Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội...

Tài liệu Tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội

.PDF
14
82
81

Mô tả:

LUẬN VĂN: Tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội. I. Khái quát về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh nhnn-ptnt Hà Nội. NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là một ngân hàng quốc doanh, ra đời năm 1988. Sau khi nghị định 53/HDBT có hiệu lực, ngành ngân hàng nước ta đă chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp và từ đó, chi nhánh NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là đơn vị thành viên và hạch toán phụ thuộc vào NHNN-PTNT Việt Nam. Với tên gọi: chi nhánh NHNN-PTNT Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: The Branch for Agriculture and Rural Development Bank of Hanoi City. Trụ sở đặt tại: số 77 phố Lạc Trung- Quận Hai Bà Trưng- thành phố hà nội. Từ khi được phép hoạt động cho đến nay NHNN-PTNT đă trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong chính sách kinh tế tài chính trong và ngoài nước. Qua các thời kì khác nhau, ngân hàng đều có đặc trưng riêng của mình nhưng nhìn chung, ngân hàng có xu hướng phát triển đi lên, đặc biệt trong những năm cuối của thế kỉ thứ 20. Có thể khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 giai đoạn chính sau: - Từ năm 1988 đến năm 1991: đây là thời kì chuyển đổi khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHNN-PTNT nói riêng. Giai đoạn này có rất nhiều quỹ tín dụng nhân dân vỡ nợ, còn trong ngân hàng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Là một ngân hàng Nhà nước nên nhìn chung trong thời gian này ngân hàng làm ăn không có hiệu quả, đó cũng là một điều tất yếu. - Từ năm 1992 đến nay, hoạt động của ngân hàng có rất nhiều chuyển biến, cùng với sự thay đổi của cơ chế, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn, hiệu quả thay cho bộ máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức hoạt động kinh doanh đổi mới, đa dạng và linh hoạt, đầu tư ở từng ngành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được lòng tin với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa ngân hàng ngày một phát triển. Đạt được kết quả khả quan này là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và sự chỉ huy sáng suốt của ban lãnh đạo. năm 1999 ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba do những cống hiến lớn cho chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. II- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN-PTNT thành phố Hà Nội. 1- Về cơ cấu tổ chức bộ máy. Với một giám đốc và ba phó giám đốc cùng 217 cán bộ công nhân viên. tại hội sở chính lượng nhân viên được bố trí vào các phòng ban sau: + Ban giám đốc + Phòng kinh doanh + Phòng kế toán + Phòng kế hoạch + Phòng ngân quỹ + Phòng hành chính nhân sự + Phòng kiểm soát + Phòng thanh toán quốc tế Qua những năm hoạt động NHNN-PTNT thành phố Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới đơn vị cơ sở trực thuộc của mình ở hầu hết các quận trong địa bàn thành phố và khu vực gồm: * 1 NHNN-PTNT khu vực * 6 chi nhánh trực thuộc: - Ngân hàng quận Hai Bà Trưng - Ngân hàng quận Hoàn Kiếm - Ngân hàng quận Cầu giấy - Ngân hàng quận Ba Đình - Ngân hàng quận Thanh Xuân - Ngân hàng quận Tây Hồ 2- Chức năng nhiệm vụ của NHNN-PTNT thành phố Hà Nội. NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là một ngân hàng quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng, có tư cách pháp nhân , có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật ngân hàng và luật doanh nhgiệp Nhà Nước Việt Nam. Theo đó ngân hàng có chức năng và nhiệm vụ sau: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với nhiều kì hạn khác nhau. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các ngành và các thành phàn kinh tế. - Cho vay uỷ thác theo các chương trình của chính phủ, chủ đầu tư trong và ngoài nước… - Làm dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất- nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thu ngân phiêu lấy tiền mặt và ngược lại, dịch vụ kiểm đếm giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị. - Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống Swift trên toàn thế giới. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tiền tệ khác. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, các phòng ban và chi nhánh của ngân hàng có các chức năng nhiệm vụ sau: 2.1-Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Giám đốc: là đại diện pháp nhân của ngân hàng trước pháp luật và trong quan hệ với các doanh nhiệp , các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài nước, điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, có quyền quyết định những phương án kinh doanh cụ thể, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu kinh doanh của ngân hàng. Các phó giám đốc: có nhiệm vụ tư vấn , tham mưu cho giám đốc và thực hiện giám sát các công việc mà giám đốc uỷ quyền, ra lệnh trong lĩnh vực mình phụ trách. 2.2-Phòng kinh doanh: Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp , tiến hành giao dịch đàm phán , thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Phòng kinh doanh được chia làm 3 bộ phận: Bộ phận giao dịch Bộ phận nguồn vốn Bộ phận tín dụng Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng về lĩnh vực ngiệp vụ chuyên môn. 2.3- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm quản lí ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép , tính toán, cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày cung cấp cho ban lãnh đạo để ra quyết định và tuân thủ các chế độ về kế toán của Nhà nước cũng như quy định về quản lí. 2.4-Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lí ngân hàng về mặt nhân sự , đôn đốc chấp hành điều lệ, kỉ luật lao động , giải quyết những chế độ quy định đối với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng. 2.5-Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch công tác lên danh sách, hoạch định chiến lược, mục tiêu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đánh giá tổng kết tình hình hoạt động trong từng thời kì. 2.6-Phòng ngân quỹ: Phụ trách về quản lí nguồn vốn và ngân quỹ của ngân hàng, nhập xuất tiền vào ra để phân bổ cho các đơn vị trực thuộc và luân chuyển tới khách hàng trong các giao dịch hàng ngày. 2.7-Phòng kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của các bộ phận chức năng và nhân viên trong ngân hàng về chất lượng công việc cũng như khả năng đổi mới và trách nhiệm của họ vơí khách hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. 2.8- Phòng thanh toán quốc tế: Chuyên về các giao dịch bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, mua bán ngoại tệ phục vụ hoạt động của ngân hàng, môi giới cũng như sự uỷ thác của khách hàng. 2.9- Chi nhánh khu vực và các ngân hàng trực thuộc: Có trách nhiệm thay mặt ngân hàng , giải quyết mọi thủ tục giấy tờ có liên quan, giao dịch và khai thác tài chính ở các quận trong thành phố và địa bàn khu vực. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng vốn đối với tất cả các ngành nghề, các khu vực kinh tế. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Giám đốc Phó giám đốc kế Kế toán Phó giám đốc kinh TTQT K.hoạ ch Phó giám đốc ngân K.doa nh N.quỹ K.soá t HCNS III- Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN-PTNT Hà Nội. 1. Tình hình huy động vốn. Huy động và hướng dẫn các luồng vốn tín dụng vào các hoạt động mà Nhà nước đánh giá được khuyến khích như phát triển nông nghiệp , xuất khẩu, tác động để các luồng vốn không đổ về các lĩnh vực không có lợi cho quốc gia là sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức phong phú như cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch, trang bị máy vi tính đến từng quỹ tiết kiệm, cải tiến mẫu giấy tờ giao dịch tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho từng người gửi tiền, nên nguồn vốn huy động của NHNN-PTNT thành phố Hà Nội không ngừng tăng lên. Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo phòng kế toán tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân mở tài khoản và hướng dẫn thủ tục chu đáo. Đồng thời cử cán bộ tín dụng đến tận doanh ngiệp để mở tài khoản giao dịch ngay. Ngân hàng đã thực hiện nhanh chóng chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền mặt, séc , ngân phiếu, không ngừng thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng vào tài khoản. Đến nay mạng lưới khách hàng đã được mở rộng đến hầu khắp các quận trong thành phố.Để tạo lập nguồn vốn lành mạnh, tránh hiện tượng sốc ngân hàng đã vận dụng chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, vừa đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng vừa đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Đến ngày 31/12/2000, tổng nguồn vốn ngân hàng đã huy động được là 2.322.760 triệu đồng, tăng 24% so với năm 1999. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 2 năm 1999, 2000 như sau: (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 1.439.521 1.392.443 1.Tiền gửi có kì hạn 861.448 784.905 1.1Tiền gửi bằng VNĐ 855.990 774.037 5.458 10.868 2.Tiền gửi không kì hạn 578.072 607.539 2.1.Tiền gửi VNĐ 493.108 368.840 2.2.TG bằng ngoại tệ quy ra VNĐ 84.964 238.699 II.Các giấy tờ có giá đã phát hành 424.665 930.317 1.864.186 2.322.760 I.Tiền gửi của khách hàng 1.2.TG bằng ngoại tệ quy ra VNĐ Tổng số Qua số liệu đã cho thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng lên với diễn biến tốt. Tuy ngân hàng có nhiều phương thức huy động vốn khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư.Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỉ lệ cao. Năm 1999 đạt giá trị 1.439.521 triệu đồng chiếm 77% tổng nguồn huy động, đến năm 2000 là 1.392.443 triệu, chiếm 60% tổng nguồn huy động. Tuy lượng tiền gửi của khách hàng có giảm đi về tỉ trọng, song tiền gửi có kì hạn của khách hàng lại tăng lên từ 578.072 triệu đồng năm 1999 lên 607.593 triệu đồng năm 2000. Nguồn tiền gửi có kì hạn này ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn, nhưng lại có thể sử dụng chúng để cho vay với tỷ lệ lớn do có thời hạn ít biến động hơn. Tuy nhiên đây là nguồn vốn dễ bị biến động do ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố vi mô và vĩ mô như lãi suất, các quy định của chính phủ hay ngân hàng trung ương…do đó ngân hàng luôn theo dõi tình hình biến động để có thể sử dụng triệt để nguồn vốn này, đồng thời phải luôn có khoản tiền dự trữ đề phòng rủi ro xảy ra khi khách hàng đến rút tiền. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi không kì hạn cũng chiếm một vị trí đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động được nhưng đang giảm xuống từ 861.488 triệu đồng, chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động năm 1999 xuống còn 784.037 triệu đồng, chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi không kì hạn ngân hàng trả lãi rất thấp, nhưng nó có đặc điểm là không ổn định, khách hàng có thể đến rút ra vào bất cứ lúc nào, do đó ngân hàng luôn phải dự trữ với một tỷ lệ lớn đề phòng khách hàng rút tiền bất ngờ. Ngoài ra ngân hàng có nguồn vốn huy động từ phát hành các loại kì phiếu phục vụ thanh toán trong nền kinh tế, cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn huy động và tỉ trọng đang tăng lên từ 424.665 triệu đồng năm 1999 lên 930.317 triệu đồng năm 2000. Có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động được của NHNN-PTNT thành phố Hà Nội hiện nay chủ yếu là khai thác trong dân cư. Tuy đã đạt được mục tiêu huy động nguồn tiền nhàn rỗi vào sản xuất lưu thông song thực sự vẫn còn một nguồn tiền rất lớn trong dân cư. Do đó cần tìm mọi biện pháp để huy động lượng tiền này đặc biệt dưới dạng tài khoản séc của các thành phần kinh tế tư nhân và dân cư. 2- Tình hình sử dụng vốn. Song song với việc huy động vốn, việc đầu tư tín dụng cũng là một trong những mục tiêu mũi nhọn của chi nhánh NHNN-PTNT thành phố Hà Nội. Chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng có chọn lọc thông qua việc thường xuyên đánh giá, phân loại khách hàng, tổ chức thu thập thông tin nhiều chiều về khách hàng vay vốn, thực hiện tốt chính sách khách hàng, thu hút những khách hàng lành mạnh, tạo sự gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng. Nhờ thực hiện tốt chính sách sử dụng vốn, chính sách khách hàng nên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đã có mức tăng trưởng khá. Đến 31/12/2000 dư nợ là 1.522.206 triệu đồng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng (đơn vị:triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 939.070 1.522.206 33.256 74.660 817.069 1.112.154 3.Hộ sản xuất 17.153 21.142 4.Cho vay khác 71.592 314.250 II.Qúa hạn 45.915 23.380 1.Kinh tế ngoài quốc doanh 18.558 106 2.Kinh tế quốc doanh 15.636 21.239 3.Hộ sản xuất 8.305 1.068 4.Cho vay khác 3.416 967 984.985 1.545.586 I.Dư nợ 1.Kinh tế ngoài quốc doanh 2.Kinh tế quốc doanh Tổng dư nợ Trong năm 2000 ngân hàng đang xem xét thẩm định một số dự án trong địa bàn thành phố như dự án xây dựng hệ thống thuỷ lợi Gia Lâm, dự án xây dựng cầu cảng Khuyến Lương…và đóng góp hàng chục triệu USD cho ngân hàng nông nghiệp Việt Nam để đầu tư vào những dự án tầm cỡ quốc gia góp phần phát triển đất nước. 3. Tình hình rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn hiện nay chi nhánh NHNN-PTNT thành phố Hà Nội đã gắn công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng với việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong những năm cuối của thế kỉ 20 là: “ Kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót cũ còn tồn tại, ngăn chặn những thiếu sót mới phát sinh, tiếp tục phát triển tín dụng đặc biệt đối với lĩnh vực kinh tế nhà nước. Trên tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn, giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất, làm trong sạch tình hình hình kinh doanh của ngân hàng”. Những món nợ ngân hàng hiện nay có một phần phát sinh từ thời bao cấp, nhưng chủ yếu phát sinh trong thời gian gần đây.Trong số này một phần xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là trình độ của cán bộ tín dụng của ngân hàng, nhưng cũng một phần xuất phát từ yếu tố khách quan về phía khách hàng. Phần lớn khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp có vốn tự có thấp nhưng lại có sự đầu tư vào tài sản cố định nhiều, do đó đã không có khả năng thanh toán cho ngân hàng những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Ngoài ra một số doanh nghiệp vay ngân hàng để kinh doanh đáng lẽ sau khi bán hàng phải trả tiền lại cho ngân hàng nhưng lại dùng vào việc khác như: kinh doanh bất động sản, đầu tư mua cổ phiếu. Một nguyên nhân nữa là do điều tiết của chính phủ. Cho đến nay một tỷ lệ lớn các khoản vay chính sách và phi thương mại là không có khả năng hoàn trả. Trong một số trường hợp NHNN-PTNT nói riêng và một số ngân hàng thương mại nói chung tiếp tục như là một người cho vay của chính phủ để trợ giúp cho các doanh nhgiệp làm ăn kém hiệu quả.Đây là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng rủi ro đạo đức mà hậu quả của nó là những món nợ không có khả năng hoàn trả ngày càng lớn trong khi sử lý rủi ro của chính phủ có hạn do ngân sách hạn hẹp. Một nguyên nhân khác là do ngân hàng có khó khăn trong kinh doanh và khó khăn trong quản lý nguồn vốn cho vay. Hiện nay nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm đầu của thế kỷ 21 của nhà nước ta là: Đặc biệt quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nên nguồn tín dụng dồi dào do Nhà nước cấp đã khiến cho ngân hàng chấp nhận rủi ro cực lớn, bởi lẽ nến thua thiệt thì cũng chỉ mất phần vốn tự có của mình thậm chí còn ít hơn, còn lợi nhuận sẽ rất lớn nếu tính chất của dự án có cặp rủi ro/lợi nhuận đặc biệt cao. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục nhận tiền gửi và huy động tín dụng qua thị trường liên ngân hàng sẽ rất có khả năng chấp nhận mạo hiểm để chuyển cấp tài chính cho các dự án có rủi ro. Nhưng thực tế thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường có độ rủi ro lớn (thiên tai, lũ lụt, hạn hán … ) cho nên các doanh nghiệp rất có thể bị ảnh hưởng từ đó làm ăn thua lỗ, dẫn đến khả năng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Do vậy để khắc phục tình trạng trên, ngân hàng phải phân tích rõ thực trạng vế tín dụng, bảo lãnh, quản lý tài chính …để có biện pháp khắc phục thích hợp. Đó là việc thực hiện nghiêm túc quy chế tín dụng, quy trìng cho vay thẩm quyền phán quyết, tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát và có thái độ ro ràng, kiên quyết trong việc xử lý khuyết điểm đối với những người làm sai , lợi dụng để kiếm lời, làm thất thoát tài sản của ngân hàng, của nhà nước. 4. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng - Ngân hàng chỉ đầu tư những dự án kinh doanh khả thi đảm bảo khả năng thu hòi nợ một cách chắc chắn. - Đối với các khoản nợ quá hạn: Phân loại nợ quá hạn thành các loại khác nhau từ đó bố trí cán bộ bám sát khách hàng để thu nợ. - Đối với nợ khó đói chỉ còn tài sản thế chấp, ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương, với khách hàng có nhu cầu mua tài sản để xử lý theo công văn số 140. - Hàng tuần hàng tháng cán bbộ tín dụng báo cáo kết quả cho vay, thu lợi để đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng khách hàng. IV. Nhận xét về tình hình hoạt động của NHNN – PTNT thành phố Hà Nội Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nứơc, NHNN – PTNT thành phố hà nội nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung đã góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có được thành tích đó là do ngân hàng đã tạo được cho mình tốt về cơ sở vật chất về tài chính và nguồn nhân lực có trình độ. Để đạt được mục tiêu đề ra ngân hàng luôn chú trọng đến việc nâng cấp cải thiện trang thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cho các phòng ban nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàn. Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên chăm lo đến phát triển nguồn nhân lực, đây là lực lượng quyết định nhất đến thành công của ngân hàng Để có thể hoạt động tốt, không những cần đến trình độ chuyên môn cao của cán bộ công nhân viên mà các nghiệp vụ như thu hút vốn và sử dụng vốn cũng là tiêu chí quan trọng góp phần rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của nền kinh tế đất nước và khu vực nhưng hoạt động của ngân hàng không ngừng tăng lên, lợi nhuận trong mấy năm qua ước đạt 10% của doanh thu, góp phần làm ổn định thị trường tiền tệ và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngân hàng còn một số tồn tại như: Nợ quá hạn vẫn còn và đang có chiều giảm dần cho ta thấy được tính bất ổn của tình hình tài chính và sự đánh giá, kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Ngoài những yếu tố khách quan tác động đến hoat động kinh doanh của ngân hàng như khủng hoảng kinh tế khu vực, bão lụt hoả hoạn …còn bao gồm những yếu tố chủ quan như khả năng thẳm định tín dụng của cán bộ ngân hàng, sự theo dõi của cán bộ ngân hàng với hoạt động của những đối tượng vay vốn ngân hàng. Đây là những yếu tố chủ quan mà ngân hàng phải tiến hành khắc phục. Nhận thức được tình hình thực tế về hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập, đồng thời để góp phần nâng cao nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNN-PTNT Hà Nội, em xin chọn đề tài thực tập chính: "Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNN-PTNT Hà Nội".
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan