Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công m...

Tài liệu Tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ atextport tại thị trường eu

.DOC
33
276
72

Mô tả:

Tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ATEXTPORT tại thị trường EU 1 lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động ngoại thương đã và đang có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngân sách đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước. Là sản phẩm của ngành thủ công truyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc nên gốm sứ không chỉ là sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hoá của các dân tộc. Vì vậy, gốm sứ có nhu cầu ngày càng cao ở cả trong và ngoài nước theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này trên cả thị trường nội địa và quốc tế là vô cùng quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tại thị trường EU của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT em hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển của công ty. Cùng với kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian thực tập tại công ty em xin chọn đề tài: “ Tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ATEXTPORT tại thị trường EU ” * Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trên thị trường EU qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2005-2007 cùng với các đặc điểm của thị trường EU, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ này. 2 * Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tại thị trường EU của Công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT trên thị trường EU giai đoạn 2005-2007. * Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã sử dụng các phương pháp sau: Nghiên cứu tài liệu về thị trường EU, gốm sứ, các báo cáo kinh doanh xuất khẩu của công ty. Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thực tế tình hình kinh doanh xuất khẩu gốm sứ tại Công ty ARTEXPORT. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh số liệu các mặt hàng gốm sứ được xuất sang tiêu thụ tại thị trường EU của công ty trong những năm gần đây. * Kết cấu Đề tài được thực hiện có kết cấu gồm 3 phần, không kể phần mở đầu và kết luận. Chương1: Tổng quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXTPORT Chương 2: Thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ trên thị trường EU tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT Chương 3: Nhật ký thực tập Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo và các cô chú trong công ty xem xét góp ý để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Chương I Tổng quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXTPORT I) Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport được thành lập theo quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương( nay là Bộ Công thương). Đơn vị được tách ra từ Tổng công ty XNK tạp phẩm (TOCONTAP). Dưới sự lãnh đạo và giúp đỡ của Bộ Thương mại, công ty đã sớm ổn định tổ chức, bước đầu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản xuất, thu mua, kinh doanh XNK độc quyền hàng thủ công mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Thời kỳ những năm 1964- 1975: bước đầu đi ra thị trường thế giới với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN và đã có được 600000 rúp đôla kim ngạch XK chỉ sau 1 năm thành lập. Cũng thời gian này công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới như Nhật Bản, Hông Kông,…. Kim ngạch xuất khẩu của Artexport năm 1968 đã lên đến 6 triệu rúp đôla, tăng 10 lần chỉ sau 4 năm thành lập. Đến lúc này Artexport ngoài trụ sở chính tại Hà Nội còn có một chi nhánh ở Hải Phòng và ba xí nghiệp thành viên. Những năm 70 chiến tranh xảy ra ác liệt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn không ngừng tăng. Sau 10 năm đi vào hoạt động lao động làng nghề phục vụ sản xuất và làm hàng xuất khẩu Artexport đã tăng từ 2 vạn lên 20 vạn người. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc thời kỳ này, công ty đã được Bộ Ngoại thương, Công đoàn tặng cờ thi đua và nhiều bằng khen. Thời kỳ 1976-1986: Các khu vực trọng điểm hàng xuất khẩu của Artexport tại Sài Gòn, Biên Hoà, Mỹ Tho, Đồng Tháp… thường đạt tổng mức 4 trên 30 triệu rúp đôla mỗi năm. Trong khi đó tại miền Bắc, công ty cũng liên tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu các ngành nghề như dâu tằm, thảm len, thêu, sơn mài… Thời kỳ từ sau 1986 là thời kỳ của công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của Artexport lên tới 98 triệu rúp đôla, chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành. Từ những năm 1990, việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường diễn ra ngày càng sâu sắc. Năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu khiến công ty mất tới 85% thị trường xuất khẩu hàng hoá của mình. Để tháo gỡ khó khăn, công ty kí hợp đồng theo phương thức đổi hàng ngoài Nghị định thư, giải phóng được nguồn hàng trong nước và mở ra được cơ hội làm ăn mới. Năm 2001, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiện khủng bố 11/9 ở nước Mỹ khiến sức mua của thị trường giảm đáng kể, việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn... Chấp nhận cạnh tranh, công ty tập trung khai thác triệt để nguồn nguyện liệu trong nước để giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, đầu tư có chiều sâu cho việc sáng tác mẫu và sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó công tác cán bộ luôn được coi trọng hàng đầu: đổi mới, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chú trọng trẻ hoá cán bộ. Với những định hướng và giải pháp đồng bộ trên đến nay công ty đã mở rộng thị trường ra 40 nước trên thế giới. Công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản, cho thuê tài chính.... II) Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình * Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. 5 Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty trước pháp luật cũng như trước Bộ chủ quản. Hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách tài chính và phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ. * Các phòng ban chức năng: - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty. Nghiên cứu xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng để trình giám đốc. - Phòng Tài Chính- Kế hoạch: thực hiện các chức năng chủ yếu như: Lập và quản lý kế hoạch thu- chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch trong toàn công ty, quản lý các loại vốn và các quỹ tập trung của toàn công ty, tham gia nhận bảo toàn vốn và phát triển vốn của công ty, tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong công ty,… - Ban xúc tiến thương mại: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường, tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ... - Các phòng nghiệp vụ: Các phòng này thực hiện kinh doanh các mặt hàng đặc trưng cho phòng mình theo đúng như tên gọi. Các phòng này cũng tự mình thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp như tìm kiếm khách hàng, kí kết hợp đồng, đến các cơ sở sản xuất triển khai hợp đồng và tiến hành thực hiện hợp đồng. - Các phòng tổng hợp: Các phòng này trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch, phương án đã được giám đốc phê duyệt. Các phòng XNK này thực hiện tất cả các bước của một thương vụ kinh doanh từ việc chào hàng, kí kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng và thanh toán. 6 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty ĐạI HộI Cổ ĐÔNG CHủ TịCH HĐQT BAN KIểM SOáT HĐQT TổNG GIáM ĐốC PHó TổNG GIáM ĐốC QUảN Lý PHụC vụ KhốI KINH DOANH CHI NHáNH PHòNG TCKT PHòNG XNK TH1 CHI NHáNH HảI PHòNG PHòNG TCHC PHòNG XNK TH2 VPĐD Đà NẵNG BAN XúC TIếN PHòNG XNK TH3 CHI NHáNH TP HCM PHòNG XNK TH5 PHòNG XNK TH9 PHòNG XNK TH10 PHòNG CóI NGÔ KhốI liên doanh doanhdoanhVụ CÔNG TY TNHH FABI SECRET VIệT NAM Xưởng sản xuất PHòNG THÊU REN Xưởng thêu PHòNG GốM Sứ Chi nhánh cty cp xnk tcmn-xn sx xk hàng tcmn PHòNG Mỹ NGHệ Xưởng gỗ đông mỹ 7 - Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh và các xưởng sản xuất. Công ty có 3 chi nhánh đó là: Chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Các chi nhánh cũng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chung của công ty gồm kinh doanh XNK trực tiếp và XNK uỷ thác. Công ty có 2 xưởng là xưởng thêu và xưởng gỗ. Các xưởng sản xuất thực hiện chức năng tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu. III) Chức năng và nhiệm vụ của Công ty * Chức năng của doanh nghiệp: - Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng được Nhà nước và Bộ Thương Mại cho phép. - Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp, công nghệ phẩm, dệt may, các sản phẩm liên doanh, liên kết và các mặt hàng khác theo quy định của Bộ Thương Mại và Nhà nước. - Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị văn phòng,... - Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh các mặt hàng Nhà nước cho phép. - Làm đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước, kinh doanh khách sạn, văn phòng làm việc theo quy định của Nhà nước. * Nhiệm vụ của doanh nghiệp: 8 - Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhà nước và của Bộ Thương Mại. IV) Khả năng, lợi thế của ARTEXTPORT: * Đội ngũ nhân viên có trình độ cao Với tiêu chí “ khách hàng là trọng tâm ", công ty đã có trong tay đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gồm 161 người, được tuyển chọn từ các cá nhân có khả năng và kinh nghiệm phong phú trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có 149 người được đào tạo chính quy từ các trường đại học trong và ngoài nước.Bồi dưỡng và phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của họ là một trong những mục tiêu mà Công ty theo đuổi nhằm đáp ứng các tiêu chí của hội nhập vững bước đón đầu cơ hội và thách thức của thương trường đầy biến động.Lực lượng này giúp cho Công ty duy trì sự đồng nhất ở mức độ cao, hoàn thành tốt công việc, đáp ứng cao nhu nhất nhu cầu của khách hàng. * Tính ưu việt trong khả năng tiếp cận thị trường và khách hàng 9 Artextport là một trong những công ty đi đầu ở Việt Nam trong việc năng động tổ chức và tham gia hiệu quả tại các hội chợ Thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng năm công ty tham gia trên 10 hội chợ lớn nhỏ, tiếp cận và nắm bắt trực tiếp nhu cầu của khách hàng, mở rộng quan hệ đối tác làm ăn với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh lớp cán bộ am hiểu và nhanh nhạy với thị trường, Công ty còn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài, phòng Thương mại Công nghiệp của các nước Đức, Nhật, Pháp...nên có rất nhiều lợi thế trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường cũng như làm việc với bạn hàng trong và ngoài nước. *Uy tín cao trong thực hiện hợp đồng Artextport luôn đề cao uy tín Công ty trong từng hợp đồng ký kết với khách hàng. Khi thực hiện hợp đồng với Artextport khách hàng sẽ đạt được sự thoả mãn cao nhất, nhận được những mặt hàng đúng với yêu cầu trong khoảng thời gian thoả thuận, thanh toán nhanh chóng và thuận tiện. Chương II Thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artextport tại thị trường EU I) Tổng quan về mặt hàng gốm sứ và thị trường EU 1) Đặc điểm về mặt hàng gốm sứ và tiềm năng sản xuất, xuất khẩu a) Đặc điểm mặt hàng gốm sứ Cách đây hàng nghìn năm, từ khi mới xuất hiện gốm đã được biết đến như là vật dụng tối cần thiết, quen thuộc và gắn bó với bao thế hệ người Việt Nam.Càng ngày nhu cầu sử dụng đồ gốm như một thứ đồ trang trí lịch sự, trang nhã càng tăng theo sự phát triển kinh tế và mức sống của người tiêu dùng.Sản phẩm gốm ngày càng xuất hiện nhiều ở các xứ sở xa xôi, nơi gốm 10 được nâng niu, trân trọng vì những giá trị nghệ thuật truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc. Gốm sứ là sản phẩm đòi hỏi về màu sắc, chất liệu rất cao. Một sản phẩm gốm sứ đẹp phải là một sản phẩm có nước men bóng láng, màu sắc đường nét, họa tiết và kích thước mẫu mã thanh nhã, nhẹ nhàng, đồng thời chất liệu làm nên sản phẩm phải mịn màng, không lẫn tạp chất. Là một doanh nghiệp đi dầu trong lĩnh vựuc xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, trong những năm qua Artextport luôn cố gắng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Xưởng gốm Bát Tràng là một liên doanh sản xuất đồ gốm xuất khảu của Công ty thu hút nhiều lao động có tay nghề cao và được đầu tư một lò gốm hiện đại sử dụng gas, cho ra lò những sản phẩm theo ý muốn đạt trên 90% chất lượng. Sản phẩm lò gas không làm mất đi các giá trị truyền thống mà còn tạo bước đột phá tăng nhanh tốc độ phát triển cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. b) Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu Nghề gốm cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam có lợi thế rất lớn đó là nguyên vật liệu hầu hết có sẵn trong nước chỉ phải nhập khẩu 3-5% từ bên ngoài. Tuy vậy nói đến gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam phải khẳng định là phần lớn các cơ sở sản xuất đều là các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, năng lực cung cấp còn thấp. Nhưng trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã biết phát huy được lợi thế của mình, đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường ngày càng tốt hơn. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ của Công ty phần lớn là các nước thuộc hệ thống XHCN, chỉ có số ít là các nước TBCN.Khi các nước XHCN bị khủng hoảng, thị trường thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh chào bán sản phẩm cho các khách hàng thuộc khối TBCN. Bước đầu chỉ có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, úc, về sau càng ngày các thị trường càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài 11 Loan, Newzeland, Singapore, Angieri, Nam Phi... với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm ( Năm 2000 đạt 3.772.001 USD chiếm tỷ trọng 33,51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty, năm 2002 đạt 3.434.665 USD chiếm tỷ trọng 32,87%) Nhũng năm gần đây kim ngạch hang gốm xuất khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài....Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. 2) Tìm hiểu về thị trường EU Thị trường EU chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại Việt Nam. Một thị trường rộng lớn với 27 nước thành viên có gần 500 triệu dân với tổng GDP là 11,6 nghìn tỷ EURO(năm 2007), thu nhập bình quân thuộc hàng cao nhất thế giới, là thị trường đầy tiềm năng của các công ty xuất khẩu nói chung và Công ty ARTEXPORT nói riêng. Đây là thị trường thống nhất về thể chế quy định hải quan nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàng khác là rất cao, tuy nhiên mỗi nước thành viên EU có bản sắc văn hoá riêng dẫn đến sở thích thị hiếu thói quen tiêu dùng khác nhau. Trong quá trình phát triển của mình xu hướng tiêu dùng của người dân EU đã có nhiều thay đổi về mẫu mốt, kiểu dáng, màu săc... Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng EU đòi hỏi trong sản phẩm phải chứa đựng các đặc trưng văn hoá dân tộc mỗi quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu giao lưu văn hoá. Ngoài ra EU còn rất quan tâm đến tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã sản phẩm. EU là thị trường hấp dẫn các nhà xuất khẩu nhưng cũng là thị trường khó tính có nhiều yêu cầu, thích tiêu dùng các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, có giá trị văn hoá và mang tính an sinh xã hội cao. -Về dân số: EU là thị một trường rộng lớn, có tốc độ tăng dân số hàng năm cao do đó nhu cầu tiêu thụ hàng hoá mỗi năm cũng không ngừng tăng 12 lên. Đồng thời do mặt hàng gốm sứ có đặc điểm là vừa có thể dùng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa có thể dùng làm đồ trang trí nhà cửa hay đơn giản chỉ để thoả mãn sở thích của cá nhân hay làm quà du lịch nên nó phù hợp với mọi lứa tuổi -Về văn hoá: Với đặc điểm là một thị trường đa dạng trong sự thống nhất nên EU có một nền văn hoá vô cùng phong phú. Mỗi nước thành viên trong EU có một nền văn hoá riêng biệt một phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng gốm sứ cũng khác nhau. Có thể khác nhau về chủng loại hàng hoá, về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,…tuỳ thuộc vào cá nhân của mỗi nước. -Về tình hình kinh tế: Liên minh EU là khối thương mại lớn nhất thế giới chiếm trên 19% thương mại toàn cầu, là nguồn cung cấp 56% và tiếp nhận 24% tổng FDI toàn thế giới. EU luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hoá. Kim ngạch nhập khẩu luôn đứng trong tốp năm thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 23 nghìn EURO/năm nên sức mua ở thị trường này luôn rất lớn. Hiện nay nền kinh tế có những biến đổi mạnh mẽ nhưng theo dự báo tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU vẫn sẽ ổn định và gia tăng trong tương lai nên đây vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn, có nhiều cơ hội cho công ty gia tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và gốm sứ nói riêng. - Mối quan hệ giữa Việt Nam–EU: Trong những năm gần đây quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Eu ngày càng tốt đẹp, nhiều hợp tác song phương, đa phương,... đã được ký kết. Nhờ những mối quan hệ này mà thị trường EU đã có những chính sách thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các công ty Việt Nam, nhờ đó Công ty ARTEXPORT cũng đã gia tăng được thêm nhiều đơn hàng qua đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu gốm sứ và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. - Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng EURO: Là một thị trường liên minh lớn nhất thế giới lên ngay từ khi ra đời đồng tiền chung EURO đã có giá trị rất cao. So với đồng EURO đồng tiền Việt Nam luôn bị mất giá nghĩa là giá cả sản phẩm gốm sứ của công ty trên thị trường nội địa sẽ 13 rẻ tương đối so với sản phẩm gốm sứ cùng loại trên thị trường EU. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu sang thị trường EU công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, EU là thị trường hấp dẫn trong xuất khẩu gốm sứ cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. II) Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm 2005-2007 Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2007 Đơn vị tính:VNĐ So sánh năm 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng doanh thu (01) Các So sánh năm 2006/2005 Chênh lệch TT% 608.152.369.475 583.571.043.808 628.049.784.658 - - - (24.581.325.66 7) 2007/2006 Chênh lệch TT (4,04) 44.478.740.850 khoản giảm trừ - - (03) 1-Doanh thu thuần (10=01-03) 583.571.043.808 628.049.784.658 (24.581.325.667 ) 608.152.369 2-Gía .475 vốn hàng bán (11) 3-Lợi tức gộp 44.478 (4,04) 556.063.044.663 533.547.226.691 569.044.109.358 (22.515.817.972) (4,05) 35.496.882.667 52.089.324.812 50.023.817.117 59.005.675.300 (2.065.507.695) (3,97) 8.981.858.183 67,85 động tài chính (21) 5-Chi phí tài 7,62 50 (20=10-11) 4-Doanh thu hoạt .740.8 4.539.865.985 7.619.954.304 4.203.486.862 3.080.088.31 (3.416. 9 467.44 (4,84) 2) 11.148.639.153 13.091.464.724 10.817.567.862 chính 14 1.942.825.571 17,43 (2.273.899.862) ( (22) 6-Chi bán (24) 7-Chi quản doanh nghiệp phí hàng 28.146.096.793 24.288.182.376 28.067.002.826 (3.857.914.417) (13,71) 3.778.820.450 13.521.676.701 13.391.779.674 14.803.165.786 (129.897.027) (0,96) 1.411.386.112 phí lí (25) Từ bảng 1 ta thấy : Trong ba năm 2005, 2006, 2007 chỉ tiêu tổng mức doanh thu tăng giảm không đều. Năm 2006 tổng mức doanh thu giảm so với năm 2005 là 24.581.325.667 đồng tương ứng với mức giảm là 4,04 %. Sự sụt giảm này là do năm 2006 doanh thu uỷ thác và doanh thu từ hàng nhập khẩu giảm. Mặt khác năm 2006 công ty đã tập trung đầu tư kinh doanh một số lĩnh vực mới như bất động sản tài chính, lĩnh vực này lại phải thu hồi vốn trong thời gian dài chi phí ban đầu cao do đó đã làm cho tổng doanh thu cả năm 2006 giảm so với năm 2005. Năm 2007 tổng mức doanh thu của toàn công ty đạt 628.049.784.658 đồng vượt so với năm 2006 là 44.478.740.850 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,62%. Doanh thu tăng là do công ty đã giải quyết tốt những khó khăn về thị trường tiêu thụ. Công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều thương nhân mới nên đã đưa số lượng thị trường xuất khẩu của công ty tăng lên. Bên cạnh đó công ty đã duy trì xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như cói, mây tre, gốm sứ, thêu ren,…cho các thị trường như Đức, Bỉ , Hà Lan, Pháp,….Đồng thời do trong ba năm không có các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần của công ty không có gì thay đổi so với tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2006 giảm 22.515.817.972 đồng so với năm 2005 tương ứng 4,05%. Giá vốn năm 2007 tăng 44.478.740.850 đồng 15 tương ứng với 6,65% so với năm 2006 là do năm 2007 giá xăng dầu thế giới biến động mạnh làm giá hoá chất thế giới tăng cao nên công ty phải mua nguồn nguyên phụ liệu với giá cao. Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. Chính vì vậy, lợi nhuận gộp qua ba năm cũng tăng giảm không đều. Năm 2006 giảm 2.065.507.695 đồng so với năm 2005 tương ứng 3,97 %. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 35.496.882.667 đồng tương ứng với 32,65%. Tổng mức chi phí của công ty trong ba năm cũng có những thay đổi không đều. Năm 2005 tổng mức chi phí của công ty là 52.837.308.452 đồng, tổng chi phí năm 2006 là 50.888.195.268 đồng giảm 1.949.113.384 đồng so với năm 2005 tương ứng với 3,69%. Có sự sụt giảm chi phí như vậy là do có sự cố gắng nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nhằm hoàn thiện các khâu trong quá trình tổ chức và tiêu thụ qua đó làm giảm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng mức chi phí năm 2007 là 53785442838 đồng tăng 2897247570 đồng tương ứng với 5,69%. Nguyên nhân tổng chi phí năm 2007 tăng là do tình hình xuất khẩu trên thị trường thế giới không ổn định, chi phí nguyên phụ liệu tăng cao đồng thời chi phí vận tải chi phí bảo hiểm tăng. Mặt khác hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn là hàng cồng kềnh thị trường xuất khẩu có vị trí địa lí xa, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên các hoạt động xúc tiến như tham gia hội chợ quốc tế,… rất tốn kém làm cho các khoản chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác tăng cao. Mức tăng của chi phí nhỏ hơn nhiều mức tăng của tổng doanh thu chứng tỏ công ty sử dụng chi phí có hiệu quả. Về lợi nhuận, năm 2006 so với năm 2005 tăng 2912210601 đồng tương ứng với 68,51%. Qua đây ta thấy năm 2006 là năm doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mặc dù doanh thu giảm 4,04% so với năm 2005 nhưng do quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng. 16 Năm 2007 lợi nhuận doanh nghiệp đạt 9458497 đồng tăng 32,05% so với năm 2006 mặc dù chi phí năm 2007 cao hơn. Lợi nhuận của công ty qua ba năm tăng liên tục chứng tỏ công ty đã biết tận dụng những cơ hội của mình để vượt qua khó khăn làm ăn có hiệu quả. III) Phân tích thực trạng tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của Artextport tại thị trường EU 1) Phân tích chung kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ tại thị trường nước ngoài của công ty theo cơ cấu thị trường Gốm sứ là mặt hàng mà công ty kinh doanh ngay từ khi mới thành lập. Từ chỗ chỉ có vài ba thị trường xuất khẩu đến nay mặt hàng gốm sứ của công ty đã được tiêu thụ trên 15 quốc gia. Trong đó mặt hàng này chủ yếu được tiêu thụ tại một số nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, tại thị trường EU và một số thị trường lớn khác như Mỹ.Ta có bảng kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty trên các thị trường như sau: Bảng 2: Kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty theo cơ cấu thị trường Đơn vị: USD Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm So sánh năm So sánh năm 2006/2005 2007/2006 2007 KN TT% KN TT% Nhật Bản 112.776 242.120 215.371 129.344 114,69 (26.749) (11,05) Hàn Quốc 48.194 331.217 390.015 283.023 587,26 58.798 17,75 Mỹ 158.246 28.942 10.613 (129304) (81,71) (18.329) (63,33) EU 247.804 340.824 222.698 93.020 37,54 (118.126) (34,66) 78.785 121.635 61.803 42.850 54,39 (59.832) (49,19) 645.805 1.064.738 900.500 418.933 64,87 (164.238) (15,43) Các nước khác Tổng KNXK (Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của phòng xuất khẩu) 17 Từ bảng 2 ta thấy: Trong hai năm 2005, 2006 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của công ty tăng mạnh tại một số thị trường trong đó thị trường Hàn Quốc tăng cao nhất lên tới 587,26%, thứ nhì là thị trường Nhật Bản với mức tăng là 114,69% tiếp đó là thị trường EU tăng 37,54%. Có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do năm 2006 công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần nên nguồn lực của công ty mạnh hơn, hiệu quả của bộ máy quản lí được cải thiện, các chiến lược hợp tác nhằm mở rộng thị trường sang khu vực Châu á và EU được thực hiện và đã đạt hiệu quả cao. Đặc biệt công ty đã có quan hệ đối tác chiến lược với một công ty nhập khẩu ở Hàn Quốc nên kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang thị trường này năm 2006 tăng mạnh và đến năm 2007 vẫn tiếp tục tăng lên 17,75%. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng mạnh là do công ty đã mở rộng được một số thị trường mới ở khu vực này như Síp, Romani, áo. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ giảm trên tất cả các thị trường trừ Hàn Quốc. Đặc biệt thị trường Mỹ kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục qua ba năm, năm 2006 giảm 81,71% và sang năm 2007 giảm 63,63%. Năm 2007 kim ngạch tất cả các thị trường giảm do trên thị trường quốc tế giá nguyên vật liệu thiết yếu biến động mạnh, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy giảm đồng USD mất giá làm cho giá cả nguyên vật liệu của tất cả các mặt hàng nói chung và gốm sứ nói riêng liên tục tăng cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty. Như vậy từ bảng trên ta thấy thị trường EU là thị trường luôn chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao trong các năm, là thị trường tiềm năng chủ đạo mà công ty phải quan tâm để đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ. 2) Phân tích kết quả tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty tại thị trường EU 2.1. Theo hình thức tiêu thụ Hàng gốm sứ của công ty được xuất khẩu dưới 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác trong đó xuất khẩu uỷ thác là hình thức chủ yếu được sử dụng. 18 Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ theo hình thức tiêu thụ Đơn vị :USD NĂM2005 Phương thức KN TT% Xuất khẩu uỷ thác 58.212 23,49 Xuất khẩu trực tiếp 189.592 Tổng KNXK 247.804 NĂM 2006 KN NĂM 2007 TT% KN TT% 233.650 68,55 130.740 58,71 76,51 107.174 31,45 91.958 41,29 100 340.824 100 222.698 100 (Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của phòng xuất khẩu) Trước đây việc xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của công ty, trung bình trên 70%/năm. Nhưng trong những năm gần đây do có sự đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nhằm chuyển dần sang xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp nên trong ba năm 2005-2007 xuất khẩu theo phương thức ủy thác chỉ còn trung bình trên 50%/năm. Theo phương thức này, công ty thực hiện xuất khẩu các lô hàng gốm theo sự uỷ thác của các đơn vị khác và nhận được một khoản phí uỷ thác. Với kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ lâu năm, công ty đã có những biện pháp tích cực thu hút các công ty khác uỷ thác cho công ty xuất khẩu hàng hoá của họ bằng các biện pháp như: giảm phí uỷ thác, ký kết hợp đồng với giá cả có lợi cho bên uỷ thác, sử dụng các phương tiện thanh toán nhanh, gọn, an toàn chính xác thoả mãn yêu cầu của bên uỷ thác. Nhờ vậy, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác của công ty luôn được duy trì khá ổn định, năm 2006 đạt 68,55%, năm 2007 chiếm 58,71% tuy có giảm sút nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, dù kim ngạch xuất khẩu cao song giá trị thực tế lại không đáng kể bởi phí uỷ thác chỉ chiếm 1,5-3% giá trị hợp đồng xuất khẩu. Nhận biết được điều này nên công ty đã cố gắng để làm tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp qua đó giảm kim ngạch xuất khẩu uỷ thác xuống, minh chứng là năm 2007 xuất khẩu uỷ thác của công ty đã giảm còn 58,71% so với 68,55% vào năm 2006. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá phát triển đặc biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Bát Tràng khá 19 cao nên phương thức xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng lên và phần nào đã đưa được thương hiệu sản phẩm của mình tới bạn bè thế giới. Từ bảng 3 ta thấy năm 2005 phương thức xuất khẩu trực tiếp chiếm đến 76,51% là do xuất khẩu trực tiếp sang Nhật tăng cao. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp đã giảm chỉ còn 31,45% và có sự tăng nhẹ trở lại vào năm 2007 lên 41,29%. Đó là do công ty vẫn còn bị hạn chế bởi vốn kinh doanh, kinh nghiệm nên khó tổ chức những tổ chức những lô hàng xuất khẩu trực tiếp lớn. 2.2. Theo cơ cấu mặt hàng Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường EU theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị :USD Chỉ tiêu Tổng KNXK 1.Lục bình 2.Tượng con giống 3.Lọ hoa 4.Đôn 5.Chậu cảnh 6.ấm So sánh năm So sánh năm 2006/2005 2007/2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KN TT% KN TT% KN TT% KN TT% KN TT% 247.804 100 340.824 100 222.698 100 93.020 37,54 (118.126) (34,66) 42.722 17,24 52.964 15,54 30.688 13,78 10.242 23,97 (22.276) (42,06) 16.157 6,52 32.958 9,67 21.847 9,81 16.801 103,99 (11.111) (33,71) 36.080 14,56 38.309 11,24 27.281 12,25 2.229 6,18 (11.028) (28,79) 52.460 21,17 79.617 23,36 52.088 23,39 27.157 51,77 (27.529) (34,58) 62.323 25,15 82.173 24,11 49.818 22,37 19.850 31,85 (32.355) (39,37) 22.971 9,27 41.069 12,05 33.872 15,21 18.098 78,79 (7.197) (17,52) chén,bát 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng