Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình ngƣời trong chùm thơ thù tặng của tác giả nguyễn khuyến...

Tài liệu Tình ngƣời trong chùm thơ thù tặng của tác giả nguyễn khuyến

.PDF
60
142
60

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ------------------------     NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DIỄM MSSV: 6095842 TÌNH NGƢỜI TRONG CHÙM THƠ THÙ TẶNG CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS.GVC. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2013 1 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả Nguyễn Khuyến 1.1.1. Cuộc đời 1.1.2. Sự nghiệp văn chương 1.2. Chùm thơ “Thù tặng” và vấn đề tình người 1.2.1. Giới thiệu chùm thơ “Thù tặng” 1. 2.2. Khái niệm tình người CHƢƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA TÌNH NGƢỜI TRONG CHÙM THƠ “THÙ TẶNG” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN 2.1. Biểu hiện của tình người trong thơ viết cho bạn bè 2.2. Biểu hiện của tình người trong thơ viết cho học trò 2.3. Biểu hiện của tình người trong thơ viết cho những người xung quanh CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA CHÙM THƠ “THÙ TẶNG” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN 2 3.1. Giá trị nội dung 3.1.1. Giá trị trong thơ viết cho bạn bè 3.1.2. Giá trị trong thơ viết cho học trò và những người xung quanh 3.2. Giá trị nghệ thuật 3.2.1. Thể thơ 3.2.2. Điển tích, điển cố PHẦN KẾT LUẬN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khuyến là một cây bút giàu tâm huyết, ông là người suốt đời tận tụy chăm bón cho vườn thơ của mình ngày một nhiều hương sắc. Trong khu vườn thơ ấy thỉnh thoảng vọng lại cái vị cổ thi ngàn đời, lúc thì ngân lên những âm thanh của cuộc sống giản dị, đời thường. Ông được coi là nhà thơ cuối cùng của nền văn học trung đại có nhiều đóng góp to lớn. Thi pháp của ông thể hiện bước giao thoa giữa bút pháp tượng trưng, ước lệ với bút pháp tả thực, đây là một bước chuyển tiến bộ từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn là một cây bút hội tụ những tinh hoa của dân tộc và cái mới của thời đại. Vì thế người viết quyết định chọn đề tài “Tình người trong chùm thơ Thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Được làm quen với cụ Yên Đỗ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cho đến khi lên đại học người viết có được nhiều điều kiện hơn để tiếp xúc với thơ văn của ông. Đặc biệt là những vần thơ được viết sau khi về Yên Đổ, tuy chỉ viết về cuộc sống ở vùng quê nghèo giản dị nhưng nó lại mang một nét lung linh, huyền ảo, quyến rũ đến lạ thường. Nó làm cho người đọc như đắm chìm trong cảnh thanh bình, êm ấm với cuộc sống và con người nơi làng quê. Có thể là một giáo viên trong tương lai nên người viết cho rằng việc tìm hiểu khía cạnh tình người trong sáng tác của cụ Nguyễn Khuyến là một điều rất cần thiết và nó sẽ là một tài liệu có giá trị cho công tác giảng dạy của người viết sau này. Rõ ràng, khi đọc qua thơ văn Nguyễn Khuyến chúng ta những người sống cách xa thi nhân hàng mấy trăm năm cũng phải thừa nhận rằng: Thơ của cụ như một nhịp cầu kết nối bao tâm hồn đồng điệu lại với nhau, nó góp phần bồi dưỡng thêm cho tâm hồn và nhân cách của con người hôm nay và cả mai sau. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khuyến một tác giả lớn của nền văn học nửa cuối thế kỉ XIX. Ông được xếp vào những nhà thơ cổ điển có tầm cở và là nhà thơ Nôm kiệt xuất nước ta. Thơ văn của ông được giới thiệu từ những năm hai mươi của thế kỉ XX nhưng việc nghiên cứu thơ văn của ông chỉ được bắt đầu khoảng vài chục năm trở lại đây với nhiều quan điểm đánh giá khác nhau. Đặc biệt là những năm gần đây do sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu văn học cũng như có được những thành tựu trong việc sưu 4 tầm và dịch thuật về thơ văn cụ Nguyễn Khuyến gần như trọn vẹn hơn nên việc nghiên cứu thơ văn của ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Với đề tài “Tình người trong chùm thơ thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” là một đề tài mới chưa có công trình nào nghiên cứu. Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Khuyến có đề cập đến biểu hiện của “tình người”. Từ đó, người viết tham khảo và chọn lọc để làm nền tảng cho đề tài của mình. Trước tiên phải kể đến công trình nghiên cứu: Nguyễn Khuyến tác phẩm do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm – biên dịch - giới thiệu (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình này chủ yếu là giới thiệu những tác phẩm của cụ Nguyễn Khuyến về thơ chữ Hán cũng như phần thơ chữ Nôm, bên cạnh đó tác giả còn giới thiệu về cuộc đời, con người cụ Tam nguyên và những biểu hiện của “Tình người” trong tác phẩm của cụ: “Tuy nhiên cái tình, tình người quê hương trong thơ ông lại càng đáng quý. Một ông Tam nguyên, đỗ đầu cả nước ba lần, quan đến tam phẩm triều đình, được cử là tổng đốc không thèm làm, rủ bỏ vinh hoa phú quý. Tôn quý lắm, cao vời lắm! . Ấy thế qua thơ ông, phản ánh trung thực cuộc sống của ông, không thấy một khoảng cách biệt nào trong thái độ, lối sống giữa ông và bà con hàng xóm.” [12; tr. 59]. Trong quyển Đến với thơ Nguyễn Khuyến do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập (Nhà xuất bản Thanh niên) đã tập hợp rất nhiều tác phẩm và những tiểu luận, bài viết của các nhà phê bình, bình luận văn học về thơ văn Nguyễn Khuyến như: Hà Như Chi, Xuân Diệu, Vũ Quần Phương, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu, Văn Tân, Trần Lê Văn,…với công trình này người đọc sẽ có cái nhìn bao quát hơn về sự nghiệp cũng như những đóng góp của Nguyễn Khuyến đối với nền văn học nước nhà. Trong bài Nguyễn Khuyến nhà thơ của tình bạn hai tác giả Nguyễn Xuân Hiếu - Trần Mộng Chu viết Nguyễn Khuyến đã tỏ ra yêu bạn bằng cả một tấm lòng chân thành và tha thiết không kém gì tấm lòng yêu nước yêu dân. [5; tr.750]. Bên cạnh đó, trong quyển Việt Nam thi văn giảng luận của tác giả Hà Như Chi nguyên Giáo sư Trường Quốc Học – Huế (Nhà xuất bản văn hóa thông tin). Trong quyển này tác giả đã nhận định về biểu hiện của chữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến: “Tình bạn là một điểm khả ái trong con người Nguyễn Khuyến. Tuy cô đơn ám ảnh và có nhiều sầu muộn trong tâm tư, bản ngã của cụ không phải là một thế giới âm u đóng 5 kín mà là một nơi có thể nảy sinh những tình cảm nồng hậu đem lại ấm áp cho lòng người.” [3; tr.741] Quyển Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nhà xuất bản giáo dục) công trình này là “Sự tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [21; tr.44]. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Khuyến như: Luận đề Nguyễn Khuyến của Trần Ngọc Hưởng (Nhà xuất bản Thanh niên), Thơ văn Nguyễn Khuyến – Trần Tế Xương của Lê Trí Viễn ( Nhà xuất bản Giáo dục),…Những công trình nghiên cứu ấy đã góp phần tô đậm thêm giá trị thơ văn Nguyễn Khuyến cũng như ghi nhận những đóng góp của ông cho nền văn học trung đại nói riêng văn học Việt Nam nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Tình người trong chùm thơ thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” người viết mong muốn đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề tình người, cũng như chỉ ra những biểu hiện của tình người trong thơ cụ Tam nguyên. Đó là những tình cảm chân thành bắt nguồn từ cuộc sống giản dị, chan hòa giữa những người trong làng ngoài xóm, tình thầy trò hay tình bạn chân thành tha thiết của cụ Nguyễn Khuyến dành cho bạn trong lúc “loạn thời”. Từ đó chúng ta thể hiểu thêm về con người thi nhân – Một con người luôn sống chân thành và chan hòa với tất cả mọi người. 4. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Khuyến một trong những nhà thơ lớn trong nền văn học trung đại, sự nghiệp sáng tác của ông có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi tác giả tập trung nghiên cứu ở mỗi khía cạnh khác nhau. Khi thực hiện đề tài “Tình người trong chùm thơ Thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” người viết sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tình người và biểu hiện của nó trong thơ Nguyễn Khuyến. Về tư liệu, người viết dựa trên các tư liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. Chủ yếu là bốn quyển sách: 6 Nguyễn Khuyến tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền) Đến với thơ Nguyễn Khuyến (Ngô Viết Dinh) Việt Nam thi văn giảng luận (Hà Như Chi) Luận đề về Nguyễn Khuyến (Trần Ngọc Hưởng) Bên cạnh đó người viết còn tham khảo thêm một số tác giả và tác phẩm trong giai đoạn văn học trung đại như: Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…để so sánh, đối chiếu, nhận định và làm nổi rõ vấn đề khi thực hiện đề tài. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vần đề chung. Chương 2: Biểu hiện của tình người trong chùm thơ “Thù tặng” của tác giả Nguyễn Khuyến. Chương 3: Giá trị của chùm thơ “Thù tặng” của tác giả Nguyễn Khuyến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài “Tình người trong chùm thơ thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” là một đề tài nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện để hoàn thành đề tài một cách khoa học và hợp lôgic người viết sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Nhằm phân loại, sắp xếp các bài thơ có nội dung liên quan đến đề tài, giúp cho việc minh họa, dẫn chứng rõ ràng. - Phương pháp phân tích – chứng minh: Để thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm, nhận định của người viết đưa ra trong bài viết. Đây cũng là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này. - Phương pháp so sánh: So sánh thơ cụ Nguyễn Khuyến với thơ của các nhà thơ trung đại để thấy được sự kế thừa và cái độc đáo trong thơ ông. - Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp tập hợp, chọn lọc và tổng hợp tài liệu để giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện đề tài. - Cuối cùng là phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp nhìn nhận khoa học hơn về các tác giả. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả Nguyễn Khuyến 1.1.1. Cuộc Đời Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn (tên một ngọn núi cao và đẹp ở quê cụ Nguyễn Khuyến). Ông sinh ngày 15-2-1835 (18 tháng giêng năm Ất Mùi) ở làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bản. Cha là Nguyễn Liễn đỗ 3 khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ là một người hào phóng “khách khứa bạn bè thường về nhà”, lại thích rượu “cao hứng uống say, lại lấy ca hát vịnh làm vui”. Ông là người rất trọng đạo lý, thích sống cuộc sống giản dị thanh bạch. Chính những điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách nhà thơ Nguyễn Khuyến sau này. Mẹ Nguyễn Khuyến là bà Trần Thị Thoan quê ở làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi, xã Hoàng Xá huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh). Tổ bảy đời cụ Thoan là Trần Hữu Thành, quê gốc ở xã An Hạ, huyện Đại An, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh). Cụ đỗ tiến Sĩ triều Lê và làm quan đến giám sát ngự sử, chạy loạn lên Văn Khê, lấy một bà thiếp và để lại một chi con cháu ở đây. Ông ngoại nhà thơ là Trần Công Trạc đỗ sinh đồ (tú tài) thời Lê Mạt. Cụ gả con gái thứ tư cho ông Liễn và tạo điều kiện cho con rể mở trường dạy học ngay tại Hoàng Xá. Nguyễn Khuyến đã cất tiếng khóc chào đời từ trong một ngôi nhà hướng Đông, trông thẳng ra núi Quế nên ông có hiệu là Quế Sơn. Mẹ Nguyễn Khuyến, theo như nhà thơ kể lại trong “Gia phả” thì bà đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ “Tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuần hòa” lại rất mực thương người, mọi việc nữ công gia chánh đều thông thạo. Cả một đời chịu thương, chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng và nuôi chồng con ăn học. Chính lòng nhân ái bao la, tính tình của bà đã có ảnh hưởng rất lớn đến con người Nguyễn Khuyến. 8 Năm 17 tuổi cụ Nguyễn Khuyến đi thi hương không đậu, tiếp đó cha ông mất, nhà nghèo phải bỏ học đi dạy thuê để kiếm tiền nuôi mẹ. Năm 1853 ở địa phương xảy ra trận dịch thương hàn, cha, em ruột và bố mẹ vợ cùng nhiều họ hàng thân thuộc của cụ Nguyễn Khuyến qua đời cơn đại dịch khủng khiếp ấy. Vào 3 khoa thi hương tiếp theo: 1855, 1858, 1861 ông đều không đỗ. Vào năm Giáp Tý 1864 Nguyễn Khuyến đi thi hương và đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội nhưng tiếp theo ở các năm 1865, 1868, 1869 thì ông lại thi trượt nên đổi tên thành Khuyến và ở lại Huế học trường Quốc Tử Giám . Năm Tân Mùi 1871 thi hội lần thứ 2 đỗ Hội nguyên, rồi vào thi đình đỗ Đình nguyên. Vì 3 lần thi đều đậu đầu cho nên người ta thường gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ. Khi mới 37 tuổi ông ra làm quan dưới triều vua Tự Đức và được ban cờ biển viết chữ “Tam nguyên”, sau đó ông được bổ làm quan ở Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi. Năm 1879 Nguyễn Khuyến bị điều về kinh xung chức trực học sỹ và làm toản tu Quốc Sử quán. Đến năm 1883 triều đình Huế cử ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai đi công cán nhà Thanh nhưng lúc ấy cửa Thuận An bị pháp chiếm nên việc đi sứ bị đình. Tháng 12 năm ấy Pháp chiếm Sơn Tây, Nguyễn Đình Nhuận là tổng đốc Sơn Tây chạy lên Hưng Hóa kháng chiến cùng Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn Khuyến làm quyền tổng đốc Sơn Tây nhưng đau buồn vì đất nước rơi vào cảnh “nước mất nhà tan” nhân dân phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” trước tình cảnh ấy cụ Tam nguyên rất đau lòng và không muốn cộng tác với giặc nên lấy cớ đau mắt nặng rồi kiên quyết từ quan trở về Yên Đỗ khi ông mới 50 tuổi. thực dân Pháp chiếm được Nam kỳ và lần lượt đánh ra Trung kỳ và Bắc kỳ, để mua chuộc một số sỹ phu miền Bắc nhiều lần bọn chúng cho người mời Nguyễn Khuyến ra làm quan trở lại, nhưng ông dứt khoát không ra. Lúc Hoàng Cao Khải làm kinh lược Bắc kỳ, mời cụ Nguyễn Khuyến đến nhà dạy học, từ chối mãi không xong nên cụ Tam nguyên đành phải miễn cưỡng ra dạy được hai năm rồi cho con đến thay. Năm 1905 Lê Hoan, tổng đốc Hưng Yên tổ chức cuộc thi vịnh Kiều nhằm mục đích lôi kéo Nho sĩ nên hắn cố tình mời cho được cụ Nguyễn Khuyến vào ban giám khảo, duyệt cho mạnh thanh thế. Không từ chối được, lần này cụ Nguyễn Khuyến buộc phải tham gia, nhưng trong cuộc thi ấy cụ cũng kín đáo thể hiện thái độ châm chích, mĩa mai của mình trước việc làm của Lê Hoan trong một số bài thơ vịnh Kiều. 9 Ngày 15 tháng giêng năm 1909 cụ Nguyễn Khuyến mất. Ông làm quan tất cả mười ba năm, còn phần lớn cuộc đời ông sống và gắn bó với con người ở vùng quê chiêm trũng. Chính vì vậy mà khi nhắc đến cụ Nguyễn Khuyến người ta không nhớ ông trên con đường khoa bảng mà nhớ đến ông với tư cách là một thi sĩ như nhà thơ Huy Cận từng viết: Kính thăm cụ Nguyễn Tam Nguyên Một nguyên cũng đủ làm nên thơ trời Thơ quê hương, thơ tình đời Ngàn năm vọng mãi thơ Người – Tam Nguyên. (Ngàn năm vọng mãi) 1.1.2. Sự nghiệp văn chƣơng Cụ Tam Nguyên sáng tác rất nhiều ngay từ khi còn là một anh Khóa nghèo cho đến gần cuối cuộc đời. Tác phẩm của cụ hiện còn khoảng hai trăm bài thơ chữ Hán và một trăm bài thơ chữ Nôm, tập hợp lại trong “Quế sơn thi tập”, “Quế sơn Tam nguyên thi tập”, “Tam nguyên Yên Đỗ thi ca”, “Yên Đỗ thi tập”. Cụ Nguyễn Khuyến thành công ở cả hai mảng thơ “Trong bộ phận thơ chữ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vùa là nhà thơ trữ tình” [9; tr.23]. Đến với mảng Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến người đọc có thể tìm thấy ở đây tấm lòng nhân hậu, chí tình của một người cha, một người chồng, một ông quan già, một người bạn và cũng có thể tìm thấy những bức tranh thiên nhiên đặc sắc, tươi đẹp, một bút pháp bình dị, tự nhiên,…Tuy nhiên, đậm nét hơn cả vẫn là “cái tôi” trữ tình khắc khoải, một nỗi ưu tư lớn lao đến trở thành u uất về thời cuộc cũng như về sự vô dụng của tầng lớp mình. Tuy cụ Nguyễn Khuyến viết rất nhiều nhưng có lẽ những sáng tác của ông được nhiều người nhắc đến là những tác phẩm ông viết trong lúc từ quan trở về sống ở Yên Đỗ vì đó là những tác phẩm thể hiện rất rõ con người của ông, một con người sống vào thời buổi rối ren, thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, triều đình nhà nguyễn nhu nhược đầu hàng, Nguyễn Khuyến là một nhà nho nên ông cảm thấy rất khó xử trong việc xử thế bởi không ra làm quan với triều đình là làm trái lại với tư tưởng “trung quân”, nhưng nếu ra làm quan thì chẳng khác gì làm tay sai cho giặc, cụ thấy lúng túng, và day dứt với chính mình và rồi cụ Tam nguyên cũng đã quyết định từ quan trở về để giữ 10 mình, điều này cũng có nghĩa là ông thừa nhận sự bất lực, vô trách nhiệm của mình trước thời cuộc, trước vận mệnh của non sông đất nước cho nên trong thơ cụ có một dư vị của sự xót xa, đau đớn. Như vậy, nhắc đến cụ Nguyễn Khuyến là nói đến một thi nhân tài hoa, một nho sĩ thành đạt, ông bước vào hoạn lộ với tấm lòng yêu nước thương dân. Ông tin tưởng vào tài năng, chức vụ, và nhất là lòng chân thành của mình, có thể giúp triều đình đem lại ấm no cho nhân dân. Thế nhưng với sự sáng suốt, cụ Tam nguyên cũng đã sớm nhìn ra sự nhu nhược triều đình trước sức mạnh của người Pháp, và sự đổ vỡ chua cay của nền Hán học nên cụ đã chọ con đường từ bỏ cuộc sống “xô bồ” để trở về với cuộc sống bình yên nơi thôn dã với những người dân quê chất phác, thật thà nhưng hồn hậu biết bao. Những con người ấy cũng đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, trong sáng tác của cụ Nguyễn Khuyến “Ông còn nói lên được tâm tình của người nông dân, những lo toan của họ về cuộc sống, những quan hệ thân thuộc của họ trong xóm giềng, làng mạc.”[10; tr.1159] Bên cạnh đó, cụ Nguyễn Khuyến còn sáng tác ở nhiều thể loại khác như: văn tế, câu đối, điếu,… rất đặc sắc. Tất cả đã góp phần tạo nên tên tuổi của một con người tài hoa- một nhà thơ Yên Đỗ sống mãi trong lòng độc giả. 1.2. Chùm thơ “Thù tặng” và vấn đề tình ngƣời 1.2.1. Giới thiệu chùm thơ “Thù tặng” Theo dòng chảy lịch sử, tác phẩm văn chương luôn phải chấp nhận sự thử thách khắc nghiệt của thời gian. Có nhiều tác phẩm bị rơi vào quên lãng nhưng cũng không ít tác phẩm vượt qua thử thách và khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả qua bao thế hệ. Thơ văn của cụ Nguyễn Khuyến là một trong những tác phẩm như thế, với ngòi bút tài hoa của mình cụ Tam nguyên đã góp phần làm khởi sắc chặng đường cuối của nền văn học trung đại. Dù ông không có áng văn hùng tráng như ''Bình Ngô Đại Cáo'' của Nguyễn Trãi, những bài thơ trau chuốt như Bà Huyện Thanh Quan, hay nhiều bài thơ viết về đạo lý để răn đời như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng trong thơ cụ Nguyễn Khuyến có một tấm chân tình của người thầy, một tâm hồn lai láng với bạn bè và những người xung quanh. Đó là những gì mà cụ Tam nguyên thể hiện trong chùm thơ “Thù tặng” của mình. 11 Chùm thơ “Thù tặng” được viết sau khi cụ Nguyễn Khuyến từ quan về ở ẩn, chỉ với 35 bài thơ nhưng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng của cụ Tam ngyên. Đó là một tấm lòng chân thành tha thiết đối với bạn bè: Chỉ duy đắc cận dương dương thủy, Hửu tửu dương tầm tự hữu như. (Ký bài Nhiễm Vũ niên ông” (Chỉ may được gần dòng nước mênh mông, Có rượu đem đến tìm nhau, thì sẵn có cá.) Hay Đầu đồng, xỉ khoát các như thử, Nhỡn cự, thanh cung ưng thả nhiên. (Ký khắc niệm Dương niên ông- I) (Đầu hói, răng thưa, hai người đều thế cả, Mắt như đuốc, tiếng như chuông, có lẽ bác vẫn như trước.) Tình bạn tri kỉ, tri âm là thế dù xa nhau nhưng vẫn luôn nhớ và nghĩ về nhau nên dù không gặp bạn nhưng trong lòng cụ Tam nguyên luôn nghĩ và tưởng tượng về bạn mình. Chúng ta thấy tình cảm của cụ Nguyễn Khuyến dành cho bạn xuất phát từ những điều giản dị chứ không phải cầu kì kiểu cách như ở các nhà nho khác thường thấy, và cũng từ những điều giản dị ấy cho chúng ta hiểu thêm về tấm lòng chân thành của thi nhân dành cho bạn mình. Không những là một người bạn chân thành mà cụ Ngyễn Khuyến con là một người sống chan hòa với mọi người xung quanh đặc biệt là những người dân quê chân chất như ông xã Nhị, anh nhiêu Tư, chú Đáo, ông Từ,.. những tình nghĩa ấy làm cho hồn thơ của cụ trở nên đằm thắm vô cùng: Ngã phương túy ngọa quân như khứ, Thừa hứng tương chiêu hựu nhất hồi. (Dữ ấp nhân dục thoại) (Ta vừa say nằm, ông nếu có về, Nhân hứng, ta lại mời nhau chầu khác.) Hay Dữ quân tương cận hoàn tương ái, Thần lịch phù cùng thả mạc xay. 12 (Hạ nhật thư hương sinh Nguyễn thi trang) (Ông, tôi gần gụi lại mến yêu nhau, Sớm chiều chống gậy sang chơi, đừng lấy làm ngại.) Dù đã từng là một vị quan lớn thế nhưng khi trở về cụ Nguyễn Khuyến lại sống rất hòa đồng, giản dị với mọi người trong làng, ngoài xóm. Cụ không khác gì một người dân quê chân chất, xuề xòa như trong ngày “Lên lão” cụ chan hòa mời đón mọi người: Anh em hàng xóm xin mời cả Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là Chú Láo bên người lên với tớ Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta (Cảnh lên lão) Ôi! Thật thân tình biết bao, chan hòa biết bao tấm lòng của cụ Tam nguyên đối với mọi người. Điều này chứng tỏ cụ là một người hết sức bình dân. Cái tình của cụ Nguyễn Khuyến dành cho bạn bè và những người xung quanh chân thành, thắm thiết cũng không kém gì cái tình của ông đối với học trò mình: Minh triêu hựu thị giang kiều lộ, Bại nhữ tàn vân thất nguyệt thiên. (Tiễn môn đệ nghĩa định sứ quân Lê Nhƣ Bạch, nhân kí kinh thành chƣ môn đệI) (Sáng mai, anh lại lên đường, qua sông qua cầu, Giữa tiết trời tháng bảy, mây tàn, bông bay xơ xác.) Nhìn chung, chùm thơ “Thù tặng” như một bức chân dung tự họa của cụ Nguyễn Khuyến về chính con người mình, một con người với trái tim nhân hậu bao la luôn sống chân thành và chan hòa với tất cả mọi người. Đó cũng là biểu hiện của cái gọi là “tình người” trong thơ cụ Yên Đỗ. 1.2.2. Khái niệm tình ngƣời Có không ít quan niệm nói về đặc thù của văn chương. Một trong những quan niệm thể hiện rõ đặc thù ấy là gắn văn chương với tình cảm. Vũ Duy Thanh viết: “Thơ khởi phát từ tình” [13; tr.75]. Hay theo Hồng Nhậm thì: “Nó (thơ) đi theo tình và theo cảm xúc” [13; tr.92]. Nhà thơ Tố hữu cũng thể hiện quan niệm của mình: “thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy. bài thơ hay là bài thơ làm cho người ta 13 không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ thấy tình người.” [15; tr.27]. Những điều ấy cho chúng ta thấy “chữ tình” lúc nào cũng hiện hữu trong văn chương. Với đề tài “Tình người trong chùm thơ thù tặng của tác giả Nguyễn Khuyến” người viết muốn đi sâu vào tìm hiểu và chỉ ra những biểu hiện của “tình người” trong thơ Nguyễn Khuyến. Để hiểu rõ “tình người” là gì và nó biểu hiện như thế nào thì trước tiên người viết xin đưa ra một số ý kiến về “chữ tình” nói chung cũng như “tình người” nói riêng. Theo Hoàng Phê thì: “Tình là sự yêu mến gắn bó giữa người với người hay là sự yêu đương giữa nam và nữ”[19; tr.962], còn theo Nguyễn Lân thì: “Tình là mối xúc động lòng người, sự yêu mến mối yêu đương giữa trai và gái”[16; tr.1831]. Nhìn chung, “tình người” là một khái niệm mới và dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến nên trong phạm vi luận văn này người viết xin đưa ra ý kiến chủ quan của mình về “tình người”: “Tình người là tình cảm, sự yêu mến gắn bó là mối quan hệ thân thiết giữa người với người trong xã hội” và trong đề tài này người viết chỉ đề cập đến “tình người” ở ba phương diện chính là trong tình bạn, tình thầy trò và tình làng xóm. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn, về biểu hiện của “tình người” trong thơ thì người viết sẽ đưa ra một số bài thơ của các nhà thơ trung đại để làm rõ thêm. Trước hết là biểu hiện của “tình người” trong thơ viết cho bạn bè của Tú Xương: Dẫu cho vui thú phụng trì Khi vui mà vắng cố tri thêm sầu Bạn đàn chưa dễ tìm nhau Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều. (Nhớ bạn phương trời) Cái tình ở đây được thể hiện qua nỗi nhớ mong bạn da diết, chân thành của thi nhân. Tình cảm đó còn đươc thể hiện trong bài “Viếng bạn”: Đêm qua trằn trọc không yên, Vắng người cùng bạn bút nghiên sao đành. Tình bạn thật đẹp biết bao! Khi ở gần nhau thì chuyện trò tâm sự nhưng khi ở xa nhau vẫn mong nhớ về nhau. Cái tình ấy còn được thể hiện trong thơ của cụ Nguyễn Trãi: Dạy mấy lời phải nhớ đinh ninh Nghĩa dưỡng sinh hiếu, trung là thế 14 Đường công danh có chí thì nên. (Dạy học trò ở cho phải đạo) Với cụ Nguyễn Trãi thì tình ông cảm dành cho học trò mình là những lời khuyên răn, ông khuyên học trò nên biết trung hiếu, nhân nghĩa và còn phải cố gắng học hành. Cảm động thay tấm lòng người thầy! tấm lòng ấy đã đã trở thành nguồn cảm hứng để thi nhân viết lên những vần thơ thấm đượm nghĩa tình. Tóm lại, “chữ tình” được biểu hiện ở nhiều cung bậc khác nhau, mỗi nhà thơ là một cách thể hiện. Tất cả đã làm nên một vườn hoa đầy màu sắc, một vườn hoa chan chứa “tình người”. 15 CHƢƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA TÌNH NGƢỜI TRONG CHÙM THƠ “THÙ TẶNG” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN 2.1. Biểu hiện của tình ngƣời trong thơ viết cho bạn bè Một con nguời khi đã có “tâm” thì dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cái “tâm” ấy cũng được bộc lộ ra ở nhiều khía cạnh, bình diện trong cuộc sống. Nguyễn Khuyến là một con người như thế, ông từng được biết đến như một “nhà thơ của tình người” [21; tr.223] bởi không những ông có “tâm” đối với dân, với nước mà cái tâm ấy còn được thể hiện trong tình bạn. Trong những vần thơ ông viết cho bạn bè, cái tình ấy đươc thể hiện rất nhẹ nhàng, kín đáo nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Để thấy được điều đó trước hết chúng ta sẽ cùng điểm qua một số thơ viết về tình bạn trong nền văn học trung đại Việt Nam cũng như nền văn học nước ngoài để thấy cái khác biệt đặc sắc trong thơ Nguyễn Khuyến. Trước hết là tình bạn Giữa Bá Nha và Tử Kỳ, tình bạn được bắt đầu bởi tiếng đàn, tiếng đàn của Bá Nha chỉ mình Tử Kỳ hiểu nên khi Tử Kỳ chết ông đau đớn mà thốt lên rằng: Suất toát dao cầm phượng vĩ hàn Tử Kỳ bất tại đối thùy đàm Đại thiên thế giới giai bằng hữu Dục mịch tri âm nan thượng nan (Đập nát dao cầm đau xót phượng Tử Kỳ không có đàn cho ai Bốn phương trời đất bao bè bạn Tìm được tri âm khó lắm thay) Biểu hiện sâu sắc nhất của tình bạn đó là tấm lòng tri âm tri kỉ, cũng như tiếng đàn của Bá Nha chỉ dành riêng cho Tử Kỳ nên khi Tử Kỳ chết ông không đánh đàn nữa vì với ông đã không còn một Tử Kỳ thứ hai nữa. Hành động đập nát đàn của Bá Nha là một cách để ông thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt của ông đối với bạn. Cùng một tâm trạng ấy nhưng trong một bài thơ khác ông viết: Ức tích khứ niên thu Giang biên tằng hội quân Kim nhật trùng lai phỏng 16 Bất kiến tri âm nhân Đãn kiến nhất bôi thổ Thảm nhiên thương ngã tâm Thương tâm thương tâm phục Bất nhẫn lệ phân phân (Nhớ đến mùa thu năm trước Từng gặp bạn bên bờ sông Hôm nay trở lại tìm Không thấy người tri âm Chỉ thấy một nấm mộ đất Thảm thiết đau thương lòng ta Ôi thương tâm! Lại thương tâm Không cầm được nước mắt ròng ròng.) (Bá Nha khóc Tử Kỳ) Đó là nỗi đau xé lòng của Bá Nha khi người bạn tri âm, tri kỉ mất đi, nỗi đau ấy đã ăn sâu vào lòng thi nhân khiến ông không ngăn được dòng nước mắt, dòng nước mắt ấy cứ tuôn chảy như một dòng sông chảy mãi không thôi. Bạn bè hiểu nhau vẫn còn chưa đủ mà bạn bè còn phải biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau tình bạn giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân cũng rất cao đẹp, Nguyễn Trãi nói về bạn mình: Bần tiện dư liên nhữ Sơ cuồng, nhữ tự dư (Tặng hữu nhân) (Cảm bạn nghèo thêm bệnh Giống nhau ta cuồng ngông) Nguyễn Mộng Tuân cũng đáp lại tình bạn của Nguyễn Trãi: Huề hồ nghĩ dục đồng thanh thưởng Giai túy tùy nhân vật độc tinh (tỉnh) (Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư) (Muốn mang bầu rượu đến cùng ông thưởng thức thú thanh cao Khuyên ông cùng say với mọi người chứ không nên tỉnh một mình.) Hay tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cũng thật đáng trân trọng: 17 Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quãng Lăng) (Bạn cũ ra đi từ phía Tây Lầu Hoàng Hạc Giữa mùa hoa khói tháng ba xuống Dương Châu Xa xa, bóng hình cánh buồm đơn độc lẫn vào mây biếc đã khuất Từ trên bờ chỉ còn thấy sông Trường Giang bên trời xuôi mãi đâu.) Đó là nỗi niềm của thi tiên Lý Bạch khi tiễn bạn lên đường về lại Dương Châunơi phồn hoa đô hội, không chỉ mang tâm trạng đau buồn, nhớ thương mà ông còn lo lắng cho bạn một mình ở Dương Châu, hình ảnh “cô phàm” đã thể hiện được sự cô độc, trơ trọi của bạn, đó cũng chính là tấm lòng đáng trân trọng của Lý Bạch dành cho bạn. Còn với con người có cuộc đời dâu bể như Cao Bá Quát thì: Kén bạn không nên chọn khí Chọn khí thì sẽ không thấy được đức tính con người ấy ai khi kén bạn chơi nhớ đừng để cái bên ngoài lừa ta (Bài kệ ngồi uống trà khuya ngồi với Phan Nhạ) Với Cao Bá Quát việc chọn bạn rất quan trọng, gần như là một người “trà đạo” tinh túy bởi nếu không tinh túy thì khi chọn trà sẽ bị mùi hương – vẻ bên ngoài lừa gạt không đánh giá đúng đâu là trà ngon. Nhưng nếu chọn trà sai có thể chọn lại còn chọn bạn mà sai thì sẽ phải ân hận cả đời. Cái tâm đắc tri kỉ của đời thường vốn hiếm mà lại càng hiếm hơn ở những kẻ sĩ, quân tử nên khi chia tay bạn ông đã không cầm được giọt nước mắt: Bạn đồng du, những than hoài là gặp nhau muộn Khêu ngọn đèn nói chuyện tâm sự mà lệ rẩy khắp áo (Cùng Bùi Nhị Minh trong đêm đậu thuyền bến sông Trà) Hay Nay lại phải chia tay khiến cho chiếc khăn đẫm lệ (Ông Đoàn Tính lúc sắp lên đƣờng) 18 Những giọt lệ đầy vơi không những giúp người đi, kẻ ở được ấm lòng mà nó còn là niềm hi vọng cho một ngày mai trùng phùng. Cùng là những vần thơ viết về tình bạn nhưng ở mổi thi sĩ có một cách thể hiện rất riêng nó đã tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả. Với cụ Nguyễn Khuyến thì ít khi ông để lộ tình cảm sôi nổi, nói như thế không có nghĩa là tình cảm của ông không được sâu sắc mà “Tình cảm của cụ được phô bày một cách điềm đạm mực thước, giữ cho tâm hồn cụ cái vẻ trang trọng thanh nhã của một nhà nho biết kiềm chế bản ngã.” [5 ; tr. 121] Trước hết là tình cảm của cụ trong bài “Ký châu giang Bùi Ân Niên”: Mãn mục đa tân thức Thương tâm cố cụ hy Nhân cùng thiên vị định Đạo táng ngã an quy (Bao nhiêu thể thức mới hiện ra đầy trước mắt Đau lòng về nỗi bạn cũ thưa dần Người đã cùng rồi mà cơ trời vẫn chưa biết sao Đạo học mất rồi ta biết đi về đâu.) Xã hội đổi thay bởi không những chịu cảnh mất nước mà cả đạo học cũng mất nên những người vốn xuất thân từ “cửa khổng sân trình” như cụ Tam nguyên thì làm sao không khỏi cảm thấy lạc loài trong hoàn cảnh mới này. Cụ bâng khuâng khi nhận ra rằng xung quanh mình bạn bè ngày càng thưa dần, phải chăng đây cũng là một sự trách móc nhẹ nhàng đối với bạn vì bạn cũng từng về ở ẩn nhưng rồi lại ra làm quan dưới sự cai trị của bọn bán nước. Cái tình của cụ Nguyễn Khuyến thể hiện ở đây là tấm lòng chân thành đối với bạn dù không cùng chung quan điểm chính trị với bạn nhưng tình cảm của ông đối với bạn vẫn trước sau như một, vẫn sâu sắc khi cụ Tam nguyên nhớ về chốn cũ nơi đã khắc ghi những kỉ niệm của ông và bạn: Châu Giang tương ức xứ Hoa lạc điếu ngư ky (Ký châu giang Bùi Ân Niên) (Nhớ sông Châu, chỗ chúng ta đã cùng nhau khi trước Mõm đá ngồi câu (có lẽ ) hoa đã rụng đầy rồi.) Hay 19 Hựu văn công chí hỉ bôi thêm (Châu giang Bùi thƣợng thƣ kinh hồi, dục phỏng bất quả, thi dĩ ký II) (Nghe tin ông đến chén mừng lại thêm.) Đã cô đơn lại mang thêm một tâm trạng u hoài, lúc nào cụ Nguyễn Khuyến cũng khao khát tìm được những tâm hồn đồng điệu nên khi nghe bạn đến ông đã bày tỏ niềm vui có bạn một cách hết sức chân tình “Nghe tin ông đến chén mừng lại thêm.” Những lời lẽ thật giản dị nhưng thể hiện được cái tình của cụ tam Nguyên đối với bạn, cái tình ấy gần như hiện hữu xuyên suốt trong thơ ông: Dư bệnh, quân kim diệc thoái cư, Tư quân diểu diểu diệc sầu dư. (ký Bài Nhiễm Vũ niên ông) (Tôi ốm, nay bác cũng lui về ở nhà, Ngong ngóng nhớ bác lòng tôi cũng thấy buồn.) Cái tình đối với bạn trong thơ cụ Nguyễn Khuyến nó trĩu nặng một thứ gọi là tri âm tri kỉ, nó gần giống như tình yêu đôi lứa, để lưu luyến, rồi khi xa nhau làm cho họ nhớ về nhau, cũng mong ngóng nhau chẳng khác gì tâm trạng của cô gái mong nhớ người yêu trong thơ Trần Hữu Thung: Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ. (Thăm lúa) Hay trong bài “Ký song khế lương xá lê ông” cụ Nguyễn Khuyến tâm sự: Lão lai đồng tác loạn li luân, Huống trị hung thiên cơ cận trăn. Tường bích vị tu, quân hoạn đạo, Ung tôn bất cấp, ngã tru bần. (Trở về già, bọn ta cùng là người đời loạn cả, Huống chi lại gặp năm mất mùa, cảnh đói kém dồn đến. Tường vách chưa sửa xong bác thường lo mất trộm, Bữa sớm bữa tối không đủ, tôi những lo về cảnh nghèo.) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng