Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tl pháp luật đại cương...

Tài liệu Tl pháp luật đại cương

.DOCX
14
349
98

Mô tả:

Trường Đại Học Quảng Nam Khoa Lý luận - Chính trị BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XỬ LÍ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THEO LUẬT XỬ LÍ VI PHẠM HÀNH CHÍNH A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xã hội ngày càng phát triển thì dẫn đến nhiều vấn đề trong đời sống nảy sinh đòi hỏi hệ thống pháp luật phải luôn đổi mới để làm cán cân công lý cho mọi người. Nhưng hệ thống luật cũng như các chế tài hành chính còn phát sinh nhiều bất cập cùng với đó là ý thức của người dân chưa tuân thủ quy định pháp luật. Tuy mọi người dân đã được triển khai phổ biến tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì lợi ích riêng đã thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật, dẫn đến vi phạm còn nhiều và có chiều hướng gia tăng. Đòi hỏi các cơ quan nhà nước, phải có biện pháp trong việc xử lí kịp thời để phòng chống hiệu quả đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để tăng cường hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng thì việc xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan cần có sự thống nhất làm việc trên công bằng, xử lí nghiêm minh hiệu quả và là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt đối với cơ quan cấp xã. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính” làm đề tài tiểu luận. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều bài viết về đề tài xử lí vi phạm hành chính nhưng chủ yếu các bài viết đó chỉ mới nêu lên vấn đề chưa đi sâu vào phân tích, chưa đánh giá hiệu quả của tình trạng vi phạm hành chính. Vì vậy việc xử lí chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Do đó việc nghiên cứu đề tài cũng như tìm hiểu về thực trạng vấn đề xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính là rất cần thiết từ đó giúp cho mọi người có cái nhìn khái quát và hiểu rõ về luật xử lí vi phạm hành chính. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Việc thực hiện đề tài dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật trong đó đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:  Phân tích: để làm rõ các vi phạm hành chính và các chế tài trong việc xử lí vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn  So sánh: để thấy rõ việc áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính trên cơ sở văn bản và thực tế như thế nào.  Tổng hợp : Các thông tin và từ đó đưa ra quan điểm của mình 4. Kết quả mà đề tài hướng tới Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận, thực tiễn về vấn đề xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí và xử lí các vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn nhằm giúp cho mọi người ý thức hơn trong việc tuân thủ pháp luật. 5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu ở vấn đề xử lí vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính; cụ thể là việc xử lí vi phạm hành chính của cơ quan tại xã, phường, thị trấn. B. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận về vi phạm hành chính và sự hiểu biết của người dân trong hành vi vi phạm cũng như việc xử phạt vi phạm của cơ quan quản lí hành chính nhà nước 1.1. Một số khái niệm vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính sự nhìn nhận của các chủ thể trong quan hệ này 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vi phạm cố ý xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. 1.1.3. Vai trò của công tác xử lí vi phạm hành chính theo luật xử lí vi phạm hành chính - Xử lí vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền vào từng vụ việc vi phạm hành chính cụ thể. Hoạt động xử lí vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cơ sở để đảm bảo công bằng xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động xử lí vi phạm hành chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, trách nhiệm của người thực thi pháp luật qua đó được nâng cao. Đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng và chống vi phạm pháp luật hành chính nói chung. 1.2. Sự nhìn nhận của người dân và hiệu quả của việc xử lí vi phạm hành chính Tình hình vi phạm hành chính và kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong những năm gần đây tương đối đạt hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn để lại trong lòng người dân nhiều vướng mắc: đó là việc xử phạt còn chưa rõ ràng, gây lúng túng. Trong thực tế nhiều hành vi vi phạm hành chính xử lí còn chưa công minh dẫn đến tính răng đe còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa các ngành địa phương trong triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật đôi lúc chưa chặt chẽ, dẫn đến có lúc mất lòng tin trong nhân dân. Chương 2: Thực trạng xử lí vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính 2.1. Những thuận lợi trong thực tiễn áp dụng biện pháp xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính Chính quyền xã, phường, thị trấn (còn gọi là cấp xã) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xử lí vi phạm hành chính, vì đây là cấp cơ sở, là nơi chủ yếu diễn ra các hành vi vi phạm hành chính, mà cơ quan cấp xã lại gần người dân. Do đó, cấp xã chính là nơi phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, xử lí vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc lập hồ sơ, biên bản và chuyển đến cấp có thẩm quyền xử lí. 2.2. Những khó khăn bất cập trong thực tiễn áp dụng biện pháp xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, mà nguyên nhân chính là do hạn chế về trình độ chuyên môn của người có thẩm quyền và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp. Cụ thể, việc lập biên bản tại một số địa phương không theo mẫu, việc xác định hành vi vi phạm chưa chính xác. Có tình trạng trên là do chủ tịch UBND xã giao không đúng cơ quan chuyên môn thực hiện, như việc xác định lỗi của chủ thể vi phạm hành chính ở lĩnh vực đất đai, xây dựng thì cán bộ địa chính phải là người xác định lỗi, mức độ vi phạm và khung hình phạt được quy định tại nghị định chuyên ngành, nhưng chủ tịch UBND xã lại giao cho tổ kiểm tra quy tắc nên xảy ra việc xác định lỗi và căn cứ xử phạt không chính xác, dẫn đến việc thiết lập hồ sơ thiếu chặt chẽ, chưa thể hiện hết bản chất vụ việc. Việc lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp không ghi đầy đủ nội dung theo quy định như: Không ghi sổ, không ghi ý kiến trình bày của người vi phạm. Có trường hợp trong biên bản thể hiện 2 đến 3 hành vi vi phạm nhưng chỉ ra quyết định xử phạt đối với một hành vi là không đúng. Một số trường hợp áp dụng mức hình phạt phạt tiền ở đầu khung hoặc cuối khung nhưng lại không ghi rõ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Công tác xử lí vi phạm hành chính chưa được tiến hành nghiêm chỉnh nên nhiều hành vi vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, tái diễn nhiều nhất ở các lĩnh vực an toàn giao thông, xây dựng... Điển hình như việc buôn bán trái phép lấn chiếm vỉa hè trên đường Lê Lợi gần chợ Thương Mại tại phường An Mỹ- Tp Tam Kỳ đã diễn ra nhiều năm nay, qua nhiều đợt ra quân giải tỏa của lực lượng công an và quy tắc trên địa bàn nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Một phần do việc xử lí chưa triệt để, một phần do công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân chưa được địa phương chú trọng đúng mức. Ví dụ: trong nghị định 171/ 2013 quy định phạt tiền từ 20- 30 triệu đồng đối với các hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa…là quá cao đối với những người buôn bán nhỏ. Phần lớn những người này không có tài sản lớn nên không thể cưỡng chế được, còn tịch thu phương tiện dụng cụ thì không có nơi cất giữ, thủ tục thanh lí phức tạp mất thời gian, công sức. Ngược lại, mức phạt tiền 300.000- 600.000 đồng hành vi vi phạm điều kiện vệ sinh là quá thấp đối với nhà hàng lớn nhưng lại quá cao đối với bán hàng vỉa hè. Trong lĩnh vực trật tự xây dựng, nhiều hộ dân có thói quen làm trước xin sau, để xảy ra những vi phạm như: xây dựng không phép, sai phép tập trung tại một số mặt bằng trên địa bàn khiến cho công tác quản lí, việc khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Vẫn còn tình trạng nể nang trong xử lí, dẫn đến kéo dài thời gian, gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền. Công tác kiểm tra thực hiện quyết định xử lí vi phạm hành chính chưa được quan tâm, chưa có các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở hoặc cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định, nên không ít cá nhân, tổ chức chây ỳ, không tự nguyện chấp hành, như trường hợp xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng hầu hết tại các xã chưa thi hành biện pháp cưỡng chế vì không ít địa phương cho rằng tính chất của những vi phạm này không nghiêm trọng, cộng thêm tâm lí nể nang càng tạo cơ hội cho các đối tượng trốn tránh việc chấp hành quyết định Tình trạng buông lỏng quản lí, giám sát đối tượng xảy ra khá phổ biến. Phần lớn các xã, phường, thị trấn mới chỉ thực hiện động tác mở sổ theo dõi, phân công người giám sát theo đúng thủ tục, còn việc giám sát trên thực tế ra sao, hiệu quả đến đâu thì hầu hết các cơ sở đều không nắm được. Bên cạnh đó, hiện tượng cơ quan, người có thẩm quyền làm ngơ không xử lí vi phạm hành chính hoặc người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song không chấp hành hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Đa số đối tượng bị xử phạt chỉ chấp hành hình thức phạt tiền chứ không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả, nhất là đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. 2.3. Hiệu quả biện pháp xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn với các quy định hiện hành Ý thức trách nhiệm được cán bộ các cấp trong việc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. “Theo Điều 14 của luật xử lí vi phạm hành chính: khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính”. Thông qua biện pháp xử phạt hành chính nhằm răn đe mọi người từ đó có ý thức trong việc tuân thủ pháp luật. Thể hiện trong “Khoảng 1, Điều 38 của luật xử lí vi phạm hành chính”. Xử phạt hành chính dựa trên biên bản thủ tục hành chính công khai dễ dàng áp dụng các biện pháp xử phạt trên cơ sở hành vi vi phạm pháp luật đó. “Thông qua điều 58 của bộ luật” Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lí vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính 3.1. Phương hướng - Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế thị trường. Thi hành pháp luật đảm bảo quền con người, quền tự do dân chủ của công dân. Xuất phát từ thực tiễn kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa của địa phương, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ nơi khác trên cơ sở luật để từ đó có những biện pháp xử lí thích hợp. Phát huy tính dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Chính quyền cấp xã cần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tư pháp, xác định đúng quền và trách nhiệm pháp lí cho từng chứ danh tư pháp. 3.2. Giải pháp 3.2.1. Nâng cao hiệu quả, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn - Nâng cao chất lượng công tác lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, phân công đúng người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, đảm bảo nội dung biên bản được lập phải đúng quy định; công tác ban hành quyết định xử phạt, phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thể thức ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đảm bảo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành phải chính xác, kịp thời, phù hợp với quy định pháp luật. Chủ động tự kiểm tra và thường xuyên đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành quy định về công tác xử lí vi phạm hành chính. Thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu trữ hồ sơ, thống kê, theo dõi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành một cách đầy đủ, khoa học và báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình xử phạt vi phạm hành chính. Phối hợp chặt chẽ với công an để xác định đúng các hành vi vi phạm có dấu hiệu phạm tội, chuyển hồ sơ vụ vi phạm hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử phạt hành vi có dấu hiệu tội phạm cho công an để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Tổ chức, phối hợp với phòng tư pháp tập huấn các nội dung của luật xử lí vi phạm hành chính cho công chức tham mưu và người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính của cơ quan, địa phương mình. Tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lãnh đạo, công chức trực tiếp làm công tác xử phạt lí vi phạm hành chính; phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác xử lí vi phạm hành chính trên địa bàn cấp xã. Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện quy trình ban hành, theo dõi việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Huyện. - Nâng cao hiệu quả việc chấp hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Kịp thời phát hiện, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc, đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. - Tăng cường công tác quản lí theo dõi thi hành pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Nâng cao hiệu quả công tác áp dụng các biện pháp xử lí hành chính Cơ quan hành chính xã, phường, thị trấn, phối hợp công an thường xuyên kiểm tra phát hiện lập biên bản và xử lí những hành vi trái pháp luật vi phạm hành chính trên địa bàn. - Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở địa phương trong công tác phổ biến pháp luật về xử lí vi phạm hành chính và giám sát công tác xử lí vi phạm hành chính Phổ biến rộng rãi Luật Xử lí vi phạm hành chính đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn, để phát huy vai trò của Đoàn thể trong công tác vận động nhân dân chấp hành pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy hiệu lực của Luật Xử lí vi phạm hành chính. Giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lí theo quy định của pháp luật. 3.2.2. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật ở người dân Phổ biến Luật Xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung và các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân và cán bộ, công chức làm công tác xử lí vi phạm hành chính. Giao Đài Truyền thanh - Bản tin tăng cường tuyên truyền, phổ biến luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành trên Đài Truyền Thanh; đồng thời mở chuyên trang, chuyên mục về Luật Xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành trên bản tin tại xã, phường, thị trấn. Các đơn vị có thẩm quyền xử phạt và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với phòng tư pháp tổ chức phổ biến Luật Xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; có kế hoạch tổ chức thường xuyên để phổ biến sâu rộng về nội dung pháp luật xử lí vi phạm hành chính. C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Từ những quy định hiện hành về thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính tại xã phường thị trấn theo luật xử lí vi phạm hành chính thì bất cứ hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực nào cũng cần có chủ thể xử lí kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Cần xác định chủ thể ra quyết định xử phạt là cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm xử lí đúng đắn các vi phạm hành chính, đồng thời định rõ trách nhiệm của họ trong việc ra quyết định xử phạt, nhằm loại trừ tình trạng quyết định xử lí vi phạm hành chính được ban hành dưới dạng như: Thay mặt Ủy ban nhân dân Xã.... Trong trường hợp những quyết định này có sự vi phạm về thời gian ra quyết định xử phạt, mức phạt không tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm thì việc xác định trách nhiệm của chủ thể ra quyết định xử phạt sẽ rất khó khăn. Hiện nay nhiều vấn đề vi phạm hành chính xảy ra rất phổ biến gây nhiều tác hại về kinh tế- xã hội. Việc xử lí đúng đắn các vi phạm hành chính là việc làm cấp thiết của các cấp hiện nay đặc biệt là các cơ quan tại xã, phường, thị trấn. Để thực hiện tốt việc xử lí vi phạm hành chính thì đòi hỏi thực tế cần một đội ngũ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phẩm chất, trình độ, năng lực và ý thức, trách nhiệm cao trong quá trình thực thi chức trách được giao. Đồng thời cần tuyên truyền nâng cao ý thức trong người dân về luật pháp để hạn chế vi phạm và hướng tới xã hội văn minh hơn. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình pháp luật đại cương Luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-15-2012-QH13.pdf Nghị định 171/2013 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=163070 http://sotp.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ThoiSuTongHop/View_Detail.aspx ?ItemID=58
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan