Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tl

.DOC
21
326
144

Mô tả:

HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bản đồ là phương tiện không thể thiếu được trong dạy học Địa lí. Bản đồ không chỉ là phương tiện dạy học trực quan mà quan trọng hơn, nó là một nguồn tri thức giúp HS tiến hành các thao tác tư duy để lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững, phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Địa lí. Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông hiện nay nói chung vẫn còn ở mức độ xem bản đồ là một phương triện trực quan dùng để minh họa cho nội dung bài học, không phát huy được tính tích cực của HS, làm hạn chế chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Vì vậy, nghiên cứu phương pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Địa lí sẽ phát huy hết vai trò của bản đồ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Từ cơ sở trên tôi chọn đề tài "Kĩ thuật sử dụng phương pháp bản đồ trong dạy học địa lí 11" để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm, kĩ thuật sử dụng phương pháp bản đồ trong chương trình địa lí 11 - Xây dựng một số giáo án dạy học có sử dụng phương pháp bản đồ trong chương trình địa lí 11. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài tôi đã lựa chọn phối hợp nhiều phương pháp trong đó có hai nhóm phương pháp chủ yếu: 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập tài liệu, đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu và xử lý các số liệu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3.2.1. Điều tra thực tế - Điều tra tìm hiểu quan sát quá trình dạy học địa lý trên lớp - Tiếp xúc trao đổi với các giáo viên phổ thông để xem xét tình hình sử dụng phương pháp bản đồ trong dạy học môn đia lí 11. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Phương pháp bản đồ - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình địa lí 11 HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 1 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ 1.1. Bản đồ và vai trò của bản đồ trong dạy học Địa lí Trong nghiên cứu khoa học, mô hình hóa được coi là phương pháp nhận thức khoa học gián tiếp, giúp thu nhận những tri thức mới về đối tượng nhận thức thông qua nghiên cứu đối tượng tương tự - gọi là các mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lí, phương pháp mô hình hóa được coi là phương pháp nghiên cứu cơ bản vì đối tượng nhận thức của địa lí là các sự vật, hiện tượng muôn hình vạn trạng, phân bố trong một không gian rộng lớn với các mối liên hệ đa dạng, phức tạp. Bản đồ với tư cách “Là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được khái quát hóa, theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố, mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng và cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thỏa mãn yêu cầu đã định trước” đã trở thành phương tiện không thể thiếu được và phương pháp bản đồ đã trở thành phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu cũng như dạy học Địa lí. Vai trò của bản đồ trong dạy học Địa lí vô cùng to lớn. Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố, tình trạng và những mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể và sinh động mà không một phương tiện nào có thể thay thế được; là công cụ duy nhất giúp HS nhận thức được các đối tượng, hiện tượng diễn ra trên một không gian rộng lớn mà HS không có điều kiện tri giác trực tiếp và cả những đối tượng, hiện tượng không thể tri giác được. Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí, bản đồ không chỉ là phương tiện trực quan mà còn là nguồn tri thức vô cùng phong phú, được coi như cuốn sách giáo khoa thứ hai, giúp HS khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy địa lí. 1.2. Phân loại bản đồ Các loại bản đồ giáo khoa địa lí: + Dựa theo nội dung: Bản đồ tự nhiên, KTXH, hành chính + Dựa theo tỉ lệ: Bản đồ tỉ lệ lớn, trung bình, nhỏ. + Dựa theo mức độ khái quát nội dung: BĐ địa lí chung, BĐ chuyên đề 1.3. Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Địa lí HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 2 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của HS là nghiên cứu sử dụng bản đồ để thiết kế các hoạt động nhận thức cho HS. Để có thể thiết kế được các hoạt động có ý nghĩa, giáo viên cần tiến hành công tác chuẩn bị gồm 3 nội dung: a. Phân tích và đánh giá bản đồ: Đây là việc làm thông thường trước khi sử dụng bản đồ vào một mục đích nào đó. Để có thể khai thác các kiến thức chứa đựng trong bản đồ một cách hiệu quả cần phải phân tích các yếu tố cấu thành vì trong mỗi yếu tố chứa đựng các kiến thức tương ứng có thể khai thác để phục vụ cho các mục tiêu sư phạm khác nhau của quá trình dạy học. b. Xác định nội dung dạy học: Việc xác định nội dung dạy học sẽ giúp xác định các kiến thức có thể khai thác từ các yếu tố của bản đồ phục vụ cho việc dạy học các đơn vị kiến thức đã được xác định. c. Thiết kế các hoạt động dạy học 1.4. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lí để trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. 1.5. Vai trò của phương pháp bản đồ Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của địa lí và nó cũng là một trong những phương tiện trực quan để HS khai thác tri thức. Budanôp, nhà địa lí Nga đã nói “Trong giảng dạy địa lí trước hết phải dùng bản đồ. Do đối tượng môn địa lí gắn với không gian nên phương pháp bản đồ rất phù hợp trong dạy học địa lí ở trường phổ thông. Nội dung các bài học trong sách địa 11 đều liên quan đến bản đồ nên phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lí. Bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện cho nên bản đồ được sử dụng trong tất cả các khâu từ kiểm tra bài cũ, nghiên cứu bài mới, làm bài thực hành, làm bài tập về nhà, tham quan, ngoại khoá. Sử dụng phương pháp bản đồ giúp GV dễ giảng bài, dễ hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí; HS hứng thú và chủ động trong học tập. Phương pháp bản đồ giúp rèn kĩ năng địa lí cho HS. Thông qua phương pháp bản đồ GV kiểm tra đánh giá được nhận thức tri thức môn địa lí của HS. 1.6. Kĩ thuật sử dụng phương pháp bản đồ theo hướng tích cực 1.6.1. Sử dụng phương pháp bản đồ trước khi lên lớp Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học + Xác định các đơn vị kiến thức trong bài HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 3 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ + Xác định các bản đồ cần sử dụng trong bài. Bước 2: Xây dựng câu hỏi, bài tập gắn với bản đồ theo hướng yêu cầu HS tìm ra tri thức mới. Bước 3: Dự kiến các tình huống sư phạm… + Vị trí treo bản đồ, thời gian sử dụng bản đồ + Cách hướng dẫn HS khai thác tri thức trên bản đồ.. Bước 4: Chuẩn bị trước bài giảng bằng phương pháp sử dụng bản đồ 1.6.2. Sử dụng phương pháp bản đồ trên lớp Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS + GV nêu câu hỏi, bài tập gắn với bản đồ cho HS + Hướng dẫn HS nghiên cứu trên bản đồ hoàn thành câu hỏi, bài tập yêu cầu. Bước 2: Tổ chức cho HS trình bày nội dung trên cơ sở câu hỏi, bài tập. Bước 3: Kết luận kiến thức đúng theo chuẩn KT-KN. 1.7. Một số kĩ thuật cần lưu ý khi sử dụng phương pháp bản đồ Kĩ thuật treo bản đồ Thông thường giáo viên nên treo bản đồ bên trái của bảng. Kĩ thuật xác định vị trí đứng sử dụng bản đồ Giáo viên có thể đứng bên trái hoặc bên phải để sử dụng bản đồ sao cho không che khuất tầm nhìn học sinh trong lớp. Nếu đứng bên trái thì dùng tay phải cầm thước chỉ bản đồ. Nếu đứng bên phải thì ngược lại. Kĩ thuật dùng thước chỉ bản đồ Kĩ thuật phối hợp các loại bản đồ giáo khoa trong tiết dạy Trong tiết dạy địa lí có nhiều nội dung liên quan đến nhiều bản đồ khác nhau vì vậy GV cần sử dụng nhiều bản đồ khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy học. Kĩ thuật hướng dẫn HS đọc bản đồ Giáo viên có thể hướng dẫn HS đọc bản đồ theo 2 mức độ + Mức độ thấp: HS biết tên bản đồ, dựa vào hệ thống có các kí hiệu để tìm vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ; mối quan hệ không gian với các đối tượng khác; các đặc điểm của đối tượng được biểu hiện trên bản đồ. + Mức độ cao: HS khám phá các mối liên hệ tương hỗ và nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (phải vận dụng vốn kiến thức địa lí đã có với các đặc điểm và tính chất của đối tượng, để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp) Kĩ thuật phối hợp sử dụng bản đồ với lời giảng và ghi bảng của giáo viên HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 4 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ Giáo viên cần sử dụng các câu nói kiểu tổ chức dạy học để kết nối phần bản đồ với lời giảng và ghi bảng. Kĩ thuật phối hợp giữa sử dụng bản đồ với các phương tiện dạy học khác như tranh ảnh, video clip…, với các hình thức tham quan, khảo sát địa phương và các PPDH khác (mô tả, thảo luận...) để tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về các đối tượng địa lí cho HS; đồng thời phát huy cao độ tính tích cực trong học tập của HS Phương pháp bản đồ cũng như các phương pháp dạy học khác đều có thế mạnh, hạn chế riêng và phù hợp với một mục đích, nội dung của bài, đối tượng học sinh, phương tiện dạy học và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học nên GV cần kết hợp phương pháp bản đồ và các phương pháp dạy học khác trong bài dạy địa lí. Đồng thời trong một bài dạy trên lớp, do có nhiều nội dung khác nhau nên cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 5 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN MINH HOẠ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TRONG ĐỊA LÍ 11 2.1. Bài 9 - Địa lí 11: NHẬT BẢN Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. b. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. c. Thái độ: - Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. - Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay. d. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng CNTT và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê. 3. Chuẩn bị của GV và HS: a. Giáo viên: Sách giáo khoa, Giáo án, Bài giảng điện tử, Máy chiếu, Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, Lược đồ tự nhiên SGK. b. Học sinh: - Đọc trước bài. - Nhóm 1 chuẩn bị bảng số liệu 9.1 - Nhóm 2 chuẩn bị bảng số liệu 9.2 - Nhóm 3,4 chuẩn bị bảng số liệu 9.3 - Nghiên cứu và chuẩn bị bài học theo phiếu học tập HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 6 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá: Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề , Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. 5. Hoạt động dạy và học a, Ổn định tổ chức: 1 phút b, Bài mới - Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật là một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trỏ thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu đó có được từ đâu chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới hôm nay. - Nội dung bài giảng: TG 10 12 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Tìm hiểu tự nhiên Nhật Bản (10 phút) Bước 1: GV treo bản đồ châu Á, yêu cầu HS: - HS xác định vị trí của nước Nhật - Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á nêu đặc điểm vị trí lãnh thổ Nhật Bản. GV: Vị trí đó có ý nghĩa gì ? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức trên Bản đồ. I.Điều kiện tự nhiên: 1.Vị trí địa lí và lãnh thổ: a, Đặc điểm -Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á. - Nằm giữa hai mảng kiến tạo Á – Âu và TBD - Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. - Trải dài theo vòng cung khoảng 3800 km. b, Ý nghĩa: - Thuận lợi: giao lưu với thế giới bằng đường biển, phát triển các ngành kinh tế biển. - Khó khăn: Hạn chế giao thông đường bộ, có nhiều thiên tai (Động đất, núi lửa, sóng thần..) Tại sao Nhật Bản lại có nhiều thiên tai như vậy? Gv: Chiếu lược đồ các mảng kiến tạo và giải thích. GDBVMT: Các loại thiên tai như động đất núi lửa có ảnh hưởng như nào đến môi trường của Nhật Bản? HS: Trả lời 2.Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: Nhóm Đánh giá Bước 1: GV phân nhóm thảo Đặc điểm Khó Nhân tố luận với phiếu học tập tự nhiên Thuận lợi khăn - GV sử dụng Lược đồ tự nhiên HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 7 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Nhật Bản cho HS các nhóm nghiên cứu SGK, Lược đồ hoàn thành phần được giao. Bước 2: HS thảo luận Bước 3: HS trình bày, các nhóm bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Tuy điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản vẫn khắc phục được bằng nghị lực và tính sáng tạo phi thường trong lao động đã đưa đảo quốc "hoa Anh Đào" có bước phát triển kinh tế xã hội "thần kỳ", các em sẽ rõ điều này qua phần II. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm dân cư Nhật Bản H: Quan sát bảng số liệu về "10 quốc gia có số dân trên 100 triệu người trên thế giới vào 2005" này, em hãy rút ra 2 số liệu để chứng minh rằng: Nhật Bản là nước có dân số đông? HS: Trả lời GV: Nhật Bản có dân số đông vì: thứ nhất là có số dân > 100 triệu người, thứ hai là dân số đứng thứ 10 toàn thế giới. - Theo số liệu thống kê: vào tháng 7 năm 2013 vừa qua thì dân số Nhật vẫn đứng thứ 10 thế giới nhưng dân số giảm 0,4 triệu người so với năm 2005. số dân giảm chủ yếu là do:Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm. H: Dân số già gây những khó khăn gì cho Nhật Bản ? HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức H: Qua bản đồ phân bố dân cư Địa hình Khí hậu Sông ngòi Biển Khoáng sản (Bảng kiến thức ở phần phụ lục 1) II.Dân cư: 1/ Dân số đông, cơ cấu dân số già - Dân số: 127,7 triệu người (2005). - Tỉ lệ gia tăng dân số 0,1% (2005). - Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng 82 tuổi (2005).  Khó khăn: + Thiếu nguồn lao động trong tương lai + Chi phí lớn cho phúc lợi người già 2/ Phân bố dân cư HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 8 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ châu Á em hãy cho biết sự phân bố dân cư Nhật Bản như thế nào? HS nghiên cứu bản đồ để trả lời GV: Chốt kiến thức Quan sát một số hình ảnh và hãy cho biết đặc điểm người dân Nhật Bản. Ảnh hưởng của đặc điểm người dân Nhật Bản đến sự phát triển KTXH? HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức - Chính phẩm chất ưu tú của người lao động Nhật Bản là động lực "thần kỳ" đưa kinh tế - xã hội "xứ sở Mặt trời mọc" phát triển rực rỡ. - Đây là kết quả lâu dài mà chính phủ Nhật Bản đã dày công xây dựng, là chính sách sớm mở cửa và chú trọng phát triển giáo dục. Ngay từ thời Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bản đã đưa hàng loạt sinh viên đi du học khắp thế giới để sau đó trở về phát triển nước Nhật như: sang Nga học nghề đánh cá, sang Phần Lan học nghề trồng rừng, sang Đức học nghề nấu bia, sang Hoa Kì học nghề điện tử... Tích hợp môn GDCD: H: Qua bài học này các em học tập người Nhật được những điều gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? HS :trả lời GV : Các em cần bồi dưỡng tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ, nỗ lực vượt khó trong học tập, tự trọng của bản thân … - MĐDS cao: 338 người/km² (2005). - 90% dân số tập trung ở các đồng bằng ven biển và thành phố. - Tỉ lệ dân thành thị cao: 79% 3/ Đặc điểm người dân Nhật Bản - Cần cù, ham hỏi học, có truyền thống làm việc kĩ luật với tinh thần trách nhiệm cao. - Thời gian làm việc luôn nhiều hơn so với người lao động của các nước phương tây. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 9 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 p HĐ3: Tìm hiểu tình hình phát III. Tình hình phát triển kinh tế: triển kinh tế Nhật Bản Kiến thức ở phần phụ lục 2 Giáo viên cung cấp cho HS một số thông tin về Nhật Bản sau chiến tranh TG II. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu,thiếu lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Dựa vào bảng 9.2, 9.3 và nội dung SGK trang 77, 78 hãy cho biết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II được chia thành những giai đoạn nào? HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức GV yêu cầu HS nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1950 - 1973. ? Tại sao từ một nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ năm 1950 - 1973 Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng KT cao đến vậy? ? Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển "thần kì"? Giáo viên cung cấp thêm cho HS một số thông tin về nguyên nhân của sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản theo SGK Lịch sử 12. + Sự viện trợ khổng lồ của Mỹ về kinh tế, quân sự… HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 10 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ + Ý chí vươn lên và tinh thần trách nhiệm cao của người dân… + Tình hình quốc tế có lợi (chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên….) + Chính sách phát triển hợp lý, sử dụng vốn hiệu quả, mua các bằng phát minh sáng chế để rút ngắn thời gian phát triển… 6. Củng cố: (3 phút) - Gv tổ chức cho Hs hệ thống hóa về kiến thức sơ đồ tư duy - Tại sao từ sau năm 1973 nền kinh tế Nhật lại luôn phát triển không ổn định. - HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống sau: 1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở.................... 2. Trên lãnh thổ Nhật Bản có hơn …………núi lửa đang hoạt động 3. Nhật Bản là nước nghèo…..................... 4. Số người……... trong xã hội ngày càng tăng 5. Người Nhật rất chú trọng cho……………… Câu 2. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng là: a,Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp b, Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại c, Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công d, Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất sản phẩm Câu 3: Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn vì: a. Nằm trong vùng biển ôn đới, khí hậu ấm áp nên sinh vật biển phát triển mạnh. b. Có lãnh hải rộng và đường bờ biển dài. c. Nằm trong vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. d. Các đảo và quần đảo của Nhật Bản là nơi sinh sống thuận lợi của sinh vật biển. 7. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà (2 phút) - Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK. - Đọc trước bài Nhật Bản tiết 2, trả lời các câu hỏi sau: 1. chứng minh Nhật Bản có nền CN phát triển cao? 2. Nhận xét về tình hình phát triển ngành dịch vụ và nông nghiệp của Nhật Bản? HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 11 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 8. Phụ lục: Phụ lục 1 Nhân tố Địa hình Đặc điểm tự nhiên Đánh giá Thuận lợi Khó khăn - Trên 80 % là đồi núi, - Mở rộng giao lưu Nằm trong khu địa hình không ổn định, với các nước trong vực có nhiều thiên có nhiều núi lửa. khu vực và trên thế tai: Động đất, - Đồng bằng ven biển nhỏ giới bằng đường biển. sóng thần, núi hẹp - Tạo tiền đề để phát lửa... - Bờ biển khúc khuỷu, triển các ngành kinh nhiều vũng vịnh tế biển. Khí hậu gió mùa, có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc – Nam, mưa Đa dạng hóa cơ cấu nhiều. Khí hậu cây trồng, vật nuôi. + Phía Bắc: Ôn đới gió mùa + Phía Nam: Cận nhiệt gió mùa + Sông ngòi ngắn, dốc + Sông có giá trị về + Là nơi giao nhau của thuỷ điện. các dòng biển nóng + Tạo nhiều ngư Sông ngòi, (Cưrôsivô) và lạnh trường lớn với nhiều dòng biển (ôiasivô) nên có nhiều loại hải sản. Đây là ngư trường giàu các loài thế mạnh của Nhật cá Bản. Nhật Bản nghèo về tài nguyên khoáng sản, chỉ có than đá và đồng có Khoáng sản trữlượng tương đối, các khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể. Thiên tai (bão lụt),lạnh giá về mùa đông Lũ lên nhanh, hạn chế GTVT đường sông. Thiếu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Phụ lục 2 Giai đoạn Đặc điểm nền kinh tế Nguyên nhân 1945 - 1950 Nền kinh tế bị suy sụp Thất bại trong chiến tranh TG nghiêm trọng II. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 12 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1951 - 1973 1974 - 1980 1981 - 1990 1991 đến nay Tốc độ tăng trưởng kinh - Tập trung phát triển các tế cao, thần kì. ngành then chốt trọng điểm từng thời kì - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng Tăng trưởng kinh tế giảm Khủng hoảng dầu mỏ. (2,6%- 1980) Tốc độ tăng trưởng trung bình 5,3%. Tăng trưởng kinh tế chậm lại Ž suy thoái Ž dấu hiệu phục hồi. Điều chỉnh chiến lược. Sự cạnh tranh mạnh của các trung tâm kinh tế. Khủng hoảng tài chính Châu Á Sự điều chỉnh chính sách HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 13 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ Phụ lục 3: NHẬT BẢN Dân cư Điềều kiện tự nhiền Vị trí địa lí và lãnh thổ Đặc điểm tự nhiề n Dân sốế đống cơ câếu dân sốế già Sự phân bốế dân cư Tình hình phát triển kinh tềế Đặc điểm ngườ i lao đống Nhật Bản Chia 5 giai đoạn: - 1945 - 1950 - 1951-1973 - 1974 - 1980 - 1981 - 1990 - 1991 đềến nay HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 14 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 2.2. Bài 6 - Địa 11 B - ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA Bài 6:. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ A. MỤC TIÊU: I.Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, phân bố dân cư, các thành phố lớn, phân bố các ngành công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chính. - Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư. 3. Thái độ: - Nhận thức được rằng bên cạnh những thuận lợi to lớn về tự nhiên, Hoa Kì cũng thường xuyên đối mặt với những khó khăn do thiên nhiên mang lai. II. Mở rộng và nâng cao - Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kì. B. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng đồ dùng trực quan: tranh ảnh, bản đồ… - Thảo luận nhóm. - Dạy học dự án C. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Bài giảng điện tử , phiếu học tập. * Học sinh: - Hoàn thành phiếu học tập, chuẩn bị các sản phẩm D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số II/ Kiểm tra bài cũ: III/ Nội dung bài mới: HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 15 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1) Đặt vấn đề: Ở phần I các em đã được tìm hiểu về những vấn đề địa lí kinh tế xã hội chung của thế giới và các châu lục. Bắt đầu từ bài học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về các quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ Việt Nam vượt Thái Bình Dương chúng ta đặt chân đến đất nước đầu tiên - cường quốc kinh tế số 1 thế giới hiện nay - đất nước Hoa Kỳ. 2) Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm 1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ: vi lãnh thổ Hoa Kì (Cả lớp) a. Phạm vi lãnh thổ: Bước 1: GV chiếu bản đồ các nước - S đứng thứ 3 thế giới. trên thế giới, yêu cầu HS: - Gồm 3 bộ phận: - Nhận xét diện tích Hoa Kì + Trung tâm Bắc Mĩ. - Xác định định lãnh thổ Hoa Kì. + Bán đảo A - la -xca. - Ý nghĩa của lãnh thổ đối với sự phát + Quần đảo Ha –oai. triển của Hoa Kì b. Vị trí địa lí: Bước 2: HS trả lời, GV xác định lại - Nằm ở bán cầu Tây. lãnh thổ Hoa Kì trên bản đồ, bổ sung - Giữa hai đại dương lớn. thêm kiến thức, chuẩn kiến thức. - Giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La-tinh. Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào bản =>Ý nghĩa: đồ trả lời các câu hỏi sau: + Tránh được 2 cuộc đại chiến thế giới. - Xác định vị trí địa lí của Hoa Kì? + Độc chiếm thị trường châu Mỹ rộng - Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào lớn. đối với sự phát triển kinh tế- xã hội + Phát triển tổng hợp kinh tế biển. Hoa Kì? Bước 4: HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. 2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự thiên nhiên. nhiên, tài nguyên thiên nhiên. (Dạy a. Đặc điểm tự nhiên trung tâm lục học dự án) địa Bắc Mĩ: thiên nhiên đa dạng, có sự Bước 1: chiếu bản đồ Hoa Kỳ khác biệt từ đông sang tây, tạo nên 3 GV đặt câu hỏi: Lãnh thổ Hoa Kì có vùng tự nhiên: thể chia làm mấy vùng, đó là những (Phiếu học tập) vùng nào? HS trả lời (GV đã giao dự án cho các nhóm - Nhóm 1: Tìm hiểu vùng phía Tây. - Nhóm 2: Tìm hiểu vùng phía Đông. - Nhóm 3: Tìm hiểu trung tâm.. - Nhóm 4: Tìm hiểu bán đảo Alaska HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 16 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ và quần đảo Ha-wai) Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình tìm hiểu, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Đánh giá tài nguyên thiên nhiên. (Cá nhân) GV dùng lược đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kì, kết hợp bảng chuẩn hiến thức 3 vùng tự nhiên gọi HS đánh giá đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ ? Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế (thảo luận theo bàn) Bước 1: GV hướng dẫn HS dựa vào biểu đồ, bảng 6.1, 6.2 và SGK hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2: HS trao đổi, trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Tìm hiểu phân bố dân cư (cặp đôi) Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát H 6.2 SGK trả lời các câu hỏi: - Hãy nhận xét sự phân bố dân cư Hoa Kì? - Giải thích vì sao dân cư Hoa Kì phân bố như vậy? Bước 2: HS trả lời, GV giải thích và chuẩn kiến thức. Bước 3: GV nêu tỉ lệ dân thành thị Dựa vào bản đồ, hãy xác định các thành phố đông dân của Hoa Kì? Bước 4: HS trả lời, GV giải thích và chuẩn kiến thức. IV. Củng cố b. Tài nguyên thiên nhiên: - Giàu tài nguyên, tạo điều kiện phát triển kinh tế. 3. Dân cư a. Đặc điểm dân cư ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế - Dân số đông, gia tăng nhanh do nhập cư. => đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp 0.6%. - Thành phần dân cư đa dạng. - Sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm dần. b. Phân bố dân cư: - Tập trung đông ở ven Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, càng vào sâu nội địa càng thưa dân. - Xu hướng chuyển dịch từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương. - Tỉ lệ dân thành phố rất cao. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 17 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ - Sử dụng sơ đồ tư duy yêu cầu học sinh tái hiện lại nộ dung bài học V. Hướng dẫn học bài 1. Về nhà làm bài tập ở vở bài tập 2. Chuẩn bị bài mời: NHÓM 1,2: Tìm hiểu nội dung mục 1 SGK trang 41, nêu đặc điểm ngành dịch vụ NHÓM 3,4: Tìm hiểu nội dung mục 2 SGK trang 42, lược đồ 6.7 và bảng 6.4, nêu đặc điểm ngành công nghiệp NHÓM 5,6: Tìm hiểu nội dung mục 1 SGK trang 41, nêu đặc điểm ngành dịch vụ PHỤ LỤC PHIẾẾU HỌC TẬP SỐẾ 1 Vùng Phía Tây Trung Tâm Phía Đông Địa hình, khí hậu Tài nguyên Khó khăn THỐNG TIN PHẢN HỐỒI Vùng Địa hình, khí hậu Tài nguyên Khó khăn Phía Tây - Núi trẻ Coocđie, xen giữa bồn địa, cao nguyên => Khí hậu khô hạn. - ĐB ven TBD => Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hải dương. - Giàu có: Kim loại màu, kim loại quý, năng lượng, đb hẹp màu mỡ, tài nguyên rừng… - Động đất, hạn hán, cháy rừng.. Trung Tâm - Phía bắc và tây: gò đồi thấp => Khí hậu ôn đới lục địa. - Phía nam: đồng bằng rộng lớn => Khí hậu cận nhiệt đới. Phía Đông - Núi già APALAT và đồng bằng ven ĐTD. => Khí hậu ôn đới hải dương, cận nhiệt nhiệt. - Giàu khoáng sản: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí đốt.. - Đất phù sa màu mỡ, đồng cỏ… - Lốc xoáy, bão, mưa lũ.. - Than đá, quặng sắt, thuỷ năng… - Đồng bằng ven biển màu mỡ. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 - Bão, lụt… Trang: 18 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ĐẶCĐIỂM ĐIỂMDÂN DÂN SỐỐ KÌKÌ ĐẶC SỐHOA HOA Số dân Cơ câế u dân sốế theo tuổi:tuổi: Cơ cấu dân số theo Tình hình gia tăng .................................................... Thành phần dân cư: ...................................................... ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 19 HỌC PHẦN: KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ C. KẾT LUẬN Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong dạy học Địa lí. Phương pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (HS) sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí. Một trong những biện pháp để phát huy tính tích cực của HS là sử dụng bản đồ tổ chức các hoạt động dạy học, đưa HS tham gia các hoạt động và tích cực xây dựng kiến thức nhằm giải quyết những nhiệm vụ đề ra. Phương pháp sử dụng bản đồ để thiết kế các hoạt động dạy học đã đưa HS vào các hoạt động và làm cho HS tham gia tích cực vào việc xây dựng kiến thức nhằm giải quyết những nhiệm vụ đề ra. Phương pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của HS không những góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông mà còn giúp phát triển năng lực sử dụng bản đồ. Đây là một trong những năng lực chuyên biệt quan trọng của môn Địa lí, được xác định trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS và đang được triển khai ở các trường phổ thông của nước ta hiện nay. HỌC VIÊN: PHANTHỊ CẨM GIANG - LỚP LL & PPDH ĐỊA LÍ K25 Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan