Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ ba na nam...

Tài liệu Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ ba na nam

.PDF
94
1001
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HUYỀN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở MỘT SỐ DÂN TỘC NÓI CÁC NGÔN NGỮ BA-NA NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN PHÚC HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ này do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đoàn Văn Phúc. Để hoàn thành luận văn này, ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình hoặc nghiên cứu của người khác. Hà nội, ngày 21 tháng 2 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Huyền LỜI CẢM ƠN Học viên Nguyễn Thu Huyền xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Văn Phúc - người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngôn Ngữ - Học viện KHXH đã nhiệt tình giảng dạy nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 21 - 2 - 2017 Tác giả Nguyễn Thu Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.............................................................. 8 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 11 Chương 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở PHẠM VI GIAO TIẾP QUY THỨC ...................................................................................................................................... 21 2.1. Tình hình tư liệu ................................................................................................... 21 2.2. Tình hình sử dụng tiếng Việt .............................................................................. 27 2.3. Tình hình sử dụng tiếng mẹ đẻ ............................................................................ 32 Chương 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Ở PHẠM VI GIAO TIẾP PHI QUY THỨC………………………………. .................................................................... 38 3.1. Tình hình sử dụng tiếng Việt .............................................................................. 38 3.2. Tình hình sử dụng tiếng mẹ đẻ ........................................................................... 43 3.3. Tình hình sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác ...................................................... 54 3.4. Nghiên cứu trường hợp ............................................................................... 55 KẾT LUẬN…………………………………… .......................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 70 Danh mục các chữ viết tắt 1. CĐ : cao đẳng 2. DT : dân tộc 3. ĐH : đại học 4. Na : nam 5. Nu : nữ 6. SL : số lượng 7. TH : tiểu học 8. THCS : trung học cơ sở 9. THPT : trung học phổ thông 10. TL : tỉ lệ 11. TLV : tư liệu viên 12. TMĐ : tiếng mẹ đẻ 13. TS : tổng số 14. TV : tiếng Việt Danh mục các bảng Bảng 2.1: Tình trạng hôn nhân của hai dân tộc Cơ-ho và Xtiêng ............................................ 21 Bảng 2.2: Tình trạng hôn nhân của các cộng đồng dân tộc Cơ-ho ........................................... 22 Bảng 2.3: Tình trạng hôn nhân của các cộng đồng dân tộc Xtiêng .......................................... 23 Bảng 2.4: Nghề nghiệp của hai dân tộc Cơ-ho và Xtiêng ........................................................ 24 Bảng 2.5: Nghề nghiệp của các cộng đồng dân tộc Cơ-ho ....................................................... 25 Bảng 2.6: Nghề nghiệp của các cộng đồng dân tộc Xtiêng ...................................................... 26 Bảng 3.1: Thông tin về TLV của người Chil ............................................................................ 57 Bảng 3.2: Năng lực sử dụng ngôn ngữ của người Chil ............................................................ 58 Bảng 3.3: Năng lực sử dụng tiếng các vùng khác của người Chil ............................................ 60 Bảng 3.4: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Chil trong phạm vi giao tiếp quy thức ...... 61 Bảng 3.5: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Chil trong phạm vi giao tiếp phi quy thức 63 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tình trạng hôn nhân đồng tộc của hai dân tộc Cơ-ho và Xtiêng ......................... 22 Biểu đồ 2.2: Tình trạng hôn nhân đồng tộc của các cộng đồng dân tộc Cơ-ho ........................ 23 Biểu đồ 2.3: Tình trạng hôn nhân đồng tộc của các cộng đồng dân tộc Xtiêng ....................... 24 Biểu đồ 2.4: Nghề nghiệp của hai dân tộc Cơ-ho và Xtiêng .................................................... 25 Biểu đồ 2.5: Nghề nghiệp của các cộng đồng dân tộc Cơ-ho ................................................... 26 Biểu đồ 2.6: Nghề nghiệp của các cộng đồng dân tộc Xtiêng .................................................. 27 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong phân loại ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn, tiểu chi Ba-na thuộc chi Môn - Khơ-me, ngữ hệ Nam Á. Ở Việt Nam có ít nhất hơn một chục dân tộc thiểu số (Ba-na, Xơ-đăng, Co, Hrê, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ-măm, Cơ-ho, Mạ, Chơro, Xtiêng, Mnông) sử dụng các ngôn ngữ thuộc tiểu chi Ba-na. Trong tiểu chi này lại phân thành các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Bắc và các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam. Các dân tộc Cơ-ho, Xtiêng, Chơ-ro, Mạ, Mnông là những dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam. Khu vực cư trú của cư dân các dân tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc tiểu chi này nằm tập trung từ vùng Trung Trung Bộ (Quảng Nam và Quảng Ngãi) kéo dài tới Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hiện nay, cư dân sử dụng các ngôn ngữ tiểu chi này ở nước ta có 1.032.798 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009). Trước đây, mỗi một dân tộc thiểu số đều có những khu vực sống tập trung nhất định (theo địa bàn xã, huyện, tỉnh). Từ sau năm 1975, sự phân bố cư dân các dân tộc ở các tỉnh phía nam, đặc biệt khu vực Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã có sự thay đổi do cư dân nhiều dân tộc ở phía bắc đi xây dựng kinh tế. Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, cũng như sự phân bố lao động mà cư dân các dân tộc sống xen kẽ với nhau thậm chí tới từng làng, từng xã. Điều kiện cư trú đan xen giữa các dân tộc, hôn nhân khác tộc người đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, tiếng các dân tộc khác) của các dân tộc, trong đó có các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam thuộc tiểu chi Ba-na. Ngay bản thân mỗi dân tộc này cũng bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau và có thể cư trú cách xa nhau, làm cho tiếng nói của họ cũng dần cách xa nhau, thậm chí có thể khác nhau không ít. Tình trạng này đang dẫn đến có những nhóm địa phương của một số dân tộc muốn tách mình thành một dân tộc thiểu số riêng trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. 1 1.2. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có những công trình điều tra, nghiên cứu, tổng kết đầy đủ về tình hình sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thuộc các ngữ hệ ở Việt Nam, trong đó có các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam. Một số năm gần đây, trong những công trình nghiên cứu (thuộc hệ đề tài các cấp), Phòng nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng ngôn ngữ của cư dân nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ của một số nhóm, tiểu chi, chi thuộc ngữ hệ Nam Á. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở tư liệu của Phòng nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc Viện Ngôn ngữ học, chúng tôi thực hiện đề tài Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ Ba-na Nam để bước đầu tiến hành tổng kết đánh giá tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc Cơ-ho, Xtiêng. Thông qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đem đến bức tranh đầy đủ hơn về tình hình sử dụng ngôn ngữ của cư dân các dân tộc này để góp phần phát triển tiếng Việt ở vùng dân tộc, cũng như góp phần bảo tồn và phát huy vai trò các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về vấn đề tình hình sử dụng ngôn ngữ của cư dân các dân tộc thiểu số vẫn còn rất hạn chế. Hầu hết các đề tài nghiên cứu thường mới chỉ quan tâm đến tình hình sử dụng ngôn ngữ riêng rẽ ở một số các dân tộc hay một số nhóm dân tộc hoặc nhóm địa phương. Có thể kể đến một số công trình, bài viết của một số tác giả hay nhóm tác giả về vấn đề này. Đó là các Chương trình, dự án, đề tài/nhiệm vụ cấp Nhà nước, Bộ do Viện Ngôn ngữ học thực hiện: Tiếng Dao ở Việt Nam (2000, Hoàng Văn Ma chủ nhiệm), Bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết Chăm trong tình hình mới, (2007) và Khảo sát, nghiên cứu vai trò của tiếng nói và chữ viết Chăm trong đời sống xã hội của người Chăm hiện nay (2010) do Nguyễn Văn Khang làm chủ nhiệm, đề tài Các ngôn ngữ Nam Á ở Việt Nam (2010) do Tạ Văn Thông làm chủ nhiệm. Hoặc một số đề tài khác do Viện Ngôn ngữ học thực hiện trong thời gian gần đây: Chính sách ngôn ngữ của nhà 2 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế: Thực trạng, các kiến nghị và giải pháp, (2009 2010), Chủ nhiệm: Nguyễn Đức Tồn; Bức tranh toàn cảnh về các ngôn ngữ ở Việt Nam (2009 - 2010), Vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sử dụng các ngôn ngữ nhóm Chăm ở Việt Nam hiện nay (trường hợp tiếng tiếng Ê đê), (2011 - 2012); Vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ đối với cư dân sử dụng một số ngôn ngữ tiểu nhóm Chăm (Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru) ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng, giải pháp, kiến nghị (2013 - 2014), chủ nhiệm Đoàn Văn Phúc;... Tuy vậy, một số kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án trên thường được viết thông qua một số bài báo. Gần đây, cũng có một số dự án cấp Bộ của Viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) thực hiện như: Điều tra, bổ sung nghiên cứu tiếng Pa cô, Chil, Giẻ, Triêng, Tà-mun thuộc dân tộc Ta ôi, Cơ-ho, Giẻ - Triêng, Xtiêng góp phần xác định thành phần dân tộc (2014), chủ nhiệm: Đoàn Văn Phúc; Điều tra nghiên cứu tiếng Ca Dong để xác định thành phần dân tộc người Ca Dong (hiện thuộc dân tộc Xơ-Đăng) (2014), chủ nhiệm Phan Lương Hùng; và một số dự án về người Bru-Vân Kiều hay về Nguồn ... Cũng có thể kể đến công trình Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng thủy điện tái định cư thủy điện Sơn La (Phạm Quang Hoan chủ biên,... KHXH., 2011), hay công trình Ngôn ngữ học xã hội (Nxb Giáo dục, 2013) và Chính sách ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2014) của Nguyễn Văn Khang ;... Ở những công trình này, nhờ tập hợp được tư liệu (tuy chưa đầy đủ) tình hình sử dụng ngôn ngữ của nhiều dân tộc, các tác giả đã khái quát trong các công trình của mình. Ngoài ra, cũng có thể nói tới một số bài viết về tình hình sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong cuốn Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam (KHXH., H 1993), hay nhiều bài viết của các tác giả khi nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, Tạ Văn Thông (2001, 2002), Mai Xuân Huy (2002), Nguyễn Văn Khang, Hoàng Văn Hành, Vũ Bá Hùng, Phạm Văn Hảo và Hà Quang Năng trong Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam (2002), ... Hoặc có thể thấy một số bài viết của các tác giả Nguyễn Hữu Hoành (1997, 2002, 2003), Hoàng Quốc (2010), Đinh Lư 3 Giang (2011), Nguyễn Thị Huệ (2011), Phan Lương Hùng (2010),... 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cho đến nay, trên thế giới dường như rất hiếm có một công trình nghiên cứu nào về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam ở Việt Nam. Hầu hết các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các vấn đề như: chính sách về giáo dục tiếng mẹ đẻ/giáo dục song ngữ của quốc gia, giáo dục tiếng mẹ đẻ/xóa mù song ngữ cho các cộng đồng thiểu số, phát triển hệ thống chữ viết ngôn ngữ thiểu số, huy động cộng đồng và xác định nhu cầu học tập,.. Có thể kể đến một số công trình, bài viết của một số tác giả hay nhóm tác giả về vấn đề này. Đó là các Chương trình, dự án: Giáo dục bằng ngôn ngữ bản địa: Chính sách và Kinh nghiệm thực tế ở Đông Nam Á của Kosonen (2005, K), Sự biến mất của tiếng nói: Sự tuyệt chủng của các ngôn ngữ trên thế giới (2000, nxb ĐH Oxford ) của Nettle, D.&Romaine, S hay công trình Chính sách ngôn ngữ (2004, nxb ĐH Cambridge) của Spolsky, B; công trình Kế hoạch hóa ngôn ngữ và sự thay đổi xã hội (1989, nxb ĐH Cambridge) của Cooper, R.L; công trình Cái chết của ngôn ngữ (2002, Nxb ĐH Cambridge) của Crystal, công trình Nghiên cứu "Ngôn ngữ trong chính sách giáo dục và thực tiễn ở Việt Nam" cho NICEF Hà Nội của Kosonen, K.(2004) chưa xuất bản,.. Ngoài các công trình nêu trên, có thể thấy một số bài viết của các tác giả về những vấn đề này: bài viết của Malone, D.L.(2003) về Biên soạn tài liệu chương trình cho giáo dục những ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm: Bài học từ thực tế đăng trên Tạp chí giáo dục song ngữ và song ngữ quốc tế 6(5), trang 332-348; bài viết của Vawda, A.Y.&Patrinos, H.A. (1999) về Biên soạn các tài liệu giáo dục bằng ngôn ngữ bản địa đăng trên tạp chí Phát triển giáo dục quốc tế 19 (4-5) trang 287299, bài viết của Webb, V. (1999) về Hiện tượng đa ngữ ở Cộng hòa Dân chủ Nam Phi: Sự đánh giá quá cao của chính sách ngôn ngữ đăng trên Tạp chí Phát triển Giáo dục quốc tế 19 (4-5) trang 351-366, bài viết của tác giả Zhou Yaowen (1992) về Song ngữ và giáo dục song ngữ ở Trung Quốc trên tạp chí quốc tế về xã hội học 4 của ngôn ngữ 97 trang 37-45, hay bài viết của Young, C.(2002) về vấn đề Dạy ngôn ngữ thứ nhất trước tiên: Giáo dục xóa mù chữ trong tương lai ở xã hội đa ngôn ngữ của Phi-lip-pin trên tạp chí Giáo dục song ngữ và hiện tượng song ngữ 5(4) trang 221-232; bài viết của Aikman, S.& Pridmore, P.(2001) về Vấn đề giáo dục lớp ghép ở các vùng "sâu, xa" của Việt Nam trong Tạp chí Phát triển Giáo dục Quốc tế Vol.21, Số 6, trang 521-536. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm chỉ ra tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc sử dụng các ngôn ngữ nhóm Ba-na Nam ở Việt Nam thông qua việc sử dụng ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp quy thức và phi quy thức trong thực tiễn đời sống, xã hội. Thông qua đó, đề tài đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ cũng như phát triển năng lực tiếng Việt ở các cộng đồng dân tộc này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có các nhiệm vụ sau: 3.2.1. Xây dựng cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài thông qua tổng quan nghiên cứu và các cơ sở dữ liệu liên quan. 3.2.2. Thống kê, phân tích tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các phạm vi giao tiếp (quy thức và phi quy thức) cũng như các môi trường giao tiếp khác nhau của cư dân 2 dân tộc sử dụng các ngôn ngữ tiểu chi Ba-na Nam ở Việt Nam: Cơ-ho, Xtiêng. Qua đó, đề tài tổng kết tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc sử dụng các ngôn ngữ Ba-na Nam để thấy được trạng thái song ngữ, đa ngữ của cư dân các dân tộc này trong bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa đa chiều hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ Ba-na Nam thuộc tiểu chi Ba-na ở Việt Nam thông qua tình hình sử dụng ngôn ngữ của họ trong các phạm vi, môi trường giao tiếp trên tư liệu điều tra xã hội học về khả năng hiểu, sử dụng ngôn ngữ của các cư dân này. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Cư dân sử dụng các ngôn ngữ tiểu chi Ba-na ở Việt Nam có nhiều, song trong tình hình tư liệu (hiện có và tương đối đầy đủ) nên ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc: Cơ-ho, Xtiêng, thông qua thực trạng sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số khác ở địa bàn định cư) của họ trong các phạm vi, môi trường, bối cảnh giao tiếp khác nhau của đời sống xã hội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở coi "ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người" và ngôn ngữ là một trong những biểu hiện của các mối liên hệ xã hội giữa người với người. Ngôn ngữ gắn liền với các hoạt động giao tiếp của con người trong xã hội và bị quy định bởi những điều kiện cụ thể của một thời kì lịch sử xã hội nhất định. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ tính chất, đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài này, Phương pháp nghiên cứu tiếp cận đề tài mà chúng tôi áp dụng là cách tiếp cận từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội. Còn phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp miêu tả với các thủ pháp luận giải bên trong (phân loại, hệ thống hóa tư liệu, xác định đơn vị miêu tả) và các thủ pháp luận giải bên ngoài (thống kê, so sánh, tâm lí tộc người) để làm rõ tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ Bana Nam thuộc tiểu chi Ba-na. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác. Phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội Luận văn có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, phương pháp nghiên cứu dân tộc học. Phương pháp nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học Để có được những tư liệu cần thiết cho luận văn này, các nhà nghiên cứu đã phải tổ chức đội ngũ đi nghiên cứu điền dã: có sự chuẩn bị chu đáo về vật chất cũng như tinh thần và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, 6 các nhà nghiên cứu cũng phải xây dựng Anket thể hiện được tính mục đích của cuộc khảo sát. Tư liệu viên được chọn trong quá trình nghiên cứu điền dã là những tư liệu viên phải có tính kiên trì, không nóng vội, không bốc đồng trong công việc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Thông qua việc nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ Ba-na Nam thuộc tiểu chi Ba na, đề tài sẽ cung cấp, bổ sung một hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ để góp phần hoàn thiện hệ thống lí luận về năng lực sử dụng ngôn ngữ và thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu, đề tài sẽ chỉ ra được tình hình sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt cũng như tiếng của các dân tộc khác ở một số dân tộc nói các ngôn ngữ Ba-na Nam trong các phạm vi quy thức và không quy thức. Qua đó, đề tài lý giải được nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp khác nhau và góp phần đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ của họ, cũng như góp phần phát triển tiếng Việt ở khu vực cư trú của các dân tộc thiểu số này. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Thư mục tham khảo, luận v ăn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi giao tiếp quy thức Chương 3: Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi giao tiếp phi quy thức Phụ lục 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và cộng đồng ngôn ngữ Khái niệm năng lực nói chung là một khái niệm đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều thế kỉ nay. Khái niệm năng lực (competence) này cũng gắn với khái niệm về sự thực hiện (performance). Theo Chomsky, năng lực ở một người nói bản ngữ lý tưởng là hàm chỉ những kiến thức hiển ngôn hay hàm ẩn của người này về hệ thống ngôn ngữ [46, tr.5]. Năng lực ngôn ngữ là khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của các cá nhân trong cộng đồng ở các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Theo Nguyễn Thiện Giáp, cộng đồng ngôn ngữ là ''nhóm người sử dụng cùng một ngôn ngữ hay một phương ngữ để giao tiếp với nhau... Cộng đồng ngôn ngữ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ" [Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục 2016, tr.132]. Dựa vào năng lực sử dụng và việc sử dụng ngôn ngữ của các cá nhân trong cộng đồng mà ta có cộng đồng đơn ngữ, cộng đồng song ngữ, cộng đồng đa ngữ. Cộng đồng đơn ngữ là cộng đồng mà các cá nhân trong cộng đồng chỉ có thể sử dụng một ngôn ngữ để giao tiếp. Cộng đồng song ngữ là cộng đồng mà các cá nhân trong cộng đồng có thể sử dụng hai ngôn ngữ để giao tiếp. Theo Phan Ngọc và Phạm Đức Dương (1983) hiện tượng song ngữ có thể hiểu là "hiện tượng một người có tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều về ngôn ngữ B mà có thể giao tiếp với một tộc người khác chỉ nói được ngôn ngữ B. Nhờ biết được hai ngôn ngữ nên người đó được gọi là người song ngữ, và sự giao tiếp của họ là giao tiếp song ngữ" [21, tr.22-23]. Các cộng đồng song ngữ có thể là các nhóm người hoặc các dân tộc mà ở đó các cá nhân trong cộng đồng có thể sử dụng những ngôn ngữ mà họ cùng biết để giao tiếp với nhau. Các cá nhân này có thể sử dụng luân phiên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Nếu người song ngữ có thể sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ được gọi là song ngữ hoàn toàn hay song ngữ văn hóa. Trong trường hợp người song ngữ không 8 sử dụng được thành thạo ngôn ngữ thứ hai thì được gọi là song ngữ bộ phận hay song ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, những người song ngữ hoàn toàn rất hiếm. Cộng đồng đa ngữ là cộng đồng mà các cá nhân trong cộng đồng có thể sử dụng hơn hai ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ đa ngữ cho cả song ngữ hoặc thậm chí cộng đồng song ngữ để chỉ cả cộng đồng đa ngữ. Theo đó, cộng đồng sử dụng song ngữ cũng chính là cộng đồng đa ngữ. Hiện nay hầu hết các dân tộc ở Việt Nam, ngoài việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (TMĐ) của dân tộc mình còn có thể sử dụng được tiếng Việt (TV) hoặc tiếng của dân tộc khác nữa. Nhờ biết được hai ngôn ngữ nên người nói được hai ngôn ngữ được gọi là người song ngữ và sự giao tiếp của họ là giao tiếp song ngữ. Các cộng đồng đa ngữ ở Việt Nam có điều kiện để phát triển bởi TV từ lâu được xem là ngôn ngữ giao tiếp chung (mà nay gọi là ngôn ngữ quốc gia) cho cả khối cộng đồng quốc gia đa dân tộc. TV trong cuộc sống thực tiễn đã trở thành tiếng nói thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển ngôn ngữ của các dân tộc khác. 1.1.2. Khái niệm sự lựa chọn ngôn ngữ Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp không ngừng lựa chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ được tiến hành ở bất kì bình diện nào của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,... Sự biến đổi ở bất kỳ bình diện nào cũng đều tạo nên một ý nghĩa dụng học nhất định. Sự lựa chọn ngôn ngữ có thể diễn ra theo ý muốn chủ quan của người tham gia giao tiếp hay có thể diễn ra một cách khách quan ngoài ý muốn của người giao tiếp. Sự lựa chọn ngôn ngữ diễn ra một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định. Theo [15], tiếp cận theo hướng xã hội học, sự lựa chọn ngôn ngữ là sự lựa chọn biến thể cho phù hợp với ngữ cảnh (lĩnh vực, phạm vi) giao tiếp như: công sở, hội họp, gia đình, bạn bè, nghề nghiệp, người đồng tộc, người khác tộc,... Tiếp cận theo hướng tâm lý học xã hội, sự lựa chọn ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết thích nghi. Theo Giles, khái niệm "thích nghi" được sử dụng là thích nghi trong ứng xử ngôn ngữ gồm thích nghi hội tụ và thích nghi phân li. Hội tụ chính là sự lựa chọn ngôn ngữ của người giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng 9 giao tiếp, cảnh huống của hành vi giao tiếp. Phân li là sự lựa chọn ngôn ngữ mà người giao tiếp không cố gắng điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với đối tượng giao tiếp và cảnh huống của hành vi giao tiếp. Trong xã hội song ngữ, người giao tiếp luôn luôn có sự lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Họ lựa chọn một ngôn ngữ hay đồng thời sử dụng cả hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để giao tiếp. Trong khi sử dụng đồng thời hai hoặc hơn hai ngôn ngữ thì việc lựa chọn ngôn ngữ nào để giao tiếp lại tùy thuộc vào bối cảnh giao tiếp. Họ cũng có thể giao tiếp theo hướng chuyển mã, trộn mã. Khi giao tiếp theo hướng trộn mã, người giao tiếp sử dụng một ngôn ngữ chính và trộn các yếu tố của ngôn ngữ khác vào. Khi giao tiếp theo hướng chuyển mã thì người giao tiếp có sự chuyển đổi ngôn ngữ hay phương ngữ trong quá trình giao tiếp. Sự chuyển mã phải là sự chuyển đổi hoàn toàn từ một mã ngôn ngữ hay phương ngữ này sang mã ngôn ngữ hay phương ngữ khác. Sự chuyển mã thường diễn ra từ biến thể thấp sang biến thể cao. Khi giữa hai ngôn ngữ hoặc phương ngữ có sự phân biệt về địa vị, uy tín xã hội thì người giao tiếp thường có xu hướng lựa chọn ngôn ngữ, phương ngữ có địa vị, uy tín cao hơn. 1.1.3. Thái độ ngôn ngữ Thái độ ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc lựa chọn ngôn ngữ để sử dụng ở các dân tộc thiểu số. Nó liên quan mật thiết đến việc bảo tồn, duy trì phát triển tiếng mẹ đẻ hay sự tiêu vong của ngôn ngữ mẹ đẻ ở các dân tộc thiểu số nước ta. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, thái độ ngôn ngữ có thể được hiểu là "sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ nào đó" [15, tr.85]. Có nhiều cách phân loại thái độ ngôn ngữ, song người ta thường phân chia thái độ ngôn ngữ thường ba loại lớn: thái độ trung thành đối với ngôn ngữ; thái độ tự ti về ngôn ngữ và thái độ kì thị đối với ngôn ngữ. Thái độ trung thành đối với ngôn ngữ thể hiện qua việc tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình mặc dù đã thoát khỏi cộng đồng mình, và thái độ phản cảm với những người cùng dân tộc mình nhưng không còn nói tiếng của địa phương mình nữa. 10 Thái độ kì thị về ngôn ngữ là thái độ phân biệt đối xử do thành kiến. Kì thị ngôn ngữ đồng nghĩa với việc đề cao, coi trọng ngôn ngữ khác. Thái độ tự ti về ngôn ngữ là thái độ xuất hiện ở việc tiếp xúc giữa ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người sử dụng tương đối ít, lịch sử tương đối ngắn, lưu truyền không sâu rộng với ngôn ngữ có số lượng người sử dụng tương đối đông, lịch sử lâu dài, được lưu truyền sâu rộng. 1.1.4. Khái niệm giao tiếp quy thức và giao tiếp phi quy thức Giao tiếp luôn luôn tồn tại trong bất kì xã hội nào. Giao tiếp là tiếp xúc và trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau để duy trì các mối quan hệ trong xã hội. Hoạt động giao tiếp của con người có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong đó, phương tiện quan trọng nhất và chủ yếu nhất là ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với các dân tộc thiểu số thì việc lựa chọn ngôn ngữ nào trong giao tiếp để đạt được mục đích, hiệu quả nhất cũng là một điều hết sức thú vị. Bởi lẽ, đồng bào các dân tộc thiểu số bên cạnh việc sử dụng được TMĐ thường họ có thể nói tốt cả TV. Trong giao tiếp thông thường, họ không sử dụng một ngôn ngữ mà sử dụng cả hai ngôn ngữ TMĐ và TV. Trong các phạm vi giao tiếp khác nhau việc sử dụng ngôn ngữ cũng có sự thay đổi nhất định tùy thuộc vào các chủ thể giao tiếp và các đối tượng, môi trường giao tiếp khác nhau. Theo cách tiếp cận đối tượng giao tiếp, chúng ta có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp có sự tham gia của các nhân vật giao tiếp. Các nhân vật giao tiếp gặp gỡ nhau để trao đổi thông tin với nhau. Giao tiếp gián tiếp không cần có sự gặp gỡ trực tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp mà được thực hiện qua các phương tiện như văn bản, thư từ, điện thoại, truyền hình,... Theo phạm vi giao tiếp, chúng ta có giao tiếp mang tính quy thức (giao tiếp mang tính nghi thức) và giao tiếp phi quy thức (giao tiếp có phần tự do trong các môi trường khác nhau và không mang tính nghi thức). Giao tiếp quy thức là giao tiếp cần phải tuân theo những quy tắc do tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra. Nó không mang tính tự do mà ngôn ngữ có sự gọt giũa. Ngôn ngữ ở đây mang tính văn hóa cao. Người sử dụng ngôn ngữ thường có 11 sự lựa chọn ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ phổ thông vùng hay ngôn ngữ quốc gia). Người nói có sự trau chuốt về cách dùng từ, đặt câu sao cho giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Đó là giao tiếp trong các cuộc họp, giao tiếp tại các công sở, trong nhà trường nên nó cần phải tuân theo những lễ nghi, quy tắc nhất định. Giao tiếp phi quy thức là giao tiếp mà người tham gia giao tiếp không cần tuân theo những lễ nghi, quy tắc nhất định như trong giao tiếp quy thức. Người tham gia giao tiếp trong hoàn cảnh này có thể thoải mái, tự do dùng lời nói theo thói quen, theo sở thích cá nhân của mình. Ngôn ngữ ở đây ít có sự gọt giũa, trau chuốt theo chuẩn mực. Giao tiếp phi quy thức thông thường diễn ra ở gia đình, thôn xóm hay các nơi công cộng như ở chợ, bến xe,... - Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Nhân vật giao tiếp gồm người phát ngôn (người nói) và người tiếp nhận phát ngôn (người nghe). Hai vai này có thể hoán đổi cho nhau trong cuộc giao tiếp. Theo [2] trong hoạt động giao tiếp, mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp cũng chi phối lớn tới ngôn ngữ được sử dụng. Mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp gồm: quan hệ xã hội, quan hệ họ hàng ruột thịt, quan hệ tình cảm. Thông thường, tiếng nói của những người có cương vị cao hơn sẽ thể hiện quyền lực mạnh hơn. Ngược lại, tiếng nói của những người có quyền lực thấp sẽ thể hiện sự lễ phép, nhún nhường. Những người quen biết, thân thiết thì có thể nói năng tự nhiên, thoải mái; giữa những người xa lạ, giao tiếp mang tính lịch sự, xã giao thì nói năng cần ý tứ, tránh thất thố, tự nhiên thái quá,... 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về cảnh huống ngôn ngữ - tộc người ở Việt Nam 1.2.1.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ Cảnh huống ngôn ngữ-tộc người ở Việt Nam đã được quan tâm từ khá sớm nên đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa về "cảnh huống ngôn ngữ". Các định nghĩa về cảnh huống ngôn ngữ cũng chưa thực sự đạt đến sự đồng nhất của nhiều 12 nhà khoa học. Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: Cảnh huống ngôn ngữ là "toàn bộ các ngôn ngữ hoặc toàn bộ các hình thức tồn tại của một ngôn ngữ có các quan hệ tương hỗ về mặt lãnh thổ và xã hội, có sự tác động qua lại với nhau về mặt chức năng trong một vùng địa lí hoặc một thể thống nhất về chính trị-hành chính nhất định" [28, tr.126]. Tác giả Nguyễn Văn Lợi quan niệm: "cảnh huống ngôn ngữ là toàn bộ các hình thức tồn tại (bao gồm cả các phong cách) của một ngôn ngữ, hay toàn bộ các ngôn ngữ trong một quan hệ tương hỗ về lãnh thổ, xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lý nhất định hay một thực thể hành chính - chính trị. Cảnh huống ngôn ngữ được miêu tả theo các tiêu chí định lượng, định chất và tiêu chí định giá" [19, tr.19-29]. Trong cuốn "Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" (Những vấn đề chung), tác giả Nguyễn Hữu Hoành đã căn cứ vào thực tiễn nghiên cứu và các cách hiểu của các nhà khoa học đi trước, đưa ra quan điểm riêng của mình: "Cảnh huống ngôn ngữ cần được hiểu là toàn bộ các hình thái tồn tại (bao gồm cả phong cách) của ngôn ngữ đang hành chức trên một vùng lãnh thổ nhất định (một quốc gia hay một khu vực), được định hình trong tiến trình lịch sử lâu dài, trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau về mặt xã hội, chức năng, cội nguồn, loại hình và tiếp xúc” [10, tr.63-64]. Quan điểm này thể hiện tương đối đầy đủ về khái niệm cảnh huống ngôn ngữ. Vậy, nói đến cảnh huống ngôn ngữ là nói đến các hình thái tồn tại của ngôn ngữ đang hành chức trên một vùng lãnh thổ nhất định. Ngoài ra, nói đến cảnh huống ngôn ngữ còn nói đến các mối quan hệ tương tác lẫn nhau về mặt xã hội, chức năng, cội nguồn và loại hình tiếp xúc của các ngôn ngữ này. Các thông số, tiêu chí của cảnh huống ngôn ngữ Theo một số nhà nghiên cứu đi trước, cảnh huống ngôn ngữ bao gồm nhiều thông số, tiêu chí. Tùy theo từng tác giả mà các thông số này có tên gọi khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi [19, tr.19-29], cảnh huống ngôn ngữ được miêu tả theo ba nhóm tiêu chí: định lượng, định chất và định giá. Nhóm định lượng gồm 13 các tiêu chí: số lượng các thứ tiếng, số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của cư dân khu vực đó, số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp, số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng. Nhóm định chất gồm các tiêu chí: đặc điểm của các thứ tiếng ở khu vực đó, quan hệ về cấu trúc và cội nguồn của mỗi ngôn ngữ, tính chất cân bằng về chức năng của các ngôn ngữ, tính chất cân đối - phi cân đối về chức năng của các thứ tiếng, đặc điểm của ngôn ngữ nổi trội trong phạm vi quốc gia. Nhóm định giá gồm các tiêu chí liên quan đến sự đánh giá của người bản ngữ hay người nói ngôn ngữ khác về tính hữu ích, giá trị văn hóa của các ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Văn Khang [15, tr.60] cho rằng có ba tiêu chí tổng hợp về cảnh huống ngôn ngữ là: tiêu chí về lượng, tiêu chí về chất, tiêu chí về thái độ. Cũng theo tác giả, tiêu chí về lượng gồm các thông số: số ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ.., số lượng người sử dụng từng ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ...Tiêu chí về chất bao gồm các thông số: các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ có phải là ngôn ngữ thực sự hay chỉ là biến thể của ngôn ngữ và ngược lại; quan hệ giữa các ngôn ngữ, biến thể về cấu trúc - cội nguồn; ... Tiêu chí về thái độ ngôn ngữ thể hiện ở thái độ đối với ngôn ngữ hay biến thể ngôn ngữ của cộng đồng mình hay cộng đồng khác. 1.2.1.2. Vài nét về đặc điểm cảnh huống các ngôn ngữ ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Theo các tài liệu chính thức, Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống và sử dụng các ngôn ngữ thuộc 5 ngữ hệ khác nhau là: Nam Á, Tai - Ka Đai, Nam Đảo, Hmông - Dao, Hán - Tạng. Với việc sử dụng các hệ ngôn ngữ đa dạng như vậy, Việt Nam thực sự là thiên đường nghiên cứu cho các nhà ngôn ngữ học. Tuy có sự đa dạng về nguồn gốc nhưng xét về mặt loại hình thì tất cả các ngôn ngữ ở Việt Nam đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Nhìn trên đại thể, bức tranh ngôn ngữ của nước ta rất phong phú (với khoảng trên dưới 100 ngôn ngữ khác nhau). Đây là kết quả của một quá trình hình thành và biến đổi của các ngôn ngữ theo hai hướng: phân li và quy tụ. Phân li là quá trình từ một ngôn ngữ gốc chia tách ra thành các phương ngữ hay các ngôn ngữ mới. Quy tụ là quá trình xích lại gần nhau của các phương ngữ hay ngôn ngữ do tiếp xúc lâu dài. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan