Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại...

Tài liệu Tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn chu bá thơ ở việt yên, bắc giang và hiệu lực của phác đồ điều trị

.PDF
56
209
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ DUNG NHI Tên chuyên đề: TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH TIÊU CHẢY GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN CHU BÁ THƠ Ở VIỆT YÊN, BẮC GIANG VÀ HIỆU LỰC CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THỊ DUNG NHI Tên chuyên đề: TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH TIÊU CHẢY GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN CHU BÁ THƠ Ở VIỆT YÊN, BẮC GIANG VÀ HIỆU LỰC CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Được sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các Thầy Cô giáo khoa Chăn nuôi -Thú y, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban Giám Hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tất cả bạn bè và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này. Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Việt Yên, trại lợn Chu Bá Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Trương Hữu Dũng đã dành nhiều thời gian, công sức, hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn khóa luận này. Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Lương Thị Dung Nhi năm ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................... 6 Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 7 Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Chu Bá Thơ qua 3 năm (2015-2017) .................................................................................... 8 Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy lợn con theo đàn và cá thể............................. 31 Bảng 4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng 7, 8 và 9 trong năm 2017 .............................................. 32 Bảng 4.3. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi ........................ 35 Bảng 4.4. Bảng kết quả triệu chứng lâm sàng lợn con mắc tiêu chảy..... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.5. Phác đồ điều trị của hai lô thí nghiệm........................................... 39 Bảng 4.6. Hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc .... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy lợn con............ Error! Bookmark not defined. iii iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Lợn bị ỉa chảy gầy còm,mất nước, phân màu vàng. ...................... 19 Hình 2.2. Niêm mạc ruột nợt nhạt, xuất huyết. ............................................. 19 Hình 4.1. Biểu đồ kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng 7, 8 và 9 năm 2017. ......................................... 33 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi .........36 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự HCTC : Hội chứng tiêu chảy Nxb : Nhà xuất bản PED : Dịch tiêu chảy cấp SS : Sơ sinh TT : Thể trọng Kg : kilogram vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v PHẦN 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2 1.3. ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .......................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................... 3 2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 9 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................ 10 2.2.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy ............................................... 10 2.3. Vài nét về tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa trong và ngoài nước ........................................................................................... 24 2.3.1. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước ...................................... 24 2.3.2. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới .................................... 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............ 28 3.1. Đối tượng .................................................................................................... 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................... 28 3.3. Nội dung tiến hành ...................................................................................... 28 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.......................................................... 28 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 28 3.4.2. Phương pháp theo dõi ............................................................................ 28 vii 3.4.3. Một số phương pháp xử lý số liệu.......................................................... 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 31 4.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh theo đàn và theo cá thể ................................ 31 4.2. Kết quả theo mắc dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng ...... 32 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 41 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 41 5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 43 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nền nông nghiệp Việt Nam thì ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao và đóng vai trò quan trọng, chăn nuôi không những cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người mà còn tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân tăng thu nhập, làm giàu từ chăn nuôi chính vì thế cần phải được chú trọng nhiều hơn. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại ở nước ta ngày càng phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn không những cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cao cho con người mà còn tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phân bón cho cây trồng...Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khó khăn nan giải nhất gặp phải trong chăn nuôi chính là vấn đề dịch bệnh. Nó đã, đang và sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế đó là hội chứng tiêu chảy của vật nuôi. Trong chăn nuôi lợn tập trung, bệnh lây lan mạnh, lại thường xuyên gặp, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi, tỷ lệ chết cao, giảm khả năng tăng trọng của đàn lợn. Bệnh thường xảy ra làm cho lợn con bị viêm ruột ỉa chảy, mất nước và điện giải dẫn đến giảm sức đề kháng, còi cọc và chết nếu không được điều trị kịp thời. Cũng xoay quanh bệnh này, rất nhiều các trang trại hay các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp đã sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống để phòng tiêu chảy và điều trị bệnh. Do không thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh nên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng và tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật là rất cao. 2 Xuất phát từ tình hình thực tế trên cùng sự giúp đỡ của cơ sở thực tập và đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Ts. Trương Hữu Dũng tôi đã tiến hành đề tài “Tình hình lợn con mắc bệnh tiêu chảy giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Chu Bá Thơ ở Việt Yên, Bắc Giang và hiệu lực của phác đồ điều trị” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Đánh giá thực trạng bệnh lợn con tiêu chảy tại trại chăn nuôi lợn Chu Bá Thơ ở Việt Yên, Bắc Giang. - Đánh giá hiệu quả điều trị của hai loại thuốc: Norfacoli + Atropine và Nor 100. 1.3. ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh tiêu chảy lợn con là những tư liệu khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại trại lợn Chu Bá Thơ ở Việt Yên, Bắc Giang. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị bằng 2 loại thuốc kháng sinh góp phần phục vụ sản xuất ở trại để kiểm soát và khống chế bệnh tiêu chảy lợn con nuôi tại cơ sở. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vài nét cơ bản về trại lợn Chu Bá Thơ. Trại lợn Chu Bá Thơ thuộc thôn Năm, làng Chàng, xã Việt Tiến, huyên Việt Yên, Bắc Giang. Vị trí địa lí tiếp giáp của trại : - Phía Bắc giáp xóm 7, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. - Phía Nam giáp xóm 4, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. - Phía Đông giáp xóm 3, xã Việt Tiến,huyện Việt Yên, Bắc Giang. - Phía Tây giáp xóm 9, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Trại lợn Chu Bá Thơ nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn, có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, với diện tích là khoảng 5000 m2. Trong đó: - Đất trồng cây ăn quả: 1000 m2 - Đất xây dựng: 2000 m2 - Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 1500 m2 Trang trại đã dành khoảng 500 m2 đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 320 nái cơ bản bao gồm: 2 chuồng đẻ 720 m2 (1 chuồng có 40 ô đẻ và 1 chuồng 30 ô đẻ), 1 chuồng nái chửa 690 m2 (chuồng có 270 ô nái chửa và chờ phối, 3 ô đực, 1 ô thử lợn ), 1 chuồng hậu bị 300 m2, 1 chuồng thịt 300 m2, cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, kho thuốc. 4 Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, 4 quạt thông gió đối với chuồng nái chửa và 2 quạt đối với chuồng hậu bị. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m2, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái chửa. Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ tháp bể lọc và được bơm qua hệ thống. 2.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn của trang trại. Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,3 - 2,32 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,00 con/đàn, số con cai sữa: 10,50 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và bán hoặc chuyển xuống chuồng thịt nuôi. Trong trại có 3 con lợn đực giống, 1 lợn đực giống được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái, 2 lợn đực giống Duroc nuôi khai thác tinh sử dụng phối giống cho lợn nái trong trại . Lợn nái được phối 2 lần ( hoặc 3 lần đối với những con bị trào ngược tinh ra ngoài, hậu bị ). Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao của công ty Emivet 2.1.1.3. Công tác phòng bệnh của trại Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. 5 Trong chăn nuôi việc phòng bệnh là rất quan trọng nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể cho lợn thì việc tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho lợn là một việc rất quan trọng vì ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm là rất lớn đối với lợn.Trại lợn Chu Bá Thơ, thôn Năm, làng Chàng, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang là một trại lợn có trang thiết bị hiện đại, thiết kế phù hợp với việc vệ sinh thú y. Hai bên đường vào khu chăn nuôi là ao cá, do đó chỉ có 1 đường duy nhất vào khu chăn nuôi. Trên đường này đặt nhà sát trùng có hệ thống phun sát trùng cho người và xe ô tô. Khi công nhân, kỹ thuật, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng và thay quần áo bảo hộ lao động mới được vào khu chuồng nuôi. Hệ thống chuồng nuôi lợn của trại được thiết kế là hệ thống chuồng kín, do đó thuận lợi cho việc tạo bầu tiểu khí hậu thuận lợi cho lợn phát triển. Nhiệt độ trong chuồng được điều tiết nhờ hệ thống giàn mát, quạt thông gió và bóng điện. Việc thu dọn phân và vệ sinh máng tắm cũng được thực hiện hai lần mỗi ngày vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều. Việc quét dọn hành lang trong chuồng cũng được vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột hoặc quét vôi định kì 1 tuần 1 lần, kết hợp với dọn vệ sinh xung quanh chuồng trại và tiêu diệt chuột. Các chuồng lợn đã bán hết và chờ nhập lứa mới cũng được rửa sạch, để khô rồi phun thuốc sát trùng tiêu độc, quét vôi và để trống chuồng 1 tuần rồi mới cho lứa khác vào. Để phòng chống các dịch bệnh xảy ra, trại lợn đã thực hiện các biện pháp như: + Đảm bảo chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. + Tăng cường chế độ dinh dưỡng. + Lợn nhập vào trại đảm bảo không có bệnh. + Tiêm phòng vaccine đúng lịch. 6 Bảng 2.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Trong chuồng Thứ Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng Hậu bị và chuồng thịt Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi CN Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 3 Phun sát Trùng Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Quét hoặc + quét vôi đường đi rắc vôi đường đi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Rắc vôi Rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 5 + xả vôi, xút gầm Thứ 6 Phun sát Trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát Trùng Phun sát Trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu - Phòng bệnh bằng Vaccine Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh 7 khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vaccine chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vacxin cho lợn ở trạng thái lợn khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn luôn đạt 100%. Sau đây là quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho các loại lợn. Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại lợn Tuần tuổi 1 - 2 ngày 3 ngày 7 ngày Lợn con 14 ngày 21 – 26 ngày Lợn hậu bị Lợn nái sinh sản 25, 29 tuần tuổi 26 tuần tuổi 27, 30 tuần tuổi 28 tuần tuổi 10 tuần chửa 12 tuần chửa Vaccine/ Đường Thuốc/chế đưa phẩm thuốc Thiếu sắt Fe - Dextra Tiêm bắp Tiêu chảy Colistin Nhỏ Cầu trùng Tolcoxin 5% Uống Suyễn Res-Vac Tiêm Pro-Vac Circo Tiêm CricoMaster Pro-Vac Circo , CricoMaster Tiêm Dịch tả ,Dịch tả lợn Parvo Khô thai Tiêm bắp Phòng bệnh Dịch tả Giả dại LMLM Dịch tả LMLM Liều lượng (ml/con) 2 1 1 1,5 1 1 2 2 Coglapest Begonia Tiêm bắp 2 Tiêm bắp 2 Aftopor Coglapest Aftopor Tiêm bắp Tiêm bắp Tiêm bắp 2 2 2 8 Định kỳ hàng năm vào tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vacxin giả dại Begonia tiêm bắp 2 ml/con. Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Chu Bá Thơ qua 3 năm (2015-2017) STT 2015 Loại lợn Tháng 2016 11/2017 SL % SL % SL % 1 Đực khai thác 0 0,00 0 0,00 2 0.03 2 Đực thí tình 3 0,04 3 0,03 1 0.01 3 Nái sinh sản 200 2.36 300 2,79 240 3,16 4 Nái hậu bị 20 0,24 30 0,28 120 1,58 5 Lợn con theo mẹ 7.658 90,63 9.759 90,81 6.283 82,68 6 Lợn thịt 569 6,73 655 6,09 953 12,54 Tổng 8.450 100 10.747 100 7.599 100 Kết quả bảng 2.3 cho thấy quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Chu Bá Thơ qua 3 năm 2015-2016-2017 có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2015 và năm 2016 trại chưa có đực khai thác, dùng tinh giống Landrace và Yorkshire của công ty Greenfeed Việt Nam cung cấp. Đến tháng 8/2017 trại bắt đầu khai thác 2 đực giống Landrace phối cho nái trong trại. Đực thí tìn đến năm 2017 loại thải còn 1 vì lúc này số lượng lợn nái trong trại giảm mạnh ( loại thải) Nái sinh sản từ năm 2015 đến 2016 tăng rõ rệt, tuy nhiên năm 2017 trại bị dịch PED và nhu cầu, giá cả giảm mạnh , tiêu thụ chậm lại nên loại thải 65% nái 3 máu, sức sinh sản kém. Thay vào đó nhập thêm nái hậu bị ông bà nên tỉ lệ hậu bị tăng cao trong cơ cấu đàn. Lợn con theo mẹ từ năm 2015 dến 2016 tăng và giảm ở năm 2017, năm 2017 lợn thịt tăng rõ rệt do thị trường tiêu thụ lợn con đang chững lại, tiêu thụ chậm. 9 Kết quả này cho thấy, cơ cấu lợn của trại có nhiều thay đổi trong 3 năm do thị trường lợn trong nước có sự biến động, trại phải tăng, giảm số lượng lợn của trại để đáp ứng thị trường cũng như là khả năng chăn nuôi của trại. Thức ăn cho lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Emivet. Sau khi cai sữa lợn con được xuất đi các trại nuôi thịt lợn thịt thương phẩm hoặc chuồng thịch để chăm sóc. Lợn mẹ sau khi được tách con thì chuyển xuống chờ phối. Sau từ 3 đến 10 ngày thì phối giống, lợn mẹ trước khi đẻ 7-10 ngày chuyển sang chuồng chờ đẻ. 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã Việt Tiến tạo điều kiện cho sự phát triển của trang trại. - Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. - Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và áp dụng các thành tựu,khoa học, kỹ thuật tiên tiến. 2.1.2.2. Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn. - Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng. - Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 10 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý đường tiêu hoá, con vật có hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hoá hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra và được đánh giá là hội chứng phổ biến trong các bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể, nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 – 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75 -76% trở lên gọi là hội chứng tiêu chảy. Theo Phan Thanh Phượng và cộng sự (2004) [14] sai sót về chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột về thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc điều trị, dùng kháng sinh điều trị quá dài hoặc bị một số đường tiêu hóa. Lúc đó vi sinh vật có hại sẽ phát triển, áp đảo vi sinh vật có lợi, gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn gọi là hội chứng loạn khuẩn. Ngoài những nguyên nhân trên thì thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2005) [1] đã đưa ra nhận xét: Các nguyên nhân gây cho lợn con bị bệnh tiêu chảy là gió lùa, chuồng trại lạnh giá không đủ ấm, nhiệt độ ban ngày và đêm biên đọ chênh lệch quá xa, ẩm độ chuồng cao, nuôi dưỡng kém, do lây truyền từ con khác sang, tiêm phòng không đảm bảo, tiêu trùng chuồng giữ hai lứa kém, cơ năng tiêu hóa của lợn còn yếu, hệ thần kinh hoạt động chưa chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể kém. 2.2.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu và cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp. 11 Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau đây: Do vi sinh vật Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm mốc. Chúng vừa là nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy. Do vi khuẩn Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn. Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Đào Trọng Đạt và cs., (1996) [3] cho biết, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy. Khi tiến hành xét nghiệm 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác nhau (từ sơ sinh đến lợn nái) Hồ Văn Nam (1982) [8] đã cho biết 100% các mẫu phân lợn ở các lứa tuổi có E.coli, xét nghiệm 170 mẫu phân lợn bị tiêu chảy ở các lứa tuổi tương tự, tỷ lệ này cũng là 100%, nhưng có sự bội nhiễm vi khuẩn đường ruột một cách rõ rệt. Trong phân lợn không tiêu chảy số lượng vi khuẩn 150,70 triệu/1gram phân, nhưng khi bị tiêu chảy số lượng này đã là 196,35 triệu, tăng hơn 45, 65 triệu. Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [7], các tác nhân bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như: E.coli,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan