Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi taị trại lợn giống ông chu bá...

Tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi taị trại lợn giống ông chu bá thơ xã việt tiến việt yên bắc giang

.PDF
54
165
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN THÁI SƠN Tên chuyên đề: “TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI LỢN GIỐNG CỦA ÔNG CHU BÁ THƠ XÃ VIỆT TIẾN - VIỆT YÊN - BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Chăn nuôi thú y : Chăn nuôi thú y : 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN THÁI SƠN Tên chuyên đề: “TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI LỢN GIỐNG CỦA ÔNG CHU BÁ THƠ XÃ VIỆT TIẾN - VIỆT YÊN - BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Lớp : K45 – CNTY - N04 Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng Thái Nguyên, năm 2017 ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại trại lợn giống ông Chu Bá Thơ xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban giám đốc trại, Ban kỹ thuật trại cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng đào tạo nhà trƣờng, các thầy, các cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y. Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Cƣờng - Giảng viên khoa Chăn nuôi - thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái nguyên đã giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này cũng nhƣ hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn tới bác Chu Bá Thơ - Giám đốc trại, anh Trịnh Văn Thế - Cán bộ kỹ thuật của trại đã trực tiếp chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.Cùng toàn thể các cô, các chú, các anh chị trong các phòng ban của trang trại đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần trong suốt thời gian tôi thực tập tại trang trại. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tổ chức đợt thực tập này để em đƣợc tiếp cận sâu hơn với thực tế và nâng cao tay nghề. Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong đợt thực tập vừa qua, cũng nhƣ trong suốt thời gian tôi theo học tại trƣờng và hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập, cũng nhƣ quá trình làm báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy, cô để tôi học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sau cùng tôi xin kính chúc quý thầy, cô trong trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thái Sơn iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Cơ cấu đần lợn trai Chu Bá Thơ .................................................... 10 Bảng 2.2 : Lịch phun sát trùng ........................................................................ 11 Bảng 2.3: Lịch làm vắc xin ............................................................................. 12 Bảng 3.1 : Phác đồ điều trị .............................................................................. 31 Bảng 4.1 : Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các loại nái ............................. 33 Bảng 4.2 : Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh viêm tử cung của lợn nái theo lứa đẻ . 35 Bảng 4.3 : Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau khi phối và đẻ ............................. 39 Bảng 4.4 : Khả năng sinh sản của lợn nái sau điều trị .................................... 38 Bảng 4.5 : Tỷ lệ lợn con tiêu chảy .................................................................. 39 Bảng 4.6 : Bảng chi phí sử dụng thuốc ........................................................... 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 : Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung theo các loại nái .............. 34 Hình 4.2 : Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ ................... 35 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CS : Cộng sự ĐVT : Đơn vị tính LMLM : Lở mồm long móng NXB : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự TT : Thể trọng PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iii Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 2.1. Điều kiện nghiên cứu ................................................................................. 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập...................... 3 2.1.2. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở ................................... 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung của chuyên đề ................................................................... 13 2.2.1. Tổng quan tài liệu ........................................................................... 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài ........................... 25 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...... 30 3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 30 3.2.Thời gian và địa điểm................................................................................ 30 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 30 3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ...................................................... 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 30 3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 30 3.4.3.Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................... 31 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 33 4.1. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm ................................................................ 33 4.1.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở các loại lợn nái ......................... 33 4.1.2. Điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh và cƣờng độ nhiễm bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ. ............................................................................................... 35 vi 4.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung sau khi phối và đẻ ........................... 38 4.1.4. Ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung đến khả năng sinh sản của lợn nái ...................................................................................................... 39 4.1.5. Ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung ở lợn nái đến hội chứng tiêu chảy ở lợn con .......................................................................................... 39 4.1.6. Chi phí sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm tử cung ............... 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn đƣợc xếp hàng đầu trong số các vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho sản xuất cây trồng. Ngày nay chăn nuô i lợn còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa là tăng kim ngạch xuất khẩu, đây cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc làm cần thiết. Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn nhất của việc phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi tập trung trong trang trại cũng nhƣ nuôi ở gia đình. Một trong những bệnh làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ngoại đang nuôi ở các địa phƣơng hiện nay là bệnh viêm tử cung. Bệnh viêm đƣờng tử cung không những làm ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ mà còn là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh ở đàn lợn con đang trong thời gian theo mẹ tăng cao do thành phần của sữa mẹ bị thay đổi, do ảnh hƣởng của bệnh viêm tử cung. Từ những nhận định trên cho thấy việc nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản nuôi tập trung và tìm ra phƣơng pháp phòng trị bệnh là một việc làm cần thiết. Nếu không điều trị kịp thời bệnh viêm tử cung có thể kế phát viêm vú, mất sữa (hội chứng MMA); nặng có thể dẫn tới rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc... và chết. Với mục đích góp phần nhỏ trong việc ổn định nguồn giống, nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của lợn náichúng tôi tiến hành nghiên cứu Chuyên đề: “Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi taị trại lợn giống ông Chu Bá Thơ xã Việt Tiến-Việt Yên-Bắc Giang” 2 1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề - Hiểu biết đƣợc quy trình chăn nuôi lợn và cách chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn lợn đạt kết quả tốt. - Xác định đƣợc tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung và đánh giá đƣợc tình hình nhiễm bệnh viêm tử cung, khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn ông Chu Bá Thơ. - Đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng, có đƣợc một số biện pháp can thiệp và đƣa ra đƣợc phác đồ điều trị hiệu quả nhất, nâng cao năng suất sinh sản cho đàn nái. Từ đó giúp cho ngƣời chăn nuôi có phƣơng hƣớng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật chuyên môn tại cơ sở. - Tham gia chẩn đoán và đìêu trị các bệnh mà đàn lợn mắc phải. - Rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề bản thân về chuyên ngành chăn nuôi thú y. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Trại lợn giống ông Chu Bá Thơ Việt Tiến-Việt Yên - Bắc Giang có một vị trí tƣơng đối thuận lợi đƣợc xây dựng trên khu đất khá bằng phẳng, rộng rãi phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi. Về vị trí địa lý tiếp giáp của trại: - Phía bắc giáp xóm 7 xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. - Phía nam giáp xóm 4 xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. - Phía đông giáp xóm 3 xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. - Phía tây giáp xóm 9 xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang. Với vị trí địa lý nhƣ trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi của trang trại, đồng thời thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán của trang trại. Khu chăn nuôi của trang trại đƣợc xây dựng một cách hợp lý và vệ sinh thú y. Xung quanh có tƣờng bao bọc kín, hệ thống mƣơng máng lƣu thông. Vì vậy góp phần tránh dịch bệnh lây lan từ khu vực trại ra khu dân cƣ và ngƣợc lại. b. Địa hình đất đai Trại ông Chu Bá Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên là 5000m2 trong đó: + Diện tích khu chăn nuôi là: 2070m2. + Diện tích nhà ởlà: 500m2. Còn lại là diện tích đất trồng cây xanh, ao cá và nhà kho… Đất đai bằng phẳng thuận tiện cho việc xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi. 4 c. Khí hậu thủy văn Trại lợn ông Chu Bá Thơ thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của trại mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều.Mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ tối cao trung bình trong năm là 27,5 0C nhiệt độ tối thấp trung bình trong năm khoảng 20,20C, tháng 6 là tháng nóng nhất trong năm với nhiệt độ trung bình là 28,50C, tháng 1 là tháng lạnh nhất nhiệt độ trung bình là 13,50C. Tổng số giờ nắng trong năm là 1628h, năng lƣợng bức xạ đạt 115kcal/cm2. Bên cạnh đó lƣợng mƣa phân bố không đều, mùa mƣa phân bố từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa trong mùa đạt 91,6% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa trung bình cả năm đạt 2097mm. Tháng 7 lƣợng mƣa lớn nhất là 419,3mm. Tháng 12 và tháng 1 năm sau mƣa ít nhất, lƣợng mƣa chỉ đạt 24,1- 25,3 mm. Với điều kiện nhƣ vậy, nhìn chung có thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên cũng có những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thƣờng, mùa hè có ngày nhiệt độ rất cao 41- 420C, mùa đông có ngày nhiệt độ rất thấp 80C đã ảnh hƣởng rất xấu đến sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội a. Nguồn lao động Trại lợn ông Chu Bá Thơ là cơ sở sản xuất tƣ nhân có mô hình tổ chức quản lý riêng. Hiện nay số lao động trực tiếp tham gia chăn nuôi lợn là 5 ngƣời. Họ là những công nhân lành nghề, dày dạn kinh nghiệm. Đặc biệt đội ngũ công nhân trong trại còn trẻ, chính vì vậy họ đã phát huy hết sức trẻ của mình trong công việc nhƣ: nhiệt tình, hăng hái, có trách nhiệm cao. Trong tổng số lao động đang làm việc trong trại hiện nay có: - Trình độ Đại học: 01 ngƣời 5 - Trình độ Sơ cấp: 04 ngƣời. b. Cơ sở vật chất của trại Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong trại tƣơng đối đầy đủ và hoàn thiện: - Điện: Có hệ thống lƣới điện kéo đi khắp các khu vực sản xuất trong trại và phục vụ công tác chăn nuôi, sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Trại có 01 máy phát điện dùng khi mất điện. - Các công trình phục vụ cho sản xuất - chăn nuôi: + Phía trƣớc là sân, khuôn viên cây xanh. + Phòng vật tu và kho cám. + Chuồng trại gồm: 2 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng thịt, 1 chuồng cách ly. - Có hệ thống cống rãnh thoát nƣớc đảm bảo nƣớc thải không bị ứ đọng gây ảnh hƣởng đến quá trình chăn nuôi và môi trƣờng. - 2 chuồng nuôi có chung một bể nƣớc xả, có hệ thống nƣớc liên tục hoạt động để cung cấp nƣớc giúp cho công tác vệ sinh chuồng trại và đảm bảo đầy đủ nƣớc uống cho lợn. - Kết cấu chuồng nuôi lợn: Thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong một dãy chuồng gồm 2 dãy chuồng nhỏ đƣợc ngăn cách bởi tƣờng ngăn. - Có hành lang rộng 1 - 1,2 m. - Mỗi dãy chuồng có chiều dài 50m, chiều rộng 14m. - Nền chuồng dốc: 3,5% (từ mép tấm đan đến mép chuồng) - Trần cao 2,4m. - Tƣờng ngăn giữa các mép ô cao 0,75 - 0,8m. + Hệ thống chiếu sáng: Đƣợc bố trí mỗi ô chuồng gồm 2 bóng điện đảm bảo đủ ánh sáng cho từng ô. + Hệ thống làm mát: Mỗi dãy chuồng có hệ thống giàn mát, đảm bảo cho chuồng lợn luôn mát mẻ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi. Mỗi chuồng lắp 6 đặt 4 quạt thông gió, quạt đƣợc đặt ở cuối chuồng, tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu, nhiệt độ chuồng nuôi mà ta điều chỉnh quạt cho hợp lý. + Có hệ thống cửa kính tự động có thể kéo ra hoặc thu vào để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi cho phù hợp. + Các ô chuồng đều có các máng ăn tự động, vòi uống tự động. Vòi thấp 30cm, vòi cao 50 - 55cm (so với nền chuồng) - Có hệ thống Biogas để xử lý phân và nƣớc tiểu, cung cấp khí đốt phục vụ cho sinh hoạt của trại. 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở Đối tƣợng nghiên cứu: Đàn lợn nái đang trong giai đoạn sinh sản của trại lợn ông Chu Bá Thơ Việt Tiến-Việt Yên-Bắc Giang. 2.1.2.1. Kết quả phục vụ sản xuất a. Công tác giống Giống là tiền đề, giống tốt sẽ giúp cho lợn sinh trƣởng, phát triển tốt, có sức đề kháng cao hạn chế đƣợc phần nào bệnh tật, đem lại kết quả sản xuất tốt và hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi đã cùng cán bộ công nhân của trại tiến hành bình tuyển, chọn lọc, lập hồ sơ theo dõi cá thể để tiến hành ghép đôi giao phối thích hợp, tránh hiện tƣợng phối sớm và giao phối cận huyết. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành chọn lọc lợn nái hậu bị từ các đàn lợn con có lý lịch giống tốt để gây giống thay thế cho những con lợn nái già, nái có phẩm chất kém b. Công tuyên truyền chăm sóc và nuôi dƣỡng Công tác chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn là một khâu quan trọng quyết định thành quả chăn nuôi, nó bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: thức ăn, nƣớc uống, chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh.. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng các cán bộ thú y tại địa phƣơng thƣờng xuyên hƣớng dẫn cho các chủ hộ chăn nuôi, biết cách chăm sóc và nuôi dƣỡng 7 đàn lợn hợp lý hơn với từng giai đoạn phát triển của chúng, hƣớng dẫn làm công tác vệ sinh thú y và một số công tác có liên quan khác 2.1.2.2. Công tác thú y Muốn đàn lợn phát triển tốt, ngoài giống, thức ăn, chăm sóc quản lý cần chú ý đến công tác tiêm phòng và vệ sinh thú y. a. Vệ sinh thú y Vệ sinh thú y là một trong những khâu quan trọng quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều vấn đề nhƣ vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nƣớc và môi trƣờng xung quanh . - Định kỳ vệ sinh môi trƣờng xung quanh chuồng trại nhƣ: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi, phun thuốc sát trùng cũng nhƣ diệt động vật mang mầm bệnh: Ruồi, chuột …. - Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng. Từ đó, kết quả đạt đƣợc rất cao, dịch bệnh đƣợc ngăn chặn, đàn lợn sinh Công tác tiêm phòng Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc mang lại hiệu quả cao. Công tác tiêm phòng luôn đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Với phƣơng châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong chăn nuôi ngoài việc nuôi dƣỡng, vệ sinh tốt thì công tác tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là yếu tố quan trọng hàng đầu, là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vắc xin giúp cho cơ thể gia súc, gia cầm có khả năng miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Đồng thời việc tiêm phòng vắc xin phải đƣợc thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, đúng lịch nhằm giảm thiệt hại đáng kể về kinh tế, hạn chế dịch bệnh xảy ra cho ngƣời chăn nuôi, chính vì vậy, ngay từ đầu năm trại đã có kế hoạch tiêm phòng và xác định rõ đây là việc làm cần thiết nên hàng năm trại đều tiến hành tiêm phòng làm hai 8 đợt: đợt 1 vào tháng 4, đợt 2 vào tháng 9. b. Công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh : Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng bệnh là nhân tố quan trọng để hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi. Với phƣơng châm đó trong quá trình thực tập tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn gia súc nhƣ sau: * Bệnh viêm tử cung - Nguyên nhân + Do lợn mẹ đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ thú y, làm sây sát tổn thƣơng tử cung, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. + Do sự chèn ép của nhau thai làm tổn thƣơng niêm mạc tử cung hoặc nhau thai chƣa ra hết. + Do kế phát một số bệnh xảy thai truyền nhiễm. - Triệu chứng Thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, lƣợng sữa giảm, âm hộ sƣng đỏ, đi tiểu khó, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra dịch viêm màu trắng đục mùi hôi tanh, xung quanh gốc đuôi dính nhiều dịch viêm. - Phương pháp điều trị + Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, mỗi lần 1,5 - 2l. Bên cạnh đó tiêm thuốc amox với liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm oxytocin liều 2ml/nái/ngày - Điều trị trong 3- 5 ngày là khỏi, trong quá trình điều trị chúng tôi đã điều trị 42 con, khỏi 39 con và tỷ lệ khỏi đạt 92,86%. * Bệnh tiêu chảy lợn con - Nguyên nhân Do thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt những ngày mƣa độ ẩm cao, lợn con dễ mắc bệnh. Chuồng trại không sạch sẽ, độ ẩm cao. Bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, bệnh có tính đặc trƣng tháo chảy, nhiễm trùng huyết và nhiễm 9 độc huyết. - Triệu chứng Ỉa chảy, phân sệt hoặc lỏng do sữa không tiêu hoá đƣợc và đóng vón lại, phân màu vàng sau đó chuyển sang màu trắng hoặc màu xanh, phân lỏng dần, lợn con ỉa nhiều lần gây mất nƣớc, da nhãn, lông xù, bỏ bú nằm một chỗ, bệnh lây lan rất nhanh trong đàn. - Điều trị Có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau: Nor + Atropin 2ml/con/ngày (tiêm 3-5 ngày) * Bệnh cầu trùng lợn con - Nguyên nhân Do Isosporasuis gây ra tiêu chảy trên heo con theo mẹ đặc biệt giai đoạn 7 - 14 ngày tuổi. Là bệnh phổ biến tỷ lệ nhiễm cao. Mặc dù tỷ lệ chết thấp nhƣng bệnh mở đƣờng cho các bệnh đƣờng ruột khác bùng phát. - Triệu chứng Lợn con ốm, yếu, tiêu chảy phân hơi vàng hay có màu socola, mùi hôi thối, mất nƣớc. - Phòng bệnh Cho uống một lần duy nhất 1ml tolcoxin lúc 3 - 5 ngày tuổi. * Bệnh suyễn lợn - Nguyên nhân: do vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với vi khuẩn bệnh cộng phát sinh Pasterulla multocida, Steptococcus và Staphylococcus. - Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là ho vào buổi sáng sớm và lúc đầu ho khan tần số ho ít, sau tăng dần từng cơn và ho kéo dài. Viêm kết mạc mắt có mủ, thân nhiệt tăng, khó thở, thở thể bụng. - Phòng bệnh Tiêm vắc xin Resvac 7 ngày tuổi 1,5ml/con 10 2.1.2.3. Cơ cấu đàn lợn nái trại Chu Bá Thơ Bảng 2.1: Cơ cấu đần lợn trai Chu Bá Thơ Số lƣợng lợn của các năm (con) 2015 2016 2017 Tỷ lệ tổng đàn năm 2017 (%) Nái sinh sản 100 200 300 98,33 Nái hậu bị 10 20 30 1,66 Đực khai thác 0 0 0 0,00 Đực thí tình 3 3 3 0,01 Tổng 113 223 333 100 Loại lợn Số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng số lƣợng lợn nái của trại lợn giống ông Chu Bá Thơ là 330 con. Trong đó nái sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất là 98,33%. Nái hậu bị chiếm 1,66% nhìn chung các con giống đều đạt chuẩn, có khả năng sinh sản cao, số lƣợng và chất lƣợng con đẻ ra tốt, mang lại lợi nhuận cao cho trang trại. Với số lƣợng con nái cao, mỗi năm trang trại đã sản xuất ra nhiều con giống và lợn thƣơng phẩm đạt chất lƣợng cao cho thị trƣờng. 2.1.2.4. Một số công tác khác Ngoài công tác tiêm phòng, chuẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc, tôi còn tham gia một số công tác khác. Kết quả đƣợc thể hiện ở các bảng sau : 11 Bảng 2.2: Lịch phun sát trùng Chuồng Thứ Chuồng Chuồng thịt và Ngoài bầu đẻ chuồng chuồng hậu bị Quét vôi Thứ 2 hoặc rắc vôi đƣờng đi Phun sát trùng + rắc vôi Ngoài khu vực chăn nuôi Phun sát Phun sát Phun sát trùng trùng trùng Rắc vôi Rắc vôi Phun sát Phun sát Phun sát trùng trùng trùng Phun sát Thứ 3 Phun sát trùng + Phun sát trùng quét vôi trùng đƣờng đi Thứ 4 Xả vôi, rút gầm Phun sát Phun sát trùng + xả Thứ 5 vôi, rút gầm Thứ 6 Thứ 7 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Tổng vệ Tổng vệ Tổng vệ Tổng vệ Tổng vệ sinh sinh sinh sinh sinh CN Nguồn: Kỹ thuật trại Chu Bá Thơ năm 2017. 12 Bảng 2.3: Lịch tiêm vắc xin Loại lợn Lợn con Tuần tuổi 1-2 ngày Phòng bệnh Vắc xin/ thuốc/ chế phẩm Đƣờng đƣa thuốc Liều lƣợng (ml/con) Fe Tiêm 2 Tiêu chảy Amox Nhỏ 1 3 ngày Cầu trùng Tolcoxin5% Nhỏ 1 7 ngày Suyễn Res-Vac Tiêm 1,5 14 ngày Còi cọc Tiêm 2 21-26 Còi cọc + Tiêm 1 ngày Lợn hậu bị Thiếu sắt Dịch tả tuổi 25-29 tuần tuổi 26 tuần tuổi 27-30 tuần tuổi 28 tuần tuổi Lợn sinh 10 tuần sản chủa 12 tuần chửa Pro-Vac CricoMaster Pro-Vac CricoMaster 2 + Hc-Vac Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 Dịch tả Coglepest Tiêm bắp 2 Giả dại Begonia Tiêm bắp 2 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Dịch tả Coglepest Tiêm bắp 2 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Nguồn : kỹ thuật trại Chu Bá Thơ năm 2017. 13 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có liên quan đến nội dung của chuyên đề 2.2.1. Tổng quan tài liệu 2.2.1.1. Đại cƣơng về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn cái a. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục lợn cái Bộ phận sinh dục của lợn nái đƣợc chia thành bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình). * Buồng trứng: Khác với dịch hoàn, buồng trứng của động vật có vú lƣu lại trong xoang bụng, phát triển thành một cặp. Nó thực hiện cả hai chức năng: Ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh ra hormon sinh dục cái). Buồng trứng là cơ quan đƣợc hình thành trong giai đoạn phôi thai hoặc vào lúc con vật mới sinh ra. Hình dáng và kích thƣớc của buồng trứng biến đổi tuỳ giai đoạn của chu kỳ sinh dục. Tuổi, đặc điểm cá thể, chế độ dinh dƣỡng… có ảnh hƣởng nhất định đến hình dáng và kích thƣớc của buồng trứng. - Cấu tạo: Phía ngoài buồng trứng đƣợc bao bọc bởi một lớp màng liên kết sợi, chắc nhƣ màng dịch hoàn. Phía trong buồng trứng đƣợc chia thành hai miền là miền vỏ và miền tuỷ. Miền vỏ đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng. Miền vỏ bao gồm ba phần: Tế bào trứng nguyên thuỷ, thể vàng và tế bào hình hạt. Tế bào trứng nguyên thuỷ hay còn gọi là trứng non nằm dƣới lớp màng của buồng trứng. Khi noãn nang chín, các tế bào nang bao quanh tế bào trứng phân chia thành nhiều tế bào có hình hạt. Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo thành xoang chứa dịch. Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên trên tạo thành một lớp màng bao bọc, ở ngoài có chỗ dầy lên để chứa trứng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan