh tế đặc biệt là công tác kế toán trong doanh nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng ô tô đang phát triển nhanh chóng. Công nghiệp ô tô đang là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mục tiêu phát triển là: xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh cao, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới [30 ]. Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, là khâu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để cạnh tranh và tạo lợi thế trong kinh doanh, chiếm lĩnh được thị trường thì việc tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, hệ thống hóa và xử lý thông tin, phân tích và cung cấp thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp để từ đó tổ chức tốt công tác quản lý hoạt động kinh 2 doanh có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng, công tác kế toán đã được thực hiện theo quy định nhưng mới chỉ dừng lại ở KTTC. Dưới góc độ KTQT chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống và khoa học, để từ đó có thể tổ chức tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô. Đồng thời chưa có nghiên cứu nào về tổ chức công tác KTQT vận dụng cụ thể vào các doanh nghiệp ô tô nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, trên cơ sở yêu cầu bức thiết đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của ngành công nghiệp ô tô, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam”. Với những phân tích trên cho thấy đề tài có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT trong nước Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về KTQT áp dụng chung cho các doanh nghiệp Tác giả Phạm Văn Dược (năm 1997) đã nghiên cứu về “Phương pháp xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Tác giả đã có những đề xuất về việc ứng dụng KTQT vào thực tiễn trong các doanh nghiệp nhưng nghiên cứu này mang tính chất chung chung áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trong khi đó KTQT lại rất linh hoạt, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. Sau này đã có nhiều tác giả đi vào việc nghiên cứu KTQT cho các doanh nghiệp sản xuất [10, tr2]. Từ đầu những năm 2000, bắt đầu xuất hiện các công trình nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể trong KTQT: 3 Tác giả Phạm Quang (năm 2002) với luận án “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Trong luận án nghiên cứu tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý luận về bản chất của KTQT. Qua đó, tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống báo cáo KTQT như báo cáo chi phí, báo cáo hàng tồn kho, xây dựng quy trình thu thập, xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu thập, báo cáo ngân sách và thể hiện được vai trò của Nhà nước trong việc định hướng phát triển KTQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác giả mới tập trung vào xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và việc vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam nói chung [28]. Tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002) với luận án “KTQT và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”. Trong luận án tác giả đánh giá thực trạng KTQT và phân tích chi phí của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đến xây dựng mô hình KTQT và phân tích chi phí, tập trung vào hoàn thiện dự toán chi phí, phân tích đánh giá tình hình tài chính theo biến động các yếu tố. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu đề cập đến phân tích các yếu tố chi phí sản xuất và đưa ra mô hình cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Do phạm vi nghiên cứu rộng nên các giải pháp chủ yếu mang tính định hướng, chưa gắn với ngành kinh doanh cụ thể [41]. Tác giả Giang Thị Xuyến (năm 2002) nghiên cứu “Tổ chức KTQT và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước”. Trong phạm vi luận án tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQT như chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo KTQT. Tuy nhiên, tác giả tập trung nhiều vào việc sử dụng các phương pháp trong phân tích hoạt động kinh doanh và phạm vi luận án chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhà nước [46]. Tác giả Phạm Ngọc Toàn (năm 2010) với đề tài “Xây dựng nội dung và tổ chức KTQT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”: Luận án tổng hợp và trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của KTQT, tổng hợp, phân tích, trình bày các nội dung và tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung KTQT đang áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở khảo sát 236 doanh 4 nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp áp dụng KTQT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện KTQT. Tuy nhiên luận án chưa nêu được đặc thù về KTQT của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, chưa đánh giá toàn diện và đầy đủ những nguyên nhân làm hạn chế việc áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp này, chưa làm rõ mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí khi áp dụng các nội dung KTQT cho các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, một số giải pháp còn chung chung khó vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. [42]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đi vào việc nghiên cứu tổ chức KTQT và xây dựng hệ thống báo cáo KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu KTQT theo phương pháp truyền thống mà chưa nghiên cứu các phương pháp hiện đại. Thứ hai, Nhóm công trình nghiên cứu ứng dụng KTQT vào các ngành cụ thể. Các đề tài nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng KTQT tại các doanh nghiệp thuộc các ngành trên các khía cạnh: tài liệu sử dụng cho KTQT, nội dung KTQT...Từ thực trạng KTQT của các doanh nghiệp thuộc các ngành, các tác giả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT cũng như KTQT chi phí cho các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau. Tiêu biểu cho nhóm đề tài này là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Lưu Thị Hằng Nga (năm 2004) nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam”: luận án hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT nói chung và KTQT trong các doanh nghiệp dầu khi Việt Nam nói riêng, đánh giá thực trạng KTQT ở các doanh nghiệp dầu khí từ đó đưa ra các kiến nghị tổ chức KTQT phù hợp với ngành dầu khí. Để hoàn thiện KTQT trong các doanh nghiệp dầu khí, tác giả đưa ra và phân tích 6 yêu cầu cơ bản và 3 nội dung cần hoàn thiện là hoàn thiện việc tổ chức thu nhận thông tin phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp; hoàn thiện nội dung vận dụng KTQT; vận dụng các phương pháp kỹ thuật trong KTQT. Tuy nhiên luận án còn một số hạn chế như: 5 + Luận án chưa đi sâu vào nội dung tổ chức bộ máy KTQT; + Phần thực trạng tác giả nêu khá nhiều về đặc điểm của ngành dầu khí và các đơn vị thành viên còn nội dung liên quan đến tổ chức KTQT như vấn đề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTQT thì trình bảy khái quát, chưa cụ thể; + Các giải pháp liên quan đến quy trình thu nhận thông tin, xử lý thông tin, cung cấp và phân tích thông tin theo yêu cầu quản trị cụ thể chưa được đề cập sâu thông qua các chỉ tiêu quản trị chủ yếu, chưa có các mẫu biểu cụ thể của một số báo cáo quản trị mà luận án đề xuất. [24]. Tác giả Dương Mai Hà Trâm (năm 2004) với đề tài “ Xây dựng hệ thống KTQT trong các doanh nghiệp dệt Việt Nam”: luận án hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT, đánh giá thực trạng KTQT ở các doanh nghiệp dệt may từ đó đưa ra các kiến nghị xây dựng hệ thống KTQT cho các doanh nghiệp dệt may [43]. Năm 2010, tác giả Hoàng Văn Tưởng nghiên cứu đề tài “Tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”. Tác giả đã đề cập đến tổ chức KTQT theo chức năng và chu trình của thông tin kế toán, tổ chức theo nội dung công việc như tổ chức yếu tố sản xuất, tổ chức kế toán trách nhiệm, tổ chức kế toán chi phí và xây dựng mô hình KTQT được vận dụng vào cụ thể trong các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên phần tổ chức công tác KTQT theo hướng thu nhận thông tin, xử lý thông tin và lập báo cáo KTQT chưa đề cập sâu cho ngành xây lắp và những đề xuất của tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất nhỏ chưa xây dựng cụ thể và chi tiết cho từng bộ phận từ khâu cung cấp thông tin đến xây dựng báo cáo và cung cấp thông tin để kiểm soát đánh giá và ra quyết định kinh doanh của từng trung tâm [45]. Tác giả Ngụy Thu Hiền (năm 2013) đã nghiên cứu “Xây dựng mô hình KTQT trong các công ty cổ phần chuyển phát nhanh thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam”. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTQT. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp xây dựng và vận dụng mô hình KTQT trong doanh nghiệp chuyển phát nhanh bưu điện thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên luận án mới đưa ra mô hình KTQT dành cho các công ty chuyển phát nhanh bưu điện [14]. 6 Thứ ba, Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ô tô Từ khi ngành sản xuất linh kiện và ô tô phát triển ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu chủ yếu nêu lên việc phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện và kế toán về chi phí và giá thành. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu gồm: - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Huế (2012) với đề tài: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam (Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp tại Nhật Bản)”. Tác giả chủ yếu nghiên cứu về tình hình phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam…Tác giả không đề cập đến khía cạnh KTQT trong nghiên cứu của mình [15]. - Luận án tiễn sỹ về đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thạch (năm 2012) nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam và đưa ra các nội dung cần hoàn thiện trong tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp này. Tuy nhiên luận án mới chỉ đi sâu vào nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam mà chưa nêu được toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp này [35]. 2.2. Các công trình nghiên cứu về KTQT trên thế giới Trên thế giới việc nghiên cứu và ứng dụng KTQT ở một số nước đã được thực hiện từ rất lâu. KTQT ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong hàng chục năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KTQT áp dụng trong các doanh nghiệp. Đặc biệt ở một số quốc gia như Mỹ, Canada... KTQT đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nhất định. Với quá trình phát triển hơn 100 năm của KTQT, có rất nhiều công trình đã được nghiên cứu về KTQT. Chính việc phải giải quyết những bài toán kinh tế khó khăn của các doanh nghiệp mà KTQT được quan 7 tâm và nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị. Tuy nhiên do rào cản về mặt ngôn ngữ và sự hạn chế trong việc truy cập thông tin nên tác giả trình bày một số công trình tiêu biểu về KTQT như sau: Trong công trình ngghiên cứu của Jonas Gerdin/Accounting, Organizatings &Society (2005) – “Management accounting system design in manufacturing departments: an empirical investigation using a multiple contingencies approach” tác giả đã quan tâm đến việc thiết kế KTQT phù hợp với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Khi phân tích các nhân tố tác động bên trong doanh nghiệp đến việc lựa chọn mô hình KTQT tác giả đã khảo sát 126 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau trên thế giới và khẳng định được ảnh hưởng của hai nhân tố bên trong tác động đến thiết kế KTQT là bộ máy quản lý và sự phụ thuộc giữa các phòng ban [52]. Tác giả Malcolm J. Morgan trong nghiên cứu"Management Accounting in the Modern Production Environment: Is it Good Enough?", Industrial Management & Data Systems, Vol. 89 Iss: 3, pp.17 – 21, đã nêu lên các nghiên cứu về Kế toán quản trị trong môi trường sản xuất hiện đại. Tác giả cho rằng hệ thống chi phí phục vụ nhiều mục đích cần các nhà quản lý tài chính áp dụng các công nghệ mới với các yêu cầu thay đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất và phân phối mới bằng việc áp dụng KTQT [62]. Luận án tiến sĩ của Kamilah Ahmad (2012), Đại học Exeter với đề tài “The use of management accounting practices in Malaysian SMES”, tác giả đã chỉ ra vai trò của KTQT trong công tác quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia. KTQT hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động, sử dụng nguồn lực một cách tối ưu hóa, hỗ trợ ra quyết định và cải thiện trao đổi thông tin; đồng thời xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này; và cuối cùng là nêu lên mối liên hệ giữa việc áp dụng KTQT với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [57]. Năm 2013, các tác giả Michael Lucas, Malcolm Prowle và Glynn Lowth đã công bố báo cáo của dự án nghiên cứu được bảo trợ của Viện Kế toán quản trị Anh Quốc – CIMA với đề tài “Management Accounting Practices of UK Small- Medium- Sized Enterprises”. Do các nhà nghiên cứu 8 trước chưa dành nhiều sự quan tâm cho chủ đề KTQT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa nên các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu tình huống sâu (in-depth case studies). Các tác giả đã thực hiện phỏng vấn với các CEO, các chủ sở hữu đồng thời là người quản lý doanh nghiệp và các nhà quản trị cao cấp khác trong doanh nghiệp như trưởng phòng tài chính tại 11 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Anh Quốc. Nghiên cứu mang tính khám phá này đã đưa ra những hiểu biết rất quan trọng về thực tiễn sử dụng các công cụ KTQT trong các DN, các hiểu biết này có thể là những gợi ý hữu ích cho việc phát triển các giả thuyết nghiên cứu cho các nghiên cứu khảo sát trên diện rộng sau này. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu xem trong số những công cụ KTQT thông dụng (được đề cập rộng rãi trong các giáo trình kế toán quản trị), những công cụ nào được sử dụng; những công cụ nào không hoặc hiếm khi được sử dụng trong các doanh nghiệp; và với các công cụ không được sử dụng thì lý do là vì sao [61]. Howard M. Armitage và Alan Webb thuộc đại học Waterloo trong nghiên cứu năm 2013 với đề tài “The use of management accounting techniques by Canadian Small and Medium Sized Enterprises: A Field Study” về việc sử dụng công cụ kế toán quản trị tại 11 doanh nghiệp ở Canada đã giải quyết được 2 vấn đề lớn: (1) xác định mức độ áp dụng các công cụ KTQT tại các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và hoạt động trong những ngành nghề khác nhau, (2) giải thích lý do tại sao một số công cụ KTQT cụ thể không được sử dụng. Armitage và Webb cũng xác định và phân nhóm các công cụ KTQT, sau đó tiến hành phỏng vấn để xác định mức độ sử dụng các công cụ này [55]. Trong công trình nghiên cứu “Management accountants' perception of their role in accounting for sustainable development: An exploratory study”của Vinal Mistry, Umesh Sharma, Mary Low (2014), các tác giả nêu nghiên cứu vai trò KTQT trong hệ thống kế toán phục vụ sự phát triển bền vững. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra nhận thức rằng KTQT có vai trò trong việc giúp ích cho sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp của họ [65]. Như vậy KTQT là công cụ quản lý kinh tế rất hữu hiệu đã được các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trên cơ sở các nghiên cứu trên thế 9 giới, luận án có sự kế thừa các lý luận về bản chất của KTQT, vai trò của KTQT và những điều kiện cần thiết để xây dựng và ứng dụng KTQT. Từ đó kế thừa và phát triển KTQT phù hợp với các điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tóm lại, trong các nghiên cứu về KTQT trong nước và thế giới các tác giả đã hệ thống hoá các nội dung cơ bản của hệ thống KTQT và đề xuất ứng dụng KTQT vào những ngành cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đều chưa đầy đủ và chưa giải quyết được vấn đề mà tác giả quan tâm là tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong khi theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 thì ngành công nghiệp ô tô phải đảm bảo hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội cũng như các yêu cầu về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới, có giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, hiện nay đang rất cần hệ thống KTQT khoa học, hiệu quả để cung cấp những thông tin kế toán phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất và kinh doanh ô tô ở Việt Nam. Dù có khá nhiều nghiên cứu về KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam với những đóng góp to lớn và có ý nghĩa tham khảo quan trọng cho luận án trong quá trình thực hiện nhưng những công trình nghiên cứu này còn hạn chế hay khoảng trống chưa được đề cập ở một số điểm sau: Thứ nhất, lý luận về tổ chức KTQT, mỗi đề tài đều có các cách tiếp cận và đặt vấn đề riêng về các ngành nghiên cứu trong khi đó những vấn đề về tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu. Công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam đang mất dần lợi thế do năng lực cạnh tranh thấp, từ nay đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN được giảm dần về mức thuế suất 0% cụ thể mặt hàng ô tô nguyên chiếc chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, dưới 10 chỗ ngồi từ khu vực ASEAN có chung mức thuế suất thuế nhập khẩu 50% 10 năm 2015, giảm xuống 40% năm 2016, giảm tiếp xuống 30% năm 2017 và giảm xuống 0% vào năm 2018 [38] thì việc tổ chức tốt công tác KTQT là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp. Thứ hai, các công trình nghiên cứu chủ yếu chủ yếu tập trung về KTQT chi phí và giá thành trong các loại hình doanh nghiệp. Mặc dù đây là nội dung quan trọng nhưng trong tổ chức công tác KTQT tại doanh nghiệp còn những nội dung khác cần đi sâu nghiên cứu nữa. Đến nay dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng hợp, phân tích đầy đủ thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể về tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Thứ ba, các công trình nghiên cứu khi xem xét nội dung KTQT dưới dạng nội dung thông tin cung cấp mà chưa tổ chức công tác KTQT theo chức năng thông tin, đó là xây dựng định mức và dự toán ngân sách, tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về KTQT; tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT; tổ chức lập báo cáo KTQT, phân tích và cung cấp thông tin KTQT. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức công tác KTQT trong mối liên hệ với việc xây dựng hệ thống thông tin KTQT. - Nghiên cứu và khảo sát thực trạng tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp này. - Đề xuất các giải pháp và điều kiện để tổ chức công tác KTQT và xây dựng hệ thống KTQT hiện đại cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất