Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành dinh dưỡng của học sinh mắc bệnh ră...

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức thực hành dinh dưỡng của học sinh mắc bệnh răng miệng tại trường tiểu học thị trấn vũ thư, tỉnh thái bình năm 2019

.PDF
99
89
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH PHẠM THỊ QUÝ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ KIẾN THỨC THỰC HÀNH DINH DƢỠNG CỦA HỌC SINH MẮC BỆNH RĂNG MIỆNG TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG Mã số: 8720401 THÁI BÌNH – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH ====== PHẠM THỊ QUÝ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ KIẾN THỨC THỰC HÀNH DINH DƢỠNG Ở HỌC SINH MẮC BỆNH RĂNG MIỆNG TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG Mã số: 80720401 Hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đức Cƣờng TS. Phan Ngọc Quang THÁI BÌNH – 2020 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế Công cộng, các Phòng ban Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các khoa/phòng Bệnh viện Đa Khoa Vũ Thư, Thái Bình, Trường Tiểu học Thị Trấn Vũ Thư–Huyện Vũ Thư-Thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: TS. Lê Đức Cường, Trưởng phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Bình. TS. Phan Ngọc Quang, Giảng viên chính trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y dược Trường Đại học Y Dược Thái Bình Những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, cùng gia đình đã giúp đỡ, động viên cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cùng tôi đồng hành trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này./. Thái Bình 05 tháng 7 năm 2020 Học viên Phạm Thị Quý LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Phạm Thị Quý, học viên lớp Cao học Dinh dưỡng khóa 4. Chuyên ngành: Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình Xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Cường và TS. Phan Ngọc Quang 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên. Thái Bình, ngày 05 tháng 7 năm 2020 Phạm Thị Quý DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BP Béo phì BRM Bệnh răng miệng CĐ Cộng đồng CI-S Chỉ số cao răng CPI CS Community periodental index (Chỉ số bệnh quanh răng cộng đồng) Cộng sự CSSKRM Chăm sóc sức khỏe răng miệng CT Can thiệp DI-S Deberis Index Simplified (Chỉ số cặn bám đơn giản) ĐTV Điều tra viên GI Gingival Index (Chỉ số lợi) HSTH Học sinh trung học LTTP Lương thực thực phẩm NCKN Nhu cầu khuyến nghị OHI-S Simplifies Oral Hygiene Index (Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản) RHM Răng hàm mặt SKRM Sức khoẻ răng miệng TCBP Thừa cân béo phì TE Trẻ em TTDD Tình trạng dinh dưỡng VCDD Vi chất dinh dưỡng VSRM Vệ sinh răng miệng VSRM Vệ sinh răng miệng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng lứa tuổi học sinh tiểu học ................................... 3 1.1.1. Một số đặc điểm về hình thái của học sinh tiểu học ....................... 4 1.1.2. Các đặc điểm về dinh dưỡng........................................................... 5 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho học sinh tiểu học..................................... 6 1.1.4. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng..................... 8 1.2. Thực trạng dinh dưỡng của học sinh trong độ tuổi học tiểu học tại Việt Nam và trên Thế giới .............................................................................. 9 1.2.1. Thực trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học trên thế giới................... 9 1.2.2. Thực trạng dinh dưỡng học sinh trong độ tuổi học tiểu học tại Việt Nam . 11 1.3. Bệnh răng miệng và dịch tễ bệnh răng miệng ở trẻ em ....................... 13 1.3.1. Sinh bệnh học bệnh sâu răng ........................................................ 13 1.3.2. Dịch tễ học bệnh sâu răng trên thế giới và Việt Nam ................... 14 1.4. Mối liên quan giữa bệnh răng miệng và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam ...................................................................... 17 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 20 2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ...................................... 20 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 20 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 20 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 20 2.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 21 2.2.1. Cỡ mẫu .......................................................................................... 21 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 21 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 22 2.2.4. Biến số và các chỉ số nghiên cứu .................................................. 24 2.2.5. Cách tính các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu ............................ 25 2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 27 2.2.7. Phương pháp kiểm soát sai số ....................................................... 28 2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 29 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 29 3.2.Tình trạng dinh dưỡng, tần suất tiêu thụ thực phẩm của học sinh có vấn đề về răng miệng ................................................................................... 34 3.3. Kiến thức về dinh dưỡng và bệnh răng miệng của học sinh ................ 40 3.4. Thực hành về dinh dưỡng của học sinh ............................................... 47 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 51 4.1. Tình trạng dinh dưỡng, tần suất tiêu thụ thực phẩm của học sinh có vấn đề về răng miệng ................................................................................... 51 4.2. Kiến thức về dinh dưỡng của học sinh có VĐVRM ............................ 58 4.3. Thực hành về dinh dưỡng của học sinh có VĐVRM .......................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin chung về giới tính và tình trạng kinh tế của học sinh .... 29 Bảng 3.2. Tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh ...................... 31 Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh có chỉ số về lợi khỏe ............................................... 31 Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh có chỉ số về mảng bám răng ................................... 32 Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh có chỉ số về cao răng ............................................... 32 Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh có chỉ số vệ sinh răng miệng .................................. 33 Bảng 3.7. Phân loại cân nặng theo tuổi của học sinh có VĐVRM ................. 34 Bảng 3.8. Phân bố chiều cao, cân nặng của học sinh có VĐVRM ................ 34 Bảng 3.9. Phân loại chiều cao theo tuổi của học sinh có VĐVRM ............... 35 Bảng 3.10. Phân loại BMI của học sinh có VĐVRM .................................... 35 Bảng 3.11. Tần suất tiêu thụ các loại tinh bột của học sinh có VĐVRM ....... 36 Bảng 3.12. Tần suất tiêu thụ các loại rau củ quả của học sinh có VĐVRM .. 36 Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu thụ thịt của học sinh có VĐVRM) ............................... 38 Bảng 3.14. Tỷ lệ sử dụng các loại trứng, sữa và đồ ngọt của học sinh có VĐVRM ...................................................................................... 39 Bảng 3.15. Tỷ lề học sinh biết các loại thực phẩm có hại với răng miệng ..... 40 Bảng 3.16. Tỷ lệ học sinh biết đồ uống có hại cho răng, miệng..................... 41 Bảng 3.17. Tỷ lệ học sinh biết số lượng bữa ăn hàng ngày mà ảnh hưởng đến răng miệng .................................................................................. 42 Bảng 3.18. Tỷ lệ học sinh biết thói quen ăn đồ ăn vặt ảnh hưởng đến bệnh răng miệng .................................................................................. 42 Bảng 3.19. Tỷ lệ các kênh thông tin mà học sinh biết đến tác hại của bệnh răng miệng .................................................................................. 43 Bảng 3.20. Tỷ lệ học sinh biết các nguyên nhân gây sâu răng ....................... 44 Bảng 3.21. Tỷ lệ học sinh biết khi sâu răng cần phải làm gì .......................... 44 Bảng 3.22. Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các hành động có hại cho răng miệng.... 45 Bảng 3.23. Tỷ lệ những loại ảnh hưởng khi bị bệnh răng miệng ................... 46 Bảng 3.24. Tỷ lệ các bữa trẻ thường xuyên bỏ ăn .......................................... 47 Bảng 3.25. Tỷ lệ lý do học sinh hay bỏ bữa ăn ............................................... 48 Bảng 3.26. Các loại thực phẩm mà trẻ hay ăn vào bữa sáng .......................... 49 Bảng 3.27. Tỷ lệ học sinh ăn các loại thực phẩm như bim bim, snack .......... 49 Bảng 3.28. Thói quen ăn đồ ngọt của học sinh ............................................... 50 Bảng 3.29. Thói quen uống nước có ga của học sinh ..................................... 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn bố và mẹ của học sinh .................................... 29 Biểu đồ 3.2. Nghề nghiệp của bố và mẹ học sinh ........................................... 30 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh có vấn đề về vệ sinh răng miệng ........................ 33 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiêu thụ các loại lipid của học sinh có VĐVRM ............... 37 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ về thói quen chế biến món ăn ở gia đình của học sinh ..... 39 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ học sinh biết số lượng bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến răng miệng .................................................................................. 41 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh biết tác hại của ăn vặt ảnh hưởng đến bệnh răng miệng.................................................................................. 43 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ học sinh biết các loại thức ăn có hại cho răng .................. 45 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ học sinh biết khi bị bệnh răng miệng sẽ ảnh hưởng đến ăn uống ....................................................................................... 46 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ học sinh ăn thường xuyên 3 bữa/ngày ............................ 47 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ học sinh ăn sáng .............................................................. 48 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng là các bệnh về tổ chức cứng ở răng, tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng. Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến, gặp ở xấp xỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi và ở mọi tầng lớp xã hội. Bệnh răng miệng nếu không điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, viêm quanh răng và chi phí cho việc chữa bệnh rất lớn[30]. Đi kèm với các hậu quả về răng, miệng là những ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thiếu cân, thừa cân, béo phì hoặc một số bệnh chuyển hóa khác[41],[53]. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe răng miệng cùng với nhiều yếu tố liên quan. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất, vi chất làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển các thành phần của cơ thể, trong đó có các thành phần liên quan đến răng miệng, do đó có thể gây tổn thương ở các mô cứng răng, niêm mạc miệng và gây các bệnh về răng miệng. Tương tự, bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày, do đó có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng của cơ thể.Mất răng một phần hay toàn bộ gây ra tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhai, dẫn đến việc lựa chọn các thức ăn mềm, thức ăn chứa nhiều đường hoặc có hàm lượng chất béo cao. Điều này có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến chuyển hóa hoặc thừa cân, béophì[69],[70]. Tỷ lệ mắc sâu răng và mòn men răng đang có xu hướng gia tăng và liên quan đến việc tiêu thụ các thực phẩm có tính axít, điển hình là sử dụng nước ngọt có ga. Một mối quan hệ giữa sâu răng và thừa cân đã rõ ràng hơn trong các nghiên cứu được thực hiện ở Châu Âu và Hoa Kỳ[31]. Đáng chú ý, các nghiên cứu này thường bao gồm các mẫu trong đó trẻ em thiếu cân chưa được đánh giá đúng mức. Trong tất cả các khả năng, các cơ chế bên dưới mối quan hệ này đi theo một con đường khác nhau; sâu răng và thừa cân rất có thể liên 2 quan vì chúng có các yếu tố nguy cơ về chế độ ăn uống có cả hai yếu tố gây ung thư và béo phì, chẳng hạn như chế độ ăn giàu đường[69],[70]. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh răng miệng còn khá cao, theo điều tra thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành năm 2010 thì tỷ lệ cặn bám răng là 90,6%; tỷ lệ cao răng là 81,1%, chảy máu lợi là 11,9%, cũng theo kết quả điều tra thực trạng bệnh răng miệng của học sinh 6 và 12 tuổi tại Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2010 thì tỷ lệ sâu răng sữa là 32,81%, sâu răng vĩnh viễn là 23,8%, tỷ lệ cao răng là 30,46%, tỷ lệ cặn bám răng 49,6%, chảy máu lợi 13,28%[23]. Ở nước ta, cùng với sự thay đổi và phát triển về điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây là sự gia tăng chế độ dinh dưỡng, việc sử dụng đường sữa, bánh kẹo nhiều hơn trong khi đó người dân đặc biệt là lứa tuổi học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của bệnh sâu răng, viêm lợi. Từ đó tình trạng sâu răng ở lứa tuổi học đường đang ngày càng gia tăng. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở học sinh mắc bệnh răng miệng tạitrường tiểu học thị trấn Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2019” Mục tiêu nghiên cứu : 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở học sinh khối lớp 4, 5 mắc bệnh lý răng miệng tại trường tiểu học thị trấn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2019. 2. Đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở học sinh khối lớp 4, 5 mắc bệnh lý răng miệng tại trường tiểu học thị trấn huyện Vũ Thư. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm dinh dƣỡng lứa tuổi học sinh tiểu học Tiểu học là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần đó là chuẩn bị bước sang tuổi tiền dậy thì với tốc độ tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó, trẻ đang tuổi vận động, học tập nhiều và chưa tự biết chăm sóc bản thân. Chính vì vậy, sự chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của gia đình và nhà trường góp phần rất quan trọng để giúp trẻ phát triển tối đa về tầm vóc và kết quả học tập tốt. Hiện nay, sự phân cực về điều kiện kinh tế - xã hội, lối sống và thực hành ăn uống đã đưa đến hậu quả là bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng còn cần tiếp tục phải quan tâm, đã xuất hiện tình trạng thừa cân béo phì có nguy hại không kém. Đây là hiện tượng “Gánh nặng kép” về dinh dưỡng ở nước ta. Chính vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố chủ chốt để duy trì và nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và hạ thấp tỷ lệ tử vong. Cùng với những nỗ lực nhằm đẩy lùi suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng, các bệnh do thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu i ốt và thiếu kẽm thì việc kiểm soát sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm liên quanđến dinh dưỡng không hợp lý cũng đang là một thách thức lớn đối với ngành Dinh dưỡng [21],[28],[68],[74],[75]. Các bệnh mạn tính như: béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch là mối quan tâm hàng đầu của các nước đã phát triển nhưng hiện nay những bệnh này đang ngày càng trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh mạn tính không lây nhiễm là do chế độ ăn, lối sống và yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền khó thay đổi nhưng chế độ ăn và lối sống có thể điều chỉnh được nên có thể giảm bớt gánh nặng và rủi ro của các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng gây nên. 4 1.1.1. Một số đặc điểm về hình thái của học sinh tiểu học Các chỉ số hình thái là tiêu chí cơ bản để đánh giá thể lực của mỗi người. Thể lực là năng lực vận động của con người. Thể lực là điều kiện cơ bản đảm bảo cho các hoạt động học tập, lao động. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá thể lực ở người như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng bụng, vòng đùi, vòng cánh tay, Pignet, BMI, v.v. Chúng tôi chỉ đề cập một số chỉ tiêu cơ bản[71]. - Chiều cao: Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng thường được dùng trong các cuộc điều tra thể lực ở người. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động thể lực... Nếu được chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng cao hơn thế hệ trước. Giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng tăng trưởng chiều cao. Sự tăng trưởng chiều cao của con người có thể chia làm ba giai đoạn là: tăng trưởng chậm, giai đoạn dậy thì và giai đoạn sau dậy thì[71]. - Cân nặng: Cân nặng là một trong những chỉ tiêu hình thái cơ bản sau chiều cao. Khối lượng cơ thể người có hai phần: Phần cố định chiếm 1/3 gồm xương, da, các tạng và thần kinh; phần thay đổi chiếm 2/3 bao gồm 3/4 khối lượng các cơ, 1/4 là mỡ và nước. Hiện tượng tăng cân là do tăng phần thay đổi có liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng[71]. - Vòng ngực: Đây cũng là một trong những chỉ tiêu đặc trưng của cơ thể người. Ở mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ cân đối giữa chiều cao đứng và đường kính ngang ngực. Sự tăng trưởng của vòng ngực có liên quan mật thiết với sự tăng trưởng khối lượng cơ thể. Ngoài ra, mức độ tăng trưởng của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của mỗi người[71]. - Vòng đầu: Chu vi vòng đầu phản ánh sự tăng trưởng của dung lượng não. Khi mới sinh khối lượng não trẻ khoảng 350g và khi 1 tuổi đã 1.000g. Ở trẻ 2 tuổi não đạt khoảng 1.200g. Não người trưởng thành khoảng 1.250g ở nữ và 1.400g ở nam. Như vậy, sự phát triển não bộ chủ yếu diễn ra từ lúc sơ 5 sinh đến tuổi chập chững biết đi. Vì thế cần theo dõi sự phát triển não bộ của trẻ bằng số đo vòng đầu[71]. Thể lực là một thông số tổng hợp nên muốn đánh giá chính xác cần dựa vào mối tương quan giữa các chỉ số giải phẫu và sinh lý. Loại chỉ số đơn giản gồm hai kích thước chiều cao, cân nặng như: BMI, Broca, Kaup; loại phức tạp gồm nhiều chỉ số hơn như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, đó là các chỉ số Pignet, Hitz, QVC…. Mỗi chỉ số có giá trị và ý nghĩa sinh học khác nhau. Trong đó, hai chỉ số cơ bản và thường dùng nhất là BMI và Pignet[71]. - BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Nhược điểm duy nhất của BMI là không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai. Năm 1997, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) của các chỉ số cân nặng/tuổi (W/A), chiều cao/tuổi (H/A) và cân nặng/chiều cao (W/H) so với quần thể tham chiếu NCHS để coi là suy dinh dưỡng hoặc béo phì[71]. - Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet đã được quốc tế thừa nhận từ lâu và là một trong những chỉ số chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu thể lực ở người. Pignet là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân nặng và chu vi vòng ngực. So sánh trong cùng một nhóm trẻ, nữ luôn có Pignet lớn hơn nam. Điều này chứng tỏ học sinh nam có thể lực tốt hơn học sinh nữ[71]. 1.1.2. Các đặc điểm về dinh dưỡng - Suy dinh dưỡng (SDD) protein - năng lượng (Protein - Energy Malnutrition: PEM): SDD protein - năng lượng là dạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Thuật ngữ SDD protein - năng lượng do Jelliffe nêu lần đầu tiên vào năm 1959. Theo ông, các thể bệnh SDD đều liên quan đến khẩu phần ăn thiếu protein và năng lượng ở các mức độ khác nhau và đặc biệt là thiếu các vi chất 6 dinh dưỡng. Thuật ngữ SDD để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khỏe, không đủ tiêu chuẩn cân nặng so với chiều cao. Đối với trẻ em, SDD ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ. - Thừa cân, béo phì (TC - BP): Có nhiều khái niệm về TC - BP nhưng WHO đã đưa ra định nghĩa: + Thừa cân (TC) là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. + Béo phì (BP) là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. BP ở trẻ em là mối đe dọa lâu dài tới sức khỏe, tuổi thọ và làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, viêm xương khớp…BP ở trẻ còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về tâm lí và học tập. Do đó, sự gia tăng TC - BP ở trẻ đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn cầu. Bên cạnh các đặc điểm sinh học thể hiện sự tăng trưởng thể chất, các chỉ tiêu để đánh giá tinh thần của trẻ cũng được quan tâm từ rất sớm. 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho học sinh tiểu học (6-11 tuổi) - Từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập và vui chơi. Vì vậy, hằng ngày cần cung cấp cho trẻ bữa ăn cân đối và hợp lý với đủ 4 nhóm chất. Đối với trẻ 6 tuổi cần 1,470 Kcal/ngày và 44-55g protein/ngày. Đối với trẻ từ 7-9 tuổi cần 1,825 Kcal/ngày và 55-64g protein/ngày. Đối với trẻ từ 10-11 tuổi nhu cầu năng lượng và protein được phân chia rõ ràng ở 2 giới, trẻ trai: 2,110 Kcal/ngày và 63-74g protein/ngày; trẻ gái: 2,010 Kcal/ngày và 60-70g protein/ngày. Nhu cầu phần trăm năng 7 lượng trên tổng số ở trẻ từ 6-11 tuổi: 12-15% NL Protein/NL tổng số; 20-25% NL Lipid/NL tổng số và 60-65% NL Glucid/NL tổng số. Bảng 1.1. Nhu cầu thực phẩm gợi ý trong 1 ngày cho trẻ 6-11 tuổi STT Tên thực phẩm Nhu cầu/ngày Chất bột đường 1 Gạo (g) 200-280 Chất đạm 2 Thịt (g) 3 *Cá/tôm (g) 70 4 Đậu phụ (g) 30 5 Trứng (quả) 0,5-1 6 Sữa (ml) 70-100 300-500 Chất béo 7 Dầu/mỡ (g) 20 - 25 Vitamin và khoáng chất * 8 Rau xanh (g) 9 Quả chín (g) * 120-250 120-150 *: Là phần sống sạch đã loại bỏ vỏ, xương, nhặt bỏ phần già 8 1.1.4. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin số liệu đó. Tình hình dinh dưỡng của một cộng đồng, một địa phương cũng như trên phạm vi cả nước là một trong các nguồn dẫn liệu rất quan trọng để xây dựng và đánh giá các dự án về sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội. Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng như: - Phương pháp nhân trắc học: Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Thu thập các kích thước nhân trắc là bộ phận quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng. Kích thước dùng trong cuộc điều tra dinh dưỡng tại cộng đồng cho trẻ từ 5-11 tuổi bao gồm: cân nặng, chiều cao, đo bề dày nếp gấp da, vòng cánh tay. - Điều tra tiêu thụ lương thực, thực phẩm: Điều tra tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP) là một bộ phận thiết yếu của các cuộc điều tra dinh dưỡng. Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện bất hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu về tiêu thụ LTTP và tập quán ăn uống cho phép rút ra các kết luận về mối liên hệ giữa ăn uống và tình trạng sức khỏe. Một số phương pháp thường được sử dụng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng áp dụng cho cá thể và hộ gia đình: Phương pháp hỏi ghi 24 giờ, Phương pháp hỏi ghi nhiều lần 24 giờ, Phương pháp cân đong tại hộ gia đình, Phương pháp điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm. Ngoài ra còn 1 số phương pháp như: phương pháp hóa sinh, khám lâm sàng… 9 1.2. Thực trạng dinh dƣỡng của học sinh trong độ tuổi học tiểu học tại Việt Nam và trên Thế giới 1.2.1. Thực trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học trên thế giới Theo Tổ chứcY tế thế giới lứa tuổi vị thành niên là thời điểm phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ, đồng thời là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về cả thể chất và tâm lý, cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương về dinh dưỡng[72]. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các vấn đề sức khỏe do tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi tiểu học là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc nhập học muộn, vắng mặt không lý do cao, bỏ học sớm và kết quả học tập không đạt yêu cầu[64]. Suy dinh dưỡng ở trẻ tuổi học đường là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước Đông Nam Á và Châu Phi. Ước tính ở Châu Phi có 22% trẻ học đường thấp còi, và gần còm 36%; Đông Nam Á có 29% thấp còi và 34% gầy còm. Có 71 nghiên cứu báo cáo về tình trạng thiếu cân (trọng lượng thấp theo tuổi) ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Hầu hết các nghiên cứu đều có chất lượng cao hoặc trung bình, đánh giá thiếu cân theo định nghĩa của WHO/Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Tỷ lệ thiếu cân trung bình trong số 27 nghiên cứu là 17%. Tỷ lệ mắc trung bình cao nhất là ở Đông Nam Á (39%) và thấp nhất là ở Mỹ Latinh (8%). Có 9 nghiên cứu tại vùng Mỹ Latinh, bao gồm bốn nghiên cứu quốcgia từ Brazil, Colombia, Nicaragua và Cộng hòa Dominican, báo cáo tỷ lệ hiện mắc dưới 9%. Ở Đông Nam Á, khu vực Tây Thái Bình Dương và Châu Phi, tỷ lệ thiếu cân thay đổi đáng kể từ dưới 10% ở một số quốc gia như Sri Lanka, Lào, Trung Quốc, Nam Phi, và Kenya đến 40% hoặc 50%, ở quốc gia từ Madagascar và ở trẻ em từ các gia đình nông thôn nghèo trên khắp Ấn Độ. Đối với khu vực Đông Địa Trung Hải, chỉ có hai nghiên cứu về chất lượng trung bình, báo cáo tỷ lệ thiếu cân 25% ở Pakistan và 49% ở Yemen[61]. Nghiên cứu năm 2017 trẻ từ 6 - 17 tuổi vùng nông thôn của Ai Cập, tỷ lệ thấp còi, nhẹ cân và gầy còm 10 chiếm lần lượt là 34,2%, 3,4% và 0,9%; đồng thời béo phì rất cao là 19%, trong đó béo phì ở nhóm 6-9 tuổi (28,3%), nhóm 10 - 13 tuổi (12,8%) và nhóm 14 -17 tuổi (4,9%)[30]. Tại Ấn Độ, theo dữ liệu khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia cho thấy 53% trẻ em ở khu vực nông thôn bị thiếu cân. Tỷ lệ trẻ em nhẹ cân trong cả nước là 53,4% vào năm 1992; giảm xuống 45,8% vào năm 1998 và tăng trở lại 47% vào năm 2006[64]. Ngoài việc đối mặt với tình trạng thiếu cân, gầy còm thì các quốc gia còn phải đối diện với sự gia tăng nhanh của thừa cân, béo phì tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng. Trên thế giới, thừa cân và béo phì là yếu tố nguy co thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triẹu nguời truởng thành tử vong hàng nam. Bên cạnh đó, 44% bị béo phì, 23% thiếu máu cục bọ ở tim và từ 7% đến 41% mắc mọt số bẹnh ung thu có nguyên nhân từ thừa cân và béo phì. Trong 3 thạp kỷ qua (1980 – 2010) số ca béo phì đã tang gấp đôi trên toàn thế giới[44]. Điều đáng lo ngại là sự gia tang thừa cân, béo ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn cầu với tỷ lẹ trung bình hàng nam là 10%. Nam 2010, kết quả phân tích trên 450 cuọc điều tra cắt ngang về thừa cân, béo phì của trẻ em ở 144 nuớc trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triẹu trẻ em duới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì (35 triẹu trẻ em từ các nuớc đang phát triển, 8 triẹu từ các nuớc đã phát triển), 92 triẹu trẻ em có nguy co bị thừa cân. Tỷ lẹ thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tang từ 4,2% (CI 95%: 3,2% - 5,2%) nam 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) vào nam 2010. Với xu huớng này thì dự kiến đến nam 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tuong đuong với khoảng 60 triẹu trẻ em bị thừa cân, béo phì. Tỷ lẹ thừa cân, béo phì của trẻ em Châu Phi là 8,5% nam 2010, uớc tính nam 2020 sẽ là 12,7%. Tỷ lẹ béo phì ở các nuớc phát triển cao gấp 2 lần các nuớc đang phát triển[56].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan