Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp c...

Tài liệu Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

.PDF
127
62
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ CHÈ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ CHÈ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH ĐỨC HỢI THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả Hoàng Thị Chè i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Đinh Đức Hợi, người thầy đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học và luôn động viên, khích lệ em hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên, Ban Giám hiệu các trường mầm non, cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu, thông tin cũng như đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả Hoàng Thị Chè ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 2 4. Giả thiết khoa học ................................................................................................ 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON ................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 9 1.2.1. Tổ chức, bồi dưỡng, năng lực ........................................................................ 9 1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường .. 11 1.2.3. Giáo viên mầm non...................................................................................... 12 1.2.4. Nhóm lớp và quản lý nhóm lớp ................................................................... 13 1.2.5. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp............... 14 1.2.6. Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp .... 14 iii 1.2.7. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ............................................................................... 15 1.3. Lý luận về bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho GVMN ............................................................................. 15 1.3.1. Công tác quản lý nhóm lớp trong trường mầm non .................................... 15 1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................................... 18 1.3.3. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ...................................................................................... 19 1.3.4. Nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................................... 19 1.3.5. Phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non .................................................. 20 1.3.6. Hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................................... 21 1.3.7. Quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................................... 23 1.3.7. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................ 23 1.4. Lý luận tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non .................................................. 24 1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................ 24 1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................................... 25 1.4.3. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ........................................ 26 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ................ 27 iv 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ................ 28 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 28 1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................. 29 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 31 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................... 32 2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ......................................................................... 32 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng............................................................................ 33 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 33 2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 33 2.2.3. Khách thể và địa bàn khảo sát ..................................................................... 33 2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách thức xử lý số liệu khảo sát ......................... 33 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 34 2.3.1. Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .... 34 2.3.2. Thực trạng mục tiêu tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 35 2.3.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 37 2.3.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 40 v 2.3.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 42 2.4.6. Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 44 2.4.7. Thực trạng đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 46 2.4. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 48 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non ................ 48 2.4.2. Đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 52 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 55 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.......................................... 57 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.......................................... 59 2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................. 59 vi 2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................. 61 2.6. Đánh giá chung ............................................................................................... 63 2.6.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 63 2.6.2. Tồn tại, hạn chế............................................................................................ 64 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 66 Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................... 67 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 67 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn .................................. 67 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi ...................................... 67 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ ....................................... 68 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ............................................................. 68 3.2. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 69 3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường mầm non ...................... 69 3.2.2. Lựa chọn giảng viên tham gia bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường mầm non ...................... 72 3.2.3. Tổ chức đa dạng các hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường mầm non ...................... 82 3.2.4. Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường mầm non ....... 83 3.2.5. Đảm bảo các nguồn lực hỗ trợ bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường mầm non ...................... 88 vii 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................... 90 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ....................... 91 3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm ................................................................ 91 3.4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ............................... 92 3.4.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................. 94 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 98 1. Kết luận .............................................................................................................. 98 2. Khuyến nghị....................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 101 PHỤ LỤC.................................................................................................................. viii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BD Bồi dưỡng 2 Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 GDĐT Giáo dục đào tạo 5 GDMN Giáo dục mầm non 6 GV Giáo viên 7 GVMN Giáo viên mầm non 8 MN Mầm non 9 NL Năng lực 10 TPTN Thành phố Thái Nguyên TT ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 34 Bảng 2.2. Thực trạng mục tiêu tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên............. 36 Bảng 2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ................... 38 Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ......... 41 Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ......... 43 Bảng 2.6. Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên ...................................................................................... 45 Bảng 2.7. Thực trạng các đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên .................................................... 47 Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ... 49 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ................... 52 Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ................... 55 Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GVMN thành phố Thái Nguyên ..................................................................................... 57 Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GV các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ........................................ 60 x Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GV các trường mầm non thành phố Thái Nguyên ........................................ 61 Bảng 3.1. Nội dung chương trình tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường MN TPTN, tỉnh TN .................................................................................. 70 Bảng 3.2. Thang đo năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường MN TPTN tỉnh TN .................................. 84 Bảng 3.3. Phiếu tự đánh giá của GVMN về năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường MN TPTN tỉnh TN .............................................................................................. 86 Bảng 3.4. Phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường MN TPTN tỉnh TN ................................................................................... 87 Bảng 3.5. Phiếu tự đánh giá của nhóm về năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên các trường MN TPTN tỉnh TN ..... 88 Bảng 3.6. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ........................................ 92 Bảng 3.7. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ........................................... 95 xi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài CNTT hiện nay đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ. CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video,.. mà đỉnh cao là e-learning (học trực tuyến qua mạng Internet). Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng, mà GDMN là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Xuất phát từ thực tế các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Nguyên, việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhóm lớp còn gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng giáo dục chưa được nâng cao.Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của giáo viên trường mầm non. Trong những năm qua, một số trường mầm non đã bắt đầu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhóm lớp. Tuy nhiên, tổ chức ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay chưa được áp dụng phổ biến tại các trường mầm non, công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện còn chưa sát sao, chặt chẽ dẫn đến hiệu quả tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên không đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Mặt khác, năng lực ứng dụng CNTT của GVMN còn hạn chế, GVMN còn lúng túng khi sử dụng các phần mềm trong quản lý nhóm lớp. Nếu luận văn nghiên cứu thành công sẽ nâng cao được năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố 1 Thái Nguyên và vận dụng vào điều kiện cụ thể của các trường mầm non, vì vậy, tôi lựa chọn đề tài "Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên" làm công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non, luận văn đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Giả thiết khoa học Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho GVMN đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng chưa có sự đổi mới về phương pháp, hình thức bồi dưỡng, vấn đề quản lý lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chưa sát sao…, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho GVMN. Nếu đề xuất các biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho GV ở trường mầm non. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chủ thể thực hiện các biện pháp là Hiệu trưởng ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. 6.2. Về khách thể điều tra - Tổng số khách thể điều tra: + Giáo viên: 120 giáo viên + CBQL: 20 người - Địa bàn khảo sát: 7 trường mầm non gồm MN 19/5 Tân Lập, Bệnh viện Đa khoa, Trường MN Đồng Quang, MN Họa Mi và Trường MN Đồng Bẩm, Hoa Mai, Gia Sàng thành phố Thái Nguyên. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản để xây dựng cơ sở lý luận của biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Luận văn sử dụng phiếu điều tra đối với CBQL, GV tại các trường mầm non ở thành phố Thái Nguyên để điều tra năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp của GV các trường mầm non và tổ chức hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non. 3 - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập ý kiến của CBQL, GV, NV về hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp của GV các trường mầm non và tổ chức hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non. + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp của GV các trường mầm non và tổ chức hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non. + Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về hoạt động ứng dụng CNTT của GV các trường mầm non và tổ chức hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý cho giáo viên ở các trường mầm non. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được bằng cách tính tỉ lệ % và tính điểm trung bình. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên mầm non Chương 2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý nhóm lớp cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài * Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên: Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên có chất lượng nghề nghiệp, góp phần cùng Lãnh đạo nhà trường chèo lái cơ sở giáo dục hoạt động hiệu quả, đi đến thành công. Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng, cán bộ, giáo viên, nhân viên nói chung, đội giáo viên nói riêng đã ra đời. Liên minh Châu Âu cho rằng: bồi dưỡng phát triển năng lực cho các lực lượng giáo dục là vấn đề trọng tâm để nâng cao chất lượng của các trường học. Chất lượng giáo dục cao chỉ có thể được đảm bảo bằng việc đào tạo, bồi dưỡng một cách liên tục và bằng chất lượng rèn tay nghề cho giáo viên và các nhân viên phục vụ hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường [dẫn theo 17]. Trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của hệ thống Etta Inset hiện có và đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên”, Gabrscek S, Roeders P [dẫn theo 27] cho rằng về hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung trong một số ngày và kết hợp lý thuyết với thực hành nhưng học viên tham gia bồi dưỡng chủ yếu thích thực hành hơn; bồi dưỡng dưới dạng xêmina hay các hội thảo huấn luyện và thường tổ chức vào mùa hè. Nếu bồi dưỡng theo hình thức từ xa thì tùy thuộc vào thời gian học viên tham gia bồi dưỡng có thể sắp xếp được. Bên cạnh đó, các hình thức trợ giúp, tư vấn cho học viên tham gia bồi dưỡng cũng được xem là một hình thức bồi dưỡng. Trong bài báo "Training teachers for 21st Century Classrooms" (Đào tạo giáo viên cho các lớp học thế kỷ XXI) đăng trên Tạp chí Chuyển đổi giáo dục thông qua công nghệ, McCrea nhấn mạnh các hình thức bồi dưỡng trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp [dẫn theo 21]. Mô hình kết hợp được xem là mô 5 hình hiệu quả nhất để giúp học viên tham gia bồi dưỡng sử dụng tốt các công cụ dạy học của thế kỉ XXI. Mô hình này bao gồm cả các phương pháp bồi dưỡng trực tiếp (tư vấn đồng nghiệp, hội thảo, xêmina…) và phương pháp bồi dưỡng trực tuyến (tư vấn bằng video, các tư liệu học tập điện tử, thảo luận trên diễn đàn, tương tác, thảo luận online, tư vấn điện thoại, xem các chương trình truyền hình…) để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của học viên tham gia bồi dưỡng. Hình thức này được cho là tiết kiệm chi phí cho chủ thể tổ chức bồi dưỡng, nhất là các chi phí cho việc đi lại, ăn ở… trong khi học viên tham gia bồi dưỡng lại được hưởng chương trình bồi dưỡng tốt nhất do các chuyên gia thiết kế. * Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng giáo viên Ở trên thế giới, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm, nhất là ở các nước tư bản phát triển. Từ những năm 1984, 1985 tổ chức National Sofware - Cordination Unit (NSCU) được thành lập, cung cấp chương trình giáo dục máy tính cho các trường trung học. Các môn học đã có phần mềm dạy học bao gồm: nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, giáo dục kinh tế, tiếng Anh, địa lý, sức khỏe, lịch sử, kinh tế gia đình, nghệ thuật công nghiệp, toán, âm nhạc, tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục đặc biệt…[dẫn theo 29]. Ở Malaysia, các nhà hoạt động giáo dục đã cho rằng việc ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng giáo viên là một xu hướng quan trọng trong sự nghiệp cải cách hệ thống giáo dục. Chính sách về CNTT trong giáo dục có những điểm lưu ý sau: Trang bị kiến thức và kỹ năng CNTT cho tất cả học sinh. Coi CNTT vừa là một môn học trong chương trình vừa là công cụ quan trọng trong giáo dục học sinh. Sử dụng CNTT để tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục [dẫn theo 29]. Ở đất nước Hàn Quốc đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm 2000. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống... 6 Các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung làm rõ về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT thông qua hình thức đào tạo bồi dưỡng trực tuyến trong hoạt động dạy học và hoạt động bồi dưỡng GV. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước * Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin Tác giả Nguyễn Thị Hà Lan trong nghiên cứu về "Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non” đã trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non [24]. * Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên Ở Việt Nam hiện nay, chương trình ETEP đang phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục xây dựng phần mềm bồi dưỡng đội ngũ GV (LMS-TEMIS) để hỗ trợ công tác bồi dưỡng GV, đặc biệt là công tác bồi dưỡng GV phục vụ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Toàn bộ các Chương trình bồi dưỡng thường xuyên mà ETEP phát triển cũng như nguồn học liệu mở sẽ được kết nối với Hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên (TEMIS). Đặc biệt, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được hỗ trợ liên tục, thường xuyên, tại chỗ bởi mạng lưới hỗ trợ gồm đội ngũ chuyên gia sư phạm và đội ngũ cốt cán [34]. Theo Phạm Xuân Sơn trong nghiên cứu về “Bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” đã đánh giá hạn chế về năng lực sử dụng CNTT của GV tiếng Anh như: GV nặng về thủ công, chưa khai thác được tính ưu việt của ứng dụng công nghệ trong dạy 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan