Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn nguyễn khuyến...

Tài liệu Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn nguyễn khuyến

.PDF
95
1695
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ OANH TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG Cần Thơ, 5 - 2011 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Quy phạm 1.1.2. Bất quy phạm 1.2. Quy phạm, bất quy phạm – đặc trưng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam 1.2.1. Thi pháp 1.2.2. Khái quát về đặc trưng thi pháp của văn học trung đại. 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến 1.3.1. Ảnh hưởng của truyền thống bác học và bình dân trong thơ văn Nguyễn Khuyến. 1.3.2. Ảnh hưởng sự chuyển mình của văn học nửa cuối thế kỉ XIX sang phạm trù văn học mới. Chương 2 TÍNH CHẤT QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Sự tuân thủ và không tuân thủ một số đề tài trong văn học truyền thống 2.1.1. Đề tài vịnh cảnh 2.1.2. Đề tài vịnh sử 2.1.3. Đề tài ẩn dật 2.2. Sự tuân thủ và không tuân thủ một số quan niệm sáng tác trong văn học truyền thống 2.2.1. Quan niệm “thi ngôn chí” 2.2.2. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” 2.3. Sự tuân thủ và không tuân thủ một số đối tượng sáng tác trong văn học truyền thống 2.3.1 Con người ưu tư 2.3.2 Con người tự trào 2.3.3 Con người của cuộc sống nông thôn CHƯƠNG 3 TÍNH CHẤT QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC 3.1 Sự tuân thủ và không tuân thủ một số hình thức ngôn ngữ của văn học trung đại 3.1.1 Ngôn ngữ quy phạm 3.1.2 Ngôn ngữ bất quy phạm 3.2 Sự tuân thủ và không tuân thủ một số nguyên tắc của thể thơ Đường luật 3.2.1 Về vần 3.2.2 Về niêm luật 3.2.3 Về đối 3.3 Sự tuân thủ và không tuân thủ về miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật trong văn học truyền thống. 3.3.1 Thời gian nghệ thuật 3.3.2 Không gian nghệ thuật KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam là dòng văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất của thơ văn Trung Quốc. Các nhà thơ trung đại cũng chính là tầng lớp Nho học chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia và các quy định, thể chế của việc làm văn hết sức nghiêm nhặt. Chính vì thế, trong suốt chặng đường văn học trung đại, chúng ta luôn bắt gặp những bài thơ mang âm hưởng và những quy định giống như thơ văn Trung Quốc. Ví dụ, gặp một cảnh đẹp thì ví với những cảnh đẹp đã xuất hiện trong thơ văn Trung Hoa, làm bài thơ để răn dạy hoặc giáo hóa người đời thì dùng những điển tích, điển cố cũng của Trung Hoa. Tuy nhiên, ông cha ta trên con đường sáng tạo văn học đã dùng tài năng và tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết của mình đã sáng tác nên những tác phẩm mang âm hưởng, tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Họ đã để cho hồn thơ của mình được tự do bay bổng không bị gò bó bởi một niêm luật, một công thức, một quy chế nào. Và Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ xuất sắc ấy. Thơ văn Nguyễn Khuyến bên cạnh tính quy phạm mà ông đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia thì cũng chính ở ông đã có những bước phá cách, không theo những quy tắc nghiêm ngặt đó để tạo nên những vần thơ mang vẻ đẹp của chính người Việt Nam và Xuân Diệu đã mệnh danh Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và là nhà thơ của dân tình”. Không chỉ đến Nguyễn Khuyến mới có những bước phá cách như thế mà ở các nhà thơ trước ông tính bất quy phạm trong thơ thể hiện rất rõ như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương….Các tác gia trung đại tuy chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia nhưng cũng chính họ muốn thoát khỏi những ảnh hưởng đó để tạo nên những cái mới cho nền văn học. Những điều này trong suốt quá trình học tập, người viết đã được biết đến qua từng tác giả cụ thể nhưng chưa thực sâu sắc và toàn diện mà chỉ tìm hiểu ở một hoặc một vài bài thơ tiêu biểu. Do đó, người viết chọn đề tài Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến cho luận văn, một mặt muốn tìm về hồn thơ tha thiết và chân tình của ông, mặt khác muốn áp dụng những điều đã biết vào nghiên cứu một tác giả cụ thể một cách sâu sắc và toàn diện hơn để bổ sung vào những kiến thức còn thiếu sót. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khuyến là một tác giả lớn của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX. Trên con đường tìm hiểu sự nghiệp văn chương của ông có rất nhiều nhà lí luận, phê bình nghiên cứu thẩm định để đóng góp ngày một hoàn thiện hơn về thơ văn Nguyễn Khuyến. Trong đó tính quy phạm và bất quy phạm là một mảng nhỏ nhưng vẫn được khá nhiều nhà phê bình đề cập đến, cụ thể: Công trình Thơ văn Nguyễn Khuyến [3], Xuân Diệu nhận định thơ văn Nguyễn Khuyến đã có sự phá cách làm nên những nét mới mà không theo một ước lệ, tượng trưng nào. Ông dẫn ra ba bài thơ thu và phân tích, so sánh nó với các bài thơ trước đó để làm rõ sự khác biệt trong cách miêu tả và thể hiện của Nguyễn Khuyến. Cảnh trong thơ Nguyễn Khuyến là cảnh thật, cảnh thu miền Bắc nước ta chớ không phải ở đâu khác, cũng không phải là hình ảnh ước lệ nào. Qua đây tác giả khẳng định thơ văn Nguyễn Khuyến có những nét cách tân mới, đưa chất liệu đời sống vào thơ. Đây là đóng góp đáng kể của Xuân Diệu trong quá trình nghiên cứu tính bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình Đến với thơ Nguyễn Khuyến [12] tập hợp nhiều bài viết có liên quan đến đề tài, trong đó có bài viết của Văn Tân Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến tác giả đã đưa ra tám đặc điểm về thơ văn Nguyễn Khuyến trong đó có đặc điểm “cách dùng điển tích để nêu dụng ý”[12, tr 791] đây là tính quy phạm trong thơ ông. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng thơ Nguyễn khuyến còn mang tính bất quy phạm ở chỗ: “thơ văn ông, bên cạnh những câu có những chữ đối chữ chan chát, lại có những câu mà chữ với chữ không cần đối chọi nhau cho lắm” và “ông thường nghiêng về nội dung hơn là nghiêng về nghệ thuật”.[12,tr 789 – 791] Cũng trong quyển này, ở bài Nghệ thuật tả cảnh thôn quê của Nguyễn Khuyến Minh Văn – Xuân Tước đã nhận định: “lời thơ của Cụ Nguyễn Khuyến là những lời rung cảm chân thành của tâm hồn dân quê, lắm khi nhẹ nhàng, mộc mạc như lời ca dao”[12, tr 763] Nhận định này cho thấy, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến không còn là cao xa, quý phái, trang nhã mà chơn chất như lời nói hằng ngày của con người. Đó là tính bất quy phạm. Tuy nhiên hai tác giả chỉ làm rõ thêm ba bài thơ thu chớ chưa tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc toàn bộ tác phẩm của ông. Bởi không chỉ có ba bài thơ thu mà nhiều nội dung khác cũng có sự cách tân. Bài viết Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Khuyến và ảnh hưởng của Đường thi, Lam Giang – Vũ Ký đưa ra hai lề lối chịu ảnh hưởng của Đường thi: thứ nhất ảnh hưởng hình thức là về từ ngữ, cú điệu, cú pháp còn ảnh hưởng thứ hai là về tinh thần: cảm hứng, cách sáng ý, cách truyền cảm…Và đưa ra nhận định: thơ Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng của Đường thi nhưng “thoát li được lề lối chịu ảnh hưởng theo cách thứ nhất”[12, tr 775] có nghĩa là thoát li khỏi những ngôn từ sáo rỗng, để đem đến một sinh khí mới trong thơ. Sinh khí mới đó ta có thể bắt gặp ở mỗi tác phẩm của ông sau khi về Yên Đỗ, ông đã đem cái tài, cái tình của mình gắn vào cảnh vật khiến chúng trở nên sinh động, đầy màu sắc nhưng không hời hợt như việc lắp đặt ngôn từ. Công trình Nguyễn Khuyến tác phẩm [10] đưa ra nhận xét về tình hình văn bản tác phẩm và giới thiệu Nguyễn Khuyến về cuộc đời, tâm hồn, tài năng và quê hương của nhà thơ. Ở mỗi phần nhỏ, tác giả đưa ra những đặc trưng về nội dung cũng như về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và cho ta thấy được sự khác biệt trong thơ ông đối với những giai đoạn trước. Cuối cùng tác giả nhận định: Nguyễn Khuyến có những đóng góp “trong việc đưa thơ ca Việt Nam trên đường tìm một cách diễn đạt khoáng đạt, thích nghi với hoàn cảnh mới”[10, tr 97]. Đây là bài tiểu luận sâu sắc, tìm ra những nét đặc trưng, cơ bản của thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình Văn học Việt Nam – Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu”[23] đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả về văn học trung đại, trong đó có bài viết của Đào Thản về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến ở Tài chơi chữ của ông. Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu cách đối trong thơ văn Nguyễn Khuyến và đưa ra những ví dụ cho thấy rằng trong thơ văn Nguyễn Khuyến những quy định chặt chẽ về đối ngẫu không còn nghiêm ngặt nữa. Như trong câu đối Vợ thợ nhuộm khóc chồng và ông cho rằng câu đối này “là một sáng tác độc đáo trong cách chơi chữ. Tác giả đã huy động cả một trường từ vựng phong phú gồm hầu hết các đơn vị biểu thị màu sắc của tiếng Việt để tập trung cho một chủ đề”[23, tr 351]. Tuy rằng câu đối này không thật chỉnh nhưng tác giả khẳng định rằng: “chúng ta tâm đắc với nhà thơ rằng, đối chẳng qua chỉ là hình thức (….) cái quan tâm đạt tới là nội dung” [23, tr 352] Đây là phát hiện hết sức mới mẻ của tác giả bởi từ điều này suy ra, trong thơ văn Nguyễn Khuyến đã có sự đột phá mới mẻ, những quy định của văn chương khoa cử không bó buộc được ông và đây cũng tạo thành tính bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến Công trình “Địa vị Nguyễn Khuyến trong lịch sử văn học Việt Nam” [11] bàn về tính bất quy phạm trong thơ Nguyễn Khuyến có viết: “Thơ đề vịnh của Nguyễn Khuyến đã vượt qua được những sáo mòn “tuyết nguyệt phong hoa” của thi ca cổ để tả những cảnh thực, tình thực, những hình ảnh cụ thể, hiện thực của cảnh sắc Việt Nam: ao cá, bờ tre, ngõ trúc, vườn cà, vườn cải….Điều đặc biệt ở đây là Nguyễn Khuyến đã phát hiện, khám phá và truyền cho người đọc cái thú vị, kì thú của những sự việc bình thường, vẫn diễn ra trong cuộc sống ngày thường quanh ta”[11, tr 160]. Đây là bài viết có giá trị nói lên được tính bất quy phạm trong thơ Nguyễn Khuyến đã thoát khỏi những công thức, những quy định cũ đưa vào thơ văn những cái bình thường mà thú vị của cuộc sống. Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả, ta thấy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại tất cả đều đi đến kết luận: Nguyễn Khuyến là một nhà nho chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn chương bác học nhưng vẫn đậm đà tính dân quê. Trong thơ Nguyễn Khuyến có tính ước lệ, tượng trưng nhưng cũng có cái cụ thể, thực tế; có ngôn ngữ bác học và cũng có ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Nhưng tất cả đều khẳng định ông là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Đây là những đóng góp hết sức đáng kể cho việc nghiên cứu về một tác giả lớn trong nền văn học trung đại. Các tác giả đã đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể của thơ văn Nguyễn Khuyến để đem đến cái nhìn mới mẻ cho thơ văn của ông. Từ nền tảng đó người viết tổng hợp và phát triển thêm ý mới để góp phần vào việc đánh giá và tìm hiểu tác giả một cách sâu sắc và toàn diện hơn. 3. Mục đích yêu cầu - Tìm hiểu đặc trưng tính quy phạm và bất quy phạm của văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ văn Nguyễn Khuyến nói riêng. - Khảo sát đặc trưng này trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Từ đó góp phần tìm hiểu sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Khuyến qua một số phương diện về nội dung và nghệ thuật. - Góp phần nâng cao hiểu biết về Nguyễn Khuyến - cuộc đời cũng như thơ văn của ông trong giai đoạn văn học, những nguyên nhân ảnh hưởng cũng như chi phối toàn bộ sáng tác và làm nên phong cách trong thơ ông. Qua đó, người viết rèn luyện khả năng nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về một tác giả cụ thể. 4. Phạm vi đề tài Trong khuôn khổ của đề tài, người viết nghiên cứu tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến về nội dung và nghệ thuật ở hai mảng chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng về phần thơ chữ Hán người viết chủ yếu căn cứ vào bản dịch. Về phạm vi tư liệu, người viết dựa trên các tư liệu có liên quan đến đề tài. Riêng về dẫn chứng minh họa, người viết dựa vào các quyển: - Nguyễn Khuyến – tác phẩm [10] - Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu [3] Cấu trúc luận văn: gồm 3 chương - Chương 1: Một số vấn đề chung. - Chương 2: Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến xét từ phương diện nội dung. - Chương 3: Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến xét từ phương diện hình thức. 5. Phương pháp nghiên cứu - Tập hợp tư liệu, sắp xếp hệ thống những vấn đề có liên quan đến đề tài, cơ bản bám sát vào những tác phẩm của giai đoạn trước và những tác phẩm của Nguyễn Khuyến. Từ những tác phẩm cụ thể, người viết tìm hiểu khảo sát chúng ở nội dung và nghệ thuật đồng thời tìm những nét tương đồng và khác biệt, kế thừa và phá cách của thơ Nguyễn Khuyến đối với văn học trước đó. Như vậy, ở đề tài này người viết sử dụng các phương pháp: - Phương pháp so sánh: thơ văn Nguyễn Khuyến với thơ văn giai đoạn trước. - Phương pháp phân tích và chứng minh: để làm rõ tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. - Phương pháp tổng hợp: tìm ra cách lí giải, giải thích cho từng vấn đề cụ thể. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Văn học trung đại là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và nhân loại bên cạnh văn học cổ đại và hiện đại. Văn học trung đại có những đặc trưng tiêu biểu mà văn học ở trước và sau nó không có được, điều này đã làm nên giá trị của văn học trung đại trong suốt giai đoạn lịch sử. Một trong những đặc trưng đó là tính quy phạm và bất quy phạm trong việc thể hiện tác phẩm văn học ở phương diện nội dung và nghệ thuật. 1.1. Khái niệm 1.1.1. Quy phạm Về khái niệm quy phạm có nhiều quan niệm khác nhau: 150 thuật ngữ văn học [1] của Lại Nguyên Ân: “Quy phạm nghệ thuật là khái niệm chỉ hệ thống những biểu trưng và ngữ nghĩa nghệ thuật được quy chuẩn , cố định hóa”. Ông còn cho rằng “quy phạm nghệ thuật có vai trò to lớn đối với những thời đại văn hóa được tổ chức nghiêm ngặt chủ yếu là văn học cổ đại và trung đại trước chủ nghĩa lãng mạn”.[1, tr 277] Đại từ điển Tiếng Việt thì có cách định nghĩa ngắn gọn hơn: “Quy phạm là điều quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải tuân thủ”.[22, tr 1457] Sách văn học lớp 10 [14] trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX, mục III – Mấy yếu tố lớn về hình thức có viết : “Tính quy phạm thể hiện ở quan niệm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó được thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất. Ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã thành mô tip quen thuộc (…), tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật”.[14, tr 208] Sách giáo khoa lớp 10 [17] trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX phần IV – Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có viết: “Tính quy phạm, đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí), “văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo); ở tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức; ở thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu; ở cách sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều văn liệu quen thuộc. Do tính quy phạm, văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng”.[17, tr 110] Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [20] cho quy phạm là “sáo ngữ, công thức trong trần thuật, miêu tả, định danh; sử dụng chất liệu ngôn ngữ cao quý, đầy hoán dụ, ví von, định nghĩa nghệ thuật làm cho lời văn mỹ lệ” và “Tính nghi thức đòi hỏi miêu tả từng loại nhân vật phải tuân theo yêu cầu của loại nhân vật ấy”.[20, tr 61] Ông còn nêu ra một số tiêu chí trong cách miêu tả nhân vật trong văn chương trung đại như miêu tả vua, chúa, Phật phải như thế nào, nông dân, phu sĩ như thế nào nhất nhất đều có quy tắc nhất định. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [21] cho rằng quy phạm là “những quy định bảo đảm một nơi nào đó hoạt động có tổ chức, nề nếp, đạt hiệu quả cao. Nó là một biểu hiện của văn minh, văn hóa ở mỗi con người, ở mỗi cộng đồng, ở cả một xã hội. Dùng thuật ngữ thời xưa thì nó là biểu hiện của chữ “lễ”.” [21, tr 227]. Tóm lại, tính quy phạm trong văn học trung đại đó là công thức, một khuôn mẫu bắt buộc những nhà thơ, những người sáng tác văn học phải tuân theo một cách nghiêm ngặt. Tính quy phạm đó nó quy định về nội dung, hình thức thể hiện một cách cụ thể cho từng thể loại văn học nhất là đối với những thể loại dùng trong thi cử mà sĩ tử cần phải học thuộc. “Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” là câu nói mà những người theo khoa cử đúc kết lại trong quá trình học hành và thi cử của mình. Điều này cho thấy tính quy phạm được quy định một cách rất chặt chẽ. Tuy nhiên, ông cha ta trong quá trình sáng tác văn học thì không tuân theo những quy định đó một cách cứng nhắc, khô khan mà đã dần dần phá vỡ tính quy phạm đó tạo nên một đặc điểm mới đi song song với tính quy phạm là bất quy phạm trong văn học 1.1.2. Bất quy phạm Là cái đi ngược lại với tính quy phạm. Nếu quy phạm là sự bắt buộc tuân theo một quan niệm, một cấu trúc truyền thống thì tính bất quy phạm là cái vượt lên trên những yếu tố đó. Bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành qua quá trình tiếp nhận văn học Trung Quốc. Tuy vậy, ông cha ta không “di thực” toàn bộ nền văn học Trung Quốc mà qua quá trình sáng tác văn học đã để cho hồn thơ, hồn văn của mình được tự do bay bổng. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [21] viết về tính bất quy phạm trong thơ, ông đã dẫn ra thể loại thơ Đường. Thơ Đường “khi đã được đưa vào thi cử, nó càng trở nên có tính chất quan phương (…). Nói quy phạm triệt để là từ số câu, số chữ, cân đối thanh điệu, cân đối trong đối ngẫu, ở lời, ở ý, đến kết cấu chặt chẽ, phá thừa, thực, luận, kết nhất nhất có nhiệm vụ, nội dung riêng, luôn tới đề tài, lập ý, cấu tứ, chọn lời, tránh những thứ khiếm nhã, những khuyết tật phong yêu, hạc tất….tất cả đều theo những quy tắc cứng rắn, tuyệt đối không được vi phạm (….). Văn học nước ta khi tiếp nhận thể thơ luật này tất nhiên không bỏ chút gì về mọi quy phạm trong đó”. Tuy nhiên, ông cho rằng đó chỉ mới là về “hình thức, mặt cạn của thi pháp”. Vì ông đã chứng minh được ông cha ta, trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học đã có sự thay đổi. Ví dụ thơ Nguyễn Trãi “quy phạm về thanh điệu, về đối ngẫu, về số chữ trong câu không luôn luôn được tuân thủ. Đến thời Lê Thánh Tông, những sự bất quy phạm càng tăng, câu thơ sáu chữ xen lẫn vào giữa bài thơ thất luật trở nên bình thường” [21, tr 234 – 235]. Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [20] đã dẫn ra những quan niệm văn chương của người xưa và những biến đổi về quan niệm đó cho thấy được tính quy phạm và bất quy phạm trong đó. Quan niệm cũ về văn chương: “Văn là gì? Văn là vẻ đẹp; Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời của ta rực rỡ, bóng bẩy tựa như ta có vẻ đẹp, vẻ sáng nên gọi là văn chương”[20, tr 81]. Vậy văn chương là lời đẹp đẽ, bóng bẩy. Nhưng càng về sau, quan niệm này đã bị đổi khác. Lời trong ngôn ngữ văn chương không còn là “lời văn óng ả, câu văn mượt mà” nữa mà có khối lượng lớn những lời nói thường ngày, lời “nôm na, mách qué” được đưa vào tác phẩm văn chương là tính bất quy phạm. Trần Đình Sử còn cho rằng “người trung đại thích noi theo, vay mượn các chất liệu truyền thống (cốt truyện, điển cố…) nhưng chính họ cũng thích đổi mới: xem tên các tác phẩm truyện Nôm có chữ “tân” càng thấy rõ đều này: Bướm hoa tân truyện, Đoạn trường tân thanh….Với chữ “tân” trong nhan đề, tác giả khẳng định và thông báo cho người đọc tính sáng tạo của mình” [20, tr 91]. Lí luận văn học [18] có nói văn nghệ có tính dân tộc. Các tác giả cho rằng: “Tính dân tộc cũng biểu hiện ở hình thức tác phẩm. Mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là ngôn ngữ dân tộc thể hiện tư duy, thị hiếu và tâm hồn dân tộc mình” [18, tr 106]. Từ đó suy ra, ông cha ta trong quá trình sáng tác văn chương mặc dù hình thức, ngôn ngữ được vay mượn từ nước ngoài nhưng ở mỗi tác phẩm, mỗi quan niệm đều đứng trên tiêu chí, trên cái nhìn của dân tộc mình để nhận xét, đánh giá. Ví dụ, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lấy cốt truyện từ Trung Quốc của Thanh Tâm tài nhân nhưng ông đã dùng quan niệm, ngôn ngữ của dân tộc để sáng tạo tác phẩm mới, phù hợp với cái nhìn, cái nghĩ của con người Việt Nam. Đồng thời tạo nên tác phẩm vừa quy phạm vừa bất quy phạm. 1.2. Quy phạm, bất quy phạm – đặc trưng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam. 1.2.1. Thi pháp Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [20] định nghĩa: “Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật”. Ông còn nhấn mạnh: “Nó (chỉ thi pháp) là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nghệ thuật nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật”. [20, tr 6]. 150 thuật ngữ văn học [1] nói: “Thi pháp là ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm văn học (…) nghiên cứu đặc trưng của các loại hình, loại thể văn học, các trào lưu và khuynh hướng, các phong cách và phương pháp, nghiên cứu các quy luật liên hệ và quan hệ nội tại giữa các cấp độ khác nhau của chỉnh thể nghệ thuật” ông cho rằng ngôn từ là cái mà “thi pháp nghiên cứu” [1, tr 295] Lí luận văn học [5] trong phần Thi pháp học, nhóm tác giả đưa ra quan niệm về thi pháp: nếu thi pháp “chỉ còn là nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật tỏ ra rất mâu thuẫn với bản thân đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi chỉ đề cập thuần túy đến phương diện thi pháp của tác phẩm nghệ thuật, vẫn không thể bỏ qua những quan niệm của nhà văn về thế giới và con người, những định hướng làm cơ sở cho hành vi sáng tạo cũng như quan niệm của nghệ sĩ về mối tương quan và khả năng chuyển hóa giữa cuộc sống và nghệ thuật, giữa chất liệu và hình tượng”[5, tr 302]. Từ đó, nhóm tác giả cho rằng: “Thi pháp học là khoa học về hình thức nghệ thuật. Ngay trong luận điểm xuất phát đó đã chứa một đặc trưng rất cơ bản của cách tiếp cận đối tượng trong bộ môn này. Thi pháp học cần phát hiện ra những quy luật chi phối thế giới hết sức đa dạng và phong phú các hiện tượng nghệ thuật” [5, tr 303]. Các tác giả còn cho rằng: “Thi pháp học không chỉ có nhiệm vụ thống kê và mô tả đơn thuần các phương diện, các thành tố cụ thể hiện tồn của hình thức nghệ thuật. Nó còn phải nghiên cứu hình thức đó trong chức năng tổ chức và thể hiện nội dung. Đồng thời, nó cần phải đi ngược lên phát hiện ra những cơ sở và ảnh hưởng vô cùng phức tạp đã quy định sự lựa chọn của nghệ sĩ, đã định hướng, dẫn dắt anh ta rốt cục đến những giải pháp hình thức cụ thể trong số vô vàn khả năng có thể có. Thi pháp học đồng thời là một kiểu “triết luận về hình thức nghệ thuật” [5, tr 315]. Thi pháp thơ Đường [7] khi định nghĩa về thi pháp tác giả đã dẫn ra 2 định nghĩa về thi pháp. Một là ở trong “Từ điển Bách khoa Xô Viết” và hai là “Từ điển thuật ngữ văn học”. Từ đó tác giả rút ra định nghĩa về thi pháp: “Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Hệ thống đó có thể chia thành các phương diện (yếu tố); thể loại, kết cấu, phương pháp, không gian, thời gian, ngôn ngữ…[7, tr 7 – 8] Từ điển thuật ngữ văn học [8] định nghĩa: “Thi pháp tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. [8, tr 304]. Đại từ điển tiếng Việt [22] định nghĩa thi pháp là “phương pháp, quy tắc làm thơ nói chung”. [22, tr 1560] Nói chung thi pháp là phương tiện, quy tắc dùng trong sáng tác văn chương. 1.2.2. Khái quát về đặc trưng thi pháp của văn học trung đại Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [21] của Lê Trí Viễn nghiên cứu về cảm thức thế giới của con người trung đại, đôi nét thẩm mỹ Việt Nam và quan trọng hơn ông đưa ra ba đặc trưng cơ bản của văn học trung đại: - Cao nhã - Vô ngã và hữu ngã - Quy phạm và bất quy phạm Trong đó, “cao nhã là muốn nói cao quý, thanh nhã ở quan niệm về văn chương, ở quan niệm sáng tác, ở người sáng tác, ở hạn hẹp của sự phổ biến, ở trong điều kiện lịch sử cụ thể thời trung đại”[21, tr 137]. Điểm qua các tác phẩm thời trung đại, ông cho rằng văn học trung đại có sự chuyển biến từ vô ngă sang hữu ngă từ “con người – công dân đổi sang con người cá nhân”[21, tr 224]. Ban đầu theo quan niệm Nho giáo con người trung đại phải sống trong những gò bó đủ mặt về vật chất, tinh thần nhưng trải qua biến cố lịch sử, con người cá nhân hình thành, được đưa vào văn chương đó là sự biến đổi lớn nhưng cũng là tất yếu của lịch sử. Điểm cuối cùng trong quan niệm của ông về văn chương trung đại là quy phạm và bất quy phạm. Trong đó, ông đưa ra các tác phẩm thơ, phú, văn xuôi, truyện thơ, tuồng chèo để phân tích tính quy phạm và bất quy phạm của chúng về đề tài, quá trình hình thành tác phẩm, về hình tượng nghệ thuật, kết cấu, ngôn ngữ, tính hàm súc…để cuối cùng ông kết luận: Tuy nền văn học nước ta tiếp thu từ nước ngoài và phải chịu những gò bó, những quy luật khắt khe nhưng “không phải ai cũng giam mình trong quy phạm ấy, nhất là các bậc tài hoa”. Ông cho rằng đó là sự “tiếp biến văn hóa nước ngoài từ xưa” và “nhờ đó mà nền văn chương dân tộc như đã có” [21, tr 270]. Tóm lại, đặc trưng thi pháp trung đại có ba yếu tố chính đó là: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, cuối cùng là quy phạm và bất quy phạm. Trong đó, tính quy phạm và bất quy phạm là yếu tố quan trọng, nó đã chứng minh rằng, ông cha ta trong con đường sáng tạo văn học đã có những phá cách mới mẻ làm nên hồn thơ của dân tộc. Bên cạnh phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về nội dung, về hình thức thơ: nội dung phải trang nhã, trong sáng, phải phục vụ cho mục đích răn dạy, giáo huấn người đời; câu văn phải cao quý, thoát tục; hình thức thể hiện phải rõ ràng, khúc chiết đầy đủ niêm luật, tuân thủ phép đối trong thơ mà thơ văn trung đại còn miêu tả những việc tầm thường, những con người bình thường với những công việc bình thường đúng nghĩa với chính nó. Tuy nhiên, sự bất quy phạm này cũng nằm trong khuôn khổ quy phạm. 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến. 1.3.1. Ảnh hưởng của truyền thống bác học và bình dân trong thơ văn Nguyễn Khuyến Tính quy phạm và bất quy phạm trong thơ văn Nguyễn Khuyến thể hiện rất rõ ở hình thức và nội dung. Tuy nhiên đó không phải là tự thân của ông trong con đường sáng tác văn chương mà đó là sự kế thừa một truyền thống lâu dài từ văn chương bác học và tư tưởng bình dân. Về văn chương bác học: Nước ta trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc về tất cả các phương diện: chính trị, xã hội, luân lí, tôn giáo, phong tục…. Về văn học ta cũng theo người Trung Quốc, theo đạo Nho và viết chữ Hán. Xem chữ Hán là loại chữ cao quý, văn chương Trung Quốc là những tác phẩm kinh điển và tư tưởng này ảnh hưởng rất sâu xa. Cũng chính vì vậy, dù khi đã giành được độc lập nhưng những mặt khác còn phụ thuộc vào Trung Quốc nhất là quan điểm sáng tác và ngôn ngữ văn chương. Các tác giả trung đại cho rằng: “văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng” như Phan Kế Bính, Ngô Thì Nhậm. Vì vậy, văn chương phải thể hiện cái cao quý, trong sáng, phải có sức thuyết phục và răn dạy người đời. Các tác giả dùng văn chương chủ yếu để ngôn chí, hoài bão, niềm ước ao được tỏ sáng công danh, đem tài học để phò vua, giúp nước: Tùng, bách đâu há chịu đầu hàng tuyết lạnh Kình, nghê sao lại tiếc vũng chân trâu Từng thấy cá côn hóa làm chim bằng ở biển Nam Vỗ cánh tung bay ngang với sông Thiên Hà ( Tự thuật – Phùng Khắc Khoan) Hay: “Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” (Chí nam nhi - Nguyễn Công Trứ) Trong thơ trung đại không chỉ có ngôn chí mà còn tải đạo. Đạo ở đây là đạo lí, cương thường, đạo nghĩa theo giáo huấn của Nho gia: con người phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Làm bầy tôi phải biết trung với vua, là phụ nữ phải biết lấy chữ trinh, tiết hạnh lên làm đầu. Thơ văn phải nói về cái chung, cái cao cả còn những gì thuộc về riêng tư con người đều bị phê phán, bị liệt vào “dâm thư”. Với tư tưởng như vậy cho nên các tác giả trung đại không chú ý đến tả thực, tất cả đều theo một lí tưởng, một ước lệ. Dùng chủ quan để miêu tả khách quan, đem tâm cảm của mình gắn vào thiên nhiên chớ ít khi miêu tả ngoại cảnh: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Thành quách lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Kẻ đấy người đây luống đoạn trường”. (Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan) Hay nếu có miêu tả thiên nhiên thì không miêu tả một cách cụ thể, xác thực, đúng với thực tế bên ngoài mà đó là cảnh của tâm trạng: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Qua đèo ngang – Bà huyện Thanh Quan) Hay đó là cảnh ước lệ, công thức: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Hoặc là dịch thoát ý từ lời văn của cổ nhân: “Nhìn quanh nào thấy mặt người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Văn chương bác học – tức văn chữ Hán không chuộng những gì bình thường của cuộc sống mà thơ văn khi tả thì phải tả những cái cao quý, con người phải sang trọng, quyền uy: đó là vua chúa hay các bậc giai nhân tài tử; cảnh thì phải là cảnh hùng vĩ, hay là nơi ghi lại chiến tích của người xưa như Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu. Nhưng nếu có khi vì cảm khái mà đưa những hình ảnh bình thường của cuộc sống vào trong thơ thì bài thơ đó cũng mang màu sắc triết lí như Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông hay là cảnh sống lí tưởng không vướng chút bụi trần trong thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, cũng chính các tác giả trung đại trong quá trình sáng tạo văn học đã dần dần thoát khỏi những quy định nghiêm nhặt đó để cho hồn văn, hồn thơ của mình được bay bổng và điều này làm nên mặt thứ hai của văn học trung đại là tư tưởng bình dân: Chữ Hán không còn độc tôn trong sáng tác văn học nữa mà có thêm vào đó là chữ Nôm – chữ của người Việt thể hiện tâm hồn Việt. Bên cạnh đó văn học dân gian tuy không được đưa vào giảng dạy nhưng từ lâu nó đã ảnh hưởng vào tâm trí các nhà nho – nhà thơ. Cùng với tư tưởng của người bình dân trong những sáng tác văn học dân gian và chữ Nôm, các tác giả trung đại đã đem vào trong thơ văn những vật bình thường của cuộc sống bình thường: “Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen” (Nguyễn Trãi) Không những thế mà những ham muốn, những mong ước của con người mà trước kia Nho giáo cho là “dâm” thì nay đi vào thơ một cách chân thành, tự nhiên: “Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay” (Quả mít – Hồ Xuân Hương) Con người cá nhân thay thế dần con người cộng đồng. Con người không phải chỉ sống vì lí tưởng, phải trung quân mà con người trong thơ đã biết sống vì cá nhân mình, ý thức sống cho hạnh phúc của bản thân mình: “Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài cửa kia há kiếp chàng vay Những mong cá nước sum vầy Nào ngờ đôi ngã nước mây cách vời” (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã ý thức được sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình và tìm hiểu nguyên nhân vì đâu. Nàng không còn mong ước cho chồng lập nên công danh nữa mà giờ chỉ mong ước sao cho “chim liền cánh, cây liền cành”, vui vầy hạnh phúc khi tuổi còn xanh chớ không như người phụ nữ xưa cắt đứt tấm lụa đang dệt để bày tỏ sự kiên quyết, sự mong muốn chồng lập được công danh. Từ ngày xưa, như quan niệm của Phan Kế Bính “văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng”, văn chương gợi lên những gì trong sáng, tươi đẹp – đó là quan niệm chung của tất cả nhà nho nhưng đến thế kỉ XVIII nó không còn là chủ yếu. Việc đưa vẻ đẹp hình thể con người vào thơ là sự cố gắng thần kì, thoát khỏi những quan niệm văn chương chỉ thiên về tả cảnh tự nhiên. Và bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương đã làm được điều đó: “Nắng chiều hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc biến cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng nỡ Đi thì cũng dở ở không xong” Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn hạ bệ những đối tượng tự cho mình là quân tử, luôn đề cao khẩu hiệu “nam nữ thụ thụ bất thân” nhưng lại thích và chỉ thích sắc dục. Nếu thơ xưa chỉ nói về thánh nhân, những bậc quân tử thì dần dần hình tượng đó đã có sự thay đổi. Người phụ nữ đã dần được đưa vào thơ văn và trở thành hình tượng chủ đạo. Các nhà thơ không chỉ quan tâm về tình cảm, suy nghĩ, cá tính, nguyện vọng, vẻ đẹp tâm hồn và hình thể của người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng