Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính cộng đồng của nông dân việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay...

Tài liệu Tính cộng đồng của nông dân việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (qua nghiên cứu khu vực đồng bằng sông hồng)

.PDF
108
50
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== PHẠM THỊ HƯỜNG TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== PHẠM THỊ HƯỜNG TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.85 Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Phượng Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng) là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Hà Nội, tháng 9 năm 2014 Tác giả Luận văn Phạm Thị Hường LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Trước tiên, với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo – TS. Ngô Thị Phượng đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, quý thầy cô, các cán bộ, công chức của Phòng, Ban, Khoa, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Hường MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2 NỘI DUNG ........................................................................................................... 8 Chương 1: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ..................................................................... 8 1.1. Quan niệm về tính cộng đồng và cơ sở hình thành tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng ...................................... 8 1.2. Những biểu hiện cơ bản tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng trong lịch sử........................................................ 26 Chương 2: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY: BIẾN ĐỔI CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP ..................... 45 2.1. Khái quát về kinh tế thị trường và sự tác động của nó đối với nông thôn Việt Nam hiện nay .................................................................................. 45 2.2. Biến đổi cơ bản tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay..................... 62 2.3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tính cộng đồng, hạn chế chủ nghĩa cá nhân của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ............................................................................................................ 82 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nội dung căn bản trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam là bước chuyển biến từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cụ thể là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Sau gần ba mươi năm xây dựng và phát triển, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là kinh tế đến văn hóa, xã hội và con người Việt Nam. Một mặt kinh tế thị trường đã đem đến sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Mặt khác, kinh tế thị trường cũng nảy sinh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân có xu hướng gia tăng, một số giá trị văn hóa, đạo đức có nguy cơ bị xói mòn. Những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần nhân văn, tinh thần cộng đồng vốn là khuôn mẫu cho mọi hành vi của con người Việt Nam, đang đứng trước những thách thức. Do chạy theo lợi nhuận, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đã lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi giá trị, vì tiền mà họ sẵn sàng đánh mất lương tri, phẩm giá, trà đạp lên những tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã nhận định: “.... về khách quan mà nói, kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng làm cho người ta chỉ chú ý đến vật chất mà coi nhẹ tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài” [14, tr.29 - 30]. Có thể thấy rằng, kinh tế thị trường tạo cho con người Việt Nam những cơ hội mới để phát triển, nhưng cũng đặt con người Việt Nam trước những thách thức lớn. Cơ hội và thách thức đan xen nhau, tác động tổng hợp và có những diễn biến phức tạp. 2 Đồng bằng sông Hồng là một trong những trọng điểm kinh tế và biểu trưng cho nền kinh tế trồng lúa nước của Việt Nam. Văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng là đặc thù của văn hóa Việt Nam. Ở đây, có những đặc trưng mà ở các vùng khác không có hoặc không đậm nét. Một trong những đặc trưng văn hóa ấy là tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tính cộng đồng ấy có nhiều biến đổi theo những chiều hướng khác nhau, trong đó, có những yếu tố tiếp tục được duy trì và phát triển nhưng có những biểu hiện mới. Có những yếu tố đã bị lu mờ, xói mòn và bị thay thế bởi chủ nghĩa cá nhân. Nghiên cứu những biến đổi đó góp phần không nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, tôi chọn vấn đề “Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu của các ngành xã hội và nhân văn. Các công trình nghiên cứu đó thể hiện những góc nhìn và quan điểm khác nhau về tính cộng đồng. Kết quả của các nghiên cứu đó được phân chia thành các nhóm sau: - Nhóm công trình nghiên cứu, tìm hiểu về biến đổi giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay trước những thách thức của toàn cầu hóa như: + Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX - 07. Đề tài KX 07 - 02, Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994), Công trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, KX.07. 3 + Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật. + Đỗ Huy (2001), Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (chủ biên) (2002), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Dương Phú Hiệp (2010), Nghiên cứu về văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Đặng Vũ Cảnh Linh (chủ biên) (2010), Con người Việt Nam truyền thống - những giá trị đối với sự phát triển, Nxb. Lao động, Hà Nội. + Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội. ... - Nhóm công trình, bài viết nghiên cứu đề cập đến tính cộng đồng và sự biến đổi tính cộng đồng của người Việt Nam và nông dân vùng đồng bằng sông Hồng: + Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội. + Lê Hữu Xanh (chủ biên) (1998), Tâm lý của nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân hiện nay, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Dân tộc học (2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. + Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học, Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4 + Đỗ Long - Phan Thị Mai Hương (chủ biên), (2002), Tính cộng đồng Tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. + Lê Văn Hảo (2004), “Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân”, Tạp chí Tâm lý học, số 9, tr.11. + Lê Văn Hảo (2005), Nghiên cứu tính cộng đồng và tính cá nhân của người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (2005), Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm Lý học, Hà Nội. + Nguyễn Bá Dương (2006), “Tính cộng đồng tự quản và vai trò của nó đối với hoạt động của các tổ chức cộng đồng tự quản các khu dân cư ở nước ta hiện nay” (2006), Tạp chí Tâm lý học, số 6, tr.31. + Phan Thanh Khôi - Lương Xuân Hiến (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. + Ngô Thị Phượng (2014), Lối sống của nông dân Việt Nam do ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trường hợp nghiên cứu tỉnh Ninh Bình), Nxb. Đại học quốc Gia, Hà Nội. … Các công trình và bài viết trên đã nghiên cứu về những giá trị văn hóa truyền thống, tính cộng đồng và sự biến đổi của tính cộng đồng của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong các công trình đã liệt kê ở trên thì có rất ít các công trình đi sâu vào nghiên cứu những thay đổi trong tính cộng đồng của người nông dân Việt Nam hiện nay. Mặt khác, các tác giả cũng chưa đưa ra những giải pháp tăng cường mặt tích cực cũng như nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực của tính cộng đồng. Vì thế, tác giả luận văn hy vọng đem lại cái nhìn mới, cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong truyền thống và hiện nay với mong muốn đưa ra những giải pháp tăng cường hơn nữa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam hiện nay. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn làm rõ những biến đổi cơ bản từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng dưới tác động của kinh tế thị trường hiện nay. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: + Khái quát quan niệm về tính cộng đồng + Trình bày cơ sở hình thành và những biểu hiện tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng trong lịch sử. + Phân tích những biến đổi cơ bản trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính cộng đồng và hạn chế chủ nghĩa cá nhân của nông dân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong lịch sử và những biến đổi của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở khu vực đồng bằng sông Hồng. 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nông dân. - Cơ sở thực tiễn: Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và những tài liệu phản ánh về tính cộng đồng của nông dân Việt Nam hiện nay. 6 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê… để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày cơ sở hình thành tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong truyền thống và những biểu hiện của tính cộng đồng của nông dân Việt Nam. - Luận văn bước đầu phân tích một số biến đổi trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng dưới tác động của kinh tế thị trường hiện nay. 8. Ý nghĩa của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hơn tính cộng đồng của nông dân trong giai đoạn hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các chuyên đề về tính cộng đồng của nông dân Việt Nam, đặc biệt có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới hiện nay. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 7 NỘI DUNG Chương 1: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ 1.1. Quan niệm về tính cộng đồng và cơ sở hình thành tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng 1.1.1. Quan niệm về tính cộng đồng “Tính cộng đồng” là khái niệm được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: tâm lý học, văn hóa học, xã hội học… quan tâm, nghiên cứu và có cách tiếp cận, theo các cấp độ khác nhau. Do đó, khái niệm này được hiểu rất rộng và không hoàn toàn thống nhất. Ở góc độ tâm lý học, tính cộng đồng được nghiên cứu như là một đặc điểm tâm lý của con người. Theo tác giả Đỗ Long, “Tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất các thành viên trong hành động và làm cho các mối quan hệ qua lại của các hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất” [48, tr.46 – 47]. Cùng cách tiếp cận này, tác giả Hofstede cho rằng: “Tính tập thể/ cộng đồng là một mô thức văn hóa theo đó người ta đặt một tập thể/ cộng đồng (ví dụ gia đình, bộ tộc, đất nước) vào trung tâm của trường tri giác, ưu tiên cho các mục đích của tập thể/ cộng đồng đó cao hơn mục đích của cá nhân, hành động theo các thái độ của họ (tập thể) và chú ý tới các nhu cầu của những người khác nhiều hơn là cái được và mất rút ra từ các quan hệ liên cá nhân” [Dẫn theo 29, tr.13]. Cũng nghiên cứu tính cộng đồng với tư cách là một đặc điểm tâm lý của nhân cách, tác giả Triandis thì cho rằng: “tính tập thể/ cộng đồng là xu hướng của con người nhấn mạnh đến: Cách nhìn nhận, nhu cầu và mục đích của nhóm nội hơn là bản thân; chuẩn mực xã hội và bổn phận do nhóm nội xác định hơn là hành vi tạo sự vui sướng cho bản thân; niềm tin làm mình hòa chung với nhóm nội hơn là niềm tin phân biệt mình với nhóm nội; sự sẵn sàng hợp tác với thành viên nhóm nội; gắn bó về mặt cảm xúc với nhóm nội” [Dẫn theo 29, tr.13 - 14]. 8 Khi nghiên cứu về tính cộng đồng của người Nhật, tác giả Yamaguchi định nghĩa: “Tính cộng đồng là xu hướng coi trọng các mục đích của nhóm hơn các mục đích của cá nhân khi các mục đích này có mâu thuẫn” [Dẫn theo 29, tr.14]. Tác giả Lê Văn Hảo khi nghiên cứu về tính cộng đồng đã cho rằng tính cộng đồng là xu hướng hành động của con người, xu hướng “Đặt người khác, tập thể/ cộng đồng vào vị trí ưu tiên trong nhận thức của cá nhân (cái tôi phụ thuộc lẫn nhau được ưu tiên). Ưu tiên, coi trọng các giá trị tập thể/ cộng đồng hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân. Hành động, ứng xử vì tập thể/ cộng đồng hơn là vì cá nhân” [29, tr.14]. Ở góc độ văn hóa học, tính cộng đồng được xem xét như là một giá trị văn hóa, giá trị xã hội. Ở góc độ này, tác giả Nguyễn Hồng Phong cho rằng tâm lý tập thể - cộng đồng là một biểu hiện rất nổi bật của người Việt Nam truyền thống. Tuy không đưa ra định nghĩa về tính cộng đồng nhưng tác giả cho rằng tâm lý cộng đồng biểu hiện ở năm nội dung sau: “Tinh thần tương trợ, hào hiệp, tình nghĩa trung hậu, vị tha; tinh thần hàng hội; sự quan tâm nhiệt tình đến công việc công ích, ý thức dân chủ làng xã; tình yêu quê hương đất nước, ý thức cộng đồng dân tộc và tinh thần đại đoàn kết; truyền thống hợp tác tương trợ, tinh thần tập thể - cộng đồng trong cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm” [63, tr.46]. Cách tiếp cận này cho thấy, mục tiêu, lợi ích của cộng đồng, sự gắn kết, hợp tác tương trợ trong cộng đồng được coi trọng. Theo cách tiếp cận này, tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Tính cộng đồng là một sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại” [76, tr.96]. Những quan niệm trên về tính cộng đồng đã phản ánh tính chất phức tạp của khái niệm tính cộng đồng. Mỗi quan niệm đã chỉ ra được một hoặc một vài đặc điểm nào đó của tính cộng đồng. Một số đề cập đến tính cộng đồng với tư cách là một đặc điểm tâm lý của nhóm, số khác lại đề cập với tư cách là một đặc điểm tâm lý của nhân cách. Điểm tương đồng trong quan niệm về tính cộng đồng 9 của các tác giả vừa nêu là ở chỗ, họ đều khẳng định tính cộng đồng là đặc điểm tâm lý dân tộc, là một giá trị văn hóa, là tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong các quan niệm trên ở chỗ, trong khi một số nhà khoa học nhấn mạnh tính cộng đồng ở góc độ tâm lý dân tộc, số khác lại nhấn mạnh khía cạnh là đặc điểm tâm lý của nhân cách. Trong nghiên cứu này, tính cộng đồng được tiếp cận chủ yếu với tư cách là một giá trị văn hóa với mục đích tìm hiểu tính cách dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu tính cộng đồng của nông dân Việt Nam là một công việc không dễ, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Tính cộng đồng tạo nên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã góp phần tạo nên những kỳ tích trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Giá trị, truyền thống này có cội rễ sâu xa từ phương thức sinh tồn và tổ chức xã hội truyền thống. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ý thức cộng đồng và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái đã được hun đúc, trở thành một giá trị văn hóa chủ đạo, một truyền thống quý báu, một bệ đỡ quan trọng nhất của chủ nghĩa yêu nước. Chính vì thế, nó là cơ sở, là nội lực phát triển của dân tộc Việt Nam. Để lý giải cơ sở hình thành tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam nói chung và của nông dân Việt Nam nói riêng cần dựa vào những quan điểm mang tính khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải quyết một cách khoa học vấn đề hình thành và phát triển tâm lý, ý thức xã hội. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Nhận thức về nguyên lý mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, C.Mác đã viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”. 10 “Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ, trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ”, “phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [50, tr.15]. Lý giải cơ sở hình tính cộng đồng của người Việt Nam, các nhà văn hóa học ở Việt Nam như GS. Phan Ngọc, Hữu Ngọc, Trần Ngọc Thêm …có những ý kiến khác nhau, nhưng đều có xu hướng chung, khẳng định rằng: “do lịch sử thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; do đặc điểm khí hậu nước ta luôn xảy ra thiên tai: lụt, bão, hạn hán, đòi hỏi nhân dân ở các cộng đồng từ quy mô nhỏ như làng, xã đến cộng đồng lớn hơn và cả dân tộc phải cùng nhau hợp tác, gắn bó để tạo nên sức mạnh chống các thế lực ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chống thiên tai để duy trì cuộc sống, bảo vệ mùa màng, bảo vệ thành quả sản xuất, xây dựng đất nước” [49, tr.232]. Như vậy, cơ sở hình thành tính cách nói chung và tính cộng đồng của con người Việt Nam nói riêng chính là tồn tại xã hội của con người Việt Nam. Tồn tại xã hội ấy là những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với những nhận thức trên chúng tôi quan niệm tính cộng đồng là sự liên kết, hòa đồng, đoàn kết giữa người và người, tạo nên những cộng đồng (hay tập thể nhất định), hoạt động với những mục đích và lợi ích chung. Tính cộng đồng vừa phản ánh đặc điểm nhân cách, cách thức tổ chức của con người trong xã hội, đồng thời phản ánh một đặc điểm trong quan hệ xã hội. Tính cộng đồng, một mặt tạo nên sức mạnh để con người vừa có khả năng chống chọi với thiên nhiên, vừa chống chọi với chính con người. Mặt khác, chính tính cộng đồng đó lại tạo nên sự biệt lập nhất định giữa các cộng đồng người với nhau và, đôi khi, tính cộng đồng lại thủ tiêu chính vai trò của cá nhân trong xã hội. 1.1.2. Cơ sở hình thành tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng là một châu thổ được bồi đắp nên bởi hai con sông lớn của Việt Nam: sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm một số huyện của Phú 11 Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đặc trưng cơ bản về địa hình của đồng bằng sông Hồng là đất tương đối thấp và cơ bản là bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng cụ thể, địa hình cao thấp không đồng đều. Vùng địa hình cao vẫn có những nơi trũng thấp, vùng địa hình thấp vẫn có những dải cồn cát nổi lên cao. Khí hậu đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Tuy nhiên, so với đồng bằng miền Trung và miền Nam, khí hậu đồng bằng sông Hồng có nét độc đáo riêng, với bốn mùa khá rõ nét và cũng rất thất thường. Mùa đông thì lạnh giá, khô hạn, gây nên các trận hạn hán, đồng ruộng khô nẻ, có thể thiếu nước trầm trọng. Mùa hạ thì nóng bức, mưa nhiều gây lũ lụt, bão tố, lở đất, xói mòn. Do phù sa lắng đọng khiến lòng sông ngày càng nâng cao, đặc biệt là sông Hồng nên chúng thường gây ra những trận lụt lớn, vỡ đê dẫn đến mất mùa, đói kém. Hơn nữa, nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh dịch bệnh phá hoại mùa màng, cây cối, cướp đi cuộc sống của biết bao con người cũng như vật nuôi. Chính điều đó làm cho cuộc sống của người Việt khu vực này không mấy thuận lợi, đặc biệt là người nông dân với nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp. Nạn mất mùa, đói kém, dịch bệnh xảy ra liên miên, đời sống của nhân dân không ổn định. Với phương thức sản xuất hết sức lạc hậu, tự cấp tự túc, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, con người bắt đầu tìm cách chế ngự thiên nhiên, hạn chế những thiên tai do thiên nhiên mang lại. Công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người được bắt đầu bằng sự liên kết của những người Việt cổ. Họ nhận thấy sự cần thiết phải sống tập trung lại với nhau, nương tựa vào nhau và sự cần thiết phải có sức mạnh của một tập thể để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt ấy. Việc trồng lúa nước vốn coi trọng nước và có tính thời vụ sát sao, nên để đảm bảo sản xuất, người Việt vùng đồng bằng sông Hồng không thể không coi trọng đắp đê chống lụt và đào mương phục vụ tưới tiêu. Hàng năm, con người thường xuyên phải quai đê, hộ đê, trồng rừng ven biển. Những công việc ấy không chỉ vì một 12 cá nhân, mà còn vì cộng đồng, tập thể. Nó đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ, thống nhất của nhiều người, nhiều gia đình mới có thể làm được. Giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: “Xây đắp hàng vạn cây số đê và thường xuyên chống lụt, chống hạn và tiếp sau đó là đẩy mạnh việc khẩn hoang, khai phá vùng đất phía Nam, tăng gấp hai lần diện tích đất canh tác cho đất nước. Sự nghiệp vĩ đại đó sao có thể thành công nếu như không có sức mạnh của cộng đồng?” [42, tr.64]. Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Cảnh Linh khi nghiên cứu con người Việt Nam truyền thống cũng khẳng định: “Những con đê dài tít tắp, sừng sững hai bên bờ sông Hồng, những kè, những đập ngăn lũ lụt; những mương, những máng chạy dọc, chạy ngang tắm mát những cánh đồng nhiều làng; những vùng đất mênh mông lấn ra biển cả…tất cả chẳng là biểu tượng sáng ngời của tính cộng đồng dân tộc?” [45, tr.151]. Và như vậy “đê là một công trình tập thể vĩ đại, một sản phẩm của quan hệ cộng đồng làng xã ở Việt Nam” [87, tr.180]. Đê điều, hệ thống thủy lợi đòi hỏi sức lao động chung của nhiều người, của nhiều cộng đồng mà trước hết là của những người dân làng: “Chúng đòi hỏi sức lao động không phải của một người mà của nhiều người, hoặc trước hết là của một tập thể xã dân nhất định. Điều đó không phải chỉ do khối lượng to lớn phải hoàn thành của nó quyết định, mà còn do tác dụng của nó ảnh hưởng tới quyền lợi không phải của một người mà của rất nhiều người kế tiếp nhau quyết định” [87, tr.180 – 181]. Công việc này không chỉ làm một lần là xong mà phải không ngừng đắp mới, tu bổ, sửa chữa từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, đời nối đời kế tiếp nhau. Vì vậy, từ bao đời nay, việc trị thủy luôn là công việc quan trọng của nhà nông và của cả dân tộc. Là người Việt, chúng ta đã rất quen với những kinh nghiệm mà cha ông để lại: Nước - Phân Cần - Giống hoặc nói một cách khẳng định hơn, văn vẻ hơn đó là “Nhất Nước, nhì Phân, tam Cần, tứ Giống”. Vì thế, trong dân gian, “giặc thủy” luôn được xếp là nạn lớn số một, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chính là kết quả của sự hình tượng hóa công việc trị thủy vô cùng khắc nghiệt, một mất một còn của con người Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. 13 Thực tế cho thấy, để tồn tại, điều kiện đầu tiên là con người phải gắn bó với nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, người dân Việt Nam ở đây, từ xưa đến nay đã phải lao động trong những hoàn cảnh khó khăn, đồng cam cộng khổ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Lịch sử phát triển Việt Nam từ Bắc tới Nam cho thấy, nếu con người không đùm bọc nhau, không yêu thương nhau thì không thể tồn tại. Trong gian khổ, con người càng phải nương tựa vào nhau để sống, đấu tranh bảo vệ thành quả lao động của mình. Gắn bó với nhau trong lao động như vậy, con người càng thấy được thành quả lao động không phải chỉ là của riêng mình, mà đó còn là của những người lao động khác cùng với mình nữa. Chính nhờ vậy, họ ý thức được mình là thành viên của cộng đồng, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, từ đó ý thức cộng đồng dân tộc hình thành và ngày càng trở nên bền chặt. Lịch sử đã chứng minh ý thức cộng đồng dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, đặc biệt, là sự ra đời của nhà nước Văn Lang: “Xuất phát từ nhu cầu cố kết con người thành cộng đồng để vừa chống thiên tai, làm thủy lợi vừa tăng cường sức mạnh chống ngoại xâm” [58, tr.36]. Công cuộc chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại làm cho nhu cầu của con người về đoàn kết, cố kết với nhau tạo thành nguồn sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, việc trị thủy, thủy lợi đòi hỏi sự đoàn kết, hợp tác bền vững giữa những người dân làng. Hay nói cách khác, chính điều kiện tự nhiên đã góp phần hình thành nên tính cộng đồng của người nông dân Việt Nam, đã gắn kết những con người riêng lẻ thành cộng đồng, đã gộp sức yếu ớt của từng người thành sức mạnh cộng đồng, đã hòa ý thức của những người riêng lẻ thành ý thức chung của cộng đồng. Từ đây, những con người riêng lẻ, yếu ớt đã biết nương tựa vào nhau, cùng đồng sức, cùng đồng lòng đấu tranh khắc phục thiên tai, dựng xây nên những công trình trị thủy mà cho đến tận ngày nay tinh thần đó, ý thức đó vẫn đang được người Việt Nam phát huy. Có thể nói, điều kiện địa lý - tự nhiên không những đã góp phần thúc đẩy người Việt sống quây quần với nhau thành xóm làng mà chúng còn trở thành 14 những nhân tố trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự hình thành tính cộng đồng của người Việt trong làng, mà chủ yếu là người nông dân. Nói về vai trò của điều kiện địa lý - tự nhiên đối với con người Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Hoàn cảnh địa lý - tự nhiên quả đã góp phần nhào nặn các đức tính lớn của người Việt Nam ngay từ thời thượng cổ” [22, tr.64]. Chính sự đe dọa thường xuyên của bão, lụt, lốc, hạn hán là tiền đề tự nhiên đầu tiên thúc đẩy những người Việt cổ tổ chức cuộc sống thành những xóm làng, thúc đẩy họ tiến hành các hoạt động trị thủy, thủy lợi chung. Trên cơ sở cuộc sống cộng đồng xóm làng và những hoạt động chung này, tính cộng đồng của nông dân được hình thành và củng cố trong lịch sử. Điều kiện lịch sử Việt Nam nằm ở ngã ba của khu vực Đông Nam Á, nối liền hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời là đầu cầu để mở vào Đông Nam Á theo hướng Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng giao lưu với nhiều nước trong khu vực và quốc tế. Từ vị trí địa lý đặc biệt quan trọng như vậy nên Việt Nam thường xuyên bị các thế lực ngoại xâm đe dọa thôn tính. Dân tộc Việt Nam luôn phải gồng mình đối phó, đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm từ phương Bắc và sau đó là chống các đế quốc hùng mạnh khác từ phương Tây. Một đất nước đất không rộng, người không đông, muốn đánh thắng được những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thì trước hết phải có tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng dân tộc cao. Điều đó đã trở thành một truyền thống quý báu, không chỉ trong công cuộc dựng nước mà còn là truyền thống trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sống trong điều kiện một đất nước luôn luôn phải có ý thức thường trực chống nạn ngoại xâm, người Việt Nam nói chung và người Việt vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng luôn tìm sức mạnh vật chất và tinh thần qua tính cộng đồng, thể hiện tập trung cao độ của tính cộng đồng là tình đoàn kết. Do vậy, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt Nam được hình thành từ rất sớm, 15 trong quá trình phát triển của lịch sử. Tinh thần ấy ngày càng được phát triển, củng cố vững chắc, tạo nên truyền thống bền vững thấm sâu vào tình cảm, tâm hồn của mỗi con người xứ Việt. Tinh thần ấy, ý thức ấy tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai, địch họa. Điều này đã được đúc kết và thể hiện trong triết lý: “Một cây làm chẳng lên non, Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Cơ sở của tính cộng đồng là tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm, bởi nước mất thì nhà tan. Do vậy, mọi người dân đều có ý thức đoàn kết nhau, chống lại những cuộc xâm lăng của kẻ thù bên ngoài, để bảo vệ đất nước, gia đình và bản thân. Ở Việt Nam, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp luôn luôn nâng cao ý thức chung vì dân tộc, phải đoàn kết thống nhất với nhau vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Các giai cấp, tầng lớp dù khác nhau, thậm chí có mâu thuẫn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ lại cố kết lại với nhau, đặt lợi ích cá nhân xuống sau lợi ích Tổ Quốc, của dân tộc. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, trên mảnh đất Việt Nam này đã hình thành một triết lý vì lợi ích chung mà tạm gác lợi ích riêng. Trong lịch sử lập quốc của dân tộc Việt, ý thức cộng đồng đã thể hiện sâu sắc qua “sự hợp nhất một cách tự nguyện của 15 bộ lạc anh em thành một Nhà nước Văn Lang thống nhất là một minh chứng hùng hồn về sự đoàn kết của cộng đồng dân tộc” [58, tr. 55]. Giang sơn chính là lòng dân, thống nhất giang sơn bằng thống nhất lòng người là điều hiếm thấy từ xưa đến nay. Đó cũng là điều kiện để hình thành nên một tâm lý chung, một tính cách dân tộc chung thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa dân tộc phản ánh và kết tinh truyền thống lịch sử dân tộc. Nó nổi bật ở truyền thống khắc phục thiên tai, chinh phục tự nhiên và chống giặc ngoại xâm. Đứng trước vận mệnh dân tộc, mỗi cá nhân đã quên đi lợi ích riêng của mình để cố kết nhau lại tạo nên sức mạnh toàn dân tộc. Sự cố kết đó có cả sự kết tinh xương máu của biết bao thế hệ. Trải qua hàng nghìn năm, sự cố kết ấy đã ăn sâu vào nếp nghĩ, phương cách ứng xử của mọi thành viên trong xã hội, một giá trị thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người con nước Việt. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng đã trở thành lẽ sống của 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất