Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình phát sinh gây hại của nhện nhỏ hại chè tại thuận châu, sơn la...

Tài liệu Tình hình phát sinh gây hại của nhện nhỏ hại chè tại thuận châu, sơn la

.PDF
82
183
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHẠM THỊ MAI TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA NHỆN NHỎ HẠI CHÈ TẠI THUẬN CHÂU, SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyªn ngµnh: Bảo vệ thực vật M· sè : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. i HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Thị Mai Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. ii LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Viết Tùng, người ñã hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến ñể tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, các ñồng nghiệp trong Khoa Nông Lâm, Trường ðại học Tây Bắc ñã giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, người thân, tất cả bạn bè ñã luôn giúp giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 Tác giả Phạm Thị Mai Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục bảng vi Danh mục hình vii Phần 1. MỞ ðẦU 1 1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1 1.2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU 3 1.2.1. Mục ñích 3 1.2.2. Yêu cầu 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 5 2.1.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè và tình hình gây hại của chúng trên thế giới 5 2.1.2. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Tetranychidae trên cây chè 6 2.1.3. Những nghiên cứu về triệu chứng gây hại ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae (Neitner) hại chè 7 2.1.4. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Eryophidae trên cây chè. 10 2.1.5. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Tenuipalpidae trên cây chè. 14 2.1.6. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Tarsonemidae trên cây chè. 15 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 17 2.2.1. Thành phần, tình hình gây hại của nhện nhỏ hại chè tại Việt Nam 17 2.2.2. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae (Neitner) 19 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20 3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 20 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. iv 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 20 3.1.3. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 20 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh vật học của loài nhện ñỏ nâu hại chè Oligonychus coffeae trên giống chè Trung du xanh và PH1. 21 3.3.2. Nghiên cứu thành phần, diễn biến số lượng các loài nhện nhỏ hại chè và nhện nhỏ bắt mồi trên giống chè Trung du xanh và PH1 trồng phổ biến tại Thuận Châu, Sơn La 24 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, nhện ñến diễn biến số lượng các loài nhện nhỏ hại chè 26 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu – Sơn La. 27 4.1.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu – Sơn La 27 4.1.2. Hình thái, triệu chứng gây hại của các loài nhện nhỏ hại chè ghi nhận ñược tại Thuận Châu, Sơn La 33 4.2. ðặc ñiểm sinh học của một số loài nhện hại chính trên chè 37 4.2.1. Quá trình phát triển cá thể loài nhện ñỏ nâu hại chè 37 4.3. Tình hình phát sinh gây hại của các loài nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La. 47 4.3.1. Tình hình phát sinh gây hại của nhện ñỏ nâu trên chè tại Thuận Châu 47 4.3.2. Tình hình phát sinh gây hại của nhện hồng và nhện sọc trắng trên chè tại Thuận Châu 50 4.3.3. Tình hình phát sinh gây hại của nhện ñỏ tươi trên chè tại Thuận Châu, Sơn La 53 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến nhện nhỏ hại chè ngoài tự nhiên 55 4.4.1 Thiên ñịch của nhện nhỏ hại chè 55 4.4.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, nhện ñến diễn biến số lượng các loài nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La 58 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 70 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới 5 Bảng 2.2. Các loài nhện nhỏ hại chè thu thập ở Ấn ðộ 6 Bảng 2.3. Thành phần nhện nhỏ bắt mồi và nhện nhỏ sống chung với nấm trên chè tại Ấn ðộ năm 1983 – 1985 16 Bảng 4.1: Thành phần nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La 29 Bảng 4.2. Kích thước các pha phát dục loài nhện ñỏ nâu gây hại trên chè 39 Bảng 4.3. Thời gian phát dục các pha của nhện ñỏ nâu gây hại trên chè 40 Bảng 4.4.a. Tỷ lệ sống sót của nhện ñỏ nâu trên giống chè Trung du xanh 41 Bảng 4.4.b. Tỷ lệ sống sót của nhện ñỏ nâu trên giống chè PH1 43 Bảng 4.5.a. Bảng sống của nhện ñỏ nâu trên giống chè Trung du xanh 44 Bảng 4.5 b. Bảng sống của nhện ñỏ nâu trên giống chè PH1 45 Bảng 4.6. Các chỉ số sinh học cơ bản của nhện ñỏ nâu trên các giống chè 46 Bảng 4.7. Diễn biến mật ñộ loài nhện ñỏ nâu trên chè tại Thuận Châu 49 Bảng 4.8. Diễn biến mật ñộ nhện hồng và nhện sọc trắng 52 trên chè tại Thuận Châu 52 Bảng 4.9. Diễn biến mật ñộ nhện ñỏ tươi trên chè tại Thuận Châu 54 Bảng 4.10. Thành phần nhện nhỏ bắt mồi 56 năm 2010 thu thập ñược tại Thuận Châu, Sơn La 56 Bảng 4.11. Diễn biến mật ñộ các loài nhện nhỏ bắt mồi 57 trên chè tại Thuận Châu 57 Bảng 4.12. Diễn biến mật ñộ nhện hồng và nhện sọc trắng trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu nhện 59 Bảng 4.13. Diễn biến mật ñộ nhện ñỏ nâu trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu nhện 61 Bảng 4.14. Diễn biến mật loài nhện ñỏ tươi trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu, nhện Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. vi 63 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Triệu chứng gây hại của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae (mặt trên lá) 9 Hình 2.2. Triệu chứng gây hại trên lá thành thục của nhện sọc trắng Calacarus carinatus (mặt trên lá) 14 Hình 2.3: Triệu chứng gây hại của nhện ñỏ tươi (mặt dưới lá) 15 Hình 2.4. Triệu chứng gây hại của nhện vàng trên các lá non búp chè 16 Hình 4.1. Một quần thể nhện hồng ở mặt dưới lá chè 31 Hình 4.2.a. Trứng nhện sọc trắng 31 Hình 4.2.b. Nhện non nhện sọc trắng 31 Hình 4.2.c. Trưởng thành nhện sọc trắng 31 Hình 4.3. Một quần thể nhện ñỏ nâu ở mặt trên lá chè 32 Hình 4.4.a. Trứng nhện ñỏ tươi 32 Hình 4.4.b. Nhện non nhện ñỏ tươi 32 Hình 4.4.c. Trưởng thành nhện ñỏ tươi 32 Hình 4.5. Trưởng thành nhện trắng 32 Hình 4.6.a. Triệu chứng gây hại của nhện hồng ở mặt trên lá non với những vệt rám nâu rất mảnh ở cạnh gân chính 34 Hình 4.6.b. Triệu chứng gây hại của nhện hồng ở mặt dưới lá non với những vệt rám nâu rất lớn ở khoảng giữa gân chính và mép lá 34 Hình 4.6.c. Cành chè bị nhện hồng gây hại nặng làm cho lá bị cong lên phía trên 34 Hình 4.6.d. Lá chè bị nhện hồng gây hại nặng, mặt trên lá chuyển thành màu xanh vàng 34 Hình 4.6.e. Mặt dưới lá chè bị nhện hồng gây hại nặng với những vệt rám lớn 35 ở khoảng giữa gân chính và mép lá 35 Hình 4.7.a. Mặt trên lá chè bị nhện sọc trắng gây hại với lớp bụi màu trắng là xác lột của nhện 35 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. vii Hình 4.7.b. Mặt trên lá bị nhện sọc trắng gây hại bề mặt lá rộp lên và mất sắc bóng 36 Hình 4.7.c. Triệu chứng của nhện sọc trắng gây hại trên lá non, lá dài ra bề rộng nhỏ lại, mặt lá sần lên 36 Hình 4.7.d. Mặt trên lá thành thục bị nhện sọc trắng gây hại nặng với sắc lá biến vàng và xuất hiện những mảng màu ñồng 36 Hình 4.8. Mặt trên lá chè bị nhện ñỏ nâu gây hại với những mảng màu nâu ñồng và xác lột màu trắng 37 Hình 4.9. Các pha phát dục của nhện ñỏ nâu gây hại trên chè 39 Hình 4.11. Diễn biến một số yếu tố khí hậu năm 2010 tại Thuận Châu, Sơn La 50 Hình 4.13. Diễn biến mật ñộ nhện hồng và nhện sọc trắng trên chè tại Thuận Châu 53 Hình 4.14. Diễn biến mật ñộ nhện ñỏ tươi trên chè tại Thuận Châu 55 Hình 4.15.a. Trưởng thành cái loài Amblyseius sp. 56 Hình 4.15.b. Loài Amblyseius sp. bắt ăn nhện ñỏ nâu 56 Hình 4.15.c. Trứng loài Amblyseius sp. 57 Hình 4.15.d. Nhện non và trưởng thành loài Amblyseius sp. 57 Hình 4.16.a. Trưởng thành loài Agistemus sp. 57 Hình 4.16.b. Trứng loài Agistemus sp. 57 Hình 4.17. Diễn biến mật ñộ loài nhện hồng và nhện sọc trắng trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu nhện 60 Hình 4.18. Diễn biến mật ñộ nhện ñỏ nâu trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu, nhện 62 Hình 4.19: Diễn biến mật loài nhện ñỏ tươi trên chè trong ñiều kiện có xử lý thuốc trừ sâu, nhện và không xử lý thuốc trừ sâu, nhện 64 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. viii Phần 1: MỞ ðẦU 1.1. ðẶT VẤN ðỀ Tỉnh Sơn La là miền ñồi núi cao, ñược thiên nhiên ban tặng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với cây chè. Tổng sản lượng búp tươi vào năm 2006 ñạt trên 80.000 tấn, tăng bình quân về diện tích trên 14%/năm, ñến năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 7.000 ñến 7.500 ha [3] Cây chè ñã chiếm vị trí quan trọng trong tỷ trọng phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La. Từ năm 2001 ñến năm 2005, cây chè Sơn La ñã tăng diện tích từ 1.800 ha lên gần 3.700 ha. ðể cây chè khẳng ñịnh vị thế, giữ vững thương hiệu và phát triển bền vững, tiến tới hội nhập vào thị trường chè quốc tế, tỉnh Sơn La ñã xây dựng chương trình phát triển chè giai ñoạn 2006 - 2010 theo hướng bền vững. Trong ñó, ñịnh hình 7.000 ha chè tập trung tại cao nguyên Mộc Châu, Yên Châu, Nà Sản, Thuận Châu, Phù Yên, vùng cao Bắc Yên, tiếp tục xây dựng tập ñoàn cơ cấu giống chè mới, phát huy lợi thế ñịa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, chọn giống chè tuyết Shan Mộc Châu và các giống chè ngoại nhập ñưa vào ñịa bàn, phấn ñấu ñến năm 2010 năng suất bình quân từ 8 ñến 12 tấn chè búp tươi/ha, sản lượng từ 25.000 ñến 30.000 tấn, chế biến 5.500 tấn chè thành phẩm, trong ñó xuất khẩu chiếm 85% trở lên [3] Tại Thuận Châu chè ñược trồng tập trung tại vùng chè Bình Thuận thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu với diện tích 275 ha vào năm 2009. Chè ñược trồng bởi người dân nhập cư chủ yếu từ các tình như Thái Bình, Hà Tây… từ những năm 1989. Ở ñây chè ñược người dân tự trồng, chăm sóc, chế biến và bán sản phẩm. Việc chăm sóc chè không theo bất kỳ một quy trình nào, thuốc trừ sâu ñược sử dụng bừa bãi về cả chủng loại thuốc, liều lượng và thời ñiểm phun thuốc, vào vụ chè thường 2 ñến 3 lứa hái họ phun thuốc một lần, họ cũng không biết ñến ngưỡng kinh tế và ñối tượng phòng trừ chủ yếu của người trồng chè nơi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 1 ñây là rầy xanh. Chè ở ñây chưa có thương hiệu, chè ñược thu hoạch về ñược người dân tự xao hoặc bán cho các cơ sở xao nhỏ với quy mô chủ yếu là hộ gia ñình sau ñó chè khô ñược bán lẻ hoặc bán cho các công ty chế biến chè khác. Hướng tới xây dựng vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, chất lượng chè và việc sản xuất chè an toàn cần ñược ñảm bảo, muốn có ñược ñiều này thì công tác bảo vệ thực vật cần ñược chú trọng hàng ñầu. Tại mỗi vùng sinh thái khác nhau lại có những ñối tượng gây hại nguy hiểm khác nhau, chúng ta không thể áp ñặt ñối tượng gây hại nguy hiểm ở vùng này làm giải pháp phòng trừ ở vùng khác. Tại Việt Nam nhiều tác giả cùng ghi nhận rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện ñỏ là ñối tượng gây hại chính trên chè. Có một thực tế mà chúng ta nhận thấy là các loài rầy xanh, bọ xít muỗi dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nên người trồng chè có thể dễ dàng nhận ra tác hại của chúng nhưng ñối với các loài nhện nhỏ trừ pha trưởng thành của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae nếu chú ý kỹ chúng ta có thể thấy bằng mắt thường nhưng các loài nhện nhỏ khác như nhện hồng Acaphylla theae, nhện sọc trắng Calacarus carinatus không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên việc ñánh giá tình hình gây hại của chúng gặp rất nhiều khó khăn ñặc biệt là ñối với những người nông dân người mà chỉ nhận biết ñược tác hại của các loài dịch hại bằng mắt thường. Theo Cranham (1996)[8] lại cho rằng nhện nhỏ là loài dịch hại nguy hiểm nhất trên chè ở tất cả các vùng trồng chè trên thế giới và chúng ñược ghi nhận là các loài dịch hại ngay từ giai ñoạn vườn ươm. ðể góp phần vào việc ñánh giá tình hình gây hại của nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu nhằm góp phần ñưa ra giải pháp phòng chống phù hợp chúng tôi tiến hành ñề tài: “Tình hình phát sinh gây hại của nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La” Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 2 1.2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục ñích Mục ñích của ñề tài nhằm tìm hiểu tình hình, ñặc ñiểm phát sinh gây hại của nhóm nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La ñặt cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp phòng chống nhện nhỏ hại chè ñạt hiệu quả kinh tế và an toàn, thân thiện với môi trường 1.2.2. Yêu cầu - Xác ñịnh ñược thành phần của các loài nhện nhỏ hại chè tại Thuận Châu, Sơn La - Phân biệt ñược ñặc ñiểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loài nhện nhỏ hại chè - ðánh giá ñược tình hình gây hại của nhóm nhện nhỏ hại chè trên giống chè trồng phổ biến tại Thuận Châu, Sơn La. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chè là một sản phẩm quan trọng với nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Uống chè ñã trở thành văn hoá của nhiều nước như Nhật Bản, Anh, Trung Quốc và catechin trong chè là một loại thuốc chữa một số số bệnh. Vì là một hàng hoá, cây chè duy trì cuộc sống của người trồng chè, người hái chè, những công nhân trong nhà máy cũng như mang lại ngoại tệ cho các nước sản xuất chè. Việc sản xuất và tiêu thụ chè trên toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng lên. Sản xuất tăng từ 3.152.978 tấn vào năm 2003 lên 3.233.216 tấn vào năm 2004, trong khi tiêu thụ chè tăng từ 1.344.200 tấn vào năm 2003 lên 1.441.400 tấn vào năm 2004. Về thương mại, xuất khẩu chè trên toàn thế giới tăng từ 1.397.389 tấn vào năm 2003 lên 1.522.290 năm 2004 (Kustanti, Widiyanti, 2007) [16]. Năm 2004 Việt Nam ñứng thứ 8 trong số các nước sản xuất chè lớn nhất trên thế giới, sau Ấn ðộ, Trung Quốc, Srilanka, Kenya, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản với 95.000 tấn và ñứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới ñạt 70.000 tấn với gần 74% lượng chè sản xuất ñược dành cho xuất khẩu (Bảng 2.1) [16]. Là một nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn nên các loài dịch hại trên chè trong ñó có nhện nhỏ là một trong những nhóm quan trọng nhất ñã nhận ñược sự quan tâm ñáng kể của các nhà côn trùng học và các nhà nhện học. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 4 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới Nước Sản xuất (tấn) Xuất khẩu (tấn) Năm 2003 Năm 2004 Năm 2003 Năm 2004 Ấn ðộ 857.055 820.216 198.087 179.957 Trung Quốc 768.140 835.231 252.273 280.193 Sri Lanka 303.254 308.089 285.985 290.604 Kenya 293.670 324.609 269.268 333.802 Indonesia 169.819 164.817 100.185 - Thổ Nhĩ Kỳ 155.000 165.000 - - Nhật Bản 91.930 100.262 - - Việt Nam 93.000 95.000 74.812 70.000 Argentina 60.000 63.000 - - Bangladesh 58.298 55.627 - - Malawi 41.693 50.090 - - Nguồn: ITC, “Annual Bulletin of Statistics, 2005” 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 2.1.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè và tình hình gây hại của chúng trên thế giới Cranham (1996) [8] cho rằng nhện nhỏ là loài dịch hại nguy hiểm nhất trên chè ở tất cả các vùng trồng chè trên thế giới và chúng ñược ghi nhận là các loài dịch hại ngay từ giai ñoạn vườn ươm. Gupta (1989) [12] khi tìm hiểu về thành phần nhện các loài nhện nhỏ cùng chung sống trên chè ở ðông Bắc Ấn ðộ và Bắc Bengal trong suốt thời gian từ năm 1983 ñến năm 1985 ñã thu thập ñược 36 loài nhện nhỏ. Những loài này bao gồm 12 loài nhện nhỏ gây hại, 21 loài nhện nhỏ bắt mồi và 3 loài nhện nhỏ sống cùng với nấm trên chè. Trong số 12 loài nhện hại (Bảng 2.2) [12], Oligonychus coffeae là loài dịch hại nghiêm trọng nhất. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 5 Bảng 2.2. Các loài nhện nhỏ hại chè thu thập ở Ấn ðộ Họ Loài Tetranychidae Oligonychus coffeae (Neitner) Tetranychus telarius (Linaeus) (= T. cinabarinus Bosiduval) Tetranychus sp. Tenuipalpidae Brevipalpus califonicus (Banks) B. obovatus Donnadieu B. phoennicis (Geij.) Eriophyidae Acaphylla theae (Watt) A. indiae Keifer A. steinwedeni Keifer Calacarus carinatus (Green) Acaphyllisa parindiae Keifer Tarsonemidae Polyphagotasonemus latus (Banks) Nhện ñỏ nâu (red spider mite) ñã ñược ghi nhận trên chè Assam từ những năm 1868 (Peal, 1868) [22] và từ sau ñó vài loài nhện nhỏ và thiên ñịch chủ yếu từ ðông Bắc và Nam Ấn ñã ñược ghi nhận. Năm loài nhện hại nghiêm trọng là Red coffeae mite, Oligonychus coffeae (Neitner), Pink mite, Acaphylla theae (Watt), Purple mite, Calacarus carinatus (Green) và Breipalpus spp., ñược biết là nguyên nhân gây hại ñáng kể trên chè ở Ấn ðộ. 12 loài nhện hại thực vật ñã ñược ghi nhận ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonesia, Nhật Bản, Sri Lanka, ðài Loan, Trung ñông Nga như các dịch hại thường thấy trên cây chè (Muraleedharan, 1992) []. Ở Trung Quốc và Kenya, hai loài ñược bổ sung thêm là Daidasotasonemus biovatus (Lin và Liu, 1995)[17] và Breipalpus califonicus Bank (Rattan, 1992) [24], lần lượt ñã ñược ghi nhận. 2.1.2. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Tetranychidae trên cây chè Gupta (1989) [12] trong thời gian từ năm 1983 -1985 ñã ghi nhận ñược 3 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 6 loài nhện thuộc họ Tetranychidae gây hại trên chè ở Ấn ðộ Oligonychus coffeae (Neitner), Tetranychus telarius (Linaeus), Tetranychus sp. trong ñó Oligonychus coffeae (Neitner) là loài gây hại nghiêm trọng nhất. ðây là một loài dịch hại xuất hiện sớm và biến mất khi bắt ñầu có mưa lớn và trong suốt mùa ñông. Loài này xuất hiện từ tháng 4 tới tháng 6 và ñạt ñược mật ñộ cao nhất trong suốt tháng 5 – tháng 6. ñiều này cũng không ñược thấy trong suốt thời gian từ tháng 12 ñến tháng 7 năm 1984-1985 cũng như trong suốt tháng 11 năm 1985 trên chè Assam ở bắc Bengal. Theo Awasthi và Venkata Krishnan (1977) [4] nhện ñỏ nâu có thể gây thiệt hại 7-10% và năng suất có thể tăng lên ñến 27 triệu kg/năm nếu dịch hại này ñược phòng chống. Nhện ñỏ nâu, Oligonychus coffeae (Neitner) là một loài phân bố rộng rãi nhất và có lẽ cũng là loài dịch hại nghiêm trọng nhất ở ðông Bắc Ấn ðộ, và ñiều này cũng xảy ra ở các vùng khác của Ấn ðộ và các nước khác. (Das, 1959)[9]. Ở Nhật Bản và các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, Tetranychus kanzawai là một dịch hại chính. Loài nhện này trước ñây luôn cân bằng là nhờ các loài nhện nhỏ bắt mồi, Ambyseius wormsleyi nhưng việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroid ñể tiêu diệt các loài côn trùng như Empoasca onukii hoặc Scirtothrips dorsalis ñã dẫn tới sự bùng phát của T. kanzawai bởi vì A. wormesleyi mẫn cảm với loại thuốc trừ sâu này. Tuy nhiên một chủng A. wormsleyi kháng với loại thuốc trừ sâu này ñã ñược tìm thấy ñiều này mang lại một hứa hẹn lớn cho việc ñiều khiển T. kanzawai (Das, 1959) [9]. 2.1.3. Những nghiên cứu về triệu chứng gây hại ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae (Neitner) hại chè Nhện ñỏ nâu thường gây hại ở mặt trên các lá thành thục ở những nơi mà Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 7 nhựa không chảy thành dòng. Trong trường hợp nhện gây hại nặng ñặc biệt trong ñiều kiện thời tiết khô mặt dưới lá và các lá non bị nhện tấn công như nhau. Các lá bị tấn công chuyển sang màu nâu, sau ñó là màu ñồng thiếc, cuối cùng trở nên khô và rụng. Nhện ñỏ nâu sống bên dưới một lớp mạng do chúng chăng tơ ñể bảo vệ chúng chống lại các ñiều kiện bất lợi của thời tiết. Nhện ñỏ nâu gây hại nặng từ tháng 3 ñến tháng 6 nhưng ñến ñầu mùa mưa chúng ñần dần biến mất, khả năng phát triển lại vào tháng 9 hoặc tháng 10. Trong mùa ñông lạnh, nhện ñỏ nâu thường có mặt với số lượng rất ít trên các lá già của bụi chè và khi nhiệt ñộ tăng vào mùa xuân chúng tăng số lượng lên nhanh chóng và kết quả dẫn ñến sự gây hại nặng nề. Nhiều nhân tố khác nhau tác ñộng tới phạm vi ảnh hưởng của nhện ñỏ nâu và cường ñộ tấn công của chúng. Những bụi chè ñược cắt tỉa sạch sẽ ít bị ảnh hưởng. Thời tiết khô kéo dài trong suốt giai ñoạn sớm của mùa ra lộc non thường tăng phạm vi gây hại của nhện ñỏ nâu. Nhện ñỏ nâu thích ánh sáng mặt trời và những khu vực không ñược che bóng bị gây hại nặng hơn. Nhện ñỏ nâu lây lan từ bụi này sang bụi khác bằng cách di chuyển. Việc phát tán của chúng cũng ñược thực hiện bởi rất nhiều các tác nhân khác như gió, bám vào lông bò, dê và quần áo của người lao ñộng. Một số loài côn trùng bắt mồi tấn công trứng và các giai ñoạn khác của nhện ñỏ nâu thường kìm hãm số lượng của chúng một cách ñáng kể (Das, 1959) [9] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 8 Hình 2.1. Triệu chứng gây hại của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae (mặt trên lá) Nguồn: J.E. Cranham, 1966. Insect and mite pests of tea in Ceylon and their control. Tea Research Institute, Talawakelle, Sri Lanka. Vòng ñời của Oligonychus coffeae (Neitner) rất khác nhau theo từng mùa và phụ thuộc vào nhiệt ñộ và ẩm ñộ. Trong tháng 5 và tháng 6 vòng ñời của nhện là 9,4 ñến 12 ngày trong ñiều kiện thường, trong khi thời tiết lạnh nó phải mất 28 ngày ñể hoàn thành một vòng ñời. Một nhện cái sống lâu nhất ñược ghi nhận là 29 ngày trong ñiều kiện thường. Con ñực thường chết trong khoảng 4 hoặc 5 ngày. Sinh sản ñơn tính ở loài này có thể xảy ra, kết quả tất cả các con sinh ra ñều là ñực. Chakraborty, Dey, Bhattacharya, Sarkar, Somchoudhury (2007)[7] khi nghiên cứu về tỷ lệ gia tăng tự nhiên của nhện ñỏ nâu Oligonychus coffeae trên hai giống China (AV-2) và Assam (TV-19) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ñã cho kết quả, giới hạn tăng tự nhiên của O. coffeae trên lá chè của giống Assam là 1,192 nhện cái/ nhện cái/ ngày và trên các lá chè của giống China là 1,184 nhện cái/ nhện cái/ ngày. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 9 2.1.4. ðặc ñiểm gây hại và tình hình phát sinh, phát triển của các loài thuộc họ Eriophyidae trên cây chè. (Gupta,1989)[12] khi tìm hiểu về thành phần nhện các loài nhện nhỏ cùng chung sống trên chè ở ðông Bắc Ấn ðộ và Bắc Bengal trong suốt thời gian từ năm 1983 ñến năm 1985 ñã ghi nhận 5 loài nhện nhỏ thuộc họ Eriophyidae gây hại trên cây chè ñó là các loài Acaphylla theae (Watt), A. indiae Keifer, A. steinwedeni Keifer, Calacarus carinatus (Green), Acaphyllisa parindiae Keifer. Trong suốt quá trình ñiều tra cho thấy A. theae có mặt thường xuyên hơn ở ðông Bắc Ấn ðộ Acaphylla theae Watt the pink mite, và Canacarus carinatus Green the purple mite, là các loài dịch hại quan trọng nhất của tổng họ Eriophyid thường xuyên xuất hiện trên cây chè (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze) ở nam Ấn (Muraleedharan, Radhakrishnan và Devadas, 1988)[]. Một loài nhện khác thuộc tổng họ Eriophyid, Acaphyllisa parindiae Keifer, the pale mite gần ñây cũng ñã ñược ghi nhận (Murthy và Rao, 1980)[21] cũng ñang trở thành phổ biến rộng rãi ở Nam Ấn. Muraleedharan, Radhakrishnan và Devadas (1988) [19] khi nghiên cứu về diễn biến số lượng và sự phân bố của 3 loài nhện Acaphylla theae (Watt), Canacarus carinatus (Green), Acaphyllisa parindiae Keifer thuộc tổng họ Eriophyid trên chè ở Nam Ấn ðộ ñã cho thấy rằng cả ba loài nhện trên ñều có mặt trên chè ở Nam Ấn ðộ với số lượng rất khác nhau, qua các tháng trong năm. Các quần thể nhện cho thấy tăng dần từ tháng 11, ñạt ñỉnh cao vào tháng 1 tháng 2 và giảm dần từ tháng 3 trở ñi. ðối với A. theae có một ñỉnh vào tháng 2 với mật ñộ trung bình trên 60 con/lá, sau ñó số lượng quần thể này giảm một cách từ từ, trong khi ñó quần thể A. parindiae và C. carinatus ñạt tới ñỉnh vào tháng 1 với mật ñộ từng loài lần lượt là trên 30 con/lá và trên 2 con/lá . Tuy nhiên quần thể của tất cả các loài này bắt ñầu giảm từ tháng 3. Sự phát triển Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 10 mạnh các quần thể nhện họ Eriophyidae ñược cho là do ñiều kiện thời tiết, với nhiệt ñộ cao vừa phải (25-300C), ẩm ñộ cao (88-92%) và lượng mưa thấp (10,12 mm). Trong các biến ñộng về thời tiết, mưa ñược chỉ ra rằng là một nhân tố ñơn lẻ ảnh hưởng bất lợi nhất tới việc tăng số lượng của nhện hồng và nhện sọc trắng ở Anamallais (Muraleedharan và Chandrasekaran, 1981)[18] Cũng trong nghiên cứu này Muraleedharan, Radhakrishnan và Devadas, (1988) [19] khi tìm hiểu về sự phân bố của ba loài thuộc họ Eriophyidae là Acaphylla theae (Watt), Canacarus carinatus (Green), Acaphyllisa parindiae Keifer ở 3 tầng tán (tầng trên ñược tính trong khoảng 10-15 cm từ phía trên bụi chè, tầng dưới nằm trong khoảng 40-45cm từ phía mặt ñất, tầng giữa nằm trong khoảng giữa của tầng trên và tầng dưới) ñã chỉ ra rằng ñều có mặt của cả ba loài nhện trên. Kết quả phân tích một số lượng lớn ba loài nhện trên ở ba tầng tán cho thấy các khác nhau ñáng kể. Số lượng trung bình của A. theae cao một cách có ý nghĩa trên các lá ở tầng trên (ở ñộ tin cậy 99%). Các lá ở tầng giữa và tầng dưới có số lượng A. theae gần như tương ñương nhau. Kiểu phân bố của A. parindiae rất khác với pink mite. Mật ñộ quần thể của loài này cao nhất ở tầng lá giữa, tầng trên và tầng dưới có rất ít nhện này. Loài A. parindiae có số lượng ở tầng giữa lớn hơn một cách ñáng tin cậy so với tầng trên và tầng dưới. Cây chè ở vùng thí nghiệm có số lượng C. carinatus rất thấp và hầu như bằng nhau ở cả ba tầng tán. Trong cả ba loài nhện thuộc họ Eriophyidae Acaphylla theae (Watt), Canacarus carinatus (Green), Acaphyllisa parindiae Keifer cùng chung sống trên một lá chè, the pink mite, A. theae là loài chiếm ưu thế nhất, chiếm tới 66,76% tổng số quần thể nhện. The pale mite, A. parindiae chiếm số lượng lớn thứ hai, cấu thành nên 31,21% tổng số quần thể. Purple mite, C. carinatus có số lượng rất ít chỉ chiếm 2,03% tổng số nhện (Muraleedharan, Radhakrishnan và Devadas, 1988) [19] Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 11 2.1.4.1. Loài nhện hồng Tên khoa học: Acaphylla theae (Watt) Họ: Eriophyidae Tổng họ: Eriophyoidea Pink tea rust mite, Acaphylla theae (Watt). Loài nhện này ñược mô tả ñầu tiên, vào năm 1903 trong bài báo The Pests and Blights of the Tea Plant của Watt và Man (1898)[26] A.theae phân bố dọc nam Á ở những nơi chè ñược trồng. Nó cũng mở rộng sang ñông Ấn. Loài nhện này gây hại trên cả hai mặt lá. và có lẽ làm tổn thương phần cuống lá và các thân xanh. Khi bị nhện tấn công các lá trở nên nhợt nhạt, thường dày hơn, với gân và mép lá chuyển dần sang hồng nhạt. Các lá bị gây hại nặng trở nên cong, sự hoá nâu ở mặt dưới lá làm cho những bụi cây có vẻ ngoài ốm yếu. Những tấn công mạnh làm giảm sự sinh trưởng của bụi chè. Nhện thích các giống chè Assam hơn các giống chè Chinese. (Jeppson, Keifer và Baker, 1975)[14] Nhện hồng tăng số lượng trên lá từ tháng 3 tới tháng 6. Việc quần thể nhện giảm số lượng xảy ra vào mùa khô và có thể không khôi phục ñược số ban ñầu lượng trong năm ñó thậm chí ñó là những tháng ẩm. Những cây chè non bị hại nặng hơn những cây chè già. (Jeppson, Keifer và Baker, 1975)[14]. Sinh trưởng của nhện từ trứng tới trưởng thành cần trung bình 8,4 ngày trong ñiều kiện tháng 3 khi nhiệt ñộ trung bình là 24,3 0C (77 0F) và ẩm ñộ tương ñối (RH) 84%. Vào mùa hè ở nhiệt ñộ 29 0C (84 0F) và ñộ ẩm tương ñối 82% thời gian hoàn thành vòng ñời là 6,2 ngày. Trung bình trưởng thành sống 12 ngày. Con cái ñẻ trung bình 2 ñến 4 trứng 1 ngày, với tổng số trứng từ 30 ñến 40 quả trong suốt giai ñoạn trưởng thành. Trứng ñược ñẻ trên bề mặt lá, nơi chúng thích ñẻ trứng là dọc gân chính và cạnh gân lá ở mặt dưới lá. Trưởng thành có màu sắc ña dạng từ màu vàng cam ñến màu hồng nhạt. (Das và Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan