Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện nhi tỉnh quảng nam...

Tài liệu Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện nhi tỉnh quảng nam

.PDF
32
426
95

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm có 130 triệu trẻ em ra đời trên toàn cầu, trong đó có 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong, hầu hết trẻ tử vong thuộc các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các yếu tố chính gây tử vong trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển gồm sinh nhẹ cân thường do sinh non, sinh ngạt và nhiễm trùng. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong sơ sinh giảm dần từng thập kỷ nhưng vẫn còn cao, hiện nay ước tính khoảng 17/1000 trẻ sơ sinh ra đời mỗi năm tử vong. Một nghiên cứu gần đây, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong cộng đồng tại các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 6/1000 và nguyên nhân chính gồm sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt và dị tật. Việt Nam nằm trong số 42 nước có số trẻ em tử vong cao nhất thế giới với số lượng ước tính khoảng 63.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hằng năm, trong đó trẻ sơ sinh tử vong chiếm hơn một nửa. Theo báo cáo của Tăng Chí Thượng và cộng sự năm 2006, tỉ lệ các nguyên nhân gây tử vong sơ sinh trong cộng đồng là: sinh non và biến chứng sinh non 46,7%; nhiễm trùng 22,2%; ngạt 15,6%; dị tật bẩm sinh 15,6%. Sinh nhẹ cân là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến tỉ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh. Sinh nhẹ cân có thể do sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tỉ lệ tử vong trong nhóm này vẫn còn cao trên thế giới và Việt Nam. Khả năng sống sót của trẻ sinh nhẹ cân liên quan trực tiếp đến cân nặng và liên quan nghịch với mức độ bệnh tật và tuổi thai.Theo giáo sư Jelka Zupan của WHO, tỉ lệ của trẻ sinh ra nhẹ cân trên thế giới là 16%. Ở những nước kém phát triển tỉ lệ này là 17% - gấp 3 lần so với các nước phát triển (5 - 7%). Trẻ sinh ra nhẹ cân có liên quan đến tỉ lệ tử vong sơ sinh cao. 1 Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2012. Mỗi năm có khoảng 600 - 800 trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại khoa, có khoảng 40 - 60 trường hợp tử vong và bệnh nặng xin về. Trong số trẻ sơ sinh nhập viện có đến khoảng 40% là trẻ non tháng, nhẹ cân. Tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân hiện nay còn khá cao và đang có khuynh hướng gia tăng, cho dù đã có nhiều nỗ lực quản lý và chăm sóc tiền sản. Đây là đối tượng bệnh nhi yêu cầu chăm sóc đặc biệt và thời gian nằm viện kéo dài vì các bệnh lý và biến chứng kèm theo. Các trẻ nhẹ cân khi sinh (cân nặng khi sinh<2500 gam) và rất nhẹ cân khi sinh (cân nặng khi sinh ≤ 1500 gam) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng vì có sự liên quan chắc chắn giữa cân nặng khi sinh với tình hình bệnh tật và tử vong, nhưng hiện tại các nghiên cứu về trẻ nhẹ cân vẫn còn hạn chế tại Việt Nam và tỉnh Quảng Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm bệnh tật và tử vong của trẻ nhẹ cân. 2. Đánh giá một số biện pháp can thiệp trên trẻ nhẹ cân. 3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của trẻ sơ sinh nhẹ cân. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Phân loại trẻ đẻ nhẹ cân 1.1.1.1. Định nghĩa trẻ đẻ nhẹ cân hay trẻ có cân nặng sơ sinh (CNSS) thấp: Là trẻ có cân nặng lúc sinh <2500g theo định nghĩa của WHO. Một số hệ thống phân loại khác nhau đã được đề nghị sử dụng cho phân loại cân nặng khi sinh. Cách phân loại đơn giản nhất là lấy mốc 2500gr trở xuống là cân nặng sơ sinh thấp (CNSST). 1.1.1.2. Phân loại theo tuổi thai khi sinh: Do cách phân loại trên không phân biệt được giữa trẻ sơ sinh đủ tháng nhẹ cân và trẻ sơ sinh nhẹ cân do thiếu tháng. Biểu đồ tham chiếu về cân nặng khi sinh (Reference charts of birth weight) với các tuổi thai khác nhau sẽ xếp loại trẻ sơ sinh thuộc loại bị thấp tuổi thai (gestational age -SGA), thường khi cân nặng lúc sinh của trẻ dưới 10th percentile đối với tuổi thai của cá thể xác định, hay đủ tuổi thai (adequate for gestational age - AGA) hoặc lớn hơn tuổi thai (large for gestational age). 1.1.1.3. Phân loại theo nguyên nhân: Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân chủ yếu trẻ đẻ nhẹ cân là do chậm phát triển bào thai, chỉ có 6,7% do đẻ non. Ngược lại, ở các nước công nghiệp hóa, trẻ đẻ nhẹ cân chủ yếu do nguyên nhân đẻ non. Trẻ đẻ non: Thuật từ đẻ non (premature) để chỉ những trẻ sinh trước 37 tuần thai. Hầu hết trẻ đẻ non có cân nặng dưới 2500gr (không phải tỷ lệ 100%). 3 1.1.2. Định nghĩa suy dinh dưỡng bào thai Trẻ được xếp loại SDDBT khi cân nặng khi sinh dưới 10th percentile của đường cong “cân nặng khi sinh theo tuổi thai” của quần thể tham chiếu quốc tế. Để tránh nhầm lẫn với vấn đề CNSST do đẻ non đơn thuần, Hội đồng chuyên gia của TCYTTG đã đề xuất thuật từ “suy dinh dưỡng bào thai – cân nặng sơ sinh thấp” (viết tắt tiếng Việt là SDDBT-CNSST, viết tắt tiếng Anh là IUGR−LBW) ("Intrauterine Growth Retardation − Low Birthweight") [99] điều này giải thích rằng đứa trẻ đó sinh đúng kỳ (≥ 37 tuần thai) với CNSST (<2.500 g). Thuật từ này thay thế cho thuật từ cũ là “nhỏ so với tuổi thai small - for – gestational - age (SGA)”. Thường rất khó hoặc không thể đánh giá chính xác tuổi thai. Ví dụ, sử dụng phương pháp siêu âm thai so với cách tính kỳ kinh cuối (the last menstrual period (LMP) sẽ làm thấp đi tỷ lệ ước tính của SGA (nhỏ so với tuổi thai) khoảng 30 tới 50% ở các nước phát triển [36][139]. Ở Châu Á, CNSST (bao gồm cả trẻ đẻ non) ước tính chỉ cao hơn SDDBT-CNSST chút ít. Điều đó cho thấy trên thực tế, tỷ lệ CNSST là một chỉ số giá trị của tỷ lệ SDDBT. Phân loại trẻ SDDBT-CNSST không bao gồm trẻ đẻ non bị SDDBT. Vì những lý do này, những trẻ trong nhóm SDDBTCNSST có thể bị tính thấp hơn tỷ lệ thực các trẻ SDDBT. 1.13. Phân loại suy dinh dưỡng bào thai Sự phát triển bào thai được xác định bởi cân nặng sơ sinh, chiều dài sơ sinh, và các kích thước khác như vòng đầu, vòng bụng. Trong tử cung thai nhi phát triển chiều dài tối đa từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 30 và đạt tối đa về cân nặng trong ba tháng cuối của thai kỳ [53]. Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp, hoặc ngắn về chiều dài hoặc cả hai tùy thuộc vào thời điểm thiếu dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai. * Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ sơ sinh (cân nặng theo tuổi thấp) Ở thể này trẻ vẫn có chiều dài, vòng đầu bình thường nhưng cân nặng cơ thể thấp do thiếu mỡ và thỉnh thoảng còn thiếu tổ chức cơ. Nhẹ cân được 4 cho là kết quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng vào giai đoạn muộn của thai kỳ, khi quá trình tích lũy mỡ đang ở giai đoạn gấp gáp nhất. Chỉ 1% trọng lượng cơ thể thai nhi là mỡ ở giai đoạn 26 tuần thai trong khi đó mỡ chiếm tới 12% ở 38 tuần thai. Sự phát triển sau sinh và chức năng ở trẻ sơ sinh nhẹ cân khác biệt rất rõ so với trẻ sơ sinh bị thấp còi. Trẻ bị nhẹ cân trong bào thai có tỷ lệ chết chu sinh cao hơn trẻ thấp còi trong bào thai nhưng nếu sống sót sẽ phát triển tốt hơn. * Suy dinh dưỡng thể thấp còi trong bào thai (chiều cao theo tuổi thấp) Nếu thiếu dinh dưỡng của người mẹ diễn ra trong ba tháng giữa của thai kỳ thì chiều dài, cân nặng và vòng đầu, vòng bụng của trẻ sẽ thấp dưới 10th percentile so với giá trị tham chiếu. Những trẻ này được xếp loại thấp còi trong bào thai. Các nghiên cứu đã chứng minh tình trạng suy dinh dưỡng đặc biệt là SDD thấp còi thường đi kèm với tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng rất xấu đến chức năng miễn dịch. Hậu quả là dẫn tới tăng khả năng nhiễm trùng [122], tổn thường màng tế bào biểu mô được xem là hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp trong trường hợp thiếu vitamin A hoặc do mất cân bằng giữa các tác nhân bảo vệ chống oxy hóa và các nhân tố stress kích thích oxy hóa, nói một cách khác là gây nên các mối nguy cơ cho tình trạng dinh dưỡng, dẫn tới một vòng xoắn bệnh lý. 1.2. Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân trên thế giới: Hàng năm có khoảng 18 triệu trẻ đẻ nhẹ cân được sinh ra, chiếm 14 % tổng số ca đẻ sống trên toàn thế giới. Phần lớn những đứa trẻ đẻ nhẹ cân này sinh ra ở các nước đang phát triển, trong đó các nước Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo kết quả điều tra MICS của các nước từ năm 2003 đến 2008 cho thấy tình hình không có thay đổi nhiều, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân vẫn là 16 % (hoặc 1/6 số trẻ sinh). vùng Nam Á là khu vực có số trẻ sơ sinh nhẹ cân cao nhất, chỉ riêng Ấn Độ đã có tới 7,4 triệu trẻ sơ sinh nhẹ 5 cân. Tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân khác nhau ở từng quốc gia: 3,6 % ở Thuỵ Điển, 10,8 % ở Hungary. Ở Châu Á, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân cao nhất là 43% tại Ấn Độ (Bombay) và thấp nhất là 4,7% tại Nhật bản(UNICEF 2009). 1.2.2. Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân ở Việt Nam Ở Việt nam, số liệu về tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân rất khác nhau giữa các báo cáo thường quy và các số liệu nghiên cứu. 1.2.2.1. Số liệu dựa trên các báo cáo thường quy: Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân chiếm từ 12 đến 14 % vào những năm 1990-1992, năm 1995 là 10,1 %, năm 1996 là 9,8 % và năm 1997 là 9,3 %. Theo tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), năm 1997 tỷ lệ đẻ nhẹ cân ở Việt nam vào khoảng 8,9 % (1). Theo báo cáo của 61 Trung tâm BMTE tỉnh/thành phố năm 2001, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 6,1 %, trong đó cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên 11,5 %, thấp nhất là các tỉnh Duyên hải Miền Trung 3,4 % (2). 1.2.2.2.. Số liệu dựa vào các cuộc điều tra và nghiên cứu tại cộng đồng: Nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến năm 1997 tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 18,8%(3). Theo điều tra 240 xã năm 1999 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 7,3%(2). Qua điều tra tại 8 tỉnh do Viện dinh dưỡng tiến hành năm 2000, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 13,8%(4). Theo dõi hơn 1000 ca đẻ tại các cơ sở y tế của Đà nẵng năm 1998-1999, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 7,1% (5) 6 Bảng 1.1: Tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân năm 1999 Tỉnh/Thành Tổng số Tỉ lệ CNSST (%) Hà Nội 33683 7,4 TP. Hồ Chí Minh 2884 7,1 Hà Nam 10245 14,8 Bắc Cạn 2273 15,5 Hà Tĩnh 4473 23,6 Quảng Bình 1405 16,7 Đắc Lắc 7631 16,7 Tiền Giang 2612 9,2 Tỉ lệ chung 13,8 Theo Đinh Phương Hoà, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân khác nhau từng khu vực, nông thôn có tỷ lệ từ 7,9 % (ở Hà Tây) đến 12,8% (ở Nam Hà), khu vực thành phố có tỷ lệ từ 2,3% (nhà hộ sinh ở Hà Nội) đến 5,6 % (nhà máy dệt Nam Định)(6). Năm 2001-2002, nghiên cứu phối hợp giữa Viện Dinh dưỡng và Trung tâm BMTE/KHHGĐ tại hai huyện trung du của tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 9,6% (Lạng giang - huyện có can thiệp uống viên sắt) và 11,4 % (Yên Dũng - nơi không có can thiệp)(7). Nghiên cứu tiến hành trong năm 2001-2002 tại tất cả các cơ sở y tế của thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 5,8%(8). Nghiên cứu 813 trẻ sơ sinh đẻ tại 30 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng năm 2001 cho thấy tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân là 11,6 % (nam: 10,4%, nữ: 12,8%)(9). Nghiên cứu 228 trẻ sơ sinh tại 4 xã miền 7 núi thuộc huyện Yên Thế - Bắc Giang năm 2003- 2004 cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là 10,8 %, không có khác biệt giữa tỷ lệ này ở nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Nùng (10). 1.2.2.3. Số liệu thống kê và nghiên cứu lâm sàng, bệnh viện: Số liệu thống kê về tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) sinh qua các năm đều cao, dao động trong khoảng từ 12-15,5%. Bảng 1.2. Số liệu về trẻ sơ sinh nhẹ cân từ 1995 đến 2000 của Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) Năm Tổng số đẻ Trẻ < 2500 g Tỉ lệ % 1995 7460 1023 13,7 1996 7478 865 11,6 1997 7440 943 12,7 1998 7266 1130 15,5 1999 7436 1071 14,4 2000 3844 547 14,2 Năm 2002, Viện Dinh dưỡng phối hợp với Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh triển khai theo dõi trọng lượng sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng của sản phụ đến đẻ tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 11,08 %(11). 1.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước Với đề tài “Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện Từ Dũ”, tiến sĩ Ngô Minh Xuân và cộng sự nghiên cứu cắt ngang với phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sơ sinh. Kết quả: Từ tháng 8/2007 đến tháng 7/2008 có 4187 trẻ sơ sinh hội đủ tiêu 8 chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi thai và cân nặng trung bình là 32,48 ± 7,5 tuần và 1927,7 ± 410,6 gram (tương ứng). Tỉ lệ tử vong chung trước khi xuất viện là 5,6%. Về tỉ lệ bệnh tật: Trẻ ngoại viện chiếm 1,7%, suy hô hấp(SHH): 20,1%, nhiễm trùng sơ sinh: 9,5%, suy dinh dưỡng bào thai: 6,2%. Các biện pháp can thiệp nội khoa bao gồm: Corticoid tiền sản: 3,8%, surfactant: 1,3%, thở máy: 4,8%, thở NCPAP: 11,2% trong tổng số trẻ nhập khoa. Trong phương trình hồi quy cuối cùng: Mẹ bị cao huyết áp hoặc tiền sản giật (OR=0,46, p=0,000) là yếu tố bảo vệ còn SHH nặng phải thở máy(OR=24,69, p=0,000) là yếu tố làm gia tăng nguy cơ tử vong. Tác giả kết luận: Tỉ lệ tử vong chung của các trẻ nhẹ cân là 5,6%, tỉ lệ này đạt ở mức thấp nhất (1,09%) ở các trẻ có cân nặng khi sanh410,6 gam và 32,48Nghiên cứu cắt ngang: Mô tả và phân tích. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sơ sinh. Kết quả. Từ tháng 8/2007 đến tháng 7/2008 có 4187 trẻ sơ sinh hội đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi thai và cân nặng trung bình là 1927,7 >1500 gram, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn khá cao (25,26%) ở các trẻ ≤ 1500 gram. Trần Sophia nghiên cứu tỉ lệ, một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số biện pháp can thiệp ở Cần Thơ năm 2005 cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh gái nhẹ cân là 10,57 ± 0,99% và trẻ trai là 8,83 ± 0,94%, sự khác biệt giữa 2 tỉ lệ là có ý nghĩa thống kê. 9 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm tất cả trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram nhập viện tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014. 2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Tuổi sơ sinh (0 ngày - 28 ngày tuổi) bao gồm [20]: + Giai đoạn sơ sinh sớm: từ 0 ngày - 7 ngày tuổi. + Giai đoạn sơ sinh muộn: từ > 7 ngày - 28 ngày tuổi. - Và cân nặng lúc sinh < 2500 gram 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Không có tiêu chuẩn loại trừ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và phương pháp nghiên cứu bệnh chứng. 2.2.2. Định nghĩa các biến: - Thời gian nghiên cứu được tính từ khi trẻ nhập khoa sơ sinh cho đến khi xuất viện. - Sống và tử vong được mã hóa theo 2 giá trị: 0: sống; 1: tử vong. - Tuổi mẹ được chia thành 2 mức: 0: 20 - 35 tuổi; 1: < 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi. - Nơi sinh: Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các trung tâm y tế huyện. - Sinh đơn thai: Mẹ chỉ sinh 1 trẻ. - Cách sinh: Sinh mổ so với các cách sinh khác. - Ối vỡ sớm: Thời gian từ khi ối vỡ đến sinh ≥ 18 giờ. 10 - Cao huyết áp và tiền sản giật: mẹ bị cao huyết áp hoặc tiền sản giật trong thai kỳ. - Suy hô hấp được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và Xquang. - Kháng sinh phổ rộng được dùng cho các trường hợp nhiễm trùng sơ sinh. - Bệnh phổi mãn tính: Tất cả các trẻ phải thở oxy ≥ 28 ngày. - Suy dinh dưỡng bào thai: Cân nặng khi sinh dưới percentile thứ 10 khi sử dụng chuẩn phát triển bào thai của Luchenko (Hoa Kỳ). 2.2.3. Phương tiện thu thập số liệu: Mẫu thu thập số liệu mẹ, con. 2.2.4. Các bước tiến hành: - Chọn bệnh đủ tiêu chuẩn. - Thu thập các thông tin theo mẫu thiết kế trước. - Đánh giá các yếu tố nguy cơ tử vong bằng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng: + Nhóm bệnh: Trẻ sơ sinh nhẹ cân tử vong hoặc bệnh nặng xin về. + Nhóm chứng: Trẻ sơ sinh nhẹ cân sống ra viện. 2.2.4. Đánh giá kết quả: * Đánh giá, phân loại trẻ sơ sinh: Tùy mức độ trưởng thành và tình trạng dinh dưỡng - dựa trên tuổi thai, cân nặng, chiều cao và vòng đầu tương ứng tuổi thai theo biểu đồ Lubchenco - sơ sinh được phân làm ba loại [20]: - Sơ sinh đủ tháng: gồm có ba loại: + Sơ sinh đủ tháng cân nặng tương ứng tuổi thai: • Tuổi thai: 38 - 42 tuần. • Cân nặng: ≥ 2500gram. 11 • Chiều cao tương ứng tuổi thai trên biểu đồ Lubchenco (Từ mức 10 - 97). • Vòng đầu tương ứng tuổi thai trên biểu đồ Lubchenco. + Sơ sinh đủ tháng cân nặng thấp so với tuổi thai và/ hoặc suy dinh dưỡng bào thai: • Tuổi thai 38 - 42 tuần. • Cân nặng < 2500 gram. • Và/ hoặc chiều cao và/ hoặc vòng đầu dưới mức tuổi thai đối chiếu trên biểu đồ Lubchenco (Có ít nhất hai chỉ số dưới 10). + Sơ sinh đủ tháng cân nặng lớn hơn so với tuổi thai: • Tuổi thai 38 - 42 tuần. • Cân nặng trên mức 97 của biểu đồ Lubchenco. - Sơ sinh đẻ non: có ba loại: + Sơ sinh đẻ non cân nặng tương ứng tuổi thai < 28 tuần, 28 - 32 tuần: • Tuổi thai < 28 tuần, 28 - 32 tuần. • Cân nặng tương ứng tuổi thai. + Sơ sinh đẻ non 33 - 37 tuần cân nặng tương ứng tuổi thai: • Tuổi thai 33 - 37 tuần. • Cân nặng tương ứng tuổi thai. + Sơ sinh đẻ non 33 - 37 tuần cân nặng thấp so với tuổi thai: • Tuổi thai 33 - 37 tuần. • Cân nặng thấp so với tuổi thai. - Sơ sinh già tháng: + Tuổi thai > 42 tuần. + Da bong khi miết nhẹ hoặc bong tự nhiên. 12 + Móng tay, móng chân dài; vàng úa hoặc xanh thẫm màu phân su. + Cuống rốn vàng úa hoặc xanh thẫm màu phân su. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được mã hóa và xử lý trên máy vi tính, sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 11.5. - Nhập dữ liệu với chương trình Enter data. - Xử lý số liệu với chương trình Analysis. - Tính tỷ lệ phần trăm các biến cần nghiên cứu bằng Tables of frequencies. - Sử dụng tỷ suất chênh OR để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong. - Sử dụng kiểm định Independent-samples T-test để so sánh 2 giá trị trung bình. Sự khác biệt của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng sẽ có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05. - Lập bảng trình bày, phân tích. - Vẽ biểu đồ minh họa. * Các công thức sử dụng: - Công thức tính tỷ lệ: k P= ― N Trong đó k là tần suất; N là cỡ mẫu. - Công thức tính giá trị trung bình: X 1 n  Xi n i 1 Với X i  X 1  X 2  ...  X n 13 - Công thức tính độ lệch chuẩn: 1 n  Xi  X n  1 i 1  SD   2 - Công thức kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ: n 2   Q  L ) i 2 i Li i 1 Với Q là tần số quan sát, L là tần số lý thuyết. • Đánh giá: p  0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. p  0,05 hoặc 0,01; 0,001: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Công thức tính Independen T - test: (X1 – X 2) – (µ1 - µ2) t= Sx1 –x2 + Test thống kê: [|AD - BC|- N/2 ]2 N χ2 = (N1)(N 2)(M1)(M2) + Ý nghĩa thống kê của χ2: • p < 0,05; (Tra bảng χ2 với bậc tự do bằng 1). • χ2 = 3,841 p = 0,05. 14 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu 274 trường hợp sơ sinh nhẹ cân nhập viện điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Quảng Nam từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014, chúng tôi có được những kết quả như sau: 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân 274 31.24% Nhẹ cân Không nhẹ cân 603 68.76% Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân trên sơ sinh nhập viện Nhận xét: Có 274 trường hợp sơ sinh nhẹ cân chiếm tỷ lệ 31,24% và 603 trường hợp là sơ sinh không nhẹ cân chiếm tỷ lệ 68,76%. Tỷ lệ không nhẹ cân: nhẹ cân là 2,2/1 (p < 0,001). 15 3.1.2. Giới tính 112 40.88% 162 59.12% Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính Nhận xét: Có 162 trường hợp là nam giới chiếm tỷ lệ 59,12% và 112 trường hợp là nữ giới chiếm tỷ lệ 40,88%. Tỷ lệ nam: nữ là 1,45/1 (p < 0,05). 3.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG CỦA TRẺ NHẸ CÂN 3.2.1. Phân bố theo tuổi thai Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai Tuổi thai Số lượng Tỷ lệ % < 28 tuần 24 8,76 28-32 tuần 116 42,34 33- 37 tuần 95 34,67 > 37 tuần 39 14,23 274 100 Tổng số Nhận xét: Trẻ có tuổi thai từ 28 - 32 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (42,34%), trẻ đủ tháng có cân nặng thấp chiếm 14,23%. 16 3.2.2. Phân bố theo cân nặng 90 81.02 80 70 60 50 40 30 14.6 20 10 4.38 0 < 1000gr 1000-<1500gr 1500gr-<2500gr Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng Nhận xét: Có 162 trường hợp là nam giới chiếm tỷ lệ 59,12% và 112 trường hợp là nữ giới chiếm tỷ lệ 40,88%. Tỷ lệ nam: nữ là 1,45/1 (p < 0,05). 17 3.2.2. Phân bố theo bệnh tật Bảng 3.2. Phân bố theo bệnh tật của trẻ nhẹ cân Bệnh lý Số lượng Tỷ lệ % Chậm phát triển trong tử cung 90 32,85 Suy hô hấp 139 50,73 Vàng da bệnh lý 192 70,07 Nhiễm trùng 207 75,55 Hạ đường máu 76 27,74 Xuất huyết 68 24,82 ROP cần mổ 2 0,73 Rối loạn điện giải 27 9,85 Viêm ruột hoại tử 9 3,28 Đa hồng cầu 12 4,38 Dị tật kèm theo 23 8,39 Hạ thân nhiệt 87 31,75 Nhận xét: Trẻ bị nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là vàng da bệnh lý, suy hô hấp, suy dinh dưỡng bào thai, hạ thân nhiệt… 18 3.2.3. Tử vong trẻ nhẹ cân 3.2.3.1. Tỷ lệ tử vong chung 42 15.33% Tử vong Sống 232 84.67% Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tử vong trẻ nhẹ cân Nhận xét: Tử vong chiếm tỷ lệ 14,6%. 3.2.3.2. Tử vong theo cân nặng 100 91.67 88.46 90 90 80 Sống Tử vong 70 60 50 40 30 20 8.33 11.54 10 10 0 <1000gr 1000-<1500gr 1500-<2500gr Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tử vong theo cân nặng Nhận xét: Trẻ càng thấp cân, tỷ lệ tử vong càng cao. 19 3.2.3.3. Phân bố theo nguyên nhân tử vong Bảng 3.3. Phân bố theo nguyên nhân tử vong Nguyên nhân tử vong Số lượng Tỷ lệ % Non tháng 24 60 Ngạt 3 7,5 Nhiễm trùng 9 22,5 Dị tật bẩm sinh 4 10 40 100 Tổng số Nhận xét: Trẻ nhẹ cân tử vong do non tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là nhiễm trùng. 3.2. MỘT SỐ CAN THIỆP Ở TRẺ NHẸ CÂN Bảng 3.4. Một số can thiệp ở trẻ nhẹ cân Can thiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Bơm Surfactant 7 2,55 Thở CPAP 89 25,55 Thở máy 47 17,15 Đặt catheter tĩnh mạch rốn 132 48,18 Nhận xét: Trẻ nhẹ cân tử được đặt catheter tĩnh mạch rốn chiếm 48,18%. Chỉ có 2,55% số trẻ non tháng can thiệp Surfactant ngoại sinh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan