Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty dược phẩm vinacic...

Tài liệu Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty dược phẩm vinacic

.PDF
20
205
61

Mô tả:

MỤC LỤC Lời Mở Đầu Phần 1:Tổng quan chung về công ty cổ phần dược phẩm vinacare ............................................................................................................................... 2 1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare ............. 2 1.2- Ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare .................. 3 1.3 Những sản phẩm chủ yếu mà công ty kinh doanh................................................. 3 1.4 Công tác tổ chức quản lý tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare ................... 3 1.5 . Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây .................................. 5 Phần 2:TÌNH HèNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM VINACARE ........................................................... 6 2.1 - Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare .................... 6 2.2- Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare ....................................................................................................................... 6 2.3 – Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán: ...... 8 2.3.1 – Kế toán vốn bằng tiền: ................................................................................. 8 2.3.2 – Kế toán TSCĐ : ......................................................................................... 10 2.3.2.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ. .............................................................. 10 2.3.2.2. Đánh giá TSCĐ. ................................................................................... 10 2.3.2.3. Kế toán chi tiết TSCĐ. .......................................................................... 10 2.3.2.4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. .................................................... 11 2.3.3 – Kế toán tiền lương:(phụ lục 13) ................................................................ 12 2.3.4.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ....................................... 13 2.3.4.1.Kế toán doanh thu bán hàng. ................................................................ 13 2.3.4.2.Kế toán giá vốn hàng bán ...................................................................... 13 2.3.4.3. Kế toán chi phí bán hàng...................................................................... 14 2.3.4.4.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................... 14 2.3.4.5. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ................................................ 14 2.3.4.6. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh ................................................. 14 2.3.4.7. Kế toán thu nhập khác .......................................................................... 15 2.3.4.8. Kế toán chi phí khác ............................................................................. 15 2.3.4.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................... 15 PHẦN 3 - THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT ..................................... 17 3.1. Thu hoạch ........................................................................................................... 17 3.2. Nhận xét .............................................................................................................. 17 3.2.1.Ưu điểm: ........................................................................................................... 17 3.2.2 Tồn tại: .............................................................................................................. 18 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. ......................... 18 KẾT LUẬN Phần 1 Tổng quan chung về công ty cổ phần dược phẩm vinacare 1.1. Sù hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh sè: 0103018147 ngày 26 tháng 06 năm 2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với vốn điều lệ là: 3.000.000.000 đồng Công ty có trụ sở chính tại: Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Số điện thoại: (04). 36649263/64 Fax: (04).36649265 Địa chỉ Trang web: www.vinacare.com.vn Địa chỉ trang Email: [email protected] Mã số thuế : 0500589023 Hình thức doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Giám đốc: Trần Văn Trường Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã phân phối thuốc cho các bệnh viện và các nhà thuốc trên toàn quốc, đặc biệt là các bệnh viện và các nhà thuốc thuộc Miền Bắc. Kể từ năm 2007 thành lập cho tới nay, công ty đã mở rộng quan hệ với mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, ngoài hình thức mua đứt bán đoạn, công ty còn nhận làm đại lý, nhận hàng gửi bán cho các đơn vị khác.Cụ thể sản lượng năm 2008 đạt 1.823.102.428 đồng , năm 2009 đạt 11.443.076.675 đồng, năm 2010 đạt 13.760.586.557 ( năm 2010 doanh thu gấp 6,3 lần so với năm 2008, năm 2010 doanh thu gấp 1,2 lần so với năm 2009), chứng tỏ công ty làm ăn ngày một có hiệu quả và dần có được lòng tin của mọi người.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 (phụ lục 1) 1.2- Ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare + Buôn bán thuốc ; + Kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng, tinh dầu, hoá chất ( Trừ hoá chất Nhà nước cấm ), trang thiết bị, dụng cụ y tế; + Sản xuất và mua bán hoá mĩ phẩm ( Trừ loại mĩ phẩm có hại cho sức khoẻ con người) + Sản xuất, mua bán, chế biến hàng lương thực, thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng nông, lâm thuỷ hảI sản( Trừ loại lâm sản do Nhà nước cấm); + Vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định và theo hợp đồng; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá ; + Dịch vụ môi giới, xúc tiến thương mại . 1.3 Những sản phẩm chủ yếu mà công ty kinh doanh  Vitamins + Khoáng chất - VITAFIRT Vitamin C - VITAFIRT Muti orange - NATURUL VTME  Giảm đau – hạ sốt - TUSPI - SKDOL - EFFEEBABY  Tuần hoàn não – thuốc nguồn gốc thảo dược - TALORKCAN - Hoạt huyết dưỡng não - Kim tiền thảo DN  Kháng viêm- thoái hoá xương khớp – gót - ZIVAL - DOLUMIXB - ZENNIF  Hóc môn, nội tiết - NILSORED DNP - TYROZET 500 - GLISAN 30MR  Ho – Long đờm - CIOSPAN - DOCIANO - ACETYDONA 1.4 Công tác tổ chức quản lý tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty (phụ lục 3)  Công tác quản lý là khâu quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.  Do đặc điểm của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare và do nhu cầu về quản lý nên tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.  Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm các phòng ban chính sau: 1. Giám đốc: là người chỉ huy trực tiếp toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận khác của công ty. Giám đốc công ty là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước lãnh đạo công ty và pháp luật của Nhà nước. - Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty. - Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty để hội đồng quản trị phê duyệt. - Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt. - Ký kết hợp đồng lao động với cán bộ nhân viên của công ty . - Ký kết các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. 2. Phó giám đốc Phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Giúp giám đốc trong công tác quản lý nhân sự, tài chính. - Tổ chức hoạt động hành chính – quản trị . - Quản lý chất lượng sản phẩm . - Giúp giám đốc mạng bán hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm . - Kiểm soát hoạt động của mạng lưới bán hàng . 3. Phòng hành chính - Quản lý nhân sự, tài chính . - Tổ chức hoạt động hành chính- quản trị . 4. Phòng kinh doanh - Triển khai các kế hoạch kinh doanh như: Tiếp thị, xúc tiến thương mại, bán hàng theo kế hoạch của công ty. - Tham mưu cho ban giám đốc xây dung kế hoạch sản xuất và kinh doanh thông qua các hoạt động điều tra thị trường . 5. Phòng tài chính kế toán - Kiểm soát hoạt động chi tiêu tài chính của ban giám đốc Công ty căn cứ trên các quy chế. quy định, định mức chi tiêu của Công ty và dự toán chi tiêu của Công ty đã được hội đồng quản trị phê duyệt. - Tổ chức việc ghi chép sổ sách, báo cáo kế hoạch theo quy định của pháp luật và quy chế của Công ty. - Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ban giám đốc và hội đồng quản trị theo định kỳ hoặc bất cứ khi nào yêu cầu. 1.5 . Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây  Bảng biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế công ty Cổ Phần Dược Phẩm vinacare (phụ lục 2) Qua bảng trên ta thấy được sự phát triển của công ty. Trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động có lãi, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, đó là kết quả của sụ lỗ lực của các lãnh đạo cán bộ công nhân viên chức của công ty Phần 2 TÌNH HèNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM VINACARE 2.1 - Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare - Bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare (phụ lục 5) Từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ các cán bộ nhân viên kế toán Công ty nên Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập chung. Về cơ cấu tổ chức phòng kế toán bao gồm 5 kt: - Kế toán Trưởng: giúp GĐ tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, kiểm soát việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính, kiểm tra tình hình biến động của vật tư, tài sản, thu thập, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. - Kế toán thuế công nợ : phô trách tất cả các tài khoản công nợ, tập hợp đối chiéu công nợ, giám sát thu hồi các khoản công nợ. Kê khai thuế hàng tháng, lập báo cáo thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tham gia quyết toán thuế. - Kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng: phô trách các tài khoản tiền gửi, tiền vay. Giám sát tình hình biến động các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Quan hệ giao dịch kịp thời cho các dự án. - Kế toán bán hàng: Viết hoá đơn bán hàng, kiểm kê hàng hoá thanh toán với người mua lập báo cáo tiêu thụ và xác định số thuế phảI nép của công ty - Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền, kiểm tra kiểm kê đối chiếu kế toán tiền mặt, chịu trách nhiệm về số liệu tồn quỹ, về tính chính xác của các loại tiền phát ra. Căn cứ vào phiếu thu, chi ghi sổ quỹ. 2.2- Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare - KÕ toán: Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N. - Hình thức kế toán sử dông : Nhật ký chứng từ.(phụ lục 4) - Phương pháp kế toán TSCĐ : Nguyên Giá. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. - Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Hệ thống báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. - Hình thức Nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái; - Bảng phân bổ, thẻ kế toán chi tiết Hệ thống Nhật ký chứng từ, Bảng kê theo hình thức nhật ký chứng từ Số hiệu sổ NKCT BK Nội dung Ghi có TK 111 “Tiền mặt” 1/ NKCT 1/ BK Ghi có TK 111 “Tiền mặt” Ghi có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” 2/ NKCT 2/ BK Ghi có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” 3/ NKCT Ghi có TK 113 “ Tiền đang chuyển” 4/ NKCT Ghi có TK 331; 315; 341; 342. 5/ NKCT Ghi có TK 331 “Phải trả người bán” 3/ BK Bảng tính giá thực tế vật liệu CCDC 4/ BK Tập hợp CPSX theo P.Xưởng TK 154 5/ BK B.Kê CPBH (TK 641) ,CPQLDN (642), CP đầu tư XDCB (241) B.Kê chi phí trả trước (TK 142, 242), CP phải trả (TK 335) 6/ BK Ghi có các TK 142; 152; 153; 154; 214; 241; 242; 334; 335; 338 Ghi có các TK 155; 156;157; 131; 511; 512; 515; 521; 531; 532; 632; 635; 641; 642; 711; 811; 911. 6/ NKCT 7/ NKCT 8/ BK 9/ BK Bảng Kê nhập, xuất, tồn kho TP (TK 155), hàng hoá (TK 156) Bảng tính giá trị thực tế thành phẩm, hàng hoá. 10/ BK Bảng kê hàng gửi bán 11/ BK Bảng kê thanh toán với người mua. 8/ NKCT Ghi có các TK 211; 212; 213. 9/ NKCT Ghi có các TK 121; 128; 129; 133; 136; 138; 141; 144; 161; 221; 222;228; 229; 333; 336; 344; 411; 412; 413; 414; 415; 416; 421; 431; 441; 451; 461; 466. 2.3 – Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán: - Trình tù ghi sổ kế toán trong kế toán máy: ( phụ lục 6) 2.3.1 – Kế toán vốn bằng tiền: Công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty (phụ lục7) Hạch toán tiền mặt tại quỹ (phụ lục 8) - Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, tín phiếu, ngân phiếu TK sử dụng là TK 111 có 3 TK cấp 2: + TK 1111 – Tiền Việt Nam; + TK 1112 – Ngoại tệ; + TK 1113 – Vàng bạc, kim khí, đá quý. Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt: + Phiếu thu( Mẫu 02 –TT/BB); ( MÉu 02 –TT/BB); + Phiếu chi( Mẫu 01 –TT/BB) ; ( MÉu 01 –TT/BB) ; + Bảng kê vàng bạc, đá quý( Mẫu 06 –TT/BB) ; ( MÉu 06 –TT/BB) ; + Bảng Kiểm kê quỹ( Mẫu 07a, 07b –TT/BB). ( MÉu 07a, 07b –TT/BB). + Sổ quỹ tiền mặt; + Các sổ kế toán tổng hợp; + Sổ kế toán chi tiết liên quan tới từng ngoại tệ, vàng bạc… Hạch toán tiền gửi ngân hàng: - Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng, kho bạc nhà nước.. gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc, ngân phiếu - Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng là các giấy báo: “ Giấy báo Có”, “Giấy báo Nợ” hoặc các bảng kê của ngân hàng cùng các chứng từ đi kèm như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.. Trình tự hạch toán của tiền gửi ngân hàng tương tự như tiền mặt thể hiện ở sơ đồ dưới.. TK sử dông : TK 112- Tiền gửi ngân hàngcó 3 tài khoản chi tiết cấp 2: Tk 1121 : Tiền Việt Nam TK 1122: Ngoại tệ TK 1123: Vàng bac,.. *Hạch toán kế toán chênh lệch tỷ giá( ngoại tệ ): Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan tới ngoại tệ tại đơn vị đều đều được qui đổi theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ. Ngoài ra đơn vị còn mở TK để theo rõi chi tiết số nguyên tệ của các loại ngoại tệ hiện có tại đơn vị. Ghi đơn “TK 007”. Đơn vị có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ hay tỷ giá thực tế để ghi sổ. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare sử dụng tỷ giá thực tế ghi sổ ( tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Nhà nước công bố). + Các khoản thu, chi phí, TS bên nợ của các TK vốn bằng tiền, bên có các TK phải trả, bên nợ của các TK phải thu được ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghịêp vụ. + Bên có các TK vốn bằng tiền, các khoản phải thu, bên nợ các khoản phải trả hạch toán theo tỷ giá thực tế xuất quỹ theo phương pháp nhập trước xuất trước (hoặc các phương pháp còn lại). Nếu DN sử dụng phương pháp hạch toán để ghi sổ: + Các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả ghi nhậm theo tỷ giá hạch toán. + Tài sản, doanh thu, Chi phí, được ghi nhận theo tỷ giá thực tế. * Hạch toán đánh giá lại ngoại tệ: TK sử dụng TK 413 - Chênh lệch tỷ giá Cuối năm kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ theo giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm công bố: + Nếu tỷ giá tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 1112, 1122 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:1.730.320 đ Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá: Cã TK 413 – Chªnh lÖch tû gi¸: 1.730.320 đ + Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá Có TK 1112, 1122 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính: 35.550.000 35.550.000 đ Có TK 1121 ( hoặc TK 1111):35.550.000 đ 35.550.000 - khoán bị lỗ tức là bị giảm giá thực sự, ghi : Nợ TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán) Nợ TK 635 – Chi phí HĐTC (số bị giảm) Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn(Giá gốc) Cuối niên độ tiếp theo (căn cứ vào số lập dự phòng năm trước): Nếu dự phòng cần lập mới lớn hơn số đã lập của năm trước kế toán trích lập dự phòng bổ sung:Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động TC Nî TK 635 – Chi phÝ ho¹t ®éng TC Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Nếu dự phòng cần lập mới nhỏ hơn số đã lập của năm trước kế toán, thì hoàn nhập : NÕu dù phßng cÇn lËp míi nhá h¬n sè ®· lËp cña n¨m tr-íc kÕ to¸n, th× hoµn nhËp : Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có TK 635 – Chi phí hoạt động TC. 2.3.2 – Kế toán TSCĐ : 2.3.2.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ. TSCĐ hữu hình của công ty gồm có: máy móc thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho các công trình, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý (máy tính, máy photocopy), trụ sở làm việc… TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, giấy phép sản xuất… 2.3.2.2. Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là một hoạt động thiết yếu của công ty. Thông qua hoạt động này xác định được giá trị ghi sổ của TSCĐ và cung cấp thông tin tổng hợp về TSCĐ. TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ. Xác định theo nguyên giá TSCĐ (giá trị ghi sổ ban đầu): Nguyên giá TSCĐ được hình thành trên chi phí hợp lý: Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, TSCĐ (không bao gồm thuế VAT) lắp đặt chạy thử (nếu có) VD: Ngày 19 tháng 1 năm 2010 công ty mua máy in của công ty TNHH Phương Đông, tổng giá thanh toán 5.500.000 đồng ,thuế VAT 5%.Chi phí vận chuyển 275.000 .Thanh toán bằng tiền mặt. Nguyờn giá = 5.500.000 + 275.000 = 5.775.000 Xác định giá trị còn lại của TSCĐ: giá trị còn lại của TSCĐ mà công ty tính đó là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ với số khấu hao lũy kế của TSCĐ: Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế TSCĐ. 2.3.2.3. Kế toán chi tiết TSCĐ. - Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi bảo quản, sử dụng TSCĐ; công ty mở “sổ theo dõi TSCĐ” cho từng bộ phận trong công ty. Sổ này có tác dụng theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng - Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán: Sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ như máy móc thiết bị, nhà cửa,… - Luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ (phụ lục 9). 2.3.2.4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.  Kế toán tăng TSCĐ. (phụ lục 10) VD: Ngày 20/09/2010 công ty quyờt định mua một ô tô HYUNDAI Getz 1.4 97 hp bằng quỹ đầu tư và phát triển cho Giám đốc với giá 422.246.364đ, (đã bao gồm thuế VAT 10%).Kế toán định khoản như sau: BT1: Nợ TK 211 383.860.331đ Nợ TK 133 38.386.033đ Có TK 112 422.246.364đ BT2: Nợ TK 414 383.860.331đ Có TK 411 383.386.033đ  Kế toán giảm TSCĐ: ( phụ lục 11) VD: Ngày 14/09/2010 công ty thanh lý bộ máy vi tính PIII-Tosiba với nguyên giá 34.250.000đ, hao mòn 30.382.615đ, số tiền thu được từ thanh lý bằng tiền mặt là 3.300.000đ (đã bao gồm thuế VAT 10%).Chi phí thanh lý hết 1.000.000đ. Kế toán căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và lập phiếu thu, phiếu chi, định khoản như sau: BT1: Ghi giảm TSCĐ Nợ TK 811 3.867.385đ Nợ TK 214 30.382.615đ Có TK211 34.250.000đ BT2: Phản ánh chi phí thanh lý Nợ TK 811 1.000.000đ Có TK 111 1.000.000đ BT3: Thu phế liệu từ thanh lý Nợ TK 131 3.300.000đ Có TK 711 3.000.000đ Có TK 333(1) 300.000đ  Kế toán khấu hao TSCĐ Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng VD: Quý II năm 2010 tổng khấu hao của công ty là: 46.250.600đ, căn cứ vào bảng phân bổ KHTSCĐ quý II năm 2010.Kế toán hạch toán: Nợ TK 642 30.560.500đ Nợ TK 627 15.690.100đ Có TK 214 46.250.600đ Kế toán quản trị là khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách cụ thể, phụ vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiên kế hoạch các hoạt động của DN. 2.3.3 – Kế toán tiền lương:(phụ lục 13) Hình thức trả lương của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare Theo Điều 7 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 và cải cách theo quyết định số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian - Tiền lương trả theo thời gian ( theo tháng): áp dụng với những người là công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vô ,thường là cán bộ nhân viên văn phòng, Ngoài ra công ty còn trả lương làm thêm giê, phụ cấp làm việc ban đêm, phụ cấp Tg= Tt x Hg x Gt Trong đó: + Tg: Tiền lương trả thêm giê. + Tt: Tiền lương giê thực tế + Hg: tỷ lệ phần trăm lương đã trả thêm + Gt: số giê làm thêm Mức lương trả thêm nhà nước quy định: + Bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường; + Bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần; + Bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương: (phụ lục 12) Các TK sử dụng: +) TK 334 – Phải trả cho CNV +) TK 3382 – Kinh phí công đoàn; +) TK 335- Chi phí phải trả; +) TK 3383 – Bảo hiểm xã hội; +) TK 3384 – Bảo hiểm y tế; +) TK 3388 – phải trả phải nép khác +)TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp * Các chứng từ, sổ sách Công ty sử dụng theo nhà nước quy định: + Bảng chấm công (Mẫu sô 01 –LĐTL); + Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03 – LĐTL); + Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL); B¶ng thanh to¸n tiÒn l-¬ng (MÉu sè 02 – L§TL); + Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04 – LĐTL); + Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương; + Bảng kê số 6 + Sổ cái các TK: 334, 335, 338. 2.3.4.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.3.4.1.Kế toán doanh thu bán hàng.  Tài khoản sử dụng: 511, 512, 3331, 338(7), và các TK liên quan…  Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu nhập kho, xuất kho hàng hóa, thẻ kho, sổ chi tiờt bán hàng, nhật ký chứng từ và các chứng từ thanh toán khác.  Phương pháp kế toán: VD Ngày 15/05/2010 công ty xuất bán cho công ty CPDP Hà Tây 1 lô thuốc gồm thuốc tiêu hóa, thuốc có nguồn gốc thảo dược trị giá 5.780.000, kế toán ghi: Nợ TK 1312 5.780.000 Có TK 511 5.780.000 2.3.4.2.Kế toán giá vốn hàng bán  Tài khoản sử dụng: 632  Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn sử dụng bảng tính lương, các hóa đơn thanh toán về mua đồ dùng vật liệu, bảng tính khấu hao TSCĐ.  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 15/09/2010 công ty bàn giao lô thầu cho công ty CPDP Phương Nam số tiền la 2.350.000.000, với giá vốn thực tế là 2.203.436.300 đồng. Giá vốn được ghi như sau: Nợ TK 632 2.203.436.300 Có TK 154 2.203.436.300 2.3.4.3. Kế toán chi phí bán hàng  Chi phí bán hàng: Là các chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động bán sản phẩm hàng hoá cung cấp dịch vụ.ví dô nh- chi phí trả cho nhân viên bán hàng,chi phí và bảo hành sản phẩm,....  Tài khoản sử dụng:TK 641và những tài khoản khác có liên quan  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 20/05/2010 Công ty trả tiền chi phí vận chuyển hàng về kho 2.320.000 VNĐ(T.GTGT 5%). Nợ TK 641 Có TK 111 : 2.320.000 VNĐ : 2.320.000 VNĐ 2.3.4.4.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp  Tài khoản sử dụng: 642  Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng tính lương, các hóa đơn thanh toán về mua đồ dùng vật liệu, bảng trích khấu hao TSCĐ.  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/04/2010 công ty thanh toán tiền điện nước số tiền là 21.500.000đ bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 642 2.500.000 Có TK 112 2.500.000 2.3.4.5. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính  Tài khoản sử dụng: 515  Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo cú…  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/09/2010 công ty nhận được giấy báo có lãi tiền gửi ngân hàng số tiền 11.450.000 đồng. Số tiền lãi được NH chuyển vào tài khoản cựa công ty. Nợ TK 112 11.450.000 Có TK 515 11.450.000 2.3.4.6. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh  Tài khoản sử dụng: 635  Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có.  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/09/2010 công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc công ty trả lãi tiền vay ngân hàng. Số tiền vay là: 53.250.000đ Nợ TK 635 53.250.000 Có TK 112 53.250.000 2.3.4.7. Kế toán thu nhập khác  Thu nhập khác gồm: việc chuyển nhượng bán, thanh lý tài sản, các khoản thuế được hoàn lại, thu được nợ khó đòi.  Tài khoản sử dụng: TK 711  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 27/09/2010 công ty thanh lý 1 ô tô 7chỗ, giá bán 43.260.000đ, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 111 43.260.000 Có TK 711 41.097.000 Có TK 333(1) 2.163.000 2.3.4.8. Kế toán chi phí khác Chi phí khác gồm: chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ  Tài khoản sử dụng: TK 811  Phương pháp kế toán: VD: Ngày 04/08/2010 phát sinh chi phí nhượng bán 2 kiện hàng Caretinor với số tiền là 5.000.000đ. Thuế GTGT 5%.Thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 811 5.000.000 Nợ TK 133 250.000 Có TK 111 5.250.000 2.3.4.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Tài khoản sử dụng: 911 Công thức xác định kết quả kinh doanh: DTT Giá Chi Chi Kết quả = về +DTHĐ + Thu - vốn phí phí - Chi - Chi HĐKD bán TC nhập bán tài bán phí phí Hàng khác hàng chính hàng QLDN khác  Phương pháp kế toán: Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục 01) của năm 2010 ta thấy tình hình hoạt động của công ty như sau: Thực hiện bỳt toỏn kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 344.188.827.658 Có TK 911 344.188.827.658 + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 280.141.631.749 Có TK 632 280.141.631.749 + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 515 728.011.171 Có TK 911 728.011.171 + Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911 25.789.227.966 Có TK 635 25.789.227.966 + Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 679.590.000 Có TK 641 679.590.000 + Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 911 21.758.217.502 Có TK 642 21.758.217.502 + Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711 30.940.067 Có TK 911 30.940.067 + Kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911 222.327.041 Có TK 811 222.327.041 + Kết chuyển chi phí thuế TNDN: Nợ TK 911 4.089.196.159 Có TK 821 4.089.196.159 + Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 12.267.508.479 Có TK 421: 12.267.508.479 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh ( phụ lục 14) Phần 3 THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 3.1. Thu hoạch Qua thời gian thực tập tại Công ty CP dược phẩm Vinacare, được sự giúp đỡ quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của cỏc cụ, chỳ, anh chị trong công ty đặ biệt là của phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em nắm bắt, thâm nhập thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường, đồng thời giúp em hiểu rõ yêu cầu của công tác kế toán và biết được tầm quan trọng của công tác kế toán trong hoạt động điều hành của công ty, tạo điều kiện cho em đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán của công ty. Mặc dù thời gian thực tập ngắn, hiểu biết về lý luận chưa nhiều nhưng em xin đưa ra một vài ý kiến nhận xét của riêng em như sau: 3.2. Nhận xét Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế mới, các doanh nghiệp cần luôn cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì suy cho cùng, mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. để đạt được mục đích này thì bất kỳ nhà quản lý kinh doanh nào cũng phỉ nhận thứcđược vi trò của hạch toán kế toán. Ngày nay, hạch toán kế toán không còn là công việc ớnh toán , ghi chép thuần túy về vốn, nguồn vốn và quá trình tuần hoàn của vốn mà là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, công cụ thiết yếu trong quản lý. Kế toán có thể coi là một bộ phận quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích. 3.2.1.Ưu điểm: Mặc dù trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã gặp nhiều kho khăn do đặc thù sản xuất và kinh doanh nhưng công ty đã đạt được một số ưu điểm như sau: Về việc vận dụng hình thức kế toán và sổ sách kế toán: hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung nhưng có sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy tính nờn đó giảm được khối lượng công việc ghi chép hàng ngày. Việc vận dụng hình thức Nhật ký Chung có cải tiến và được hoàn thiện trên hệ thống máy tính đã giúp công ty khai thác những khả năng về chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán, nâng cao năng xuất lao động của kế toán giảm lao động trong phòng mà vẫn đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ kế toán và cung cấp thông tin kinh tế từ chi tiết đến tỏng hợp đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ kịp thời, phục vụ cho công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp. Về TSCĐ: Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh một cách chính xác, đầy đủ. Bảng tính KH TSCĐ thể hiện rõ TS đã khấu hao bao nhiêu, theo ngày, tháng, năm. Về tiền lương: tại công ty được tổ chức một cách khá chặt chẽ, phản ánh đúng năng lực của từng người. Về chi phí và tính giá thành: Công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh tại công trường đảm bảo các nghiệp vụ ghi sổ đều phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh. 3.2.2 Tồn tại: TSCĐ: Kết cấu TSCĐ còn hạn chế gây khó khăn không ít đến công tác hoạt động của công ty. Tiền lương: Hiện nay công ty khụng trớch lương nghỉ phép của nhân viên. Về hình thức thanh toán: các khách hàng thường xuyên của công ty ( các bệnh viện, các khu vực vựng sõu vựng xa..) thường được công ty áp dụng phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng một cách ưu dãi để tạo điều kiện tốt nhất mua được thuốc về phục vụ bệnh nhân. Công ty thường xuyên để khách hàng nhận hàng trước và thanh toán sau, do vậy mà số tiền nợ thường xuyên bị quá hạn thanh toán Đối với việc hạch toán doanh thu của người nhận bán hoặc nhận ký gửi, kế toán công ty hạch toán toàn bộ số hàng nhận đại lý khi bán được đều ghi nhận doanh thu và coi như là hàng hóa do công ty mua. Giá bán của số hàng này cao hơn so với giá bán và giá vốn. 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. TSCĐ: Công ty nên đánh số phân loại các TSCĐ để thuận tiện hơn cho việc quản lý và phân bổ. Tiền lương: Công ty nờn tớnh lương nghỉ ốm cho nhân viên khi có phiếu nghỉ của y tế để tạo sự gắn bó lâu dài giữa nhân viên với công ty. Về phương thức thanh toán: hiện nay công ty chủ yếu áp dụng hình tức bán buôn cho các khách hàng quen, chấp nhận cho khách hàng nhận hàng trước và thanh toán sau (cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng) Về phương thức hạch toán: đối với việc bán hàng theo phương thức chuyển thẳng không qua kho có tham gia thanh toán, công ty cần phải thay đổi cách hạch toán, phản ánh đúng đắn với luồng vận động thực tế của hàng hóa, đồng thời đơn giản hóa các bước hạch toán bán hàng. - KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare em nhận thấy công ty đã và đang áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước. Quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có cơ hội tiếp cận thực tế đồng thời áp dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn, từ đó hiểu thêm được về việc vận dụng linh hoạt lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy Trần Văn Hợi và các anh chị trong công ty và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản báo thực tập tốt nghiệp này. Do thời gian còng nh- kiến thức còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi thiếu xót nhất định, kÝnh mong sự hướng dẫn bố sung góp ý của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô, các anh chị trong phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua. Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Thu Hà Lời Mở Đầu Năm 2006, Đất nước chúng ta có rất nhiều niềm vui vì vừa tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14,… và là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Đây vừa là niềm vui, niềm tự hào của đất nước chúng ta cũng là thách thức rất lớn khi chóng ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Những tác động trên cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế còng nh- đến mỗi doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, việc tiêu thụ hàng hoá, phân tích doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng. Sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để sản phẩm hàng hoá của mình tiêu thụ được trên thị trường và được thị trường chấp nhận bảo đảm thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Còng nh- các doanh nghiệp khác Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare là một doanh nghiệp thương mại đã sử dụng kế toán để điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó kế toán theo dõi tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh hàng hoá có nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng số lượng hàng hoá bán ra, chi phí bán hàng để cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tong kỳ sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Hợi đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần: Phần 1 : Tổng quan chung về công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare Phần 2 : Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty Cổ Phần Dược Phẩm Vinacare Phần 3 : Thu hoạch và nhận xét Do thời gian có hạn, trình độ và khả năng còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng