Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam...

Tài liệu Tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam

.DOCX
41
343
148

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết 2. Mục tiêu đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát 2.2 Mục tiêu cụ thể 3. Phương pháp nghiên cứu 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng 4.2 Không gian, thời gian PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM. 1.1Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái quát về thị trường 1.1.1.1 Khái niệm thị trường 1.1.1.2 Vai trò 1.1.2 Khái quát về xuất khẩu 1.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu 1.1.2.2 Vai trò 1.1.2.3 Nhiệm vụ 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 1.1.3 Khái quát về ngành thủy sản 1.1.4 Vị trí và vai trò xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam 1.2Cơ sở thực tiễn Tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các đặc điểm về nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam. 2.2 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 2.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.4.1 Thị trường Mỹ 2.4.2 Thị trường Nhật Bản 2.4.3 Thị trường EU 2.4.4 Các thị trường khác 2.5 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 2.5.1 Thị trường xuất khẩu tôm 2.5.2 Thị trường xuất khẩu cá basa, cá basa 2.6 Xu hướng chuyển dịch thị trường xuất khẩu thủy sản 2.7 Khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đối với các nước trên thế giới 2.8 Đánh giá tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2.8.1 Kết quả đạt được 2.8.2 Hạn chế tồn tại 2.8.3 Nguyên nhân hạn chế CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1 Một số định hướng 3.2 Giải pháp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 2.Kiến nghị PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn cho lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể cho việc tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu. Đến nay trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước và là một trong những nghành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ thì Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới đồng thời kèm theo những khó khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan trọng.Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình sản xuất xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường khác trong thời gian qua. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về thị trường xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản và những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xuất khẩu thủy sản, từ đó chỉ ra các vấn đề cần giải quyết hoàn thiện và phát triển xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. - Đưa ra các quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản trong giai đoạn tới nhằm thực hiện mục tiêu của ngành trước tiến trình hội nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủy sản. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu và các thông tin liên quan đến đề tài qua các báo cáo. - Phương pháp phân tích và xử lí số liệu: Xử lí các số liệu đã thu thập để thiết kế bảng biểu, so sánh được sự biến động xuất khẩu thủy sản qua các năm. -Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2009-2013 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về thị trường 1.1.1.1. Khái niệm: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa hay dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể. Thị trường là nơi mà người mua và người bán đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần thiết. Trên thị trường các quyết định người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. 1.1.1.2 Vai trò Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối của các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hóa về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động,… luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giới hạn này được sản xuất đúng hàng hóa, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có kahr năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. 1.1.2 Khái quát về xuất khẩu 1.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là một công cụ hay nói đúng hơn là 1 hình thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới. Như vậy xuất khẩu được hiểu trước hết là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà thị trường đó là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Xuất khẩu là một hình thức thương mại nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. 1.1.2.2Vai trò : Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau: - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thõa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy sản xuất. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội. - Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đất nước thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2.3 Nhiệm vụ - Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa nhằm tạo ra nguồn thu ngoại tệ, giảm tình trạng nhập siêu. - Đảm bảo kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước. - Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. - Phát triển quan hệ đối ngoại với tấc cả ác nước trên thế giới. 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hóa và thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu:  Thuế quan  Hạn ngạch  Hạn chế xuất khẩu tự nguyện  Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ , lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm , môi trường, …  Chính sách ngoại thương  Nguyên tắc tối huệ quốc MFN ( Most Favoured Nation )  Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP ( Generalized System of Preference ) Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nước. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu , cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty. 1.1.3. Khái quát về nghành thủy sản Ngành thủy sản là ngành nghiên cứu về khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.1.4 Vị trí và vai trò xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam - Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam Số liệu cho thấy 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bác Bộ , Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam . Nuôi trông thủy sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa , góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Viêt nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dòa. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sủ dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. - Đảm bảo an ninh lương thực , thực phẩm Ngành thủy sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực , thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong công việc cung cấp thực phẩm cho người dân , không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhân ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. - Xóa đói giảm nghèo Ngành thủy sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thủy sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến , bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong những thập kỷ qua, nhiều công trình hồ thủy điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm họa, nhưng với nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. - Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai. Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao. - Là nguồn xuất khẩu quan trọng. Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí cao trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. 1.2 Cơ sở thực tiễn Tình hình xuất khẩu thủy sản của Thế Giới 1.Nhu cầu tăng mạnh: Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỉ đô la năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay cho đến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm. Như vậy, có thể thấy, nhu cầu thủy sản thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục tăng so với năm 2011. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2012, nhất là với các thủy sản nuôi trồng như tôm, cá tra, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá ngừ... 2.Nguồn cung tiếp tục gặp khó khăn: Nếu như trong năm 2011, nguồn cung thủy sản gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngành thủy sản Nhật bị đe dọa sau thảm họa kép động đất, sóng thần, ngành tôm Thái Lan và Việt Nam thiệt hại nặng nề do lũ lụt và dịch bệnh, ngành cá da trơn chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào, thức ăn, con giống... thì theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, năm 2012, nguồn cung thủy sản thế giới có khả năng sẽ tiếp tục thiếu. Theo Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe, rất nhiều kho lạnh của Thái Lan tập trung ở thủ đô Bangkok và hầu hết những kho này đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, phải mất thêm một thời gian nữa mới có thể hoạt động trở lại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu tôm của Thái Lan trong năm 2012. Bên cạnh đó, một số nước xuất khẩu tôm lớn khác như Trung Quốc, Indonesia cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giá lạnh, làm ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Indonesia đang phải đối mặt với dịch bệnh. Đồng thời, ở những thị trường tiêu thụ lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản, nguồn cung tôm nội địa được dự báo là sẽ thấp trong năm tới. Về mặt hàng cá da trơn, trong năm 2011, lũ lụt ở Mississippi – một trong 4 bang nuôi cá da trơn Mỹ cũng đã làm ảnh hưởng đến diện tích nuôi loài này ở Mỹ, giảm 39% so với năm 2010. Và theo dự báo, ở Việt Nam, tình hình thiếu cá tra nguyên liệu sẽ xảy ra trong năm 2012. Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu. Báo cáo nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế giới đã tăng hơn 60% từ 32,4 - 52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2008. Và dự kiến trong năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của thế giới. Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số ngày càng bùng nổ thì nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có chất lượng và an toàn. Hiện, thủy sản nuôi đang góp phần giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản phát triển không đồng đều ở các khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng nhất về nuôi trồng thủy sản của thế giới. Trong số 15 nước nuôi trồng thủy sản đứng đầu thế giới, có 11 nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một số nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng một số loài chính như Trung Quốc dẫn đầu về cá chép; Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ chiếm ưu thế về tôm cỡ nhỏ và cỡ lớn; Na Uy và Chilê dẫn đầu về sản xuất cá hồi. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU. 2.1 Các đặc điểm về nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ từ 8o23' bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km 2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc … có cư dân sinh sống, là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản, đồng thời làm nơi trú đậu cho tàu thuyền trong mùa bão gió. Bên cạnh đó Việt Nam cũng có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, chẳng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang … và trên 400 nghìn hecta rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá. Về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, người ta thường chia vùng biển nước ta thành 4 vùng nhỏ, nhiều khi cũng ghép thành 3 vùng, đó là vùng biển Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng Đông - Tây Nam Bộ. Vùng biển Bắc Bộ và Đông - Tây Nam Bộ có độ sâu không lớn, độ dốc nền đáy nhỏ, trên 50% diện tích vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 50m. Trong đó vùng biển miền Trung có nét khác biệt lớn với các vùng trên, mang đặc tính biển sâu, nền đáy rất dốc. Điều kiện địa lý vùng biển và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy sinh vật. Có thể chia thành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài thủy sinh vật: vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước ngọt). Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 130 loài có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%). Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn/năm. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn chưa khai thác hết. Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%). Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm, có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ… và còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai …. 2.2 Mạng lưới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Theo số liệu của Tổng Cụ Hải quan Việt Nam, tháng 5/2010 cả nước đã xuất khẩu được khoảng 3,9 nghìn tấn thủy sản chế biến, đạt giá trị 17,7 triệu USD, giảm 0,5 về lượng nhưng lại tăng về giá trị so với tháng 4/2010. Xuất khẩu thủy sản chế biến trong tháng 5/2010 của cả nước bị “chững lại” một phần do nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu trầm trọng từ đầu năm đến nay. Khó khăn này sẽ càng chồng chất khi mà việc nhập khẩu nguyên liệu gia công, chế biến nguyên liệu gia công, chế biến hàng xuất khẩu lại phải chịu sự kiểm soát chồng chéo. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cho biết, đơn đặt hàng từ các nhà NK bắt đầu tăng nhưng nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa được cải thiện. 5 tháng đầu năm 2010, sản lượng hải sản khai thác giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái nên họ phải NK và thu gom nguyên liệu với giá cao hơn để đáp ứng các đơn đặt hàng đã ký. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tại miền Nam và Trung Bộ cũng đang phải cạnh tranh nguyên liệu với các ông chủ Trung Quốc do phía Trung Quốc mua phá giá. Biểu đồ 4: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm trong năm 2012, đạt 1,13 tỷ USD, giảm mạnh tới 16,7% so với năm 2011. Xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chính Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng dương, lần lượt là 0,6%, 6,7% và 3,9%. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường Trung Quốc (đạt 275 triệu USD), Ôxtrâylia (182 triệu USD) và Ai Cập (80 triệu USD), tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 23,1%, 11,7% và 26,6%. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dương như: Đài Loan đạt 135 triệu USD, tăng 4%; Hồng Kông đạt 131 triệu USD, tăng 8,9%;... Ngược lại, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 sang một số thị trường khác lại suy giảm với các mức độ khác nhau như: Canađa đạt 130 triệu USD, giảm 9,6%; Mêxicô đạt 110 triệu USD, giảm 2,5%; Nga đạt 100 triệu USD, giảm 5,9%; Braxin đạt 79 triệu USD, giảm 8,3%;... Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 344 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước. Hiện nay, trong số các thành viên ASEAN thì Thái Lan, Singapore và Malaixia là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng gần 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả Hiệp hội Các doanh nghiệp thủy sản cho biết, Cục Y dược và thực phẩm Nhật đã đánh giá cao công tác quản lý và kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản của Việt Nam. Kể từ khi Quyết định 06/2007 được thực thi tỉ lệ lô hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản giảm đáng kể từ 4% xuống còn 0,39% năm 2009. Mặc dù cánh cửa vào thị trường EU đang bị thu hẹp dần do quy định IUU nhưng XK chế biến sang thị trường này vẫn lạc quan. Tháng 5/2010, EU là thị trường NK thủy sản chế biến lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 4,5 triệu USD, chiếm 25,71% tổng giá trị XK của cả nước. Tuy nhiên, các nhà XK cũng đang đau đầu trước yêu cầu giảm giá bán cả các nhà nhập khẩu EU do đồng EUR mất giá so với USD. Bên cạnh Nhật Bản, EU, nhu cầu thủy sản chấ biến tại Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông cũng cao. Tháng 5/2010 Mỹ đã nhập 336 tấn thủy sản chấ biến (chủ yếu là cua, nghẹ và giáp xác đóng hộp) từ Việt Nam trị giá 3,4 triệu USD, chiếm 19,42% tổng giá trị XK của cả nước. XK thủy sản chế biến sang ASEAN trong tháng 5/2010 đạt 567 tấn, trị giá 737 triệu USD, chiếm 4,15 tổng giá trị XK của cả nước. Năm 2012 chứng kiến việc Hoa Kỳ chính thức vượt EU trở thành thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 19,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước. Trong năm này Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch hàng thủy sản xuất sang 4 thị trường này đạt 3,89 tỷ USD, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước. Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2012 theo mã HS trong danh mục biểu thuế Stt 1 2 3 4 5 6 7 Mã HS 03.03 03.04 03.06 03.07 16.04 16.05 HS khác Tổng cộng Nguồn: Tổng cục Hải quan Trị giá (Triệu USD) 201 2.416 1.593 462 373 847 196 6.088 Tỷ trọng (%) 3,3 39,7 26,2 7,6 6,1 13,9 3,2 100,0 Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS 03.03); phi lê cá & các loại thịt cá khác (HS 03.04); tôm đã và chưa chế biến (HS 16.05 và HS 03.06); mực, bạch tuộc... (HS 06.07); và cá ngừ đã được chế biến (HS 16.04). 2.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009-2012 Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước. Bảng 1: Kim ngạch và tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2012 Tên hàng Thứ hạng Kim ngạch Tỷ trọng (%) Hàng dệt may Điện thoại các loại & linh kiện Dầu thô Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện Giày dép Hàng thủy sản Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng Gỗ & sản phẩm gỗ Phương tiện vận tải & phụ tùng Gạo Nguồn: Tổng cục Hải quan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 (Tỷ USD) 15,09 12,72 8,21 7,84 7,26 6,09 5,54 4,67 4,58 3,67 13,2 11,1 7,2 6,8 6,3 5,3 4,8 4,1 4,0 3,2 Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trừ năm 2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trưởng cao 22,6%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8%. Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4 % (tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011. Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Từ nhiều năm qua, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo loại hình xuất kinh doanh và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu). Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo hai loại hình này đạt 5,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với năm trước và chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này của cả nước. Biểu đồ 2: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng thủy sản năm 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam thực hiện theo 2 loại hình chính này có diễn biến trái chiều trong năm qua. Cụ thể, xuất khẩu theo loại hình kinh doanh đạt 4,37 tỷ USD, giảm 7,4% so với năm trước; trong khi xuất khẩu theo loại hình xuất sản xuất xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng tới 26,1%. Cũng theo số liệu Thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, do tính thời vụ, chu kỳ xuất khẩu hàng thủy sản thường có tăng trưởng mạnh trong quý III và quý IV. Trong năm 2012, quý III xuất khẩu đạt mức kim ngạch cao nhất năm với 1,62 tỷ USD, ngược lại quý I có kim ngạch thấp nhất với 1,29 tỷ USD. Nếu phân theo loại hình kinh tế thì xuất khẩu hàng thủy sản của khối các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng lớn trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của khối doanh nghiệp trong nước đạt 5,54 tỷ USD, giảm 2,8% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 91%. Trong khi đó, con số xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ là 552 triệu USD, tăng mạnh 32,6% so với năm 2011 và chỉ bằng 1/10 mức kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của doanh nghiệp trong nước. 2.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.3.1 Thị trường Mỹ Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay. Thương mại xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể. Đây là một điểm sáng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam. 7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường XK thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch XK thủy sản tăng. Biểu đồ 7: Kim ngạch XK 7 tháng năm 2009 và sovới cùng kì năm 2008 Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch XK lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch XK thủy sản) có 5 thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008. Trung Quốc tăng lớn nhất với gần 46%, tuy nhiên giá trị XK vào thị trường này tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD trong 7t/2009). Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Biểu đồ 8: Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7T/2009 theo các mặt hàng Nguồn: Bộ công thương và Vietstock tổng hợp Các mặt hàng thủy sản XK chính gồm tôm, chiếm 26,4% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam; cá tra (11% tổng XK cá tra); cá ngừ (45,3%); nhuyễn thể (3,7%). Tôm là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Mỹ phân theo mặt hàng, Tôm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng XK của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng đầu năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản (242 triệu USD). Điều này cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm XK của Việt Nam. XK tôm 9 tháng đầu năm nay có chuyển biến rất tích cực, từ mức giảm khá sâu trong cả năm 2009, cả về khối lượng và giá trị (giảm 8,3% và 15,4% tương ứng). Giá trị XK 9 tháng đầu 2010 đạt 376 triệu USD, chỉ thấp hơn không đáng kể so với cả năm 2009. Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất XK vào Mỹ. Kim ngạch XK 7 tháng đàu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị XK của mặt hàng này.Ngoài tôm, cá tra và cá basa, các sản phẩm khác như cá ngừ, trứng cá và cua đều đạt kim ngạch trên 10 triêu USD, các sản phẩm còn lại trị giá 53 triêu USD Biểu đồ 8: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ năm 2004-9T/2010 Nguồn: http://vietfish.org Qua biểu đồ ta thấy, năm 2009, Việt Nam xuất gần 123.000 tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713 triệu USD, tăng 14.6% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. 9 tháng đầu năm 2010. XK thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt trên 108.000 tấn, trị giá 666,66 triệu USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là tốc độ tăng giá trị (37,4%) bằng gần gấp rưỡi so với khối lượng (23,7%). Như vậy thủy sản XK sang Mỹ đã có cải thiện đáng kể về giá và mức độ chế biến sâu. Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam. Những năm gần đây, giá trị XK sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam; riêng 9 tháng đầu năm 2010 chiếm 19%, tăng đáng kể so với mức trên 16% của cả năm 2009. Bảng 3: Số liệu xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2011-2012 Chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu hàng (A) thủy sản sang Hoa Kỳ (tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu hàng(B) thủy sản cả nước (tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch(C)=(A/B)*100 xuất khẩu thủy sản cả nước (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu của (D) Việt Nam sang Hoa Kỳ (tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch (E)=(A/D)*100 xuất khẩu của cả nước sang Hoa Kỳ (%) Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan 6,11 6,09 Cơ cấu xuất khẩu 19,0 19,2 hàng thủy sản của 16,93 19,67 Việt Nam xuất ra 6,9 5,9 thế giới chủ yếu là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS 03.03); phi lê cá & các loại thịt cá khác (HS 03.04); tôm đã và chưa chế biến (HS 16.05 và HS 03.06); mực, bạch tuộc... (HS 06.07); và cá ngừ đã được chế biến (HS 16.04). Thị trường Mỹ mặt dù không tăng mạnh như thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2009 có 182 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát có kim ngạch lớn nhất và đạt 32 triệu USD, công ty đứng thứ 2 là Hùng Vương Vĩnh Long. Điều đáng chú ý là những công ty đứng đầu trong XK thủy sản của Việt Nam không phải là những công ty có kim ngạch XK lớn vào Mỹ. Trong số 15 công ty thủy sản đang niêm yết trên sàn chỉ có 4 công ty XK vào thị trường Mỹ. 1,16 1,17 Bảng 3: Danh sách các công ty có kim ngạch XK lớn nhất vào Hoa Kỳ năm 2010 STT 1 Tên doanh nghiệp Cty TNHH CBTS Minh Phát Gía trị XK USD năm 2010 32.309.440 2 Cty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long 26.090.017 3 23.402.797 4 Cty cổ phần chế biến thủy sản XK Minh Hải Cty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang 5 Cty cổ phần Thủy đặc sản1 7.641.322 6 16.504.093 7 Cty TNHH Công Nghiệp thực phẩm PATAYA Cty TNHH Kim Anh 8 Cty TNHH Tân Thành Lợi 15.513.930 17.658.777 16.083.877 9 10 Cty cổ phần chấ biến và XNK thủy sản Csdovimex Cty cổ phần chế biến thủy sản Út xi 11.094.699 10.878.643 11 Cty cổ phần thủy sản Cà Mau 10.094.253 12 Doanh nghiệp khác 182.759.504 Tổng cộng 380.122.261 Như vậy bất chấp kim ngạch XNK của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng XK thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. 2.3.2. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường NK thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/ năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000 USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường XK tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia XK thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuột, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch XK thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% . Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch XK thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015. Năm 2009, XK thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn. Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà NK thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch XK đạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010. Cơ cấu hàng thủy sản XK sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, Tăng 20%: mực và bạch tuột đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. NB là nước NK nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam. *Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu XK thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị XK) với doanh thu đạt hàng năm 400 triệu USD.Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 của Nhật Bản. Tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho XK tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm.Trong khi NK tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11% thì NK tôm thừ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009. Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam, Việt Nam XK tôm sang NB đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đúng trong top ba nước XK lớn nhất mặt hàng tôm sang NB ( sau Indonesia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm XK đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mử rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm XK sang Nhật Bản. *Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuột: được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do sản phẩm mực, bạch tuột được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vì cậy thời gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế. * Nhóm sản phẩm cá (các ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh): được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạch tuột được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bị hạn chế. Việt Nam đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu ca hồi thay thế. Xuất khẩu cá hồi sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 60 triệu USD. Để tăng cường XK vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hóa và phát triển các mặt hàng thủy sản mới XK sang Nhật Bản như cá hồi, cua huỳnh đế, các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của mặt hàng thủy sản XK Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm XK. 2.4.3 Thị trường EU EU hiện nay là thị trường XK thủy sản chiến lược của Việt NAM, 27 nước thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26 % tổng kim ngạch XK thủy sản của ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sane lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 giảm 4,3% so với năm 2008; trong đó XK vào EU đạt giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước đó. Tuy nhiên mức giảm của thị trường EU vẫn chưa quá mạnh nếu so sánh với kim ngạch XK thủy sản sang Mỹ và NB với mức giảm lần lượt là 7,2% và 12%. Theo nghiên cứu sở dĩ trong năm 2009, XK thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như XK sang Mỹ và NB là bởi nhiều nguyên nhân. + Một là, kinh tế của khối EU trong năm 2009 tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn còn sáng sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ. + Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam đã khá chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Nhờ vậy, đã có thêm 30 doanh nghiệp Việt Nam XK thủy sản vào EU, nâng cao tổng số các doanh nghiệp được XK thủy sản vào thị trường này lên 330. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, XK thủy sản của nước ta trong 6 tháng đầu năm đ ạt 2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kì năm ngoái. Tôm đã trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về giá trị XK mạnh nhất, kim ngạch trong 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng mạnh tới 27,1% so với cùng kì năm ngoái. Nhờ vậy, mặt hàng tôm đã vượt qua cá tra, cá basa để vươn lên vị trí đứng đầu trong nhóm thủy sản của Việt Nam. Có được thành quả này, một phần là nhờ thị trường Mỹ đã phục hồi nhanh, đồng thời do sự cố tràn dầu nên nguồn cung tôm ở châu Mỹ đang sụt giảm nghiêm trọng. Tính trong 6 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ hàng thủy sản số một của Việt Nam vẫn là EU, chiếm 25% tổng kim ngạch XK thủy sản nước ta, tiếp theo là Nhật Bản chiếm 18%, Mỹ đứng thứ ba với 17,1%. Một số thị trường đáng chú ý có mức tăng trướng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Luxembourg, Bulgaria, Slovenia, Romania, Estonia, Australia, Hungary, Slovakia, Anh. Các hỗ trợ về xúc tiến thương mại của Nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…kết hợp với các chương trình quảng bá sản phẩm Việt Nam có tính chiến lược lâu dài. mạnh NK thủy sản từ Việt Nam. Đời sống người dân tăng lên đã khiến Trung Quốc dần trở thành nhà NK thủy sản đáng nể trên phạm vi thế giới trong khi Việt Nam có vị trí 2.4.4 Thị trường khác Hàn Quốc là thị trường duy nhất luôn duy trì mức tăng NK trong suốt nhiều năm qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Đến hết tháng 11/2010, Hàn Quốc đã nhập khẩu 99.600 tấn thủy sản từ Việt Nam, trị giá 334,9 triệu USD, chiếm 7,4% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam, tăng 10,8% khối lượng và 23,3% giá trị. Hiện Hàn Quốc là nhà NK thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Những năm gần đây Hàn Quốc đã nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP đối với thủy sản NK, nhu cầu sản phẩm chế biến cao hơn, với các yêu cầu gần tương đương như Nhật Bản. Dự báo, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt, mặc dù giá bán có thể không cao bằng một số thị trường lớn khác. Trung quốc: Năm 2010 tiếp tục ghi nhận sự tăng địa lí thuận lợi về biên giới chung với Trung Quốc nên rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại và giao lưu buôn bán cung cấp hàng sang thị trường này. Sản phẩm chính Trung Quốc mua là tôm chủ yếu ở dạng sơ chế, và một số loài nhuyễn thể. Dự đoán XK sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ tại các vùng duyên hải nằm gần Việt Nam củ nước này đang tăng lên đáng kể. Thị trường khác: Tiêu thụ mạnh thủy sản của Việt Nam còn có thị trường các nước ASEAN, Úc, Canada, với giá thị NK từ 193 đến 203 triệu USD trong năm 2010. 2.5 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Năm 2010, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều cả về khối lượng và giá trị so với năm 2009. Riêng cá tra, tuy năm 2010 chỉ tăng nhẹ về giá trị, nhưng cũng đã tiến bộ hơn nhiều so với mức giảm -7,6% của năm 2009 2.5.1 Thị trường xuất khẩu tôm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan