Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính nhân văn trong tư tưởng nguyễn trãi và ý nghĩa lịch sử của nó...

Tài liệu Tính nhân văn trong tư tưởng nguyễn trãi và ý nghĩa lịch sử của nó

.PDF
122
10
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VIẾT NHUẬN \ TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VIẾT NHUẬN TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.0301 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trịnh Doãn Chính. Nội dung kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực. Ngƣời cam đoan TRẦN VIẾT NHUẬN MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 16 Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI ............................ 16 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV ĐẦU THẾ KỶ XV - CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI……………………………………16 1.1.1. Công cuộc củng cố, xây dựng quốc gia Đại Việt thế kỷ XIV – XV với việc hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi…………………17 1.1.2. Thực tiễn của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lƣợc với việc hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi…………………………….26 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI…………………………………………………..32 1.2.1 Tƣ tƣởng nhân văn trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam với việc hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi…………………33 1.2.2. Tƣ tƣởng nhân văn trong triết lý “Tam giáo” với việc hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi……………………………………….39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1…………………………………………………..57 Chƣơng 2: NỘI DUNG TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ……………..……..59 2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI…………………………………………………..59 2.1.1. Quan điểm đề cao con ngƣời, vai trò của dân, an dân, thân dân, lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi……………………………………………………...61 2.1.2. Quan điểm nhân nghĩa trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi……........................67 2.1.3. Quan điểm hiếu sinh, khoan dung trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi……....71 2.2. Ý NGHĨA CỦA TÍNH NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI ………………………………………………………………………..76 2.2.1. Tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi góp phần làm phong phú và sâu sắc truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam……………...………..76 2.2.2. Tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi là nguồn động lực và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nƣớc ta hiện nay…………………………………...………… 91 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2…………………………………………………106 KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………..108 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..111 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, con ngƣời đã sáng tạo nên những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và tƣ tƣởng không chỉ mang giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn sinh động mà còn mang giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc - một trong những thành quả có ý nghĩa to lớn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Nhân bản, nhân văn là lấy con ngƣời làm gốc, làm trung tâm, đề cao những giá trị cao đẹp của con ngƣời nhƣ trí tuệ, tính cách, tình cảm, tâm hồn. Chủ nghĩa nhân bản, nhân văn là chủ nghĩa coi trọng con ngƣời với sự sống còn và bản chất cao đẹp của con ngƣời. Do đó nói tới giá trị nhân bản, nhân văn là nhấn mạnh đến khía cạnh bản chất của con ngƣời. Nhân văn là một trong những giá trị cốt lõi trong văn hóa con ngƣời, tạo nên bản chất con ngƣời, là thƣớc đo giá trị của mọi thời đại. Xã hội loài ngƣời nếu không có tính nhân văn sẽ không có lịch sử loài ngƣời. Cho nên, nhân văn đã trở thành chủ đề lớn trong lịch sử tƣ tƣởng triết học nhân loại. Theo đó, tính nhân văn đã hình thành trong tƣ tƣởng triết học ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây từ rất sớm. Ở phƣơng Đông tính nhân văn đƣợc thể hiện trong triết lý Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là đề cao con ngƣời, coi con ngƣời là một chủ thể lớn trong trời đất, trong đó mối tƣơng quan giữa ngƣời với trời đất là cái đạo tự nhiên, chú trọng cách xử thế nhân bản, hòa hợp, bao dung với mọi ngƣời. Tính nhân văn ở phƣơng Đông còn đƣợc thể hiện thông qua giáo lý dạy ngƣời phải luôn tự biết mình, biết bảo vệ, phát triển bản chất tốt đẹp của con ngƣời nhằm phục vụ cho hạnh phúc chung của nhân loại. Còn ở phƣơng Tây, tính nhân văn đƣợc thể hiện rất rõ khi coi con ngƣời là thƣớc đo của vạn vật. Trong đó, đạo Thiên Chúa có tính nhân văn rất sâu sắc khi đề cao con ngƣời. Nhƣ vậy, tính nhân văn trong triết lý ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây là đề cao con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm của vạn vật. Dân tộc Việt Nam với chiều dài lịch sử của mình luôn gắn với lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc để khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc. Trong tiến trình lịch sử ấy, nổi bật lên hai nhiệm vụ chính, đó là cố kết cộng đồng, lao động sáng tạo chống chọi với thiên tai, đồng thời lại phải liên tiếp đấu tranh chống giặc ngoại xâm với những thế lực hùng mạnh nhất thế giới để xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, nhƣ Hán, Đƣờng, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính trong điều kiện lịch sử ấy, đã hình thành nên những nhà tƣ tƣởng lớn nhƣ Lý Công Uẩn, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… và đỉnh cao là Hồ Chí Minh. Trong đó, xuyên suốt những tƣ tƣởng ấy giá trị nhân bản, nhân văn luôn đƣợc coi là cốt lõi, là sức mạnh của dân tộc Việt Nam, đƣợc thể hiện ở lòng yêu nƣớc thƣơng nòi, sự cố kết cộng đồng, tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, thân dân, an dân, khoan dân, trọng dân nhằm khẳng định vai trò con ngƣời, đề cao sức mạnh của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, tƣ tƣởng nhân văn không chỉ có giá trị trong lịch sử dân tộc mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [22, tr. 570]. Điều đó càng có ý nghĩa trong quá trình đổi mới đất nƣớc, xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI), Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm về lấy “dân làm gốc” của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới. Tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi còn góp phần đấu tranh chống lại những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, những sản phẩm văn hóa xấu độc của thời kỳ mở cửa giao lƣu hội nhập quốc tế… tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên. Thời Lê sơ, là thời kỳ củng cố, xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh; đoàn kết sức mạnh toàn dân chống giặc Minh xâm lƣợc. Sức dân đƣợc huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các tuyến phòng thủ, nhân dân luôn sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân. Nhân dân cả nƣớc tự giác thực hiện kế thanh dã triệt nguồn lƣơng thảo của giặc, làm hậu thuẫn cho triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ. Đặc biệt, để huy động cao nhất sức dân, các đời vua thời Lê sơ đều chủ trƣơng “khoan – giản – an – lạc” sức dân để làm “kế sâu rễ bền gốc”. Tiêu biểu cho những tƣ tƣởng ấy có nhà trí thức uyên bác, tài đức vẹn toàn, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, đó là Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – là ngôi sao sáng của lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp, tâm hồn, trí tuệ và tài năng của ông tiêu biểu cho tinh hoa, đạo lý của dân tộc không chỉ thế kỷ XV mà còn sống mãi trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực, về chính trị, quân sự, đạo đức, văn hóa, giáo dục, mỹ học… Trên lĩnh vực tƣ tƣởng, ông là một nhà tƣ tƣởng lớn, ông để lại một di sản quý báu cho đời sau vận dụng vào công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Trong đó, giá trị nhân văn đƣợc xem là nội dung cốt lõi trong hệ thống tƣ tƣởng của ông, đƣợc thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm, tiêu biểu nhƣ Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Ngọc đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ, Thạch khách hồ, Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh và một số bài chiếu, biểu, cáo, dụ mà ông đã thay Lê Thái Tổ viết. Nhân văn là đƣờng lối chính trị, là chính sách để bảo vệ Tổ quốc có phạm vi rộng lớn đƣợc sử dụng nhƣ một sức mạnh vật chất thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội đầu thế kỷ XV và sau đó nhiều thế kỷ. Cho đến nay, tính nhân văn đã trở thành một truyền thống, phẩm chất đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, trở thành biểu tƣợng của cái đẹp, cái cao cả và cái thiện. Đó là sự thể hiện tƣ tƣởng yêu nƣớc, yêu hòa bình và lòng nhân đạo không chỉ có ở Nguyễn Trãi mà của dân tộc Việt Nam. Đó chính là một trong những động lực mạnh mẽ hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay. Trong giai đoạn cách mạng mới, việc nghiên cứu tƣ tƣởng Nguyễn Trãi là một vấn đề cần thiết. Thực tế cũng đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, đặc biệt là tình nhân văn trong tƣ tƣởng của ông vẫn còn mới và chƣa đƣợc đi sâu phân tích hết những nội dung tiềm ẩn bên trong hệ tƣ tƣởng ấy. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tính nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi và ý nghĩa lịch sử của nó” làm luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tính nhân văn – một nội dung cốt lõi mang triết lý sâu sắc, bao trùm toàn bộ tƣ tƣởng Nguyễn Trãi và cuộc đời ông, là tƣ tƣởng có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu thành ba hƣớng chính nhƣ sau: Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến những đặc điểm, điều kiện lịch sử hình thành tính nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998, đây là một bộ sử có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị về lịch sử và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, một di sản quý báu của nền văn hóa dân tộc. Đó là một công trình khá đồ sộ đƣợc biên soạn bởi nhiều nhà sử học trong nƣớc từ Lê Văn Hƣu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đến Phạm Công Trứ, Lê Hy... Bộ sử này gồm quyển thủ và 24 quyển, biên chép một cách hệ thống, chi tiết tỉ mỉ các sự kiện, nhân vật lịch sử, dân tộc từ họ Hồng Bàng đến năm 1675. Dù với tƣ cách là sử ký, nhƣng trong đó chúng ta thấy rất rõ về vấn đề tƣ tƣởng, triết học, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, quân sự... đƣợc đề cập đến trong tác phẩm lớn này. Đặc biệt là quyển IX Kỷ hậu Trần, quyển X Kỷ nhà Lê và phần Đại Việt sử ký thực lục gồm quyển XI, XII, XIII Kỷ nhà Lê thuộc tập 2 bộ sử ký và quyển XIV và toàn bộ tập 3 đã cung cấp cho chúng ta thấy rõ sự biến chuyển tình hình xã hội cuối nhà Trần, sự thống trị của giặc Minh và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội cũng nhƣ tƣ tƣởng thời kỳ hậu Lê, ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng triết học Nguyễn Trãi nói chung và tƣ tƣởng nhân văn của ông nói riêng. Cuốn Đại Việt sử ký tiền biên là bộ quốc sử thứ hai đƣợc khắc in trong 3 năm và đƣợc hoàn thành vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ VIII (1800 - Triều Tây Sơn). Trong đó, Phần 2 với tên gọi là Đại Việt sử ký tiền biên Bản kỷ, gồm 10 quyển, đặc biệt là từ quyển V thuộc Kỷ hậu Trần (1226) đến quyển X thuộc Kỷ thuộc Minh (1414 - 1427), tác giả đi sâu phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng nhƣ sự khủng hoảng, suy vong của giai cấp quý tộc nhà Trần. Tác phẩm cũng phân tích, đánh giá nguyên nhân thất bại của Hồ Quý Ly, cũng nhƣ sự xâm lƣợc của giặc Minh. Đó chính là những điều kiện, tiền đề kinh tế chính trị, văn hóa xã hội tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Cũng trong hƣớng nghiên cứu này, còn có cuốn Lịch triều hiến chương loại chí (hai tập), Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962; hay tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) do Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2010. Đây là cuốn sách trình bày khái quát, và khá sâu sắc tiến trình lịch sử phát triển lịch sử Việt Nam, gồm 3 giai đoạn: Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến 1858; Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 2000. Trong đó ở các chƣơng 7, 8, 9, 10 thuộc phần 4 của giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, các tác giả đã tập trung trình bày và phân tích tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, phong trào kháng chiến chống Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đại Việt thế kỷ XV thời kỳ Lê sơ gắn liền với việc hình thành, phát triển tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Các công trình khoa học trên đã trình bày, phân tích khá khái quát và sâu sắc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành phát triển tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, đây chính là một trong những cơ sở, tiền đề cho ngƣời nghiên cứu sau có hƣớng đi chính xác hơn, rõ ràng hơn về tƣ tƣởng triết học của Nguyễn Trãi nói chung và tính nhân văn của ông nói riêng. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu về các tác phẩm liên quan đến tính nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi và cuộc đời của ông. Phần các công trình nghiên cứu về các tác phẩm liên quan đến tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi: Về chủ đề này nổi bật là tác phẩm Ức Trai thi tập, đã thể hiện tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, đó là tƣ tƣởng về vai trò của nhân dân trong đời sống xã hội “chìm thuyền mới biết dân nhƣ nƣớc” (bài số 27, Quan hải) [69, tr. 60], tƣ tƣởng về trời đất, thiên mệnh “cây hiểm hay đâu mệnh tại trời” (bài số 27, Quan hải), [69, tr. 60], và tƣ tƣởng của con ngƣời suốt đời chỉ lo cho dân, cho nƣớc “lòng nghĩ việc đời sinh tóc bạc” (bài số 37) [69, tr. 70], Họa thơ hương tiên sinh với một chí khí, một tâm hồn vĩ đại, luôn lo trƣớc cái lo của thiên hạ “Bình sinh lo trƣớc là tâm nguyện, Ngƣời tựa bên chăn chửa nghĩ nằm” (Bài số 72) [69, tr.108], hay “Một lòng vì nƣớc rõ uy phong, Nhà nhỏ yên vui lúc việc xong” (Bài số 74) [70, tr. 111]. Quyển 3 của tác phẩm Ức Trai thi tập là Ức Trai di tập văn loại gồm 32 bài. Đó là những bài chiếu biểu gửi cho vua Minh, gửi các tƣớng giặc Minh chiếm đóng trong các đồn; chiếu cầu hiền tài. Ở đó thể hiện rõ tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, đó là tƣ tƣởng về dân, về đạo làm ngƣời, đạo làm tƣớng và về mệnh trời. Trong Chiếu hậu tự huấn - Dạy con nối ngôi, để dạy thái tử, ông viết: “Cha đã dựng nền, mà con không xây nhà, lợp mái; cha đã khẩn ruộng mà con không cấy lúa, trồng cây; nhƣ thế sao thành đƣợc chí ta, sao giữ đƣợc nghiệp ta, mà mong truyền dõi lâu dài. Vả lại, trông mong vào ngƣời có nhân, đó là dân. Chở thuyền, đắm thuyền cũng lại là dân. Giúp đỡ cho ngƣời có đức là trời, khó biết không thƣờng cũng lại là trời” [70, tr. 396]. Tiếp theo là Ức Trai thi tập, tập hạ, gồm quyển 4, 5, 6; Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Sài Gòn, xuất bản năm 1971. Trong quyển 4 Quân trung từ mệnh tập, bao gồm các tập thƣ, từ gửi cho các tƣớng giặc Minh, trong đó thể hiện rõ tƣ tƣởng về nhân văn của ông. Trong Lại có thư đáp Phương Chính ông viết: “Bảo cho chúng mày, ngƣợc tặc - Phƣơng Chính đƣợc biết: Phàm đạo làm tƣớng, lấy nhân nghĩa làm căn bản, lấy chí dũng làm tƣ chất”; “Phàm mƣu việc lớn thì nhân nghĩa làm gốc, thành công lớn thì lấy nhân nghĩa làm đầu. Duy có đầy đủ nhân nghĩa thì việc và công mới nên”. Đó còn là tƣ tƣởng về thế giới qua quan niệm về trời, về thời thế. Trong Lại có thư dụ Vương Thông ông viết: “Ngày nay, vận trời quay vòng, vận đã đi rồi phải trở lại” [69, tr. 531], “Tôi nghe điều quý nhất ở ngƣời tuấn kiệt, chỉ là rõ thời thế, biết xét sự biến mà thôi” [69, tr. 552 - 553]. Hoặc ông còn chỉ rõ: “Đƣợc thời, có thế thì đổi đƣợc, mất làm còn, hóa đƣợc, nhỏ làm lớn. Mất thời và thiếu thế thì đang mạnh đổi ra yếu, đang yếu chuyển ra nguy. Đổi chóng thật nhƣ trở bàn tay” [69, tr.539] Trong quyển 5 Sự trạng (Các việc đƣợc chép), do Trần Khắc Kiệm soạn, khẳng định tài kinh bang tế thế của Nguyễn Trãi, ông đã đƣợc Lê Lợi tin tƣởng, phàm việc nƣớc đều đƣợc bàn định. Ông luôn ở cạnh Lê Lợi, thảo thƣ từ gửi đi khuyến dụ các thành về hàng và từng 5 lần vƣợt hiểm vào thành của giặc. Dư địa chí một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi, có giá trị to lớn về mặt lịch sử nƣớc nhà. Ông đã khái quát lịch sử xã hội Đại Việt từ thời kỳ dựng nƣớc - vua Hùng. Đặc biệt Nguyễn Trãi đã mô tả rất rõ vị trí địa lý của Đại Việt rằng “Nƣớc ta mở nƣớc có núi, có sông, phía Đông tới bể, phía Tây giáp Thục, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía Nam tới Chiêm Thành, phía Bắc tới Động Đình (tên Hồ ở đất Sở)”. Đây là bộ sách đã khảo cứu và ghi chép khá đầy đủ liên quan đến tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Gồm cả tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải giúp ích cho ngƣời nghiên cứu tiếp cận bản gốc liên quan trực tiếp đến tƣ tƣởng nhân văn của Nguyễn Trãi, đó chính là tƣ tƣởng về lòng tự hào dân tộc, là ý chí độc lập, là cƣơng vực, là bờ cõi của Tổ quốc. Tác phẩm Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976. Đây cũng là công trình đƣợc khảo cứu và sƣu tập khá công phu, toàn diện các bản văn liên quan đến tƣ tƣởng nhân văn Nguyễn Trãi; các tác giả đã khẳng định lịch sử Việt Nam có không ít những anh hùng cứu quốc. Trong số các anh hùng của dân tộc chúng ta, thì Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ là những nhân vật lỗi lạc nhất. Phần tiểu sử Nguyễn Trãi, qua nghiên cứu cuộc đời Nguyễn Trãi về tất cả các mặt, các tác giả đã trình bày những đặc điểm quan trọng nhất, khi coi, Nguyễn Trãi là nhân vật yêu nƣớc nồng nàn, là một mƣu sĩ uy tín trong nghĩa quân Lam Sơn. Ông là nhà kinh bang tế thế rất hiếm có của dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến, trƣớc sau lúc nào cũng luôn luôn trung thành với lý tƣởng của mình, sống cuộc đời giản dị thanh cao. Nguyễn Trãi rất tự hào về lịch sử dân tộc, tin tƣởng ở tƣơng lai. Ở ông, ý thức dân tộc đã phát triển đến trình độ cao. Ông là ngƣời đã đƣa chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích đến đỉnh cao của nó. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi đã đề ra và thực hiện chính sách vừa đánh vừa đàm từ đầu cho đến cuối. Chính sách địch vận tài tình của Nguyễn Trãi đã làm cho nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Minh bớt đi sự hy sinh xƣơng máu. Ở Nguyễn Trãi chữ “thời” và chữ “nhân” nổi bật lên nhƣ sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng của ông. Đó chính là thời cơ và thời thế; đó là nhân bản, nhân nghĩa và nhân văn. Các tác giả còn cung cấp cho chúng ta hiểu không chỉ về thân thế sự nghiệp Nguyễn Trãi mà cả những vấn đề sự biến cố lịch sử nhƣ vụ án Lệ Chi Viên và cái chết thảm khốc của gia đình Nguyễn Trãi. Đồng thời các tác giả còn cung cấp chúng ta một cách hệ thống, đầy đủ các bản văn của Nguyễn Trãi liên quan đến hệ thống tƣ tƣởng về triết học, quân sự, ngoại giao, giáo dục,... qua các tác phẩm: Lam Sơn thực lục, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Truyện cũ về Băng Hồ tiên sinh, Văn bia Vĩnh Lăng, Quân trung từ mệnh tập, Chiếu biểu viết dưới triều Lê, Dư địa chí, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. Ngoài ra còn có các công trình nhƣ: Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000; hay cuốn Thơ văn Nguyễn Trãi (Tuyển chọn) của Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 1980, Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên Thụ, Nxb. Lửa Thiêng Sài Gòn, năm 1973. Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa dân tộc, Viện Văn học Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980, rồi công trình Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm (tuyển chọn) của Nguyễn Hữu Sơn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2002. Đây là các tác phẩm đƣợc các tác giả nghiên cứu nghiêm túc và viết có chọn lọc, tập trung phân tích kỹ cuộc đời, sự nghiệp hoạt động chính trị của Nguyễn Trãi và tính nhân văn trong tƣ tƣởng của ông, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Minh và triều đại Lê sơ. Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về nội dung, đặc điểm tính nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Về hƣớng thứ ba này có các tác phẩm tiêu biểu nhƣ Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993. Trong đó tác giả nêu bật giá trị văn hóa truyền thống, lòng yêu nƣớc, tƣ tƣởng nhân văn cao cả của Nguyễn Trãi. Tiếp đến là tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 7 tập của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 1991. Trong tập 6 của tác phẩm này với tiêu đề Nguyễn Trãi với khủng hoảng ý thức hệ Lê - Nguyễn (1380 - 1442) gồm 302 trang. Nhìn chung, đây là công trình nghiên cứu về lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam khá phong phú và đa dạng trong đó có tƣ tƣởng nhân văn của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, tác phẩm trình bày thiếu tính hệ thống và tính khái quát; tản mạn, tùy hứng, trích dẫn thiếu xuất xứ; trình bày các giai đoạn, nội dung lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam nhƣng lại lấy niên đại, các triều đại phong kiến Trung Quốc làm căn cứ. Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1993, đã đƣợc tập thể tác giả kết cấu thành 7 phần, 23 chƣơng. Trong đó, Phần thứ 4 với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ ổn định và thịnh vượng của chế độ phong kiến (Thế kỷ XV) đƣợc trình bày qua 4 chƣơng, từ trang 233 đến trang 332. Phần này đã tập trung luận giải tình hình chính trị - xã hội, văn hóa tƣ tƣởng cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đối với việc hình thành tƣ tƣởng thời kỳ này, từ đó công trình đã khái quát những tƣ tƣởng cơ bản của Nguyễn Trãi trong đó có tính nhân văn của ông. Trong hƣớng nghiên cứu này còn có công trình Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Võ Xuân Đàn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 1996. Trong đó, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề: Một là, Sơ lược về hoàn cảnh xã hội và cuộc đời Nguyên Trãi. Tác giả đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV là xã hội chứa chấp nhiều mâu thuẫn, và bƣớc vào giai đoạn với những biến động sâu sắc. Tầng lớp quý tộc, quan liêu Nhà Trần ngày càng suy đồi, tăng cƣờng bóc lột vơ vét để hƣởng thụ sau những năm tháng kháng chiến. Nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly chiếm ngôi vua Trần, tự xƣng là hoàng đế, nhƣng cải cách của Hồ Quý Ly cũng bị thất bại vì không thu phục đƣợc lòng dân. Lợi dụng khủng hoảng của xã hội Đại Việt, giặc Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc, tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi đã hình thành, phát triển từ hoàn cảnh, điều kiện xã hội ấy. Về cuộc đời Nguyễn Trãi, tác giả đã trình bày khá tỉ mỉ trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình bình dân nghèo, nhƣng vốn thông minh, lại chăm chỉ dùi mài kinh sử nên đến tuổi thanh niên ông đã nổi tiếng là ngƣời học giỏi trong giới Nho học: “Thanh niên phƣơng dự ái Nho lâm - Thuở thanh niên tiếng thơm ngát rừng Nho”. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ tiến sĩ và đƣợc bổ làm quan trong Ngự Sử đài với chức Chánh trƣởng, về sự nghiệp Nguyễn Trãi, tác giả khẳng định sự nghiệp Nguyễn Trãi là sự nghiệp kinh bang tế thế, tác giả khẳng định ông có thiên tài trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, tƣ tƣởng, văn hóa, giáo dục, lịch sử, địa lý, ngoại giao, văn thơ, nghệ thuật…, trong đó, trên lĩnh vực tƣ tƣởng, Nguyễn Trãi đáng đƣợc lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam tôn vinh và ngƣỡng mộ. Hai là, Nguồn gốc và các giai đoạn hình thành toàn bộ tư tưởng Nguyễn Trãi. Theo tác giả có 3 nhân tố: Thứ nhất là, chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống Việt Nam; thứ hai là, tiếp thu những yếu tố tích cực từ các học thuyết Nho, Phật, Lão; thứ ba là, nhân tố chủ quan - thiên tài Nguyễn Trãi. Ba là, Tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tác giả tập trung giới thiệu, phân tích tƣ tƣởng chính tị, tƣ tƣởng quân sự, tƣ tƣởng đạo đức, giáo dục và mỹ học. Bốn là, Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá vị trí của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, những giá trị vĩnh cửu của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi trong đó có tính nhân văn. Các công trình nghiên cứu về nội dung, đặc điểm tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi còn có công trình Nguyễn Trãi anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Nguyễn Minh Tƣờng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2003. Tác giả đã trình bày cuốn sách thành 3 chƣơng; Chƣơng 1: Gia đình, thân thế của Nguyễn Trãi. Tác giả tập trung phân tích gia đình, hậu duệ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và làm quan với nhà Lê từ năm (1416 – 1442). Vụ án Lệ Chi Viên và cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi và việc minh oan cho ông; Chƣơng 2: Nguyễn Trãi đại anh hùng dân tộc. Tác giả tập trung phân tích chiến lƣợc đánh vào lòng ngƣời, đó là “tâm công” tức làm tan rã đối phƣơng trên lĩnh vực tinh thần và tƣ tƣởng khiến cho đối phƣơng phải tâm phục. Những cống hiến của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực quân sự, ông chỉ rõ dựa vào dân để đánh giặc lâu dài. Xuất phát từ quan điểm nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Nguyễn Trãi chỉ rõ: “Những quy mô to lớn, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân” [71, tr. 196], “hƣớng về ngƣời nhân là dân, chở thuyền, làm lật thuyền cũng là dân” [71, tr. 280 - 281]. Ông còn chỉ rõ binh quý ở chỗ thần tốc và triệt để dùng chiến tranh du kích. Đặc biệt là nắm vững thời - thế; Chƣơng 3: Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới. Tác giả tập trung phân tích Nguyễn Trãi nhà tƣ tƣởng kiệt xuất, tƣ tƣởng về nhân văn, tƣ tƣởng nhân dân, tƣ tƣởng yêu nƣớc. Tiếp đó, phải kể đến công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011; cuốn sách là kết quả cuộc Hội thảo khoa học của trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Trong đó có các bài viết tập trung vào nghiên cứu tƣ tƣởng triết học Nguyễn Trãi nhƣ là: Góp phần tìm hiển tƣ tƣởng triết học Nguyễn Trãi, về tính nhân văn trong tƣ tƣởng của ông và quan niệm quốc gia dân tộc trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tƣởng triết học của Nguyễn Trãi còn đƣợc trình bày trong tác phẩm Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2012, trong đó tác giả đã trình bày, phân tích khái quát tƣ tƣởng triết học Nguyễn Trãi trên các mặt nhƣ quan điểm về thiên mệnh, quan điểm về thời thế, quan điểm về nhân nghĩa, nhân văn, quan điểm dân là gốc… Đánh giá về sự nghiệp, cuộc đời và cả giá trị tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi cũng có nhiều tác phẩm. Trƣớc hết, đó là công trình Kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1962. Trong tác phẩm này cố Thủ tƣởng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Nguyễn Trãi là một tiêu biểu rất đẹp của thiên tài Việt Nam, tiêu biểu về sự nghiệp giữ nƣớc và dựng nƣớc, về xây dựng cuộc sống với những tình cảm đẹp đẽ giữa ngƣời và ngƣời, thiên tài lộng gió bốn phƣơng và vẫn giữ nguyên vẹn bản lĩnh và tinh hoa của dân tộc, kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cao quý của mình cùng với những sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân thế giới. Nguyễn Trãi là một bài học lớn vô cùng quý báu đối với chúng ta ngày nay”; tiếp theo là các tác phẩm Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1980; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980; Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2000; Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm (tuyển chọn) của Nguyễn Hữu Sơn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, năm 2002; Nguyễn Trãi trên đất Thanh, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2003. Đặc biệt trong đó là cuốn Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb. Văn học, Hà Nội, xuất bản năm l980. Đây là công trình tập hợp các bài nghiên cứu về Nguyễn Trãi của các nhà nghiên cứu có tên tuổi đã tiếp cận và đƣa ra những nhận xét, đánh giá về nhiều mặt về Nguyễn Trãi nhƣ: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng; Nguyễn Trãi là người tài đức vẹn toàn của Trần Huy Liệu; Nguyễn Trãi, người đứng đầu một một phái yêu nước thân dân, có lý tưởng xã hội cao cả của Trần Văn Giàu; “Đại cáo bình Ngô ” bản tuyên ngôn của một dân tộc anh hùng và văn hiến của Vũ Khiêu..., và phần phụ lục ghi lại những lời nhận định, đánh giá của các nhà tƣ tƣởng Việt Nam qua các thế hệ khác nhau nhƣ Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Lê Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm, Ngô Thì Sỹ, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phạm Đình Hổ, Dƣơng Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh, Cao Bá Quát… Ngoài ra còn có các bài báo khoa học về Tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi của Lƣơng Minh Cừ và Nguyễn Thị Hƣơng trên Tạp chí Triết học số 5 năm 2006; Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Thị Hƣơng năm 2005, cũng đã góp phần vào tìm hiểu tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đã đƣợc công bố trên đây của các tác giả chính là nguồn tài liệu quý báu cho tôi tham khảo, kế thừa. Nhƣng trong tổng số các công trình nghiên cứu trên chƣa có một chuyên khảo nghiên cứu riêng về tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi và rút ra ý nghĩa lịch sử của nó đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn Trên cơ sở trình bày, phân tích những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và tiền đề hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, luận văn nhằm mục đích tìm hiểu và làm rõ một cách có hệ thống nội dung tính nhân văn của ông, từ đó đánh giá và nêu lên những giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó. * Nhiệm vụ của luận văn - Trình bày khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và những tiền đề hình thành tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. - Trình bày, phân tích làm rõ quan điểm đề cao con ngƣời, đề cao vai trò của dân, lấy dân làm gốc; quan điểm nhân nghĩa và quan điểm hiếu sinh khoan dung trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. - Đánh giá những giá trị lịch sử và rút ra ý nghĩa lịch sử của tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, nhất là đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, đồng thời tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp lịch sử và lôgic, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp so sánh. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tính nhân văn trong toàn bộ tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi thông qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc ta hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Trên cơ sở trình bày tìm hiểu và làm rõ một cách có hệ thống nội dung tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi, từ đó nêu lên giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó. Luận văn bổ sung và làm phong phú, sâu sắc thêm tính nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi cũng nhƣ nội dung tri thức lịch sử Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của cách mạng Việt Nam hiện nay, những giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi góp phần vào gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc ta hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu học tập, tham khảo trong giảng dạy môn lịch sử tƣ tƣởng triết học Việt Nam trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 2 chƣơng, 4 tiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan