Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình nhiễm sán lá gan fasciola spp. ở trâu, bò tại tỉnh tuyên quang, nghiên...

Tài liệu Tình hình nhiễm sán lá gan fasciola spp. ở trâu, bò tại tỉnh tuyên quang, nghiên cứu sự phát triển của trứng, ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian

.PDF
97
279
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HUÂN TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN FASCIOLA SPP. Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG, NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG, ẤU TRÙNG SÁN LÁ GAN Ở NGOẠI CẢNH VÀ TRONG KÝ CHỦ TRUNG GIAN Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và NCS. Phạm Diệu Thuỳ dƣới sự hƣớng dẫn của GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào. Các thông tin trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Văn Huân Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trƣờng và sau một năm thực hiện đề tài tại cơ sở, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn Dƣợc lý và Vệ sinh an toàn thực phẩm, các thầy cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và NCS. Phạm Diệu thuỳ đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo uỷ ban nhân dân, Trạm thú y và nhân dân các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian triển khai đề tài tại địa phƣơng. Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên khoá 40, chuyên ngành Chăn nuôi thú y và Thú y đã tham gia và hỗ trợ tôi thực hiện thành công đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2013 Học viên Hoàng Văn Huân Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT a, b, c : Là các chữ cái để phân hạng trong thống kê cs : Cộng sự F. : Fasciola L. : Lymnaea n : Dung lƣợng mẫu TN : Thí nghiệm TPTQ : Thành phố Tuyên Quang tr. : Trang TT : Thể trọng Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2 3. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................... 2 4.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4 1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học .......... 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của sán lá Fasciola................................. 5 1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola................................................................... 6 1.1.4. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola .................................................... 9 1.1.5. Bệnh lý và lâm sàng bệnh ở trâu, bò...................................................... 15 1.1.5.1. Bệnh lý của bệnh sán lá gan trâu, bò: ................................................ 15 1.1.5.2. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu, bò:............................................. 16 1.1.5.3. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan: ..................................... 17 1.1.6. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra ........................................... 18 1.1.7. Phòng và trị bệnh ................................................................................... 19 1.1.7.1. Phòng bệnh.......................................................................................... 19 1.1.7.2. Điều trị bệnh ....................................................................................... 20 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................... 21 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 21 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 23 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 26 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 26 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 26 2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 26 2.2.1. Mẫu nghiên cứu...................................................................................... 26 2.2.2. Dụng cụ và hoá chất .............................................................................. 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 27 2.3.1. Thực trạng công tác vệ sinh thú y và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang. .................................................................. 27 2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò ................................... 27 2.3.2.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu và bò ............................................ 27 2.3.2.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian .................................................................................... 27 2.3.2.3. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh (khi chưa rơi vào môi trường nước) ........................................................................ 27 2.3.2.4. Nghiên cứu thời gian Miracidium thoát vỏ và thời gian tồn tại của Miracidium trong nước .................................................................................... 28 2.3.2.5. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc – ký chủ trung gian .................................................................................................. 28 2.3.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................... 28 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang .......................................................... 28 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang ..................................................................................... 28 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.4.2.1. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh sán lá gan ở trâu, bò: Sử dụng phƣơng pháp dịch tễ học phân tích và dịch tễ học mô tả. ............................................. 28 2.4.2.2. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ........................................................................................... 28 2.4.2.3. Sơ đồ bố trí thu thập mẫu ................................................................... 29 2.4.2.4. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò qua xét nghiệm phân. ....................................................................................... 30 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian .................................................................................... 30 2.4.4. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh (khi không rơi vào môi trường nước) ...................................................................... 33 2.4.5. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước .................................................................................................................. 35 2.4.6. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc - ký chủ trung gian .................................................................................................. 37 2.4.7. Phương pháp xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của thuốc Han - Dertil B và Bio - Alben ................................................................................................... 38 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 39 Chƣơng 3 .......................................................................................................... 40 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 40 3.1. Kết quả điều tra thực trạng công tác vệ sinh thú y và phòng chống bệnh giun, sán ở trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang ...................................................... 40 3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở các địa phương ......................... 42 3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi trâu, bò ................... 45 3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo mùa vụ ................. 47 3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo tính biệt ............... 49 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian.......................................................................................................... 51 3.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng trại nuôi trâu, bò ..................... 51 3.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá gan trên bãi chăn thả trâu, bò (ở đất bề mặt, ở vũng nước trên bãi chăn). ................................................................................ 54 3.3.3. Xác định loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của sán lá gan gan và sự phân bố của chúng....................................................................................... 55 3.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên) .... 57 3.3.5. Tỷ lệ mẫu cỏ thuỷ sinh nhiễm Adolescaria ............................................ 60 3.3.6.1. Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò .................. 61 3.3.7. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của Miracidium trong nước .................................................................................... 67 3.3.7.1. Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước (thí nghiệm trong mùa thu và mùa đông) .................................................................................................... 67 3.3.7.2. Thời gian Miracidium sống trong nước (khi không gặp ký chủ trung gian)71 3.3.8. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ký chủ trung gian ................................................................................................. 73 3.4. Xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của 2 loại thuốc Han - Dertil B và Bio Alben ................................................................................................................ 77 3.5. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 80 4.1. Kết luận ..................................................................................................... 80 4.2. Đề nghị ...................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 82 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thu thập mẫu ................................................................ 29 Bảng 3.1. Thực trạng công tác vệ sinh thú y và phòng chống bệnh giun, sán ở trâu, bò ở 3 huyện, thành của tỉnh Tuyên Quang .................... 40 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan trên trâu, ................................ 42 Bảng 3.3: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi củ nuôi tại tỉnh Tuyên Quang ................................................................ 45 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo mùa vụ ở trâu, ................ 47 Bảng 3.5: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt ở trâu ............... 49 Bảng 3.6: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt ở bò ................. 50 Bảng 3.7: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu ............................................................................... 52 Bảng 3.8: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng và ....................................... 53 Bảng 3.9: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò ......... 55 Bảng 4.10: Sự phân bố các loài ốc – ký chủ trung gian của sán Fasciola ở ba địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang............................................... 56 Bảng 3.11: Tỷ lệ các loài ốc nƣớc ngọt – ký chủ trung gian của sán Fasciola tại ba địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang ........................... 56 Bảng 3.12: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nƣớc ngọt ........................ 58 Bảng 3.13: Tỷ lệ mẫu cỏ thuỷ sinh nhiễm Adolescaria ................................... 60 Bảng 3.14: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò .............. 62 Bảng 3.15: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất .............................. 66 Bảng 3.16: Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nƣớc ................................... 69 Bảng 3.17: Thời gian tồn tại của Miracidium trong nƣớc ............................... 72 Bảng 3.18: Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán lá gan ......... 73 Bảng 3.19: Thời gian từ khi trứng sán lá gan vào môi trƣờng nƣớc đến khi hình thành Adolescaria ..................................................................... 76 Bảng 3.20: Xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của thuốc ................................... 77 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của sán lá gan ........................................................... 7 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi nƣớc ta phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chăn nuôi trâu, bò có vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết nhu cầu thực phẩm, sức cày kéo và tăng thêm thu nhập cho ngƣời chăn nuôi, đặc biệt đối với cƣ dân vùng cao, vùng trung du, miền núi. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trâu, bò vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất chăn nuôi. Ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể gia súc, chiếm đoạt chất dinh dƣỡng làm cho vật nuôi gày yếu. Một trong những bệnh ký sinh trùng thƣờng xảy ra và gây tác hại lớn đối với đàn trâu, bò là bệnh sán lá gan lớn (Fasciolosis). Một tác động quan trọng của sán lá Fasciola khi ký sinh ở vật chủ là chiếm đoạt dinh dƣỡng. Dinh dƣỡng của sán lá gan là máu súc vật mà nó ký sinh. Bằng phƣơng pháp phóng xạ, ngƣời ta đã thấy mỗi sán ký sinh ở ống dẫn mật lấy 0,2 ml máu mỗi ngày. Nhƣ vậy, nếu súc vật nhiễm ít sán thì vai trò chiếm đoạt dinh dƣỡng không rõ, nhƣng nếu mỗi súc vật có hàng trăm, hàng nghìn sán ký sinh thì lƣợng máu mất đi rất nhiều. Ngoài tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán non mang theo các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, gan và những cơ quan khác, gây những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm khác. Tất cả những tác động kể trên của sán lá Fasciola làm cho sức đề kháng của cơ thể trâu, bò giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác hoặc làm cho các bệnh đang có trong cơ thể súc vật nặng thêm lên. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có số lƣợng trâu, bò tƣơng đối lớn. Hàng năm bệnh sán lá gan gây thiệt hại không nhỏ đến số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đàn trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang. Thực tế trên ðòi hỏi phải nghiên cứu về tình hình nhiễm sán lá gan ở tỉnh Tuyên Quang và đặc điểm dịch tễ của bệnh để có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng trị hiệu quả, tránh gây tổn hại lớn về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu về bệnh sán lá gan ở trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác phòng chống bệnh sán lá gan cho đàn trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình nhiễm sán lá gan Fasciola spp. ở trâu, bò tại tỉnh Tuyên Quang, nghiên cứu sự phát triển của trứng, ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian”. 2. Mục đích của đề tài Đề tài xác định đƣợc một số thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan ở trâu, bò, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu bò có hiệu quả cao. 3. Mục tiêu của đề tài Xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở tỉnh Tuyên Quang và sự phát triển của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh, sự phát triển các giai đoạn ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị, bổ sung và hoàn thiện những kiến thức dịch tễ học của bệnh sán lá gan, là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng và trị bệnh sán lá gan trâu bò. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài góp phần đƣa ra những khuyến cáo đối với ngƣời chăn nuôi và những ngƣời làm công tác thú y trong việc phòng và trị bệnh sán lá gan cho trâu bò, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bệnh sán lá gan do hai loài sán lá Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra. Ký chủ của sán lá gan gồm ký chủ cuối cùng và ký chủ trung gian. * Ký chủ cuối cùng thƣờng thấy là các gia súc nhai lại nhƣ trâu, bò, dê, cừu. Ngƣời ta cũng đã thấy sán lá gan ký sinh ở lợn, ngựa, thỏ, một số động vật hoang dã và cả ngƣời. * Ký chủ trung gian của sán Fasciola là các loài ốc nƣớc ngọt thuộc họ Lymnaea: Lymnaea auricularia, L. swinhoei, L. viridis, Radix ovata... Sán Fasciola thƣờng ký sinh ở ống dẫn mật. Một số trƣờng hợp thấy sán ký sinh ở tim, phổi, hạch lâm ba, tuyến tụy. 1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học Theo Skrjabin và cs (1977) [26], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [20] sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại đƣợc xếp trong hệ thống phân loại động vật nhƣ sau: Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1854 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962 Bộ Fasciolida Skrjabin và Schulz, 1937 Phân bộ Fasciolata Skrjabin và Schulz, 1937 Họ Fasciolidae Railliet, 1895 Phân họ Fasciolinae Stiles và Hassall, 1898 Giống Fasciola Linnaeus, 1758 Loài Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) Loài Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của sán lá Fasciola Cũng nhƣ nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lƣỡng tính, có thể thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng. Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola nhƣ sau: * F. gigantica : có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, “vai” không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang. F. gigantica (nghĩa là sán lá “khổng lồ”) dài 25 - 75 mm, rộng 3 - 12 mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy nó không có “vai” nhƣ loài khác của giống Fasciola. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, đầu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi bào to đều và xếp kín vỏ. Kích thƣớc trứng: 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10 mm. * F. hepatica: trái với loài trên, loài này thân rộng, đầu lồi và nhô ra phía trƣớc làm cho sán có “vai”, nhánh ruột chia ít nhánh ngang hơn. F. hepatica (nghĩa là sán lá ở gan) dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần trƣớc thân nhô ra, tạo cho sán có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán thành phần trƣớc và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở phần giữa thân trƣớc tạo nên một mạng lƣới rối nhƣ tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung. Trứng của loài F. hepatica có hình thái, màu sắc tƣơng tự trứng của loài F. gigantica, kích thƣớc 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09 mm. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê do hai loài sán lá nói trên ký sinh ở ống dẫn mật và gan gây ra. Ngoài trâu, bò, dê, hai loài sán này còn gây bệnh cho các động vật nhai lại khác, đôi khi thấy cả ở ngƣời. F. hepatica và F. giantica là hai loài sán lá phổ biến ở các vùng thuộc châu Á và châu Phi. Theo Urquhart (1996) [53], tác hại của sán lá gan đối với gia súc nhai lại rất lớn, biểu hiện rõ nhất là gây thiếu máu, viêm và xơ gan khi gia súc bị nhiễm sán lá gan ở mức độ nặng. 1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola Trong vòng đời phát triển, sán lá gan cần trải qua 5 giai đoạn. Fasciola trƣởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: đƣợc nƣớc mƣa cuốn trôi xuống các vũng nƣớc, hồ, ao, suối, ruộng nƣớc... , nhiệt độ 15 - 300C, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng thích hợp... sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nƣớc. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhƣng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ, Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển đƣợc trong nƣớc. Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết. Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, đƣợc bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong 1 ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu. Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn giản. Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 160C hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sản sinh Redia I và dừng phát triển. Ở nhiệt độ phù hợp (20 - 300C), sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển đƣợc dễ dàng trong nƣớc. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai nhánh. Trong cơ thể Cercaria còn có những hạt Glycogen cung cấp năng lƣợng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi trƣờng nƣớc, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria). Tóm tắt sơ đồ vòng đời của sán lá Fasciola Fasciola (ống dẫn mật) Phân Trứng ánh sáng, to, pH Môi trƣờng nƣớc Mao ấu 7 ngày Bào ấu 8-21 ngày Trâu, bò nuốt phải nang ấu Lôi ấu 20-28 ngày Rời KCTG sau Nang ấu 2giờ (lơ lửng trong nƣớc hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh) Ốc nƣớc ngọt Vĩ ấu Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của sán lá gan Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi ốc, ra môi trƣờng ngoài, bơi tự do trong nƣớc, có kích thƣớc 0,28 - 0,30 mm chiều dài và Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 0,23 mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nƣớc, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến thành Adolescaria. Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết. Adolescaria thƣờng ở trong nƣớc hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Nếu trâu, bò, dê nuốt phải Adolescaria, vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng đƣợc giải phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đƣờng: Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch ruột, qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô vào ống mật. Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào xoang bụng, đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống mật. Một số ấu trùng từ tá tràng ngƣợc dòng dịch mật để lên ống dẫn mật. Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán lá gan trƣởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời là 92 - 117 ngày. Fasciola trƣởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của súc vật nhai lại 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm. Khoa học thú y nƣớc ta đã nghiên cứu thành công vòng đời của sán lá gan. Theo Phan Địch Lân (1985) [16] trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 300C), có ốc vật chủ trung gian (Lymnae swinhoei và Lymnae viridis), có vật chủ cuối cùng (trâu, bò, dê, cừu) thì vòng đời của sán lá gan ở nƣớc ta đƣợc xác định với các mức thời gian sau: - Ở ngoài thiên nhiên: trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Miracidium) trong khoảng 14 - 16 ngày. - Ở trong ốc vật chủ trung gian: Mao ấu (Miracidium) phát triển thành bào ấu (Sporocyst) cần 7 ngày. Bào ấu (Sporocyst) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu (Cercaria) non cần 7 - 14 ngày, thành vĩ ấu trƣởng thành cần 13 - 14 ngày. - Ở ngoài ốc vật chủ trung gian: vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau 2 giờ. - Ở trâu, bò: khi trâu, bò, bê, nghé nuốt phải Adolescaria, sau 79 - 88 ngày trong ống dẫn mật của trâu bò đã có sán lá gan trƣởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của nƣớc ta rất thuận lợi cho sự nhiễm và gây bệnh của sán lá gan (kể cả gây nhiễm và nhiễm tự nhiên). Ở những vùng có mầm bệnh tồn tại, cứ trung bình 3 tháng sán lá gan lại hoàn thành vòng đời trong cơ thể trâu, bò, nghĩa là trong trâu, bò lại tạo ra một đời sán mới. Con vật trong khi đã có sán lá gan ký sinh lại tiếp tục nhiễm thêm mầm bệnh mới, gây tình trạng bội nhiễm sán lá gan, vì vậy cƣờng độ nhiễm tăng lên theo tuổi trâu, bò. 1.1.4. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc. Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dƣơng Thái (1978) [34] cho biết, trâu trƣởng thành mắc bệnh sán lá gan do F. gigantica, tỷ lệ nhiễm tới 50 - 70%. Theo Phan Địch Lân (1985) [16], mổ khám 1043 trâu ở Thái Nguyên, số trâu nhiễm sán lá gan là 57%, trong đó có nhiều gan phải huỷ bỏ do số lƣợng sán quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục - Hà Nam, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 51,2 - 57,5%. Đoàn Văn Phúc và cs (1980) [24] đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, thấy tỷ lệ nhiễm sán Fasciola là 73,43%. Tác giả còn cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hƣởng rõ rệt đến sức khoẻ và sản lƣợng sữa của đàn bò. Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [25] cho biết, trâu, bò thuộc khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan tỷ lệ 53,41%. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Kết quả kiểm tra trâu, bò ở một số địa phƣơng xung quanh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 44,53%. Trong đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lƣơng Tố Thu và Bùi Khánh Linh (1996) [35]). Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ: Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ƣớt, mƣa nhiều tạo ra môi trƣờng nƣớc, giúp ốc nƣớc ngọt sống và sinh sản thuận lợi. Trịnh Văn Thịnh (1963) [33], Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dƣơng Thái (1978) [34] Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]... đều cho biết, gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan thƣờng tăng lên vào mùa vật chủ trung gian phát triển. Những năm mƣa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông bệnh thƣờng phát ra. - Yếu tố vùng và địa hình: Vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ với nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không giống nhau. Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau giữa các vùng. Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều thuộc bốn loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Hầu hết các nhà ký sinh trùng học thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giảm dần đối với đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi. Về nguyên Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan