Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án...

Tài liệu Tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án

.DOC
71
598
149

Mô tả:

GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG THẮC MẮC VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Tổng hợp 91 câu hỏi thắc mắc các tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong công việc kế toán. Bạn nào có nhu cầu download tài liệu kế toán mời bạn vào website: http://ketoanhn.com/ Câu hỏi 1: Trong năm 2009 Công ty đã có các tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý, Cuối năm quyết toán xử lý số thuế TNDN chênh lệch tăng hoặc giảm sau quyết toán như thế nào? Trả lời: Theo hướng dẫn tại Điểm 3.4, Phần II Công văn số 353/TCT-CS ngày 29/1/2010 của Tổng cục Thuế thì: - Trường hợp DN tự quyết toán thuế TNDN của năm 2009 có phát sinh số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm, gia hạn cao hơn so với số tạm tính của 4 quý. Chênh lệch tăng thêm đó sẽ được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến hết ngày 30/10/2010. - Trường hợp DN tự quyết toán thuế TNDN của năm 2009 có phát sinh số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm, gia hạn thấp hơn so với số tạm tính của 4 quý thì DN lập hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh theo quy định tại Điểm 5.1, Mục I, Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. -------------------------------Câu hỏi 2: 1- Khi doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm XH, BHYT cho người lao động theo hợp đồng lao động thì chi phí này có được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN? 2- Nếu trong hợp đồng lao động có ghi rõ mức phụ cấp trả hàng tháng cho người lao động thì các khoản phụ cấp đó có được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN? Trả lời: Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: 1- Các khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định đều được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. 2- Các khoản chi trả cho người lao động mang tính chất tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả cho ngưòi lao động theo quy định của pháp luật đã ghi rõ trong hợp đồng lao động thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. -------------------------------Câu hỏi 3: Theo phương án trồng rừng và quản lý rừng bền vững của Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt thì Công ty được miễn thuế TNDN trong 2 năm đầu. Nhưng đến năm 2009 thực hiện thì cơ quan thuế trả lời là không được miễn, giảm. Như vậy Công ty được miễn, giảm hay không? Trả lời: Trường hợp của Công ty không được miễn giảm thuế TNDN là do: Công ty được chuyển đổi từ Lâm trường sang từ ngày 13/6/2007 (Lâm trường được thành lập từ năm 1996). Dự án mở rộng kinh doanh trồng rừng và quản lý rừng bền vững của Công ty triển khai trong năm 2009, do đó theo hướng dẫn tại Mục 6, Phần I Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính thì Công ty không được hưởng ưu đãi thuế TNDN. -------------------------------Câu hỏi 4: Trung tâm có được áp dụng mức thuế TNDN theo hình thức lấy doanh thu nhân 5% hay không? Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu vừa tiếp nhận nguồn kinh phí của ngân sách, vừa làm dịch vụ có xuất hoá đơn thuế GTGT. Trả lời: Tại Khoản 4, Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: “ Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: - Đối với dịch vụ: 5%; - Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%; - Đối với hoạt động khác: 2%. Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp đơn vị khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ xác định được doanh thu nhưng không hạch toán và không xác định riêng được chi phí, không xác định được riêng thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh, thì thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (áp dụng tỷ lệ GTGT quy định tại Điểm 2.2b, Muc II, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC) và nộp thuế TNDN theo hướng dẫn trên. -------------------------------- Câu hỏi 5: Năm 2008 công ty lỗ 70 triệu (theo tôi biết là không phải làm kế hoạch chuyển lỗ và được hiểu là chuyển trong vòng 5 năm liên tiếp). Năm 2009 công ty có lãi (lợi nhuận tính thuế) 60 triệu vậy công ty có được chuyển hết 70 triệu lỗ không? Hay chỉ được chuyển nhỏ hơn hoặc bằng 60 triệu? Trả lời: Tại Khoản 2, Mục VII, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:“ Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì đuợc chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ”. Căn cứ hướng dẫn trên, thì công ty chỉ chuyển lỗ nhỏ hơn hoặc bằng 60 triệu, số lỗ còn lại được chuyển sang các năm sau nhưng liên tục không quá 5 năm. -------------------------------- Câu hỏi 6: Công ty nằm trong KCN được thuê đến thời hạn 2012 là trả lại đất. Vậy có thể đăng ký khấu hao TSCĐ nhanh không? thấp hơn mức tối thiểu nhà nước quy định? Trả lời: Theo hướng dẫn tại Điểm 2.2d, Mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thì: “Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định.” Theo hướng dẫn tại Điểm 2, Điều 13 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, hướng dẫn: “ …- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.” Căn cứ hướng dẫn trên, nếu TSCĐ của Công ty là các máy móc, thiết bị; … được nêu tại Điều 13 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, đồng thời Công ty hoạt động đảm bảo có lãi thì được khấu hao nhanh theo quy định trên. -------------------------------- Câu hỏi 7: Định mức ăn trưa, công tác phí, trong và ngoài tỉnh và ngoài nước cụ thể là bao nhiêu? Trả lời: 1. Tại Khoản 4, Mục V, Phần I Công văn số 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009 của Tổng cục Thuế, hướng dẫn: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Riêng đối với Công ty Nhà nước, mức chi tiền ăn giữa ca cho người người lao động trước ngày 1/5/2009 không quá 450.000 đ/tháng, từ ngày 1/5/2009 không quá 550.000 đ/tháng. Trường hợp các Công ty Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và khoản chi tiền ăn giữa ca nếu có thực chi trả và có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Căn cứ hướng dẫn trên, đơn vị khi chi tiền ăn trưa nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 2. Theo hướng dẫn tại Điểm 2.9, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi không được tính vào chi phí: “Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.”. Theo quy định hiện hành thì mức chi phụ cấp đi công tác trong nước và nước ngoài đối với cán bộ, viên chức nhà nước thực hiện theo các văn bản sau: - Trong nước: Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính; - Nước ngoài: Thông tư 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp chỉ được đưa vào chi phí theo mức quy định theo các hướng dẫn trên. -------------------------------Để giải quyết các thắc mắc trong quá trình quyết toán mời bạn tham gia khóa học kỹ năng quyết toán thuế tại trung tâm đào tạo kế toán Hà Nội Câu hỏi 8: Về chi phí trang phục đưa vào chi phí được trừ tính bình quân /người/ năm được không? VD: chi phí trang phục năm 2009 chi cho 80 lao động là 100.000.000đ tính bình quân là 1.250.000đ/người/ năm được không? Trả lời: Theo hướng dẫn tại Điểm 2.6, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “ 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: …2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm”. Căn cứ hướng dẫn trên thì mức chi phí trang phục nếu chi bằng tiền thì không vượt quá 1 triệu đồng/người/năm, nếu chi bằng hiện vật (có hoá đơn) thì không vượt quá 1,5 triệu đồng/người/năm, không được tính bình quân cho toàn Công ty (1,5 tr + 1 tr /2= 1,250). -------------------------------- Câu hỏi 9: Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng Thông tư số 03/2009/TT-BTC về giảm 30% thuế TNDN, vậy: Khi làm quyết toán thuế TNDN có phải kê khai phụ lục 034H/TNDN, theo tôi thấy phụ lục 03-4H/TNDN là phụ lục ưu đãi cho cơ sở SXKD sử dụng nhiều lao động nữ mà công ty tôi không được ưu đãi về khoản này vậy có phải kê khai phụ lục này không? Trả lời: Theo hướng dẫn tại Điểm 3, Phần 3 Công văn số 353/TCT-SC ngày 29/1/2010 hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2009, thì: “Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế theo các giải pháp của Chính phủ kích cầu đầu tư, tiêu dùng; chống suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp thì sử dụng phụ lục Mẫu số 03-4H/TNDN để kê khai số thuế TNDN được miễn, giảm.”. Như vậy, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế TNDN năm 2009 theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính thì số thuế TNDN được giảm thực hiện trên Phụ lục mẫu số 03-4H/TNDN như sau: Doanh nghiệp ghi bổ sung: Thuế TNDN được giảm theo các giải pháp kích cầu của Chính phủ = (Thuế TNDN phải nộp năm 2009 x 30%). -------------------------------- Câu hỏi 10: Chi phí lưu trú đi nước ngoài theo thông tư được đưa vào phí nhưng chứng từ không có hoá đơn đỏ, chứng từ bằng tiếng nước ngoài thì cần làm thao tác gì để đưa vào phí? Trả lời: Tại Khoản 1, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định: “1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Theo quy định trên, trường hợp Công ty thực tế có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ để hạch toán chi phí và được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (chứng từ nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt). -------------------------------- Câu hỏi 11: Tiền môi giới cho việc tìm đối tác đầu tư vào công trình thì tiền chi đó có được tính vào chi phí không? (có hợp đồng và hoá đơn) Trả lời: Tại Khoản 1, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định: “1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Căn cứ hướng dẫn trên thì tiền môi giới có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật thì được hạch toán vào chi phí. -------------------------------- Câu hỏi 12: Tiền phạt do nộp chậm thuế chuyển quyền sử dụng đất (trước đây) thì có được tính vào chi phí không? Trả lời: Tại Điểm 2.29, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định: “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.” Căn cứ hướng dẫn trên thì khoản tiền phạt do nộp chậm thuế chuyển quyền sử dụng đất không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. -------------------------------- Câu hỏi 13: Khi bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp tôi đã thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao. Vậy các năm sau có phải đăng ký lại nếu như phương pháp trích khấu hao không có gì thay đổi? Trả lời: Căn cứ Điểm 2.2 (d), Khoản 2, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN, có quy định: “... Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao...”; Căn cứ Điểm 4, Điều 13, Phần C Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy đinh: “Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp... và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp”. Theo các quy định trên, khi bắt đầu hoạt động Doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ, trường hợp năm sau không có sự thay đổi phương pháp trích khấu hao TSCĐ thì không phải đăng ký lại. -------------------------------- Câu hỏi 14: Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp mới, lĩnh vực hoạt động mới nên chưa xây dựng được định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng hợp lý. Như vậy chi phí nguyên nhiên vật liệu làm sao để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? Trả lời: Căn cứ Điểm 2.3, Khoản 2, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, thì: Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. ... Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành”. Căn cứ quy định trên, thì doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng...nếu nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng đã được Nhà nước ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. -------------------------------- Câu hỏi 15: Việc giảm, giãn thuế TNDN năm 2009 theo chủ trương kích cầu của Chính phủ, trường hợp không đúng ngành nghề theo quy định của Thông tư số 12/2009/TT-BTC, nếu DN đáp ứng tiêu chí là DN vừa và nhỏ theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC có được hưởng không? Trả lời: Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 1, Mục II; Khoản 1, Mục III Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thì trường hợp Công ty xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thuộc diện được giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2009 và giãn nộp thuế TNDN theo quy định được hướng dẫn trên, không cần phải xác định yếu tố ngành nghề theo Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009. -------------------------------- Câu hỏi 16: Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và dạy nghề? Ưu đãi thuế TNDN đối với Trung tâm ngoại ngữ? Trả lời: Tại Khoản 3, Mục II, Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thuế suất ưu đãi: “Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá). Danh mục chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định”; Mục II Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính, quy định điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP: “Cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; môi trường phải thuộc danh mục loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.”; Căn cứ Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP (Ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) thì Trung tâm không thuộc trong danh mục các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa nên không được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN theo hướng dẫn trên. -------------------------------- Câu hỏi 17: Đơn vị sự nghiệp có thu có thuộc đối tượng được giảm, gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính không? Trả lời: * Tại Khoản 1, Mục I Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư này. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hiện đang có hiệu lực trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 không quá 10 tỷ đồng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu không quá 10 tỷ đồng”. - Có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV năm 2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ 01 tháng 10 măn 2008 thì số lao động được trả lương, trả công của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 người.” * Tại điểm 1.1, Phần II Công văn số 353/TCT-CST ngày 29/01/2010 hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009 của Tổng cục Thuế, hướng dẫn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009, bao gồm cả ... Đơn vị sự nghiệp có thu... Căn cứ các quy định nêu trên đơn vị mà đáp ứng một trong 2 tiêu chí trên thì thuộc đối tượng được giảm, gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009. -------------------------------- Câu hỏi 18: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính ưu đãi đầu tư do nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 lại quy định các khoản chênh lệch bán ngoại tệ thu lãi suất tiền gửi thu nhập khác phải nộp thuế. Thu nhập doanh nghiệp 25%. Trong khi chênh lệch bán ngoại tệ là do giá ngoại tệ quy định của Ngân hàng nhà nước áp vào để hạch toán quy ra VNĐ. Thực tế đơn vị thu tiền ngoại tệ từ uỷ thác xuất khẩu không phải đơn vị mua bán ngoại tệ. Trong năm 2009 Công ty được ưu đãi đầu tư, nhưng phải nộp thuế TNDN do chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ thu được từ uỷ thác xuất khẩu gạo (khi xác định giá ngoại tệ để hạch toán theo giá công bố của Ngân hàng nhà nước). Vậy nộp thuế TNDN có đúng không? Trả lời: Tại Khoản 6, Mục V, Phần C và Điểm 2.6.a, Mục I, Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Thu nhập khác: Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ; Lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh). Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra”. “Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với: Các khoản thu nhập khác quy định tại mục V Phần C Thông tư này”. Căn cứ các quy định nêu trên trường hợp Công ty có phát sinh thu nhập từ chênh lệch tỷ giá (đây là thu nhập khác) thì phải nộp thuế TNDN. -------------------------------- Câu hỏi 19: Ưu đãi về thuế TNDN khi đầu tư vào KCN - TTCN thị xã Vị Thanh Trả lời: Căn cứ Điểm 4, Mục II và Điểm 3, Mục III Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC (nêu trên), hướng dẫn: "- Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ". Theo quy định tại điểm 50, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP thì Vị Thanh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - Xã hội khó khăn, vì vậy doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại Vị Thanh sẽ được hưởng ưu đãi về thuế TNDN là: thuế suất thuế TNDN là 20% trong thời gian 10 năm và miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. -------------------------------- Câu hỏi 20: Đối với thu nhập từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi tiền gửi ngân hàng doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà không được ưu đãi thuế TNDN là không hợp lý, đề nghị các ngành chức năng cần có công văn hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng. Trả lời: - Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNDN (có hiệu lực từ 01/01/2009) thì: “Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gởi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” Tại điểm a khoản 3 Điều 18 Luật thuế TNDN nêu trên quy định: “3. Việc ưu đãi thuế TNDN quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với: a). Thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này.” Như vậy kể từ ngày 01/01/2009 trở đi các khoản thu nhập khác (là thu nhập từ hoạt động ngoài hoạt động ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư), trong đó có thu nhập từ bán ngoại tệ không được ưu đãi thuế TNDN, khoản thu nhập này phải nộp thuế theo thuế suất thuế TNDN 25%. Việc Doanh nghiệp đòi hỏi các ngành chức năng cần có Công văn hướng dẫn rõ ràng để Doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng là không cần thiết vì vấn đề này đã được quy định rõ ngay trong Luật thuế TNDN nêu trên, kể cả trong Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài về thi hành Luật thuế TNDN. -------------------------------- Câu hỏi 21: Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng có được giảm, giãn nộp thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC không? Trả lời: Theo hướng dẫn tại điểm 2 Công văn số 1326/BTC-CST ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư số 03/2009/TT-BTC thì thu nhập làm căn cứ tính số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 và của năm 2009 được giảm 30% theo gói kích cầu của Chính phủ bao gồm số thuế TNDN phải nộp tính trên tổng thu nhập từ các hoạt động của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và thu nhập khác. Do đó thu nhập từ lãi tiền gửi vẫn được tính giảm 30% số thuế phải nộp theo hướng dẫn nêu trên. -------------------------------- Câu hỏi 22: Việc thu thuế TNDN đối với thu nhập tăng thêm do phát mãi tài sản thế chấp tại ngân hàng có đúng không? trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi đầu tư có được ưu đãi thuế TNDN không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNDN thì Doanh nghiệp có thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản;...là thu nhập thuộc thu nhập khác phải chịu thuế TNDN theo thuế suất thuế TNDN 25% và như trên đã nêu các khoản thu nhập này không được ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN. Như vậy khi phát mãi tài sản thế chấp tại ngân hàng (tức là có sự chuyển nhượng tài sản của Doanh nghiệp) nếu phát sinh thu nhập (có lãi) thì thu nhập này thuộc diện chịu thuế TNDN là đúng theo quy định của Luật thuế TNDN. -------------------------------- Câu hỏi 23: Để phát triển sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có công nghệ cao, không riêng gì ở nước mình, các nước khác nếu có chi phí nghiên cứu khoa học được bớt 5% thuế. Thuế của Việt Nam có ưu đãi vấn đề này không? Trả lời: - Căn cứ quy định tại khoản 1, mục VIII phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN thì kể từ ngày 01/01/2009, Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đã 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế TNDN và báo cáo sử dụng quỹ vào Tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm. -------------------------------- Câu hỏi 24: Đơn vị chúng tôi có xử lý tài sản thế chấp ngân hàng là đất để đảm bảo tiền vay nhưng phải đóng thuế TNDN 25% trên thu nhập từ bán tài sản thế chấp này gây khó khăn cho đơn vị chúng tôi; đề nghị Cục Thuế đề xuất với Trung ương cho giảm thuế suất đối với trường hợp này; chỉ nên thu từ 5% đến 10% là phù hợp. Trả lời: Căn cứ quy định tại phần G Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN thì việc tính thuế, kê khai, nộp thuế đối với thu nhập từ bán tài sản là đất thế chấp bảo đảm tiền vay phải nộp thuế TNDN theo thuế suất 25%. Về nội dung đơn vị đề nghị cho giảm thuế suất thuế TNDN đối với trường hợp này xuống còn 5% đến 10%, cơ quan thuế xin ghi nhận và tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét. -------------------------------- Câu hỏi 25: Vật tư, hàng hoá mua vào có hoá đơn đầu vào, khi bán ra phải lập hoá đơn đầu ra. Tuy nhiên chi phí vận chuyển thô sơ cũng như chi phí bốc dỡ vật tư, hàng hoá từ bến đổ vật tư đến chân công trình không có hoá đơn nên Doanh nghiệp chúng tôi không hạch toán vào chi phí được, để được chấp nhận là chi phí hợp lý doanh nghiệp cần làm các thủ tục, giấy tờ gì? Trả lời:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan