Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du...

Tài liệu Tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du

.PDF
141
97
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phúc TINH THẦN NHO – PHẬT – LÃO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phúc TINH THẦN NHO – PHẬT – LÃO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thu Yến, người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Quý Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Văn học Việt Nam, khóa 20, Phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai đã cho tôi cơ hội được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Điểu Cải, Định Quán, Đồng Nai đã tạo điều kiện tối đa về thời gian, điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn nói riêng và Trường THPT Điểu Cải nói chung đã hỗ trợ công tác chuyên môn để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc đề tài và đóng góp ý kiến giúp đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Xin chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đã động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Phúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................................. 4 4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài................................................................................ 5 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 6 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO – PHẬT – LÃO VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU.................................................................................7 1.1. Giới thiệu chung về các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão .......................... 7 1.1.1. Nho giáo........................................................................................................................ 7 1.1.2. Phật giáo.......................................................................................................................11 1.1.2.1. Tứ diệu đế ......................................................................................................11 1.1.2.2. Vô thường......................................................................................................12 1.1.2.3. Từ bi............................................................................................ 14 1.1.3. Lão – Trang .................................................................................................................15 1.1.4. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão trong văn học trung đại .....20 1.1.4.1. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV ................................................ 21 1.1.4.2. Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII ............................................ 26 1.1.4.3. Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX................................. 30 1.1.4.4. Cuối thế kỉ XIX ......................................................................... 38 1.2. Giới thiệu về thơ chữ Hán Nguyễn Du .............................................. 44 1.2.1. Tình trạng các văn bản hiện có của thơ chữ Hán Nguyễn Du .........................44 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời thơ chữ Hán Nguyễn Du..........................................................45 1.2.3. Nội dung chính của ba tập thơ.................................................................................47 Chương 2 . THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO CẢM QUAN NHO GIÁO..................................................................................................49 2.1. Hiện thực xã hội trong thơ ................................................................. 49 2.2. Bàn luận chuyện người xưa trên lập trường Nho giáo ...............................................55 2.2.1. Những người đáng trọng....................................................................... 55 2.2.2. Những người bị chê trách ..................................................................... 59 2.3. Tình cảm nhân đạo theo thuyết về chữ Nhân của Nho giáo .....................................62 2.3.1. Tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du đối với “những người muôn năm cũ”...................................................................................................................... 63 2.3.2. Tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du đối với những người hiện tại ............................................................................................................... 66 2.4. Vấn đề thiên mệnh trong thơ ............................................................................................69 2.5. “Bi kịch tinh thần của một nhà nho”.................................................. 71 Chương 3. THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO TRIẾT LÍ NHÀ PHẬT.......................................................................................................79 3.1. Đời là bể khổ........................................................................................................................79 3.2. Cuộc sống vô thường.........................................................................................................89 3.3. Chất Thiền trong thơ .......................................................................... 92 3.4. Sự thông hiểu Phật pháp của Nguyễn Du trong thơ....................................................98 Chương 4. THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO TINH THẦN TỰ NHIÊN CỦA LÃO - TRANG......................................................... 104 4.1. Triết lý “mộng” ................................................................................. 104 4.2. Triết lý sống vô vi, thuận theo tự nhiên của Lão - Trang ................. 110 4.2.1. Biết đủ biết dừng .......................................................................................................110 4.2.2. Biết giữ mình..............................................................................................................113 4.2.3. Sống hòa nhập với thiên nhiên ...............................................................................115 4.3. Tư tưởng hưởng lạc ........................................................................... 121 4.3.1. Mong muốn hưởng lạc ............................................................................................122 4.3.2. Cuộc sống ẩn dật .......................................................................................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 132 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung đại Việt Nam kéo dài suốt mười thế kỉ. Ý thức hệ xã hội giai đoạn này gồm cơ sở tư tưởng Việt và việc tiếp thu các hệ tư tưởng nước ngoài. Ta đã tiếp thu các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão. Những hệ tư tưởng triết học này đã du nhập vào nước ta thời kì phong kiến phương Bắc thống trị. Các thế hệ nhà nho thời phong kiến ít nhiều có ảnh hưởng tư tưởng đó. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Liệu Nguyễn Du có nằm ngoài sự ảnh hưởng đó hay không? Với Nguyễn Du, khi được nhắc đến, người ta thường gắn tên ông với Truyện Kiều – đỉnh cao nghệ thuật về thơ Nôm. Đồng thời, tác phẩm này đưa ông trở thành đại thi hào dân tộc. Chúng ta tự hào về Truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du xây dựng trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nhưng, nếu chúng ta chỉ đọc Truyện Kiều thì chưa hiểu hết tài năng và con người Nguyễn Du. Truyện Kiều mới là một nửa của tòa lâu đài văn chương đồ sộ. Truyện Kiều là sự “lỡ tay” của ông mà thành kiệt tác. Thơ chữ Hán mới chính là “sáng tác” của Nguyễn Du. Đây là phát ngôn viên chính thức của ông. Chúng ta đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du là đến với “những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa” (Mai Quốc Liên). Vì vậy, nhiều công trình đã nghiên cứu về một nửa THIÊN TÀI MẸ này. Năm 1997, Lê Thu Yến đã hoàn thành công trình “Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du”. “Đây là chuyên luận đầu tiên về nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” (Bùi Mạnh Nhị). Trong công trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề liên quan đến văn bản và đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. Cũng đề cập đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, người viết muốn tìm hiểu về nội dung tư tưởng trong thơ ông. Đó là vấn đề ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng đến sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du như thế nào. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Những hệ tư tưởng này ít nhiều có ảnh hưởng trong sáng tác của các nhà nho. Nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu ảnh hưởng của ba hệ tư tưởng này trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Nguyễn Du là một nhà nho. Ông sáng tác bằng chữ Hán để nói lên ý chí, nguyện vọng, tâm sự của mình. Người đời sau có phần “thiên vị” với Truyện Kiều hơn là thơ chữ Hán. Trong “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều” do Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2005, chúng tôi tìm thấy năm bài nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo trong Truyện Kiều. Đó là chưa kể còn rất nhiều những công trình nghiên cứu Phật giáo trong Truyện Kiều mà chúng tôi chưa đề cập đến. Nói như thế để chúng ta thấy rằng sự ảnh hưởng của Phật giáo trong Truyện Kiều là vấn đề mà người tiếp nhận rất quan tâm. Cũng trong năm 2005, Nguyễn Thạch Giang – người có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều – đã cho ra đời quyển sách “Đoạn trường tân thanh dưới cái nhìn Nho gia – Thiền gia”. Tác giả không phát triển thành bài viết. Tác giả đã lồng ghép vào phần chú thích để chỉ ra những chi tiết ảnh hưởng yếu tố Nho, Phật. Còn ảnh hưởng tư tưởng Lão – Trang, hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy bài viết riêng lẻ, chỉ có những ý nho nhỏ đan xen vào khi tìm hiểu tinh thần Nho, Phật trong Truyện Kiều. Về ảnh hưởng của của ba hệ tư tưởng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng tôi tìm được những bài viết sau: Năm 1996, Mai Quốc Liên, Ngô Linh Ngọc, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến đã cho ra đời bộ “Nguyễn Du toàn tập”. Trong tập 1, thơ chữ Hán, phần viết lời nói đầu là của người chủ biên (Mai Quốc Liên). Chúng tôi quan tâm đến ý này của Mai Quốc Liên: “Rồi cũng dễ hiểu là Nguyễn Du tìm đến Lão – Trang. Giai đoạn này Nguyễn Du dùng nhiều hình tượng rút ra từ Lão – Trang”. Đây là một gợi ý cho người viết. Trong tạp chí Văn học số 6 năm 2003, Đoàn Lê Giang có bài viết “Basho – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu”. Sau khi phân tích, tác giả đi đến kết luận về những nét tương đồng của ba nhà thơ như sau: “Thiền và Lão – Trang thì cả ba ông đều chịu ảnh hưởng”, nhìn cuộc đời chỉ như một giấc mộng hư ảo là điểm chung của cả ba nhà thơ”. Còn riêng về Nguyễn Du, tác giả viết như thế này: “Nguyễn Du thì nói tâm mình thường an định không rời xa đạo Thiền (Thử tâm thường định bất li Thiền – Đề Nhị Thanh động). Thiền nhưng cũng Lão – Trang”, “Với Nguyễn Du thì Thiền, Phật và Lão Trang lại thể hiện một cái nhìn hư ảo về cuộc đời, đề cao cái tự nhiên trong con người, có tính cách phi chính thống của nhà nho tài tử, đồng thời cũng là phương tiện để chuyển tải những tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa”. Trong bài viết này, tác giả cũng mới dừng lại phân tích một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Năm 2006, trong bài “Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du” in trong tập san “Suối nguồn” số 06 của Tu Viện Huệ Quang (Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Phật giáo), Thích Nguyên Hiền đã nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc 250 bài thơ. Bài viết của Thích Nguyên Hiền có sức khái quát cao về đạo Phật trong thơ chữ Hán. Tác giả liệt kê, phân tích nhiều bài và rút ra kết luận: “Nguyễn Du không hề nói đến Phật giáo, nhưng thái độ, quan điểm của ông luôn nhuốm đầy nhân sinh quan Phật giáo. Trước hết là nhận thức về Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã”. Cụ thể hơn, tác giả dựa vào việc Nguyễn Du từng đọc Kinh Kim Cang đến hơn một ngàn lần (Ngã độc Kim Cang thiên biến linh) mà đưa ra nhận định “hẳn toàn bộ sự nghiệp thi ca của ông thấm đẫm tư tưởng Phật giáo”. Đó cũng là cơ sở để tác giả đưa ra tiêu mục “Kim Cang Bát Nhã – Tư tưởng chủ đạo trong thi ca Nguyễn Du”. Cũng trong bài viết này, Thích Nguyên Hiền có đề mục về Nguyễn Du: “Nhân cách của một kẻ sĩ”. Ở phần này, tác giả cho người đọc thấy ảnh hưởng Nho giáo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Bổ sung cho lời nói đầu trong “Nguyễn Du toàn tập” của Mai Quốc Liên, Thích Nguyên Hiền nói: “Thực ra Nguyễn Du không muốn quên đời, Lão – Trang trong ông chỉ là cốt cách của một thi sĩ thức thời, và thường thì tư tưởng Lão – Trang được thi nhân mượn để bày tỏ cái nội tâm trong sáng, thanh khiết giữa cuộc đời ô trọc mà thôi” [86] .Như vậy, bài viết của Thích Nguyên Hiền đã chạm đến tư tưởng Nho, Phật, Lão trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nhưng, với cương vị một người học Phật, sức nặng của bài viết vẫn là Phật giáo. Nhìn chung, cho đến nay, chúng tôi thấy rằng chưa có công trình nào tìm hiểu ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, Lão trong thơ chữ Hán Nguyễn Du một cách đầy đủ, cụ thể. Được tiếp thu chuyên đề “Truyền thống văn hóa Việt trong sáng tác Nguyễn Du” của PGS. TS Lê Thu Yến, ở chuyên đề này, chúng tôi được hướng dẫn tiếp nhận tác phẩm từ góc độ truyền thống văn hóa người Việt như là: thế giới tâm linh, văn hóa ứng xử, đặc biệt là triết lí trong sáng tác của Nguyễn Du. Chuyên đề chính là gợi ý trực tiếp để người viết mạnh dạn tìm hiểu “Tinh thần Nho – Phật – Lão trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”. 3. Đối tượng và phạm vi khảo sát - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Lão trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Luận văn tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng trên phương diện nội dung. - Phạm vi khảo sát là 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. 4. Mục đích nghiên cứu - Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của tinh thần Nho, Phật, Lão trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam. - Từ kết quả đạt được ở mục đích thứ nhất, luận văn đi tìm hiểu sự ảnh hưởng của ba tư tưởng này trong một tác giả cụ thể là Nguyễn Du và mảng sáng tác cụ thể là thơ chữ Hán. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: được sử dụng trong toàn bộ luận văn để chứng minh cho từng luận điểm, từng vấn đề, từng chương, đồng thời chỉ ra những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du. - Phương pháp hệ thống: Trong chương 2, 3, 4 người viết dùng phương pháp này để so sánh các hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão đã ảnh hưởng đến sáng tác chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du. Đồng thời người viết cũng dùng thao tác so sánh để thấy sự giống và khác nhau trong việc tiếp nhận các hệ tư tưởng này giữa các nhà nho trong văn học trung đại. - Phương pháp xã hội học: Phương pháp này áp dụng trong toàn bộ nội dung luận văn. Người viết sẽ dựa vào đó để thấy được sự ảnh hưởng của các hệ tư tưởng đến văn hóa Việt Nam, sự tác động của xã hội đến sáng tác Nguyễn Du. Hay nói khác đi, tác phẩm của Nguyễn Du chính là sự phản ánh hiện thực. Và hiện thực của xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX ảnh hưởng đặc biệt như thế nào đến các tác giả đương thời, tiêu biểu nhất trong đó là Nguyễn Du. Quan trọng hơn, người viết sẽ dùng những cứ liệu lịch sử, những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Du để lí giải sự ảnh hưởng tam giáo trong thơ ông. Trong quá trình thực hiện chương 2, 3, 4 người viết cũng sẽ dùng các thao tác: - Thống kê: Trên cơ sở 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, người viết sẽ sắp xếp, phân loại các bài theo ảnh hưởng của từng hệ tư tưởng. - Phân tích: Từ kết quả của việc thống kê, người viết sẽ phân tích từng bài, từng nhóm bài cụ thể. - Tổng hợp: Sau khi phân tích, người viết sẽ đi đến những kết luận về mức độ và hiệu quả thẩm mỹ mà Nguyễn Du đã tiếp nhận từ các hệ tư tưởng. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn đi tìm hiểu tinh thần Nho, Phật, Lão trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Mong muốn của người viết là đem lại những đóng góp sau: - Luận văn chỉ ra được cụ thể sự ảnh hưởng của ba hệ tư tưởng trong mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du. - Luận văn đưa ra được cái nhìn toàn diện và có hệ thống về sự ảnh hưởng này. - Luận văn bước đầu thử lí giải về sự ảnh hưởng đó. - Cuối cùng, từ việc tìm hiểu trên, chúng ta hiểu thêm được tài năng và thế giới tâm hồn nhà thơ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão và thơ chữ Hán Nguyễn Du (39 trang) Chương 2: Thơ chữ Hán Nguyễn Du – cách nhìn cuộc sống theo cảm quan Nho giáo (29 trang) Chương 3: Thơ chữ Hán Nguyễn Du – cách nhìn cuộc sống theo triết lí nhà Phật (26 trang) Chương 4: Thơ chữ Hán Nguyễn Du – cách nhìn cuộc sống theo tự nhiên của Lão – Trang (27 trang) Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO – PHẬT – LÃO VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 1.1. Giới thiệu chung về các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão 1.1.1. Nho giáo Nho giáo có cơ sở hình thành từ thời Tây Chu với tên tuổi của Chu Công Đán. Nhưng đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử đã phát triển tư tưởng của Chu Công. Từ khi ra đời, Nho giáo trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi thời kỳ mang một dấu ấn của từng thời đại, triều đại. Tuy nhiên, nội dung của Nho giáo được khởi phát từ Nho giáo nguyên thủy. Khổng Tử đã hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó nên người đời sau gọi Khổng Từ là thủy tổ. Nội dung đó rất phong phú nhưng đã được đúc kết thành tứ thư, ngũ kinh. Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội, hay nói cách khác đó là một học thuyết về đạo xử thế của người quân tử. Nổi bật lên trong học thuyết của Khổng Tử là các vấn đề: Nhân, Chính danh, Thiên mệnh. Trung tâm học thuyết của Khổng Tử là chữ Nhân, với một phạm vi bao quát rộng lớn. Chữ Nhân chỉ áp dụng cho người quân tử: “Kẻ quân tử mà bất nhân thì cũng có nhưng chưa bao giờ kẻ tiểu nhân lại có nhân cả” (Luận ngữ) Trong Luận Ngữ, Khổng Tử rất nhiều lần nhắc đến chữ Nhân. Khổng Tử không có một định nghĩa nào là cố định về chữ Nhân. Mỗi câu trả lời mang một ý nghĩa khác nhau. Khổng Tử tùy vào đối tượng mà trả lời Nhân là gì? Nhân được hiểu một cách chung chung là yêu người như khi Phàn Trì hỏi về đức nhân. Khổng Tử đáp: “Yêu người” (Luận ngữ: Nhan Uyên, XII, 22). Đó là khái niệm khái quát nhất nhưng cũng rất mơ hồ. Nhân gắn với lễ nên người quân tử không lúc nào được quên nhân: “Người quân tử dù trong một bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vội vàng cũng theo điều nhân”. Vì thực chất của Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội nên để làm được điều đó, điều cốt lõi là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu – mẫu người lí tưởng đó là người quân tử. Người quân tử trước hết phải có chữ nhân. Chữ nhân của người quân tử còn gắn với chữ hiếu. Khổng Tử từng nói Tể Ngã là đứa bất nhân vì bất hiếu, không chịu để tang cho cha mẹ trong ba năm mà chỉ muốn một năm thôi. Năm đức của nhân là “cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung kính thì không bị khinh nhờn, khoan hậu thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm, cần mẫn thì thành công, từ huệ thì sử dụng được người” (Luận ngữ: Dương Hóa, XVII, 6). Người quân tử có nhân thôi chưa đủ mà còn có trí nữa. Tể Ngã hỏi: “Người có đức nhân nghe báo có người té xuống giếng thì có nhảy xuống vớt mà chết theo không?”. Khổng Tử đáp: “Sao lại làm như vậy? Người quân tử có thể lại giếng xem (rồi tìm cách cứu) chứ không để cho người ta hãm hại mình (hoặc: chứ không tự hãm hại mình); có thể bị gạt một cách hợp lý, chứ không để bị gạt một cách vô lý” (Luận ngữ: Ung dã, VI, 24). Tiêu chuẩn cho người quân tử rất nhiều. Đó là cả một quá trình “tu thân”. Sau đó người quân tử phải “hành đạo”. Ra làm quan như là một cách để thực hiện chữ nhân. Nho giáo chủ trương nhập thế nên sau khi người quân tử đạt đạo là phải hành đạo: “Không ra làm quan (mà ở ẩn) là không hợp đạo nghĩa… người quân tử ra làm quan là làm nghĩa vụ của mình” (Luận ngữ). Tư tưởng nhập thế này còn được thể hiện ở việc không nên giấu tài đức, phải biết nắm bắt cơ hội và ra làm quan là thể hiện người có nhân có trí. Trong luận ngữ, Dương Hóa đã có sự đối đáp với Khổng Tử thật thú vị. Dương Hóa muốn gặp Khổng Tử, nhưng Khổng Tử không đến thăm y, nên y biếu Khổng Tử một con heo con (luộc chín). Khổng Tử rình lúc Dương Hóa đi vắng, lại nhà y tạ ơn. Không ngờ trên đường về gặp y, y gọi Khổng Tử: “Lại đây, tôi muốn nói chuyện với ông” rồi nói: “Giấu tài đức quý báu mà không cứu nước đang mê loạn, có thể gọi là nhân được không?” (Khổng Tử làm thinh), Dương Hóa nói tiếp: “Không gọi là nhân được. Muốn ra làm quan mà nhiều lần bỏ lỡ cơ hội, có thể gọi là trí được không?” (Khổng Tử lại làm thinh). Dương Hóa lại nói tiếp: “Không gọi là trí được. Ngày tháng trôi qua, tuổi chẳng đợi ta”. Khổng Tử nói: “Vâng, tôi sẽ ra làm quan” (Luận ngữ: Dương Hóa, XVII, 1). Như vậy, chữ nhân trong học thuyết của Nho giáo là tập hợp nhiều tiêu chí. “Nội dung lớn toát lên trong phạm trù Nhân của Khổng Tử là nhân đạo, thương người. Điều này cũng phù hợp với nhân sinh quan của ông là mong muốn một xã hội mọi người trên dưới đều yêu thương lẫn nhau theo phận vị của mình” [59, tr.69] Về thuyết chính danh: Theo Khổng Tử, mỗi người đều có một vị trí trong gia đình, trong xã hội. Vì vậy, cách ăn nói, cách hành xử phải phù hợp với vị trí của mình. Chính danh là nguyên tắc đầu tiên trong việc làm chính trị của Khổng Tử. Hãy nghe câu trả lời của Khổng Tử với học trò thì sẽ thấy được nguyên tắc đó của ông. Tử Lộ hỏi: “Nếu vua Vệ giữ thầy lại mà nhờ thầy coi chính sự thì thầy làm việc gì trước?”. Khổng Tử đáp: “Tất phải chính danh trước hết chăng?”. Tử Lộ nói: “Vậy ư? Lời thầy vu khoát rồi. Sao lại phải chính danh?”. Khổng Tử nói: “Do, anh thật là thô thiển. Người quân tử có điều gì không biết thì không nói bậy. Nếu danh (hiệu) mà không chính (xác) thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng; hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải). Cho nên người quân tử đã dùng cái danh gì thì tất phải nói ra được (nói phải thuận lý); đã nói điều gì thì tất phải làm được. Đối với lời nói, người quân tử không thể cẩu thả được” (Luận ngữ: Tử Lộ, XIII, 3). Quan niệm của Nho giáo là phải có trên – dưới, lớn – nhỏ. Người nào ở vị trí đó và làm đúng phận sự của mình. Tề Cảnh Công hỏi về phép trị dân. Khổng Tử đáp: “Vua làm hết đạo vua, bề tôi làm hết đạo bề tôi, cha làm hết đạo cha, con làm hết đạo con”. Cảnh Công khen: “Hay thật! Nếu vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con, thì dẫu có lúa ta chắc gì đã ăn được” (Luận ngữ: Nhan Uyên, XII, 11). Như vậy, “Quy tắc chính danh đưa tới quy kết: ai giữ phận nấy, cứ theo đúng tổ chức xã hội rất chặt chẽ, rất có tôn ti của Chu Công thì nước sẽ trị, thiên hạ mới gọi là hữu đạo” [44, tr.149]. Về thuyết Thiên mệnh Khổng Tử đã phát biểu về thuyết Thiên mệnh trong luận ngữ như sau: Khổng Tử cho rằng tuổi 50 là tuổi tri thiên mệnh, tức là hiểu được cái lẽ mầu nhiệm lưu hành trong vũ trụ. “Ta 15 tuổi để chí vào việc học (đạo); 30 tuổi biết tự lập (tự mình theo chính đạo); 40 tuổi không nghi hoặc (biết sự vật nào phải hay trái, tốt hay xấu); 50 tuổi biết mệnh trời (ngũ thập tri thiên mệnh); 60 tuổi đã biết theo mệnh trời; 70 tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý” (Luận ngữ: Vi chính, II, 4). Và ông cho rằng người quân tử là phải biết sợ mệnh trời. Khổng Tử nói: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân, kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân” (Luận ngữ: Quý Thị, XVI, 8). Đôi khi Khổng Tử cho rằng mệnh trời có một sức mạnh toàn năng. Khổng Tử nói: “Đạo (tôi) mà thi hành được là do mệnh trời, hay bị bỏ phế cũng do mệnh trời” (Luận ngữ: Hiến vấn, XIV, 36). Bá Ngưu đau, Khổng Tử lại thăm, đứng ngoài cửa sổ, nắm tay Bá Ngưu, bảo: “Vô lý! Do mệnh trời chăng? Con người như vậy mà bị bệnh đó!” (Luận ngữ: Ung dã, VI, 8). Như vậy, mệnh trời ở đây có nghĩa là định mệnh, số mệnh đã sắp sẵn. Khổng Tử tiếc học trò giỏi mà yểu mệnh. Một câu nói khác cũng có nghĩa tương tự như vậy: “Sống chết có số, phú quý do trời” (Luận ngữ: Nhan Uyên, XII, 5). Như vậy, theo Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê, Thiên mệnh có 3 nghĩa: - Cái lẽ vô hình, linh diệu của trời đất mà con người có khi hiểu được, có khi không hiểu được; theo nghĩa đó thì mạng gần như quy luật tự nhiên của hóa công. - Những nguyên do nào đó, ta không rõ, ảnh hưởng một cách bất ngờ tới những hoạt động của ta, khiến cho có kẻ tận lực mà không thành việc, lại có kẻ không làm mà thành việc. - Một sự tiền định, sức người không thể đổi được, như có người sinh ra vốn thông minh, có kẻ vốn ngu độn, quốc gia có thời thịnh, có thời suy, theo nghĩa này, mạng thường được gọi là định mạng, số mạng. “Tựu trung ba nghĩa đó chỉ là tỏ ra thái độ: nghĩa thứ nhất tỏ một thái độ thuần triết của người ta ráng tìm hiểu vũ trụ, nghĩa thứ hai tỏ một thái độ tích cực, cứ làm hết sức mình rồi kết quả ra sao cũng được, nghĩa thứ ba tỏ một thái độ tiêu cực, hoàn toàn để cho hoàn cảnh chi phối, chẳng cần gắng sức” [1, tr.37]. 1.1.2. Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo với triết lý uyên thâm, sâu sắc. Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu tinh thần triết lí nhà Phật. Từ bản thể luận đến nhân sinh quan Phật giáo đều phong phú như: tứ diệu đế, chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch diệt, duyên khởi luận, thập nhị nhân duyên, thuyết luân hồi… Trong phạm vi có thể, chúng tôi chỉ tìm hiểu những nội dung sau: 1.1.2.1. Tứ diệu đế Phật giáo quan niệm rằng: “Đời là bể khổ”. Nước mắt loài người nhiều hơn nước của bốn biển. Phật đà xưa kia đã dứt bỏ cả ngai vàng để đi tu chỉ vì ngài thấy tận mắt cảnh sinh, lão, bệnh, tử của nhân gian. Ngài cảm nhận được nhân gian là khổ, thế gian giống như biển khổ ải mà chúng sinh trôi giạt trong đó, chịu đựng muôn vàn sự dày vò của phiền não, không sao giải thoát được. Đó là sự thật. Nhưng sự thật ấy, không ai nhìn thấy một cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng như Đức Phật đã nói trong khổ đế, phần thứ nhất của tứ diệu đế. Khổ đế là triết lí về bản chất cuộc đời của mỗi con người là bể khổ. Phương pháp nhận thức của Phật là thực tiễn. Phật giáo đã chia thành 8 loại khổ: sinh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ. Khổ đế - chân lý về bản chất của nỗi khổ - là cái đầu tiên trong tứ diệu đế. Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở mỗi con người do sinh, lão, bệnh, tử, do nguyện vọng không được thỏa mãn. Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng nói: “Ta chỉ dạy một điều: Khổ và Khổ diệt”. Phật đã hướng con người đến sự giải thoát như thế nào? Tất cả được trả lời trong tập đế, diệt đế, và đạo đế. Nhân đế (tập đế) nói về nguyên nhân của sự khổ. Mọi cái khổ đều có nguyên nhân. Phật giáo đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” để giải thích nguyên nhân của cái khổ. Diệt đế: Muốn chấm dứt đau khổ người ta phải trừ khử từ gốc rễ chính của nó là ái dục và vô minh, từ bỏ tham, sân, si trong cuộc sống. Diệt trừ đau khổ là hướng tới Niết Bàn. Đó là sự giải thoát cuối cùng khỏi mọi ràng buộc tử sinh, mọi phiền não ám ảnh. Đạọ đế: Con đường diệt khổ, giải thoát thực chất là xóa bỏ vô minh và nhập vào Niết bàn, đạt tới trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi. 1.1.2.2. Vô thường Phật giáo cho rằng bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một vị thần linh nào sáng tạo ra vạn vật và cũng không có cái gì vĩnh hằng tuyệt đối. Vô thường chẳng phải chỉ là sự ngẫu nhiên. Phật giáo rất coi trọng nhân quả, nghiệp báo, cho dù sự ra đời của một hiện tượng nào đó là ngẫu nhiên, nhưng trong nó cũng nhất định chứa đựng nguyên tố tất nhiên, đó chính là luật nhân quả vạn hữu. “Vô thường” chính là sự biểu hiện của “chư hành” và thực chất của nó vẫn là “không”. Do vậy, Phật giáo nói không, không có nghĩa là không có gì cả, cũng không phải là rõ ràng đối mặt với hiện tượng khách quan nhưng lại cho là không nhìn thấy, cái “không” này chính là ý nghĩa của sự không thực tại. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh chép: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”; cái “sắc” ở đây tức chỉ hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất không phải là không tồn tại, mà ở trong cái “vô thường”. Vì vậy tính chất của nó vẫn là “không”, và tính của cái “không” này là không thể độc lập tồn tại, nó được thể hiện trong tất cả sự vật, hiện tượng. Cho nên mới “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, sắc không nhất như, sắc không bất nhị. Đây cũng là điều đạo lý Phật giáo chỉ bảo con người từ trên quan hệ nhân duyên của mọi sự vật đi nhận thức “vô thường”, “tính không”. Vô thường được chia làm 2 giai đoạn: nhất kỳ vô thường và niệm niệm vô thường. Nhất kỳ vô thường nói về sự biến hóa của bất kể sự vật nào trong một thời kì nhất định đều phải trải qua thành, trụ, hoại, không (hoặc sinh, trụ, dị, diệt), như cái sinh, lão, bệnh, tử của con người cuối cùng thì cũng phải thuộc về sự hoại diệt, quá trình này gọi là nhất kì vô thường. Cái “niệm” của niệm niệm vô thường, có nghĩa là “cái chớp mắt”. Niệm niệm tức là “trong cái chớp mắt”. Niệm niệm vô thường tức là nói bất kể sự vật nào trước khi chưa có sự hoại diệt, trong tích tắc, đều ở vào trong quá trình tuần hoàn chảy xiết, không dừng lại một khoảnh khắc nào cả. “Chư hành vô thường” là nói bao hàm những nhân tố của phép biện chứng nhất định. Nhưng mục đích tuyên dương lí luận “vô thường” của Phật Đà là dạy chúng sanh nhìn rõ chân tướng thực sự của thế giới, chớ có khăng khăng cho rằng “vô thường” là “thường”, vì nó mà khơi dậy lòng ham muốn, đeo đuổi cố chấp. Cho dù ai đó đã thỏa mãn dục vọng, đạt được vật mà họ muốn có, nhưng sinh mạng của họ vô thường, vật chất vô thường, cuối cùng thì cũng chỉ là một khoảng trống không. Với con người, nhà Phật thường nói tới tam vô thường: - Thân vô thường: chỉ sự biến đổi liên tục của thể xác. - Tâm vô thường: chỉ sự biến đổi của tâm ý. - Hoàn cảnh vô thường: chỉ sự biến đổi liên tục của hoàn cảnh sống. Tóm lại, vô thường lại chính là sự thường, xuyên suốt trong mọi thời gian và không gian. Hiểu được vô thường là sự thường, con người sẽ dễ dàng bình tĩnh trước mọi biến cố của cuộc sống và chính sự bình tĩnh này cho phép chúng ta có thể lựa chọn cho mình một thái độ ứng xử phù hợp nhất. Cao thượng và thấp hèn, anh hùng và phản bội, chính nghĩa và phi nghĩa… tất cả đều nảy sinh từ thái độ ứng xử này. Hiểu được vô thường là sự thường, con người sẽ dễ tìm sự an vui trong thanh tao, xa lánh và lên án sự giả dối. 1.1.2.3. Từ bi Định nghĩa theo danh từ nhà Phật. “Từ” nghĩa là thương yêu, là làm vui cho người và vật; “Bi” là thương xót người hay vật, khi thấy họ đau khổ, gặp hoạn nạn, và cố cứu họ ra khỏi hoàn cảnh ấy. Từ được hiểu là lòng thương yêu đối với tất cả mọi loài chúng sanh. Người có lòng từ bi là người thành thật mong cho chúng sanh đều được sống trong an lành, hạnh phúc và có khả năng hiến tặng hạnh phúc, hiến tặng niềm vui cho họ. Như vậy, tâm Từ gồm có ước muốn và khả năng đem đến an vui, hạnh phúc cho chúngsanh. Tâm từ là lòng yêu thương không điều kiện, không phân biệt, nó phát khởi một cách tự nhiên, không hề có sự gượng ép hay vì một mục đích vụ lợi nào cả. Tâm từ êm dịu bao trùm hết thảy chúng sanh và lan sang cả cỏ cây. Như ánh trăng chiếu sáng khắp vạn vật, tâm từ vô lượng thương yêu tất cả mọi loài, bình đẳng, không phân biệt. Người có tâm từ thì luôn muốn người khác được hạnh phúc. Tình thương xuất phát từ Từ tâm là tình thương không hạn định, không hệ lụy, nó vừa đem đến hạnh phúc cho người, vừa đem đến an vui cho mình, cả người thương và người nhận tình thương đều có sự tự do trong tình thương yêu chứ không hề bị trói buộc. Kẻ thù trực tiếp của tâm Từ là lòng thù ghét, oán hận và ác ý. Tâm từ và lòng hận thù không thể cùng tồn tại. Chúng như ánh sáng và bóng tối, khi cái này có mặt thì cái kia bị đẩy lùi. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: “Sân hận diệt hận thù, đời này không thể được. Từ bi diệt hận thù, ấy là định luật ngàn thu”. Tâm từ không những dập tắt lòng sân hận mà còn có khả năng ngăn chặn những tâm bất thiện trong lòng mình và làm phát khởi thiện tâm nơi người khác. Kẻ thù gián tiếp của tâm Từ là lòng yêu thương vị kỉ, lòng luyến ái đặc biệt đối với một ai đó. Kẻ thù này khá tế nhị và cũng rất nguy hiểm, nó làm cho người thương và người được thương phải khổ đau, phiền muộn. Dẫu biết rằng thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương yêu, luyến ái. Tuy nhiên, sự ích kỉ, hẹp hòi trong tình cảm đó là nguyên nhân của bao đau khổ. Cho nên, là người học theo hạnh Từ bi của Đức Phật, chúng ta phải cố gắng chuyển đổi dần dần tính ích kỉ ấy trong tình cảm của mình để ít gây đau khổ cho mình và người hơn. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của người khác, là dòng nước tịnh làm dịu mát lòng người đau khổ. Đặc tính của bi là ý muốn giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau và có khả năng làm vơi đi khổ đau của người khác. Người có tâm bi không chỉ sống cho riêng mình mà còn vì người khác. Cũng như tâm Từ vô lượng, tâm Bi là lòng yêu thương không phân biệt, không điều kiện. Tuy nhiên, đối tượng mà người có tâm Bi hướng tới là những người đau khổ, bất hạnh, những người lầm đường, lạc lối. 1.1.3. Lão – Trang Đạo đức kinh của Lão Tử và Nam Hoa kinh của Trang Tử có những nét tương đồng. Vì vậy người ta gọi là học thuyết Lão – Trang mặc dù giữa Lão Tử và Trang Tử không có mối lien hệ gì. Giống như hệ thống triết thuyết của Nho giáo – nội dung khá phong phú – Lão – Trang cũng vậy, chúng tôi chỉ đề cập đến những nội dung có liên quan và phục vụ cho luận văn này. Theo Lão Tử, nguồn gốc của vạn vật là Đạo, “Đạo sanh Nhất. Nhất sanh Nhị. Nhị sanh Tam. Tam sanh vạn vật” (Đạo sanh Một. Một sanh Hai. Hai sanh Ba. Ba
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan