Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình nhiễm vi khuẩn salmonelia trên gà tại huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc ...

Tài liệu Tình hình nhiễm vi khuẩn salmonelia trên gà tại huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc và sử dụng chế phẩm nanosan phòng, trị bệnh

.PDF
77
15
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN YÊN “TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN GÀ TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NANOSAN PHÒNG, TRỊ BỆNH” LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN YÊN “TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN GÀ TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NANOSAN PHÒNG, TRỊ BỆNH” Ngành: Thú y Mã ngành: 8 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên 17 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Yên ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập, cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Lãnh đạo, cán bộ Chi cục chăn nuôi, thú y Vĩnh Phúc; Lãnh đạo huyện Tam Dương; cán bộ Thú y, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, các cán bộ, nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí nghiệm, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên 17 tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Xuân Yên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Bệnh thương hàn ở gà ................................................................................... 4 1.1.1. Căn bệnh .................................................................................................... 4 1.1.2. Triệu chứng ................................................................................................ 5 1.1.3. Bệnh tích .................................................................................................... 5 1.2. Đặc điểm của vi khuẩn Salmonella .............................................................. 6 1.2.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy ..................................................................................... 6 1.2.3. Đặc tính sinh hóa ....................................................................................... 7 1.2.4. Sức đề kháng .............................................................................................. 8 1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella .................................................... 8 1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella ......................................................... 9 1.3. Tình hình nghiên cứu Salmonella ở gà ......................................................... 9 1.4. Khái quát về công nghệ Nano ..................................................................... 10 1.4.1. Lịch sử hình thành của công nghệ Nano ................................................. 10 1.4.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 10 iv 1.4.3. Ứng dụng chế phẩm Nano trong chăn nuôi và Thú y.............................. 11 1.4.4. Khái quát về Nano bạc ............................................................................. 12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 17 2.1. Đối tượng, vật liệu dùng trong nghiên cứu................................................. 17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 17 2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................... 17 2.1.3. Nguyên liệu, dụng cụ và trang thiết bị..................................................... 17 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 19 2.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích ở gà mắc bệnh thương hàn ............................................................................................... 19 2.2.2. Phân lập và định danh vi khuẩn Salmonella spp từ gà mắc bệnh thương hàn ............................................................................................... 20 2.2.3. Xác định độc lực các chủng Salmonella phân lập được .......................... 20 2.2.4. Đánh giá tác dụng của chế phẩm NanoSan (NanoSF, NanoSP, SinaVet01) ............................................................................................... 20 2.2.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh ............................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20 2.3.1. Phương pháp điều tra ............................................................................... 20 2.3.2. Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 21 2.3.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella spp ..................... 22 2.3.4. Phương pháp giám định các đặc tính sinh hóa ........................................ 23 2.3.5. Phương pháp nhuộm Gram ...................................................................... 24 2.3.6. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh của vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum .................................................. 25 2.3.7. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác dụng của các chế phẩm NanoSan ................................................................................................... 26 2.3.8. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh thương hàn và một số vi khuẩn kế phát ở gà, đề xuất biện pháp phòng trị ..................................... 28 2.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 28 v Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29 3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thương hàn nuôi trên một số xã của huyện Tam Dương ............................................................ 29 3.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã ................... 29 3.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi .................. 31 3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ .................. 33 3.1.4. Kết quả tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi ...... 35 3.1.5.Triệu chứng và bệnh tích ở gà mắc bệnh thương hàn .............................. 37 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ....................................................... 39 3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm ............... 39 3.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp. ở một số cơ quan phủ tạng của gà bệnh.................................................................. 41 3.3. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và định danh các chủng Salmonella phân lập................................................................................. 43 3.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Salmonella phân lập được........................................................................................... 44 3.5. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum ................................................................................................... 46 3.5.1. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum phân lập được ........................................................................... 46 3.5.2. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum phân lập được ........................................................................... 49 3.6. Đánh giá tác dụng của bộ chế phẩm NanoSan đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh thương hàn ở gà ................................................... 51 3.6.1. Tác dụng của chế phẩm NanoSan đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh thương hàn ở gà .............................................................................. 51 3.6.2. Kết quả theo dõi số lượng vi khuẩn chỉ điểm (Salmonella) trong phân gà và chất độn chuồng giữa các lô thí nghiệm ............................... 53 vi 3.7. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị ........................................................... 55 3.7.1. Kết quả theo dõi tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn chỉ điểm (Salmonella) phân lập được từ các lô thí nghiệm.................................... 55 3.7.2. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà ................... 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 60 1. Kết luận: ......................................................................................................... 60 2. Đề nghị ........................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 62 PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 66 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPW : Bufered Pepton Water CPTPP : Comprehensive anh Progressive Agreement for TransPacific Partnership CRD : Campete randomized derign Cs : Cộng sự EVFTA : European - Vietnam Free Trade Agreement IDRC : International research anh development center ILRI : International labor ỏganization LB : Liên bang GDP : Gross Domestic GLM : Logistic regression analysis KTTĐ : Khử trùng tiêu độc KH-CN : Khoa học - Công nghệ NASA : National Aeronautics anh Space Administration NPIP : National Poultry Improvenment Plan Nxb : Nhà xuất bản PCR : Polymerase Chain Reaction TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam USA : Hoa Kỳ viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo CCLS (1999) ...................................................................... 25 Bảng 3.1. Tỷ lệ gà nghi mắc bệnh thương hàn tại huyện Tam Dương....... 29 Bảng 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi .... 31 Bảng 3.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ .............................. 34 Bảng 3.4. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo kiểu chuồng ...................... 36 Bảng 3.5. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh thương hàn...... 37 Bảng 3.6. Tỷ lệ và các bệnh tích của gà mắc bệnh thương hàn.................. 38 Bảng 3.7. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân .... 39 Bảng 3.8. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. ở bệnh phẩm .................................................................................. 42 Bảng 3.9. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và định danh các chủng Salmonella phân lập .................................................. 43 Bảng 3.10. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa của các chủng Salmonella phân lập được .......................................................... 45 Bảng 3.11. Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của Salmonella gallinarum pullorum bằng phản ứng PCR ................................. 47 Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum trên chuột nhắt trắng ............. 50 Bảng 3.13. Tác dụng của bộ chế phẩm NanoSan đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh thương hàn ở gà ..................................... 51 Bảng 3.14. Số lượng vi khuẩn chỉ điểm (Salmonella) trong phân gà và chất độn chuồng giữa các lô thí nghiệm ..................................... 53 Bảng 3.15. Tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn chỉ điểm (Salmonella) phân lập được từ các lô thí nghiệm ............................................ 56 Bảng 3.16: Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà ...... 58 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Quy trình phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm.............................................................................. 22 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả điều tra tỷ lệ gà nghi mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi ................................................................................... 32 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ ..................... 34 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo kiểu chuồng ............. 36 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh thương hàn ..................................................................................... 37 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân ....................................................................................... 40 Hình 3.7. Biểu đồ kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. ở bệnh phẩm ........................................................................... 42 Hình 3.8. Biểu đồ tác dụng của bộ chế phẩm NanoSan đến tỷ lệ gà nuôi sống và tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn .......................................... 52 Hình 3.9. Số lượng vi khuẩn chỉ điểm (Salmonella) trong phân gà và chất độn chuồng giữa các lô thí nghiệm ........................................ 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Cục Chăn nuôi, toàn ngành đã tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018, giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 5% GDP, sản phẩm chăn nuôi bắt đầu xuất sang các thị trường quốc tế. Ước tính trong năm 2018 đã xuất khẩu khoảng 500 - 550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi. Đáng chú ý, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường. Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các chủ hộ trang trại, gia trại. Khi chăn nuôi gà phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp hơn, trong đó bệnh Thương hàn do vi khuẩn Salmonella thường xảy ra trên gà, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể lây từ gà ốm sang gà khỏe, qua máy ấp, thức ăn, nước uống và các vật dụng chăn nuôi, nguy hiểm hơn là bệnh truyền qua trứng. Do đó, bệnh Salmonellosis cần được đặc biệt chú trọng đối với cơ sở sản xuất con giống. Bởi lẽ bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn gà mà còn gieo rắc mầm bệnh cho thế hệ sau. Mặt khác, việc điều trị bệnh Salmonellosis rất tốn kém, chi phí lớn về thuốc thú y, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và không ngừng tác động xấu tới vệ sinh môi trường. Theo Trần Thị Hạnh và cs (1997), việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh không chỉ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn gây ra sự tồn dư các loại thuốc kháng sinh trong các sản phẩm gia cầm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng và gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. 2 Hiện nay, ngoài việc phòng bệnh bằng vệ sinh và vaccine thì việc sử dụng các chế phẩm Nano cũng đã bước đầu được ứng dụng trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng chế phẩm Nano trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng có ý nghĩa rất lớn, vì ngoài tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cơ chế riêng thì chế phẩm Nano còn góp phần hạn chế hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vốn đang trở thành vấn đề nan giải hiện nay. Một loại chế phẩm hiện nay đang được sử dụng phổ biến là chế phẩm NanoSan. Chế phẩm này có phổ diệt khuẩn mạnh, đặc biệt hiệu quả với các chủng vi khuẩn đường ruột như Salmonella, nâng cao khả năng đề kháng của vật nuôi, từ đó tác dụng lên quá trình sinh trưởng, phát triển của gia cầm và hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Với việc thực hiện hiệp định CPTPP và EVFTA, Việt Nam được đánh giá là có thể cải thiện đáng kể tiếp cận thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, qua đó tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thịt gà sạch bệnh, sạch vi khuẩn Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu bệnh Thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra và ứng dụng chế phẩm Nano trong phòng, trị bệnh là việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là hạn chế, tiến tới không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên gà tại Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và sử dụng chế phẩm NanoSan phòng, trị bệnh”. 3 2. Mục tiêu của đề tài - Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn ở gà. - Đánh giá tác dụng của chế phẩm NanoSan trong phòng bệnh do Salmonella. - Xây dựng phác đồ phòng, điều trị bệnh thương hàn cho gà đạt hiệu quả cao. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung thêm những hiểu biết khoa học cơ bản về đặc điểm dịch tễ học của bệnh thương hàn ở gà. - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những nghiên cứu về Salmonella trên gà nói riêng và Salmonella trên gia cầm nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng và điều trị bệnh thương hàn ở gà. - Là cơ sở khoa học để sản xuất và ứng dụng chế phẩm NanoSan trong thực tiễn sản xuất của ngành chăn nuôi, góp phần giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc kháng sinh hiện nay. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh thương hàn ở gà 1.1.1. Căn bệnh Thương hàn là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Bệnh ở thể cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Đặc điểm của bệnh là gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng. Trước đây người ta cho rằng đây là 2 loại vi khuẩn gây ra 2 bệnh khác nhau trên gà. Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ gà con và Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn gà lớn. Hiện nay người ta thấy khi phân lập căn bệnh từ gà con hoặc gà lớn ốm đều thấy cả 2 loại vi khuẩn, kiểm tra đặc tính sinh học chúng chỉ khác nhau ở một vài đặc tính về chuyển hóa đường. Vì vậy, bệnh do trực khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra cho gà ở mọi lứa tuổi (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012). Vi khuẩn S. gallinarum S. pullorum phân bố rộng rãi trong tự nhiên, sống lâu trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm). Nhưng đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất: ở 550 C bị tiêu diệt sau 20 phút, các chất khử trùng thông thường như xút, phenic, formon tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Cũng giống như các vi khuẩn khác, S. gallinarum và S. pullorum lây truyền qua nhiều con đường. Gia cầm nhiễm bệnh đóng vai trò quan trọng lớn nhất như là vật mang trùng lây lan mầm bệnh. Vai trò đầu tiên đã được xác nhận chính là trứng ấp bị nhiễm khuẩn lây truyền hai mầm bệnh kể trên, do sự có mặt của S. gallinarum và S. pullorum trong các noãn hoàng trước khi trứng được đẻ ra. Phương thức lây truyền này được xác nhận là phương thức lây truyền chính. Sự lây truyền mầm bệnh có thể xảy ra trong đàn gà bị mổ cắn, ăn trứng và qua các vết thương ở da và ở bàn chân. 5 Phân gà nhiễm bệnh, thức ăn, nước uống và chất độn chuồng bị ô nhiễm cũng là nguồn lây truyền mầm bệnh. Các động vật nhiễm Salmonella có thể trở thành vật mang trùng dưới dạng mãn tính không thể hiện triệu chứng lâm sàng. Khả năng đề kháng của gia cầm trưởng thành với S. gallinarum và S. pullorum rất cao, nên ít khi nổ ra thành dịch bệnh lớn. 1.1.2. Triệu chứng Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và sức đề kháng của con vật khi bị nhiễm bệnh, thường kéo dài từ 2-14 ngày. Triệu chứng, bệnh tích của gà con nở ra từ trứng bị nhiễm Salmonella thể hiện ngay trong máy ấp, máy nở hay ngay sau khi gà nở ra. Thường thì trứng gà mang trùng đến ngày nở gà con không làm vỡ vỏ trứng để chui ra nên bị chết ngạt. Số còn lại sau nở thường ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Những gà bị nhiễm trùng sau nở có triệu chứng muộn hơn, khoảng từ 3-10 ngày. Gà bệnh ốm yếu có trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với các con khác. Bụng gà trễ xuống do lòng đỏ không tiêu. Gà thường kêu xao xác, đứng tụm lại ở góc sân, góc chuồng, mệt mỏi, xù lông, xã cánh. Nền có những bãi phân trắng, hậu môn gà bết đầy phân, gà này mổ vào hậu môn gà kia có thể làm chảy máu. 1.1.3. Bệnh tích Bệnh tích ở gà con thấy xuất hiện lòng đỏ không tiêu. Thông thường sau nở 8-10 ngày lòng đỏ đã tiêu hết nhưng trong trường hợp này gà chết ở tuần thứ 2-4 mà lòng đỏ vẫn tồn tại, có màu vàng xám, mùi thối. Lách sưng to gấp 2-3 lần. Ruột tụ máu hoặc xuất huyết. Bệnh nặng thì niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Ở gà đẻ thường thấy buồng trứng bị thoái hóa, đa phần buồng trứng bị viêm, teo, có nhiều đám nhăn màu vàng đục, nhiều noãn hoàng méo mó dị hình, nhiều vùng viêm tấy, xuất huyết. Đa phần trứng vỡ trong ổ bụng gây viêm phúc mạc, ruột dính do fibrin kéo thành 6 màng, bao bọc. Tinh hoàn gà trống bị viêm, sưng tấy hoặc có nốt hoại tử, nhiều con khớp gối bị viêm, đi lại khó khăn và không đạp mái được (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). 1.2. Đặc điểm của vi khuẩn Salmonella 1.2.1. Đặc điểm hình thái Theo Lê Văn Tạo (1994) thời gian gần đây nhờ kính hiển vi điện tử, bằng phương pháp nhuộm của Haschem (1972) người ta phát hiện trên bề mặt vi khuẩn Salmonella ngoài lông còn có các cấu trúc fimbriae. Vi khuẩn Salmonella có hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4-0,6µm x 1-3µm, không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có từ 7-12 lông xung quanh thân. S. gallinarum và S. pullorum gây bệnh cho gia cầm, không có lông, không có khả năng di động và thường có kích thước nhỏ hơn các Salmonella khác. Lông giúp vi khuẩn di động, có hình tròn, dài, xuất phát từ màng cytoplasma. Do có cấu trúc từ các sợi protein hình xoắn nên có thể co giãn, vì di động nên lông của chúng rất khó nhuộm, nếu nhuộm bằng phương pháp đặc biệt có thể nhận thấy bằng kính hiển vi thông thường. Lông có tính kháng nguyên và do các gen mã hóa tổng hợp protein riêng quy định. Các gen mã hóa này dễ bị biến đổi dẫn tới mất khả năng tạo lông. S. gallinarum, và S. pullorum đều không có lông nên chúng không di động và không có kháng nguyên lông. Vi khuẩn Salmonella dễ nhuộm với thuốc nhuộm, bắt màu Gram âm đều toàn thân hoặc ở 2 đầu (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001). 1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy Salmonella vừa hiếu khí vừa kị khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 370C nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ 6 - 420C, pH thích hợp là 7,2- 7,6; phát triển được ở pH 6-9. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể mọc ở 420C. Đặc tính này được ứng dụng trong phân lập Salmonella, nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác, trong trường hợp bệnh phẩm bị tạp nhiễm. 7 Môi trường Macconkey: nuôi cấy trong tủ ấm 370C sau 18-24 giờ, vi khuẩn có hình thành khuẩn lạc có hình tròn, trong, không màu, nhẵn bóng và hơi lồi ở giữa, do tính chất không lên men đường lactose. Môi trường Kligler: sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn sản sinh H2S làm đen môi trường và sinh hơi làm nứt thạch. Môi trường Endo: Vi khuẩn Salmonella mọc hình thành khuẩn lạc mầu hồng, tròn trơn nhẵn bóng, trông giống giọt sương trên nền hồng nhạt của môi trường. Trong tất cả các môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc đều có thể thay đổi theo thời gian, đôi lúc có sự dị thường về hình thái của khuẩn lạc (Snoyeboc G.H, 1991). 1.2.3. Đặc tính sinh hóa Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) đặc tính chung của Salmonella là không lên men đường lactose. Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số đường nhất định và không đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi đường glucoza, mannit, mantoza, galactoza, levuloza, arabinoza. Một số loài như S. abortus equi, S. abortus bovis, S. abortus ovis, S. typhi, S. typhisuis, S. cholerae suis, S. gallinarum, S. enteritidis cũng lên men các đường nhưng không sinh hơi. Riêng S. pullorum không lên men mantoza, S. cholerae suis không men arabinoza. Tất cả các vi khuẩn Salmonella đều không lên men lactoza, saccaroza. Do quá trình phân hủy lysine tạo alkaline của Salmonella nên phần trên mặt thạch nghiêng môi trường phân lập LIM có màu đỏ tía sâu hơn xuống dưới đáy ống nghiệm, môi trường thường biến màu đen nhạt do H2S mà vi khuẩn sinh ra. Các khuẩn lạc Salmonella mọc trên môi trường thạch TSI và LIM được cấy chuyển sang các môi trường phân lập phụ trợ (Addition indentification 8 media) để xác định các đặc tính sinh hóa, lên men hoặc không lên men các loại đường khác nhau của từng vi khuẩn. 1.2.4. Sức đề kháng Salmonella tồn tại trong nước thường 1 tuần, trong nước đá có thể sống 2 3 tháng, trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát vi khuẩn sống từ 2 -3 tháng. Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng. Ở nhiệt độ 500C trong 1 giờ; 700C trong 20 phút; 1000C trong 5phút hoặc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong 5 giờ có thể diệt được vi khuẩn. Các chất diệt trùng thông thường dễ phá huỷ vi khuẩn hoàn toàn: HgCl2 1/500; formol 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 - 20 phút. Đặc biệt Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối nồng độ 29% được 4 - 8 tháng ở nhiệt độ từ 6 - 120C. Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt vi khuẩn ở bên trong (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001). 1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, gồm rất nhiều loại. Theo Phạm Hồng Sơn (2002) Salmonella có hơn 67 loại kháng nguyên O (có nhiều tài liệu công bố hơn 80 loại), 94 loại kháng nguyên H pha 1, hơn 11 kháng nguyên H pha 2, kháng nguyên K là kháng nguyên Vi. Có tới 80% type Salmonella sản sinh kháng nguyên pili, trong đó có S. typhimurium. Cần phân biệt kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là: Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân. Kháng nguyên H (H- Antigen): kháng nguyên lông. Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ. Kháng nguyên F (Fimbriae Antigen): kháng nguyên pili. Trong đó kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán là kháng nguyên thân (O - Antigen) và kháng nguyên lông (H - Antigen). Ở gà không có kháng nguyên H do thân nhiệt cơ thể cao. 9 1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella Để thực hiện quá trình gây bệnh đối với vật chủ, Salmonella sử dụng các yếu tố không phải là độc tố như một số kháng nguyên (O, K), khả năng bám dính, xâm nhập, tổng hợp sắt, kháng kháng sinh. Các yếu tố là độc tố như độc tố đường ruột (enterotoxin), nội độc tố (endotoxin). 1.3. Tình hình nghiên cứu Salmonella ở gà Chủng Salmonella được phát hiện đầu tiên bởi Salmon D. E. cùng Smith T., đó chính là Salmonella cholerae suis. Năm 1990, Lignieres đặt tên vi khuẩn Salmonella để kỉ niệm cho Salmon chính là người đầu tiên phát hiện ra nó. Theo Sam và cộng sự thì mãi đến năm 1934 bệnh mới chính thức được công nhận do các công trình nghiên cứu của White và Kauffmanm về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella. Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) hiện nay người ta đã phân lập được 2.324 chủng Salmonella khác nhau. Theo Bengtson (1994), thực tế chỉ có khoảng 4-5% số chủng có khả năng gây bệnh cho người và động là các chủng mang độc lực (pathogen). Bệnh thương hàn gà (1895) được More đặt tên là Infectious leucemia fouls, còn Lucet gọi tên bệnh là Dysenteria epizootique des poules. Đến năm 1902 bệnh do S. gallinarum gây ra được lấy tên chính thức là Fowl typhoid (thương hàn gà), từ năm 1954 chương trình khống chế và thanh toán bệnh này được đưa vào chương trình của NPIP (National Poultry Improvenment Plan). Bệnh Pullorum (Pullorum disease) do S. pullorum gây ra ở gà con và gà lớn dưới dạng cấp tính, thường được gọi là bệnh bạch lỵ (ỉa phân trắng). Bệnh Pullorum lần đầu tiên được mô tả bởi Rettger năm 1899. Bệnh thương hàn gà do S. gallinarum gây ra ở gà trưởng thành dưới dạng cấp tính và mãn tính. Bệnh Fowl typhoid do Klein xác định được lần đầu tiên tại nước Anh vào năm 1888.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng