Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thu...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện hoài đức hà nội

.PDF
88
28
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ THỊ NHUNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG 6 THÁNG SAU SINH TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số : 60720303 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thị Hương 2. PGS.TS. Trương Tuyết Mai HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo Viện đào tạoY học dự phòng và Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo và các Bộ môn – Phòng ban liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Lê Thị Hương, PGS. TS. Trương Tuyết Mai, TS. Trần Văn Long, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên và giành nhiều thời gian trao đổi và hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Viện Dinh dưỡng đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng tới gia đình của tôi là nguồn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2016 Học viên Vũ Thị Nhung LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Thị Nhung, học viên lớp Cao học khóa 23, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn củaPGS. TS. Lê Thị Hương và PGS.TS. Trương Tuyết Mai 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2016 Học viên Vũ Thị Nhung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS : Ăn bổ sung BMHT : Bú mẹ hoàn toàn CC/T : Chiều cao theo tuổi CN/CC : Cân nặng theo chiều cao CN/T : Cân nặng theo tuổi SDD : Suy dinh dưỡng TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới TTDD : Tình trạng dinh dưỡng UNICEF : United Nations International Children’ Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) VDD : Viện Dinh Dưỡng WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em ............................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng ........................................ 3 1.1.2. Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em .............................................. 4 1.1.3. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ............................................ 10 1.1.4. Thực trạng SDD ở trẻ em trên thế giới và của Việt Nam ......... 11 1.2. Tăng trưởng ở trẻ................................................................................ 13 1.2.1. Cân nặng ở trẻ trong 6 tháng sau sinh .................................... 14 1.2.2. Chiều cao/dài ở trẻ trong 6 tháng sau sinh ............................. 15 1.2.3. Các nghiên cứu theo dõi về tăng trưởng cân nặng, chiều cao của trẻ trong 6 tháng sau sinh..................................................... 17 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19 2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 19 2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 19 2.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 20 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................. 20 2.4.2. Mẫu và chọn mẫu ................................................................. 20 2.4.3. Công cụ thu thập .................................................................. 20 2.4.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .............................................. 20 2.5. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 21 2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 25 2.7. Sai số và các phương pháp khống chế sai số....................................... 26 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 26 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27 3.1. Thông tin chung ................................................................................. 27 3.2. Theo dõi cân nặng, chiều dài, đánh giá tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Hoài Đức. ............................................................. 29 3.2.1. Theo dõi cân nặng, chiều dài và đánh giá tăng trưởng ở trẻ em Hoài Đức..................................................................................... 29 3.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ sau sinh đến 6 tháng tuổi..................................................................................... 35 3.3. Đặc điểm nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng đầu .............................. 42 Chương 4:BÀN LUẬN ............................................................................... 47 4.1. Thông tin cá nhân ............................................................................... 47 4.2. Đánh giá tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em Hoài Đức. ...... 47 4.2.1. Tăng trưởng cân nặng ........................................................... 47 4.2.2. Tăng trưởng chiều dài ........................................................... 51 4.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng sau sinh. ............ 54 4.2.3.1. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi. ................ 55 4.2.3.2. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu chiều cao theo tuổi ................ 56 4.2.3.3. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng/chiều dài. ................ 57 4.3. Một số đặc điểm trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh 59 4.3.1. Nuôi con bằng sữa mẹ .......................................................... 59 4.3.2. Ảnh hưởng của SDD lên tình hình bệnh tật ở trẻ trong 6 tháng sau sinh. 61 KẾT LUẬN ................................................................................................. 62 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc.................13 Bảng 1.2. Cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0-6 tháng ....................................17 Bảng 3.1. Đặc điểm của bà mẹ tham gia nghiên cứu ......................................29 Bảng 3.2. Cân nặng trung bình (kg) của trẻ em theo tháng tuổi và giới .........29 Bảng 3.3. Chiều dài trung bình (cm) của trẻ theo tháng tuổi và theo giới ......31 Bảng 3.4. Mức độ tăng cân nặng (kg) trung bình theo tháng..........................33 Bảng 3.5. Mức độ tăng chiều dài (cm) trung bình theo tháng.........................34 Bảng 3.6. Giá trị Z-score của trẻ theo tháng tuổi ............................................35 Bảng 3.7. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số cân nặng/tháng tuổi...41 Bảng 3.8. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số chiều dài/tháng tuổi ..41 Bảng 3.9. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số cân nặng/chiều dài ....42 Bảng 3.10. Thực trạng nuôi dưỡng trẻ ..............................................................42 Bảng 3.11. Các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong vòng 6 tháng ................44 Bảng 3.12. Tình trạng mắc bệnh của trẻ theo giới trong 6 tháng ......................45 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng lên số ngày và số lần mắc bệnh trung bình trong tháng 6. ........................................................46 Bảng 4.14. Cân nặng lúc đẻ (gr) của trẻ em theo một số tác giả .......................47 Bảng 4.15. So sánh cân nặng trung bình (kg) với kết quả của Vũ Thanh Hương [19] và Lê Thị Hợp .........................................................................50 Bảng 4.16. Chiều dài lúc đẻ của trẻ em theo một số tác giả..............................51 Bảng 4.17. So sánh chiều dài trung bình của trẻ em Hoài Đức với nghiên cứu của Vũ Thanh Hương và Lê Thị Hợp .............................................53 Bảng 4.18. So sánh tình trạng dinh dưỡng các thể trong một số nghiên cứu....54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ trong nghiên cứu theo giới tính ........................ 27 Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng cân nặng (kg) của trẻ Hoài Đức so sánh với chuẩn WHO 2006 qua các tháng. ........................................ 30 Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng chiều dài (cm) của trẻ Hoài Đức so sánh với chuẩn WHO 2006 qua các tháng ......................................... 32 Biểu đồ 3.4. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới. ............... 36 Biều đồ 3.5 Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới. ............... 37 Biểu đồ 3.6. Tình trạng suy dinh dưỡng thể gày còm theo giới ............... 37 Biểu đồ 3.7. Xu hướng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân qua các tháng ......... 38 Biểu đồ 3.8. Xu hướng suy dinh dưỡng thể thấp còi qua các tháng ......... 39 Biểu đồ 3. 9. Xu hướng suy dinh dưỡng thể gày còm qua các tháng ........ 39 Biểu đồ 3.10. Xu hướng thừa cân ở trẻ qua các tháng của cả hai giới. ...... 40 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung theo các thể của trẻ trong nghiên cứu...................................................................................... 40 Biểu đồ 3.12. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng sau sinh .. 43 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là tương lai và hi vọng của toàn thể nhân loại. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ngay từ những ngày đầu khi mới sinh ra là một việc làm hết sức cần thiết. Thời gian trong bụng mẹ và những năm tháng đầu sau sinh là thời gianquan trọng quyết định mọi tiềm lực về sức khỏe, sự phát triển não bộ ở trẻ. Nếu bị suy dinh dưỡng (SDD) sớm thì trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, những đứa trẻ này lớn lên sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ, ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động và gây tổn thất lớn về kinh tế trong tương lai. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước đang phát triển có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ bị chết vì bệnh tật như viêm phổi, ỉa chảy, trong đó suy dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp chiếm tới 50%[1]. Ở Việt Nam, theo điều tra năm 2010[2], tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi lần lượt là 7%, 12% và 4,5%.Theo nghiên cứu của Lê Thi Hương và cộng sự năm 2012[3], cho thấy tỷ lệ này là 10%; 20% và 5% tổng số trẻ được theo dõi. Bên cạnh đó vấn đề thừa cân béo phì đang trở thành một thách thức lớn. Tình trạng thừa cân mới xuất hiện nhưng đã tăng nhanh ngay cả ở vùng nông thôn, theo tác giả Tạ Đăng Hưng[4], tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 6 tuổi ở vùng nông thôntại Hà Nam là 9,2%. Đây cũng là một báo động cho ngành dinh dưỡng Việt Nam hiện nay. Nuôi con bằng sữa mẹ là vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em, cùng với việccho ăn bổ sung hợp lý được coi là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ. Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những nước có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp nhất khu vực. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Phú[5] cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong 6 tháng đầu chỉ là 10,2% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ ở các nước đang phát triển(khoảng 34,8%)[6]. Thực hành NCBSMHT còn liên quan chặt chẽ với việc giảm nguy cơ bệnh tật đặc biệt là bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. 2 Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và thực trạng nuôi dưỡng trẻ, tuy nhiên các nghiên cứu này đều là nghiên cứu mô tả cắt ngang và đối tượng trẻ dưới 6 tháng tuổi còn ítvà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu, đánh giá tăng trưởng của từng cá thể qua các giai đoạn. Mặt khác các chỉ số nhân trắc trẻ luôn thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như dinh dưỡng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thành phố Hà nội, được sáp nhập năm 2008. Từ khi sáp nhập đến nay chưa có đề tài nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại đây, do đó để đánh giá thực trạng về tăng trưởng, tình trạng dinh dưỡngvà thực hành nuôi dưỡng trẻ, góp phần bổ sung vào số liệu nhân trắc trẻ còn ít và luôn thay đổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại một số xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1. Theo dõi cân nặng, chiều dài, đánh giá tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng sau sinh tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. 2. Mô tả một số đặc điểm nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng sau sinh tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em 1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe là kết quả của tình trạng dinh dưỡng tốt. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt là thể hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai[7]. Hiện nay có bốn phương pháp để đánh giá TTDD của trẻ em: - Điều tra khẩu phần. - Các chỉ tiêu nhân trắc. - Thăm khám thực thể. - Các xét nghiệm hóa sinh. Theo TCYTTG, các số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao) quan trọng để đánh giá TTDD và khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao[8]. Cân nặng theo tuổi (CN/T) là chỉ số đánh giá TTDD thông dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Chỉ số này được dùng để đánh giá TTDD của cá thể hay của cộng đồng. CC/T chịu ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡng trước đó và cả thiếu dinh dưỡng hiện tại vì vậy khó xác định được trẻ có vấn đề về dinh dưỡng trong quá khứ hay ở hiện tại. Chiều cao theo tuổi (CC/T) phản ánh tiền sử suy dinh dưỡng (suy dinh dưỡng trong quá khứ), CC/T thấp là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất ảnh hưởng tích lũy dài hạn do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do mắc bệnh mang lại. 4 Cân nặng theo chiều cao (CN/CC) là chỉ số để đánh giá TTDD hiện tại. Chỉ số này để phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng cấp. CN/CC thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại hay gần đây làm cho đứa trẻ không tăng cân hay giảm cân. 1.1.2. Suy dinh dưỡng(SDD) ở trẻ em  Khái niệm SDD Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu Protein- năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và vận động của trẻ[9].  Phân loại SDD. Trước đây để phân loại SDD có rất nhiều phương pháp phân loại như: Theo Gomez(1956), ông đưa ra cách phân loại như sau: quy cân nặng của đối tượng theo phần trăm so với cân nặng được coi là chuẩn của quần thể tham khảo Harvard, theo đó thiếu dinh dưỡng độ I tương ứng với 75% - 90% của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ II tương ứng với 60-75% cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ III khi cân nặng dưới 60% cân nặng chuẩn. Trong một thời gian dài cách phân loại của Gomez được sử dụng như là cách phân loại duy nhất trên cộng đồng.Năm 1966 Jelliffe đã đưa ra cách phân loại SDD và cũng dựa vào quần thể tham khảo Harvard.Năm 1977, Warterlow và cộng sự đã đề nghị sử dụng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi để đánh giá TTDD [10]. Các phân loại của các tác giả trên đều có ưu điểm là dễ áp dụng, đơn giản và dễ hiểu tuy nhiên kết quả đánh giá đều dựa vào tỷ lệ % đạt được so với giá trị trung bình của quần thể tham khảo để phân loại SDD, các ngưỡng phần trăm đề ra chưa tính đến phân bố chuẩn hay không chuẩn cho nên phân loại này thiếu chặt chẽ về mặt thống kê. Ngoài ra cách phân loại này không phân biệt được thiếu dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay đã lâu [10]. 5 Năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới chính thức khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ -2SD đến +2SD để phân loại TTDD trẻ em, quần thể tham khảo được sử dụng là NCHS (National Center For Health Statistics) Từ năm 1994 Hội đồng Y tế thế giới đã thông qua đề nghị của WHO áp dụng chuẩn tăng trưởng mới MGRS(Multicentre Growth Reference Study) bắt đầu thực hiện từ năm 1997 đến 2005. Sau hai thập kỷ áp dụng, một số nhược điểm của quần thể NCHS bộc lộ do được xây dựng trên quần thể trẻ em Hoa Kỳ, đa số trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ mà nuôi bằng sữa công thức. Từ năm 2006, WHO đã khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới MGRS hay WHO 2005 để đánh giá TTDD ở trẻ em và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới, các chỉ tiêu để đánh giá TTDD cũng dựa vào điểm ngưỡng -2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo[11]. Cho tới nay đây là thang phân loại được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng đang sử dụng thang phân loại này. Công thức tính SD score hay điểm Z-ccore được tính theo công thức sau: kích thước đo được – số trung bình của quần thể chuẩn Z-score = độ lệch chuẩn của quần thể chuẩn Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO 2005 với 3 chỉ tiêu dựa vào Z-score là cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ), cân nặng theo chiều cao (WHZ)[12].  Nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến SDD: Nguyên nhân: Năm 1998, UNICEF đã xây dựng mô hình nguyên nhân của SDD, mô hình này cho thấy nguyên nhân của SDD khá phức tạp, đa dạng, có mối quan hệ chặt chẽ với y tế, lương thực- thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ 6 gia đình. Mô hình này nói lên nguyên của SDD gồm nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân cơ bản[13]. Nguyên nhân trực tiếp: Thiếu ăn hay nói rộng hơn là đói nghèo là nguyên nhân trực tiếp của SDD. Theo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010[2] thì có sự khác biệt có ý ngĩa thống kê về tỷ lệ trẻ SDD theo mức kinh tế hộ gia đình. Theo đó, tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ dưới 60 tháng tuổi ở hộ gia đình nghèo nhất cao gấp 3,4 lần so với trẻ ở nhóm gia đình giàu nhất. Cũng theo điều tra này tỷ lệ 7 SDD ở nhóm thành phố lớn thấp hơn rất nhiều (5,5%) so với các xã nghèo (24,8%). Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương tiến hành ở phường Trần Hưng Đạo tỉnh Hà Nam chothấy tỷ lệ SDD tại đây (4,3%) thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung toàn tỉnh (15,9%)[14]. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy cho kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD của những đứa con trong những gia đình ở vùng nông thôn là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và thành thị nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn tại Hải Dương[15]. Còn theo tác giả Tạ Đăng Hưng[4] thì có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ SDD cả ba thể giữa 2 vùng thành thị, nông thôn. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tại phường Trần Hưng Đạo là 4,3%; 7,1%; 7,1% thấp hơn so với kết quả ở xã Kim Bảng là 10,4%; 27,8% và 9,8%. Các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của đứa trẻ. Nhiễm trùng dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa do đó làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, trẻ ăn kém hơn do giảm cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trang dinh dưỡng của trẻ. Theo nghiên cứu của tác giả Cao Thị Thu Hương[16] cho thấy những trẻ tiêu chảy có nguy cơ bị thấp còi cao hơn 1,5 lần so với trẻ không bị tiêu chảy. Cũng theo tác giả thì có mối liên quan giữa tần xuất tiêu chảy với thấp còi, trẻ có tần xuất tiêu chảy nhiều hơn 3 lần thì nguy cơ thấp còi cao hơn 1,5 lần so với trẻ có tần xuất tiêu chảy <3 lần với tỷ xuất chênh OR = 1,5. Theo tác giả Amy L. Ricce, Lisa và cs nhận thấy có mối liên quan giữa SDD và bệnh tật, trẻ bị SDD khi bị tiêu chảy tình trạng bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn, trẻ bị SDD nguy cơ tử vong tăng gấp 2-3 lần[17]. - Nguyên nhân tiềm tàng: Đó là sự yếu kém trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em, kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình, các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ 8 học vấn, nghề nghiệp, số con trong gia đình có liên quan đến tỷ lệ SDD ở trẻ em [14]; [18, 19]. Theo tác giả Nguyễn Chí Kiên có mối liên quankhông có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ SDD ở trẻ của mẹ có trình độ >cấp 3 và trẻ của mẹ có trình độ< cấp 3 và tác giả cũng tìm thấy mối liên quan giữa viêc ABS dưới 6 tháng và trên 6 tháng với trình độ học vấn của mẹ.Còn theo tác giả Lê Thị Hương [20] thì số con trong gia đình, nghề nghiệp của bà mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi. Cũng theo tác giả thì những trẻ sống trong gia đình có 2 con trở lên thì nguy cơ mắc suy dinh dưỡng gấp 4,5 lần so với trẻ ở những gia đình có từ 1 - 2 con, trẻ của những bà mẹ có nghề nghiệp không phải cán bộ viên chức thì nguy cơ mắc suy dinh dưỡng gấp 2,5 lần so với trẻ của những bà mẹ là cán bộ viên chức. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm. Ngoài ra việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổsung chưa tốt cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ SDD. Theo tác giả Trần Thị Tuyết Mai[21] tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu còn thấp (37,3%) cho trẻ ăn bổ sung sớm dưới 6 tháng là (29,%). Theo tổng điều tra dinh dưỡng 2010[2] thì tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu rất thấp chỉ là 19,6%. Đây là một yếu tố nguy cơ của SDD. - Nguyên nhân cơ bản: Đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội, chính sách, nguồn tiềm năng. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc, đặc biệt khủng hoảng kinh tế làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế, dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho suy dinh dưỡng là gánh nặng sức khỏe ở nhiều nước đang phát triển. Tỷ lệ trẻ em trước tuổi đi học bị SDD chiếm từ 20-50%, khu vực Nam Á có tỷ lệ mắc khá cao 40-50%. Số liệu từ các cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khỏe của 11 quốc gia cho thấy hầu hết ở nước này, nhóm trẻ 9 thuộc tầng lớp nghèo khó có tỷ lệ thấp còi cao gấp đôi so với nhóm trẻ thuộc tầng lớp giàu có[22]. Hậu quả của SDD: -Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi: Theo tài liệu của TCYTTG, trong số 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 1999 ở các nước đang phát triển thì có tới 6,3 triệu(54%) có liên quan đến SDD vừa và nhẹ[23]. - Tăng nguy cơ mắc bệnh: Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh như viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy…xảy ra và kéo dài. Khi trẻ bị mắc các bệnh này dẫn đến ăn uống kém, nhu cầu năng lượng tăng cao vì vậy lại làm cho tình trạng SDD càng trở nên trầm trọng hơn. Theo tác giả Cao Thị Thu Hương [16] tỷ lệ trẻ thấp còi có tần xuất bị tiêu chảy ≥ 3 lần trong 3 tháng qua cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở nhóm không thấp còi.Người ta ước tính khoảng 50-60% trẻ dưới 5 tuổi tử vong do nguyên nhân tiềm ẩn là SDD, trong đó 50-70% gánh nặng bệnh tật của tiêu chảy, sởi, sốt rét, nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em toàn thế giới là do sự góp mặt của SDD[24]. Bên cạnh đó các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa ở người tưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Theo Baker, Hale và CS thì có mối liên quan giữa kích thước nhân trắc học mới sinh và lúc 1 tuổi với bệnh tim và coi đó như là một yếu tố nguy cơ[25]. - Chậm phát triển thể chất: Gần đây nhiều bằng chứng cho thấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi giai đoạn của chu kỳ vòng đời. Những trẻ bị SDD bào thai khi sinh ra là những đứa trẻ bị SDD lúc bé, lớn lên sẽ thành trẻ vị thạnh niên thấp bé, trẻ vị thành niên thấp bé sẽ thành những bà mẹ có tầm vóc nhỏ bé, những bà mẹ này dễ sinh ra những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bị suy dinh dưỡng nhẹ cân hoặc thấp còi ngay trong năm đầu[26]. 10 - Chậm phát triển tâm thần: SDD ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành của đứa trẻ. Với sự hiểu biết hiện nay, người ta nhận thấy SDD sớm trong bào thai và những năm đầu của cuộc đời có ảnh hưởng xấu đến phát triển trí tuệ ít nhất suốt cả thời niên thiếu, bởi vì khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng đồng nghĩa với việc thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ và trí tuệ. Trẻ bị SDD thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém[27]. Theo tác giả Lahiri SK và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ở 72 trẻ từ 3 - 6 tuổi sống tại một vùng nông thôn Ấn Độ, các trẻ này được đánh giá tình trạng thể lực và đánh giá chỉ số IQ: tỷ lệ trẻ không suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng độ I có mức IQ bình thường là 77,3% và 75%, trong khi đó chỉ có 57,1% trẻ suy dinh dưỡng độ II và 20% trẻ suy dinh dưỡng độ III có mức IQ bình thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [28]. 1.1.3. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tuyệt đối an toàn cho trẻ em. Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất với trẻ vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và chất khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ. Bú mẹ trẻ sẽ không bị béo phì, phòng được suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng. Theo khuyến cáo của TCYTTG thì sau khi sinh trẻ cần được cho bú mẹ càng sớm càng tốt thậm chí ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn cho tới 6 tháng. Việc bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh có lợi ích cho cả mẹ và con. Sữa mẹ bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ còn gọi là sữa non, sữa non sánh đặc, màu vàng nhạt. Trong sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ nhận được sữa non còn có tác dụng cho việc tống phân su 11 nhanh ngăn chặn vàng da ở trẻ sơ sinh. Sữa non tiết ra ít nhưng chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ[29]. Theo một nghiên cứu dọc của WHO năm 2006 tiến hành trên các thành phố của sáu nước về việc cho bú mẹ từ lúc mới sinh cho đến 24 tháng tuổi có tư vấn bú mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh thấp nhất là ở Ấn Độ(23,1%); cao nhất là Oman (96,7%)[30]. Còn theo nghiên cứu của Bhutta thống kê trong vòng 1 thập niên qua từ năm 2000-2010 của 66 quốc gia cho thấy tỷ lệ này là 48% và tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đạt 34%[31]. Ở Việt Nam, tỷ lệ NCBSMHT đang là mối lo ngại lớn của ngành dinh dưỡng. Theo thống kê năm 2010[2], tỷ lệ này chỉ đạt 11,9%,còn theo nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Phú[5] tiến hành nghiên cứu trên 10 tỉnh thành ở nước ta cho thấy chỉ có 10,6% trẻ được BMHT trong 6 tháng đầu sau sinh. Còn tỷ lệ trẻ được bú sớm là 42,6%. Tác giả Cao Thị Thu Hương và cs[32] nghiên cứu trên 611 bà mẹ đang nuôi con bú dưới 24 tháng ở các vùng sinh thái cho thấy tỷ lệ NCBSMHT trong 4 tháng đầu là 44,4%. Một nghiên cứu khác của Lê Thị Hương[33] tại Quảng Trị cho thấy tỷ lệ cho con bú sớm khá cao tuy nhiên tỷ lệ NCBSMHT đến 4 tháng ở Cẩm Thủy chỉ là 23%, Lang chánh là 17,8%, và Hải Lăng là 27,5% và đến 6 tháng tương ứng là 19%; 8,06%; 18,3% số trẻ. Tỷ lệ trẻ được ăn bổ sung sớm trước 4 tháng tại 3 huyện trên lần lượt là 28,1%; 53,75; 31,9%. Cũng theo tác giả khi nghiên cứu tại huyện Kim Động – Hưng Yên, nơi có nhiều chương trình can thiệp về dinh dưỡng trên địa bàn, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm là 66,7%, tỷ lệ BMHT trong 6 tháng chỉ đạt 26%[34]. Còn theo tác giả Dương Văn Đạt cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là rất cao tại tuần thứ nhất (83,6%) nhưng giảm nhanh vào tuần thứ 16 với 43,6% và đến tuần thứ 24 chỉ còn lại 2 bà mẹ[35]. 1.1.4. Thực trạng SDD ở trẻ em trên thế giới và của Việt Nam 12  Trên thế giới: Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2008về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và Báo cáo của UNICEF cho thấy trong khoảng 16 năm(19902006) tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trên toàn thế giới giảm từ 33% xuống còn 26%, tuy nhiên trong khoảng 146 triệu trẻ bị SDD thì có tới 73% trẻ sống ở 10 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam[36, 37]. Gần đây theo số liệu của UNICEF(2009), trên thế giới có tới 129 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD nhẹ cân trong đó 10% bị SDD nặng, và có khoảng 195 triệu trẻ em <5 tuổi bị SDD thể thấp còi trong đó 90% trẻ em sống ở khu vực Châu Phi và Châu Á[38].  Tại Việt Nam: Ở nước ta qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ SDD đã giảm rõ rệt, từ mức SDD nhẹ cân trên 50% vào thập kỷ 80 đến nay (2014) chỉ còn 14,5%, mức giảm trung bình 1,5-2%/năm. Mặc dù vậyViệt Nam vẫn là một nước có tỷ lệ SDD cao trên thế giới. Theo UNICEF năm 2009, Việt Nam là một trong 24 quốc gia có tỷ lệ SDD thấp còi cao và có số lượng lớn trong tổng số 195 triệu trẻ thấp còi trên toàn thế giới[38].Tuy nhiên cũng theo UNICEF Việt Nam là một trong các quốc gia giảm SDD liên tục và bền vững.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng