Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần yêu nước của thơ phan văn trị...

Tài liệu Tinh thần yêu nước của thơ phan văn trị

.DOCX
30
356
57

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. Trang Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội 1.1.2. Tư tưởng thời đại 1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Văn Trị 1.2.1. Cuộc đời của Phan Văn Trị 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam Chương 2 BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG THƠ PHAN VĂN TRỊ 2.1. Biểu hiện của tinh thần yêu nước 2.1.1. Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ 2.1.2. Lòng căm thù giặc sâu sắc 2.1.3. Đau xót trước cảnh đất nước bị xâm lược 2.1.4. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước 2.2. Giá trị của tinh thần yêu nước 1 2.2.1. Chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân 2.2.2. Trực tiếp lên án tội ác của quân xâm lược 2.2.3. Bày tỏ chí hướng của toàn thể dân tộc Chương 3 VÀI NÉT NGHỆ THUẬT VỀ TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG THƠ PHAN VĂN TRỊ 3.1. Điển cố trong thơ 3.2. Từ ngữ trong thơ 3.3. Nghệ thuật miêu tả hình ảnh KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi nhắc đến những cây bút trong thời kỳ suy sụp của chế độ phong kiến Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến nhà thơ Phan Văn Trị. Các tác phẩm của ông thường chỉ trích bọn quan lại hại dân bán nước và bày tỏ chí hướng của bản thân mình. Đồng thời, những tác phẩm còn nêu cao tinh thần yêu nước của chính tác giả. Phan Văn Trị là một trong những cây bút tiêu biểu của thể loại thơ viết về tinh thần yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đề tài thơ yêu nước, ông còn dùng ngòi bút của mình trực tiếp phê phán những bọn tham quan bán nước cầu vinh. Ông bày tỏ chí hướng và đặt tất cả tâm sự vào trong những tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, trong các tác giả mà người viết có điều kiện tìm hiểu thì Phan Văn Trị là nhà thơ có cách viết rất táo bạo và là người dám nhìn thẳng vào thực trạng của xã hội lúc bấy giờ để có thể viết nên những tác phẩm đi sâu theo thời gian. Vì thế, qua các tác phẩm của ông, người đọc đã hiểu rõ hơn về xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là những tác phẩm của ông càng làm cho tinh thần yêu nước của dân ta càng thêm sôi sục và mạnh mẽ. Nghiên cứu đề tài này, người viết có thể thấy được những cái hay cái đẹp, nét độc đáo trong thơ cũng như trong phong cách của ông. Tôi mong muốn được trình bày quan điểm của bản thân để làm sáng tỏ hơn những vấn đề có ý nghĩ mà nhà văn đặt ra. Hơn nữa, đề tài này sẻ giúp cho người viết có nhiều kinh nghiệm trong việc cảm nhận, cũng như phân tích các tác phẩm của Phan Văn Trị. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy người viết chọn đề tài này để làm tiểu luận. 2. Lịch sử vấn đề Phan Văn Trị là một trong những nhà thơ lớn được độc giả tìm hiểu và có nhiều trong trình, bài viết đề cập đến. Chính vì thế, những vấn đề trong sáng tác cũng như những vấn đề có liên quan đến phong cách nghệ thuật của ông luôn được nhiều nhà phê bình chú ý đến. Người viết có thể điểm qua một số bài viết, công trình nghiên cứu như sau: Năm 1959, Nguyễn Văn Mùi có bài viết Luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Bài viết này nói về những cuộc bút chiến của hai ông: “Trước hết cuộc bút chiến giới thiệu cho ta một hình thái của nền văn chương miền Nam nước Việt về cuối thế kỷ 19. Cùng với những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh 3 Giảng, Bùi Hữu Nghĩa, những bài thơ của hai ông đã góp thêm vào kho tang văn học Việt Nam những rung cảm của một lớp sĩ phu trước tình trạng biến đổi thế cuộc”[1;tr.33]. Năm 1960, Bùi Giáng có bài viết Giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Bài viết này nói về lòng quý trọng của mọi người đối với ông Trị: “Cầm bút bàn về Phan Văn Trị tôi thấy lòng không vui, ông được hầu hết mọi người quý – chuộng, khi biện hộ cho Tôn Thọ Tường, tôi đã nhiều phen bày tỏ hêt lòng hờn giận của mình đối với ông Trị”[1;tr.67] Năm 2001, Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân có bài viết Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm. Ở cuốn sách này các tác giả nghiên cứu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Văn Trị. Nội dung của cuốn sách xoay quanh những giai thoại về nhà thơ. Tác giả còn đưa ra phần phiên âm, khảo dị của các tác phẩm. Công trình đã có những nhận định rất sâu sắc về Phan Văn Trị: “Sau Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị xông xáo tiếng lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất trúng, rất đau, khiến đối phương không cứ được… không phải thơ của Phan Văn Trị chỉ có những bài thơ được chút ý nhiều qua bút chiến của Tôn Thọ Tường. Những bài thơ trữ tình như: Mất Vĩnh Long, Bến An Giang… những bài thơ ngụ ý châm biến như: Con Mèo, Con Muỗi, Con Rận…”[7;tr.12]. Năm 2007, Ban thường vụ huyện ủy huyện Phong Điền có bài viết Biên Khảo lịch sử Phong Điền Cần Thơ. Ở bài viết này các nhà biên khảo đã đưa ra những nét chung nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Văn Trị, nhưng nhìn chung đó chỉ là những nét sơ bộ về con người đã làm rạng danh cho mãnh đất Phong Điền – Cần Thơ. “Với những bài thơ bút chiến. Phan Văn Trị xứng đáng là một nhà nho yêu nước một chí sĩ trong mặt trận văn hóa chống ngoại xâm. Những bài thơ của ông đã khơi dậy tinh thần bất khuất chống thực dân pháp của nhân dân Nam Bộ. Mặc dù cả Nam kì là thuộc địa của Pháp nhưng những vần thơ có lửa của Phan Văn Trị đã nhen nhóm trong lòng mọi người ý trí và niềm tin ở tương lai nước nhà sẻ được độc lập, tự chủ…”[1.tr;64]. Năm 2010, Đặng Duy Khôi có bài viết Trăm năm vẫn sáng ngời đạo nghĩa. Bài báo đã tổng hợp một loại các bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Văn Trị. Bên cạnh đó bài báo cáo còn trích dẫn một số bài thơ của Phan Văn Trị. 4 “Không quá trữ tình dạt dào như thơ văn cụ Đồ Chiểu nhưng thơ cụ Cử Trị đánh không khoan nhượng vào thực dân và bè lũ tay sai. Trong cảnh nước mất nhà tan thơ của cụ Phan Văn Trị không đơn thuần là miêu tả mà còn mang tính chiến đấu kiên cường…”[tr4; báo điện tử Cần Thơ]. Năm 2014, Nguyễn Đăng Na có công trình nghiên cứu Giáo trình văn học trung đại Việt Nam. Tác giả đã tìm hiểu tình hình sáng tác chung và có những tác phẩm tiểu biểu trong giai đoạn này. Trong đó có Phan Văn Trị nhưng nhìn chung thì đó chỉ là những nét cơ bản nhất chứ chưa đi vào tìm hiểu cụ thể tác phẩm của ông: “Cuộc tranh luận nảy lửa của Phan Văn Trị và Tôn Thọ tường là một ví dụ khác tiêu biểu. Lập luận của Tôn Thọ Tường rất đặt trưng cho tư tưởng của kẻ chủ hòa, sợ hi sinh tự ti dân tộc, khiếp đảm trước thanh thế của giặc… nhưng lại không muốn cho người khác thấy được tim đen của mình nên ra sức tìm cách che đậy. Người ta viện dẫn cả sử cách kim cổ để lấp liếm, biện bạch. Đáp lại Phan Văn Trị đã rành rẽ chỉ ra chân tướng của những kẻ phản quốc…”[6;tr.267]. Nhìn chung, vấn đề sáng tác và nhà thơ Phan Văn Trị đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng hầu hết chỉ mới dừng lại ở những nhận định riêng lẻ ở một số tài liệu. Vì thế, trong tiểu luận này, người viết sẻ cố gắng làm sáng tỏ vấn đề tinh thần yêu nước trong thơ Phan Văn Trị, một cách có hệ thống vầ đầy đủ hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Tinh thần yêu nước trong thơ Phan Văn Trị, người viết thực hiện nhằm mục đích sau: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại. Đồng thời, thấy được tinh thần yêu nước trong những sáng tác của nhà thơ Phan Văn Trị, những chí hướng và tâm sự sâu sắc. Bài nghiên cứu này, giúp người viết có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với sáng tác của Phan Văn Trị. Cũng như hiểu sâu hơn về cuộc đời và phong cách sáng tác của ông. Muốn hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước trong thơ của thế kỷ XIX. Đồng thời, qua đó biết được những bài thơ nêu cao tinh thần của nhân dân ta. Nó còn cung cấp thêm cơ sở khoa học để làm tài liệu tham khảo và công tác giảng dạy sau này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khi viết về đề tài Tinh thần yêu nước của thơ Phan Văn Trị, trong khuôn khổ của một bài tiểu luận người viết không có điều kiện cũng như không có khả năng để giải 5 quyết hết tất cả các vấn đề, mà chỉ xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu biểu hiện và giá trị của tinh thần yêu nước trong thơ Phan Văn Trị. Phạm vi nghiên cứu: trong thời kỳ suy sụp của chế độ phong kiến Việt Nam, Phan Văn Trị có nhiều sáng tác nêu cao tinh thần yêu nước, nhưng đồng thời cũng phê phán xã hội thối nát. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài tiểu luận này, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các kết quả của nghiên cứu có liên quan đến đề tài tiểu luận, phục vụ đắc lực cho phần lịch sử vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, vận dụng các kết quả đã đạt được trước đó làm cở sở để hoàn chỉnh đề tài tiểu luận. Phương pháp lịch sử: tìm hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Văn Trị, cũng như là hiểu rõ hơn về cảm hứng sáng tác của ông. Từ đâu mà Phan Văn Trị lại có cái nhìn sâu sắc về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Nhờ phương pháp này, người viết cũng biết thêm những công trình nghiên cứu nào đã nhận định về nhà văn Phan Văn Trị, cũng như về các sáng tác của ông. Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích những dẫn chứng nhằm làm nỗi bật tinh thần yêu nước trong những sáng tác của Phan Văn Trị. Trong khi thực hiện phân tích thì người viết có kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh đối chiếu,…làm bật nổi đề tài nghiên cứu. Sau cùng, người viết kết hợp cả hai thao tác diễn dịch và quy nạp để hoàn thành. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Trong quá trình biến động của lịch sử Việt Nam năm 1858 là mốc thời gian có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã đánh dấu bước ngoặt của lịch sử dân tộc, khiến cho cuộc sống của nhân dân càng thêm khó nhọc, phải đối mặt với những chuyển biến lớn và những thay đổi toàn diện của các lĩnh vực trong cuộc sống. Nhưng nhân dân không chịu rục ngã trước bọn xâm lượt mà đã vùng lên mạnh mẽ chiến đấu hết mình để dành lại độc lập, tự chủ, hòa bình…cho cả dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã có truyền thống lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng con người ở đây thì không nhỏ bé chút nào, họ đã chảy qua nhiều cuộc chiến đấu ác liệt với quân xâm lược nhưng nhân dân ta đã vô cùng anh dũng và hào hùng với tinh thần luôn yêu quê hương đất nước mãnh liệt. Trước sự dòm ngó của chủ nghĩa đế quốc và le lối của những mâu thuẫn bên trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ thì vương triều nhà Nguyễn được những nhà văn ví như ngọn lửa đang bùng cháy lần cuối cùng để rồi tắt hẳn. Ngay những ngày đầu thực dân Pháp vào đánh Đà Nẳng thì triều đình Huế đã hoàn toàn không nhờ đến nhân dân chiến đầu mà chỉ phản kháng một cách yếu ớt rồi đầu hàng với bọn giặc. Cũng cùng thời điểm này cuộc nổi dậy của Đoàn Trưng và Đoàn Trực đã dùng trí tuệ và tài dụng binh của mình tiến hành xây lăng Tự Đức để chống lại nhà vua. Kế thừa truyền thống đấu tranh yêu nước của ông cha ta, nhân dân Nam Kỳ những người tuyên phong chiến đấu quyết liệt với quân xâm lượt kéo dài trong mấy năm trời. Đồng thời, cũng có nhiều cái tên của các sĩ phu yêu nước gắn liền với lịch sử như: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Triểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn… Kể từ những cuộc khời nghĩa của nhân dân nổi ra thì phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trở nên sôi nổi và rầm rộ hơn. Nhưng cuối cùng thì các cuộc 7 vùng dậy đấu tranh điều bị thất bại hoàn toàn. Pháp đã có nhiều hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn và chính thức đặt chân hợp pháp trên đất nước ta. Nhân dân ta đã vô cùng hụt hẳn trước hoàn cảnh lúc bấy giờ, họ chiến đấu với tinh thân bế tắt không lối thoái, luôn tìm kiếm một ánh sáng le lối để có thể tiếp tục vùng lên để cống hiến hết sức mình để chiến đâu. Và những cuộc xâm lượt của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản kéo đến đã đem lại ngọn lửa đến nhân dân ta bước sang giai đoạn mới của chiến đấu. 1.1.2. Tư tưởng thời đại Giai đoạn cuối thế kỷ XIX là thời kỳ của chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào sự sụy sụp đến tộc độ. Thực dân Pháp sang xâm lượt và biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Các chế độ thực dân và cùng với các tư tưởng nho giáo của dân ta ngày càng trở nên bất lực trước khí thế của bọn giậc ngoại xâm. Cùng thời điểm đó là sự biến đổi của xã hội kéo theo sự biến đổi về tư tưởng của thời đại. Lúc này, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn lên ngôi đã đưa các tư tưởng nho giáo lên vị trí thống trị khiến cho đời sống của con người trở nên khó khăn. Nhà Nguyễn một phần tính ngưỡng nho giáo xem nho giáo là một đạo thiên liêng nhưng một phần dựa vào sự tính tin tưởng nho giáo để thống trị cả xã hội. Ở đây, các học trò, sĩ phu đi học phải học theo sách vở không được học thêm bất cứ thứ gì từ đó họ trở nên thiếu tư duy, ốc sáng tạo và trí tuệ có sẳn trong con người. Triều đình trở nên lạc hậu, đời sống hết sức nhàm tráng họ chỉ biết một số sách có sẳn như Tứ Thư, Ngũ Kinh và cho rằng đọc hết những cuốn sách này thì chuyện gì cũng có thể giải quyết được. Trong gia đoạn này nước ta phải đối mặt với hai nền tư tưởng Nho giáo và Kitô giáo. Đồng thời, nó tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhân ta và khiến chúng trở nên riêng biệt so với nền tư tưởng của giai đoạn trước đó. Do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử nên tình hình chính trị của nước ta có nhiều biến động. Cuộc đấu tranh kiên quyết dẫn sự bác bỏ và lên án về sự đổi mới của triều đình nhà Nguyễn. Từ đó làm cho cuộc canh tân trở nên dễ dàng, thuận lợi cho việc mở cửa giáo lưu buôn bán hàng hóa với các nước phương tây. 8 Nhìn chung, thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến diễn ra rất gay gắt, cuộc chiến giữa hai phe phái triều đình với những ý kiến hoàn toàn khác biệt nhau và cuối cùng dẫn đến việc tan rã. Lúc bấy giờ, nhà thơ Phan Văn Trị với tinh thần yêu nước vô cùng mãnh liệt cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của luồn tư tưởng thời đại ấy. 1.2. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Văn Trị 1.2.1. Cuộc đời của Phan Văn Trị Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại thông Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre) – mất ngày 16/5/1910 tại làng Nhơn Ái, tổng Đinh Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay thuốc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ). Ông hưởng thọ 80 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình nhà quan, thân phụ ông tên là Phan Văn Tấn lúc trước làm quan khâm sai chưởng tiền dinh Đô thống chế, đã bị triều đình nhà Nguyễn phạt chín đời không được làm quan, nhưng gia đình ông thuộc dòng dõi Phan Văn Triệu, một võ tướng đã từng giúp Nguyễn Ánh chống nhau với quân Tây sơn, về sau được liệt vào miếu Trung hưng công thần tại cố đô huế. Đến vào khoảng những năm 1847, Phan văn trị đến làng Hạnh Thông Tây trú ngụ tại nhà một người thân để học. Khoa thi hương năm Tự Đức thứ 3 ông đỗ thứ 10 trên 17 cử nhân. Năm ấy ông tròn 19 tuổi, nhờ vào việc đỗ cử nhân nên nhân dân trong vùng đều gọi ông là ông Cử Trị. Vì hoàn cảnh lúc bấy giờ rất rối ren nên ông từ chối việc làm quan , mà về sống đạm bạc với việc dạy học ở làng Bính Cách, tỉnh Lòng An. Sau đó Phan Văn Trị về Cần Thơ để làm việc có ít giúp cho mọi người như: dạy học, bốc thuốc và làm thơ. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Phan Văn Trị bắt đầu hoạt động văn học vào đầu thế kỷ XX, ông cho ra đời nhiều tác phẩm văn học và có nhiều cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường. Trước khi thực dân pháp kéo đến thì Phan Văn Trị nhìn vật, nhìn cảnh để bày tỏ tâm tư tình cảm, chí hướng và có ước muốn giúp nhân dân thoát khỏi cảnh hành hạ của bọn quan lại hám danh hám lợi. Cho đến khi thực dân Pháp đến chiếm đóng thì ông mới bắt đầu làm thơ yêu nước. 9 Ông trải qua một thế kỷ với hàng loạt những biến cố lớn lao, cuộc sống của quần chúng nhân dân ngày càng khó khăn đến mức điêu linh và kiệt quệ. Vui quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ chỉ biết đấm mình vào những xa hoa và dục vọng. Thấy được sự việc và trải qua những ngày gian khổ Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường đã có những cuộc bút chiến đánh thẳng vào bọn quan lại bán nước hại dân. Những tác phẩm của Phan Văn Trị có nhiều yếu tố phê phán bọn quan lại ,nhưng đặt biệt là tinh thần yêu nước mãnh liệt được thể hiện trong thơ như: Thất Tĩnh Vĩnh Long, Con Mèo, Con Rận, Cá Thia Thia, Hột Lúa… Trong những sáng tác của Phan Văn Trị đều gắn liền đến tinh thần yêu nước, lên án bọn vui quan bắt tài, đặc biệt là khi quân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm nổi ra tại Láng Hầm, cạnh Phong Điền. Vì thế, ông đã bày tỏ lòng thương tiếc của mình với các anh chiến sĩ đã bỏ mình trên chiến trường bằng hai cấu đối vô cùng xúc động: “Võ kiềm xung thiên, Ba Láng giang đấu lưu hận huyết Văn tinh lạc địa, Trà Niềng thôn lý đãi sau nhan” Tạm dịch: “Kiếm võ ngút trời, Ba Láng sông sâu tràn hận huyết Sao văn sa đất, Trà Niềng thôn xóm thảy sầu mang”. 1.3. Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam Tinh thần yêu nước là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng tổ quốc, tình yêu thương và niềm hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp trong tươi lai. Tinh thần yêu nước được thể hiện qua nhiều phương diện và nhiều hình thức: tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, tình yêu con người… kể từ đó mà các bài thơ với tinh thần yêu quê hương đất nước được ra đời qua từng thời đại. Trong thời kỳ văn học dân gian tinh thần yêu nước được các nhà thơ ca ngợi một cách rất tinh tế về phong cảnh quê hương đất nước, đồng thời còn có thêm nhiều thể loại như ca dao, tục ngữ… các tác giả trong giai đoạn này có những tác phẩm vô cùng rực rở. Sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, tính ngưỡng, văn hóa cũng đã tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết. Từ truyền thống 10 văn hóa của nước ta đã có từ lâu đời, kết hợp với chữ Hán làm cho nền văn học dân tộc là nền tảng cho cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên “chữ Nôm”. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nền văn học Việt Nam đã có nhiều đổi mới, tạo được vị trí của mình sau một thời gian dài chuyển đổi và hoàn thiệt tốt hơn. Điển hình như trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Bên cạnh đó đời sống nhân dân càng gằn gủi với thiên nhiên hơn, có nhiều tính chất trữ tình trong thơ ca và đặc biệt là luôn tự hào về quê hương đất nước. Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. Khi vận mệnh đất nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước và văn học trung đại luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước. Cảm hưng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân như là một tất yếu trong lịch sử xã hội phong kiến, bởi xã hội phong kiến quan niệm nước là vua, vua là nước. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam như ông cha ta có câu: thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách… Các tác phẩm trong giai đoạn văn học ày cũng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ truyền thống của nhân dân ta. Dân tộc ta có lối sống rất yêu đời, yêu thiên nhiên, luôn sống vui vẻ, lạc quan và có nghị lực vượt qua mọi thử thách: “Đừng than phận khó ai ơi – Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Tinh thần yêu nước của văn học hiện đại trong thời kỳ này được các tác giả thể hiện rất phong phú về các thể loại và đề tài từ đó giúp cho các tác giả có thêm nguồn cảm xúc để thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Thơ trong giai đoạn này cũng có nhiều phá cách về câu trữ và hình ảnh, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới lạ. So với văn học trung đại thì các tác giả thể hiện lên tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của dân tốc ta, ngược lại văn học hiện đại được các tác giả gởi gắm những tâm tư tình cảm, nỗi xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, lòng dân câm hận. 11 Nhìn chung hơn X thế kỷ hình thành và phát triển, nền văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định và đội ngũ văn chương của ta vẫn đang có gắn hoàn thiện mình hơn để có thể gia nhập vào dòng chảy văn chương của cả thế giới. 12 Chương 2 BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG THƠ PHAN VĂN TRỊ 2.1. Biểu hiện của tinh thần yêu nước 2.1.1. Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ Phan Văn Trị có tinh thần yêu nước rất sâu sắc, ông dùng ngòi bút của mình để làm ngòi giáo, nhằm thẳng vào bọn bán nước và cướp nước. Lập luận trong thơ ông rất đanh thép, bẻ gãy mọi luận điệu của kẻ thù. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần phản kháng mãnh liệt của những người yêu nước. Sự gian nan, cực khổ phải chiến đấu hết mình để bảo vệ đất nước, họ đã phải chịu biết bao nhiêu hy sinh mắt mát. Cuộc sống phải trải qua bao nhiêu thời kỳ loạn lạc nhưng họ vẫn quyết tâm chiến đấu hết mình để có thể làm chọn nghĩa tôi dân: “Trung trinh dốc trọn đạo vi thần, Nạn khổ xưa nay biết mấy lần”.[6;tr.116]. Họ là những người luôn đặt đất nước mình sống lên trên hàng đầu, sống trên đất Hán thì họ phải lo cho cơ nghiệp nhà Hán. Đồng thời nỗi oán hận nhà Tần cũng phần nào giúp cho tác giả thể hiện sự phản kháng của mình đối với thực dân Pháp xâm lược: “Ở Hớn đành lòng phò lợn Hớn, Oán Tần ra sức đuổi hươu Tần”.[6;tr.116]. Một người con trai phải có chí hướng cao luôn đặc niềm tin bảo vệ đất nước lên trên hàng đầu. Luôn ránh vác mọi thứ khó khăn gian lao cực khổ của gia đình, tổ quốc và không được than trách một tiếng nào vì đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của một người đàn ông. Luôn chuẩn bị sẵn sàng để lên đường chiến đấu: “Cái nợ tang bồng than thở phận, Đành đem đập giã giữa phong trần”.[6;tr.116]. Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta được thể hiện rất rõ qua lòng dũng cảm sống hết mình vì quê hương đất nước. Họ quyết tâm sống trong sạch tham như những bọn quan lại 13 tham ô dám vì danh lợi mà bán đứng cả quê hương mình. Bọn tham ô thì lúc nào cũng dựa vào hơi của kẻ khác để có thêm lợi ích cho mình, chúng mượn hơi kẻ lớn để ra oai với thiên hạ. “Giã từ đồng ruộng dạo xa chơi, Thiên hạ ai mà chẳng biết hơi”. Thể hiện hình ảnh anh dũng của ông cha ta, lúc nào cũng trong sáng như hạt ngọt trời. Luôn là một tắm gương sáng để cho con cháu noi theo mà học hỏi. Ông cha ta đã cống hiến rất nhiều công lao để có thể giữ nước được bao thời kỳ, giúp cho nước ta có được sự bình yên sinh sống qua mấy đời. “Cởi giáp vàng kia phơi chốn chốn, Bày da ngọc nọ rạng nơi nơi” Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của ông cha ta đã nhiều lần giúp nước thoát khỏi sự xâm lược của bọn thực dân. Nhân dân ta đã nhiều đời đấu tranh để dành lại sự bình yên cho con cháu chúng ta. “Ông cha giúp nước đà ghe thuở, Dòng giống nuôi dân biết mấy đời”. Ông cha ta có thể liều minh trinh chiến qua bao cuộc xâm lược, có thể lấy thân mình trải qua bao cơn lửa cháy phong ba. Quyết hy sinh mình để đổi lấy sự bình yên cho tổ quốc mà ngược vẫn không được coi trọng. Tác giả trách móc triều đình ngu si không biết đến công ơn của dòng họ ông. Phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra khắp mọi nơi và được rất nhiều người hưởng ứng tham gia. Khi phát động phong trào khởi nghĩa người người nhà nhà đểu phất cao ngọn cờ để thể hiện được tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của mình. “Có thu chôn lấp nẻo trăm nhà, Cờ nghĩa cao nêu gió phất xa”. Những phiền muộn về đất nước đang lâm vào tay giận, tình thế nước ta đang đứng trước bờ vực thẩm không biết phải làm sao, nhân dân ta từ người lớn đến trẻ nhỏ ai ai cũng nguyện hy sinh để bảo vệ tổ quốc giành lại sự độc lập, tự do cho tổ quốc. Dù cho trời đất có ra sau thì nhân dân ta cũng cố chiến đấu hết mình để đổi lại sự ấm no hạnh phúc cho đất nước ta: 14 “Đội muộn người cam trời đất nhỏ, Giương phiền kẻ nguyện nước non già”.[6;tr.154]. 2.1.2. Lòng căm thù giặc sâu sắc Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp gây cho nhân dân ta rất nhiều sự chia ly mất mát, sự đau khổ, sự hy sinh con cháu của mình. Do đó mà lòng căm thù giặc của nhân dân ta càng thêm sâu sắc, nhân dân ta muốn ăn tươi nuốt sống bọn xâm lược để có thể trả thù cho những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. “Tấm lòng địch khái thề sông núi, Tấc dạ cần vương hẹn đá vàng. Lòng căm thù giặc xâm lăng đã làm cho ta có thêm tinh thần để mạnh mẽ chiến đấu, chúng ta thề sẽ không đội trời chung với bọn xâm lược. Cố gắn hết mình để phò trợ nước nhà, giúp cho đất nước có lại sự yên bình, nhân dân thoát khỏi lầm thang. Dễ thấy công danh mà yếu mến, Cũng là vì nghĩa há khoe khoang”.[6;tr.148]. Đừng vì danh lợi phồn hoa má có thể yếu lòng mà hại dân bán nước, nó chỉ là một thức gì sa sỉ lắm lúc có thể xuất hiện trước mặt hay vuột mất ngay lập lức, chớ mà có khoe khoang vì mình không phải là người có tài mà có thể ngồi ở nơi cao sang đó chỉ vì sự mưu mô, nịnh hót, hại dân của ta mà thôi. Chúng ta là người cùng một nước nên phải để chữ nghĩa lên hàng đầu xem trọng đạo nghĩa đừng nên vì danh lợi mà khoe khoang hại ngươi. 2.1.3. Đau xót trước cảnh đất nước bị xâm lược Sự đau xót tiếc thương trước hoàn cảnh của đất nước đang sắp bị rơi vào tay quân giặc. Phan Văn Trị đã khắc họa lại hình ảnh đau xót của nhân dân ta qua các bài thơ của ông. Hình ảnh nhân dân ta cố gắn chiến đấu hết mình để giành lại quê hương. Bên cạnh đó là sự đau thương mất mát chia cắt đất nước khiến cho nhân dân ta không cầm được nước mắt. “Nhìn Nam chạnh tủi nhành hoa ủ, Ngó Bắc ngùi thương khóm bạch vân”.[6;tr.116]. 15 Sự ngậm ngùi nuối tiết trước cảnh nước nhà phải rơi vào tay giặc, phải nhìn những hoàn cảnh đâu thương do bọn xâm lược để lại trên người ở lại và người ra đi. Những mãnh đất ở bên dưới toàn là con cháu trong nhà, hy sinh mình để làm đúng nghĩa vụ là con cháu của dân tộc Việt Nam. Mắt luôn hướng về mây trời của đất nước, lòng luôn đau xót và ngậm ngùi thương tiếc hoàng cảnh rơi vào tay giặc của quê hương. 2.1.4. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước Nhân dân ta luôn có một niềm tin vô cùng mãnh liệt là dành lại trọn vẹn đất nước. Song song đó cũng nhờ vào ngòi bút của Phan Văn Trị mà tính thần của dân ta càng thêm phần mạnh mẽ và tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước sẽ không còn xa với chúng ta. Nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cuộc chiến tranh và Pháp là một trong quân xâm lược gây nhiều thiệt hại về tinh thần và của cải của người dân. Chúng đem lại nhiều sự mất mát cho ta nhưng không vì thế mà ta có thể chịu đầu hàng với trước chúng, nhân dân ta đã cùng nhau vung vén đất nước: “Những trang dụng thế đành ngơ mặt, Mấy kẻ trung quân nỡ phụ tình Những kẻ luôn lợi dụng quyền thế tìm cách hại dân ta để có được sự giàu sang phú quý giờ phải ngơ mặt ra mà nhìn nhân dân ta vùng lên bảo vệ tổ quốc, những người trung quân yêu nước luôn hướng về một tương lai tươi sáng, giúp cho nước nhà có được sự bình yên và không để phụ lòng chờ đợi của toàn thể dân tộc. Bao thuở đem về cơ nhất thống, Ngàn thu bia tạc đấng trung trinh”.[6;tr.115]. Dân tộc ta đã bao đời bị xâm chiến nhưng điều dành lại được sự thống nhất cho đất nước. Những người anh hùng đã hy sinh để bảo vệ cho đất nước điều được nhân dân ta kính trọng và họ đáng được ghi tạc công danh lại để cho con cháu chúng ta sau này noi gương mà học tập làm theo. Một phần làm cho bọn quan lại bán nước thấy được sự mạnh mẽ của quân ta, khiến cho chúng phải trơ mặt ra nhìn, phần còn lại cho quân xâm lược thấy được sự đoàn kết chống lại kẻ thù của nhân dân. Cơ hội để có được chọn vẹn non sông, thống nhất đất nước người dân được sự ấm no và hạnh phúc, những người anh hùng thì được đời đời sau ca tụng là những anh hùng trung trinh, kiên trì và yêu nước. 16 Dù cho ta có đi đến mọi nẻo đường của đất nước thì trong tâm trí ta lúc nào cũng nhớ đến sự yên bình thanh bình của vùng quê nghèo nơi đó có gia đình và những người thân yêu. Chúng ta phải luôn nhìn thẳng vào con đường phía trước dù có chặn đường đi có khó khăn gian lao đến mấy thì cũng phải vững bước mà tiến tới phía trước. Những hình ảnh quen thuốc nhưng lại thiếu bóng dáng người xưa, những người đã hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước cho chúng ta: “Quan sang dặm thẳng đường liền bước, Tùng cúc vườn xưa cảnh nhớ người. Tạo hóa một bầu xoay khí vận, Đông qua xuân lại trở màu tươi”.[6;tr.122]. Sự luân chuyển của tạo hóa lúc nào cũng khôn lường, khiến cho con người không bao giờ đoán trước được việc sắp xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, thơ Phan Văn Trị luôn thể hiện sự tin tưởng mãnh liệt rằng vận mệnh đất nước sẽ có sự thay đổi lớn. “Bén Nghé quản bao cơn lửa cháy, Cồn Rồng dầu mặc muội tro bay. Nuôi muôn giết thỏ còn chờ thuở, Bủa lưới săn nai cũng có ngày”.[6;tr.138]. Chúng ta dù có tạm thời thất bại nhưng tinh thần thì không bao giờ khuất phục trược bọn xâm lược, dù nhân dân ta có hy sinh hay đất nước có bị rơi vào tay giặc nhưng rồi sẽ có một ngày không xa dân ta sẽ giành chiến thắng là lầy lại đất nước mình trong tay thực xâm Pháp. “Khi suy những tướng còn khi thịnh, Cội nước đương bền dễ đã lay”.[6;tr.139]. Tuy cuộc chiến đấu này chúng ta có thất bại trong tay giặc nhưng không bao giờ chịu đầu hàng dưới trướng của địch. Rồi sẽ có một ngày không xa nhân dân ta cũng giành được thắng lợi, bởi vì con cháu chúng ta vẫn còn, cái gốc của nước non ta cũng vẫn còn bền vững đâu dễ nghiêng đổ ngay được. Chúng ta còn sống thì đất nước này sẽ có một ngày lại là của dân ta. 2.2. Giá trị của tinh thần yêu nước 17 2.2.1. Chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân Đa số các bài thơ vịnh vật của Phan Văn Trị đều lên án và chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân. Ông là một trong những nhà thơ có nỗi cảm thông rất sâu sắc với quần chúng nhân dân, thấu hiểu được sự khổ cực và bị đàn áp quá dã mang của bọn quan lại. Do đó ông đã dùng ngòi bút của mình để chỉ trích bọn tham quan vì danh lợi mà dám đánh đổi cả đất nước của mình. Con mèo là một trong những hình ảnh được nhà thơ miêu tả để chỉ trích bọn quan lại nham hiểm cho rằng chúng chỉ có tài nịnh hót để có thể nhanh chống thăng quan tiến chức, mau có được một địa vị cao sang: “Mấy tầng đài các sải chơn leo, Nhảy lẹ chi cho bẵng giống mèo”.[6;tr.100]. Nhà thơ đã ví bọn quan lại như những con mèo đang chờ chực miếng mồi ngon để có thể một bước nhảy lẹ lên sự đài các danh vọng. “Chợt ngảnh mặt hùm nhìn trực thị, Chi cho lũ chuột dám vang reo”. Để bọn xem nhân dân ta xem như những con chuột nhỏ bé thấp hèn tha hồ mà đàn áp bóc lột nhân dân ta. “Vuốt nanh sẵn có vàng khoe sắc, Vằn vện đành không bụi đóng meo”. Nhưng ở đây ông cũng nói về sự hống hách của bọn quan lại. Chúng là những con mèo nhỏ bé mà lúc nào cũng nghĩ mình là một con sư tử to lớn, nhờ vào sự nịnh hót mà có được quyền cao chức trọng nhưng trong đó chúng không làm được trò trống gì cả. “Trăm tuổi hồn dầu về chín suối, Nắm lông để lại giúp trò nghèo”.[6;tr.100]. Mặt khác Phan Văn Trị cũng nói đến sự giúp đỡ của những người đã khuất, đã để lại một phần tiếng thơm nào đó giúp cho nhân dân ta ở lại. Trăm tuổi thì con người ai cũng phải chết, linh hồn của họ dù đã được về nơi chín suối nhưng những gì họ để lại cũng đã giúp ích cho người nghèo. 18 Bài thơ Con Rận được tác giả viết nhằm chỉ trích bọn tay sai của thực dân Pháp xâm lược luôn đi hút máu của dân lành để chúng được no béo như những con rận luôn đi hút máu các con vật khác. Bọn chúng chẳng được tài cán hay trí tuệ như nhân dân ta nhưng lúc nào cũng hống hách lên mặt với đời, chúng giống như một những lũ vô dụng, bất tài và hèn nhát lúc nào cũng dựa vào thực dân Pháp để ức hiếp nhân dân ta: “Mặt mũi như vầy cũng có râu, Trong đời chẳng biết dụng vào đâu”.[6;tr.102]. Mặt mũi con rận nhỏ bé như vậy mà cũng có được râu, chúng sống mà không biết mình sau này sẽ dựa vào con vật nào để có thể sinh tồn, lúc nào cũng tìm cách để hút máu của người khác thật nhiều để giúp cho mình no béo. Giống như bọn quan lại không có hiểu biết học vấn tài cán cũng có thể làm quan, bọn chúng chỉ biết dụng lợi đàn áp nhân dân chúng ta để càng ngày có nhiều vinh hoa phú quí từ thực dân xâm lược. “Hêu đòi trên mão chưa nên mặt, Lúc thúc trong chăn cứ rục đầu. Chúng là loài đeo bám, hút máu con vật khác nên chúng lúc nào cũng cứ rục đầu nằm trong chăn đợi cơ hội mà hút máu. Là loài nhỏ bé không rõ mặt mày nhưng lại muốn được ngồi trên cao để có được nhiều lợi ích cho mình. Khuấy ngứa gầy dân chi khác mọt, Rán công béo nước chẳng bằng trâu”. Con rận được nhân dân ta ví như những con mọt lúc nào cũng hút máu là cho dân ta ngứa ngấy khó chịu. Chúng rán ăn để cho mình được no béo có thể bằng những con trâu nhưng cũng chẳng bao giờ to bự được như con trâu. Con rận là con vật luôn đeo bán và hút máu của những con vật khác để có thể sinh sống. Nhưng chúng lúc nào cũng nghĩ mình là người cao cả, lớn mạnh nhưng thực chất chỉ nhỏ bé trong chân người ta. Cũng như những bọn quan lại hám danh nghe lời quân xâm lược để đi hại dân lành. “Uổng sanh cho nhộn trong trời đất, Có có không không cũng chẳng cầu”.[6;tr.102]. Chỉ trích bọn quan lại tối ngày chỉ biết đi ức hiếp người hiền lành, là một lũ bất tài vu dụng luôn đi theo nịnh hót người ta chứ chẳng làm được trò chống gì. Loại người này sinh ra 19 trong đời cũng phụ lòng công lao sinh thành của cho mẹ mình nên có cũng được hay không có cũng chẳng cầu. Phan Văn Trị mượn loài cá để nói đến sự tranh quyền đoạt lợi của bọn quan lại, chúng vì quyền lợi của mình mà tranh đấu lẫn nhau gây nên cho bà con đồng bào nhiều khổ cực. Phải sống trong sự lo lắng phập phòng không biết lúc nào tai họa lại ập xuống đầu của mình: “Dầm thấm mưa xuân trổ mấy màu Vì tài, vì sắc mới kinh nhau. Đua chen hai nước toan giành trước, Lừng lẫy đôi hơi chẳng chịu sau”. Con cá thia thia là một trong loại cá nước ngọt, có nhiều màu được người ta bắt nuôi và lấy chúng để chọi nhau. Ở đây bọn quan lại cũng giống như những con cá thia thia ấy được bọn thực dân làm thú vui để đem chúng ra tranh đâu lẫn nhau và xem đó là thú vui của chúng. Bọn quan lại ngu si thì lúc nào cũng nghĩ là mình tài giỏi, thông minh, chúng có thể vì một chút danh lợi nhỏ bé mà hơn thua, tranh dành và đấu đá lẫn nhau. Mường tượng rồng đua nơi biển thẳm, Mỉa mai cù dậy dưới sông sâu. Thở hơi sóng dợn nhăn lòng nước, Mắt thấy ai ai cũng cúi đầu”.[6;tr.104]. Cá Thia Thia được nhà văn ví như một loài rồng dưới biển khơi sâu thẳm, nên có chút khuấy động của nước thì chúng cũng có thể bò ra khỏi mặt nước. Giống như đất nước phải trải qua cơn biến loạn, gây go bởi những cuộc tranh đấu đoạt quyền của bọn quan lại, khiến cho nhân dân ta phải ngậm ngùi trước cảnh nước mất mà ai ai cũng phải cúi đầu. Tác giả đã có trí tưởng tượng rất phong phú, có thể dùng hình ảnh loại cua mà nói về bọn quan lại hại dân. Chúng ỷ là mình lớn nên luôn ức hiếp dân ta, xem trời bằng dung và luôn ăn nói ngang ngược như những lũ vô học ngu mụi. “Trên đời có mấy mặt đi ngang? Ỷ lớn chân tay có một chàng”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan