Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi việt nam sau 1986...

Tài liệu Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi việt nam sau 1986

.DOC
159
210
114

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nữ quyền là khái niệm mới được nhắc đến nhiều trong đời sống văn học nước ta những năm gần đây, cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào nữ quyền thế giới những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trên thực tế, trước đó tư rất lâu, ý thức nữ quyền đã có ở Việt Nam, trong cội nguồn nền văn hóa nông nghiệp lúa nước tôn thờ Mẫu và đã ghi dấu ấn trong suốt tiến trình văn học Việt Nam. Khi gặp gỡ bối cảnh khách quan thuận lợi cùng với quá trình vận động nội tại trong đời sống văn học, đáng chú ý là sự xuất hiện và trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhà văn nữ, tinh thần nữ quyền trở thành một trong những nhân tố chủ đạo chi phối nội dung sáng tác sau 1986. Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ làm rõ những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện tinh thần nữ quyền sau 1986, để tránh sự ngộ nhận cho rằng tinh thần nữ quyền chỉ là sự “mô phỏng”, “bắt chước” văn học nữ quyền thế giới hay một vài xu hướng văn học đang thịnh hành (như linglei) trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần chỉ ra sự kế thưa có phát triển, nét tương đồng và bản sắc riêng độc đáo của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với tinh thần nữ quyền trong văn học truyền thống và văn học nữ quyền thế giới. 1.2. Văn học sau 1986 chứng kiến sự xuất hiện đông đảo và trưởng thành vượt bậc của các nhà văn nữ. Điều này đã làm cho tinh thần nữ quyền trở lại mạnh mẽ chưa tưng có trong đời sống văn học. Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nữ quyền được các nhà văn đặt ra và “trả lời” sâu sắc trong tác phẩm như quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong đời sống và trong văn chương; đặc trưng bản thể nữ; vấn đề nhu cầu, quyền lợi của người phụ nữ hiện đại; ý thức nữ quyền trong sáng tạo văn chương; hình ảnh người đàn ông trong xã hội hiện đại… Có thể nói, nữ quyền đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng chi phối diện mạo của văn xuôi Việt Nam giai đoạn này. Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ góp phần “trả lời” những câu hỏi này và tiến tới làm sáng tỏ diện mạo cũng như quy luật vận động của văn xuôi Việt Nam sau 1986. 1.3. Trên hoạt động sáng tác, các nhà văn sau 1986 đã sáng tạo nên những tác phẩm chứa đựng tinh thần nữ quyền thực sự có giá trị, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, trong hoạt động nghiên cứu, phê bình, đi sâu tìm hiểu ý thức nữ quyền trong văn chương lại chưa có nhiều công trình tương xứng. Thậm chí, 1 2 vẫn còn không ít những cái nhìn giản đơn, ngộ nhận về khái niệm “nữ quyền” trong văn học, về việc xây dựng hình tượng người phụ nữ, về việc đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, về thế giới đàn ông qua cái nhìn của các nhà văn nữ... Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 một cách toàn diện, hệ thống. Luận án của chúng tôi thông qua việc minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền, phân tích những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986, làm rõ những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật sẽ góp phần bổ sung những thiếu khuyết đó, giúp người tiếp nhận có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tinh thần nữ quyền trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam tư 1986 đến nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các sáng tác văn xuôi Việt Nam tư 1986 đến nay chủ yếu là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nữ như: Thuận, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Thuỳ Dương, Trần Thuỳ Mai, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu... và một số tác giả nam như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh… Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận với một số tác phẩm của các tác giả văn học nữ quyền Châu Âu, Châu Á với mục đích so sánh, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với các tác phẩm văn học nữ quyền thế giới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam tư sau 1986, nghiên cứu những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả bình diện nội dung và hình thức thể hiện, tư đó khẳng định tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 là sự kế thưa có phát triển, có bản sắc riêng so với tinh thần nữ quyền trong văn học trước đó. 2 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích như vậy, luận án hướng đến thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền (bằng việc xác định nội hàm khái niệm và phân biệt với những khái niệm gần gũi) làm cơ sở cho việc xác định các biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Thứ hai, chỉ ra và phân tích những tiền đề xã hội – thẩm mỹ dẫn tới sự xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Thứ ba, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 trên các phương diện: ý thức sáng tạo văn chương; cách tiếp cận và thể hiện hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm; cái nhìn về trật tự nam quyền và người đàn ông. Thứ tư, khám phá một số phương thức nghệ thuật tương ứng với việc thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 như: việc lựa chọn và vận dụng ưu thế của các thể loại sáng tác, việc xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật thể hiện tinh thần nữ quyền. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó những phương pháp chính là: - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: để xem xét tinh thần nữ quyền một cách toàn diện, trong mối quan hệ với các điều kiện khách quan (lịch sử, xã hội) và chủ quan (bản thân văn học), trong mối quan hệ nội tại giữa các biểu hiện khác nhau của tinh thần nữ quyền, trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. - Phương pháp xã hội - lịch sử: để nhìn nhận, đánh giá quá trình phát triển của tinh thần nữ quyền trong văn hóa, văn học dân tộc trong tưng bối cảnh lịch sử, xã hội đặc thù. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: để phân tích những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác của tưng tác giả cụ thể nhằm khái quát thành những đặc điểm chung, mang tính quy luật trong việc thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi sau 1986. - Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học: nhằm làm sáng tỏ những biểu hiện của tinh thần nữ quyền cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong sáng tác của một số nhà văn đương đại để khẳng định những đóng góp riêng của họ trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. 3 4 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: để làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tinh thần nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ và nhà văn nam sau 1986, giữa các nhà văn nữ Việt Nam với các tác giả văn học nữ quyền thế giới. Tư đó, để khẳng định sự kế thưa chọn lọc và sự phát triển, nét riêng độc đáo của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. - Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của Lịch sử, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Tâm lý học để tìm hiểu những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong tác phẩm cả về phương diện nọi dung và hình thức nghệ thuật. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Trên cơ sở phân tích các tiền đề xã hội, thẩm mĩ của việc xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986, luận án đã khẳng định tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 chịu sự tác động đa dạng, nhiều chiều của cả các nhân tố khách quan (truyền thống văn hóa, văn học dân tộc, chủ nghĩa nữ quyền thế giới, bối cảnh lịch sử xã hội sau 1986) và nhân tố chủ quan (sự vận động, đổi mới nội tại của văn học). Điều này làm cho tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 có sự hòa hợp Đông – Tây, truyền thống – hiện đại rất rõ. 5.2. Luận án đã phân tích biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 trên ba phương diện cơ bản: tư duy sáng tác; cách thể hiện hình tượng nhân vật nữ và cái nhìn về trật tự nam quyền. Việc phát hiện hai quá trình tưởng chưng mâu thuẫn trong hoạt động sáng tạo của nhà văn nữ (xu hướng bình đẳng trong sáng tạo văn chương và xu hướng khẳng định bản sắc riêng của văn chương giới nữ), việc tiếp cận hình tượng người phụ nữ với góc nhìn mới mẻ hay niềm hy vọng về một sự thay đổi của trật tự nam quyền, nỗi khát khao hòa hợp bản thể nam - nữ… là những điểm mới mẻ của luận án so với các công trình nghiên cứu về tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Nó khẳng định điểm khác biệt của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam so với tinh thần nữ quyền của văn học thế giới. 5.3. Tư phương diện hình thức nghệ thuật, luận án đã chỉ ra rằng các thành tố nghệ thuật không phải là sự tồn tại khách quan mà tự bản thân việc lựa chọn các thành tố nghệ thuật, xử lý nó như thế nào đã có tác dụng rất quan trọng trong việc biểu đạt tinh thần nữ quyền. Đồng thời, tinh thần nữ quyền cũng chi phối mạnh mẽ đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm như lựa chọn thể loại văn xuôi tự sự và phát huy những ưu thế của thể loại; thể hiện hình tượng nhân vật trong sự mâu thuẫn, xung đột giới 4 5 tính, tập trung khắc họa nhân vật tư nội tâm và ngôn ngữ; việc tổ chức điểm nhìn trần thuật, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật đa thanh… 5.4. Luận án góp phần làm rõ hơn bức tranh văn xuôi Việt Nam sau 1986 và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu văn học và cho công tác giảng dạy về phái tính và nữ quyền trong văn học. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học Chương 2. Những tiền đề xã hội – thẩm mỹ của sự xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 Chương 3. Nội dung của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 Chương 4. Hình thức nghệ thuật thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 5 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC 1.1. Khái niệm tinh thần nữ quyền 1.1.1. Khái niệm nữ quyền Dù đã được bàn đến trong nhiều bài viết nhưng cho đến nay, không nhiều tài liệu giải thích trực tiếp về khái niệm “nữ quyền”. Việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về “nữ quyền” là một việc làm tưởng chưng không cần thiết, bởi hiểu theo nghĩa tư nguyên, nếu phân xuất khái niệm thành hai yếu tố: nữ và quyền thì rất đơn giản, “nữ quyền” được hiểu là “quyền của người phụ nữ”. Khái niệm này đối lập với “nam quyền” (quyền lợi của người đàn ông). Tư năm 1981, Hosken và Fran P đã nhận định nữ quyền là các quyền lợi bình đẳng giới dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Các quyền này khác biệt với các khái niệm rộng hơn về quyền con người thông qua các nhận định về thành kiến truyền thống và lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi thiên vị nam giới và trẻ em trai [143; 10]. Ở Việt Nam, ngay tư những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Văn Vĩnh – chủ bút Đông Dương tạp chí thông qua mục Nhời đàn bà (trên Đăng cổ tùng báo và tiếp theo là Đông Dương tạp chí) đã gửi thông điệp: “nữ quyền” chính là sự lên tiếng của phụ nữ về các vấn đề của mình. Khái niệm “nữ quyền” mà ông khơi lên đã phát động một trào lưu bàn về các quyền của phụ nữ mà mục tiêu chính của nó là “phụ nữ nói về phụ nữ”. Trong thời phong kiến, với cả phương Đông và phương Tây, khái niệm “nữ quyền” hiểu theo nghĩa này là do sự chi phối của điều kiện lịch sử. Xuất phát điểm, nền văn hóa phương Tây gắn với cuộc sống du mục, coi trọng yếu tố thể lực đã dành nhiều sự ưu ái, quyền lợi cho người đàn ông. Nền văn hóa phương Đông sớm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, kỳ thị giới tính của Nho giáo nên cũng áp chế quyền lợi của người phụ nữ về mọi mặt. Do vậy, “nữ quyền” nhấn mạnh đến phương diện quyền lợi của người phụ nữ và cuộc đấu tranh đòi nữ quyền chính là đấu tranh cho sự đảm bảo về quyền lợi của người phụ nữ. Nếu hiểu như vậy, khái niệm “nữ quyền” trong tiếng Việt đồng nghĩa với cụm tư women’s right – quyền lợi của phụ nữ trong tiếng Anh. Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ giới gồm các quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bầu cử, nắm giữ chức vụ công, làm 6 7 việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng, tiếp nhận giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các quyền trong hôn nhân và làm mẹ [144]. Tuy nhiên, theo thời gian, khi người phụ nữ không còn bị áp chế về mặt quyền lợi (ở phương Tây hiện nay, pháp luật và xã hội đã dành cho người phụ nữ những quyền lợi riêng. Ở các quốc gia Phương Đông như Việt Nam, người phụ nữ cũng được pháp luật bảo hộ quyền lợi) thì khái niệm “nữ quyền” dường như không chú trọng nhiều đến vấn đề “quyền lợi” của người phụ nữ nữa mà đã mở rộng phạm vi so với thời kỳ đầu. Trong tiếng Anh, khái niệm “nữ quyền” được dịch tương đương với feminist. Feminist gồm 2 yếu tố femi (có gốc female (nữ giới)) và nist (chủ nghĩa). Với khái niệm nữ quyền – feminist này, ý niệm “quyền lợi” bị lu mờ, nhường cho một định hướng khái quát hơn: phương Tây muốn đề xuất một khuynh hướng, một chủ nghĩa lấy người phụ nữ làm trung tâm, làm “trục” để phản ánh thế giới, trái ngược với nam quyền – lấy người đàn ông làm trung tâm. Tất cả những gì liên quan đến phụ nữ đều được đề cao, tôn trọng, bảo vệ - đó là nội dung của khái niệm “nữ quyền” theo ý niệm của phương Tây. Chúng tôi cho rằng, cách hiểu này khá phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi những vấn đề xoay quanh người phụ nữ đã trở nên vô cùng phong phú, phức tạp. Trong nghiên cứu, phê bình văn học sau 1986, chúng tôi thấy khái niệm “nữ quyền” thường được nhắc đến cùng với hai khái niệm khác là “phái tính” và “nữ tính”. Phái tính “chỉ sự liên kết giữa giới và những bản tính đặc trưng cho tưng phái riêng biệt và nó không ngưng được nhận diện trong đời sống cũng như trong tất cả các ngành khoa học”[141; 10]. Nguyễn Thị Thanh Xuân trong luận án Tiến sỹ của mình đã đề xuất công thức: “Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex). Như vậy, phái nam = nam giới (the male sex) + masculinity (tính nam/bản tính nam); phái nữ = nữ giới (the fair sex) + femility (tính nữ/bản tính nữ)” [141; 10]. Công thức này cho thấy phái tính là sự tổng hợp những đặc điểm tự nhiên, sinh học (giống) và những đặc điểm xã hội, tính cách… của tưng giới cụ thể. Theo công thức này, nữ tính cũng là một phần của phái tính. Nữ tính là tính chất, đặc điểm của giới nữ, nhằm phân biệt với nam tính – tính chất/đặc điểm của giới nam. Nữ tính không đơn thuần chỉ là tính cách mà nó gồm tất cả các biểu hiện toát lên đặc trưng của giới nữ (ví như hành động, ngôn ngữ, trang phục, ngoại hình). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không dùng nữ tính với nghĩa bao hàm tất cả tính chất, đặc 7 8 điểm của giới nữ mà chỉ dùng để gọi những tính chất đặc trưng (chủ yếu về tính cách, tâm hồn) như: dịu dàng, giàu tình cảm, đảm đang, chịu thương chịu khó, cam chịu, giàu đức hy sinh… Nhiều khi, nữ tính được dùng như một tính tư (“rất nữ tính”, “giàu nữ tính”) khi ngợi ca người phụ nữ hội tụ được những nét đẹp đặc trưng, điển hình trong tính cách của giới nữ. Như vậy, nếu nữ tính nhấn mạnh đến thuộc tính tính cách đặc trưng của giới nữ, phái tính nhấn mạnh đến đặc điểm giới tính thì nữ quyền là khái niệm có nội hàm khác hẳn. Đây là một chủ trương, một cách tiếp cận về người phụ nữ theo hướng tôn trọng, đề cao, xem người phụ nữ là trung tâm của sự phản ánh, đánh giá về hiện thực. Tuy nhiên, nữ quyền lại có mối liên hệ mật thiết với hai khái niệm còn lại. Để khẳng định bản sắc, giá trị riêng của giới nữ, nữ quyền thường chủ trương nhấn mạnh đến sự khác biệt phái tính và đề cao nữ tính – phẩm chất tính cách tốt đẹp đặc trưng của nữ giới, tạo nên sự khác biệt của họ so với nam giới. Đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội nói chung và sự phát triển của văn học hiện nay, theo chúng tôi, không chỉ hiểu khái niệm nữ quyền như là sự bó hẹp của nội dung “quyền lợi của người phụ nữ” mà còn hiểu đó chỉ một cách nhìn nhận về người phụ nữ theo hướng trân trọng, đề cao. Có như vậy, bản thân khái niệm “nữ quyền” mới theo kịp với sự biểu hiện nội dung “nữ quyền” phong phú, đa dạng hiện nay của văn học. 1.1.2 Khái niệm tinh thần nữ quyền Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm “tinh thần nữ quyền” thay vì “cảm hứng nữ quyền” hay “phong trào nữ quyền”. Sự gặp gỡ của ba khái niệm này là đã rõ: xem những vấn đề liên quan đến người phụ nữ là trung tâm luận. Tuy nhiên, khi sử dụng khái niệm “phong trào nữ quyền” thì vô hình trung, chúng ta phải thưa nhận có sự tồn tại của một phong trào nữ quyền với sự huy động lực lượng lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ với tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích rõ ràng như Chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Trong khi đó ở Việt Nam, cho đến nay, chưa thực sự có phong trào nữ quyền theo những tiêu chí này. Dù có những lúc nữ quyền trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học, thu hút đông đảo lực lượng sáng tác, nghiên cứu, luận bàn về nó (ví như nữ quyền đầu thế kỷ XX hoặc sau 1986) nhưng ở Việt Nam chưa có sự đề xuất tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích của phong trào nữ quyền một cách tập trung và hệ thống. Có nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” để nghiên cứu văn học nữ quyền sau 1986 ở Việt Nam. Đặc trưng của “cảm hứng” là để chỉ nguồn 8 9 cảm xúc mạnh mẽ khơi gợi sự sáng tạo. Nhưng “cảm hứng” chỉ tồn tại trong một giai đoạn, gắn với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Đối với văn học Việt Nam giai đoạn sau 1986, chúng tôi không phủ nhận việc hoàn toàn có thể dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” bởi nó cũng gắn với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể, xuất hiện trong một giai đoạn nhất định và chi phối khá mạnh mẽ đến đời sống văn học. Tuy nhiên, nếu dùng khái niệm “cảm hứng nữ quyền” thì chúng tôi thấy chưa thiết lập mối liên hệ gắn bó lâu dài giữa cảm hứng nữ quyền trong văn hóa, văn học truyền thống với văn học sau 1986 – trong khi “nữ quyền” đã và luôn là một dòng chảy liên tục, có kế thưa và phát triển tư truyền thống đến hiện tại. Trong phạm vi luận án, chúng tôi đề xuất khái niệm “tinh thần nữ quyền” trong khi nghiên cứu văn học sau 1986. Các nhà triết học duy vật biện chứng hiện đại đã khẳng định rằng: tinh thần, theo nghĩa rộng của tư là một khái niệm đồng nhất với cái quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lý cao nhất; theo nghĩa hẹp của tư thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy. Trong sự đối lập với thể xác, tinh thần được xem là toàn bộ thế giới bên trong của con người, tư tư duy đến cảm xúc (thậm chí có cả yếu tố tiềm thức, bản năng). Tinh thần là sự kết hợp của cả tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và trí tưởng tượng… của chủ thể. Vì vậy, trong khi cảm hứng nữ quyền chỉ thiên về yếu tố cảm xúc, ý thức nữ quyền nhấn mạnh đến yếu tố tư duy, nhận thức của chủ thể sáng tác thì tinh thần nữ quyền được hiểu là toàn bộ cách nhà văn tư duy, tưởng tượng, thể hiện cảm xúc, mong muốn của mình khi lựa chọn nhân vật nữ là trung tâm của sự phản ánh (thế giới chủ quan và khách quan) trong tác phẩm. Nếu cảm hứng nữ quyền nhấn mạnh đến sự xuất hiện của một nguồn cảm xúc mạnh mẽ thúc đẩy sự ra đời của tác phẩm văn học nhưng lại chỉ tồn tại “nhất thời” trong một giai đoạn văn học nhất định thì tinh thần nữ quyền lại là cái ngấm sâu trong văn hóa, văn học, trong tâm thức của dân tộc. Chúng ta có thể tìm thấy nó trong tín ngưỡng, trong hội họa, điêu khắc, âm nhạc, trong di sản vật thể và phi vật thể… Nó có cội rễ sâu xa tư truyền thống. Dù có lúc trở thành “cảm hứng” hoặc không nhưng nó vẫn luôn là một “dòng chảy” không dứt, tiếp nối tư văn học dân gian đến văn học đương đại. Tất nhiên, việc minh định, vạch ranh giới thật rõ ràng ba khái niệm này không phải là điều đơn giản, nhất là đối với hai khái niệm cảm hứng nữ quyền và tinh thần nữ quyền. Hiện nay, trong giới sáng tác và nghiên cứu, phê bình, hai khái niệm này vẫn được dùng đồng thời và có thể thay thế cho nhau. Chúng tôi thiết nghĩ, việc lựa 9 10 chọn sử dụng khái niệm nào cần tùy vào góc độ tiếp cận của người nghiên cứu vấn đề, không nên áp đặt máy móc ở việc lựa chọn, sử dụng khái niệm trong trường hợp này. 1.1.3. Những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn chương Loài người khởi đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu hệ nhưng dần dần, người đàn ông với những thế mạnh về sinh lý, sức mạnh (thể xác và tinh thần), khả năng hoạt động hướng ngoại, ưu thế về thu nhập kinh tế… đã vươn lên làm chủ gia đình và xã hội. Nam quyền suốt trong một thời gian dài không chỉ được củng cố bằng các thiết chế xã hội mà nó còn in sâu vào tâm lí, quan niệm của nhân loại như một điều hiển nhiên. Sự thống trị của nam quyền, một mặt đã có tác dụng tích cực trong việc duy trì sự ổn định và phát triển xã hội nhưng mặt khác, sự thống trị hà khắc của nó đã gây không ít khó khăn cho cuộc sống của người phụ nữ. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của người phụ nữ đã diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ suốt trong thời trung đại. Đến Cách mạng tư sản Pháp thời cận đại (cuối thế kỷ XVIII), nó đã bùng nổ mạnh mẽ, thành một phong trào rầm rộ với tên gọi là Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism). Đến thời kì hiện đại, sự phát triển về mọi mặt của xã hội đã làm cho nhân loại ngày càng ý thức rõ hơn về khả năng và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Phong trào nữ quyền ngày càng được khẳng định mạnh mẽ, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội mà còn len lỏi vào văn học, trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt của nhiều nền văn học trên thế giới. Do vậy, có thể chủ trương khẳng định vai trò, vị trí, khả năng và quyền lợi của người phụ nữ đã được manh nha tư rất lâu (đồng hành với chế độ phụ quyền) nhưng “nữ quyền” với tư cách là một khái niệm chỉ được xuất hiện chính thức cùng với Chủ nghĩa nữ quyền (Nữ quyền luận) ở phương Tây. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, nội dung chính của “nữ quyền” thể hiện trên một số điểm chính: xem phụ nữ là đối tượng trung tâm, quan trọng của cuộc đấu tranh nữ quyền; mục đích chính của phong trào nữ quyền là đòi quyền bình đẳng giới, đòi giải phóng người phụ nữ khỏi ràng buộc, hệ lụy tư nam quyền; đấu tranh cho bình đẳng giới tính xoay quanh các nội dung chính như: đòi xem xét lại khái niệm đàn ông và đàn bà, quyền có địa vị, quyền được kính trọng, quyền hành trong gia đình, quyền chính trị, quyền theo đuổi nghề nghiệp, quyền được hưởng những lợi ích giáo dục, quyền bình đẳng trong các vấn đề pháp luật như li dị, phân chia tài sản… Phong trào nữ quyền còn đề cao giá trị, vẻ đẹp của người phụ nữ ở mặt hình thể, tâm 10 11 hồn và trí tuệ, thưa nhận khả năng vô tận của người phụ nữ không chỉ trong gia đình mà còn đối với các vấn đề xã hội… Trong hoạt động phê bình văn học, tinh thần nữ quyền thể hiện qua phong trào phê bình nữ quyền. Tuy Giới tính thứ hai của Simone de Beauvoir xuất bản năm 1949 được xem là công trình mở đầu của phê bình nữ quyền nhưng lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành tư đầu thập niên 70. Trên cơ sở khẳng định kinh nghiệm văn học và kinh nghiệm xã hội của nữ giới, các nhà phê bình nữ quyền chủ trương dù là nam hay nữ, hãy “lấy thân phận của phụ nữ để đọc” tác phẩm văn học mới phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn cả hai mặt văn học và chính trị. Các cây bút nữ “không chỉ chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác lập một thứ mỹ học riêng của nữ giới, tư đó thiết lập nên những điển phạm riêng, xây dựng nhiều tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá lại các hiện tượng của văn học” [91]. Bằng lý lẽ sắc bén và lập luận riêng của mình, các nhà nữ quyền luận nhằm đến mục tiêu “cố gắng phát hiện và tái hiện các tác phẩm của phụ nữ qua đó, đánh giá phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm ấy, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao và những yếu tố liên quan đến tâm lý, huyền thoại của người phụ nữ như thế nào trong văn học” [91]. Bên cạnh xu hướng “lấy cái nhìn của phụ nữ để đọc tác phẩm”, các nhà phê bình nữ quyền cũng tập trung khẳng định khả năng và bản sắc riêng của văn chương nữ giới. Điểm trọng tâm trong lý thuyết nữ quyền của Hélène Cixous là mối quan hệ giữa giới tính và diễn ngôn, tư đó hình thành nên ý niệm về phong cách tu tư riêng của nữ giới, về một lối viết nữ (L’écriture féminine). Theo bà, nhà văn nữ bằng lối biểu đạt đặc thù đã phá vỡ những công thức “chuẩn mực” trong diễn ngôn nam giới. Gặp gỡ quan điểm của Hélène Cixous, phê bình nữ quyền ở Mỹ và Ý cũng tập trung khẳng định đặc trưng lối viết nữ trong hệ thống tư ngữ, ngữ pháp, cấu trúc và cách thức diễn đạt… Lý thuyết phê bình nữ quyền là động lực thúc đẩy các thế hệ nhà văn nữ tư bỏ lối viết phụ thuộc vào nam giới để tạọ nên diễn ngôn độc lập của giới mình. Trong sáng tác, tinh thần nữ quyền biểu hiện khác nhau trong văn học phương Đông và phương Tây. Bởi phương Đông và phương Tây có cách nhìn nhận riêng về vị trí, vai trò, quyền lợi của người phụ nữ và truyền thống thể hiện hình tượng người phụ nữ trong văn chương mỗi khu vực khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát một số nội dung nổi bật của tinh thần nữ quyền trong sáng tác như sau: 11 12 Tư phương diện sáng tạo, văn chương nữ quyền đặt ra vấn đề phải nhìn nhận lại về nhân vật nữ trong văn học. Nếu trước đây, văn xuôi viết về người phụ nữ thường theo hướng phê phán hay ngợi ca tư góc nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm hay tư tưởng thì ngày nay, người phụ nữ phải được nhìn nhận như một khách thể thẩm mĩ độc lập, như một thế giới riêng, hấp dẫn mà văn học nghệ thuật cần khám phá và lý giải. Bên cạnh đó, thông qua sáng tác, các nhà văn đặt ra vấn đề phải nhìn nhận lại vai trò của người phụ nữ trong xã hội và gia đình. Họ không chỉ thực hiện thiên chức sinh con đẻ cái, tề gia nội trợ như phụ nữ truyền thống mà họ còn có khả năng đứng ra gánh vác việc mưu sinh nuôi sống gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Thời hiện đại, người phụ nữ tuy vẫn còn mối quan hệ gắn kết với gia đình nhưng họ không còn phụ thuộc quyền lợi kinh tế và chính trị vào người đàn ông. Vì vậy, họ không còn nấp bóng “tùng quân” mà đã tách ra thành một chủ thể mạnh mẽ, độc lập. Thông qua cảm hứng nữ quyền, các nhà văn còn đặt ra vấn đề phải có một cách nhìn mới về phẩm chất, giá trị của người phụ nữ. Vẻ đẹp hình thể cũng là một giá trị cần được nhìn nhận và tôn vinh bên cạnh các phẩm chất tâm hồn, tính cách của người phụ nữ. Bên cạnh đó, cách nhìn mới về phẩm chất của người phụ nữ còn đòi hỏi xã hội không chỉ chấp nhận, đồng tình, ngợi ca những phẩm chất thiên tính nữ tốt đẹp của người đàn bà mà còn phải chấp nhận những thói tật đời thường, những hạn chế của họ. Cần phải nhìn nhận giá trị của họ với tư cách là một người đàn bà bình thường với những phần tốt đẹp và xấu xa, phần xã hội và bản năng, phần vị tha và ích kỉ chứ không phải là một “tượng thánh” hay trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Nhưng nổi bật nhất, theo chúng tôi, văn chương nữ quyền đã đặt ra vấn đề trung tâm đó là phải chấp nhận người phụ nữ như một chủ thể chủ động, tích cực và độc đáo trong công việc, trong tình yêu và tình dục. Họ có thể có những phút giây nổi loạn, vượt qua sự kiềm tỏa của đàn ông, của lễ giáo, luật tục nhưng chỉ có chấp nhận họ sống như một chủ thể, chúng ta mới trả họ về bản chất của quyền được làm một người đàn bà đích thực. Như vậy, nhìn chung, trong văn học, tinh thần nữ quyền biểu hiện ở khuynh hướng xem phụ nữ là đối tượng trung tâm của văn học; đấu tranh cho quyền sống, quyền được yêu, được hưởng tự do, hạnh phúc của người phụ nữ; phản ánh và lên án tình trạng mất bình quyền nam nữ; đề cao vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người phụ 12 13 nữ; lấy cái nhìn của phụ nữ làm căn cứ nhìn nhận và đánh giá hiện thực; khẳng định khả năng và bản sắc riêng của văn chương nữ giới… Tinh thần nữ quyền trong văn học đã xuất hiện ở Việt Nam tư khá sớm (tư văn học dân gian) nhưng mới chỉ dưng lại ở những biểu hiện đơn lẻ, mang nhiều tính chất cảm tính. Phải đến văn học sau 1986, nữ quyền mới xuất hiện trở lại với tư cách là một trong những cảm hứng trung tâm của văn học thời đại mới, với một hệ thống những biểu hiện rõ ràng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc “đòi quyền lợi” cho người phụ nữ cũng không còn chung chung là đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc, tình yêu như trước mà đã có những biểu hiện mới, cụ thể hơn như: quyền bình đẳng trong tình dục, bình đẳng ngôn ngữ, quyền được tôn trọng, quyền thoả mãn những nhu cầu, sở thích cá nhân… Hơn thế, cảm hứng nữ quyền trong văn học còn có một số biểu hiện cực đoan như xu hướng “hạ bệ”, phủ nhận vai trò của nam giới, xác lập lại vai trò làm chủ của giới nữ, đề cao “nữ quyền” thái quá... Những biểu hiện này cho thấy cảm hứng nữ quyền trong văn học đương đại Việt Nam chưa định hình bền vững mà vẫn đang trong quá trình vận động cùng sự phát triển của xã hội và tư duy của nhà văn. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về nữ quyền trong văn học Việt Nam trước 1986 Phong trào nữ quyền trên thế giới đã phát triển qua ba giai đoạn, khởi nguồn tư cuối thế kỷ XVIII và kéo dài đến nay. Tuy nhiên, do sự chi phối của các điều kiện lịch sử, xã hội, Chủ nghĩa nữ quyền thế giới chỉ thực sự ảnh hưởng sâu sắc đến nước ta bắt đầu những năm đầu thế kỷ XX (khi nước ta đã “vùng thoát” khỏi sự lệ thuộc lâu dài vào Nho giáo và phong kiến Trung Hoa, bắt đầu giai đoạn hội nhập hiện đại với văn hóa Phương Tây). Trào lưu này đã có tác động không nhỏ đến dư luận Việt Nam. Kể tư giữa những năm 1920, các bài viết về tấm gương phụ nữ thế giới đã liên tiếp được giới thiệu trên: Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Nam phong, Phụ nữ tân văn… Ý thức phái tính được đánh thức bởi một số nữ sĩ tiên phong cổ súy phong trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân. Việc giới thiệu và cổ súy cho ý thức nữ quyền trên báo chí đã thúc đẩy việc nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn chương . Ở Việt Nam, ngay những năm đầu thế kỷ XX, đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề ý thức nữ quyền trong văn học như: Phan Khôi có các bài: Về văn học của phụ nữ Việt Nam (Phụ nữ tân văn, số 1, 2/5/1929); Văn học với nữ tánh (Phụ nữ tân văn, số 2, 9/5/1929); Văn học của phụ nữ nước Tàu về thời kỳ toàn thạnh (Phụ nữ tân 13 14 văn, số 3, 16/5/1929); Theo tục ngữ phong dao xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta (Phụ nữ tân văn, tư số 5 đến số 18, năm 1929); Nguyễn Thị Kiêm có bài Nữ lưu và văn học đăng trên Phụ nữ tân văn, số 131, ngày 26/5/1932; Hoàng Ngọc Phách có bài Văn chương nữ giới – Cái hại văn cảm đối với nữ học sinh trên Tạp chí Nam Phong, số 41/1920. Trong số đó, Phan Khôi nổi lên như một nhà lập thuyết đầu tiên cho ý thức nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tư những năm 1929, 1930, khi Phan Khôi mở chuyên mục “Văn học với nữ tánh” trên tờ Phụ nữ tân văn thì lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, phụ nữ trở thành trung tâm của cuộc bàn luận văn chương. Phan Khôi đã khẳng định ý nghĩa, vai trò và tiềm năng của nền văn học nữ lưu. Thế nhưng, họ chưa đủ sức tạo nên một nền văn học của giới mình do sự tham gia còn “khiêm tốn” trong lĩnh vực văn học. Trên cơ sở đó, Phan Khôi đã “cổ súy mạnh mẽ việc đào tạo học vấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri thức, nghĩa là giải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực văn hoá nói riêng” [124]. Theo ông, phụ nữ có nhiều điểm thích hợp với văn học hơn nhà văn nam như “tánh trầm tĩnh, nhẫn nại”. Hơn nữa, “văn học chuyên trọng về đường tình cảm” mà đàn bà “là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông” [49]. Phan Khôi khẳng định phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên một nền văn học vững chãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình. Phan Khôi “nhận ra sự khác biệt giữa tính chủ thể và tính khách thể trong sáng tác văn chương, sự khác biệt giữa cách thức biểu hiện của tác giả nam khi nhận diện người phụ nữ như một đối tượng sáng tác và tác giả nữ viết về chính mình trong vai trò chủ thể” [124]. Bên cạnh Phan Khôi, còn có nhiều cây bút nữ như Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lệ Hương, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân, Bùi Thị Út… bàn về nữ quyền trong văn học. Nguyễn Thị Kiêm trong bài diễn thuyết nhằm khẳng định vai trò của người phụ nữ đối với văn chương và tri thức của nhân loại đã đưa ra những dẫn chứng khẳng định vai trò to lớn của nữ giới trong phong trào sáng tác, học thuật ở các quốc gia tiên tiến. Đáng chú ý là ở đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thị Kiêm đã tưng vạch ra những ranh giới tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách quan – chủ quan, nam hóa - nữ hóa và luận giải rằng phụ nữ muốn thay đổi địa vị của mình trong các thang bậc của đời sống thi ca thì phải vượt qua ranh giới của sự khác biệt ấy, nhưng đồng thời vẫn giữ bản sắc giới tính của mình. Điều này ảnh hưởng đậm nét tư tưởng của Chủ nghĩa nữ quyền thế giới và khá tương đồng với tư duy sáng tác của các 14 15 nhà văn nữ hiện nay. Nhìn chung, trong những bài nghiên cứu đầu thế kỷ XX, những nội dung cơ bản nhất của ý thức nữ quyền trong văn học đã được các tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dưng lại ở việc đặt vấn đề, nêu ý kiến riêng sơ lược chứ chưa có ý thức đi sâu nghiên cứu. Tư năm 1945 đến 1975, do phải tập trung cho nhiệm vụ cứu nước nên các bài viết tuy có đề cao, nhấn mạnh vai trò, hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm văn chương nhưng không phải với ý thức nhấn mạnh nữ quyền mà chủ yếu để ngợi ca, đề cao vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đáng chú ý trong thời gian này là công trình Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ và văn học (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội) của nhà nghiên cứu Văn Tân (1957), trong đó có đề cập đến một số nội dung liên quan đến vấn đề giới tính, ý thức nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương. Như vậy, một cách khái quát, trước 1986, vấn đề nữ quyền đã được nghiên cứu nhưng mới chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp (gắn với bài viết của một số trí thức Tây học như Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm trên một số tờ báo). Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) của chủ nghĩa nữ quyền đối với văn hóa, văn học (trong số đó không ít những tư tưởng cực đoan, phiến diện, thiếu thiện cảm như bài Văn chương nữ giới – Cái hại văn cảm đối với nữ học sinh của Hoàng Ngọc Phách trên Tạp chí Nam Phong, số 41/1920) mà chưa bàn sâu về đặc trưng của văn học nữ quyền. Sự “chưng mực” này có thể do một số nguyên nhân như: tâm lý e ngại, “tòng thuộc” trước ảnh hưởng sâu sắc của một nền văn học cổ súy cho nam quyền đã tồn tại quá lâu; sự hạn chế trong việc truyền bá chủ nghĩa nữ quyền vào nước ta những năm đầu thế kỷ XX.; những tác động tư bối cảnh lịch sử, xã hội (nhiệm vụ kháng chiến)… Chỉ khi những rào cản này được “giải phóng” thì mới tạo nên những bước đột phá trong việc nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền nói chung và văn học nữ quyền ở nước ta nói riêng. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 Sau 1986, tư tưởng bình quyền nam nữ, giải phóng phụ nữ cùng những tác phẩm kinh điển của văn học nữ quyền thế giới đã có điều kiện xâm nhập sâu rộng vào nước ta. Sự phát triển, nở rộ của ý thức nữ quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đã tác động không nhỏ đến việc nghiên cứu về nữ quyền trong văn học ở Việt Nam. 15 16 Về phương diện sáng tạo, rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn thấy ở đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam tư 1986 đến nay một khả năng riêng trong việc biểu đạt nội dung và sáng tạo hình thức biểu hiện so với các nhà văn nam. Ngay tư năm 1988, trong cuốn Tổng quan văn học miền Nam, Võ Phiến đã nhìn nhận lại và phát hiện ra sự xuất hiện và lấn át của văn học nữ miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 với chất đặc thù: “Đứng về phương diện phái tính, văn học Miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng nghiêng về nữ phái… Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra éo éo” [89]. Anatoli A.Sokolov trong bài viết Văn hóa và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996) đã đánh giá: “Văn xuôi nữ dám trình diện mình thực sự gây niềm lạc quan, trở thành một hiện tượng thực thụ của văn học Việt Nam hiện thời… Chính các tác giả này sẽ quy định tương lai văn học Việt Nam và sự phát triển sau này của nó” [1]. Trên Tạp chí Văn học, số 6, (1996), Vương Trí Nhàn đã tập hợp ý kiến của các cây bút phê bình Đặng Anh Đào, Văn Tâm, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, hai nhà văn Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, hai nhà thơ Ngô Thế Oanh, Đặng Minh Châu trao đổi xoay quanh vấn đề sáng tác của các nhà văn nữ hiện nay. Các nhà phê bình và những người cầm bút cũng dựa trên đặc trưng tính nữ để lý giải hiện tượng các nhà văn nữ xuất hiện rầm rộ và nhanh chóng bắt kịp nhịp thời đại, đạt được những thành tựu mới mẻ như hiện nay. Vương Trí Nhàn nhận định: “Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới”. Phạm Xuân Nguyên cũng nêu ý kiến: “Các nhà văn nữ hiện nay khá đa dạng, mỗi người có một gam riêng chứ không thuần túy bản năng như có người nghĩ”. Tác giả Nguyễn Văn Trường trong bài viết “Có phải nhà văn nữ viết hay hơn các quý ông?” (Báo An ninh thế giới số 34, tháng 5/2004) đã đưa ra một thông tin khá thú vị: khi thăm dò dư luận thì người đọc đã thực sự tin tưởng và yêu mến những trang văn của các nhà văn nữ hơn rất nhiều những gì do quý ông viết ra. Trong Lời giới thiệu Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam, Bùi Việt Thắng đã phát hiện tinh thần nữ quyền trong sáng tác của các cây bút nữ thể hiện chính ở tính chất nữ tính trong sáng tác của họ: “Trên những trang viết của họ ta tiếp nhận được một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta đã vẫn quan niệm trong quá khứ”. Cũng Bùi Việt Thắng trong Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút Nữ trẻ đã một lần nữa khẳng định tính chất “nữ tính” (một biểu hiện đặc trưng của tinh thần nữ quyền) trong sáng tác của họ: ““Nữ tính” của những cây bút 16 17 nữ trẻ phát lộ rất rõ trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu và sự bình quyền trong tình cảm”. Tư 1986 đến nay, cùng với sự xuất hiện của các tác phẩm văn học chứa đựng tinh thần nữ quyền, các bài phê bình nhấn mạnh đến ý thức nữ quyền trong văn học cũng trở nên quen thuộc hơn . Trước tiên, chúng tôi muốn đề cập đến một số bài viết của các tác giả Việt Nam đề cập đến vấn đề nữ quyền như một xu hướng nổi bật trong văn học như: “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật” của tác giả Tuấn Anh trên wesite: www.vietvan.net; “Nữ quyền luận và đồng tính luận” của tác giả Nguyễn Hưng Quốc, trên website: www.tienve.org; “Siêu lí đàn bà nhìn tư góc độ nữ giới”, của tác giả Trần Huyền Sâm trên website: www.vanhoahoc.edu.vn; mục viết về phê bình nữ quyền trong Tuyển tập Lý luận văn học hiện đại phương Tây (Phương Lựu)… Trên website www.damau.org đã dành hẳn một chuyên mục về Văn học nữ quyền để tập hợp những bài viết có liên quan đến lý thuyết nữ quyền và ứng dụng lý thuyết vào nghiên cứu văn học. Trong đó, một số bài viết có giá trị như: Tản mạn về vấn đề nữ quyền ở các nhà văn Nhật Bản của Phạm Vũ Thịnh; Tiểu thuyết Hương Hương Sastra Wangi và Văn chương khích động nữ quyền của Monica Arnez do Nguyễn Đức Nguyên dịch. Các công trình này đã đi sâu hơn vào việc giới thiệu những nội dung chính của chủ nghĩa nữ quyền và đã áp dụng nó như một xu hướng nghiên cứu, phê bình văn chương. Tuy nhiên, các tác giả này lại chưa đề cập đến các hiện tượng của văn chương Việt Nam. Đã có một số ít tác giả vận dụng xu hướng phê bình nữ quyền để tìm hiều các tác phẩm văn học trước 1986 (chủ yếu là văn học dân gian và văn học trung đại) như: Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết “Tự lực văn đoàn” (tác giả Trương Chính, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5/1990); Kiểu truyện về Thánh Mẫu và truyền thống trọng Mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam (tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2010); Nho giáo và nữ quyền của Trần Nho Thìn (Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Á, tổ chức tại Viện Triết học, ngày 23-24/6/2009), Đọc lại thơ Hồ Xuân Hương với cái nhìn nữ quyền luận – Nguyễn Minh Triết, trên www.tienve.org; Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX của Hồ Khánh Vân trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2010; Phan Thị Bạch Vân và tinh thần phụ nữ của tác giả Lê Thị Thanh Tâm (trên www.hcmussh.edu.vn); đề tài khoa học Sự thức tỉnh của người phụ 17 18 nữ trong văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX của Lê Ngọc Phương (2006), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh; Luận văn Thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy (2007), Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh với đề tài Hồ Xuân Hương – tiếp cận quan điểm giới tính. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có cảm tưởng bất cứ nhà nghiên cứu nào khi đề cập đến văn xuôi sau 1986 đều ít nhiều đề cập đến những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong nội dung hoặc hình thức nghệ thuật. Trong đó, có một số bài viết đề cập tương đối tập trung đến vấn đề nữ quyền trong văn xuôi như: Tản mạn về dục tính và nữ quyền của Nguyễn Vy Khanh đăng trên http://vannghesongcuulong.org; Văn học nữ quyền: Phủ nhận tất cả để chỉ đề cao mình? của Nhật Nguyệt, trên báo Văn nghệ trẻ; Dấu hiệu nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại của tác giả Bùi Thị Thuỷ trên: http://hoinhavanvietnam.vn; Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trên http://vienvanhoc.org.vn; Phụ nữ và văn chương (Châm Khanh, www.tienve.org)... Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Hồ Khánh Vân trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh với đề tài Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay là một công trình khoa học nghiêm túc, có giá trị. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn, kí, ít đề cập đến tiểu thuyết – đặc biệt là tiểu thuyết thế kỷ XXI (chỉ đề cập đến tiểu thuyết của nhà văn Thuận). Đặc biệt, năm 2013, luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thanh Xuân nghiên cứu về Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) đã hệ thống và lý giải một cách cơ bản những vấn đề lý luận về phái tính và nữ quyền trong văn hoá và trong diễn ngôn văn học. Luận án đã bước đầu chỉ ra được ý thức về phái tính và nữ quyền trong văn học đương đại như một bước tiến, hệ quả của tiến trình dân chủ hoá xã hội và văn học. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi tự sự Việt Nam sau 1986. Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền ở phạm vi truyện ngắn mà chưa chú ý đến thể loại tiểu thuyết. Bên cạnh đó, luận án chưa làm rõ cách tiếp cận mới về hình tượng người phụ nữ Việt Nam của văn xuôi Việt Nam sau 1986 – dưới góc nhìn nữ quyền. Tinh thần nữ quyền trong văn học cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiếp cận với 18 19 một số công trình nghiên cứu của học viên Cao học tại trường như: Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng của tác giả Bùi Thị Diễn; Nữ tính trong sáng tác của Nam Cao và Ngô Tất Tố nhìn từ lí thuyết diễn ngôn của tác giả Đàm Phương Thảo; Vẻ đẹp thiên tính nữ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 của tác giả Đồng Thị Thanh Thuỷ; Tư duy thơ nữ sau 1975 của tác giả Hoàng Thuỳ Linh; Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Lê Thị Hương; Nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Lý Lan của tác giả Hoàng Diệu Thúy; Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy của tác giả Nguyễn Như Quỳnh; Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại của tác giả Phùng Kim Trang… Điểm chung ở các công trình là đều hướng vào tìm hiểu thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của các tác giả cụ thể để đi đến khẳng định sự tồn tại của cảm hứng nữ quyền trong văn học đương đại. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả mới chỉ phân tích khía cạnh “nữ tính” ở nhân vật (hay tác phẩm) mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu rộng hơn đến vấn đề “nữ quyền”. Những chỗ trống này là một trong những cơ sở để chúng tôi triển khai luận án của mình. Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận với một số bài phỏng vấn có đề cập đến vấn đề nữ quyền (Phỏng vấn 10 nhà văn nữ trong và ngoài nước (2005): “Có một cách viết nữ hay không”, www.gio-o.com; Phỏng vấn Y Ban (2006): “Hãy lắng nghe tác phẩm của nhà văn nữ”, http://vietbao.vn; nội dung của một số cuộc tọa đàm xoay quanh vấn đề văn học nữ quyền như cuộc Tọa đàm văn học nữ quyền - chuyện cũ nói lại (cuộc thảo luận tại Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội, sáng 9/9.); Ưu điểm của văn học nữ chính là tinh thần nữ (Mai Sen ghi), website: http://nhansuvietnam.vn Tiếp cận các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy: Ở Việt Nam, dù có khá nhiều tác giả tư đầu thế kỷ XX đến nay bàn về vấn đề ý thức nữ quyền nhưng các bài viết của họ thường mang nặng tính chất giới thiệu các quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền phương Tây. Chỉ có một số ít tác giả tiếp cận, phân tích ý thức nữ quyền trong tác phẩm. Các tác giả đều đã thống nhất có sự hiện diện của ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam tư trước khi có sự ảnh hưởng bởi chủ nghĩa nữ quyền phương Tây. Đặc biệt, họ đã chỉ ra một số đặc trưng của ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986 như: ý thức nữ quyền trong khẳng định vai trò, vị trí xã hội của người phụ nữ; vẻ đẹp thiên phú của người phụ nữ; nhu cầu tự do, khẳng định bản thân của người phụ nữ; khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình trong sự bình đẳng, sự tôn trọng nhau... 19 20 Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu đề cập đến ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam 1986 một cách tập trung, hệ thống. Việc nghiên cứu về văn học nữ quyền ở Việt Nam nói chung và ý thức nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói riêng vẫn chưa bao quát và tương xứng với thực tiễn sáng tác. Tiểu kết chương 1 Như vậy, “nữ quyền” là khái niệm đã trở nên quen thuộc với đời sống xã hội, văn học nước ta tư đầu thế kỷ XX đến nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thói quen tiếp cận khái niệm này khá đơn giản và máy móc mà chưa thấy được bản chất của khái niệm này chính là đặt ra vấn đề về cách nhìn, cách tiếp cận đối với người phụ nữ: xem người phụ nữ vưa là khách thể của hiện thực khách quan, vưa là chủ thể để phản ánh thế giới. Dù đến thời điểm năm 1986, tinh thần nữ quyền đã có cả một dòng chảy liên tục tư văn học dân gian đến văn học hiện đại (với những biểu hiện và mức độ khác nhau ở các thời kỳ) nhưng việc nghiên cứu về nữ quyền trong văn học ở nước ta mới chỉ thực sự tập trung tư sau 1986, đặc biệt là trong khoảng mười năm trở lại đây. Như vậy có thể thấy, nghiên cứu lý luận phê bình của chúng ta vẫn luôn “đi chậm” hơn thực tiễn sáng tác với một khoảng cách khá dài. Đây vưa là tiền đề, vưa là những “khoảng trống” gợi mở cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam tư sau 1986 đến nay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất