Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại...

Tài liệu Tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện a thái nguyên năm 2017

.PDF
81
25
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI VĂN KHANH TÌNH TRẠNG ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT MỞ BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI VĂN KHANH TÌNH TRẠNG ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT MỞ BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Mã số: 60.72.05.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.HOÀNG ANH TUẤN Nam Định – 2017 i TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục tiêu:Đánh giá mức độ đau và mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh trong ba ngày đầu sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần. Đối tượng:Gồm 112 người bệnh phẫu thuật bướu giáp đơn thuần tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên Phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nam giới chiếm 7,1%, nữ giới chiếm 92,9%. Tuổi trung bình là 51,79 ± 11,64. Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp chiếm 82,1%. Người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 63,4%. Đa số người bệnh kết hôn, sống cùng vợ, chồng chiếm 82,1%. Trung bình tổng điểm đau ba ngày đầu sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần lần lượt là (16,30; 13,43; 8,78). Lo lắng trước phẫu thuật có mối tương quan thuận với đau sau phẫu thuật tương ứng (r = 0,24; 0,23; 0,24; p<0,05). Chiều dài vết phẫu thuật có mối tương quan thuận với đau sau phẫu thuật tương ứng (r = 0,40; 0,34; 0,35; p<0,001). Thời gian cuộc phẫu thuật có mối tương quan thuận với đau sau phẫu thuật tương ứng (r = 0,24, 0,27, 0,19; p<0,05, 0,01, 0,05). Kết luận: Trong ba ngày đầu sau phẫu thuật, mức độ đau của người bệnh giảm dần. Đau nhiều nhất vào ngày đầu tiên, giảm dần vào ngày thứ hai và đau ít hơn vào ngày thứ ba. Lo lắng trước phẫu thuật, chiều dài vết phẫu thuật, thời gian cuộc phẫu thuật có mối tương quan thuận với đau sau phẫu thuật. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo Sau đại học,Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thầy đáng kính Tiến Sĩ Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên, đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận vănnày. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc bệnh viện A Thái Nguyên, Phòng kế hoạch tổng hợp,tập thể cán bộ nhân viên khoa ngoại Tổng Hợp bệnh viện A Thái Nguyên, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôitrong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm thi đã dành thời gian đọc góp ý cho luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin cảm ơn những người bệnh tham gia nghiên cứu này đã hợp tác và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Cuối cùng với lòng biết ơn vô cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và những người thân đã tạo điều kiện và luôn bên tôi, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Bùi Văn Khanh iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong bản luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Nam Định, ngày 12 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Văn Khanh MỤC LỤC Nội dung Trang TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..............................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4 1.1. Định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến đau sau phẫu thuật ......................... 4 1.2. Một số nghiên cứu về đau sau phẫu thuật trên Thế Giới và Việt Nam.................. 16 1.3. Khung nghiên cứu ................................................................................................... 18 1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 21 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................... 22 2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 22 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................................................................. 22 2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 23 2.6. Các biến số nghiên cứu............................................................................................ 25 2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá ...................................... 26 2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................ 29 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .............................................................................. 29 2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .................................................................... 29 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 31 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ............................................................... 31 3.2. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................................. 34 3.3. Mức độ đau trong ba ngày đầu sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần .................... 37 3.4. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với tổng thể mức độ đau sau phẫu thuật ................................................................................................................................. 39 Chương 4:BÀN LUẬN.......................................................................................... 46 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 46 4.2. Mức độ đau sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần................................................... 48 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần ............... 49 4.4. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 52 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 53 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN Phụ lục 2: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI BỆNH Phụ lục 3: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO LẮNG CỦA NGƯỜI BỆNH Phụ lục 4: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ LÂM SÀNG Phụ lục 5: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬT Phụ lục 6: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU BÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN CỦA PHẢN BIỆN 1 BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN CỦA PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPI (Brief pan inventory) : Bảng kiểm đau rút gọn IASP (International Association : Hội nghiên cứu đau quốc tế for the Study of Pain) VAS (Visual Analog Scale) : Thang điểm nhìn hình đồng dạng WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế Thế Giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................... 31 Bảng 3.2. Đặc điểm về dân tộc ..................................................................... 31 Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp ............................................................. 32 Bảng 3.4. Đặc điểm về trình độ học vấn ....................................................... 32 Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân .................................................. 33 Bảng 3.6. Các bệnh kèm theo ....................................................................... 34 Bảng 3.7. Tiền sử phẫu thuật ........................................................................ 34 Bảng 3.8. Thời gian cuộc phẫu thuật và chiều dài vết phẫu thuật ................. 35 Bảng 3.9. Thuốc giảm đau dùng sau phẫu thuật............................................ 36 Bảng 3.10. Mức độ lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật ........................ 36 Bảng 3.11. Mức độ đau của người bệnh tại thời điểm đánh giá trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật ........................................................................................ 37 Bảng 3.12. Mức độ đau sau phẫu thuật khi người bệnh cảm thấy đau nhiều nhất trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật............................................................ 37 Bảng 3.13. Mức độ đau sau phẫu thuật khi người bệnh cảm thấy đau ít nhất trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật ................................................................... 38 Bảng 3.14. Mức độ đau sau phẫu thuật khi người bệnh cảm thấy đau trung bình trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật ........................................................... 38 Bảng 3.15. Tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ................................... 39 Bảng 3.16. Mối tương quan giữa tuổi với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. ................................ 39 Bảng 3.17. Mối tương quan giữa giới tính với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .......................... 40 vi Bảng 3.18. Mối tương quan giữa nghề nghiệp với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .................. 41 Bảng 3.19. Mối tương quan giữa trình độ học vấn với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .................. 42 Bảng 3.20. Mối tương quan giữa lo lắng trước phẫu thuật với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .. 43 Bảng 3.21. Mối tương quan giữa chiều dài vết phẫu thuật với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .. 43 Bảng 3.22. Mối tương quan giữa thời gian cuộc phẫu thuật với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .. 44 Bảng 3.23. Mối tương quan giữa loại phẫu thuật với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .................. 44 Bảng 3.24. Mối tương quan giữa bệnh kèm theo với với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba. .................. 45 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1. Đường dẫn truyền cảm giác đau...................................................... 7 Hình 1.2. Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng ..................................... 12 Hình 1.3. Học thuyết các triệu chứng khó chịu ............................................. 20 Hình 1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu ................................................... 21 Biểu đồ 3.1. Giới tính ................................................................................... 33 Biểu đồ 3.2. Loại phẫu thuật......................................................................... 35 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau sau phẫu thuật là triệu chứng phổ biến hầu hết các phẫu thuật ngoại khoa trên thế giới. Đau sau phẫu thuật tuy là vấn đề không mới nhưng lại là vấn đề lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay và là một trong những quan tâm hàng đầu của người bệnh khi phải trải qua phẫu thuật. Đau sau phẫu thuật gây ra nhiều rối loạn ở các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa và ức chế miễn dịch [20]. Nó gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng sợ hãi cho người bệnh và gia đình, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm sinh lý, đời sống xã hội cũng như quá trình phục hồi của người bệnh. Chính vì vậy, điều trị đau đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) coi là quyền con người, trong khi ở nhiều trung tâm đau được xem xét như là dấu hiệu sinh tồn thứ năm (fifth vital sign) sau mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ [47],[48]. Theo kết quả nghiên cứu của Eyerusalem H (2015) được tiến hành ở Ethiopia với cỡ mẫu là 416 người bệnh, kết quả có tới 90,4% người bệnh đau sau phẫu thuật ngoại khoa [33]. Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Apfelbaum J.L và cộng sự (2003), chỉ ra rằng có khoảng 80% người bệnh bị đau sau phẫu thuật ngoại khoa [24]. Tuy nhiên trên thế giới chống đau sau mổ vẫn đang là một thách thức lớn. Mặc dù, trong các thập niên gần đây hiểu biết về đau cũng như sự phát triển về mặt dược lý và các kỹ thuật giảm đau tiên tiến đã đạt được những bước tiến lớn, nhưng kiểm soát đau trên thực tế dường như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngay ở các nước có nền y học phát triển vẫn có tỷ lệ người bệnh chịu đau sau phậu thuật ngoại khoa là khá cao. Theo một khảo sát ở Mỹ gồm 300 người bệnh sau phẫu thuật ngoại khoa, kết quả có 86% bị đau sau phẫu thuật, trong đó có 75% người bệnh phải chịu đựng đau vừa cho đến rất đau sau phẫu thuật và 74% vẫn còn gặp những mức độ đau khác nhau sau khi xuất viện [34]. 2 Ở Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Hữu Tú và cộng sự cho thấy 59% người bệnh ở tuần đầu tiên sau phẫu thuật, 22% ở tuần thứ hai, và 7% ở tuần thứ ba phải chịu mức độ đau từ nhiều đến rất đau [21]. Bộ Y tế đã đưa công tác chống đau trở thành một trong những nhiệm vụ chính bên cạnh các công tác khác như tiền mê, gây mê, hồi sức, hồi tỉnh[4]. Bướu giáp đơn thuần là loại bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bướu giáp đơn thuần thường được gọi là bướu cổ, tỷ lệ mắc 1012% dân số, trong các nhóm bệnh của tuyến giáp thì bướu giáp đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất (90%), trong đó đa số thường gặp ở nữ giới [6],[13]. Bệnh thường tiến triển thầm lặng, nên đa số được phát hiện ở giai đoạn bướu đã phát triển to. Khi bướu to sẽ lồi ra gây biến dạng vùng cổ, sau khi được phẫu thuật người bệnh bị ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và đặc biệt là đau sau phẫu thuật. Việc chăm sóc đau sau phẫu thuật bao gồm đánh giá đau và xác định một số yêu tố liên quan đến đau sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh, góp phần vào thành công của quá trình điều trị. Ở Việt Nam còn ít đề tài nghiên cứu về đau sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, đặc biệt chưa có đề tài nào về lĩnh vực này được tiến hành ở bệnh viện A Thái Nguyên. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên năm 2017” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá mức độ đau của người bệnh trong ba ngày đầu sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên. 2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh trong ba ngày đầu sau phẫu thuật mở bướu giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến đau sau phẫu thuật 1.1.1. Định nghĩa Theo Hiệp hội nghiên cứu chống đau quốc tế (International Association for the Study of Pain - IASP): “đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy” [45],[46],[50],[57]. Định nghĩa này hiện nay được chấp nhận rộng rãi nhất và cho thấy bản chất cũng như tính chất phức tạp của quá trình cảm nhận đau. Đau là một cảm giác chủ quan do đó người thầy thuốc phải quan tâm và tin vào những mô tả về cảm giác đau của bản thân người bệnh, để từ đó đi tìm nguyên nhân gây đau và điều trị giúp người bệnh giảm hoặc hết đau. Định nghĩa này cũng cho thấy có sự tương tác giữa yếu tố khách quan, khía cạnh sinh lý của cảm giác và yếu tố chủ quan, đó là cảm xúc, tâm lý, những trải nghiệm đau đã thu được trong cuộc sống và còn có các yếu tố khác chi phối như truyền thống, văn hóa, tôn giáo và các chuẩn mực xã hội. 1.1.2. Phân loại đau Theo thời gian đau thường được phân làm hai loại: Đau cấp tính (Acute pain): Thường không kéo dài quá 3 tháng, cảm giác đau thường liên quan đến những tổn thương thực thể của cơ thể. Đau cấp tính thường giảm và mất đi khi những kích thích này không còn tồn tại thí dụ như khi vết thương đã lành. Đau cấp tính có vai trò bảo vệ, giúp cảnh báo cơ thể về những tổn thương tổ chức, cơ quan và từ đó giúp cơ thể có những đáp ứng phù hợp để giảm thiểu mức độ tổn thương[45]. 5 Đau mạn tính (Chronic pain): Đau kéo dài ngay cả khi những tổn thương của cơ thể đã lành hoặc đã bị loại bỏ, thời gian đau thường kéo dài trên 3 tháng, những dấu hiệu về bệnh lý hoặc tổn thương thường ít và không tương xứng với biểu hiện đau. Đau mạn tính được coi là loại đau không có vai trò bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của cơ thể và trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh làm cho cơ thể suy giảm cả thể lực, chất lượng cuộc sống và tâm lý xã hội [14],[36],[54]. 1.1.3. Đường dẫn truyền cảm giác đau * Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống [2],[3]. Khi yếu tố gây đau kích thích các bộ phận nhận cảm giác đau sẽ xuất hiện một xung động đau được truyền từ ngoại vi vào sừng sau tủy sống theo các sợi thần kinh hướng tâm: + Sợi A-alpha và A-beta có bao myelin, kích thước to dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác sâu, xúc cảm). + Sợi A-delta có bao myelin mỏng dẫn truyền với tốc độ 6 - 30m/ giây gây cảm giác đau chói gọi là sợi cảm giác đau nhanh. + Sợi C không có bao myelin dẫn truyền với tốc độ 0,5 - 2m/ giây gây cảm giác đau rát, đau âm ỉ gọi là sợi cảm giác đau chậm. * Sự dẫn truyền từ tủy sống lên não [2] Từ tủy lên não, cảm giác đau được dẫn truyền theo nhiều hướng: - Bó gai thị nằm ở cột sống trắng trước- bên. Bó này nhiều sợi nhất. Nơron thứ hai tận cùng ở phức hợp bụng – nền, ở nhóm nhân sau của đồi thị. Bó này còn bao gồm nhiều đường dẫn truyền khác - Bó gai-lưới tận cùng ở các vùng khác nhau ở hành não, cầu não, não giữa của cả hai bên. - Các bó gai-cổ-đồi thị từ tủy cùng bên đi lên 6 Những nghiên cứu mới đây cho thấy một sợi có thể cho các nhánh đến tận cùng ở cả cấu tạo lưới và ở cả đồi thị. Do có nhiều đường dẫn truyền, các đường lại có liên hệ với nhau ở nhiều mức nên khó gắn vai trò dẫn truyền đau chỉ do một bó mà thôi tuy rằng bó gai-thị trước có vai trò quan trọng nhất. Tại các synap với nơron thứ hai ở sừng sau tủy, các sợi C tiết ra chất truyền đạt là chất P. Chất P là chất thuộc loại peptid thần kinh mà chúng đã biết có đặc điểm chung là chậm được bài tiết và chậm được khử hoạt. Phải nhiều giây sau khi có kích thích chất P mới được bài tiết và nó được tồn tại nhiều giây, thậm chí hàng phút tính tăng dần và vì sao mà cảm giác này vẫn còn tồn tại một thời gian sau khi nguyên nhân gây đau đã hết. Chỉ có 1/10 đến 1/4 số sợi dây truyền cảm giác đau châm là tận cùng ở đồ thị. Phần lớn các sợi dẫn truyền cảm giác đau mạn tận cùng ở nhiều vùng của thân não như ở các nhân của cấu tạo lưới ở thân não, ở vùng mái của não giữa, ở vùng chất sám quanh ống Sylvius. Các vùng này của thân não có vai trò quan trọng đối với đánh giá kiểu đau. 7 Hình 1.1. Đường dẫn truyền cảm giác đau[2] [2] * Trung tâm nhận n cảm c giác đau Xung động ng đau được đư truyền đến trung tâm nhận cảm m giác đau ở cấu tạo lưới, đồi thị,, các trung tâm khác dưới dư vỏ và vỏ não [3]. Cấu tạo lưới, đồii thị th và các trung tâm dưới vỏ có vai trò nh nhận biết cảm giác đau. Tạii đó có các tế t bào thần kinh cảm giác thứ ba, các ttế bào này cho các sợi thần kinh đi tớii v vỏ não [3]. Vỏ não là nơi ơi phân tích, đánh giá cảm c giác đau để tạoo ra các đáp ứng, thích ứng với cảm m giác đau. T Tại vỏ não cảm giác đau được tiếp p nh nhận một cách có ý thức cả về nhận n th thức và thái độ ứng xử. Vùng tiếp nhậnn bó tân gai ch chịu trách nhiệm về nhận n thức th và phân tích cảm giác đau từ vị trí ti tiếp nhận, bản chất, cường độ,, nguyên nhân. Vùng tiếp ti nhận bó cựu gai thị chịịu trách nhiệm 8 về thay đổi thái độ ứng xử trước một cơn đau. Nhờ vậy đau không chỉ là một phản ứng thực thể mà mở rộng đến cả đời sống tình cảm [3], [18]. 1.1.4. Hậu quả của đau Đau sau mổ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả to lớn đối với người bệnh như: Thay đổi thần kinh nội tiết gây tăng dị hóa, kháng insulin, tăng đường huyết, tăng acid béo tự do; Kích thích giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ; Rối loạn thần kinh gây kích động, suy giảm nhận thức, lo âu, mất ngủ; Bất động gây huyết khối tĩnh mạch, loét mô hoại tử, teo cơ, kém hồi phục cơ năng [1],[7]. 1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật 1.1.5.1. Giới Nghiên của Aubrun F và cộng sự năm (2005), báo cáo rằng phụ nữ cảm thấy đau nhiều hơn nam giới sau khi phẫu thuật vì phụ nữ có ngưỡng đau ít hơn và ít khả năng chịu đau đớn [25]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), cũng cho kết quả nữ giới có mức độ đau sau phẫu thuật nhiều hơn so với nam giới [9]. Một nghiên cứu khác của Al-Omari Q.D và cộng sự (2009) cho rằng đau sau phẫu thuật cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới [23]. 1.1.5.2. Tuổi Theo nghiên cứu của Caumo W và cộng sự (2002) [29], Ready B.L (1999) [53], thì mức độ đau sau phẫu thuật bị ảnh hưởng bởi tuổi, người già và trẻ nhỏ thường chịu đau kém hơn người trung niên. Một nghiên cứu khác của Al-Omari Q.D (2009), cho rằng đau sau phẫu thuật cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi [23]. 9 1.1.5.3. Loại phẫu thuật Theo nghiên cứu của Ip H.Y và cộng sự (2009), thì yếu tố về tuổi, lo lắng, đau trước phẫu thuật và loại phẫu thuật là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật[37]. Trong đó loại phẫu thuật là yếu tố mạnh nhất tác động đến đau sau phẫu thuật, bởi vì loại phẫu thuật khác nhau sẽ làm tổn thương mô và thần kinh ở các vùng khác nhau làm cho mức độ đau sau phẫu thuật sẽ khác nhau. Một nghiên cứu khác của Pavlin D.Jvà cộng sự (2002) cũng cho rằng loại phẫu thuật liên quan đến đau sau phẫu thuật[51]. 1.1.5.4. Lo lắng trước phẫu thuật Trước phẫu thuật người bệnh càng lo lắng về phẫu thuật của mình sẽ làm cho đau sau phẫu thuật tăng lên, đây là kết quả nghiên cứu của Ip H.Y (2009)[37] và Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015) [9]. 1.1.5.5. Thời gian cuộc phẫu thuật Thời gian cuộc phẫu thuật (phút): tính từ lúc rạch ra đến lúc khâu và đóng vết phẫu thuật lại. Trong nghiên cứu của PavlinD.J và cộng sự (2002), đã chỉ ra rằng thời gian cuộc phẫu thuật có mối tương quan với cường độ đau sau phẫu thuật [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long (2010) cũng cho rằng thời gian cuộc phẫu thuật ảnh hưởng đến triệu chứng đau sau phẫu thuật [43]. 1.1.5.6. Chiều dài vết phẫu thuật Theo kết quả nghiên cứu của Kalkman C.J và cộng sự (2003), chiều dài vết phẫu thuật là yếu tố dự báo độc lập về cơn đau sau phẫu thuật[38]. Kết quả nghiên của Nguyễn Hoàng Long (2010), cũng cho rằng chiều dài vết phẫu thuật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật[43]. 1.1.6. Một số phương pháp đánh giá đau sau phẫu thuật Để điều trị đau hiệu quả và an toàn thì bước đánh giá đúng mức độ và bản chất của đau là rất quan trọng. Tuy nhiên đau là cảm nhận chủ quan của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng