Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín hiệu thẩm mỹ mưa trong thơ Lưu Quang Vũ...

Tài liệu Tín hiệu thẩm mỹ mưa trong thơ Lưu Quang Vũ

.DOC
30
231
143

Mô tả:

Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B PHẦN MỞ ĐẦU A.Lý do chọn đề tài Em ở đấy đời chẳng còn đáng ngại Em ở đấy bàn tay tin cậy Bàn tay luôn đỏ lờn vỡ giặt giũ mỗi ngày Đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa Đã quen lắm, anh vẫn còn bỡ ngỡ Gọi tên em môi vẫn lạ lùng sao (…Và anh tồn tại) Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà viết kịch tài năng. Ở mỗi lĩnh vực, anh đều có những thành công riêng, ở địa hạt nào, Lưu Quang Vũ cũng tạo được bản sắc riêng, giọng điệu riêng nhưng cốt cách của anh vẫn là cốt cách của người làm thơ. Những vần thơ của anh bao giờ cũng nồng nàn, tha thiết, xen lẫn dư vị ngọt ngào-cay đắng, đam mê, khát vọng cùng thất vọng, đớn đau, ào ạt mà dịu êm. Đó là những vần thơ tình chân thật nhất từ con tim khỏt yờu, nồng cháy của anh. Giọng thơ của anh là giọng thơ "đắm đuối" :"Đắm đuối đó là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang…bao giờ anh cũng đắm đuối"(Vũ Quần Phương). Hoài Thanh cũng nhận xét thơ anh kết tinh sự đắm đuối. Có lẽ, hai tiếng "đắm đuối" đã gọi được chất thơ, hồn thơ trong anh. Thơ Lưu Quang Vũ đắm đuối không chỉ ở cách nói, ở thủ pháp diễn đạt mà còn ở cách cảm thụ đời sống bằng cảm giác. Là con người nhạy cảm, anh nắm bắt thực tại bằng giác quan tinh tế và phong phú. Thơ anh là dòng chảy cảm xúc ào ạt, dạt dào, đấy ắp những hình ảnh thực-ảo, thực -mộng đan kết. Đắm đuối là bản sắc cảm xúc Lưu Quang Vũ đồng thời cũng tạo nên sức lôi cuốn ám ảnh cho thơ anh. 1 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Thơ Lưu Quang Vũ buồn, "một nỗi buồn thăm thẳm và canh cánh", buồn vì tình yêu, buồn vì cuộc đời, buồn vì thất vọng trước cuộc sống… Anh thành thực yêu cuộc đời, yêu những người đàn bà và cũng buồn thành thực khi tình yêu ra đi, khi những người phụ nữ bỏ đi "như những dòng sông nhỏ", khi lời hẹn thề rốt cuộc chỉ là "những cơn mưa". Ta thường bắt gặp trở đi trở lại trong thơ Lưu quang Vũ những hình ảnh chỉ sự vận động, không yên định.. mang tính chất biểu tượng như: mưa, giú, chuụng, con thuyền, con đường…Trong phạm vi bài viết này, chựng tụi chỉ có thể tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ "mưa". Biểu tượng mưa mang nhiều ý nghĩa. Có thể nói mưa trong thơ Lưu Quang Vũ rất gần gũi, thân thuộc với anh. Mưa là không gian tâm trạng, là nỗi niềm riêng với nhiều trăn trở.Trong các thi sĩ đương thời,"Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết"(Vương Trí Nhàn).Mưa chính là một biểu tượng quen thuộc trong thơ Lưu Quang Vũ. Chớnh bởi "mưa" rất thõn quen, gần gũi trong thơ Lưu Quang Vũ mà cũn ít được quan tõm, xem xét. "Mưa" là một tín hiệu thẩm mỹ chuyển tải được nhiều ý nghĩa trong thơ Lưu Quang Vũ . Chớnh vì thế, những lí do này đã khiến chúng tôi quan tõm và muốn tỡm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ . B.Lịch sử vấn đề. Trong thơ Lưu Quang Vũ xuất hiện rất nhiều tín hiệu thẩm mĩ: gió, mưa, lửa, thuyền, chuông,…Những tín hiệu ấy đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong thơ Lưu Quang Vũ . Những tín hiệu ấy xuyên suốt, đồng hành và ám ảnh cùng với tiếng thơ Lưu Quang Vũ. Phạm Xuõn Nguyờn đã viết về "Tâm hồn trở gió" trong thơ Lưu Quang Vũ: "Lưu Quang Vũ khát những khoảng rộng, khát những chuyến đi. Anh luôn luôn là người đang ở trên đường. Như con tàu luôn bồn chồn ra đi. Thơ anh tất bật, hối hả như đời anh, suốt đời vội đi, suốt đời nóng ruột. nghe tiếng gió chuyển, gió nổi, gió trở là anh náo nức muốn lao ra với cuộc đời bên 2 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B ngoài, muốn tung mình ra ngoài không gian". Có thể nói gió mang tõm hồn nhà thơ, chở tõm hồn ấy đến những bến bờ xa. Bài viết của Phạm Xuõn Nguyên đã khám phá, khai thác mọi góc độ của biểu tượng gió, khám phá tõm hồn trở gió của nhà thơ tài năng Lưu Quang Vũ. Nguyễn Thị Kim Chi trong "Đặc sắc thơ Lưu Quang Vũ" đã đi vào tỡm hiểu hai biểu tượng lửa và gió trong thơ Lưu Quang Vũ. Nguyễn Thị Kim Chi đã nhắc đến những hình ảnh mang tớnh biểu tượng trong thơ anh, trong đó có mưa tuy nhiên lại không đi vào ý nghĩa của mưa mà chỉ nhận xét: "Thơ Lưu Quang Vũ thường lặp đi lặp lại những hình ảnh chỉ sự vận động, cháy sáng, không yên định… mang tớnh biểu tượng: con đường, con thuyền, con sông, ngọn lửa, mưa…". Đõy chỉ là một nhận xét mang tớnh đánh giá khái quát. Vương Trí Nhàn trong "Những bài thơ "viển vông, cay đắng, u buồn" viết trong những năm chiến tranh" đã nêu lên: "Trong các thi sĩ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thõn thuộc với mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo nổi". Vương Trí Nhàn cũng mới chỉ ra một đặc điểm tổng quát về mưa ở thơ Lưu Quang Vũ. Như vậy các bài viết của các tác giả chưa có ai đi sõu vào ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. Nếu có cũng mới chỉ là nhận xét sự xuất hiện dày đặc của nó trong thơ anh hoặc mới chỉ đưa ra một ít nhận xét về một vài ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa". Với chuyên đề này, chúng tôi muốn đi sõu tỡm hiểu các lớp ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. C. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong tập "Lưu Quang Vũ thơ và đời" do Lưu Khánh Thơ biên soạn gồm 121 bài thơ. 3 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B PHẦN NỘI DUNG A. I. Tín hiệu thẩm mỹ Tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ 1. Tín hiệu. Piar-guiraud định nghĩa: "Một tín hiệu… là một kích thích mà sự tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh ký ức của một kích thích khác". 2. Tín hiệu thẩm mỹ. 2.1 Định nghĩa. Theo Nguyễn Thị Ngõn Hoa: tất cả các tín hiệu ngôn ngữ tham gia vào việc cấu tạo nên tác phẩm văn học đều được coi là tín hiệu thẩm mỹ. Theo Đỗ Hữu Chõu: với tư cách là thể chất của tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học có thể được xem là một hệ tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và tín hiệu thẩm mỹ. Các tín hiệu thông thường chỉ thực hiện chức năng tái tạo hiện thực. Tín hiệu thẩm mỹ luôn chứa đựng tư tưởng, ý nghĩa nào đó của tác giả thông qua quá trình khái quát hoá, biểu trưng hóa nghệ thuật. 2.2 Tính chất hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ. - Hình thức biểu hiện (cái biểu hiện): Tín hiệu thẩm mỹ phải có phần tri giác được, phần có thể nhận biết được bằng các giác quan. Nó là õm thanh trong õm nhạc, màu sắc trong hội hoạ, ngôn từ trong văn học… Nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực bên ngoài những phương tiện vật chất của nó. - Nội dung ý nghĩa (Cái được biểu hiện): Tín hiệu thẩm mỹ phải thông tin về một cái gì đó trong đời sống hiện thực, nó mới thực hiện chức năng phản ánh nghệ thuật của mình. "Cái gì đó" thường có khi không chỉ là và không phải là bản thõn hiện thực, mà là nội dung tư tưởng nghệ thuật được toát lên từ hiện thực đó. Bởi vậy, ý nghĩa của tín hiểu thẩm mỹ chớnh là ý nghĩa thẩm mỹ. 2.3 Mối quan hệ hai mặt của tín hiệu thẩm mỹ Tín hiệu thẩm mỹ thuộc loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa hai mặt biểu hiện và được biểu hiện là hoàn toàn có lý do. Tín hiệu thẩm mỹ tham gia vào 4 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B một hoạt động tinh thần độc đáo của con người là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, liên quan đến những vấn đề tinh tế của đời sống về cảm xuất, liên tưởng. II. Tín hiệu ngôn ngư và tín hiệu thẩm mỹ. Đối với tác phẩm văn học hình thức vật chất của tín hiệu thẩm mỹ chính là ngôn ngữ. Cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ cho phép chứa đựng trong mỗi ngôn từ tác phẩm văn học một phạm vi nào đó của đời sống hiện thực cùng những nét thuộc tính khách quan của đời sống hiện thực được phản ánh. Với ngôn ngữ có thể tiếp nhận từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ý nghĩa của ngôn ngữ. Chớnh vì thế, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà cũn là chất liệu của văn học. Tuy nhiên không thể đồng nhất ngôn ngữ với văn học và không thể đồng nhất tín hiệu ngôn ngữ với tín hiệu thẩm mỹ. Tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học bao giờ cũng phải có hình thức vật chất của nó, đó là hình thức ngôn ngữ. Các yếu tố hiện thực được đưa vào tác phẩm với vai trò tín hiệu thẩm mỹ bao giờ cũng được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên. Nhưng ngược lại những tín hiệu của ngôn ngữ tự nhiên, ngay khi được sử dụng vào tác phẩm văn học cũng chưa hẳn đã làm tín hiệu thẩm mỹ. Tín hiệu thẩm mỹ phõn biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực mà phải là một khái quát nghệ thuật về một tư tưởng, một ý nghĩa nào đó của người nghệ sỹ. Trong tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên, quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có thể là vừ đoán. Nhưng trong tín hiệu thẩm mỹ nó luôn có lý do và là lý do liên hội. Tớnh liên hội của tín hiệu thẩm mỹ trong văn học giúp cho hình tượng nghệ thuật luôn thoát khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần tuý, trở thành những yếu tố có sức khái quát lớn về mặt nội dung tư tưởng nghệ thuật. III. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mỹ 1. Nguồn gốc tự nhiên. Xuất phát từ cơ chế tõm lý con người, con người không chỉ dừng lại ở nhận thức giá trị thực dụng của đối tượng mà luôn hướng đến những giá trị tinh thần được gợi ra từ những đặc điểm bản thể của đối tượng. 5 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Các cấp độ của tín hiệu thẩm mỹ: -Cấp độ mẫu gốc(archetype): mẫu gốc là những tín hiệu thẩm mỹ đầu tiên được con người nhận thức từ trong thời kì sơ khai của xã hội loài người và các ý nghĩa biểu trưng của nó, là mẫu số chung trong tâm thức của cộng đồng nhân loại. -Cấp độ biểu tượng: Các mẫu gốc khi đi vào các nền văn hoá thì sẽ chịu sự điều biến của các yếu tố địa lý, kinh tế xã hội của từng dõn tộc và sản sinh ra những biến thể khác nhau gọi là những biểu tượng. -Cấp độ hình tượng nghệ thuật: Các biểu tượng văn hoá khi đi vào trong tác phẩm nghệ thuật sẽ chịu sự điều chỉnh của yếu tố chủ thể và được hiện thực hoá thông qua hệ thống các chất liệu khác nhau của các ngành nghệ thuật tạo ra các hình tượng nghệ thuật. 2.Nguồn gốc thứ hai Các tín hiệu thẩm mỹ có thể không có nguồn gốc tự nhiên mà chúng được vay mượn từ những nền văn hoá khác. IV.Tớnh chất và chức năng của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học. 1.Tính chất của tín hiệu thẩm mỹ . Tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là kết quả của sự chuyển hoá các tín hiệu trong tự nhiên hay của các mẫu gốc, biểu tượng vào trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy nó vừa mang những tớnh chất của những tín hiệu thẩm mỹ nói chung vừa mang những tớnh chất của tín hiệu ngôn ngữ. 1.1.Tính nhân loại, tính dân tộc, tính lịch sử. a.Tớnh nhân loại. Các tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là sự chuyển hoá của các mẫu gốc, các biểu tượng. Vì vậy các hướng nghĩa biểu trưng mà nó gợi lên là có tớnh chất chung cho toàn nhõn loại hoặc đó là những mẫu số chung mà một tác phẩm văn học có thể gợi lên. b.Tớnh dân tộc. 6 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Các mẫu gốc khi đi vào những nền văn hoá khác nhau sẽ sản sinh ra những biến thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt do ảnh hưởng của những điều kiện địa lý, kinh tế, tôn giáo. c.Tớnh lịch sử. Giá trị của một tín hiệu thẩm mỹ không phải là một hằng thể mà nó thường xuyên biến đổi. Cùng bắt nguồn từ một nguồn gốc nhưng khi đi vào các nền văn hoá khác nhau sẽ mang những nét nghĩa biểu trưng khác nhau. 1.2.Tính phi vật thể, phi trực quan của tín hiệu thẩm mỹ . Các ngành nghệ thuật khác (hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc) sử dụng các chất liệu mang tớnh phi vật thể. Đó là ngôn ngữ. a.Tớnh phi trực quan. Đõy không phải là tớnh chất riêng của loại hình văn học mà là tớnh chất chung của các loại hình nghệ thuật. Biểu tượng trực quan là những biểu tượng tõm lý, hình ảnh của sự vật, hiện tượng cũn trong trí óc chúng ta tác khi những kích thích bên ngoài đã chấm dứt. Biểu tượng trong nghệ thuật không bao giờ là biểu tượng trực quan mà từ những đặc điểm bản thể của đối tượng nó có khả năng gợi lên những giá trị tinh thần. Các đối tượng chỉ trở thành các tín hiệu thẩm mỹ khi từ những đặc điểm bản thể của nó người nghệ sỹ có thể gợi ra những hướng nghĩa biểu trưng, những ý nghĩa tinh thần. Tớnh phi trực quan là đặc tớnh của tư duy cao cấp nói chung chứ không phải của riêng tư duy nghệ thuật. b.Tớnh hình tuyến Bản thõn hệ thống tín hiệu ngôn ngữ mang tớnh hình tuyến, nó chỉ có thể thực hiện lần lượt trên trục thời gian, chỉ có thể xuất hiện các yếu tố nối tiếp nhau chứ không thể xuất hiện đồng thời các yếu tố. 7 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Tín hiệu ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn cho việc diễn tả những sự kiện diễn ra đồng thời nhưng sẽ có mặt mạnh trong việc diễn tả từng yếu tố nối tiếp nhau và đặc biệt có khả năng diễn tả thế giới nội tõm con người. 2. Đặc trưng về hệ thống của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học Để xác định cấu trúc của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học, cần phải xác định lại các mối quan hệ chi phối giá trị của mỗi yếu tố tín hiệu này: 2.1.Những mối quan hệ trong văn bản tác phẩm văn học Về bản chất mỗi tác phẩm văn học là một tổ hợp những tín hiệu thẩm mỹ. Cấu trúc một văn bản tác phẩm văn học hình thành trên mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau của các tín hiệu thẩm mỹ được sử dụng trong tác phẩm. Những tín hiệu này sau một quá trình lựa chọn trở thành những yếu tố hiện diện trong tác phẩm và bắt đầu sống cuộc sống của nó trong văn bản, chịu những quy định trong kết cấu văn bản: cú pháp, sự cộng hưởng ngữ nghĩa. Tuy nhiên nếu chỉ xét tín hiệu thẩm mỹ trong mối quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ khác trong văn bản tác phẩm văn học thì chưa đủ giải thích quá trình đưa một số yếu tố hiện thực vào thành tín hiệu thẩm mỹ và giá trị chõn thực của nó 2.2 Những mối quan hệ bên ngoài tác phẩm văn bản Hệ thống tín hiệu trong tác phẩm văn học là hệ thống bao gồm những nhõn tố của quy trình sáng tạo (quy trình cuộc sống- nhà văn- tác phẩm-bạn đọc). từ đó hình thành mối liên hệ tín hiệu thẩm mỹ và các nhõn tố này. -Tín hiệu thẩm mỹ với toàn bộ yếu tố cũn lại trong văn bản tác phẩm. -Tín hiệu thẩm mỹ với phạm vi cuộc sống mà tác giả quan tõm, chọn vào mục đích thẩm mỹ. -Tín hiệu thẩm mỹ với hệ thống cảm xúc của tác giả. -Tín hiệu thẩm mỹ với tín hiệu lĩnh hội của bạn đọc. 2.3 Các đơn vị tín hiệu thẩm mỹ. 8 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B a. Cấp độ cơ sở (tín hiệu đơn): là những tín hiệu tương đương với loại đơn vị hai mặt nhỏ nhất của ngôn ngữ mang ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật tương đối hoàn chỉnh trong tương quan với những yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình biểu trưng nghệ thuật của toàn bộ hình tượng, toàn bộ tác phẩm. Tín hiệu thẩm mỹ tương đương một từ có ý nghĩa thẩm mỹ trong tác phẩm, có thể là một cụm từ với một từ trung tõm cùng những yếu tố phụ trợ. b. Cấp độ xõy dựng (tín hiệu phức hợp): là loại tín hiệu thẩm mỹ ứng với những sự vật, hiện tượng được xõy dựng từ những tín hiệu đơn nhưng ý nghĩa không phải là kết quả của phép cộng đơn giản của các tín hiệu đơn. Cái biểu hiện ở đõy có thể tương ứng với các cõu, đoạn văn, văn bản trong hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ. 3. Đặc trưng về chức năng của tín hiệu thẩm mỹ. 3.1. Chức năng tái hiện. Chức năng này thể hiện ở sự trình bày lại, mô tả lại đối tượng hiện thực được nói tới. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, tín hiệu thẩm mỹ này tái hiện hiện thực trong văn học, thông qua nội dung khái niệm của những tín hiệu ngôn ngữ. Mỗi tín hiệu thẩm mỹ vì thế có thể thay thế được cho một phạm vi, một thuộc tớnh nào đó của cuộc sống trong sự quy định ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ. 3.2.Chức năng thông báo Chức năng thông báo dựa trên khả năng biểu cảm của những tín hiệu ngôn ngữ được lựa chọn. Tớnh biểu cảm là cái mặt thứ hai của ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mỹ là kết quả của sự lựa chọn có dụng ý nghệ thuật của nhà văn giữa những yếu tố ngôn ngữ trung hoà không gõy cảm xúc với những yếu tố ngôn ngữ có giá trị biểu cảm, quan trọng là nó có lý do chủ quan về tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sỹ. 3.3.Chức năng tác động. 9 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B -Mặt thứ nhất của chức năng này nằm ở vai trò của mỗi tín hiệu đối với toàn bộ hệ thống tác phẩm thông qua mối quan hệ điều chỉnh lẫn nhau giữa tín hiệu với tất cả tín hiệu cũn lại trong tác phẩm khiến cho hệ thống tác phẩm có thể bị tác động, điều chỉnh. -Mặt thứ hai của chức năng này là vai trò của mỗi tín hiệu trong việc xõy dựng nên những tín hiệu lớn hơn trong hệ thống. Mỗi tín hiệu thẩm mỹ không thể tự nó và không thể chỉ vì nó mà cũn vì cái gì đó rộng lớn hơn…nên tín hiệu thẩm mỹ có thể xem là vật liệu xõy dựng nên hình tượng của tác phẩm. B.Tớn hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ. I.Hướng nghĩa biểu trưng thuộc bình diện văn hoá của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" 1..Mưa biểu trưng cho sự sinh sản dồi dào, sự tái sinh Mưa được coi là biểu tượng của tác động của trời mà mặt đất tiếp nhận được. Mưa là tác nhân làm cho đất sinh sản, nhờ mưa mà đất được phì nhiêu , màu mỡ. Do đó có vô số nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mưa, phơi nắng, dùng lò rèn để kêu gọi giụng bóo, đắp các gũ cát như ở Cămpuchia, những vũ điệu đa dạng.Nhưng tính phì nhiờu còn được mở rộng sang những lĩnh vực khác không thuộc về đất : thần sét Indra làm mưa cho đồng ruộng nhưng cũng làm cho phụ nữ và các giống vật sinh đẻ. Những cái từ trên trời đi xuống mặt đất còn là sự phong nhiêu của thần, ánh sáng và các tác động tâm linh khác. Theo Kinh Dịch, mưa có nguồn gốc ở quẻ càn, là bản nguyên chủ động thuộc trời, từ đó có mọi dạng hiện hữu. Sỏch Rớsõlat của ibn al-Wallia coi mưa trời, nước thượng đẳng, là phần tử gốc của vũ trụ tương đương với tinh khớ.."Hỡi những tầng mây, hãy sa mưa xuống, hãy đổ sự công bình xuống mặt đất!Đất hãy tự nẻ ra đặng sinh sự cứu rỗi. Trong sách "Đạo đức kinh" chữ linh dùng chỉ tác động của trời, gần chữ (wou) là niệm chú và ba chữ khẩu là ba cái miệng để nhận lấy mưa của trời: đó là cách diễn đạt những nghi lễ nêu trên, 10 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B nhưng tác dụng là thuộc lĩnh vực trí tuệ. Các tu sĩ phái bí truyền của đạo Hồi nói: chúa trời sai thiên thần xuống cùng với mỗi giọt mưa. Tượng trưng nghĩa chữ và liên hệ một điều trong giáo thuyết đạo Hindu là: những đấng anh linh ẩn mình trong các giọt mưa để đi từ mặt trăng xuống mặt đất. Mưa của mặt trăng mang ý nghĩa tượng trưng về khả năng sinh sản dồi dào,về sự làm sống lại.Mưa là ơn trời,và cũng là đức hiền minh.Sư phụ Huệ Năng: Đức Hiền Minh cao cả nhất trong bản chất của mỗi con người có thể ví với mưa. 2.Mưa-dấu hiệu của sự hài hoà thống nhất Hệ tượng trưng của mưa gần với hệ tượng trưng của sương nhưng ở Trung Quốc, cú lỳc cú nột đối lập ở chỗ tác động của mưa thuộc âm, sương thuộc dương.Tuy nhiên cả mưa và sương đều có nguồn gốc từ mặt trăng. Khi cả hai tác động phối hợp với nhau là dấu hiệu của hài hoà vũ trụ. Mưa từ trên trời rơi xuống làm đất sinh sôi là cho thấy ý nghĩa của huyền thoại Hy Lạp về nàng Damae. Nàng bị cha giam cầm trong một căn phòng bằng đồng thanh dưới mặt đất để ngăn giữ nàng khỏi sinh con. Thần Zeus đó hoỏ mỡnh thành trận mưa vàng lọt qua khe hở trờn mỏi để xuống với nàng, và nàng thấm vào mình nước mưa ấy. Đó là biểu tượng tính dục mưa, coi nước mưa là tinh dịch, biểu tượng nông nghiệp về cây cỏ cần có mưa để phát triển đã hoà hợp rất mật thiết. Huyền thoại gợi nhớ cặp biểu tượng: ỏnh sỏng-búng tối, thiên đường-địa phủ, vàng-đồng thanh. Đây là sự thống nhất các mặt trái ngược, là nguồn gốc của mọi sự hiện hữu và sinh sôi nảy nở dồi dào. Theo truyền thuyết thổ dân châu Mỹ, mưa là tinh khí của thần giông tố. Trong biểu tượng hôn phối Trời -Đất, mưa là tinh khí làm thụ thai, trong tất cả các nền văn minh nông nghiệp, mưa đều có giá trị này. Trong ngôn ngữ của người Maya-Quichộ, mưa và cây cỏ dùng bằng những từ tương đương, dùng cùng một từ diễn đạt. 11 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Mưa: tinh khí hoặc hạt giống nhưng còn được coi là máu: nguồn gốc của lễ hiến sinh con người, những nghi lễ cầu sinh sản, đặc thù nền văn minh nông nhgiệp. Itzanan, thần nông nghiệp trong thần hệ của người Maya phán: ta là tinh chất của trời, sương của mây. Trong tiếng nói của người Maya-Quichộ, từ Quic có ba nghĩa: mỏu, nhựa, và dùng chỉ chất lỏng của con người hay con vật tiết ra, đồng hoá với mưa. Người azteque coi thần Mưa Tlaloc cũng là thần sét và thần chớp tức mưa ra lửa. Tlalocan là cõi trời của thần Tlaloc, là nơi ở của người bị chết đuối và sét đánh. Hình tượng thần tlaloc quanh miệng mắt có những cỏi vũng là hai con rắn cuộn lại, tượng trưng cho tia nước và chớp. Đối với người Inca ở Pờru, thần sấm Illapa lấy nước từ dải ngân hà, dòng sông lớn trên trời xuống trút nước thành mưa. 3.Mưa biểu tượng cho sự thanh tẩy, huỷ diệt Tổ hợp tượng trưng: mặt trăng-nước-mưa đầu mựa-tẩy uế thể hiện rõ trong các nghi lễ mà người Inca cử hành vào ngay lễ mặt trăng. Tháng này là tháng cuối mùa khô, trước khi tiến hành các nghi lễ cầu mưa, họ đuổi hết những người lạ, người ốm, chó ra khỏi thành phố Cuzco. Ở Ấn Độ người phụ nữ mắn đẻ được gọi là mưa tức mang lại sự thịnh vượng. Mưa con của mây và giông, kết hợp các biểu tượng lửa , nước. Mưa có ý nghĩa hai mặt: tạo sự phong nhiêu tinh thần và vật chất. Kinh Chandogya Upanớshad diễn đạt vai trò của mưa một cách hoàn chỉnh. Mưa từ trên trời rơi xuống, cũng là ơn của các thần linh ban cho theo hai ý nghĩa: tinh thần, vật chất. Kinh Rig-veda thể hiện các mặt đa dạng của mưa. II.Khảo sát, thống kê cỏc nột nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ . 1.Số lần xuất hiện 12 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Chúng tôi khảo sát biểu tượng mưa trong thơ Lưu Quang Vũ trong tập "Lưu Quang Vũ thơ và đời" với 121 bài thơ do Lưu Khánh Thơ biên soạn. -Biểu tượng mưa xuất hiện ở 66 bài/121 bài thơ. -Số lần xuất hiện:128 lần +Xuất hiện nhiều nhất trong bài "Mưa": 8 lần Trong bài "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa": 7 lần 2.Các kết hợp của mưa 2.1.Từ mở đầu+mưa Trong mưa, đêm mưa, chiều mưa, hàng mưa, cơn mưa,trận mưa, áo mưa, ngày mưa, mùa mưa, hơi mưa, tiếng mưa, hạt mưa… Trong đó kết hợp xuất hiện nhiều nhất là: đêm mưa, tiếng mưa (6 lần). 2.2. Mưa+từ chỉ đặc tính của mưa a.Mưa+tớnh từ Mưa mát mẻ, mưa rộng dài, mưa mát lành, mưa dài, mưa xám, mưa rào, mưa dầm… b.Mưa+cụm từ chỉ thời gian, không gian Mưa trên đường xa, mưa trên sông, mưa trên cửa sổ tâm hồn, mưa cuối xuân, mưa mùa đông, mưa mùa hạ, mưa chiều, mưa nỳi… c.Mưa+động từ Mưa rơi, mưa ướt, mưa bay, mưa rửa, mưa dầm, mưa cướp, mưa chảy, mưa đã tạnh… 2.3.Mưa trong các so sánh -Mưa ở đây như roi, nắng ở đây như lửa. -Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa -Nhưng cây gạo cành cao đỏ rực Như mưa rụng thắm mặt đường đi -Mưa dữ dội trên đường phố, trên mái nhà Như thác trắng vỡ tan, như bạc , như trời lửa 13 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B -Mưa như bước chân những khát vọng vô hình -Ngọn gió chiều hoa sở trắng như mưa 2.4.Mưa trong những kết hợp hoàn chỉnh(mưa làm chủ ngữ hay vị ngữ) Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió, Mưa cướp đi ánh sáng của ban ngày, Mưa loang tờ giấy mỏng, Mưa ướt lá đài bi, Mưa đổ cành tre, Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn, Mưa rơi trên những vũm lỏ rậm, Mưa đã tạnh ở trong lòng đất thẳm, Mưa đầy trời thế kia,Nơi ấy em về mưa sẽ tạnh, Những ngả đường nhiều mưa tháng bảy, Khi mưa đổ bất thần ngoài cửa sổ, Nghe mưa dội ướt đầm trang sỏch… 3. Các biến thể của mưa Bóng mây, ào ào nước mênh mông, đờm bóo, cơn giông trận bão, đẫm bùn nhão, sa mạc khát sương mê, sa mạc khát suối lành, giông trời chớp bể, cơn nước rạt nước rơi, gió bão, mây, đám mây, nước lũ xoáy, nước ướt đầm, suối, sông , lũ, mây đen, trời chẳng còn xanh nữa, nắng không trong, súng dữ,thỏc ào, nước dâng đồng bãi ngập, rêu ướt lạnh, nước trắng, ướt đầm, lũ lụt… Nhận xét từ kết quả khảo sát: Tín hiệu thẩm mỹ "mưa" xuất hiện trong thơ Lưu Quang Vũ theo hai hướng: -Dùng với nghĩa tả thực: mưa gợi nên thiên nhiên, xứ sở khắc nghiệt, tàn bạo dữ dội. Mưa là không gian buồn của nhõn vật trữ tình xuất hiện bộc lộ tõm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình. -Dùng với nghĩa chuyển: mưa xuất hiện biểu trưng cho tàn phá, huỷ diệt(mưa đen-chiến tranh, mưa bom, mưa nắng), biểu trưng cho sự tan vỡ niềm tin, hoài nghi, thất vọng, biểu trưng cho nguồn sống-tình yêu, hạnh phúc-khát vọng, biểu trưng cho không gian, thời gian-kí ức, kỉ niệm. III.Cỏc nét nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mỹ "mưa" trong thơ Lưu Quang Vũ . 1.Mưa biểu trưng cho sự tàn phá, huỷ diệt, mất niềm tin. 14 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B 1.1.Mưa biểu trưng cho tàn phá, huỷ diệt. Thơ Lưu Quang Vũ có những lúc lóng mạn, nồng nàn, mê đắm trong tình yêu tuổi trẻ mơ mộng, viển vông nhưng phần nhiều ta thấy thơ anh đượm chất suy tư,trầm mặc, có những vần thơ đậm buồn, "già trước tuổi". Những năm tháng Lưu Quang Vũ sống với tuổi trẻ, buồn vui riêng của mỗi người hoà vào tình cảm chung của đất nước. Anh đau nỗi đau chung của đất nước trong chiến tranh tàn ác. Phải chăng những vần thơ của anh là những linh cảm đau thương của thời cuộc? Anh lắng nghe được từng õm thanh náo động, từng rung chuyển của cuộc chiến tranh. Cơn mưa của cuộc chiến tranh nhạt nhoà sắc cảnh, nhạt nhoà tõm trạng con người. -Những ngày mưa nắng đạn bom -Bố gửi con mảnh vải dù may áo Súng nổ dồn đuổi giặc suốt mùa mưa (Thôn Chu Hưng) -Mưa ướt đầm trên gạch vỡ tan hoang (Cầu nguyện) Chiến tranh kéo theo đau thương tang tóc. Vì thế ở đõy mưa xuất hiện như một chứng nhõn của lịch sử, của thời đại. Mưa là không gian chia xa, là thời gian đằng đẵng cách lỡa gia đình thương nhớ: vợ chồng, bố con "suốt mùa mưa". Mưa kết hợp với "mưa nắng đạn bom", cơn giông trận bóo, đêm bóo… để tàn phá tất cả "tan hoang". Tõm trạng nhà thơ bi quan, chán nản một phần vì cuộc đời riêng nhiều cay đắng song một phần vì đứng trước nỗi đau chung của tổ quốc, quê hương. Mưa trở thành nơi để anh gửi gắm tõm trạng thương đau, chán ngán, buồn thảm trước hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt. Trước hết mưa biểu tượng cho thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, một xứ sở có nhiều mưa "mưa và gió ầm ào trên mặt đất".Mưa cú lỳc nồng hậu, tươi lành, mát mẻ nhưng cú lỳc hoang dại, gào thét: -Mưa ở đây như roi, nắng ở đây như lửa 15 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B ( Viết cho em từ cửa biển) Mưa được so sánh độc đáo "mưa như roi", mưa quất, mưa táp mạnh mẽ khụng chỳt kiêng dè. Sự so sánh này đã khái quát được cái dữ dằn, tàn phá, huỷ hoại vô cùng, vô tận của mưa, thiên nhiên nhiều mưa nhiều gió lửa. Mưa biểu tượng cho tự nhiên phá huỷ, mưa đi cùng với bom đạn chiến tranh càng làm tăng ấn tượng nặng nề, phá tung kinh hoàng của mưa: -Những ngày mưa nắng đạn bom (Chưa bao giờ) Gắn với ý nghĩa thanh tẩy, tẩy uế, làm mới, làm sạch tất cả trong ý nghĩa của mẫu gốc văn hoá, biểu tượng mưa đi vào thơ LưuQuang Vũ cũng tiếp nối ý nghĩa biểu tượng ấy. Mưa mang bóng dáng hoang tàn, đổ vỡ, tàn tạ, nát tan. Mưa thường gợi buồn bã cô đơn. Chính vì thế mưa trong sự tàn phá càng buồn, càng xoáy sâu vào nỗi lòng con người hơn nữa. Trong mưa, dưới mưa tất cả sự vật đều bị xoá mờ, phủ kín một sắc mưa trắng lạnh, hoang vắng, buồn thảm, tỏi tờ: -Đồng mưa nước trắng (Lý thương nhau) -Mưa ướt lá đài bi Mưa đổ cành tre (Khúc hát) Mưa tắm ướt, gột rửa vạn vật trong làn nước của trời. Mưa phủ kín, phủ mờ "lá đài bi", "cành tre"…tất cả như như ngập chìm trong mưa. Mưa nhấn chìm tất cả trong"đồng mưa nước trắng". Mưa biểu tượng cho tàn phá. Từ những sinh vật bé nhỏ đến những không gian bao la rộng lớn đều bị nhấn trong màn mưa dày đặc. Những đền đài, miếu mạo đều tan hoang: -Những đền đài thưở trước đã tan hoang Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh (Hoa tầm xuân) 16 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B Từ những sự vật bé nhỏ như lá đài bi, cành tre đến những giá trị to lớn, dường như vững chãi, vững bền chắc chắn, vĩnh viễn như đền đài, miếu mạo, chùa cổ cũng "tan hoang", "ướt lạnh" dưới mưa. Mưa không ổn định, đứng yên mà luôn vận động, chuyển di, biến đổi. Mưa ầm ào, dữ dội "gió bão ngàn đời vẫn nối nhau chẳng tắt" bất định. Mưa như muốn phủ mờ lên tất cả cảnh vật, không gian, thời gian trong thế tàn phá với những kết hợp đa dạng :Mưa rơi, mưa dầm, mưa rào rào, mưa loang, mưa cướp đi…Bên cạnh đó là những biến thể của mưa :cơn giông trận bão, gió bão, giông trời chớp bể, nước lũ xoáy, sóng dữ thác ào…Mưa thường đi kèm không gian đêm. Mưa và đêm hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Mưa tạo không gian để đêm sâu hơn, đen hơn, bí ẩn, huyền bí, đáng sợ hơn, đêm là thời gian để mưa mãnh liệt hơn, dễ cuốn lốc, huỷ hoại, dễ biến mọi thứ thành tro tàn hơn. Mưa và đêm đồng hành và "đồng lõa" với nhau. Mưa núi "mịt mù", "mưa xám" cả bầu trời, mặt đất: -Nghe mưa dội ướt đầm giá sách Mỏi túc, chiếc áo mưa, đôi guốc gỗ (Những ngọn nến) Mưa tàn phá từ những sự vật gần gũi, thân quen "ướt đầm giá sách". Mưa hiện lên ở nhiều cung bậc "mưa dội" đến "mưa dầm": -Mưa dầm trên mặt đất Là máu đỏ ngần, là mồ hôi mặn chát (Mấy đoạn thơ về lửa) Tâm hồn Lưu Quang Vũ cũng tan hoang, đổ nát, thất vọng, đớn đau trước những đổ vỡ, hoang tàn. Trước cái nhìn hoài nghi, ám ảnh chua xót ấy, hạt mưa trong thơ anh mang sắc đen khác thường: -Hạt mưa đen rơi trờn ụ kớnh vỡ (Lá thu) 17 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B "Hạt mưa đen" biểu tượng cho sắc màu chiến tranh, gợi tro tàn, loạn lạc, ly tán, gợi cuộc chiến tranh đau thương, tàn khốc khiến sắc mưa cũng đổi màu. Mưa là hiện thân của cuộc chiến tranh. Mưa biểu tượng cho tàn phá và hơn nữa nó gợi buồn đau, đau đớn, xót xa : -Dãy nhà cao đã xụp dưới mưa bom (Thị trấn biển) Những cơn mưa bom huỷ hoại mỗi căn nhà, dãy phố khụng chút tiếc thương.Nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đau thương này trong niềm đớn đau vô cùng. Mưa tàn nhẫn, lạnh lùng, không lời : -Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn (Gửi một người bạn gái) 1.2.Mưa biểu trưng cho niềm tin tan vỡ, hoài nghi, thất vọng Lưu Quang Vũ là người say đắm với tình yêu, chõn thành với tình yêu, hết lòng với tình yêu nên tình yêu tan vỡ thì anh là người phải gánh chịu nhiều thương tổn nhất trong lòng mà khó có thể hàn gắn nổi. Anh phải chịu đựng nhiều giằng xé, mất mát nhất trong những cuộc tình. Với Lưu Quang Vũ , "trong cuộc đời mỗi con người, tình yêu luôn là điều quan trọng nhất". Trong cuộc đời long đong, vất vả của anh, ở giai đoạn nào anh cũng tỡm thấy một tình yêu lớn. "Cho cái mà tình cảm đó đem lại có thể là một vết thương, một nỗi đau suốt đời…dù tình yêu ấy có thể không ở lại cùng ta suốt đời". Những vần thơ của anh chất chứa niềm đau, thổn thức xót xa, hành hạ anh không yên. Nỗi buồn trong anh thành thực, nó đau đớn mệt mỏi như chớnh con người anh: "Hai ta không đi một ngả đường dài-Khụng chung khổ đau, không cùng nhịp thở-Những gì em cần anh chẳng cú-Em không màng những ngọn gió anh trao". Phải chăng luôn mang tõm trạng vò xé ấy mà thơ anh cũng luôn dằn vặt, cô đơn đến cùng cực. Lúc hạnh phúc anh tỡm đến mưa để sớt chia niềm vui ấy đồng thời lúc cô đơn tột cùng anh cũng tỡm về với mưa để được đồng cảm, để được một mình với nỗi 18 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B đau. Mưa trở thành cừi đi về của niềm đau trên tõm hồn nhiều cay đắng Lưu Quang Vũ . Mưa bao giờ cũng mênh mông, ngập tràn, bao phủ không gian đối lập với con người bé nhỏ, cô đơn, cô độc. Trong cơn mưa, con người càng thấy mình lẻ loi, mất mát, bơ vơ, đánh mất hy vọng và niềm tin : -Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn Mưa vào thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với ý nghĩa xoá tan, xoá nhoà mọi kí ức, kỉ niệm, mọi lời hứa, mọi niềm vui, tin yêu hạnh phúc đã từng tồn tại, hiện hữu : -Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa Xoá nhoà hết những điều em hứa (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa) -Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu Xoá cả dấu chân em về buổi ấy ( Mưa) Mưa mang trong mình dự cảm bất an về tương lai xa xôi. Nhà thơ luôn luôn phấp phỏng, lo âu tan vỡ tỡnh yêu, tất cả đều " mỏng mảnh" như cánh chuồn trong giụng bóo. Mưa xoá đi niềm tin vốn mong manh, dễ vỡ vụn. Mưa mơ hồ như lòng người ý thức về sự cô đơn, hồ nghi hết thảy, không biết nương tựa vào đâu. Nhà thơ khao khát yêu người mà không yêu được, muốn nương tựa vào tình yêu thì tình yêu tan vỡ : -Mưa cướp đi ánh sáng của ban ngày (Không đề) -Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa) Theo Vương Trí Nhàn, Lưu Quang Vũ là người "nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết ". Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên mờ mịt, 19 Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Bùi Thị Hồi - K54B tương lai trở nên lờ mờ không xác định. Vũ nói nhiều đến mưa bởi trong anh mang tâm trạng chán nản, thất vọng, ngán ngẩm mất niềm tin vào cuộc đời, không định hướng được đường đi cho cuộc đời mình. Mưa là chốn để nhà thơ chìm vào triền miên thất vọng "viển vông, cay đắng, u buồn". Tuổi hai mươi không tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy niềm tin nhiệt huyết vào tương lai phía trước mà trái ngược hoàn toàn : -Tuổi hai mươi khốn khổ của tôi ơi Tuổi tai ương dằng dặc trận mưa dài Mưa cướp đi tất cả hoài vọng, tin tưởng,mưa để đong đếm thời gian trôi đi trong vô vọng "dằng dặc".Mưa biểu tượng cho một tương lai mờ mịt, xa xôi, ảm đạm không đoán định được điều gì ở phía trước. Phải chăng tâm trạng u uất, chán nản đánh mất tin tương ở cuộc sống trong nhà thơ đã phủ lên mưa một gương mặt thật buồn : -Chỉ e nữa lòng em rồi cũng nhạt Quên hoa vàng ở lại những đêm mưa (Hoa vàng ở lại) Lưu Quang Vũ nhạy cảm, tinh tế, luôn lo âu, phấp phỏng, hoảng hốt trước những điều có thể đánh mất. Tình yêu đang trong tầm tay, hạnh phúc đang hiện hữu nhưng tất cả có thể vụt biến mất. Chữ "e" gợi bao dự cảm, thảng thốt, khắc khoải.Tỏc giả lo sợ tình em nhạt phai, chỉ để quên hoa vàng trong mưa, trong đêm mưa cô đơn. Những hoài nghi tan vỡ ấy được hiện thực trong biểu tượng mưa: -Hạnh phúc con người mong manh mưa sa -Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa Hạnh phúc mong manh, dễ vỡ như mưa sa. Em là hiện thân của hạnh phúc ngọt ngào, tươi lành, mát dịu của cuộc đời anh nhưng em cũng như cầu vồng bảy sắc sau cơn mưa lung linh, mê đắm diệu kì song nhanh chóng tan để lai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng