Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình chăn nuôi dê và một số đặc điểm sinh học của dê nuôi tại huyện định hó...

Tài liệu Tình hình chăn nuôi dê và một số đặc điểm sinh học của dê nuôi tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên khóa luận tốt nghiệp

.PDF
55
194
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRẦN QUANG HÙNG Tên đề tài: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ NUÔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRẦN QUANG HÙNG Tên đề tài: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ NUÔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Lớp: K45 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Minh Thuận Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong quá tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Được sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban Giám Hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cùng các hộ gia đình chăn nuôi dê, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa em xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Trần Quang Hùng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khối lượng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) .......................... 9 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê ............................................. 14 Bảng 2.3. Tổng đàn dê và sản lượng các vùng trong cả nước qua 3 năm ...... 27 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê ở các xã huyện Định Hóa .................................................................................................................. 32 Bảng 4.2. Cơ cấu đàn dê nuôi theo tính biệt ................................................... 34 Bảng 4.3. Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi .............................................. 36 Bảng 4.4. Cơ cấu giống dê .............................................................................. 37 Bảng 4.5. Mầu sắc lông của đàn dê huyện Định Hóa .................................... 39 iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT BT: Bách thảo CS : Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản Ss: Sơ sinh TT: Tháng tuổi Vsv: Vi sinh vật Vck : Vật chất khô iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ...............................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................................................ 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................................ 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ........................................................................................... 3 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................... 4 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật .................................... 4 2.2.1.1. Nguồn gốc của dê ..................................................................................................... 4 2.2.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật........................................................ 5 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê ...................................................................................... 5 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển ......................................................................... 8 2.2.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê ................................................................................. 9 2.2.5. Đặc điểm sinh lý của dê ............................................................................................. 14 2.2.6. Đặc điểm sinh lí tiêu hóa của dê ................................................................................ 14 2.2.7. Một số đặc điểm khác ................................................................................................ 22 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .......................................................... 22 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................. 22 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................................. 25 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 30 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 30 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. .............................................................. 30 v 3.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 30 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 30 3.4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu............................................................................... 31 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 31 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 32 4.1. Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê ở các xã huyện Định Hóa .......................... 32 4.1.1. Tình hình nuôi dê và quy mô đàn dê ở các xã huyện Định Hóa ................................ 32 4.1.2. Cơ cấu đàn dê nuôi tại huyện Định Hóa .................................................................... 33 4.1.3. Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi .......................................................................... 35 4.1.4. Cơ cấu giống dê được nuôi tại huyện Định Hóa........................................................ 37 4.2. Đặc điểm về ngoại hình và tập tính sinh học của dê..................................................... 38 4.2.1. Đặc điểm về ngoại hình ............................................................................................. 38 4.2.2. Mầu sắc lông của đàn dê huyện Định Hóa ................................................................ 39 4.2.3. Một số tập tính sinh học của dê ................................................................................. 39 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 42 5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 42 5.2. Đề nghị ......................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu tiếng Anh III. Tài liệu trích dẫn từ Internet PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói “Dê là con bò của nhà nghèo”, Peacok lại cho rằng “Dê là ngân hàng của người nghèo”. RM Acharay Chủ tịch hội chăn nuôi dê thế giới còn khẳng định: “Dê chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”. Qua đây, ta thấy được việc nuôi dê là nghề dễ phát triển kinh tế, thu lợi nhuận nhanh và cao. Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm pho mát cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Ở nước ta và được phân bố khá rộng rãi, đặc biệt ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đàn dê chiếm một tỷ lệ khá lớn và được chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con dê đã tự khẳng định được những ưu thế của nó và được thể hiện qua các mặt sau: Tính thích nghi cao với các điều kiện tự nhiên và phù hợp với phương thức bán chăn thả. Có tính bầy đàn cao và có khả năng tự tìm kiếm thức ăn trên những địa hình núi đá hiểm trở nên ít tốn công chăn dắt và có khả năng sử dụng được nhiều loại lá cây làm thức ăn, không cạnh tranh lương thực với con người. Dê thành thục sớm, mắn đẻ nên tốc độ tăng đàn nhanh, đầu tư ít vốn, chuồng trại đơn giản làm bằng vật liệu tại chỗ, dễ tìm kiếm. . . Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho đời sống con người. Định Hóa là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên có địa hình núi đá hiểm trở phù hợp với chăn nuôi dê, mặt khác người dân đã có truyền thống chăn nuôi dê lâu đời. Số lượng dê được nuôi tương đối lớn và là nguồn cung cấp thịt dê cho nhu cầu của huyện, tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội... Đặc biệt là ở những vùng núi cao là 2 nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Giấy . . . dê được nuôi nhiều và chiếm một số lượng khá lớn. Trong những năm qua, dê nuôi ở những vùng núi cao này được người tiêu dùng ưa chuộng vì chúng cho nhiều thịt và đặc biệt là chất lượng thịt rất thơm ngon nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tình hình chăn nuôi dê và một số đặc điểm sinh học của dê nuôi tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Khảo sát được sự phân bố và số lượng của dê nuôi tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được sự phát triển của đàn dê nuôi tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. - Xác định được một số đặc điểm sinh học của dê Định Hóa. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học + Đánh giá được tình hình chăn nuôi dê của huyện Định Hóa. + Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học của dê. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Các kết quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các chính sách, các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nghề chăn nuôi dê và bảo tồn giống dê địa phương Định Hóa. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, giáp tỉnh Bắc Cạn về phía Bắc và phía Đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía Tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía Nam, Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người, diện tích 568.14 ha, địa hình gồm các đồi núi, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250, độ cao trung bình từ 100200m. Đa phần nhân dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp. Từ những điều kiện thuận lợi đó, nghề chăn nuôi dê đã sớm phát triển trong toàn huyện, đặc biệt những xã nhiều núi đá như: Tân Thịnh, Trung Hội, Kim Phượng, Phượng Tiến. Chăn nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong huyện cũng đã quan tâm nhiều đến ngành chăn nuôi trong huyện trong đó có chăn nuôi dê. Hàng năm vào hai vụ Xuân–Hè và Thu–Đông đều tổ chức tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho trâu bò, dê, kết hợp với việc hỗ trợ dê giống và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cho bà con nên đàn dê trong huyện tăng đều hàng năm. Chăn nuôi dê trong xã chủ yêu tập chung vào nuôi dê sinh sản và dê thịt. Huyện Định Hóa được bao bọc bởi các dãy núi đá, phía Bắc, phía Đông và phía Tây thì tương đối bằng phẳng và đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người, Định Hóa đã sớm hình thành nghề nuôi dê. Cộng thêm huyện tiếp giáp với một trong những thị trường thiêu thụ thịt dê lớn nhất cả nước là tỉnh Tuyên Quang nên đầu ra cho con dê rất thuận lợi, giá những năm gần đây luôn ổn định ở mức cao. Những thuận lợi đó đã thúc đẩy nghề chăn nuôi dê trên toàn huyện phát triển mạnh vào những năm gần đây. Nhiều hộ dân đã chủ động đầu tư vào đàn dê để làm giàu và đã có rất nhiều tấm gương thành công từ con dê. Về phía chính quyền và các tổ chức, cũng chú trọng đầu tư vào con 4 dê để hỗ trợ các hộ nghèo, các khu vực khó khăn. Điển hình là chương trình của chính phủ, tổ chức phi chính phủ “Tầm nhìn thế giới’ và tổ chức Seeman (của cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc) những năm gần đây đã cung cấp dê giống cho các huyện đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo, đồng thời kết hợp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê cho các hộ. Điều đó thể hiện trong tư tưởng chăn nuôi người dân trong huyện đã chú trọng phát triển chăn nuôi dê và có tính ổn định, bền vững. Tuy nhiên, chăn nuôi dê trên huyện chỉ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, chủ yếu là dê cỏ địa phương và con lai qua nhiều đời với dê Bách Thảo, phương pháp chăn nuôi quảng canh dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có để thả cho dê tự kiếm ăn mà chưa chú trọng đến việc bổ xung thêm các nguồn dinh dưỡng khác sẵn có ở địa phương như bột ngô, sắn, khoai lang.... đồng thời khâu chăm sóc phòng bệnh cho dê vẫn chưa được chú trọng đúng mức nên kết quả chăn nuôi còn chưa cao. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật 2.2.1.1. Nguồn gốc của dê Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến cho rằng: Dê là một loài vật nuôi được con người thuần hóa sớm nhất sau đấy là chó (Zeuner. 1963). Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 -7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng. Nhưng với dẫn liệu đặc biệt tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi thuần hóa đầu tiên là ở châu Á (Devendra và Nozawa, 1976) [15] vào thiên niên kỷ thứ 7-9 trước công nguyên, tại vùng núi tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với 5 số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đông sông này. Giống như các vật nuôi khác sau khi được thuần hóa, ban đầu dê nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa vì vắt sữa dê đơn giản hơn với sữa bò. Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính. + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở tận các nước tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn + Dê rừng Markhor (Capra Faloneri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và phía Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng KashimirKarakorum. Hiện nay, người ta cho rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á. 2.2.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật Về phân loại động vật học, dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), là loài nhai lại nhỏ (Small Ruminant), thuộc loài dê (Capra), họ sừng rỗng (Covicolvia), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), bộ guốc chẵn (Actiodactila), bộ phụ nhai lại (Rumnantia). Trong các số động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và đều được xếp chung vào nhóm gia súc nhỏ có sừng. 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê - Tập tính theo bày đàn của dê Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con dê mới nhập đàn phải thử sức để xác định vị trí 6 trong xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở vị trí xã hội cao. Trong đàn thường có con đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, các con khác trong đàn di chuyển theo con đầu đàn, ở trong đàn dê rất yên tâm. Khi bị tách ra khỏi đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi. Chúng thích ngủ, nghỉ trên những mô đất hoặc tảng đá phẳng, cao và ngủ nhiều lần trong ngày, trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Dê có thính và khứu giác rất phát triển nên chúng nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ, khi phát hiện là chúng lao xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. - Về ngoại hình Dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Trán dê lồi, xương mũi thẳng và không có hốc mắt. Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống dê cái thì không hoặc con cái có sừng thì cũng không dài hơn con đực. Sừng dê có nhiều hình dáng cong ngược về phía sau, thẳng đứng, cong lên trên, chĩa ra 2 bên…cả dê đực và dê cái đều có râu. Cừu thì ngược lại trán phẳng mũi lồi và có hốc mắt. Mõm của dê và cừu đều mỏng, môi linh hoạt, răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá non và búp cây mềm mại. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, lang trắng, nâu, vàng cánh gián, về màu lông là không đồng nhất…lông dê ngắn dài tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn với mực nước biển). 7 - Tập tính ăn uống Dê là loài động vật nhai lại, nên chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Do cấu tạo môi mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu bò, dê phù hợp với việc ăn bứt các loại lá cây, hoa, cây họ đậu thân gỗ hạt dài, các cây lùn bụi. Dê rất nhanh nhẹn, hiếu động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây, xà, bứt lá, búp, ở phần non nhanh rồi di chuyển sang cây khác. Trung bình hàng ngày dê đi lại 10-15km/ngày. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m, chúng có thể đứng rất lâu để bứt lá ăn. Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng thích ăn nhất, dê không ăn lại và các thức ăn rơi vãi. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5-4% trọng lượng cơ thể (tính theo vck thu nhận). Dê nhai lại nhiều lần trong ngày, có thể nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ cho đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm. Đặc biệt là trong quá trình ngủ dê vẫn nhai lại. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại 6-8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn từ 15-16 lần mỗi lần nhai lại từ 2060 giây. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, nó có khả năng chịu khát rất giỏi tuy nhiên để đảm bảo khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho sữa thì phải cung cấp đầy đủ nước uống cho dê. Tính trung bình một ngày dê cần khoảng 1-2 lít nước, dê sữa cần khoảng 3-5 lít nước. - Về tính nết + Dê là loài động vật có tính khí bất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan và biết nghe chủ của mình. Dê phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới, chúng nếm mỗi thứ một chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng một món nào cả. Dê leo chèo rất giỏi và ưa mạo hiểm, chúng leo lên vách núi, mỏm đá hiểm trở, điều này thấy rõ ở cả dê con. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. + Dê chọi nhau rất hăng, không riêng gì giữa dê cái và dê đực và các con dê con cũng vậy. Chúng dùng đầu và sừng húc vào mặt vào thân đối thủ, 8 những con không sừng chúng dùng cả đầu để húc đối thủ của mình, những cuộc chiến có thể kéo dài đến nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏ ra rất hung hăng, liều mạng nhưng lại rất nhát và dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng, chúng có thể rất nhớ nơi ở và những cái tên đặc biệt do chính người nuôi đặt cho. Dê có thể nhận biết được chủ nhân của mình từ rất xa và kêu la lên để đón chào. Khi phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu la, nhưng bị phạt oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối. - Tập tính ngủ nghỉ Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, dê thích nằm trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn nhai lại. - Tập tính sinh dục + Ở dê đực, khả năng phối giống rất mạnh, dê có tính hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần dê cái thì dê đực húc đầu đuổi đánh. + Ở dê cái sự động hớn cũng rất mạnh nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối. Dê có khả năng sinh sản nhanh hơn trâu bò. 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển Sự sinh trưởng và phát triển của dê cũng theo quy luật giai đoạn và phụ thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối lượng của dê thay đổi tùy theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh khoảng từ 1,6-3,5kg, 3 tháng tuổi đạt 6-12kg, 6 tháng tuổi đạt 10-21kg, 12 tháng đạt 2329kg, 18 tháng 30-40kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối lớn nhất (90-120 g/con/ngày và 95-130%), sau đó giảm dần, tuổi trưởng thành (24-36 tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa. 9 Bảng 2.1: Khối lƣợng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) Giai đoạn tuổi (tháng) Tính biệt Dê Cỏ Dê lai (BTx Cỏ) Dê Bách Thảo Đực 1,85 2,45 2,8 Cái 1,64 2,1 2,5 Đực 7,8 10,95 14,5 Cái 6,7 9,1 11,6 Đực 12,8 19,5 24,6 Cái 10,6 17,6 21,6 Đực 16,5 26,6 29,0 Cái 13,1 22,8 25,0 Đực 19,7 32,7 35,6 Cái 15,2 28,4 26,4 Đực 24,0 36,6 39,7 Cái 19,3 30,8 32,1 Đực 27,2 42,5 45,5 Cái 21,6 32,6 38,0 Sơ sinh 3 6 9 12 18 24 (Đinh Văn Bình và cs., 2008) [2] 2.2.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê - Đặc điểm sinh lý của dê đực Cơ quan sinh dục con đực bao gồm: dịch hoàn, phụ dịch hoàn (epididymus), ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật. 10 + Dịch hoàn: dê có 2 dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn. Dịch hoàn sản xuất ra tinh trùng và hoocmôn sinh dục đực. Bao dịch hoàn có thể nâng lên và hạ xuống để giữ cho dịch hoàn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 3oC - 4oC, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất tinh trùng và duy trì sức sống của tinh trùng. + Phụ dịch hoàn: là nơi cất trữ tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh. + Trong phụ dịch hoàn, tinh trùng lớn lên về kích thước và hoàn thiện chức năng. + Ống dẫn tinh: Có nhiệm vụ hứng lấy tinh trùng và dẫn tinh trùng đổ về ống niệu. + Dương vật: Chứa ống dẫn niệu, trên đường đi của ống niệu có 2 tuyến: tuyến tiền liệt (prostate) và tuyến cowper (củ hành). Các tuyến này tiết ra dịch lỏng hỗn hợp với tinh trùng thành tinh dịch trước khi xuất. + Tinh dịch - tinh trùng: Tinh dịch gồm tinh trùng được tạo ra từ dịch hoàn và những chất tiết từ các tuyến sinh dục phụ. Số lượng tinh dịch tiết ra ở dê đực trong một lần dao động từ 2ml - 12ml. Số lượng tinh trùng từ 500 triệu đến 2 tỷ trong 1ml tinh dịch. Tinh trùng có khả năng vận động. Có thể nhìn thấy sự vận động này trên kính hiển vi. Khi con đực thành thục về sinh dục, dịch hoàn sản xuất ra tinh trùng. Điều khiển quá trình hoạt động sinh dục là hệ thần kinh thể dịch. Mọi tác động từ bên ngoài thông qua các cơ quan nhận cảm như thị giác, thính giác, khứu giác…đều được truyền đến vỏ đại não, trung khu thần kinh sinh dục (Hypothalamus) và tuyến yên phân tiết các hoocmôn hướng sinh dục và hoocmôn sinh dục, điều khiển quá trình hoạt động sinh dục của dê. Đối với dê đực, tuyến yên phân tiết hoocmôn FSH (Follicle stimulating hoocmôn) và LH (Luteing hoocmôn). 11 FSH kích thích sự phát triển ống sinh tinh, xúc tiến quá trình hình thành tinh trùng. LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmôn testosterone, androsteron, dehidroandrosteron, trong đó hoạt lực mạnh nhất tạo nên đặc tính thứ cấp của con đực và làm tăng quá trình đồng hóa trước hết là đồng hóa protein (LH còn gọi là kích tế bào gian chất - viết tắt là ICSH – interstitial cell stimulating hoocmôn). - Đặc điểm sinh lý của dê cái Cơ quan sinh dục của dê cái gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. + Âm hộ: là phần ngoài cùng, là cửa vào âm đạo. Tiếp theo âm hộ là âm vật (nối âm hộ với âm đạo). + Âm đạo: là nơi chứa dương vật của con đực khi tiến hành giao phối tự nhiên, là đường đi của dẫn tinh quản khi truyền tinh nhân tạo, cũng là nơi thai ra khi đẻ và thoát nước tiểu. Âm đạo dài khoảng 5 - 10cm, thành mỏng và đàn hồi. Khi động dục, âm đạo được bôi trơn bằng những chất tiết từ đường sinh dục. + Cổ tử cung: là một tổ chức cơ cứng, khi sờ nắn có cảm giác giống sụn. Cổ tử cung dài khoảng 5 - 7cm chia làm 3 - 4 nấc, là cửa ngăn cách âm đạo và tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở nhỏ khi dê lên giống và mở lớn khi dê sinh con. + Tử cung: là nơi tiếp giáp giữa cổ tử cung với hai sừng tử cung. Có hai sừng hình trụ, nhỏ dần và nối vào ống dẫn trứng. Sừng tử cung là nơi chứa thai. Giữa hai sừng tử cung có rãnh giữa tử cung, người ta có thể căn cứ vào rãnh giữa tử cung để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung. 12 + Ống dẫn trứng: Gồm hai ống nhỏ, ngoằn ngoèo, một đầu được nối với sừng tử cung còn đầu kia có dạng như cái phễu (loa kèn) bao quanh buồng trứng để hứng lấy trứng khi trứng rụng. Ống dẫn trứng là nơi diễn ra quá trình thụ tinh. + Buồng trứng: Có hai buồng trứng hình trái xoan, khối lượng mỗi buồng khoảng 14 - 19g. - Buồng trứng sản sinh ra tế bào trứng và hai hoocmôn (kích thích tố) sinh dục estrogen và progesterone. - Các hoocmôn này được sản sinh dưới ảnh hưởng của những hormone khác tiết ra từ tuyến yên, chúng tham gia điều tiết hoạt động sinh dục của con cái. + Tế bào trứng: Tế bào trứng được tạo ra ở buồng trứng. Trứng trưởng thành nằm trong nang trứng. Màng nang trứng tiết vào trong xoang một lượng dịch nhầy đẩy tế bào trứng về một bên. Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng gọi là trứng chín, quá trình trứng chín và rụng được điều tiết bởi hoocmôn trong cơ thể. Trong quá trình động dục ở dê cái, FSH tác động lên buồng trứng kích thích noãn bào phát dục. Màng trong noãn bao tiết ra hoocmôn oestrogen gây hiện tượng hưng phấn động dục. Oestrogen còn tác động vào bộ phận sinh dục thứ cấp làm vú nở to, âm hộ sung huyết, tử cung dày lên, cong cứng, các tuyến tử cung tăng cường phân tiết niêm dịch…LH tác động vào buồng trứng đã chín, trứng rụng hình thành thể vàng. Dưới tác dụng của hoocmôn Luteino trofic (LTH), thể vàng tiếp tục phân tiết progesterone, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm gia súc ngừng động dục. Nếu dê có chửa, thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai là nhân tố bảo vệ an toàn cho thai phát triển, progesteron tác động làm tăng sinh và giảm co bóp của tử cung, hạn chế sự mẫn cảm của tử cung với oestrogen và oxytoxin 13 để ngăn ngừa hiện tượng sẩy thai… Nếu dê không có chửa, thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15-18 của chu kỳ sau đó teo dần làm giảm hàm lượng progesteron. Tuyến yên được giải phóng, hoocmôn FSH và LH lại được phân tiết làm noãn bào phát triển, con cái động dục trở lại, chu kỳ động dục mới lại bắt đầu. Các biểu hiện động dục và thời gian phối tinh thích hợp: Thời gian dê động dục thích hợp nhất từ 18-36h. Thường cho dê cái phối 2 lần 1 ngày, sáng thì cho phối trước 9h và chiều là sau 16h. Khi động dục, dê có dáng vẻ băn khoăn, ngơ ngác hay đái vặt, ăn ít hoặc bỏ ăn, kêu rống hoặc không kêu, đi lang thang. Hay nhảy lên lưng con khác, nhưng không cho con khác nhảy, nếu dê đang tiết sữa thì năng xuất sữa giảm. Đến giai đoạn chịu đực “mê ì” mới đứng yên cho con khác nhảy. Bộ máy sinh dục biến đổi, âm hộ, tử cung tăng sinh, sung huyết. Niêm dịch phân tiết tăng dần. Trạng thái niêm dịch thay đổi từ trong suốt ở giai đoạn đầu và nửa đầu ở giai đoạn chịu đực, rồi mủn như bã đậu ở giai đoạn sau chịu đực. Trứng thường rụng vào giai đoạn sau chịu đực 10-14h. Thời gian phối giống cho dê đạt hiệu quả cao nhất là phối vào đầu và cuối giai đoạn chịu đực, nghĩa là phối vào giờ thứ 18 đến giờ thứ 36 tính từ khi dê động dục. Về hiện tượng rụng trứng của dê, những năm gần đây một số tài liệu có nói đến đợt “sóng nang” trong một chu kỳ động dục. Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bào noãn trong cùng một chu kỳ động dục của dê, thường có 3 đợt “sóng nang”. Đợt 1 diễn ra sau khi trứng rụng vào ngày thứ 3. Đợt 2 vào ngày thứ 11. Đợt 3 vào ngày thứ 18. Mỗi đợt “sóng nang” có 15 nang phát triển từ 5 - 7mm. Trong đó có 1 - 2 nang phát triển mạnh hơn, có kích thước 12 - 15mm gọi là nang trôi hay nang khống chế. Sự phát triển của “sóng nang” có tính chất tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Khi thể vàng không còn tồn tại thì các nang trội mới tiếp tục phát triển đến chín, hiện tượng trứng rụng mới xảy ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng