Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính từ chỉ màu sắc trong thơ hàn mặc tử...

Tài liệu Tính từ chỉ màu sắc trong thơ hàn mặc tử

.DOC
64
1129
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN ----------------NGÔ THỊ HIỀN TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VINH 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 0 KHOA NGỮ VĂN ----------------- TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Mai Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hiền Lớp: 48A – văn VINH 2011 1 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ tận tình của TS. Trịnh Thị Mai – người trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng với sự động viên, khích lệ và chỉ bảo của các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn Trường Đại Học Vinh. Mặc dù đã rất cố gắng, song thời gian và năng lực có hạn, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo, cùng các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Vinh, ngày 01 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Ngô Thị Hiền 2 Mục lục Trang Mở đầu…………….............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài…………............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................1 3. Đối tượng, mục đích nghiên cứu....................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................5 6. Đóng góp của luận văn...................................................................................................5 7. Bố cục của luận văn........................................................................................................6 Chương 1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài.....................................................7 1.1. Tính từ và tính từ chỉ màu sắc.......................................................................................7 1.1.1. Tính từ........................................................................................................................7 1.1.2. Tính từ chỉ màu sắc..................................................................................................10 1.2. Hàn Mặc Tử - Tác giả và tác phẩm.............................................................................14 1.2.1. Tác giả......................................................................................................................14 1.2.2. Tác phẩm..................................................................................................................16 1.2.3. Vị trí của thơ Hàn Mặc Tử trong nền thơ ca Việt Nam............................................18 Chương 2. Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử...............................21 2.1. Kết quả thống kê, phân loại.........................................................................................21 2.2. Các loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử....................................................22 2.2.1. Tính từ chỉ màu vàng................................................................................................22 2.2.2. Tính từ chỉ màu xanh................................................................................................26 2.2.3. Tính từ chỉ màu trắng...............................................................................................32 2.2.4. Tính từ chỉ màu đỏ....................................................................................................35 2.2.5. Tính từ chỉ màu hồng................................................................................................38 2.3. Tiểu kết........................................................................................................................40 Chương 3. Vai trò của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử...........................42 3.1. Tính từ chỉ màu sắc với vai trò là phương tiện thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc...............................................................................................................................42 3.2. Tính từ chỉ màu sắc với vai trò là phương tiện thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của một con người chịu nỗi đau bệnh tật.........................................................................................47 3.3. Tiểu kết .......................................................................................................................55 Kết luận.............................................................................................................................57 Tài liệu tham khảo............................................................................................................58 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của cảm xúc, là sự thăng hoa của người nghệ sĩ. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều thể hiện những cung bậc tình cảm của người viết. Từ ngữ trong thơ giữ một vai trò quan trọng. Nó không chỉ là chất liệu để sáng tác mà còn là phương tiện để nhà thơ giãi bày cảm xúc. 1.2. Hàn Mặc Tử là một trong những hiện tượng đôc đáo, là ngôi sao lạ của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ 20. Thơ Hàn Mặc Tử chính là con người, cuộc đời Hàn Mặc Tử. Tuy quãng đời ngắn ngủi nhưng thi nhân đã để lại nhiều tập thơ có giá trị đi vào lòng các thế hệ bạn đọc. Thơ Hàn Mặc Tử là sự hòa sắc của cả lãng mạn, tượng trưng và siêu thực. Ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử được đánh giá là độc đáo, có sức ám ảnh lớn. Tính từ chỉ màu sắc là một phương diện nổi trội góp phần làm nên cái độc đáo ấy. Chính vì vậy, việc tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử” sẽ là cơ sở chắc chắn để chúng ta khẳng định tài năng của nhà thơ, khẳng định một nét riêng biệt của thơ Hàn Mặc Tử. 1.3. Hiện nay, thơ của Hàn Mặc Tử đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Do đó, tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử” cũng là một việc làm có đóng góp thiết thực cho việc học tập và giảng dạy thơ ông. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Những công trình nghiên cứu tính từ, từ chỉ màu sắc trong ngôn ngữ nói chung và trong thơ ca nói riêng. 1 Trước đây, việc nghiên cứu văn học và ngôn ngữ thường tách bạch nhau thành hai lĩnh vực độc lập. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học hầu hết thường được nghiên cứu từ bình diện giải mã ngữ nghĩa, phân tích nội dung. Ngày nay thi pháp học hiện đại phát triển, việc tiếp cận một tác phẩm văn học được mở rộng ra từ nhiều góc độ khác nhau. Xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ hiện nay được rất nhiều nhà nghiên cứu áp dụng. Việc phân tích tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ này sẽ phát hiện ra được vai trò, ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung tác phẩm và thể hiện phong cách nhà văn. Trong đó việc nghiên cứu từ ngữ trong các tác phẩm cũng là một hướng đi mới của nhiều tác giả, nhất là hướng tiếp câ n từ phương â diê ân từ loại. Vấn đề khảo sát từ loại tính từ trong các tác phẩm văn học tuy còn ít nhưng cũng có một số công trình đề cập tới, chủ yếu là các luâ ân văn thạc sĩ như : “Khảo sát từ loại tính từ trong Truyện Kiều” của Nguyễn Thị Kim Anh, “ Khảo sát nhóm từ biểu thị màu sắc trong thơ Mới” của Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, “Nhóm từ biểu thị hương vị trong thơ Mới” của Nguyễn Thị Ngân, “ Tính từ mô phỏng trong tập thơ “ Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa” của Hoàng Thị Yến,… Riêng tính từ chỉ màu sắc không chỉ là mô ât tiểu loại quan trọng của tính từ trong Tiếng Viê ât mà còn là mô ât bô â phâ ân từ ngữ rất quan trọng trong thơ ca thì đã được nghiên cứu nhưng cũng chưa nhiều. Đó là mô ât số bài viết hoă âc luâ ân văn như : Đào Thản với các bài viết : “Hê â thống từ chỉ màu phụ trong Tiếng Viê ât” và “Màu đỏ trong thơ”, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh với luâ n â văn thạc sĩ : “Khảo sát nhóm từ biểu thị màu sắc trong thơ Mới”, Nguyễn Hữu An với luâ ân văn : “Vốn từ chỉ màu sắc”, Nguyễn Thị Ngân Hoa với bài viết : “Màu xanh trong thơ Tố Hữu” (Ngữ học trẻ, 2005). 2.2. Những công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử. 2 Ngay từ lúc mới sáng tác, ngôi sao Hàn Mặc Tử đã toả sáng trên thi đàn Thơ Mới như một hiện tượng kì dị. Đương thời ông là “Con rồng của nhóm Tứ linh”, “vị chúa của Trường thơ Loạn”, gương mặt tiêu biểu cho thơ ca Tượng trưng ở Bình Định. Hơn nửa thế kỉ từ khi Hàn Mặc Tử qua đời, có nhiều đánh giá khác nhau về thơ ông : người khen cũng lắm, kẻ chê cũng không ít…Năm 1931, Phan Bội Châu khi đọc được ba bài thơ (Chùa hoàng, Gái ở chùa, Thức khuya ) của Hàn Mặc Tử đăng ở Thực Nghiệp dân báo đã tấm tắc khen ngợi “chưa gặp bài nào hay đến thế” và ước ao có ngày gặp gỡ. Năm 1936, với tập “Gái quê”, Hàn Mặc Tử khoác một dung nhan lạ lẫm khác thường chính thức ra mắt sàn diễn Thơ Mới khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt khi “Trường thơ Loạn” và tập “Thơ điên” xuất hiện thì giới nghiên cứu không thể không chú ý tới hiện tượng này. Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” nhận xét : “Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mặc Tử nhiều lắm. Có người bảo Hàn Mặc Tử, thơ với thẩn gì, toàn nói nhảm. Có người còn nghiêm khắc hơn nữa : “Thơ gì mà rắc rối thế. Mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình”. Năm 1940, khi thi sĩ tài hoa này qua đời thì Làng thơ Việt Nam, giới nghiên cứu phê bình và công chúng yêu thơ Hàn Mặc Tử chợt bừng tỉnh.Trên các tờ báo liên tục đăng các bài viết của các tác giả : Chế Lan Viên, Hoàng Trọng Miên, Quách Tấn, Bích Khê,… ca tụng thiên tài Hàn Mặc Tử. Chế Lan Viên khẳng định một cách quyết liệt : “Tử là một thiên tài. Tử mới chính thật là thiên tài trên cái nghèo kém của đất nước này”. Trọng Miên coi Hàn Mặc Tử là một thiên tài, một nguồn thơ tân kì làm bằng máu, bằng lệ, bằng hồn với tất cả sự say mê, rung động của một người hoàn toàn đau khổ. Trần Thanh Mại trong “Thân thế và thi văn” khẳng định : “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỉ 20 mở một cuộc cải cách cho văn chương Việt Nam và thành công một cách rực rỡ”. Năm 1940, Hoài Thanh, Hoài Chân giới thiệu Hàn Mặc Tử trong “Thi nhân Việt Nam”. Năm 1945, Vũ 3 Ngọc Phan giới thiệu Hàn Mặc Tử trong “Nhà văn Việt Nam hiện đại”. Từ năm 1945 đến 1975 do nhiều lý do trên văn đàn Việt Nam ít nhắc tới Hàn Mặc Tử. Sau năm 1975, nhiều công trình nghiên cứu Hàn Mặc Tử xuất hiện trở lại. Đặc biệt chú ý tới 3 công trình của các tác giả : Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn và Trần Thị Huyền Trang đã giới thiệu tương đối đầy đủ về thơ Hàn Mặc Tử cũng như các ý kiến đánh giá về thơ ông qua các thời kì. Trên đây là các công trình nghiên cứu thơ Hàn Mă âc Tử từ góc đô â lý luâ n văn học. Riêng về ngôn ngữ thơ Hàn Mă âc Tử, cũng đã có mô ât số tác giả â đề câ âp tới như : Chế Lan Viên, Quách Tấn, Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan, … Thơ Hàn Mặc Tử trước hết được đánh giá ở cách sử dụng từ ngữ, câu thơ. Đặc biệt ông hay sử dụng từ Hán Việt. Đồng thời ông cũng thường sử dụng những từ, cụm từ quen thuộc, dân dã, gần gũi với người Việt Nam. Trong hành trình Thơ mới cũng như ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử được đánh giá : “Nếu được kể tên 10 nhà thơ Tiếng Việt (chữ Nôm) được biết tới tôi dám kể có Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và cuối cùng là Hàn Mặc Tử” (Nguyễn Quân). Ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử vừa cổ điển vừa tân kì, nó đặc sắc ở chỗ “ngũ quan” và “tứ chi” của người thơ không tách bạch ra được khỏi hồn và phách, ý và tứ thơ. Các tác giả Trần Thị Huyền Trang, Đặng Tiến, Yến Lan,…khẳng định thơ Hàn Mặc Tử có nhiều hình ảnh và ngôn từ lấy trong Kinh Thánh. Vương Trí Nhàn lại tìm thấy “vẻ đẹp kì dị” rất hiện đại của ngôn ngữ thơ câu thơ buộc ra như một sự dứt bỏ, tự giải thoát (Hàn Mặc Tử -Hương thơm và mật đắng). Còn Phan Cự Đệ lại nêu lên những đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử trên nhiều phương diện, đặc biệt là tính nhạc, tính chính xác tuyệt diệu của ngôn từ thơ đến mức không thể thay thế. [7, 29-30] Nhìn chung đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mă âc Tử nhưng riêng về ngôn ngữ thì còn ít công trình chuyên sâu. Đă âc biê ât, 4 chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tính từ chỉ màu sắc trong thơ ông. Chính vì vâ ây, chúng tôi chọn đề tài “Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử” làm đối tượng nghiên cứu. 3.Đối tượng, mục đích nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử. Tư liê âu thống kê là cuốn “Thơ Hàn Mă âc Tử” do Mã Giang Lân tuyển chọn, nhà xuất bản Văn hoá thông tin với 6 tập thơ : Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên. 3.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu các loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử, phân tích đă âc điểm của từng loại màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử. Từ những tính từ chỉ màu sắc đó để thấy được vai trò của nó đối với thơ Hàn Mă âc Tử. Qua hê â thống tính từ chỉ màu sắc, luâ ân văn nhằm tìm ra những đă c trưng, những nét đô âc đáo của thơ Hàn Mă âc Tử. â 4. Nhiê êm vụ nghiên cứu.  Thống kê, phân loại các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử  Miêu tả các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử qua các sắc đô â màu để thấy được giá trị ngữ nghĩa của chúng. Từ đó, thấy được dụng ý của nhà thơ trong viê âc dùng các tính từ chỉ màu sắc.  Tìm hiểu vai trò của lớp tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mă âc Tử. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiê ân đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp :  Phương pháp thống kê, phân loại.  Phương pháp phân tích, miêu tả.  Phương pháp so sánh. 5 …. 6. Đóng góp của luâ ên văn. Luâ ân văn của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu khám phá mô ât nét đă âc sắc của ngôn ngữ thơ Hàn Mă âc Tử, đó là tính từ chỉ màu sắc. Do đó, luâ n văn có những đóng góp nhất định cho viê âc phân tích ngôn ngữ thơ nói â chung và ngôn ngữ thơ Hàn Mă âc Tử nói riêng. Đă âc biê ât, công trình có ý nghĩa thiết thực đối với viê âc phân tích có hiê âu quả các bài thơ của Hàn Mă âc Tử ở trường phổ thông, góp phần giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp và những nét đô âc đáo của mô t gương mă ât tiêu biểu trong nền thơ ca Viê ât Nam. â 7. Bố cục của luâ ên văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luâ ân văn gồm có 3 chương : Chương 1 : Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2 : Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử Chương 3 : Vai trò của tính từ chỉ màu sắc trong thơ Hàn Mặc Tử 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tính từ và tính từ chỉ màu sắc 1.1.1. Tính từ. 1.1.1.1. Khái niệm. Tính từ là mô ât trong ba từ loại cơ bản của Tiếng Viê ât. Khi bàn về tính từ, các nhà nghiên cứu đều thống nhất : Tính từ là những từ chỉ tính chất, đă âc điểm của sự vâ ât, hiê ân tượng hoă âc của quá trình, hoạt đô ng. â 1.1.1.2 Đặc điểm. - Về ý nghĩa : Tính từ là những từ chỉ đă âc điểm, tính chất. - Về khả năng kết hợp trong cụm từ. + Tính từ có khả năng làm trung tâm của cụm tính từ. Ví dụ : Anh ta rất lười học. TT + Tính từ kết hợp trực tiếp với các phó từ chỉ mức đô , chỉ sự tiếp diễn, chỉ â sự phủ định,… ở phía trước và kết hợp với rất nhiều từ loại ở phía sau. Ví dụ : rất đẹp hơi lười học không giỏi lắm rô ông thêng thang 8 mét xanh biêng biếc - Về chức vụ ngữ pháp trong câu. 7 Tính từ cũng như đô ng từ luôn đảm nhâ ân chức vụ vị ngữ trong câu. â Ví dụ : Hoa lục bình // tím cả bờ sông. Nàng // xanh xao như một tàu lá Ngoài ra, tính từ còn có khả năng làm thành phần chủ ngữ, định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho động từ và cho các tính từ khác. Ví dụ: Tia // lửa đỏ -> tính từ làm định ngữ cho danh từ. Biển đen // màu mực ai mài.-> tính từ làm chủ ngữ. … 1.1.1.3. Phân loại tính từ Việc phân loại tính từ có nhiều quan điểm khác nhau: Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp Tiếng Việt” chia tính từ thành hai loại: - Lớp từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa tự thân. Chúng thường kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa thang độ : rất, hơi, khi, quá, lắm,… hoặc kết hợp với thực từ hàm ý chỉ thang độ. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ gồm : + Tính từ chỉ phẩm chất : tốt, đẹp, xấu, hèn, mạnh,… + Tính từ chỉ đặc trưng về lượng : nhiều, ít, cao, thấp, rộng, hẹp,… + Tính từ chỉ đặc trưng về cường độ : nóng, lạnh, sáng, tối,… +Tính từ đặc trưng về hình thể : vuông, tròn, thẳng, cong,… + Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng,… + Tính từ chỉ đặc trưng âm thanh : ồn, im, vắng, ồn ào, lặng lẽ,… + Tính từ chỉ đặc trưng mùi vị : thơm, thối, đắng, cay, ngọt,… - Lớp từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. Lớp tính từ này chỉ đặc trưng đồng thời biểu thị thang độ của đặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức tuyệt đối. Do đó, chúng không kết hợp 8 với phụ từ mức độ như rất, hơi, quá, lắm,…và cũng không đòi hỏi thực từ đi kèm để bổ nghĩa. Trong lớp tính từ này có các nhóm : + Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối. Số lượng từ trong nhóm này rất hạn chế : riêng, chung, công, tư, chính, phụ,… Chúng thường dùng kèm với danh từ, hoặc với động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ. + Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép : đỏ lòm, trắng phau, đen sì, xanh xanh,… Ý nghĩa đặc trưng tự thân ở thang độ tuyệt đối, không được đặt vào thế đối lập, so sánh. Nhóm này không kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. + Tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng. Các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh, hoặc theo lối biểu trưng - âm nghĩa, mô phỏng gián tiếp hình thể của sự vật, hành động hoặc tính chất : ào ào, đùng đùng, lè tè, lênh khênh,…Tính từ mô phỏng có thể kết hợp hạn chế với phụ từ hơi. Cũng phân thành 2 loại tính từ được đánh giá theo thang đô â và không được đánh giá theo thang đô , còn có tác giả Lê Biên. Theo ông, tính từ được â chia làm 2 loại : - Tính từ không được đánh giá theo thang đô â (Tính từ chỉ đă âc trưng tính chất tuyê ât đối). Đây là những tính từ mà bản thân đã hàm chứa ý nghĩa tuyê ât đối về đă âc điểm, tính chất cho nên không kết hợp với các phó từ chỉ mức đô â. Loại này gồm các tính từ : + công, chung, riêng, tư,… + trống, mái, chẵn, lẻ,… + đỏ au, xanh rì,… - Tính từ được đánh giá theo thang đô . Những tính từ này có thể so sánh về â mức đô â của đă âc trưng nên nó kết hợp trực tiếp với các phó từ chỉ mức đô â. Tiểu loại này gồm : 9 + Tính từ chỉ màu sắc, mùi vị : xanh, đỏ, đắng, cay,… + Tính từ chỉ thuô âc tính vâ ât lý :mềm, dẻo, cứng,… + Tính từ chỉ trạng thái tâm lý : hiền, ác, tử tế, dịu dàng,… Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp Tiếng Việt” chia tính từ thành các tiểu nhóm sau : -Nhóm tính từ chỉ tính chất - phẩm chất : xấu, đẹp, giàu, sang, hèn, kém,… - Nhóm tính từ chỉ trạng thái : nhanh, chậm,… - Nhóm tính từ chỉ kích thước - số lượng : to, nhỏ, nặng, nhẹ,… -Nhóm tính từ chỉ màu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng,… 1.1.2. Tính từ chỉ màu sắc. 1.1.2.1. Khái niệm màu sắc. Màu sắc hiện diện mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, nhìn ra thiên nhiên, biển trời bát ngát một màu xanh, mây trắng bồng bềnh, mái ngói đỏ tươi, hoa lá muôn màu,…Và xung quanh ta từ những vật dụng thường ngày, sách báo tranh ảnh cho đến quần áo, trang sức đều được tô điểm bằng những màu sắc đa dạng, phong phú và vui mắt. Nghĩa là tất cả sự vật tồn tại xung quanh ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho con người và cuộc sống thêm tươi đẹp, đáng yêu hơn. Màu sắc là một hiện tượng phong phú, gần gũi mà con người nhận biết được liên tục hằng ngày. Thông thường, mắt con người nhận biết được vô vàn màu sắc và màu sắc đó luôn biến đổi trong tương quan bất tận của chúng dưới tác động của các nguồn sáng khác nhau. Nguồn ánh sáng chủ yếu vẫn là mặt trời. Ánh sáng mặt trời lại liên tục thay đổi : ánh sáng buổi bình minh khác ánh sáng trưa, chiều, tối. Nguồn sáng không chỉ tác động vào đối tượng có màu mà còn tác động vào cả bộ máy quang học của con người là đôi mắt. Bản thân đôi mắt, với sự khép mở dưới tác động của nguồn sáng cũng thay đổi liên tục và tinh vi. Như vậy cả ba yếu tố : ánh sáng, một vật thể và con mắt 10 người tạo điều kiện cho sự nhìn màu luôn thay đổi, do đó màu là gì là điều rất khó nắm bắt. Có thể nói, màu sắc trong tự nhiên đồng nhất với dải quang phổ mà ta lần lượt có các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đó là các màu, các khoảng nhìn thấy được của mắt. Ranh giới giữa các màu nhiều khi chỉ là sự tương đối. Màu sắc là sự biểu hiện phức tạp của nhận thức và cảm thụ thị giác. Nó là đối tượng của hàng loạt ngành khoa học và kĩ thuật khác nhau. Hoá học coi nó là biểu hiện của phổ ánh sáng. Nghề in coi việc in màu là một nghệ thuật, thực hiện các cách chồng màu để có màu gần với sự thực. Và văn học cũng sử dụng nó như một phương thức nghệ thuật để chuyển tải những cảm quan nghệ thuật, những tâm trạng, những nỗi niềm của thi nhân. Trong sáng tạo nghệ thuật không thể thiếu được màu sắc, bởi nó là một trong những ngôn ngữ tạo hình rất quan trọng. Trong hội hoạ, các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm “vòng tròn màu” và “dải phổ màu” để nói đến cái gốc của việc nghiên cứu màu. Ánh sáng là thái cực đầu tiên. Từ đó người ta tìm ra ba màu gốc “thánh ba ngôi” là : đỏ - vàng - lam. Ba màu này kết hợp từng đôi một cho ta ba màu phái sinh cơ bản nữa là : da cam - lục - tím. Theo đĩa màu của Niutơn ta có ba màu gốc là: đỏ - vàng – lam, với hai màu nóng (đỏ, vàng ) và một màu lạnh ( lam ). Ba màu nhị hợp là xanh lục, da cam, tím với hai màu lạnh, một màu nóng. Như vậy, vòng tròn màu có hai nửa nóng lạnh với ba màu nóng và ba màu lạnh. Các màu đặt cạnh nhau hoặc đối lập nhau nên vòng tròn màu đều nảy sinh ra màu. Độ sáng, tối của màu quyết định sắc độ của màu. Một trong những yếu tố làm nên tính cá biệt, tính ấn tượng trong hội hoạ đó là sự pha trộn, kết hợp hài hoà giữa các màu trong tranh. Sự hài hoà của màu là khái niệm khó định nghĩa. Tuy nhiên nếu công nhận “vòng tròn màu” 11 với khái niệm nàu, độ tối, sáng,…thì sự hài hoà của màu nghĩa là các yếu tố đó phải đươc sử dụng thế nào để thoả đôi mắt một cách tốt nhất. Sự kết hợp, sắp xếp, pha trộn giữa các màu khác nhau gợi lên những không gian có chiều rộng, chiều dài và cả chiều sâu. Chính sự tương quan giữa các màu cụ thể tạo ra các hiệu quả thẫm mỹ cụ thể. Vì vậy, không nên gắn cho các biểu hiện màu sắc một ngữ nghĩa cố định. Màu đen không nhất thiết là nặng nề, tăm tối mà có khi nó êm ái, ấm áp. Màu hồng không nhất thiết là vị ngọt và cảm giác mỏng, nhẹ. Tất cả phụ thuộc vào tương quan cụ thể và phong phú của màu, chỉ có đời sống màu sắc cụ thể của mỗi người cầm bút và người thưởng thức mới là chân lý đáng tin cậy. Sự nhận biết màu sắc rõ ràng do thị giác mang lại nhưng nó không bao giờ tách khỏi các hiệu quả tâm lý, xúc cảm do màu sắc gây ra. Màu sắc tác động một cách phức tạp, tinh vi và rất nhanh nhạy vào tâm lý và gây ra xúc cảm, gây liên tưởng, tác động mạnh mẽ tới con người. Tâm lý màu dựa trên một loạt thói quen không ổn định của con người về màu. Đó là các thói quen thị giác màu có tính phổ quát nhất. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử của dân tộc, do điều kiện khí hậu, địa lý, tôn giáo, tư tưởng, các tập tục văn hoá mà mỗi dân tộc cố kết dần cho mình một tâm lý màu riêng với những nét độc đáo riêng. Với mỗi cá nhân con người cũng vậy, mỗi người có một tâm lý màu hình thành do kinh nghiệm màu trong lịch sử cá nhân để lại. Tác động tâm lý của màu còn phụ thuộc vào mỗi cảnh và tình huống, nó không tách khỏi tình trạng tâm lý cụ thể của người cảm thụ màu. 1.1.2.2. Tính từ chỉ màu sắc. a) Về từ “màu sắc”. Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên ), từ “màu sắc” được định nghĩa như sau : Khi đóng vai trò là danh từ, “màu sắc” có 2 nghĩa cơ bản : 12 1.Các màu không kể đen và trắng (nghĩa khái quát) Ví dụ: Bức tranh nhiều màu sắc, màu sắc hài hoà,… 2.Tính chất đặc thù. Ví dụ : Màu sắc dân tộc, màu sắc tôn giáo,… Bản thân từ “màu” cũng gợi lên sắc thái biểu thị “sắc”, “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê cũng định nghĩa : Màu : 1. Thuộc tính vật thể hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết bằng mắt cùng với hình dáng giúp phân biệt vật này với vật khác. Ví dụ : Màu vàng của lá, màu xanh của nước biển,… 2. Chất dung để tô thành các màu khi vẽ. Ví dụ : Pha màu, hợp màu,… 3. Màu không kể đen và trắng (nói khái quát). Ví dụ : Ảnh màu, phông màu, phim màu,… 4. Toàn bộ những biểu hiện bên ngoài tạo nên cảm giác có một tính chất nào đó. Ví dụ : Bầu không khí nhuộm màu tang tóc,… b) Về tính từ chỉ màu sắc. Như đã nói, tính từ là những từ chỉ đă c điểm, tính chất. Tính từ được â chia thành nhiều loại, trong đó có mô ât loại là tính từ chỉ màu sắc. Tính từ chỉ màu sắc là tính từ chuyên thể hiê ân đă âc điểm về màu sắc của sự vâ ât, hiê ân tượng như : xanh, đỏ, tím, vàng, đen, xanh lè, đỏ lòm, tím ngắt,… Số lượng tính từ chỉ màu sắc tương đối nhiêu, bao gồm cả từ đơn, từ ghép và từ láy. Do vâ ây, trong đó vừa có những tính từ được đánh giá theo thang đô â như: xanh, đỏ, vàng,… và vừa có những tính từ không được đánh giá theo thang đô â như : xanh rì, tim tím, đỏ loét,… Tính từ chỉ màu sắc cũng có những đă âc điểm chung của tính từ như đã nêu ở trên. 13 1.2. Hàn Mặc Tử - tác giả và tác phẩm 1.2.1. Tác giả. Hàn Mặc Tử sinh ngày 22.12.1912 tại một làng quê nhỏ ven biển Đồng Hới - Quảng Bình. Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí kèm thánh danh là Pierre sau đổi thành Fran cois Xavier (tên thánh thêm sức). Cậu bé ấy đã lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của mẹ là Nguyễn Thị Duy - một người phụ nữ xứ Huế hiền lành, trung hậu, chịu thương chịu khó cùng với bố là Chủ sự Thương chánh Nguyễn Văn Toản. Đó là một gia đình ngoan đạo, nề nếp. Gia đình có tất cả 6 anh chị em. Người anh cả là Nguyễn Bá Nhân, chính nhờ anh mà Hàn Mặc Tử có điều kiện được tiếp tục con đường học vấn sau khi cha mất. Cũng nhờ Bá Nhân dìu dắt mà Hàn Mặc Tử vững vàng bước vào làng thơ khi mới 15 tuổi. Hai chị gái là Nguyễn Như Nghĩa và Nguyễn Như Lễ. Hai em là Nguyễn Bá Tín và Nguyễn Khắc Hiếu. Sau khi cha mất vì bệnh nặng, gia đình Hàn Mặc Tử chuyển vào Quy Nhơn. Do muốn con theo đuổi sự nghiệp công danh nên gia đình đã gửi Hàn Mặc Tử ra Huế học ở trường Dòng Pellerin - một trong những trường nổi tiếng nhất ở Huế. Năm 1930 Hàn Mặc Tử nổi tiếng với bút danh Phong Trần do lời giới thiệu của Phan Sào Nam tiên sinh do Phan Bội Châu đang ẩn cư. Với tài năng đặc biệt, hội nhà Tây Du học đã giới thiệu và ghi tên Hàn Mặc Tử vào danh sách những người du học Pháp. Nhưng cuối năm 1931, khi ra thăm Phan Bội Châu – ông già Bến Ngự, bị mật thám theo dõi, ông bị gạch tên ra khỏi danh sách đó. Năm 1932, Hàn Mặc Tử vào làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn. Tại đây do công việc nhàn rỗi nên ông dành nhiều thời gian cho đọc sách, làm thơ 14 đến nỗi bạn bè gọi ông là thằng “nghiện sách”. Vào thời gian này ông quen Quách Tấn và Hoàng Cúc. Mùa thu năm 1935, Hàn Mặc Tử thôi việc ở đó và cũng thất vọng về mối tình đầu với Hoàng Cúc, anh vào Sài Gòn làm báo theo lời mời của bà chủ bút. Tại đây Hàn Mặc Tử gặp gỡ với rất nhiều bạn thơ rồi đổi bút danh là Lệ Thanh rồi Hàn Mặc Tử. Năm 1936, Hàn Mặc Tử gặp Mộng Cầm và tình cảm giữa họ ngày càng thắm thiết nhưng đến cuối năm, khi bệnh có phần nặng thêm Hàn Mặc Tử đành phải chia tay Mộng Cầm và trở về Quy Nhơn. Suốt 6 năm cuối đời Hàn Mặc Tử sống trong sự đau đớn, hành hạ về thể xác và sự mâu thuẫn vò xé về tinh thần. Mộng Cầm đi lấy chồng, Mai Đình ghé thăm thì trốn, Thương Thương cũng chỉ là một cái bóng trong mộng… Hụt hẫng trong cảm giác bị người tình bỏ rơi cộng với mặc cảm bệnh tật và nỗi cô đơn khủng khiếp, nhà thơ gần như rơi vào trạng thái cuồng loạn triền miên. Tưởng chừng như sụp đổ…Chính trong thời gian này ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị. Các tập thơ, kịch thơ, thơ văn xuôi lần lượt ra đời để giải thoát, cứu rỗi cho một tâm hồn, một con chiên ngoan đạo khi “máu cuồng rền vang dưới ngọn bút” trong một “không gian rớm máu” , khi mà thực, mộng đã lẫn lộn đến không ngờ. Ngày 11/11/1940 người bệnh tên Nguyễn Trọng Trí, số thứ tự 1134 trong sổ ghi danh sách bệnh nhân của bệnh viện phong Quy Hoà, nhập viện chưa đầy 2 tháng đã qua đời. Oái oăm thay, cướp Hàn Mặc Tử khỏi cuộc sớng không phải căn bệnh phong quái ác mà là chứng kiết lị đột khởi. Phút ra đi của nhà thơ mong manh như một làn khói không ai hay. Chỉ có tiếng đọc kinh cầu nguyện thương tiếc cho một linh hồn của những người bạn đồng bệnh. Gia đình chưa biết. Bạn bè ở xa. Một cây thánh giá gỗ cắm trên một nấm mộ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng