Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức bản của người nùng phàn slình ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (tt)...

Tài liệu Tổ chức bản của người nùng phàn slình ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (tt)

.PDF
27
105
113

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM THỊ TẤM TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI, 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH PGS.TS. LÂM BÁ NAM Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Chí Bền Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đàm Thị Tấm (2016) “Một số tổ chức phi quan phương trong bản người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tr.76 - 83. 2. Đàm Thị Tấm (2016) “Vai trò của những người có uy tín trong bản người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 156, số 11. 3. Phí Hùng Cường, Đàm Thị Tấm (2017) “Thiết chế dòng họ người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, số 19, tr.99 - 102. 4. Đàm Thị Tấm (2019), “Nguồn gốc các dòng họ người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 6, tr.44 - 49. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tổ chức bản (làng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là chiếc nôi mà mỗi con người được sinh ra, lớn lên và hòa nhập cùng cộng đồng; nơi họ được bao bọc, chở che, nuôi dưỡng và gắn bó qua bao năm tháng cuộc đời. Bản thể hiện tính cộng đồng và tính tự quản, hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người thông qua việc duy trì phong tục tập quán, hương ước, quy ước và những quy định bất thành văn. Bản có vai trò gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một khối thống nhất, bền chặt trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; là không gian văn hóa chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với nhau. Nhà nối tiếp nhà, bản nối tiếp bản tạo thành một tổng thể không gian hài hòa giữa thiên nhiên - đất trời - con người. Trải qua một quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài, tổ chức bản của các tộc người thiểu số nhìn chung đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là trong thế kỷ XX - thời đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, và thế kỷ XXI - thời đại của toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh giao lưu, giao thoa, tiếp biến văn hóa được đẩy mạnh, cùng với sự tác động của các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức bản đang ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, từ tên gọi, quy mô, cấu trúc cho đến các quan hệ xã hội, phong tục tập quán xoay quanh nó. Những thay đổi này phần nào đã phù hợp với sự vận động tất yếu của lịch sử, với yêu cầu của công cuộc Đổi mới; mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về quản trị xã hội và công tác văn hóa. Trước những thuận lợi và khó khăn của thời cuộc, bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng có những vấn đề cần phải xem xét trong xu thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước. Bản truyền thống không đơn thuần chỉ chứa những yếu tố cũ, lạc hậu, mà còn có những yếu tố văn hóa tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Làm thế nào để đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào phát triển đi lên mà vẫn giữ được những nét văn 1 hóa mang đậm bản sắc văn hóa riêng vốn có của dân tộc mình là một điều rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu về bản của người Nùng, cụ thể là bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Từ nguồn tài liệu điền dã Dân tộc học - Nhân học, luận án chỉ rõ đặc điểm và vai trò của bản người Nùng Phàn Slình truyền thống và biến đổi. - Phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế của địa phương. - Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về làng/bản; vận dụng một số lý thuyết và các khái niệm liên quan đến nội dung luận án. - Chỉ rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử cư trú của người Nùng Phàn Slình, những đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội và khái quát địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu hình thức cư trú, cấu trúc và các mối quan hệ xã hội của bản truyền thống và biến đổi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, bao gồm các nội dung: đặc điểm cư trú, cấu trúc bản và các mối quan hệ xã hội truyền thống và biến đổi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các xã Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng, đây là những địa phương có nhiều người Nùng Phàn Slình sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Sau khi di cư đến Thái Nguyên, về cơ bản họ đã định cư ổn định ở những nơi này, không có nhiều sự dịch chuyển dân cư đáng chú ý. 2 Phạm vi thời gian: Trước năm 1945 và từ sau năm 1945 đến nay (2019). NCS chọn mốc thời điểm này để xem xét sự biến đổi của bản người Nùng Phàn Slình. Bởi vì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ hệ thống quản lý hành chính của Nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực dân Pháp, từng bước thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính và dân cư mới, đồng thời đặt tổ chức bản - theo một cách nửa chính thức - dưới sự quản lý của hệ thống đó cùng với những tên gọi và phương thức tự quản mới. Nhìn chung, thời điểm sau năm 1945 tổ chức bản chịu sự chi phối rất lớn của các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng, chính quyền, mặt trận. Bản trở nên mờ nhạt trong thời kỳ tổ chức hợp tác xã bậc cao và mở rộng hợp tác xã trên phạm vi cả nước (1960 - 1986). Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1995, tính tự quản của bản lại được đề cao với sự nổi lên của vai trò trưởng xóm thay thế cho chủ nhiệm hợp tác xã. Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử và dân tộc học, bản của người Nùng (và thiết chế làng bản của các tộc người ở Việt Nam nói chung) thường được mô tả dưới góc nhìn truyền thống. Điều này ít nhiều tạo sự thuận tiện cho NCS khi liên hệ so sánh giữa bản truyền thống với bản hiện đại. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khảo tả, phân tích về vấn đề cấu trúc bản, tổ chức xã hội của bản. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua việc xây dựng thiết chế mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị trong thời kì cách mạng và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà dân tộc học trên thế giới và của Việt Nam về nghiên cứu làng, bản của các dân tộc thiểu số nói chung và người Nùng nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, NCS vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp điền dã 3 Dân tộc học, phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ, phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu với các hình thức sau: Quan sát, quan sát tham dự; Phỏng vấn sâu; Thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành Nhân học nhằm bổ sung, hoàn thiện các kiến thức còn thiếu trong quá trình hoàn thiện luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: - Trên cơ sở nghiên cứu về bản của người Nùng Phàn Slình, luận án trình bày một cách toàn diện về tổ chức bản truyền thống và hiện đại ở một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. - Góp phần làm rõ cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức bản trong cộng đồng người Nùng Phàn Slình và mối quan hệ của họ với một số dân tộc khác sống trên cùng một địa bàn cư trú. - Chỉ ra một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, huyện Đồng Hỷ, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã phân tích tổ chức bản - một loại hình thiết chế xã hội ở vùng trung du miền núi Việt Nam từ truyền thống đến biến đổi. - Xác định các Lý thuyết Không gian xã hội, Lý thuyết Biến đổi xã hội để làm nổi bật những luận điểm nghiên cứu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của luận án, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa ở người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa hiện nay. - Cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo tồn và phát huy 4 những yếu tố văn hóa tích cực của bản trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và tộc người nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm, cấu trúc bản của người Nùng Phàn Slình Chương 3: Các thiết chế và quan hệ xã hội trong bản Chương 4: Những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi của bản và một số vấn đề đặt ra Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến làng bản như: hình thức tổ chức, không gian xã hội và xu hướng phát triển. Sự phát triển của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của mỗi đất nước. Đây là những nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị cho nghiên cứu sinh định hướng nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Chủ đề làng bản của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Dân tộc học trong nước cũng như nước ngoài. Từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có một số công trình liên quan đến tổ chức bản của các dân tộc được công bố, nhưng tập trung chủ yếu ở các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Hà Nhì... Bên cạnh những ưu điểm, các công trình nêu trên bộc lộ một số hạn chế sau: - Chủ yếu trình bày truyền thống, ít chú ý đến quá trình biến đổi bản và sự thay đổi của mô hình quản lý bản qua từng giai đoạn lịch sử, nhất là từ sau Đổi mới (1986) đến nay. 5 - Chưa chú ý đến vai trò, vị trí của bản trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Những công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình tập trung chủ yếu ở một số chủ đề như nguồn gốc lịch sử, văn hóa vật chất, nghi lễ trong chu kỳ đời người, thiết chế xã hội (dòng họ). Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, ít công trình nghiên cứu về người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số khái niệm Luận án làm rõ những khái niệm cơ bản sau: bản, tổ chức xã hội, tổ chức hội, nhóm, mạng lưới, truyền thống, biến đổi, biến đổi xã hội, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân, sở hữu đất đai, sự chiếm hữu đất đai, sở hữu chung của cộng đồng, hương ước, quy ước, thiết chế tự quản và gia đình. Các thuật ngữ này có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau và với chủ đề nghiên cứu của luận án này. Tùy từng thuật ngữ, tác giả luận án có những trích dẫn định nghĩa của các nhà khoa học đi trước, hoặc từ các từ điển của ngành Nhân học hoặc từ điển tiếng Việt, từ đó, nêu chính kiến của tác giả về những thuật ngữ ấy. 1.2. 2. Cơ sở lý thuyết Luận án đã áp dụng những lý thuyết sau: lý thuyết không gian xã hội. Vận dụng lý thuyết trên, NCS sẽ tiếp cận nghiên cứu tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình như một không gian xã hội có ý nghĩa sinh tồn, nơi cộng đồng thông qua nó để thiết lập và duy trì các mối quan hệ với môi trường, các mối quan hệ kinh tế, và các quan hệ xã hội như láng giềng, dòng họ, hôn nhân - gia đình, giao lưu văn hóa và ngôn ngữ. Hệ thống này luôn mở rộng, lan truyền, tiến bộ không ngừng chứ không đứng im làm biến đổi không gian xã hội là bản. Không gian xã hội luôn chứa đựng các quan hệ xã hội, các vấn đề và những thực hành của các xã hội tộc người rộng lớn hơn cả không gian địa lý cư trú đơn thuần, cho nên nghiên cứu về tổ chức bản không chỉ giới hạn ở những thành tố nội tại bên trong nó, mà phải có mối liên hệ với các quan hệ rộng lớn hơn bao trùm lên nó. 6 Lý thuyết biến đổi xã hội: Với luận án này, NCS tập trung xem xét sự biến đổi xã hội ở người Nùng Phàn Slình dưới góc độ biến đổi tổ chức bản, do những tác động của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đổi mới, chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện trong những năm gần đây. Trong quá trình vận dụng các chính sách này ở cấp cơ sở, tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình đã có nhiều biến đổi về không gian, hình thức cư trú cho tới đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển chung của đất nước trong giai đoạn xây dựng đời sống văn hóa mới. 1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và ngƣời Nùng Phàn Slình 1.3.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ Cho đến trước năm 1962, Đồng Hỷ bao gồm 29 xã (trong đó có xã Hợp Tiến của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Từ năm 1985, huyện Đồng Hỷ bao gồm 17 xã, 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau và Sông Cầu). Địa phận huyện Đồng Hỷ ngày nay trải dài trên tọa độ địa lý từ 21 032’ đến 21051’ vĩ độ Bắc, từ 105046’ đến 106004’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. 1.3.2. Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ 1.3.2.1. Tên gọi Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc di cư từ Lạng Sơn xuống và xa hơn về lịch sử họ di cư từ Trung Quốc sang cách đây trên 300 năm. Tên gọi Nùng Phàn Slình là do gắn với địa phương Vạn Thành Châu (Trung Quốc), quê hương cũ của người Nùng trước đây. Từ Phàn Slình là do chuyển âm từ Vạn Thành châu sang tiếng Việt mà thành. 1.3.2.2. Lịch sử cư trú Tính cho đến nay, sự hiện diện của người Nùng Phàn Slình trên mảnh đất Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã trên trăm năm. Trải qua những thăng 7 trầm của lịch sử, tộc người này luôn phát huy truyền thống cố kết cộng đồng và bảo lưu những nét văn hóa đặc sắc. 1.3.2.3. Hoạt động kinh tế Trong xã hội truyền thống, kinh tế của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Nghề thủ công truyền thống của người Nùng Phàn Slình vẫn chỉ mang tính hỗ trợ, tự cung, tự cấp cho sinh hoạt gia đình và hoàn toàn mang tính mùa vụ. 1.3.2.4. Đặc trưng văn hóa - xã hội Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên hiện nay còn giữ được nhiều đặc trưng văn hoá rất phong phú và đa dạng, được thể hiện trên nhiều khía cạnh kinh tế - văn hoá – xã hội. 1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu 1.4.1. Xã Hòa Bình Xã Hòa Bình nằm ở phía bắc của huyện Đồng Hỷ, diện tích tự nhiên là 12,46 km2. Phía bắc giáp xã Văn Lăng; phía nam giáp xã Minh Lập; phía đông giáp xã Tân Long; phía tây giáp Phú Đô, huyện Phú Lương. Dân số toàn xã có 726 hộ với khoảng 2900 người, cư trú tại 7 bản. Dân số toàn xã có 726 hộ với khoảng 2900 người, cư trú tại 7 bản: Đồng Vung, Đồng Cẩu, Tân Đô, Phố Hích, Tân Yên, Tân Thành, Trung Thành, đa số là dân tộc Kinh, với 1.783 chiếm khoảng 54% tổng dân số, còn lại khoảng 46% là dân tộc thiểu số như: dân tộc Tày (72 người), Nùng (816 người), Sán Chay (20 người), Mường (7 người), Sán Dìu (19 người), Dao (14 người) và Hoa (1 người). 1.4.2. Xã Tân Long Tân Long có diện tích 141,14 km2, phía đông giáp xã La Hiên (huyện Võ Nhai), phía tây giáp xã Minh Lập, phía nam giáp xã Hóa Trung và xã Quang Sơn, phía bắc giáp xã Văn Lăng và xã Hòa Bình. Hiện nay, xã có khoảng 1.500 hộ với 6.519 người bao gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đông nhất là người Nùng: 844 hộ với 3.092 người, chiếm 47,43% dân số cư trú cụ thể ở: Ba Đình (290 hộ), Đồng Mẫu (104 8 hộ), Làng Mới (175 hộ), Đồng Luông (58 hộ), Đồng Mây (217 hộ). Còn lại dân tộc Kinh: 395 hộ với 1.386 người, chiếm 21,26%; dân tộc Hmông: 183 hộ với 935 người, chiếm 14,34%; dân tộc Dao: 109 hộ với 583 người, chiếm 8,94%; dân tộc Sán Chay: 76 hộ với 294 người, chiếm 4,5%; dân tộc Tày: 27 hộ với 178 người, chiếm 2,73%; dân tộc Sán Dìu: 5 hộ với 51 người, chiếm 0,78%. 1.4.3. Xã Văn Hán Văn Hán là một xã nằm ở phía đông của huyện Đồng Hỷ, có diện tích 65,46 km2. Xã giáp với xã La Hiên, Lâu Thượng và Liên Minh thuộc huyện Võ Nhai về phía bắc và đông bắc, giáp với xã Cây Thị ở phía đông, giáp với xã Nam Hòa ở phía nam, giáp với xã Khe Mo ở phía tây. Xã được chia thành 17 bản: Vân Hán, La Đùm, Cầu Mai, Phả Lý, Thịnh Đức I, Thịnh Đức II, Đoàn Lâm, Vân Hòa, Ba Quà, La Củm, Hòa Khê I, Hòa Khê II, La Đàn, Làng Cả, Làng Hòa, Ấp Chè. Hiện nay, xã có 2.546 hộ với trên 10.000 người thuộc 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh: 5.324 người, chiếm 55,6%; Nùng: 3.496 người, chiếm 36,5%; Sán Chay: 547 người, chiếm 5,7%; Tày: 80 người, chiếm 0,09%; Dao: 28 người, chiếm 0,029%: Thái: 8 người, chiếm 0,083%; Hmông: 5 người, chiếm 0,05%, Mường: 4 người, chiếm 0,04%. 1.4.4. Xã Văn Lăng Văn Lăng là một xã miền núi cách xa trung tâm nhất của huyện Đồng Hỷ, có diện tích 63,03km2. Xã giáp với xã Quảng Chu thuộc huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía tây và phía tây bắc, giáp với xã Thần Sa thuộc huyện Võ Nhai ở phía đông bắc và phía đông, giáp với xã Tân Long ở phía đông nam, giáp với xã Hòa Bình ở phía nam, giáp với hai xã Yên Lạc và Phú Đô của huyện Phú Lương ở phía tây và tây nam. Văn Lăng được chia thành 16 bản: Khe Hai, Liên Phương, Bản Tèn, Văn Lăng, Vân Khánh, Tam Va, Đạt, Tân Lập I, Tân Lập II, Tân Sơn, Tân Thịnh, Tân Thành, Mong, Khe Quân, Khe Cạn, Mỏ Nước. 9 Xã có trên 1.200 hộ, với 4.555 người thuộc 8 dân tộc anh em, trong đó: dân tộc Kinh: 1.474 người chiếm 32,3%; Hmông: 1.356 người, chiếm 29,7%; Dao: 809 người, chiếm 17,7%; Nùng: 691 người, chiếm 15,1%; Tày: 174 người, chiếm 3,8%; Sán Dìu: 26 người, chiếm 0,57%; Sán Chay: 21 người, chiếm 0,46%; Mường: 4 người, chiếm 0,087%. Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1, trình bày các công trình nghiên cứu về tổ chức làng/bản của một số quốc gia trên thế giới đã góp thêm nguồn tư liệu để NCS tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nhiên cứu về bản của các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc trưng mang tính chất vùng miền. Tuy nhiên, nghiên cứu bản của người Nùng nói chung, Nùng Phàn Slình nói riêng còn ít ỏi. Người Nùng Phàn Slình - một nhóm địa phương của dân tộc Nùng di cư từ các huyện của tỉnh Lạng Sơn đến huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cách đây hơn một thế kỷ. Trải qua thời gian, người Nùng Phàn Slình đã ổn định cuộc sống và ngày càng phát triển trên quê hương mới. Luận án vận dụng một số lý thuyết để nghiên cứu như lý thuyết Không gian xã hội, lý thuyết Biến đổi xã hội. Thông qua đó, NCS có cơ sở đánh giá khách quan về các vấn đề của tổ chức bản từ truyền thống cho đến biến đổi hiện nay. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH 2.1. Một số tiêu chí phân loại bản Là cư dân nông nghiệp định canh, phụ thuộc chặt chẽ vào canh tác ruộng nước, hầu hết bản của người Nùng đều nằm ở những khu vực giống người Tày, đó là những thung lũng có sông hay suối, đồi núi bao quanh. Về đại thể, bản của người Nùng nói chung, của người Nùng Phàn Slình ở Đồng 10 Hỷ nói riêng vẫn thuộc loại hình làng bản của cư dân nông nghiệp đã định canh, định cư ở vùng trung du hay thung lũng lòng chảo. 2.2. Tên gọi của bản Mỗi bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ đều có tên riêng. Những tên gọi đó trở thành thân thiết, thiêng liêng và được ổn định, lưu truyền mọi thế hệ của mỗi cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó có một số ít tên bản chỉ còn lại trong kí ức của người dân. Khảo sát cho thấy việc đặt tên bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên theo một số hình thức như đặt tên bản theo đặc điểm địa hình tự nhiên, đặt tên bản theo đặc điểm động vật, thực vật và đặt tên mới. 2.3. Nguyên tắc lập bản Bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ là khu vực tập trung của các ngôi nhà sàn dựa lưng vào dải đất, sườn đồi, dãy núi hay trong thung lũng... Quan niệm của các bậc cao niên là chỉ có dựa lưng vào đồi núi cao thì mới có nước mạch. Cũng có khi bản lại ở giữa cánh đồng để tiện canh tác, nhưng thuận lợi nhất vẫn là gần nguồn nước, gần ruộng, có thể gần bãi nương càng tốt. Chất lượng đất (độ dày, hàm lượng mùn) có thể là căn cứ quan trọng nhất để thiết lập các cánh đồng, nhưng không phải là tiêu chí có tính quyết định cho việc lựa chọn lập bản. Ngoài ra, họ còn có quan niệm chỗ nào có nhiều rừng cây nơi đó sẽ có nước ngầm chảy ra ở chân đồi, chân núi thì mới thuận lợi cho việc định cư và trồng lúa. 2.4. Tổ chức không gian của bản 2.4.1. Ranh giới bản, liên bản Từ khi lập bản cho đến nay, người Nùng Phàn Slình đều có quy ước về ranh giới giữa các bản với nhau. Có hai kiểu phân biệt ranh giới như sau: Thứ nhất là căn cứ vào đường phân thủy. Thứ hai là dựa vào địa hình tự nhiên có sẵn như cánh đồng, dòng suối, quả đồi, gốc cây… Ranh giới bản phần lớn đều do lớp người khai phá đất đai đầu tiên đặt ra, các thế hệ sau tuân theo một cách tự nguyện, không một thành viên nào vi phạm ranh giới đó... Mặc dù ranh giới chỉ là ước lệ, nhưng người dân 11 trong bản vẫn có thể xác định được phạm vi quyền lợi của mình đối với các tài sản chung của cộng đồng. Từ đó, họ cũng có ý thức tôn trọng và bảo vệ không gian sinh tồn của mình. 2.4.2. Đặc điểm quần cư của các gia đình (nóc nhà) trong bản Qua khảo sát cho thấy trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ có một số hình thức cư trú như sau: Thứ nhất, cũng là phổ biến nhất, đó là các ngôi nhà được bố trí dọc theo đường bê tông hoặc theo đường dân sinh. Thứ hai, cư trú ven núi, nằm rải rác theo sườn đồi, núi, nhà cửa không theo một trật tự nào. Thứ ba, cư trú teo từng chòm nhỏ, quanh các quả đồi hay dưới chân núi đá. Thứ tư, cư trú dọc theo dòng suối. 2.4.3. Không gian sinh hoạt của bản Không gian sinh hoạt của bản bao gồm không gian thiêng, không gian bán thiêng, các ngôi nhà sàn, các nhà văn hoá… 2.5. Thành phần dân cƣ trong bản Tùy theo điều kiện đất đai canh tác, nguồn nước, giao thông đi lại, hoàn cảnh lịch sử, xã hội từng thời kỳ mà bản có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Bản có quy mô càng lớn, thành phần dân cư trong bản càng đa dạng, không chỉ thể hiện qua số lượng gia đình (nóc nhà) mà còn thể hiện qua số dòng họ trong bản và tính đa dạng tộc người của nó theo thời gian. 2.5.1. Các đơn vị xã hội trong bản 2.5.1.1. Gia đình - một thành tố của bản Ngày nay, gia đình hạt nhân chiếm đa số trong cộng đồng người Nùng Phàn Slình. Sự gia tăng dân số khiến cho dòng họ ngày càng mở rộng và phân bố ở khắp nơi trên địa bàn cư trú. 2.5.1.2. Các dòng họ trong bản Các dòng họ người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ sống cùng địa phương hoặc có thể phân tán ở các xã khác nhau. Khi họ sống trong cùng một xã sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc cố kết sức mạnh cộng đồng 12 trong các hoạt động chung. Đối với bản thì dòng họ là một yếu mang tính cơ cấu chứ không phải là một yếu tố mang tính quyền lực. 2.5.2. Thành phần tộc người trong bản Các bản của người Nùng trước đây thường chỉ thuần túy có một tộc người cư trú, nhiều bản chỉ riêng một nhóm Nùng quần tụ. Về sau, do sự phát triển của dân số trong vùng và do cả sự chuyển cư của các dân tộc khác đến nên thành phần tộc người (cũng như các nhóm địa phương của một tộc người) trong bản ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Một số bản có từ 7 đến 8 dân tộc cùng cư trú. Tiểu kết chƣơng 2 Bản người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ được hình thành một cách tự do, tự phát theo nhu cầu khát vọng đi tìm mảnh đất mới, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Mỗi tên gọi của bản gắn với động vật, thực vật và một số hiện tượng tự nhiên xã hội khác. Đó là, những cái tên đơn giản, dễ nhớ, dễ tìm và gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Bản của người Nùng Phàn Slình đều có ranh giới gắn liền với những đặc điểm gần gũi, dung dị và đời thường. Ranh giới bản chỉ mang tính ước lệ, nhưng được dân bản gìn giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi bản là tập hợp của nhiều gia đình, chủ yếu gia đình hạt nhân, mang tính chất phụ quyền, quyền lực tập trung trong tay người đàn ông, chủ gia đình. Trong bản, dòng họ cũng rất đa dạng, bản ít từ 4 đến 5 dòng họ, bản nhiều có thể lên tới hơn chục dòng họ. Thành phần tộc người trong bản cũng khá phong phú, một số bản có đủ 8 thành phần dân tộc cùng cư trú. Chƣơng 3 CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN 3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai 3.1.1. Sở hữu tập thể 13 Có thể nói những tài sản chung ở bản của người Nùng Phàn Slình đều là những tài sản có sẵn trong tự nhiên từ xưa, bao gồm: khu vực đất đai thiên nhiên của chung toàn bản (sông, suối, đồi, núi, đất rừng, bãi chăn thả, nghĩa địa…). 3.1.2. Sở hữu cá thể Về đất đai và quyền sử dụng trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng đã có thay đổi. Hiện nay, người dân có quyền sử dụng đất đai để ở, sản xuất nông nghiệp và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Các chủ hộ sở hữu bìa đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bìa xanh chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. 3.2. Hình thức quản lý bản 3.2.1. Trưởng bản và vai trò của trưởng bản Vai trò của trưởng bản còn được thể hiện trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và cộng đồng, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương. 3.2.2. Những người hành nghề tôn giáo, tín ngưỡng Ngày nay, trong các bản của người Nùng Phàn Slình vẫn còn các thầy cúng chuyên phục vụ nhu cầu tâm linh cho cộng đồng vào các dịp ma chay, lễ tết, cưới xin… 3.2.3. Các tổ chức phi quan phương trong bản Một số tổ chức quan phương hiện vẫn tồn tại trong từng bản người Nùng Phàn Slình: hàng phường hỗ trợ sản xuất, hàng phường hỗ trợ làm nhà, hàng phường hỗ trợ đám tang, hàng phường hỗ trợ thực hiện những công việc khác… thể hiện được tính cố kết cộng đồng bền chặt. Các thành viên trong bản với nhau biết yêu thương, nương tựa vào nhau để phát triển. 3.2.4. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, giống với xu hướng chung của nhiều nơi khác, các tổ chức chính trị - xã hội mới gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa (Chi bộ Đảng Cộng sản, Ban Công tác Mặt trận, Chi bộ Hội Nông 14 dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên…) đã từng bước thâm nhập vào đời sống hàng ngày trong bản của người Nùng Phàn Slình. 3.2.5. Quy ước của bản Nhìn chung các loại quy ước của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ chỉ tồn tại ở dạng truyền miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Kết quả khảo sát cho thấy, quy ước của người Nùng Phàn Slình hiện còn tồn tại ở một số lĩnh vực sau: - Quy ước bảo vệ an ninh - Quy ước bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Quy ước sinh hoạt văn hóa cộng đồng - Quy ước trong tương trợ giúp đỡ lẫn nhau 3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản 3.3.1. Cộng đồng trong hoạt động kinh tế Có thể nói mối quan hệ kinh tế của người Nùng Phàn Slình chủ yếu mang tính chất đơn giản, không phức tạp. Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào các gia đình khác. Đặc điểm kinh tế của bản chủ yếu là tự cung tự cấp. Họ chỉ mua sắm ở chợ những vật dụng cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 3.3.2. Quan hệ cộng đồng trong phong tục tập quán Ngày nay sự tương trợ trong phong tục tập quán của đồng bào vẫn còn tồn tại, vẫn thể hiện sự tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Hơn thế nữa, sự tương trợ này còn xuất hiện thêm thành viên là người Kinh, Sán Chay... những dân tộc sống trên cùng địa bàn cư trú. 3.3.3. Mối quan hệ giữa các dòng họ Trong gia đình người Nùng Phàn Slình có các mối quan hệ cơ bản như: vợ - chồng, bố mẹ - con cái, ông bà - con cháu. Trong gia đình người chồng quyết định tất cả các mối quan hệ, người vợ đưa ra các ý kiến đóng góp cho chồng để duy trì và phát huy các mối 15 quan hệ đó. Ngoài ra, trong bản còn có các mối quan hệ khác như: anh em, họ hàng, bản láng giềng… 3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc khác Trong quá trình hình thành và phát triển, các bản dân cư tất yếu sẽ nảy sinh các quan hệ kinh tế - xã hội chằng chịt. Đó có thể là quan hệ hôn nhân, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị nội bộ (bên trong), hay là quan hệ xã giao (bên ngoài). Tiểu kết chƣơng 3 Trong các bản của người Nùng Phàn Slình tồn tại hai hình thức sở hữu, đó là: sở hữu tập thể (đất rừng, đất đường đi, nguồn nước sạch, bãi chăn thả, đập nước…) sở hữu cá nhân (đất nhà ở, đất ruộng, đất rừng…). Nguồn gốc đất đai trong các bản khá rõ ràng: thứ nhất là do thừa hưởng lại ruộng đất của một bộ phận người Sán Chay, thứ hai là mua lại của chính quyền sở tại và thứ ba là tự khai phá trong quá trình lập bản. Các thiết chế tự quản như trưởng bản, những người hành nghề tín ngưỡng, quy ước của bản đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, điều chỉnh và duy trì các hoạt động trong cộng đồng. Bản của người Nùng Phàn Slình tồn tại nhiều mối quan hệ như quan hệ giữa các dòng họ với nhau; quan hệ giữa bản với từng hộ gia đình; quan hệ giữa bản với bản… Sự chồng chéo đan xen những mối quan hệ trở thành một hệ thống xã hội phức tạp, đa dạng chỉ cộng đồng dân cư mới hiểu rõ và giải quyết được, sự trì trệ hay phát triển đi lên đều phụ thuộc vào hoạt động tự quản có phát huy được hiệu quả hay không. Các hoạt động của các tổ chức hàng phường đã giúp củng cố hệ thống niềm tin trong cộng đồng, tăng cường sự tương hỗ theo nguyên tắc có đi có lại dựa trên hệ thống các giá trị chuẩn mực. Từ đó tạo ra mạng lưới liên kết xã hội chặt chẽ trong cộng đồng bản. Đặc biệt, sự xuất hiện của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao vị thế của bản trong bối cảnh hiện nay. 16 Chƣơng 4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản 4.1.1. Tác động từ đường lối Đổi mới của Đảng Kể từ sau năm 1986, nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng đều có những thay đổi chuyển biến quan trọng về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là năm đánh dấu bước chuyển mình hoàn toàn sau một thời gian dài Nhà nước thực hiện chế độ quan liêu bao cấp. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta cũng dân chủ hóa đời sống xã hội, phát huy yếu tố con người và từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân vì dân. 4.1.2. Tác động từ các chính sách của Nhà nước và địa phương Các chính sách dân tộc và miền núi thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, với mục đích giảm dần khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùng miền. Có thể nói đã có rất nhiều chương trình chính sách đã đi vào cuộc sống rất hiệu quả, đem lại cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng có được cuộc sống khấm khá hơn so với trước năm 1986. 4.1.3. Tác động từ Chương trình xây dựng Nông thôn mới Từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đời sống kinh tế ở người Nùng Phàn Slình có nhiều khởi sắc. Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa phương đã tập trung đầu tư và hình thành được một số vùng sản xuất chăn nuôi phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân. 4.1.4. Tác động của giao lưu, hội nhập văn hóa Giao lưu văn hóa cũng bao gồm sự tiếp nhận các yếu tố văn hóa Nùng của người dân thuộc các tộc người khác. Những lễ hội cộng đồng của người Nùng có sự tham dự, tham gia của các tộc người khác, dần chuyển từ các lễ hội mang tính tộc người thành các lễ hội mang tính địa phương… 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan