Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Tính toán cột bê tông cốt thép sử dụng thép cb500 theo tcvn 5574 2012 và tiêu ch...

Tài liệu Tính toán cột bê tông cốt thép sử dụng thép cb500 theo tcvn 5574 2012 và tiêu chuẩn nga sp 63 13330 2012

.PDF
76
91
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN MINH TRÍ TÍNH TOÁN CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP SỬ DỤNG THÉP CB500 THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5574-2012 VÀ TIÊU CHUẨN NGA SP 63.13330.2012 Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHAN QUANG MINH Đà Nẵng - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Trí MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tên đề tài ................................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 3. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 4. Mục tiêu ..................................................................................................... 2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CẤU KIỆN CHỊU NÉN ............................... 3 1.1. KHÁI NIỆM.................................................................................................... 3 1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO .................................................................................. 4 1.3. SỰ LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM ........................ 9 1.3.1. Ảnh hưởng của uốn dọc ....................................................................... 9 1.3.2. Trạng thái ứng suất ở giai đoạn phá hoại của cấu kiện chịu nén lệch tâm................................................................................................................10 1.4. CÁC CÔNG TRÌNH BTCT XÂY DỰNG Ở NHA TRANG VÀ CÁC LOẠI THÉP SỬ DỤNG CHO CỘT, VÁCH .................................................................12 CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO TIÊU CHUẨN 5574:2012 VÀ SP 63.13330.2012 ............................................19 2.1. VẬT LIỆU.....................................................................................................19 2.1.1. Bê tông ...............................................................................................19 2.1.2. Cốt thép ..............................................................................................22 2.2. QUY TRÌNH TÍNH TOÁN ..........................................................................26 2.2.1. Yêu cầu chung về tính toán độ bền ....................................................26 2.2.2. Độ lệch tâm ngẫu nhiên ban đầu........................................................27 2.2.3. Hệ số kể đến ảnh hưởng của uốn dọc ................................................28 CHƯƠNG 3. THÍ DỤ TÍNH TOÁN.................................................................32 3.1. THÍ DỤ 1 ......................................................................................................32 3.2. THÍ DỤ 2 ......................................................................................................36 3.3. THÍ DỤ 3 ......................................................................................................40 3.4. THÍ DỤ 4 ......................................................................................................44 3.5. BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN THEO 2 TIÊU CHUẨN .......................................................................................50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................55 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN. TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN TÍNH TOÁN CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP SỬ DỤNG THÉP C500 THEO TCVN 5574-2012 VÀ TIÊU CHUẨN NGA SP 63.13330.2012 Học viên: NGUYỄN MINH TRÍ Chuyên ngành: Kỹ thuâ ̣t Xây dựng DD&CN Mã số: 60.58.02.08 Khóa: K33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Kết cấu cột bê tông cốt thép là một dạng kết cấu đặc biệt quan trọng trong kết cấu bê tông cốt thép đã và đang được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà và công trình. Cột BTCT trong kết cấu nhà cao tầng thường phải chịu nội lực lớn nên nếu có thể sử dụng thép có cường độ lớn hơn CIII là hiệu quả hơn về mặt kinh tế và dễ thi công hơn. Theo TCVN 5574:2012 mặt dù được xuất bản năm 2012 nhưng thực chất nó được chuyển ngang từ tiêu chuẩn TCVN 356-2005 với toàn bộ nội dung bên trong được giữ nguyên. Bản thân tiêu chuẩn TCVN 356-2005 được được chuyển dịch từ tiêu chuẩn Nga hơn 30 năm trước SNIP 2.03.01-84*. Nghĩa là chung ta đang sử dựng tiêu chuẩn quá cũ so với sự thay đổi khoa học và công nghệ trên thế giới. Điều này gây nhiều bất cập trong quá trình thiết kế. Hơn nữa TCVN 5574-2012 đang sử dụng các loại thép như CIII, AIII....Cường độ chịu nén tính toán không vượt quá 365MPa nên việc sử dụng các cốt thép có cường độ cao hơn CIII, AIII có thể không hiệu quả. Điều này đi ngược với xu hướng chung của thế giới là sử dụng các vật liệu có cường độ cao trong kết cấu công trình. Tiêu chuẩn hiện hành của Nga SP 63.13330.2012 cho phép sử dụng cường độ chịu nén tính toán của cốt thép có thể lấy lớn hơn 365 MPa nên sẽ được nghiên cứu ứng dụng trong luận án này. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là khảo sát số theo tiêu chuẩn theo TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012 Kết quả đạt được: cột BTCT sử dụng thép CB500 kiểm tra theo tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012 có khả năng chịu lực của cột sẽ lớn hơn TCVN 5574-2012. Với bài toán thiết kế, diện tích cốt thép tính toán theo SP 63.13330.2012 nhỏ hơn khi so sánh với TCVN 5574-2012. Điều đấy cho thấy sẽ là hiệu quả kinh tế hơn khi sử dụng thép CB500 cho cấu kiện cột nếu áp dụng tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012. Từ khóa – So sánh TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012, quy trình tính toán cột BTCT, khả năng chịu lực của cột BTCT, đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng thép CB500 (4 từ khóa ) Summary - Reinforced concrete column structure is an important structural form in reinforced concrete structure that has been widely used in construction of buildings and structures. The reinforced concrete column in the high-rise building structure are often born to great internal forces, so it is more economically feasible and easier to construct if CIII higher strength steel can be used. According to TCVN 5574: 2012 published in 2012 but in fact transferred from standard TCVN 356-2005 with the whole contents are unchangeable. The standard TCVN 356-2005 was transferred from the Russian standard over 30 years ago SNIP 2.03.01-84 *. It means that we are applying the old standards for the change of science and technology in the world. This causes many inadequacies in the design process. Moreover, TCVN 5574-2012 is using steel types such as CIII, AIII, etc. Compressive strength calculated is not exceeding 365MPa, the use of reinforced steel strength being higher than CIII, AIII may not be effective. This is contrary to the general trend of the world of using high-strength materials in work structures. The current standard of Russia SP 63.13330.2012 allows the use of the compressive strength of the reinforced concrete that can be greater than 365 MPa, so it should be researched in this thesis. Research methodology: The research method is digital survey according to standard TCVN 5574-2012 and Russian standard SP 63.13330.2012. Results achieved: reinforced concrete columns using CB500 steel tested in accordance with Russian standard SP 63.13330.2012 with the bearing capacity of columns will be larger than TCVN 5574-2012. With the design problem, the steel area calculated according to SP 63.13330.2012 is smaller compared to TCVN 5574-2012. This indicates that it would be more economical to use CB500 steel for column construction if the Russian standard SP 63.13330.2012 Keywords - Compare TCVN 5574-2012 and Russian Standard SP 63.13330.2012, calculation process of reinforced concrete column, Strength of reinforced concrete column, when using CB500 steel, evaluation of economic efficiency when using CB500 steel (4 keywords) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU b : Chiều rộng tiết diện chữ nhật h : Chiều cao của tiết diện chữ nhật a, a ' : Khoảng cách từ hợp lực trong cốt thép tương ứng vớ S và S' đến biên gần nhất của tiết diện h, ho : Chiều cao làm việc của tiết diện, tương ứng bằng h-a và h-a' x : Chiều cao vùng bê tông chịu nén  : Chiều cao tương đối của vùng bê tông chịu nén, bằng x ho s : Khoảng cách cốt thép đai theo chiều dài cấu kiện eo : Độ lệch tâm của lực dọc N đối với trọng tâm của tiết diện quy đổi eop : Độ lệch tâm của lực nén trước P đối với tiết diện quy đổi e, e ' : Tương ứng là khoản cách từ điểm đặt lực dọc N đến hợp lực trong cốt thép S và S' l : Nhịp cấu kiện l o : Chiều dài tính toán của cấu kiện chịu tác dụng của lực nén dọc i : Bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện d : Đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép As , As ' : Tương ứng là diện tích tiết diện ngang của cốt thép không căng S và cốt thép căng S' Asp, Asp ' : Tương ứng là diện tích tiết diện của phần cốt thép căng S và S' Asw : Diện tích tiết diện của cốt thép đai đặt trong mặt phẵng vuông góc với trục dọc cấu kiện và cắt qua tiết điện nghiên  : Hàm lượng cốt thép xác định như tỉ số giữa diện tích tiết diện cốt thép S và diện tích tiết diện ngang của cấu kiện bho, không kể đến phần cánh chịu nén và kéo A : Diện tích toàn bộ tiết diện ngang của bê tông Ab : Diện tích của vùng bê tông chịu nén Abt : Diện tích vùng bê tông chịu kéo S : Ký hiệu cốt thép dọc vùng chịu kéo S ' : Ký hiệu cốt thép vùng chịu nén F : Ngoại lực tập trung M : Mô mem uốn M t : Mô mem xoắn N : Lực dọc Q : Lực cắt Rb , Rb ,ser : Cường độ chịu nén tính toán dọc trục của bê tông tường ứng với các trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ hai Rbn : Cường độ chịu nén dọc trục của bê tông ứng với các trạng thái giới hạn thứ nhất Rbt , Rbt ,ser : Cường độ chịu kéo tính toán dọc trục của bê tông ứng với các trạng thái giới hạn thứ nhất Rbtn : Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn dọc trục của bê tông ứng với trạng thái giới hạn thứ nhất Rs , Rs ,ser : Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép ứng với các trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ hai Rsw : Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép ngang xác Rsc : Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép ứng với trạng thái giới hạn thứ nhất Eb : Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông khi nén và kéo E s : Mô đun đàn hồi của cốt thép DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng bảng Trang 2.1. Các giá trị  R 20 2.2. Giá trị  b 2 21 2.3. Hệ số R tương ứng với một số nhóm thép 22 2.4. Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rsn của thép thanh 22 2.5. Hệ độ tin cậy của cốt thép 23 2.6. 2.7. Cường độ tính toán của cốt thép thanh khi tính theo TTGH thứ nhất (MPa) Mô đun đàn hồi của một số loại cốt thép 23 24 Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của cốt thép Rsn và cường 2.8. độ chịu kéo tính toán của cốt thép đối với TTGH thứ hai 24 Rs,ser (MPa) 2.9. Cường độ tính toán chịu kéo và chịu nén của cốt thép đối với các TTGH thứ nhất (MPa) 25 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ cấu kiện chịu nén lệch tâm 3 1.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm 4 1.3. Tiết diện chịu nén lệch tâm 5 1.4. Hệ số  ứng với liên kết lý tưởng 6 1.5. Hệ số  ứng với một số kết cấu 6 1.6. Cốt thép dọc chịu lực 7 1.7. Hiện tượng uốn dọc 10 1.8. Ứng suất trong BT và CT của cấu kiện chịu nén lệch tâm 10 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ 3.1. 3.2. Tên biểu đồ So sánh hàm lượng cốt thép tính toán theo 2 tiêu chuẩn So sánh khả năng chịu lực theo 2 tiêu chuẩn Trang 52 53 1 MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Tính toán cột BTCT sử dụng thép CB500 theo tiêu chuẩn TCVN 55742012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012. 2. Lý do chọn đề tài: Kết cấu cột bê tông cốt thép là một dạng kết cấu đặc biệt quan trọng trong kết cấu bê tông cốt thép đã và đang được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà và công trình. Cột BTCT trong kết cấu nhà cao tầng thường phải chịu nội lực lớn nên nếu có thể sử dụng thép có cường độ lớn hơn CIII là hiệu quả hơn về mặt kinh tế và dễ thi công hơn. Theo TCVN 5574:2012 mặt dù được xuất bản năm 2012 nhưng thực chất nó được chuyển ngang từ tiêu chuẩn TCVN 356-2005 với toàn bộ nội dung bên trong được giữ nguyên. Bản thân tiêu chuẩn TCVN 356-2005 được được chuyển dịch từ tiêu chuẩn Nga hơn 30 năm trước SNIP 2.03.01-84*. Nghĩa là chung ta đang sử dựng tiêu chuẩn quá cũ so với sự thay đổi khoa học và công nghệ trên thế giới. Điều này gây nhiều bất cập trong quá trình thiết kế. Hơn nữa TCVN 5574-2012 đang sử dụng các loại thép như CIII, AIII....Cường độ chịu nén tính toán không vượt quá 365MPa nên việc sử dụng các cốt thép có cường độ cao hơn CIII, AIII có thể không hiệu quả. Điều này đi ngược với xu hướng chung của thế giới là sử dụng các vật liệu có cường độ cao trong kết cấu công trình. Tiêu chuẩn hiện hành của Nga SP 63.13330.2012 cho phép sử dụng cường độ chịu nén tính toán của cốt thép có thể lấy lớn hơn 365 MPa nên sẽ được nghiên cứu ứng dụng trong luận án này. Chính vì thế việc nghiên cứu sâu hơn về loại cấu kiện này đã và đang trở nên cấp thiết đối với các nhà thiết kế Việt Nam. Trong đó, tính toán cột BTCT có sử dụng thép CB500 theo TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012. 2 3. Mục đích của đề tài: - So sánh TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012 về các đặc trưng về vật liệu BTCT. - So sánh quy trình tính toán cột BTCT theo TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012 4. Mục tiêu: - Đánh giá khả năng chịu lực của cột BTCT theo TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012 khi sử dụng thép CB500. - Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng thép CB500. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Cột bê tông cốt thép có sử dụng thép CB500 - Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 55742012) và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là khảo sát số theo tiêu chuẩn theo TCVN 5574-2012 và tiêu chuẩn Nga SP 63.13330.2012. 7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: Cơ sở khoa học: Sự làm việc đồng thời giữa bê tông và cốt thép trong cấu kiện chịu nén BTCT. Cơ sở thực tiễn: Đánh giá tính hiệu quả khi sử dụng cốt thép CB500 trong thiết kế cột BTCT nhà cao tầng. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤU KIỆN CHỊU NÉN 1.1. KHÁI NIỆM - Trong cấu kiện chịu nén, lực nén N tác dụng theo phương trục dọc của cấu kiện. - Khi lực N đặt đúng vào trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện (tức là trùng với trục dọc), xảy ra trường hợp chịu nén trung tâm. Cấu kiện chịu nén trung tâm thường gặp là thanh nén của dàn mái. - Khi lực N đặt lệch so với trọng tâm tiết diện, xảy ra trường hơp chịu nén lệch tâm. Cấu kiện chịu nén lệch tâm thường gặp là cột của khung nhà, thân vòm mái nhà v…v…mà ở đó phương của lực nén không trùng với trục hình học của cấu kiện. Cấu kiện chịu nén lệch tâm tương đồng với cấu kiện vừa chịu mô men M, vừa chịu lực dọc N như được thể hiện trên Hình 1.1. Độ lệch tậm của lực dọc là e0=M/N. Hình 1.1. Sơ đồ cấu kiện chịu nén lệch tâm 4 - Các giá trị của nội lực M và N nhận được từ việc tính toán hệ kết cấu theo các phương pháp của môn cơ học kết cấu hoặc sức bền vật liệu. Do vậy, e0=M/N được gọi là độ lệch tâm tĩnh học. Tuy nhiên, có những lý do mà trong thiết kế kết cấu bêtông cốt thép người ta còn phải xét đến độ lệch tâm ngẫu nhiên ea. - Đối với những cấu kiện của kết cấu siêu tĩnh, độ lệch tâm của lực dọc (dùng để tính toán tiết diện) e0 = M/N nhưng không được nhỏ hơn ea . Đối với kết cấu tĩnh định, độ lệch tâm của lực dọc (dùng để tính toán tiết diện) là độ lệch tâm tĩnh học cộng với độ lệch tâm ngẫu nhiên. Như vậy ngay cả khi người thiết kế đặt lực N vào đúng tâm tiết diện cấu kiện thì vẫn phải cộng thêm độ lệch tâm ngẫu nhiên để cho cấu kiện trở thành chịu nén lệch tâm. Tuy vậy đối với những cấu kiện có độ lệch tâm và độ mảnh nhỏ đến một mức nào đó, người ta vẫn tính toán như giống như đối với cấu kiện chịu nén trung tâm. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO Đối với cấu kiện nén đúng tâm: thường có dạng vuông, chữ nhật, tròn hay đa giác đều. a a b d h Hình 1.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm Đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm: tiết diện ngang thường có dạng chữ nhật, I, T, vành khuyên hoặc cột rỗng 2 nhánh có chiều cao của tiết diện song song với mặt phẳng uốn. 5 Hình 1.3. Tiết diện chịu nén lệch tâm Tỷ số h/b thường = 1,5 - 3 Diện tích tiết diện ngang của cấu kiện có thể được xác định sơ bộ theo công thức: A= kN Rb (1.1) N: lực dọc tính toán. Trong trường hợp chưa có số liệu một cách chính xác, có thể dùng cách tính gần đúng để xác định N. Rb : cường độ chịu nén tính toán của bêtông k : hệ số phụ thuộc vào các nhiệm vụ thiết kế cụ thể. = 0,9 - 1,1 đối với cấu kiện nén đúng tâm = 1,2 - 1,5 đối với cấu kiện nén lệch tâm Khi chọn kích thước tiết diện cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện về thi công, về hạn chế độ mảnh và bảo đảm khả năng chịu lực. Khi chọn kích thước tiết diện cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện về thi công, về hạn chế độ mảnh và bảo đảm khả năng chịu lực. Về thi công, cần chọn kích thước sao cho có được sự thuận lợi về việc làm ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bê tông. Thông thường cạnh tiết diện được chọn theo bội số của 2cm hoặc 5cm, với cạnh khá lớn nên chọn bội số của 10cm. 6 Về hạn chế độ mảnh nhằm đảm bảo sự ổn định của cấu kiện. Cần hạn chế độ mảnh  theo điều kiện sau: Đối với tiết diện bất kỳ:  = l0  0 r Đối với tiết diện chử nhật: b = lb  0b (r=0.288b) b (1.2) (1.3) lo: chiều dài tính toán của cấu kiện được xác định theo công thức l0 =   l Với  hệ số uốn dọc phụ thuộc vào sơ đồ biến dạng của cấu kiện khi bị mất ổn đinh, tức phụ thuộc và liên kết cảu cấu kiện =  =   =   =  Hình 1.4. Hệ số  ứng với liên kết lý tưởng  =   =  Hình 1.5. Hệ số  ứng với một số kết cấu Với khung nhiều tầng có liên kết cứng giữa đầm và cột, kết cấu sàn đổ toàn khối 7 + Khung nhà có 3 nhịp trở lên  = 0.7 Với khung như trên, kết cấu sàn lắp ghép + Khung nhà có 1 nhịp trở lên  = 1.2 với tầng 1,  = 1.5 ở các tầng trên + Khung nhà có 3 nhịp trở lên  = 1 r; bán kính của tiết diện được xác định theo công thức sức bền vật liệu o , ob ; độ mảnh giới hạn + Đối với cột nhà: o = 120 , ob = 31 + Đối với cấu kiện khác: o = 200 , ob = 52 Cấu tạo cốt thép Trong cấu kiện chịu nén cần đặt khung cốt thép gồm các cốt thép dọc và cốt thép ngang. a. Cốt thép dọc chịu lực. N N a. Cấu kiện chịu nén đúng tâm b. Cấu kiện chịu nén lệch tâm Hình 1.6. Cốt thép dọc chịu lực Cốt dọc chịu lực  = 12  40mm. Khi cạnh tiết diện > 20cm nên dùng   16 Trong cấu kiện chịu nén đúng tâm cốt dọc được đặt đều theo chu vi. 8 t = Ast 100% , min  r  3% A Ast: tổng diện tích cốt dọc A: diện tích tiết diện ngang Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm A's' Cốt thép đặt cạnh chịu nén As Cốt thép đặt cạnh đối diện Nếu A's' = As ta có tiết diện thép đặt đối xứng As As' '  = 100% ,  = 100% Ab Ab Trong đó: Ab: tiết diện làm việc của cấu kiện ( đối với tiết diện chử nhật Ab=bxh0)  và  ' không được nhỏ hơn  min và (  +  ' )   max ( khi cần hạn chế việc sử dụng thép quá nhiều ta lấy  max = 3% , để đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép ta lấy  max = 6% ,  t =  +  ' = 0.5% → 1.5% Đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm  min được lấy như sau:  = lo r <17 17-35 35-83 >83 min (%) 0.05 0.1 0.2 0.25 a. Cốt thép dọc cấu tạo. Đối với cấu kiện nén lệch tâm, khi H>500 mà cốt thép dọc As , As' được đặt tập trung theo cạnh b, thì còn đặt cốt thép dọc cấu tạo vào khoản giữa cạnh h, dùng để chịu những ứng suất sinh ra do bê tông co ngót, do nhiệt độ thay đổi và cũng có thể giữ ổn định cho những nhánh cốt thép đai quá dài. Cốt thép dọc cấu tạo không tham gia vào tính toán khả năng chịu lực, có đường 9 kính   12 , có khoảng cách theo phương cạnh h là So<=500mm. Khi đã đặt cốt dọc theo chu vi thì không cần đặt cốt dọc cấu tạo nữa. b. Cốt đai. Tác dụng: giữ vị trí cốt thép dọc khi thi công, hạn chế nở ngang của bê tông, giữ ổn định cốt thép dọc chịu nén, khi cấu kiện chịu lực cắt lớn thì cốt đai tham gia chịu lực cắt sw  25max và 500mm Khoảng cách đai: a  kmin và ao Khi Rsc  400 MPa lấy k=15 và ao =500mm Khi Rsc  400 MPa lấy k=12 và ao =400mm Nếu hàm lượng cốt thép dọc  '  1.5% cũng như toàn bộ tiết diện chịu nén mà t  3% lấy k=10 và ao =300mm Trong đoạn nối chồng cốt thép dọc a  10min Các cốt đai phải được móc neo để không bật ra khi chịu nén. tiêu chuẩn thiết kế quy phạm cứ cách một cốt dọc phải có một cốt dọc đặt ở góc cốt đai, khi cạnh của tiết diện <=40cm và trên mỗi cạnh tiết diện không có quá 4 cốt dọc thì cho phép thì cho phép dùng một đai bao quanh các cốt dọc đó. 1.3. SỰ LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN CHỊU NÉN LỆCH TÂM 1.3.1. Ảnh hưởng của uốn dọc - Lực dọc đặt lệch tâm sẽ làm cho cấu kiện có chuyển vị theo phương thẳng góc với trục của nó. Độ lệch tâm e0 ban đầu sẽ tăng lên thành ηe0 với η  1 (Hình 1.2). η được gọi là hệ số uốn dọc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan