Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng...

Tài liệu Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của vũ trọng phụng

.PDF
94
220
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA SAU ĐẠI HỌC ----------------------------------- TRIỆU THỊ LEN Tên đề tài: TÍNH MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Người hướng dẫn: PGS. TS Đỗ Việt Hùng Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Đỗ Việt Hùng – người đã có định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã dành cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện ngôn ngữ, Viện từ điển & Bách khoa thư. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có kết quả ngày hôm nay. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012 Ngƣời thực hiện Triệu Thị Len Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................0 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4 4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................ 5 5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống ............................................................ 5 5.3. Phương pháp miêu tả, so sánh, thống kê ................................................ 6 5.4. Phương pháp cải biến ............................................................................. 6 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................7 1.1. Mạch lạc.................................................................................................. 7 1.1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản ............................................................. 7 1.1.2. Biểu hiện của mạch lạc................................................................... 13 1.1.3. Khái niệm sự kiện .......................................................................... 19 1.2. Vũ Trọng Phụng và phóng sự Vũ Trọng Phụng ................................... 19 1.2.1. Vài nét về Vũ Trọng Phụng ........................................................... 19 1.2.2. Khái niệm Phóng sự ....................................................................... 21 1.2.3. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng ...................................................... 22 1.3. Một số biểu hiện của mạch lạc trong phóng sự .................................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.1. Mạch lạc biểu hiện qua quan hệ thời gian...................................... 25 1.3.2. Mạch lạc biểu hiện qua quan hệ nguyên nhân ............................... 26 Chƣơng 2: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN .................................28 2.1. Cấu trúc thời gian trong phóng sự ........................................................ 28 2.2. Căn cứ xác định thời gian và các loại quan hệ thời gian ..................... 30 2.2.1. Căn cứ xác định quan hệ thời gian giữa các sự kiện ...................... 30 2.2.2. Một số loại quan hệ thời gian ......................................................... 38 2.3. Mạng lưới quan hệ thời gian ................................................................. 49 2.3.1. Mạng lưới quan hệ thời gian đẳng tuyến ....................................... 49 2.3.2. Mạng lưới quan hệ thời gian đảo tuyến ......................................... 51 Chƣơng 3: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN.........................55 3.1. Cấu trúc nguyên nhân trong phóng sự .................................................. 55 3.2. Căn cứ để xác định quan hệ nguyên nhân và các loại quan hệ nguyên nhân ..... 57 3.2.1. Căn cứ xác định quan hệ nguyên nhân........................................... 57 3.2.2. Một số loại quan hệ nguyên nhân .................................................. 68 3.3. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân .......................................................... 75 3.3.1. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân kế tiếp ........................................ 76 3.3.2. Mạng lưới quan hệ nguyên nhân gián cách.................................... 79 3.3.3. Mạng lưới quan hệ nhân quả chuỗi ................................................ 80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gocki). Thời gian gần đây, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của ngôn ngữ học hiện đại theo hướng mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu sang các lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại, khuynh hướng vận dụng kiến thức liên ngành cũng đã được chú ý và bước đầu đem lại hiệu quả nhất định cho văn học. Nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới ánh sáng lý thuyết mới của ngôn ngữ học hiện đại, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết hệ thống, lý thuyết về ngữ pháp văn bản, diễn ngôn. Ngôn ngữ học văn bản là lĩnh vực mới mẻ của ngôn ngữ học hiện đại. Nhưng vấn đề cơ bản của nó đã và đang được tập trung nghiên cứu, trong đó có tính mạch lạc văn bản. Mạch lạc là một trong những điều kiện để một tập hợp câu nào đó trở thành một văn bản. Lý thuyết về mạch lạc đã được ứng dụng vào nghiên cứu, phân tích văn chương và giúp ích rất nhiều cho sự lĩnh hội văn bản với tư cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay những giải quyết về mạch lạc còn chưa đi đến thống nhất bởi tính phức tạp của khái niệm này. Đối với Văn bản phóng sự, người đọc rất khó nắm bắt được mạch lạc của văn bản. Đi vào đề tài luận văn “Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng” người viết muốn góp phần làm rõ thêm khái niệm mạch lạc, đồng thời chỉ ra hướng triển khai mạch lạc mới trong văn bản nghệ thuật, trên cơ sở đó đi vào lý giải sự phát triển tư duy của văn học trong những năm gần đây dựa trên các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ nhằm cụ thể hóa khái niệm mạch lạc trong văn bản văn học, vai trò tạo lập tính chỉnh thể văn bản của mạch lạc, cách xác định mạch lạc trong một văn bản nghệ thuật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn đề tài: Tính mạch lạc trong văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Mạch lạc văn bản đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Trên thế giới có hàng loạt công trình nghiên cứu về mạch lạc. Có thể kể đến công trình của các tác giả Widdowson, David Numan, Green, Edmoson, … Tuy nhiên, các cách hiểu về mạch lạc cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Theo D. Numan, 1993, quan niệm: mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận như là có mắc vào nhau, chứ không phải là một tập hợp các câu nói có liên quan với nhau.[dẫn theo 25] Pegram Press, 1994, quan niệm: mạch lạc là sự nối kết nối có tính chất lôgic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể… lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được nối kết với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết).[dẫn theo 35] Galperin cho rằng: “những phương tiện liên kết mạch lạc được xem là những phương tiện lôgic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm lôgic – triết học, những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, không gian, nhân quả. Những phương tiện giải mã dễ dàng bởi vậy không kìm hãm sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không vẫn phát hiện ra sự tương ứng giữa các địa diện được kết chuỗi với chính những phương tiện mạch lạc” [dẫn theo;158] Mạch lạc cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học: Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến… là những người đi đầu trong việc nghiên cứu mạch lạc. Năm 1985 (tái bản vào 05/04/1999), công trình của Trần Ngọc Thêm [41;76] về “Hệ thống liên kết và văn bản Tiếng Việt” đã được công bố. Đây là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 công trình có giá trị và đánh dấu một bước phát triển mới của ngữ pháp văn bản nói chung, mạch lạc trong văn bản nói riêng. Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục đã ra mắt bạn đọc công trình của Nguyễn Thị Việt Thanh [36;74] về “Hệ thống kiên kết lời nói tiếng Việt”. Đối tượng nghiên cứu là ngôn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề khái quát chung liên quan đến liên kết lời nói, tác giả đóng góp chủ yếu của công trình là nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ liệu lời nói, tạo tính mạch lạc cho lời nói tiếng Việt. Năm 2006, quyển Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang Ban [3] được tái bản (lần thứ ba). Tác giả đã đưa ra khoảng 15 cách hiểu về khái niệm về văn bản, phân biệt khái niệm văn bản và diễn ngôn, ngôn ngữ nói và viết đồng thời qua đó nêu lên những đặc trưng của một văn bản nói chung. Trần Ngọc Thêm cũng đã đề cập đến cấu trúc đề thuyết – cấu trúc mang ý nghĩa thông báo trong văn bản. Năm 2007, nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển “Văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban theo dự án đào tạo giáo viên THPT của Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Đây là công trình viết khá bao quát về các khía cạnh của văn bản; trong đó có mạch lạc văn bản. Các tác giả Đỗ Hữu Châu với Ngữ pháp văn bản [12]; Nguyễn Kim Thản với Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt [33]… Gần đây, một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu về tính mạch lạc của văn bản. Khóa luận tốt nghiệp có: Vương Bá Cẩn (K42 Ngôn ngữ- ĐHKHXH và NV), Nguyễn Thị Xuân Nữ (K43), Hoàng Thu Trang (K46)…Các luận văn: Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (2002), Trường ĐHSP Hà Nội, về sau phát triển thành luận án tiến sĩ: Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du (2008) của tác giả Trần Thị Vân Anh. Luận văn thạc sĩ: Mạch lạc trong một số truyện ngắn hiện đại của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2005), trường ĐHKHXH và NV. Luận văn: Mạch lạc của phóng sự nghệ thuật Cạm bẫy người của tác giả Nguyễn Mẫu Tú (2002), trường ĐHSP Hà Nội… Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 công trình trên đã đưa được một số nhận xét bước đầu về mạch lạc trong những tác phẩm cụ thể. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về mạch lạc văn bản của các tác giả đi trước, trong luận văn của mình, chúng tôi đi vào tìm hiểu mạch lạc trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, qua đó hy vọng sẽ rút ra được các đặc trưng cơ bản của mạch lạc văn bản nói chung và trong văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Mọi văn bản đều có những biểu hiện của mạch lạc. Nhưng có mạch lạc trong văn bản truyện, có mạch lạc trong văn bản báo chí, mạch lạc trong văn bản hành chính công vụ….trong đó mạch lạc trong phóng sự được biểu hiện đa dạng và nhiều chiều hơn cả. Chọn “Tính mạch lạc trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng” để nghiê cứu, luận văn đã chú trọng vào tính mạch lạc đa dạng này. Tính mạch lạc trong phóng sự có những sự đổi mới rõ rệt so với các giai đoạn văn học trước đó. Chúng tôi chọn để khảo sát năm phóng sự của Vũ Trọng Phụng ở góc độ triển khai mạch lạc trong quá trình sáng tác của nhà văn dựa trên sự tương đồng về giải pháp triển khai chủ đề của các văn bản. Xác định các phương diện biểu hiện thông qua năm phóng sự được lựa chọn sau: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô, Lục sì, Một huyện ăn tết. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tính mạch lạc như ở phần Lịch sử nghiên cứu đã nêu biểu hiện ở nhiều phương diện: mạch lạc theo quan hệ thời gian, mạch lạc theo quan hệ không gian, mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân, mạch lạc theo sự dung hợp nhau giữa các hành động nói….Tuy nhiên, do điều kiện và khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát mạch lạc trong năm tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trên hai phương diện là: Mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân. Các phương diện khác chỉ được đề cập đến khi cần thiết. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ hơn một số yếu tố của mạch lạc trong một số phóng sự của Vũ Trọng Phụng, cụ thể là xem xét quan hệ thời gian và quan hệ nhân quả như là một yếu tố của mạch lạc. Thông qua đó, chúng tôi nhằm cụ thể hóa tính mạch lạc, góp phần làm sáng rõ nghệ thuật triển khai phóng sự Vũ Trọng Phụng, xây dựng cách tiếp cận với mạch lạc nói chung và mạch lạc văn bản phóng sự nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, xây dựng cơ sở lý thuyết về mạch lạc trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về mạch lạc trong ngôn ngữ học. - Vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng để xác định, phân loại và miêu tả mạch lạc trong phóng sự Vũ Trọng Phụng trên hai phương diện: thời gian và nhân quả. Trên cơ sở đó đưa ra cách xác định mạch lạc cho những trường hợp khảo sát cụ thể. - Nhận xét bước đầu về mạch lạc trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Luận văn trước hết đưa ra một hệ thống những luận điểm về mạch lạc trong văn bản văn học; nhất là trong phóng sự, coi đó là cơ sở lý thuyết của vấn đề mạch lạc, và tách hai loại quan hệ thời gian và nhân quả như là một yếu tố của mạch lạc để ứng dụng trong việc khảo sát và phân tích, tổng hợp các văn bản phóng sự. 5.2. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống Cấu trúc được hiểu là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng được đặt trong mỗi quan hệ có trong lòng hiện tượng đó với những hiện tượng bên ngoài nó. Những mỗi dây liên hệ ràng buộc đó được gọi là mạng quan hệ. Trên cơ sở hệ thống hóa các sự kiện: hệ thống hóa các yếu tố ngôn từ miêu tả các sự kiện: luận văn xác định các mỗi quan hệ nối kết các sự kiện, tạo nên hệ thống sự kiện của phóng sự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 5.3. Phƣơng pháp miêu tả, so sánh, thống kê Từ những trường hợp cụ thể, luận văn đi vào khảo sát, miêu tả, thống kê. Trên cơ sở đó, so sánh các văn bản thuộc cùng kiểu loại về phương diện mạch lạc. 5.4. Phƣơng pháp cải biến Bản chất ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, vì thế bằng phép cải biến tác động vào một cấu trúc này để biến đổi thành một cấu trúc khác, hoặc thay thế, thêm bớt các yếu tố từ vựng, luận văn nhằm chỉ ra được sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các cấu trúc. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận cần thiết đối với đề tài nghiên cứu Chương 2: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thời gian Chương 3: Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nguyên nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CẦN THIẾT ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Mạch lạc 1.1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản Mạch lạc - nhân tố quyết định tính chất “là văn bản” của một sản phẩm ngôn ngữ - thời gian gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước. Cho đến nay, lĩnh vực này không còn là mới mẻ nhưng vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần lưu ý, xem xét. Tính hấp dẫn của vấn đề “mạch lạc” không chỉ ở giá trị của bản thân khái niệm mà còn ở sự khó xác định mạch lạc trong một số nội dung văn bản theo phương pháp cấu trúc của ngôn ngữ học. Thế nhưng hiểu thế nào là mạch lạc lại là điều không đơn giản. Đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về mạch lạc và vấn đề có thể chưa đóng lại. Đi vào nghiên cứu mạch lạc trong một số văn bản phóng sự chúng tôi muốn làm rõ thêm khái niệm mạch lạc, đồng thời góp phần tìm hiểu nội dung văn bản theo phương pháp cấu trúc của ngôn ngữ học. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về mạch lạc trong phạm vi tư liệu thu thập được. D. Nunan, 1993, quan niệm mạch lạc (coherence) là cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có “mắc vào nhau, chứ không phải là một tập hợp câu nói không có liên quan với nhau (theo[9;133]) Theo I. P. Galperin, Mạch lạc - đó là những hình thức liên kết riêng biệt, đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục lôgic (về thời gian và / hoặc không gian); sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể. [34; 148]. Còn theo Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, mạch lạc là sự nối kết có tính chất lôgic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện; một truyện kể…, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện đựơc kết nối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết (cohesion)) (theo [9;134] ). Cùng với quan điểm đó, nhưng D. Togeby, 1994, cho rằng mạch lạc là cái đặc tính của sự tích hợp văn bản (property of integration), tức là cái đặc tính đảm bảo cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết (acoherent whole) (theo [9;135] ). Với K. Wales, 1994, mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay đặc tính ban đầu của một văn bản: không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực (theo [9; 135,136] ). A . J Greimas, đại biểu của truyền thống ký hiệu học Pháp thì giải thích mạch lạc bằng biểu thức “tính đồng vị ngữ nghĩa” ( „semantic isotopy‟), và hiểu tính đồng vị nghĩa là một số nghĩa vị nhất định của ngữ cảnh xuất hiện trở đi trở lại và có tính chất chi phối đối với các nghĩa vị khác trong các từ của một văn bản được phát ra. Nghĩa vị của ngữ cảnh là những thành tố nghĩa nhạy cảm của ngữ cảnh, tức là có thể cảm nhận được dễ dàng trong các từ ngữ khác nhau có chứa chúng hay có liên quan đến chúng trong văn bản, nhờ đó mà phát hiện ra được sự trở đi trở lại của chúng, nhận ra được tính chất chi phối của chúng đối với các nghĩa vị khác (theo [9;136] ). Trong những cách hiểu về mạch lạc trên, cách hiểu của D. Nunan được coi là đơn giản nhất, cách hiểu của D. Togeby và của K.Wales lại có phần khái quát, cách hiểu truyền thống ký hiệu học Pháp mà đại diện tiêu biểu là A . J Greimas là khá trìu tượng….thì cách hiểu của Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học được xem là có tính chất chuyên môn và thuyết phục hơn cả bởi vì ở đây, các tác giả đã phần nào cho thấy thực chất của hiện tượng mạch lạc, tức là đã tách mạch lạc ra khỏi liên kết. Tác giả Galperin đã đưa ra một số nhận xét quan trọng về mạch lạc trong văn bản văn học nói chung và trong văn bản phóng sự nói riêng như sau: Phương diện tao dựng mạch lạc trong văn bản văn chương phong phú và nhiều hình vẻ, trong loại văn bản này các dạng mạch lạc lôgic, tâm lý, và kết cấu hình thức đan quyện nhau chặt chẽ đến nỗi có khi khó mà phân định loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 hình cho chúng. “Những phương tiện liệt kê của mạch lạc được xem là những phương tiện lôgic bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm lôgic – triết học; những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, không gian, nhân quả. Những phương tiện này được giải mã dễ dàng bởi vậy không kìm giữ sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không vẫn phát hiện ra sự tương ứng giữa các đại diện được kết chuỗi với chính những phương tiện mạch lạc”. [11; 158]. Tác giả đã hệ thống hóa một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản nghệ thuật như sau: + Mạch lạc liên tưởng: “Cơ sở mạch lạc liên tưởng là những đặc điểm khác của kết cấu văn bản, đó chính là hồi cố, hàm nghĩa tình thái đánh giá chủ quan. Mạch lạc liên tưởng không phải bao giờ cũng nắm bắt được. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xác định liên hệ những hiện tượng miêu tả, những hiện tượng này vốn cực kỳ quan trọng cho việc giải mã thông tin nội dung quan niệm”. + Mạch lạc hình tượng: “ Được hiểu là những hình thức liên kết cùng hợp lực với mạch lạc liên tưởng, khơi ngợi những ý niệm về đối tượng được thụ cảm cảm tính hiện thực. Đặc điểm của hình thức mạch lạc này là tác giả liên kết những hiện tượng mà tác giả đã dùng để miêu tả những sự vật – hiện tượng ấy. Dường như có một sự vận động của các đặc trưng trong tình thái tương đối của đối tượng, tuy nhiên đối tượng vấn có sự biến đổi về thời gian – không gian”. + Mạch lạc bố cục – kết cấu + Mạch lạc tu từ: là việc “tổ chức văn bản” mà ở đây đặc điểm tu từ được lặp lại một cách nhất quán những kết cấu của các nhất thể trên câu và các đoạn”. + Hình thức mạch lạc tiết điệu: là “sự thống nhất của cách gieo vần, liên cú, vận luật… và chủ yếu là tài sản của thơ ca”. Còn theo Nguyễn Thiện giáp: “văn bản mạch lạc là văn bản ở đó người giải mã có thể cấu trúc lại cơ đồ của người nói một cách hợp lý bằng cách suy luận những mỗi liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở nên dễ hiểu. Theo quan điểm này, mạch lạc không phụ thuộc vào những đặc trưng liên kết lẫn nhau mà phụ thuộc vào quy mô mà người tạo văn bản cố gắng đạt được để cấu trúc một sơ đồ hợp lý trong việc tạo ra văn bản. Cấu trúc một sơ đồ hợp lý trong việc tạo ra văn bản lại tùy thuộc vào sự xem xét mỗi câu có phải là sự thể hiện của một chân lý, một đóng góp cần thiết và thích hợp đối với sơ đồ đó hay không”. [12, 173]. Theo GS Diệp Quang Ban Mạch lạc có thể phân chia thành ba phạm vi khái quát như sau: - Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản - Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống bên ngoài văn bản. - Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói. Theo TS. Nguyễn Thị Thìn, mạch lạc của văn bản viết là sự thống hợp của những phương diện sau: [42] - Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp của văn bản Trong đó chủ đề được hiểu là phạm vi hiện thực được bàn tới trong toàn văn bản. Còn đích giao tiếp gồm có đích nhận thức, đích bộc lộ, đích hành động, đích tiếp xúc. Tùy vào từng thể loại văn bản cụ thể mà loại đích giao tiếp nào sẽ được đặt lên hành đầu. Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp trên phạm vi toàn văn bản tạo nên “tầm rộng và chiều sâu” của văn bản, trong đó các phần, các câu “được tiếp nhận như là có mắc vào nhau”. - Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý. Tính hợp lý ở đây được hiểu là; có thể lý giải được từ phía người tạo lập văn bản, và có thể được tiếp nhận được từ phía người tiếp nhận. Trình tự triển khai chủ đề qua các phần của văn bản có thể được lý giải theo quan hệ thời gian, quan hệ không gian, quan hệ nhận quả, quan hệ liên tưởng….giữa các thành tố của văn bản. - Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Ngoài quan hệ nội dung mệnh đề của văn bản, mạch lạc còn được tạo bởi quan hệ nội dung dụng học (nội dung bộc lộ, nội dung hành động….) của các thành tố tạo văn bản ở tầng nghĩa cụ thể trực tiếp và cả ở tầng nghĩa sâu hàm ẩn. Với đối tượng là văn bản nghệ thuật, bên cạnh những thành tố nội dung thường được trình bày theo trình tự trật tự trước sau (như sự kiện, thời gian, nguyên nhân – kết quả….) bằng những khúc đoạn lời nói kế tiếp còn có những thành tố được trình bày theo lối đan xen khá phức tạp (như: nhân vật văn học, hình tượng cảm xúc….). Khi xác định mạch lạc, không thể bỏ qua những mỗi quan hệ đa dạng này. - Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản. Đó chính là sự lựa chọn phương hướng giải quyết vấn đề, cách triển khai chủ đề nhằm đạt tới đích giao tiếp. Giải pháp triển khai chủ đề không chỉ phụ thuộc vào ý đồ giao tiếp của chủ thể mà còn bị chi phối bởi thể loại văn bản. với những văn bản chính luận, chủ đề thường được triển khai theo phương pháp lập luận: quy nạp, diễn dịch….; nhưng với những văn bản nghệ thuật như phóng sự thì lại tùy vào từng phong cách triển khai của tác giả, có thể là xây dựng theo chỉnh thể hiện thực đời sống xã hội, hoặc cũng có thể là theo trình tự diến biến nội tâm nhân vật. Theo hai quan niệm này thì việc liên kết chủ đề, liên kết lôgic giữa các câu chỉ là một trong những biểu hiện của mạch lạc. về mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết, có thể nói như GS Diệp quang Ban “Mạch lạc là yếu tố quyết định văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài (chủ đề) của văn bản. Trong không ít trường hợp, mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết để làm cái diễn đạt cho mình, tuy nhiên mạch lạc có thể không cần dùng đến phương tiện liên kết, mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc cho văn bản” [3,161]. Ở Việt Nam, khái niệm mạch lạc đã được một số nhà ngôn ngữ diễn giải từ những góc độ khác nhau, bằng các cách khác nhau. Đồng thời, với việc tìm hiểu khái niệm mạch lạc, mọi người đều cố gắng phân biệt mạch lạc với các khái niệm liên kết, một khái niệm vốn khá quen thuộc trong giới ngôn ngữ học Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Như Đỗ Hữu Châu đã viết” “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản, của diễn ngôn.” Còn theo Diệp Quang Ban thì: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mỗi quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch lạc”. [5,70] Theo Bùi Minh Toán thì lại: “Trước đây, thuật ngữ liên kết được dùng để chỉ chung cả phương diện liên kết nội dung lẫn liên kết hình thức của văn bản. Gần đây, hai phương diện này được gọi bằng thuật ngữ khác để phản ánh đúng đắn hơn bản chất của các vấn đề nghiên cứu. Vì thế, phương diện liên kết hình thức vẫn được gọi chung là liên kết. Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về lôgic”. [34, 64] Khái niệm mạch lạc văn bản tuy chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu đều xem mạch lạc là điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất của một văn bản đích thực. Tuy nhiên, mạch lạc vẫn là một cái gì đó khó nắm bắt, bởi vì nó thuộc về tầm rộng và chiều sâu cấu trúc nội dung toàn văn bản. Nhưng chắc chắn rằng, chính mạch lạc chứ không phải liên kết khiến cho một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một văn bản, hay một diễn ngôn. Điều này cũng đã được các nhà ngôn ngữ học như: Lê Quang Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Thị Thìn… nhắc đến song cũng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu những khái niệm ban đầu. Gần đây đã có một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn chuyên ngành Ngôn ngữ bắt đầu đi vào nghiên cứu mạch lạc nhưng việc phân tích vấn còn có phần sơ sài, mới chỉ dừng lại ở việc tìm cách minh chứng cho những lý luận đã có, chưa đề cập được những phương diện cụ thể khi đối tượng nghiên cứu lại quá rộng, vừa phức tạp, trừu tượng lại vừa khó nắm bắt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Tuy có nhiều cách định nghĩa như vậy, nhưng chung quy lại, tất cả các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đều thống nhất ở một điểm. Đó là mạch lạc là đặc trưng quyết định tính thống văn bản của một văn bản đích thực. Những cách hiểu mạch lạc từ dung dị đến khái quát, từ đơn giản đến phức tạp người quan tâm hình dung được hiện tượng mạch lạc ở nhiều khía cạnh khác nhau, mặt khác chứng tỏ mạch lạc là một hiện tượng phức tạp gồm nhiều yếu tố trìu tượng, không dễ xác định. 1.1.2. Biểu hiện của mạch lạc Những cách hiểu về mạch lạc cho thấy mạch lạc là một khái niệm rất phức tạp bởi trong nội hàm khái niệm có các yếu tố trừu tượng. Tuy vậy, tìm hiểu những biểu hiện của mạch lạc sẽ làm rõ hơn, cụ thể hơn những sự trừu tượng, phức tạp ấy. 1.1.2.1 Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – lôgic giữa các từ ngữ của văn bản Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – loôgic giữa các từ ngữ của văn bản được biểu hiện ở những trường hợp cụ thể sau: a) Mạch lạc trong quan hệ giữa đối tượng nêu ở chủ ngữ với đối tượng hoặc đặc trưng nêu ở vị ngữ. Điều này có nghĩa là, xét về mặt ý nghĩa lôgic, một câu (mệnh đề) được coi là mạch lạc khi và chỉ khi đặc trưng nêu ở vị ngữ phù hợp với vật nêu ở chủ ngữ. Ngược lại, nếu giữa chúng không phù hợp với nhau thì câu (mệnh đề) ấy không chấp nhận được. Ví dụ: Cái áo rách ấy quá đẹp Đã “rách” thì bao giờ cũng có nghĩa giả định là “cũ, xấu” chứ không thể đi kèm với “đẹp” được. Nghĩa của chủ ngữ (cái áo rách) không phù hợp với nghĩa của vị ngữ (quá đẹp) về mặt lôgic dù rằng việc sắp xếp như thế không sai ngữ pháp. Vì thế bản thân câu này không được xem là mạch lạc. Cũng có thể những sự kết hợp vô lý như thế đôi khi cũng xuất hiện, tuy nhiên, phải hợp lôgic với ngữ cảnh. b) Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài (chủ đề) các câu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Chủ đề giữa các câu được duy trì theo hai cách: duy trì chủ đề hoặc triển khai chủ đề. + Duy trì chủ đề: Là trường hợp một việc, một vật, một hiện tượng nào đó được nhắc lại trong các câu khác nhau với tư cách là chủ thể của các câu đó. Các phương tiện ngôn ngữ diễn đạt đề tài này trong các câu khác nhau có thể chỉ là một và được lặp lại hoặc cũng có thể là những yếu tố có bề ngoài khác nhau. Xét về mặt liên kết, sự duy trì chủ thể được thực hiện nhờ: phép lặp lại từ vựng, phép thế bằng đại từ, phép tỉnh lược. Ví dụ 1: “Ngồi trầm ngâm với bộ mặt một người đi đưa đám ma, anh chỉ gượng nói, gượng cười. Có lẽ anh đang nghĩ đến mẻng của anh chẳng ngờ lại là một “chim mồi” của một người bạn của ông Ấm B là Sinh. Thấy vậy, tôi tìm lời khuyên giải: - Đó cũng là do cái luật thừa trừ của Tạo vật. Anh còn nỡ thịt cả ông cụ để lấy tiền nuôi gái thì gái nó rất có thể thịt lại anh là nhân tình để lấy tiền nuôi thân…” (27;148) Trong ví dụ trên, phép lặp từ vựng, phép thế đại từ đã được sử dụng để duy trì chủ đề: đó – gái thịt anh; anh – nhân tình; mẻng –chim mồi – gái. Ví dụ 2: “Cái Đũi còn nói mãi về con mẹ chủ khốn nạn ấy để khen giời là có mắt chứ không mù… Nó kể xấu chủ cũ nó nhiều đến nỗi khiến tôi mất cả thương hại nó và rồi thấy chối tai…” ( ;320) Phép thế: Cái Đũi – nó; con mẹ chủ khốn nạn – chủ cũ. + Triển khai chủ đề: là trường hợp từ một đề tài nào đó trong một câu, liên tưởng đến đề tài khác thích hợp trong câu khác theo một quan hệ nào đó, nhằm mục đích làm cho việc được nói đến phát triển lên. Các đề tài được đưa thêm vào phải có cơ sở nghĩa và lôgic nhất định. Cơ sở nghĩa là sự phù hợp về nghĩa với đề tài đã có và với tình huống sử dụng nói chung, cơ sở lôgic là tính cần và đủ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Về mặt liên kết, triển khai chủ đề được thực hiện chủ yếu nhờ: - Phép phối hợp từ ngữ - Phép so sánh (trong phép quy chiếu) Ví dụ: “Trước kia người ta gọi nó là thằng, sau người ta lên chức cho nó là bác. Sau nữa đến thầy, sau cùng, đến ông. Vốn là kẻ tinh khôn, anh chàng Xuân coi đời là một lớp học. Sự lịch thiệp tìm ở cái giao thiệp, sự kiến thức góp nhặt được trong báo chí, anh chàng Xuân càng sống càng biết đóng đủ mọi vai diễn trên sân khấu cuộc đời.” (27;160) Có 5 cách duy trì và triển khai chủ đề như sau: Cách 1: Triển khai theo kiểu móc xích: Ví dụ: “Nghe thế thôi, tôi đã đủ hiểu cả rồi, thì ra cách tổ chức xã hội kim thời, thật vậy, kể đã là chu đáo đến tột bậc. Xã hội thì như là một bộ máy tinh tế, mà cá nhân là những bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu những cái khác phải quay theo, nếu một cái hỏng thì toàn bộ cũng phải ngừng lại…” (27;514). Cách 2: Triển khai theo sự tiếp nối: các câu trong văn bản, đoạn văn chung một chủ đề: “Trên giường có hai me ngồi chơi tổ tôm. Nếu phân tích kĩ lưỡng ra, cái giường ấy lý tất nhiên đã là cái song, đã chứng kiến cho bao nhiêu tối tân hôn, và biết đâu lại không là vật tòng phạm của bao nhiêu cuộc ngoại tình nữa! Cái giường của một me tây cũng như cái dùi khui của bọn thầy cảnh sát, cũng như cái búa của bác thợ rèn, cũng như cái cổ của một ông Nghị viên Việt Nam. Trong cái kĩ nghệ lấy Tây, thợ chỉ làm việc trên giường.” (27;216) Cách 3: Triển khai nhiều đề xuất phát từ một đề chung lớn hơn, những đề nhỏ hơn được gọi là những đề phái sinh: Ví dụ: Trong phóng sự Cạm bẫy người, Ấm B là người có quyền uy, là người tài giỏi trong bạc bịp. Cái uy, cái tài ấy được biểu hiện trong 14 chương của phóng sự. - Ấm B là người tài chơi bạc bịp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 + Có nhiều thủ đoạn, nhiều ngón bịp tinh xảo: lối chơi hụt nọc, hụt cửa, giác mùi, giác bóng, đòn ống, đòn Vân Nam; những tuyệt chiêu: đòn trinh thám, đòn trá hàng… + Khí giới: quân xúc xắc thủy ngân, quân xúc xắc lưỡng diện, áo có ống tay ba lần vải… + Khả năng “biến hóa” về hình dạng: ông Cửu, ông nghị, con mòng béo.. - Ấm B là người quyền uy trong giới cờ bạc: + Ấm B phân công công việc cho các đồ đệ tùy thuộc vào năng lực, sở trường như “thợ săn” chuyên đi giết “mòng”, các chim mồi chuyên đi kiếm “chim mòng két” để thợ săn “làm thịt”, dưới nữa có cả trăm tên tạ, những anh đầu trâu mặt ngựa, chuyên môn đi đón khách cho sòng… + Nắm quyền điều hành guồng máy hoạt động của làng bịp gồm: “Hai đám xì, một đám bất, một đám xóc đĩa và một đam tổ tôm. Đám xì ở Hàng Kèn đã co Ba Mỹ Ký Với Bập đánh giác… Đám xì ở đường Cột Cờ đã có tay Bỉnh, tay Sinh đánh đòn Vân Nam. Còn đám bất ở phố Hàng Bông có lão Cường hoặc đánh lớp hoặc đánh mẫu tử…” (27;85). Dưới tài điều khiển của Ấm B, các cuộc bạc đều thắng lợi. Dù đối thủ có ghê ghớm đến mấy, các cuộc bạc dưới sự tổ chức của Ấm B đều được giải quyết nhanh chóng. Như vậy, chủ đề chính của ví dụ trên là: sự tha hoá của đời sống thành thị với tệ nạn cờ bạc- căn bệnh xã hội vô phương cứu chữa. Chủ đề chung này được thực hiện trong hai chủ đề nhỏ khi địa diện cho trùm cờ bạc bịp là nhân vật Ấm B - người có quyền uy, là người tài giỏi trong bạc bịp. Cách 4: Triển khai một phần thuyết tách thành nhiều bộ phận (theo kiểu diễn dịch). Ví dụ: “Bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả. Bọn đực nằm phía bên kia, bọn cái nằm phía bên này. Bốn thằng nhỏ bằng trạc tuổi tôi với ba con sen, một con độ lên mười, một con độ mười lăm, còn một con nữa trông đã đứng tuổi. Trong khi hai đứa trẻ nằm hớ hênh vô ý thì con đứng tuổi khép nép vào một xó tường, khẽ nâng cái quạt nhìn tôi.” (27;302) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng