Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mỹ trong ca dao nam trung bộ...

Tài liệu Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mỹ trong ca dao nam trung bộ

.PDF
24
153
113

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng và về tín hiệu của ngôn ngữ, nhưng những vấn đề về mối quan hệ giữa lí thuyết tín hiệu học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ với những đặc trưng văn hóa dân tộc vẫn chưa được nghiên cứu triệt để. Đó là lí do thứ nhất chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung cho vấn đề này. Lí do thứ hai là văn hóa địa phương vừa mang trong mình những nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có những nét riêng biệt độc đáo đậm đà bản sắc riêng. Tìm hiểu ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn của tín hiệu học, chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc, độc đáo về phương thức thể hiện, cũng như nội dung hiện thực và nghệ thuật biểu hiện của nó. Một lí do nữa là ý thức hướng về cội nguồn truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi muốn hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, hiểu hơn về một thể loại văn học truyền thống. Lí do thứ tư, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tín hiệu học. Các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chính là “chìa khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” nhằm phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao của vùng đất này. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, vấn đề tín hiệu (TH) và tín hiệu thẩm mĩ (THTM) đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Đỗ Hữu Châu với bài viết: Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác [26] và Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học [19], Nguyễn Lai: Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ [60], Hoàng Trinh: Từ kí hiệu học đến thi pháp học [148]...Năm 1977 trên báo Văn nghệ, tác giả Hoàng Tuệ có bài nghiên cứu “Tín hiệu và biểu trưng”. Trong những năm gần đây, nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết THTM. Việc vận dụng lý thuyết THTM và nghiên cứu văn chương phát triển nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh (1990), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận (1993), luận án tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao”, Tác giả Phạm Thị Kim Anh “Hình thức ngôn ngữ và ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ “Liễu” trong thơ mới”. Tác giả Hoàng Trinh trong “Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh” (2003) ở phần thứ hai “Kí hiệu học: những vấn đề liên quan đến thi pháp học” đã nêu những vấn đề: đặc thù của một kí hiệu, tính một nghĩa và tính đa nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ. Tác giả Bùi Minh Toán với bài nghiên cứu “Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương” [141,1] đã đề cập đến sự chuyển hóa của TH ngôn ngữ thành THTM có sự thay đổi về chất. Kết quả của những công trình đó sẽ là cơ sở, tiền đề để chúng tôi tham khảo thực hiện đề tài của mình. Thể loại ca dao có rất nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như: “Về một phương diện nghệ thuật trong ca dao tình yêu” (1990) của Trần Thị An, “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” (1991) của Mai Ngọc Chừ, “Hình tượng khăn, nón, áo trong ca dao- dân ca Việt Nam” (1991) của Nguyễn Văn Hùng, “Con thuyền trong ca dao dân ca Việt Nam” (1991) của Lê Minh Tiệp... Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về ca dao dưới góc độ của văn học vô cùng phong phú và tập trung chủ yếu ở mảng ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Số lượng các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ nói chung còn rất hạn chế. Như vậy có thể khẳng định những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn ngôn ngữ, cụ 2 thể là dưới góc độ lí thuyết THTM vẫn còn vắng bóng. Nghiên cứu đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói mới cho hướng nghiên cứu về hiện tượng văn học rất đỗi phức tạp và lý thú vẫn còn để ngỏ này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những nhận định chung về một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được chuyển hóa như thế nào để trở thành một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ biểu đạt những giá trị thẩm mĩ - nghệ thuật ca dao. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trước hết là hệ thống hóa các lý thuyết về TH, TH ngôn ngữ, TH ngôn ngữ thẩm mĩ, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề về văn học, ngôn ngữ học, THTM, TH ca dao... Tiếp đến, áp dụng lý thuyết trên vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các trường nghĩa cụ thể trong ca dao Nam Trung Bộ đó là: trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, trường nghĩa vật thể nhân tạo, trường nghĩa thực vật và trường nghĩa động vật về hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và phân tích xem chúng đã được sử dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt. Việc nghiên cứu hình thức biểu đạt và ý nghĩa thẩm mĩ của các THNN trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò của tự nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác dân gian. Cũng từ đó chỉ ra những đặc trưng của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Những THTM điển hình được nghiên cứu trong ca dao Nam Trung Bộ chúng ta sẽ nhận thấy dấu ấn văn hóa của vùng đất này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do số lượng các bài ca dao khảo sát rất lớn và các TH khảo sát có tính chất đa dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những THTM điển hình, tiêu biểu, những TH có tần suất cao và có giá trị biểu trưng phong phú đại diện cho mỗi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ. Chúng được coi là các “tiêu điểm”, các từ trung tâm, từ điển hình để xét toàn diện các mặt ngôn ngữ - văn hóa - văn học... của một trường nghĩa cụ thể. Hay có thể nói, những TH chúng tôi nghiên cứu được xem như một hệ thống THTM đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ bằng hình thái thẩm mĩ - ngôn ngữ ca dao. Trong quá trình phân tích các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có đối sánh với những TH ca dao ở các vùng miền khác để thấy được tính chất dung hợp của chúng cũng như những sự khác biệt nhất định. Chính sự khác biệt đó góp phần giúp cho ta nhận ra bản sắc văn hóa phong phú đa dạng của mỗi cộng đồng người Việt, mà cụ thể ở đây là văn hóa của người dân Nam Trung Bộ. Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án là: 1.Nhiều tác giả, (2006), Ca dao, dân ca đất Quảng, Nxb Đà Nẵng, 2. Hoàng Chương, Nguyễn Có, (1997), Bài chòi và dân ca Bình Định, Nxb Sân khấu, 3. Nguyễn Định, chủ biên, (2002), Văn học dân gian Sông Cầu, UBND Huyện Sông Cầu, 4. Nguyễn Đình Tư, (1965), Non nước Phú Yên, Nxb Tiền Giang, 5.Nguyễn Đình Tư, (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên, 6. Thạch Phương - Ngô Quang Hiển, (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb KHXH, H, 7. Bùi Nguyễn Hương Trà, (2004), Sắp xếp và phân loại ca dao lưu truyền ở Huyện Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Quy Nhơn, 8. Trương Thị Kim Chánh, (2010), Phân loại và bước đầu đánh giá ca dao sưu tầm và lưu truyền ở tỉnh Bình Định, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Quy Nhơn, 9. Nhiều tác giả - Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Quy Nhơn, (2011), Ca dao Nam Trung Bộ. Dựa vào những tư liệu trên, chúng tôi thu được 4.537 bài ca dao chứa tín hiệu cần nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các THTM ca dao. Các THTM này tồn tại luôn luôn gắn chặt với môi trường văn hóa, gắn liền với những yếu tố về địa lí, lịch sử...Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. 3 5.2 Vận dụng các phương pháp, thủ pháp, thao tác nghiên cứu ngôn ngữ đặc thù: thống kê, phân loại. 5.3 Luận án vận dụng phương pháp miêu tả và phân tích. Để làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp trong khả năng thực hiện nghĩa của các THTM, chúng tôi đã vận dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh. 5.4 Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ nhìn từ góc độ thực tiễn: bản chất THTM mà cụ thể ở đây là THTM trong ca dao Nam Trung Bộ.Cũng là lần đầu tiên, các THTM điển hình của các trường nghĩa: hiện tượng tự nhiên, vật thể nhân tạo, thực vật, động vật trong ca dao Nam Trung Bộ được miêu tả cả bề rộng lẫn chiều sâu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung ý nghĩa, từ bình diện ngôn ngữ thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa cơ sở đến những ý nghĩa nghệ thuật cụ thể, mới mẻ, sinh động. Và cũng từ những ý nghĩa chung và riêng đó, luận án chỉ ra những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ có so sánh với ca dao các vùng miền khác. Kết quả nghiên cứu, một mặt góp phần làm cụ thể hơn việc đọc ca dao theo thi pháp tín hiệu học, mặt khác góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu lịch sử phát triển ngôn ngữ thơ ca, phát triển nhận thức thẩm mĩ của dân tộc. Qua đó còn góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ liên ngành. Trong xu thế dạy học tích hợp: ngôn ngữ- văn chương - văn hóa, một vấn đề trọng tâm là phương pháp giải mã ngữ nghĩa nghệ thuật- văn hóa ( YNTM) của các THTM, các hình tượng nghệ thuật phải tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả. Đặc biệt với ca dao- thể loại văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những gợi dẫn hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn hữu quan. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu 1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 1.1.1.1 Tín hiệu a. Khái niệm tín hiệu: Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng của F. Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó có tác dụng phát hiện ra những đặc trưng TH học của các TH ngôn ngữ. Như vậy, một sự vật muốn trở thành TH phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: TH phải có tính vật chất.; TH phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó; TH phải được chủ thể tiếp nhận và lý giải được; TH phải nằm trong một hệ thống nhất định và có đặc điểm khác biệt với các yếu tố khác cùng hệ thống. b. Phân loại tín hiệu: Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành những phạm trù khác nhau. K.Buhler chia các TH thành: Symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng), Symptome (TH bộc lộ trạng thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), Signal (TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe) [17, 711]. Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), chỉ hiệu (index), và ước hiệu (symbol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà F.de Saussure đã đưa ra. Morris dựa vào mối quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia TH thành hai loại: các chỉ hiệu và định hiệu [17,712]. A.Schaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp, nên ông tiến hành phân loại như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân tạo và TH tự nhiên (TH đích thực)[17,713]. P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH. Ông phân chia TH dựa trên mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người. P.Guiraud tiếp tục phân chia TH thành TH tự nhiên và TH nhân tạo[17,714]. 4 Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình. Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện, 2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu, 3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu [17,716-718]. Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH như: TH màu sắc, TH âm thanh...Trong đó THNN được coi là một loại TH đặc biệt. 1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ: F.de Saussure xác định THNN như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh, hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này phải có cái kia. Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu đạt (cđbđ) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu đạt (cbđ )” [112,121]. Ch.S. Pierce cũng có quan niệm tương tự. Ông cho rằng đại đa số THNN thuộc loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do. Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có cái lí giải. F.de Saussure chỉ rõ rằng “Thường người ta không nói bằng TH riêng lẻ, mà bằng từng nhóm TH, từng khối có tổ chức, vốn cũng là TH ” [17, 221]. Sau này, Ch.W. Morris cũng đồng tình với F. de Saussure về quan điểm cho rằng tất cả các TH đều nằm trong quan hệ với các TH khác và quy định lẫn nhau [17, 712]. Do đó, các TH luôn nằm trong một hệ thống nhất định. Ngôn ngữ là một loại TH đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù của ngôn ngữ. 1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ a. Khái quát về tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ: Ch.Morris cho rằng THTM là: “Một thuật ngữ của tín hiệu để phân biệt nó với tín hiệu khác ở chức năng thẩm mĩ và đặc trưng miêu tả hoặc tạo hình”[Dẫn theo 50, 218]. Tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm về THTM trong “150 thuật ngữ văn học” như sau:“Là những hệ thống vật chất truyền tải các thông báo. Đại diện cho các hình thái hoạt động vật chất và các mối quan hệ của con người, các hệ thống ngôn ngữ kí hiệu ở nghệ thuật trở thành “vật tải” các nội dung khách quan can dự vào quá trình phản ánh thực tại bằng nghệ thuật” [4,127]. Theo Bùi Minh Toán: “Tín hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Nó cũng như mọi loại tín hiệu khác, cần có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ” [141, 1]. Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải cụ thể về THTM ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học. Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM. THNN tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức- cbđ của THTM [15,18]; THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó [17, 576]. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất tên gọi tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ cũng là tín hiệu thẩm mĩ. Từ những điều đã được trình bày trên đây, để làm rõ hơn mối quan hệ giữa THNN và THTM, có thể minh họa bằng sơ đồ sau: Cbđ hình thức TH ngôn ngữ Cbđ Cđbđ nội dung (ý nghĩa) THTM Cđbđ nội dung (ý nghĩa thẩm mĩ) Từ sơ đồ này, chúng ta thể thấy rằng cả cái hợp thể cbđ và cđbđ tạo thành THNN đã trở thành cbđ cho một cđbđ mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học. Hay nói một cách khác, THTM là tổng hòa tính hai mặt của THNN. Theo quan niệm của chúng tôi, hình thức là tất cả các phương tiện ngôn ngữ được tổ chức thành văn bản ca dao. Hình thức ở đây liên quan chặt chẽ với hình tượng nghệ thuật và tư tưởng, quan niệm của tác giả. Điều đáng chú ý ở đây nếu mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong ngôn ngữ tự nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong THTM lại là luôn có lí do 5 và là lí do liên hội. Thẩm mĩ: 審美 có nghĩa là “cái đẹp”. Mác - Lênin cho rằng: “Cái đẹp là sự tác động qua lại giữa đối tượng thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ tạo nên hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hình tượng, tính hoàn thiện, toàn vẹn, cân xứng, hài hòa”[Dẫn theo 57,90]. Trên cơ sở các ý kiến nêu trên cùng với những điểm đã trình bày, chúng tôi đề xuất định nghĩa về THTM như sau: Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật nhằm biểu hiện nội dung thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ biểu hiện ở sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng nằm ở cả nội dung và hình thức của tín hiệu. b. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ: đặc tính về nguồn gốc, đặc tính về cấp độ, đặc tính tác động, đặc tính biểu hiện, đặc tính biểu cảm, đặc tính biểu trưng, tính hệ thống , tính trừu tượng và cụ thể: đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của THTM. Trong TH học, người ta phân biệt điển dạng và hiện dạng của mỗi TH. Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH. Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH. Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở 2 dạng sau: Biến thể từ vựng (BTTV): Đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa có thể thay thế cho nhau. Đây là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn, nhà thơ; Biến thể kết hợp (BTKH): Cùng một TH nhưng nó có sự biến đổi ít nhiều do kết hợp với những TH khác nhau ở trước và sau nó. 1.1.1.4 Một số vấn đề tín hiệu văn chương - tín hiệu ca dao a. Ưu thế của các TH văn chương không phải ở chỗ miêu tả, biểu hiện trực tiếp đối tượng mà ở chỗ gợi ra các “biểu hiện” hết sức phong phú, sâu sắc về đối tượng.TH ca dao nói riêng ngay từ đầu, mối quan hệ giữa cbđ - cđbđ đã mang tính ước lệ - gián tiếp cho nên YNTM, hình tượng nghệ thuật chỉ hiện ra trong ý thức, trong trường liên tưởng của các chủ thể giao tiếp. b.Về khả năng miêu tả những cái vô hình trong thế giới hữu hình, THVC cũng tỏ rõ lợi thế hơn hẳn các THTM khác. c. TH ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường, có cả “văn bản” tạo hình và văn bản biểu hiện. Ca dao là sản phẩm của quần chúng, đó chính là điểm xuất phát để TH ca dao mang những đặc trưng riêng so với các THVC khác. Vì thế, nó có phần hồn nhiên, mộc mạc hơn. d. Quá trình lưu truyền của ca dao có thể làm cho những TH ca dao sâu sắc hơn về nội dung, trau chuốt hơn về nghệ thuật ngôn từ nhưng cũng có thể làm cho chúng bị thay đổi, bị phá vỡ. Như vậy có thể thấy, từng năm tháng, từng địa phương, từng nhóm người, từng cá nhân tiếp thu TH ca dao, ghi nhớ TH ca dao, lưu truyền TH ca dao đều “in dấu ấn” vào nó, làm cho nó biến đổi. e. Không phải TH ca dao nào cũng được coi là THTM. Theo định nghĩa về THTM chúng tôi đã nêu, những TH được chúng tôi lựa chọn là những THTM có những đặc trưng sau: Những TH có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ, những TH được lựa chọn sử dụng với tần số cao trong ca dao vùng đất này; Những TH này phải phản ánh chân thực cuộc sống; Là những TH phải xây dựng được những điển hình phong phú, những biểu tượng nghệ thuật đẹp nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nhiều cái được biểu đạt; Phải là những TH mang tính gợi mở, tính không bao giờ kết thúc. Chúng tác động vào tiềm thức của người tiếp nhận và “bắt” người tiếp nhận phải liên tưởng để tạo lập những cái được biểu đạt mới; Chúng là những TH có nội dung biểu hiện cái đẹp, “chứa” những khát vọng vươn tới cái đẹp. 1.1.2 Lí thuyết tri nhận Nhiệm vụ trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người nhận thức thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa. Mục đích của ngôn ngữ học tri nhận là nghiên cứu ngôn ngữ một cách bao quát và toàn diện chức năng nhận thức của ngôn ngữ. Các hình thức ngôn ngữ cần phải được nghiên cứu trong mối tương liên của 6 chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang tính tri nhận về các hình thức này, phải tính đến sự tham gia của chúng vào các quá trình tri nhận và tất cả các dạng hoạt động với thông tin. Những sự khác biệt về hình thức phản ánh sẽ là những sự khác biệt về ngữ nghĩa. Tiếp cận thêm lý thuyết tri nhận nêu trên khi nghiên cứu THTM trong ca dao Nam Trung Bộ, sẽ giúp chúng tôi phân tích sâu hơn những ý nghĩa biểu trưng của các THTM, sẽ lý giải được vì sao ở vùng đất này, những THTM đó lại được lựa chọn. Từ đó, chúng tôi sẽ chỉ dẫn được dấu ấn văn hóa vùng miền qua những THTM này. 1.2 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ 1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa: Trường nghĩa là một tập hợp các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. 1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường: Cơ sở phân lập một trường nghĩa chúng tôi dựa trên quan niệm của Đỗ Hữu Châu, cụ thể là các tiêu chí sau đây: tiêu chí ngôn ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ; tiêu chí đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa; tiêu chí dựa vào lớp ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ; tiêu chí nét nghĩa, tiêu chí tuyến tính, tiêu chí liên tưởng. 1.2.3 Các loại trường nghĩa: Trường nghĩa biểu vật: là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật; Trường nghĩa biểu niệm: là một tập hợp các từ có cùng chung cấu trúc biểu niệm; Trường nghĩa tuyến tính: cơ sở xác lập trường tuyến tính là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của các đơn vị ngôn ngữ; Trường nghĩa liên tưởng: Cơ sở xác lập trường liên tưởng là hệ thống ngữ nghĩa mới của từ nảy sinh do liên tưởng khi từ đi vào hoạt động hành chức. Trong quá trình hành chức các ý nghĩa mới được hình thành từ bên ngoài do sự sử dụng ấy sẽ bổ sung, “làm đầy” thêm thành ý nghĩa liên hội cho từ bên những ý nghĩa đã cố định trong hệ thống cấu trúc của từ. 1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa: Ngữ nghĩa trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị và đặc điểm ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do từ trung tâm, điển hình cho trường đại diện. Chúng tôi tiến hành phân lập các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ thành những trường nghĩa: hiện tượng tự nhiên, vật thể nhân tạo, thực vật và động vật. 1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh của các tín hiệu thẩm mĩ Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mình, chúng tôi quan niệm như sau: ngữ cảnh là thế giới môi trường chi phối đến hoạt động cả bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống TH ngôn ngữ. Nó là cái không hạn định, liên tục mở ra về không gian và thời gian. Tùy từng trường hợp xem xét, nó có thể rộng bao gồm các đối ngôn và các hợp phần hiện thực ngoài diễn ngôn. Nó có thể hẹp là những từ đứng gần hay kèm một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa. 1. 4. Vùng đất và ca dao Nam Trung Bộ 1. 4.1 Vùng đất Nam Trung Bộ: Vùng duyên hải NamTrung Bộ gồm có 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. 1.4.1.1 Thiên nhiên: Nam Trung Bộ có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Mảnh đất Nam Trung Bộ là nơi gánh nhiều đợt bão lũ thiên tai, là nơi nắng khô hạn mùa hè, là mưa to gió lớn bão lũ vào mùa đông. Sức nặng của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mùa màng thất bát, cái nóng lạnh, đói nghèo, cơ cực đều đổ dồn vào nơi đây. 1.4.1.2 Lao động sản xuất: Vốn được hình thành từ buổi đầu khi làng mới được thành lập đòi hỏi phải huy động sức lực cả cộng đồng do đó người nông dân không thể không nương tựa vào nhau, cưu mang và đoàn kết giúp đỡ nhau. Sự phát triển về kinh tế, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa đã tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi về nhận thức, tình cảm góp phần phá vỡ tính khép kín của làng nông nghiệp truyền thống. 1.4.1.3 Con người: Thế hệ sau tiếp nối thế hệ đi trước ở một vùng đất mới - những khắc nghiệt mới của thiên nhiên, những va chạm và tiếp xúc mới với các chủng tộc bản địa cộng với sự bảo lưu ở họ những đặc tính văn hóa từ nơi xuất phát đã hình thành nên tính cách quyết liệt, táo bạo của những con 7 người vùng đất này. Thật thà, chất phác, thẳng ngay là những phẩm chất nổi bật của người nông dân Nam Trung Bộ được bộc lộ rõ trong những câu ca dao ân tình. 1.4.2. Ca dao Nam Trung Bộ: Ca dao Nam Trung Bộ mang tính chất địa phương, đặc thù rõ nét. Ca dao miền Trung nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng không mượt mà, bóng bẩy như ca dao Bắc Bộ, không có cái tôi cô đơn, khắc khoải và sâu thẳm như ca dao Nam Bộ nhưng thật da diết và nhiều lắm những trăn trở, những nỗi buồn. Một trong những điểm nổi bật của ca dao Nam Trung Bộ là hệ thống từ địa phương rất phong phú. Đây là yếu tố góp phần sắc thái hoá tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Tiểu kết Chương 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ Sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của các TH trong ca dao Nam Trung Bộ là một trong những biểu hiện tính thẩm mĩ của THTM. Biểu hiện hình thức của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ được chúng tôi trình bày với 2 nội dung chính. Thứ nhất, chúng tôi chỉ trình bày đặc điểm hình thức - thể thơ ca dao. Còn những biểu hiện như: âm điệu, nhịp điệu, vần điệu, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu mà vận dụng những kết quả đã có của các nhà nghiên cứu về ca dao vào quá trình phân tích nội dung biểu hiện của các THTM. Thứ hai, luận án khảo sát các phương tiện ngôn ngữ làm thành bình diện hình thức vật chất biểu đạt của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ. Đây là biểu hiện hình thức trọng tâm để chúng tôi nghiên cứu đối tượng của mình, vì vậy sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết. 2.1 Biểu hiện của các THTM qua thể thơ Đại đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát. Bởi thể lục bát có một phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt kết tinh tinh hoa văn hóa - ngôn ngữ của dân tộc ta. Vì thế: “Thể thơ này đồng hành cùng với tiến trình phát triển văn hóa - xã hội. Nó bền bỉ và sâu lắng. Mỗi con chữ hằn rõ dấu ấn những trạng thái tâm lí tinh tế, phức tạp của mọi cá nhân trong cộng đồng xã hội” [47,40]. Tuy nhiên khi khảo sát ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có được những kết quả “bất ngờ” đối với ca dao vùng đất này. Từ 4.537 bài ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi thu được kết quả như sau: Thể ca dao Số bài ca dao Tỉ lệ % Lục bát 1.825 40,22 Lục bát biến thể 1.376 30,3 Song thất lục bát 173 3,81 Song thất 89 1,96 Hỗn hợp 1.074 23,71 Tổng 4.537 100% Bài ca dao 2 dòng 4 dòng Trên 4 Số bài Tỉ lệ % 1.765 1.584 1.188 38,9 34,91 26,19 8 Cái khuôn mẫu ngàn năm của thể lục bát càng đi vào dòng vùng đất đàng trong càng bị phá bỏ dần. Ở vùng đất mới, nhân Tổng 4.537 100% vật trữ tình đã tìm cho mình một hình thức phù hợp. Mặc dù ca cộng dao vùng đất này sử dụng nhiều lục bát biến thể và thể hỗn hợp nhưng vẫn giữ được âm hưởng, nhịp điệu, gieo vần của thể lục bát. Tính chất ngắn gọn là đặc trưng của ca dao. Chúng ta thường thấy những bài ca dao 2 dòng tuy nhiên ở ca dao Nam Trung Bộ số bài 4 dòng và trên 4 dòng chiếm tỉ lệ cao. Phải chăng điều này rất phù hợp với thể hỗn hợp. Từ 4.537 bài ca dao, chúng tôi thu được kết quả như sau: Sự xuất hiện nhiều dòng trong một bài ca dao sẽ góp phần truyền tải được nhiều nội dung. Vì thế, tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây có “cơ hội” được bộc lộ cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời, chất sống ở vùng đất này cũng được thể hiện rõ hơn, xông xáo hơn và người ta dám nói thật hơn, thẳng hơn, bộc lộ nhiều hơn những điều cảm nghĩ. 2.2. Biểu hiện của các THTM qua các trường nghĩa Theo chúng tôi, đối với một cộng đồng diễn ngôn, hiện tượng, sự vật nào gần gũi, quen thuộc nhất thì xuất hiện trước nhất, xuất hiện nhiều nhất và chúng có tầm tác động lớn nhất. Ở mỗi THTM, chúng tôi xem xét các TH cùng xuất hiện trên trục dọc, trục ngang; các TH kết hợp giúp cụ thể hóa đặc điểm, trạng thái, hoạt động của mỗi THTM. Khảo sát 4.537 bài ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi thu được: 1.956 bài ca dao có THTM chỉ hiện tượng tự nhiên, chiếm 43,1%; 1.362 bài ca dao có THTM chỉ vật thể nhân tạo, chiếm 30%; 1.103 bài ca dao có THTM chỉ thực vật, chiếm 24,31%; 1.065 bài ca dao có THTM chỉ động vật, chiếm 23,47%. Mối tương quan của 4 trường nghĩa được biểu hiện bằng biểu đồ sau: 60 40 20 0 43.1 30 THTM chỉ hiện tượng tự nhiên THTM chỉ vật thể nhân tao 24.31 23.47 THTM chỉ thực THTM chỉ động vật vật Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những THTM có tần suất cao trong mỗi trường nghĩa và những THTM mang “dấu ấn” Nam Trung Bộ. Ngoài việc nghiên cứu hằng thể của các trường THTM này, chúng tôi nghiên cứu các BTTV, cũng như BTKH, BTQH của chúng trong phạm vi kết hợp với những TH cùng dòng ca dao, TH có tần suất cao, TH được coi là “nhãn tự” của bài ca dao, TH có vai trò bổ sung ý nghĩa quan trọng đối với THTM đang xem xét. Ở mỗi THTM điển hình của từng trường nghĩa, chúng tôi trình bày các dạng thức biểu hiện của THTM qua những dạng thức sau: 1/Tên gọi của THTM; 2/Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của THTM (BTKH 1); 3/Từ ngữ chỉ hoạt động của THTM (BTKH 2); 4/Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của THTM (BTQH 1); 5/Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên liên quan đến THTM (BTQH 2); 6/Từ ngữ chỉ thực vật, động vật liên quan đến THTM (BTQH 3); 7/Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM (BTQH 4); 8/Từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM (BTQH 5) 2.2.1 Biểu hiện hình thức của các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 9 Hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội được phân biệt chủ yếu ở chỗ: có tồn tại độc lập hay không trong mối quan hệ với xã hội loài người. Tỉ lệ của 5 THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên được nghiên cứu: trời, núi, biển, gió, trăng / tổng số 1.956 bài ca dao được biểu hiện bằng biểu đồ sau: THTM trời 13.19 47.05 8.64 12.06 10.02 9.04 THTM núi THTM biển THTM gió THTM trăng Các THTM khác Số lần xuất hiện của 5 THTM trời, núi, biển, gió, trăng được biểu hiện bằng biểu đồ dưới đây: 8.29 8.76 9.85 12.03 13.02 THTM trăng THTM gió THTM biển THTM núi THTM trời 0 5 10 15 2.2.1.1 Cách định danh THTM trời, núi, biển, gió, trăng: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 1, trang 1. 2.2.1.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của THTM trời, núi, biển, gió, trăng (BTKH 1và BTKH 2): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 2, trang 3. 2.2.1.3 Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của THTM trời, núi, biển, gió, trăng (BTQH 1): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 3, trang 5. 2.2.1.4 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên và thực vật, động vật liên quan đến THTM trời, núi, biển, gió, trăng (BTQH 2, BTQH 3): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 4, trang 8. 2.2.1.5 Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM trời, núi, biển, gió, trăng (BTQH 4): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 5, trang 13. 2.2.1.6 Từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM trời, núi, biển, gió, trăng (BTQH 5): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 6, trang 18. 2.2.2 Biểu hiện hình thức của các THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo Từ 4.537 bài ca dao, chúng tôi thu được 1.362 bài ca dao chứa THTM chỉ vật thể nhân tạo, chiếm 30%. 5 nhóm THTM của trường nghĩa vật thể nhân tạo có tần suất cao nhất: nhà, áo, thuyền - đò - ghe, bát - đĩa - nồi - chén và mâm - đũa, cầu được biểu hiện bằng biểu đồ sau: THTM nhà 20.5 37.3 THTM nhóm phương tiện 14.24 5.21 THTM nhóm vật dụng sinh hoạt gia đình THTM cầu 11.23 11.52 THTM áo Các THTM khác Số lần xuất hiện của THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe, bát - đĩa - nồi - chén và mâm - đũa, cầu được biểu hiện bằng biểu đồ dưới đây: 5.6 THTM cầu 12.92 11.63 17.06 20.95 THTM nhóm vật dụng gia đình THTM áo THTM nhóm phương tiện THTM nhà 0 10 20 30 10 2.2.2.1 Cách định danh THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe , bát - đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 7, trang 19. 2.2.2.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe , bát đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu:: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 8, trang 22. 2.2.2.3 Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe , bát - đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 9, trang 24. 2.2.2.4 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên và thực vật, động vật liên quan đến THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe , bát - đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 10, trang 27. 2.2.2.5 Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe , bát - đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 11, trang 32. 2.2.2.6 Từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM nhà, áo, thuyền - đò - ghe, bát - đĩa - nồi - chén - mâm - đũa, cầu: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 12, trang 37. 2.2.3 Biểu hiện hình thức của các THTM thuộc trường nghĩa thực vật Theo Từ điển tiếng Việt, thực vật được hiểu là “các cây, cỏ và các sinh vật bậc thấp có tính chất như cây cỏ nói chung” [164,1616]. Từ 4.537 bài ca dao, chúng tôi thu được 1.103 bài chứa THTM chỉ thực vật, chiếm 24,31%. Sau đây là biểu đồ của 5 THTM có tần suất cao nhất: cây, lúa, dừa, cau, tre. 14.05 58.57 THTM cây 10.15 6.8 5.53 4.9 THTM lúa THTM dừa THTM cau THTM tre Các THTM khác Số lần xuất hiện của 5 THTM cây, lúa, dừa, cau, tre được biểu hiện bằng biểu đồ dưới đây: 4.94 THTM tre 5.93 7.33 THTM cau THTM dừa 11.21 THTM lúa 14.67 THTM cây 0 5 10 15 2.2.3.1 Cách định danh THTM cây, lúa, dừa, cau, tre: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 13, trang 38. 2.2.3.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của THTM cây, lúa, dừa, cau, tre (BTKH 1và BTKH 2): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 14, trang 40. 2.2.3.3 Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của THTM cây, lúa, dừa, cau, tre (BTQH 1): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 15, trang 42. 2.2.3.4 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên và thực vật, động vật liên quan đến THTM cây, lúa, dừa, cau, tre (BTQH 2, BTQH 3): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 16, trang 46. 2.2.3.5 Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM cây, lúa, dừa, cau, tre (BTQH 4): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 17, trang 50. 2.2.3.6 Từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM cây, lúa, dừa, cau, tre (BTQH 5): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 18, trang 54. 2.2.4 Biểu hiện hình thức của các THTM thuộc trường nghĩa động vật Theo Từ điển tiếng Việt, động vật được hiểu là “sinh vật có cảm giác và tự cử động được” [164,668]. Sau đây là biểu đồ của 5 THTM có tần suất cao nhất của trường nghĩa động vật: chim, cá, gà, rồng, heo. 11 3.85 5.35 8.54 THTM chim 30.5 32.23 THTM cá THTM gà 19.53 THTM rồng THTM heo Số lần xuất hiện của 5 THTM chim, cá, gà, rồng, heo được biểu hiện bằng biểu đồ dưới đây: 4.36 5.45 8.64 THTM heo THTM rồng THTM gà 18.87 THTM cá 30.78 THTM chim 0 10 20 30 40 2.2.4.1 Cách định danh THTM chim, cá, gà, rồng, heo: được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 19, trang 55. 2.2.4.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của THTM chim, cá, gà, rồng, heo (BTKH 1và BTKH 2): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 21, trang 59. 2.2.4.4 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, hiện tượng tự nhiên và thực vật, động vật liên quan đến THTM chim, cá, gà, rồng, heo (BTQH 2, BTQH 3): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 22, trang 62. 2.2.4.5 Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, sự việc xã hội liên quan đến THTM chim, cá, gà, rồng, heo (BTQH 4): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 23, trang 66. 2.2.4.6 Từ ngữ chỉ tính chất, tâm lí con người liên quan đến THTM chim, cá, gà, rồng, heo (BTQH 5): được trình bày chi tiết ở bảng phụ lục 24, trang 71. Tiểu kết Chương 3: BIỂU HIỆN Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 3.1 Ý nghĩa - cái được biểu đạt của tín hiệu ca dao Ý nghĩa TM của các THTM thuộc các trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ phải được nghiên cứu trong toàn bộ tính phức hợp các chức năng của nó. Nghiên cứu về YNTM của các TH thuộc các trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ chính là nghiên cứu những lần biểu hiện của những THTM trung tâm. Khi nghiên cứu ý nghĩa THNN nói chung, THTM thuộc các trường nghĩa nói riêng thì việc nghiên cứu các quan hệ giữa các TH là một công việc rất quan trọng. Bởi, giá trị của THTM trung tâm ngoài việc được xác định bằng các đặc trưng của cđbđ- mặt ngữ nghĩa của THTM- thì còn được xác định bằng các đặc điểm phân bố của các THTM đó trong các câu ca dao khác nhau. 3.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ Đây chính là việc chúng ta nghiên cứu sự hành chức có tính đặc thù của một hệ thống THTM THVC nhằm rút ra các YNTM của chúng: Thứ nhất là ý nghĩa cơ sở. Thứ hai là ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của các THTM thuộc các trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ. 3.2.1 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 3.2.1.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trời a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ trời: Theo Từ điển tiếng Việt trời là: 1. khoảng không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đất, 2. Thiên nhiên, 3. Lực lượng siêu nhân trên trời cao, có vai trò sáng tạo và quyết định mọi sự ở trần gian [163,1722]. 12 b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu trời: THTM trời luôn “đồng hành” với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ, trời tạo dựng muôn vật và trông coi, gìn giữ. Chính vì xuất phát từ kinh tế nông nghiệp, cuộc sống người dân Nam Trung Bộ phụ thuộc rất nhiều vào các hiện tượng tự nhiên do “trời cho”. Vì vậy, trong tâm thức họ, trời là một đấng tối cao, một lực lượng siêu nhiên đem đến cho con người mọi thứ. THTM trời mang ý nghĩa thẩm mĩ so sánh với công ơn cha mẹ chiếm tỉ lệ cao, và cũng là nơi mà con cái bộc lộ, chia sẻ tình thương của mình với đấng sinh thành và nuôi dưỡng. Một giá trị thẩm mĩ chiếm tỉ lệ cao trong các YNTM đã trình bày ở các THTM trên đó là trời đóng vai trò là nguyên cớ, là bối cảnh, là cái nền tạo dựng để người chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Âm hưởng ca dao Nam Trung Bộ mang một nỗi buồn da diết, buồn vì thời cuộc, buồn vì tha hương, buồn vì những khó khăn của cuộc sống vùng đất mới...Nhưng nỗi buồn của những con người nơi đây không đồng nghĩa với bi quan, ở họ vẫn là niềm lạc quan, tâm tư đó được gửi gắm vào hình ảnh của “trời xanh”,“núi xanh”,“biển xanh” biểu trưng cho cuộc sống hạnh phúc, yên bình với nhiều hy vọng của con người ở mọi thời đại. Với tư cách là một đối tượng khách thể, trời trước hết được tri nhận, miêu tả, biểu hiện theo lối trực quan đúng như thực tế nó tồn tại. Với tư cách là một đối tượng giúp biểu hiện tâm hồn, tâm linh chủ thể, trời được miêu tả qua cái nhìn tượng trưng, siêu thực, đậm tính chủ quan. THTM trời hữu hình sống động, có linh hồn đầy tình tứ. 3.2.1.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ núi a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ núi: Núi được nêu trong từ điển như sau: dạng địa hình lồi, sườn dốc, có độ cao lớn hơn đồi [163,1286 ]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu núi: Khi nhắc đến núi, thông qua các câu ca dao, chúng ta đều thấy được sự yêu quý, nâng niu rất mực của người dân nơi đây, điều đó thể hiện một sự gắn bó hướng về nguồn cội, về hồn thiêng đất nước trong tiềm thức sâu xa. Núi là hình ảnh biểu trưng cho cuộc đời của bao thế hệ con người của vùng đất suốt đời cần cù, chịu thương, chịu khó, gắn bó vất vả bởi núi là biểu tượng của trở ngại, khó khăn. Núi ở đây vì thế nó được dùng làm biểu trưng cho sức mạnh chở che vững chãi, to lớn và vĩ đại, dù mưa nắng hay giông tố, bão lũ thì núi vẫn sừng sững giữa trời xanh.Trong tâm thức người Việt, cặp đôi này có chức năng sản sinh, duy trì sự sống, nơi nào có cặp đôi sông - núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những bậc hiền tài, những anh hùng bất khuất, có sức sống mãnh liệt. Núi còn được biểu trưng cho công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, biểu trưng cho tình cảm của con cái với những bậc sinh thành cũng là lời khuyên răn con cái sống cho đúng đạo làm con. Đó chính là triết lí, quan điểm sống của người dân nơi đây. Núi trong môtip núi - sông, núi mây cùng với nghĩa chuyển, hay được dùng để biểu trưng cho tình yêu trai gái. Núi cao biểu trưng cho sự thử thách trong tình yêu. THTM núi còn biểu trưng cho tình yêu nhớ nhung trong xa cách. Núi biểu tượng cho sự tương ứng, hài hòa trong tình cảm. Khảo sát các YNBT phổ quát của núi, một cách chung nhất, núi biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương đất nước - biểu tượng khí phách anh hùng và gan dạ của con người nơi đây - vùng đất Nam Trung Bộ. 3.2.1.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ biển a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ biển: Nghĩa của biển trong từ điển là: vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất; biển cả: biển rộng lớn, đại dương; khơi: vùng biển xa bờ [163,158]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu biển: Trong tâm thức và cả trong thực tế, đối với người dân Nam Trung Bộ thì biển có thế mạnh về kinh tế cùng với vùng đồi núi và đồng bằng. Cùng với những khó khăn thử thách của biển và với nhiều thiên tai, bão lụt hằng năm liên tiếp xảy ra, con người Nam Trung Bộ muốn bám trụ nơi đây không chỉ có siêng năng, lao động cần cù, mà còn luôn phải tìm tòi cái mới, phải có những phương thức hay để xử lí một cách chủ động, thông minh trong mọi tình huống. So với các vùng miền khác, ca dao ở đây khỏe khoắn, mạnh mẽ, ít được đẽo gọt, sức sống còn sù sì, nhưng chất 13 tình thì nồng đượm, dạt dào như sóng cồn, cái nghĩa cũng thâm sâu, đậm đà như muối biển vậy. Lối sống của người dân Nam Trung Bộ là sự thể hiện đậm nét chất sóng gió biển khơi. Những YNTM được nêu trên đều bộc lộ tính chất lạc quan, tự tin ở chính con người vùng đất này. Biển vào cả trong những lời yêu thương, minh chứng cho tình yêu của những đôi trai gái, minh chứng cho tình yêu thủy chung, son sắt. Công lao cha mẹ còn được gắn chặt với THTM kép biển - núi, biển - trời. Vì đâu, biển lại có tầm quan trọng với cuộc sống của người dân Nam Trung Bộ như vậy? Phải chăng biển gần gũi với cuộc sống của người dân nơi đây, biển là nơi cung cấp nguồn hải sản khổng lồ như cá, tôm, tảo và nhiều đặc sản quý...Và vì thế, biển là một giá trị thiêng liêng, tồn tại vĩnh cửu trong tâm hồn và thể xác của mỗi người dân nước Việt nói chung và của người dân Nam Trung Bộ nói riêng. Và biển luôn là cơ sở - là đích tốt đẹp mà người dân Nam Trung Bộ hướng tới. 3.2.1.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gió a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ gió: Gió khi ở trạng thái chưa hoạt động được định nghĩa: luồng không khí chuyển động từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thường gây cảm giác mát hoặc lạnh [163,747]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu gió: YNBT của gió là chứng nhân cho muôn mặt cuộc sống con người. Gió còn biểu trưng cho khí phách kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh để bảo vệ quê nhà trước những tàn phá của thiên tai, của giặc ngoại xâm. Ở THTM gió, chúng tôi nhận thấy YNTM của gió được biểu hiện qua các cặp THTM sóng đôi, số lượng các cặp THTM kép: gió - trăng, gió - mây, gió mưa. Bắt nguồn từ “trọng nam khinh nữ”, từ “tam tòng”, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa không cách nào thoát khỏi cái vòng cương tỏa ràng buộc đó. Một môtip nữa của THTM gió là “gió đưa”. Hình ảnh “gió đưa” dường như là một thực tế của đất trời, sự chuyển dịch của không khí được dùng trong ca dao cả nghĩa đen lẫn nghĩa biểu trưng thật linh động. Một ý nghĩa biểu trưng nữa của THTM gió là về tình yêu, tình yêu ở đây được hiểu theo khái niệm rộng đó là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cha mẹ, tình cảm mẹ cha với con cái, tình cảm vợ chồng, tình yêu trai gái.... Như vậy có thể thấy giữa con người và gió nói riêng, thiên nhiên nói chung luôn luôn có một sự giao hòa hết sức mật thiết, gió luôn “mở lòng để đón chờ giao tiếp”. 3.2.1.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trăng a.Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ trăng:Trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của trăng là: vật phát sáng lớn nhất nhìn thấy về ban đêm, nhất là vào dịp rằm [163,1691]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu trăng: YNBT nổi bật nhất của THTM trăng là luôn luôn được lấy làm tiêu điểm cho không gian thiên nhiên thanh tĩnh, đẹp trong sáng và đầy ý thơ. Trăng đã trở thành một hình tượng nghệ thuật thực sự, được miêu tả khá độc đáo và sắc nét. Nhưng bên cạnh đó YNTM của TH trăng còn có sự “đối nghịch”, ở đây trăng không phái là “trăng thanh”,“trăng vàng”,“trăng ngọc” mà là “ trăng tàn”,“trăng khuyết”,“trăng xẻ làm đôi”...Và ý nghĩa biểu trưng của trăng chính là cuộc đời dở dang, bất hạnh, là những nỗi khắc khoải, cô đơn, là những cảnh người chinh phụ trong những đêm dài xa vắng người thương, nhìn“trăng thanh gió mát”,“trăng núi giao hòa” tủi thay cho thân phận của mình. YNTM nổi bật nhất của THTM trăng là biểu trưng cho tình yêu trái gái, trăng tạo nên một không gian êm đềm, thơ mộng cho những đôi lứa yêu nhau. Khi hành chức, THTM trăng còn in đậm dấu ấn vùng quê Nam Trung Bộ, qua những địa danh gắn với mỗi tên đất, tên làng, với những cách xưng hô đậm chất vùng miền, với cách thể hiện đúng với tính chất, khí phách con người nơi đây. 3.2.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 3.2.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu nhà a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ nhà: Ý nghĩa - cbđ tự nhiên thông thường của THTM nhà được nêu trong từ điển là: Công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hóa, xã hội hoặc cất giữ vật chất [163,1225]. 14 b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu nhà: Cuộc sống của một gia đình về cơ bản có hai mặt, vật chất và tinh thần. Nhà- một công trình kiến trúc, vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Trong tâm thức của người dân nơi đây, nhà như là người mẹ “cưu mang, đùm bọc, chở che” cho những đứa con thương yêu. Trong mọi trường hợp xuất hiện, THTM nhà đều được đặt trong tương quan với các TH chỉ người, tâm trạng con người, các hoạt động của con người cho thấy nhà chính là nơi chứng kiến mọi vui buồn của cuộc sống các thành viên trong gia đình, nơi đi về sau những giờ làm việc vất vả. TH nhà còn biểu trưng cho gia cảnh: Xin đừng có cá phụ canh, thấy tòa nhà ngói/ Phụ tranh rừng già...Vì vậy, nhà là cái nền tạo dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Tình cảm con người là đáng quý nhất. Đặc biệt trong tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhà là nguyên cớ để bày tỏ tình yêu, để thể hiện lòng chung thủy. Với cái nhìn khái quát hơn, nhà là THTM đại diện cho quê hương, cho đất nước, nơi cất giấu bao nhiêu kỉ niệm của mỗi đời người. Những ma sát lịch sử với những nỗ lực để trường tồn đã sớm dạy cho con người nơi đây một bài học đoàn kết, hòa đồng, cảm thông. Hình ảnh nhà được biểu trưng để răn dạy người đời một cách khéo léo nhưng vô cùng sâu sắc. 3.2.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ áo a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ áo: Nghĩa của áo được nêu trong các từ điển là: Đồ mặc che nửa thân trên từ cổ trở xuống [163, 39]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu áo: Hình ảnh chiếc áo trong đời sống và trong ca dao thế giới nghệ thuật đã trở thành biểu tượng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc. YNTM khái quát nhất của áo là biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính đầy sức quyến rũ, cho phẩm hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ: Cây khô xuống nước đằm đằm/ Người xinh áo vải nón chằm cũng xinh. Trong mọi trường hợp xuất hiện, THTM áo đều được đặt trong tương quan với TH chỉ con người, hoạt động và phẩm chất tâm lí của con người. Áo là nguyên cớ, là bối cảnh, là cái nền tạo dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Đặc biệt trong tình yêu đôi lứa: Thứ nhất, chiếc áo là nguyên cớ để bày tỏ tình yêu. Thứ hai, chiếc áo mang ý nghĩa giao duyên. Thứ ba, chiếc áo thể hiện lòng chung thủy trong tình yêu. Trong ca dao Nam Trung Bộ, một YNTM khá nổi trội đó là chiếc áo như những nhịp cầu bắc nối quan hệ tình cảm giữa người hậu phương với người tiền tuyến, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn vì nước vì nhà của người dân nơi đây. Chiếc áo còn là biểu trưng cho quan điểm thẩm mĩ. Nếu trong ca dao Bắc Bộ, chúng ta thường bắt gặp vẻ đẹp của yếm thắm và nón quai thao, trong ca dao Nam Bộ là hình ảnh của chiếc áo bà ba thì trong ca dao Nam Trung Bộ đó là vẻ đẹp của những chiếc áo nâu, áo vải gắn với những con người sống giản dị. Một YNBT nữa của áo, đó là biểu hiện những khát vọng muôn đời của con người về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Song hành với YNBT nêu trên, áo còn được dùng để biểu trưng cho quan điểm nhân sinh, những suy nghĩ sâu sắc của con người về cuộc đời, về lẽ sống của người dân Nam Trung Bộ. 3.2.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuyền - đò - ghe a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ thuyền - đò – ghe: Thuyền: Phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, chạy bằng sức chống chèo của người hoặc sức đẩy của gió [163, 1606]; Đò: thuyền nhỏ chở khách trên sông nước [163,643]; Ghe: như thuyền [163,71]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu thuyền - đò - ghe: Trước hết, YNBT lớn nhất của thuyền - đò - ghe đó là chúng là chứng nhân cho muôn mặt cuộc sống con người, chứng kiến mọi thay đổi của cuộc sống con người nơi đây, và cùng tham gia vào cuộc sống của họ. Vì thế, thuyền - đò - ghe được xem như người bạn tâm tình, gắn bó với mọi niềm vui, nỗi buồn của họ. Những người theo nghề biển luôn mong ước trời yên biển lặng để thuận buồm ra khơi. Sự nhất trí của vợ chồng trong cuộc sống cũng được “bàn tính” từ con thuyền. Chính vì gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc sống như vậy nên thuyền - đò - ghe cũng được làm phương tiện chuyển tải sự nhớ thương khi xa cách. Với những đặc tính của dương tính, của sự vật vận động như xông pha sóng gió, đương đầu với bão táp phong ba, với những 15 tay chèo cứng cỏi, đại diện cho trụ cột của gia đình... thuyền- đò- ghe thường kết hợp sóng đôi với hình ảnh bến biểu trưng cho người con gái đã tạo nên những cặp phạm trù thẩm mĩ rất phổ biến không chỉ trong ca dao mà còn trong tất cả các ngành nghệ thuật khác nhằm biểu đạt phẩm giá, bản lĩnh cứng cỏi, kiên cường, gan góc của người dân Nam Trung Bộ. Một YNTM nổi trội của các THTM thuộc nhóm phương tiện này thường dùng để nói lên cái triết lí thủy chung, kiên định của nhân vật trữ tình. Thuyền đò- ghe còn được dùng để biểu trưng cho quan điểm nhân sinh, những suy nghĩ sâu sắc của con người về cuộc đời, về lẽ sống của người dân Nam Trung Bộ. 3.2.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chén - bát - đĩa - nồi - mâm - đũa a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ chén - bát - đĩa - nồi - mâm - đũa Khi chưa hành chức nghệ thuật nhóm tín hiệu này mang nghĩa từ điển như sau: Chén: Dụng cụ bằng sành, sứ nhỏ và sâu lòng, dùng để uống rượu, uống nước [163, 338]; Bát: Đồ đựng thức ăn, thức uống có hình bán cầu, thường bằng sành, sứ [163, 114]; Đĩa: Dụng cụ hình tròn, miệng rộng, rộng lòng để đựng thức ăn khô, ít nước [163,628] ; Nồi: Đồ dùng để đun nấu thức ăn, có lòng sâu được nung bằng đất hoặc kim loại [163,1279]; Đũa: Dụng cụ để gắp thức ăn của người Việt Nam, gồm có 2 chiếc (1 đôi) tròn, dài chừng 30 phân, làm bằng tre, gỗ hay ngà voi [163,674]; Mâm: Vật phẳng, tròn dùng để dọn thức ăn [163,1105]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu chén - bát - đĩa - nồi - mâm - đũa: YNBT phổ biến nhất của chén, bát, đĩa, nồi, mâm, đũa đó là tác giả dân gian mượn hình ảnh của các vật dụng này nhằm thể hiện nguyện vọng của các đôi trai gái, là phương tiện để nhân vật trữ tình phản ánh tâm tư, tình cảm của mình: Thương nhau son sắt một lời/ Chén vàng hòa huyết vái trời uống chung… Chúng còn là những đối tượng trực tiếp để tác giả dân gian bộc bạch những cảm xúc, những tâm trạng, giãi bày những ngang trái, trắc trở trong tình yêu. Tuy nhiên không phải vì thế mà họ bi quan, họ luôn lạc quan, yêu đời với những cách nói hài hước, dí dỏm: Anh về bán cái nồi rang/ Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư. Nhóm THTM chén, bát, đĩa, nồi, mâm, đũa còn được gửi gắm cả những nét đẹp thuộc về đạo lý con người Việt Nam nói chung, và con người Nam Trung Bộ nói riêng luôn “uống nước nhớ nguồn”. Một ý nghĩa biểu trưng nữa của nhóm chén, bát, đĩa, nồi, mâm, đũa đó là biểu tượng cho những triết lí nhân sinh cao cả, cho lẽ sống và chuẩn mực đạo đức của con người. Những sự vật trong trường nghĩa vật thể nhân tạo rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống thường nhật của người dân Nam Trung Bộ. Chính vì vậy, thông qua những vật thể này, họ muốn gửi gắm khát vọng đời sống hạnh phúc gia đình đậm tính nhân bản, nhân văn. Chỉ là những THTM bình dị nhưng từ cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu ý tưởng, biết bao triết lý cao siêu và thấm đượm tình người, đem lại cho mỗi người một tình yêu trong sáng, một ý thức giữ gìn trau chuốt những phẩm chất tốt đẹp từ những THTM này mang lại. 3.2.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cầu a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cầu:Ý nghĩa của cầu được nêu trong từ điển: Vật bắc ngang bên nọ sang bên kia bằng tre, gỗ hoặc được xây dựng kiên cố [163, 285]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cầu: YNTM khái quát nhất của cầu được hình thành từ ý nghĩa cơ sở đó là nối liền hai đầu xa cách, là tiêu điểm của không gian làng quê Việt Nam nói chung. Một YNTM nữa của cầu là nơi hẹn hò của đôi lứa. Nếu như chiếc cầu trong ca dao Bắc Bộ được miêu tả mượt mà mang tính ước lệ với bao ẩn dụ như cầu cành hồng, cầu cành trầm và đặc biệt chiếc cầu dải yếm thì trong ca dao Nam Trung Bộ chúng ta bắt gặp những chiếc cầu hết đỗi bình dị, mộc mạc gắn bó với cuộc sống người dân nơi đây đó là những chiếc cầu cau, cầu dừa, cầu tre, cầu ván mỏng…THTM cầu còn là biểu trưng cho sự thử thách trong cuộc sống, trong tình yêu. Và chiếc cầu là minh chứng cho sự chung thủ. Cầu còn là nguyên cớ để chủ thể trữ tình bộc lộ những lời trách móc tế nhị. Một ý nghĩa biểu trưng nữa của cầu đó là chiếc cầu biểu tượng cho quan điểm nhân sinh. Trong tâm thức văn hóa người 16 Nam Trung Bộ, cầu còn là biểu tượng của đường đời về cuộc sống nhiều nỗi gian truân, qua hình ảnh cầu tre lắc lẻo, cầu cau, cầu ván. THTM cầu muôn đời nay vốn gắn bó thân thương với đời sống người dân Nam Trung Bộ. THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo trong ca dao Nam Trung Bộ là nơi bộc lộ rõ rệt những giá trị tinh thần đẹp đẽ của người dân nơi đây. Đức cần cù, nhẫn nại, lòng chung thủy được nhắc đến thường xuyên qua hình ảnh chiếc cầu, chiếc áo, con đò...Và thông qua những hình ảnh quen thuộc trên nhằm để răn đời, dạy dỗ kẻ hậu sinh. 3.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 3.2.3.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cây a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cây: Nghĩa của cây được nêu trong từ điển là: thực vật điển hình, có rễ, có thân và có cành lá rõ rệt [163, 289]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cây: THTM cây trong ca dao Nam Trung Bộ tiềm ẩn một nguồn năng lượng dồi dào về sự gắn bó, tình yêu, niềm tự hào thiết tha đối với quê hương đất nước nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, về những con người có đời sống tâm hồn đẹp đẽ, phong phú. Một YNBT nữa, cây là người bạn của con người Nam Trung Bộ. Phải chăng từ thuở xa xưa, tổ tiên loài người đã gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống chủ yếu dựa vào cây, vì thế cây gắn bó với con người như một phần thiết yếu của sự sống. Những câu ca dao có THTM cây đều bộc lộ một tình cảm trìu mến, yêu cây, gắn bó với cây. Đó cũng chính là sự biểu hiện của niềm yêu đời, của tình yêu đất nước, của khát vọng hướng về cội nguồn, về cuộc sống tự do. Cây minh chứng cho tình yêu thủy chung, son sắt và cả những giận hờn của người con gái cũng mượn cây để giãi bày. Và cây cũng được truyền tải biết bao bài học quí giá. Cây là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ của cha ông ta. Trong sự tri nhận của người Việt Nam, cỏ cây là một loại tín hiệu chỉ báo về thời gian nói chung và sự đổi thay của bốn mùa trong năm nói riêng. Cây còn được dùng như những dấu hiệu về thời gian sống, về tuổi tác của con người; Cây thể hiện dáng vẻ, vị thế của con người, cây biểu trưng cho tâm lí, tình cảm của con người...Tác giả Trịnh Sâm đã viết: “Các bộ phận của cây cối từ gốc rễ, ngọn ngành, nhánh lá, hoa quả… hay quá trình phát triển từ hạt, mầm, chồi… đến lúc thành cây cao bóng cả, gạo cội… tất cả đều phóng chiếu để chỉ con người hoặc xã hội”[115]. 3.2.3.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ lúa a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ lúa: Trong từ điển, nghĩa của từ lúa là: Cây lương thực, thân thảo rỗng, hạt có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc [163,1056]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu lúa: Qua hình ảnh lúa, chúng ta nhận thấy hình ảnh quê hương Nam Trung Bộ xiết bao gần gũi, thương yêu. Lúa còn là biểu trưng cho một quê hương, đất nước hiền hòa, trù phú, tươi đẹp. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Lúa luôn gắn với hình ảnh người nông dân cần cù lao động, gắn bó suốt năm tháng với mùa màng và luôn lạc quan, yêu đời. Không chỉ biểu trưng cho lịch sử, cho đất nước, lúa còn được dùng làm biểu trưng cho vẻ đẹp của người dân Nam Trung Bộ từ hình thể đến phẩm chất tâm hồn. Đặc biệt hình ảnh lúa là hình ảnh biểu trưng cho người con gái, người mẹ thấm đượm nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng. YNBT lớn của lúa là biểu hiện những khát vọng muôn đời của con người về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, về sự trường tồn của con người, của dân tộc. THTM lúa cũng là nguyên cớ, là bối cảnh, là cái nền tạo dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ, chuyển tải đạo lí, những cách đối nhân xử thế của cư dân nơi đây. Cây lúa luôn có vị trí danh dự hàng đầu trong muôn mặt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam, trở thành biểu trưng cho đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, nhắc đến lúa là nhắc đến sự gắn bó hướng về nguồn cội, về hồn thiêng đất nước từ trong tiềm thức sâu xa. 3.2.3.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ dừa 17 a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ dừa: Dừa có ý nghĩa từ điển: Cây cùng họ cau, thân lớn, thân đơn trục, quả chứa nước ngọt, cùi dùng để ăn hoặc ép dầu [163, 561]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu dừa: Với vai trò là cây trồng tiên phong, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, và mang lại nguồn lợi kinh tế bền vững. Vì thế, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của người dân nơi đây, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình. THTM dừa như vậy đã tiềm ẩn một nguồn năng lượng dồi dào về sức sống mãnh liệt, về sự gắn bó, về tình yêu, về niềm tự hào của vùng đất Nam Trung Bộ, về con người miền Trung có khí phách anh dũng, kiên cường. Dừa nhiều lúc được xem như là một giá trị tài sản để đánh giá giàu sang hay nghèo hèn. Hình tượng cây dừa đi vào ca dao như biểu tượng quê hương miền Trung trong những năm kháng chiến đau thương mà anh dũng: Đứng lên từ súng bẹ dừa/ Quê ta đồng khởi Mỹ thua ngụy nhào. Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người nơi đây bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. THTM dừa có mặt trong những câu ca về đạo lý, người dân nơi đây muốn mượn dừa để răn đời, dạy dỗ kẻ hậu sinh. Sự hiện hữu của cây dừa trong đời sống văn hóa của người dân vùng Nam Trung Bộ đã góp phần củng cố thêm những giá trị văn hóa đặc sắc của một miền đất và làm đậm thêm dấu ấn của văn hóa Việt Nam. 3.2.3.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cau a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cau: Nghĩa của cau được nêu trong từ điển là: Cây trồng vườn nhà, thân trụ thẳng đứng, có nhiều vòng sẹo đều đặn, gốc thân hơi phình mang nhiều rễ nổi trên mặt đất, đầu thân mang lá mọc dày đặc thành chùm, lá có bẹ to... [163, 265]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cau: Cau đã mang YNBT về một khí phách hiên ngang, sống trong sạch, thanh tao, mang lại sự thư thái, bình yên cho con người nơi đây. Cau được sử dụng làm phương tiện giao tiếp xã hội, biểu lộ tình cảm và được dùng làm lễ vật trong những dịp cưới xin, cúng tế gia tiên. Trên nền tảng chung của văn hóa trầu - cau, biểu tượng cau trong ca dao Nam Trung Bộ được dùng để nhắc nhở, khơi gợi cho mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình, thủy chung son sắt, nồng thắm và hạnh phúc bền chặt của lứa đôi. Và trầu- cau được xem như là thông điệp hết sức bình dị mà tinh tế nhưng cũng có khi đó là những lời tỏ tình mạnh dạn, thẳng thắn, phải chăng đó chính là tính cách của con người nơi đây. Tựu trung trong hành chức nghệ thuật, những YNTM phổ quát của cau là biểu trưng cho tình yêu, là cầu nối cho việc thổ lộ tình cảm vừa kín đáo, vừa tế nhị, vừa duyên dáng, dễ thương. Cau còn mang YNBT là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, cho sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ. Có rất nhiều biểu tượng trong văn hóa người Việt, nhưng biểu tượng trầu - cau có nguồn gốc lâu đời hơn cả. Bởi ăn trầu là một tập tục có từ lâu đời của dân tộc ta cùng với tục nhuộm răng, chính vì vậy hình ảnh trầu - cau có sức lan tỏa rất mạnh. 3.2.3.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ tre a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ tre: Nghĩa của tre được nêu trong từ điển: Cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu, cành có gai, mọc thành bụi, thường, dùng làm nhà, rào giậu, đan lát...[163,1699]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu tre: Tre muôn đời là biểu trưng cho hình ảnh làng quê thanh bình, yên ả. Hình ảnh tre gắn với những con người nhân hậu, bao dung. Người dân Nam Trung Bộ dù sống trong cơ cực, nghèo nàn vẫn luôn lạc quan, tin yêu cuộc sống. Tre còn là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Tre cùng người dân nơi đây trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, tre xứng đáng là hình ảnh biểu trưng cho khí phách anh hùng, kiên cường và gan dạ của con người nơi đây - vùng đất Nam Trung Bộ. Một đặc điểm của loài cây này là sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ bám sâu vào lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người cần cù, siêng năng, bám đất bám làng. Tre còn tạo ra không gian lãng mạn cho tình yêu cất cánh, là cái nền tạo 18 dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Là nơi minh chứng cho những vui buồn và hạnh phúc của tình yêu. Cũng như các THTM đã nêu, tre có mặt trong những câu ca về đạo lý. Người dân nơi đây muốn mượn tre để răn đời, dạy dỗ kẻ hậu sinh. 3.2.4 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 3.2.4. 1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chim a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ chim: Trong từ điển, chim được định nghĩa: Động vật lông vũ, thường bay lượn, chuyền cành và hót líu lo [163, 362]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu chim: Tính cách con người Nam Trung Bộ được thể hiện qua các biểu trưng chim là con người cứng cỏi giữa cuộc đời. Đó là con người đi xa, người có chí khí. Tinh thần nghĩa khí hào hiệp, có khi ngang tàng là tính cách điển hình của con người Nam Trung Bộ. Những con người mang trong mình nhiều chất phản kháng, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ bị khuất phục. Họ chấp nhận mọi hiểm nguy, mọi thử thách. Một YNBT nữa của chim đó là biểu đạt cho hình ảnh, cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam nói chung cho người phụ nữ Nam Trung Bộ nói riêng suốt đời vất vả “chân lấm tay bùn”song vẫn duyên dáng, mặn mà, tràn trề sức sống. Ở mảng đề tài tình yêu nam nữ, chúng ta thấy THTM chim rất nổi trội. Qua biểu tượng chim, thanh niên nam nữ trao gửi những mối tơ lòng, thổ lộ cùng nhau bao điều thầm kín. Đặc biệt, hình ảnh chim quyên xuất hiện rất nhiều trong ca dao Nam Trung Bộ. Chim quyên hóa thân hoàn toàn vào tầng lớp trẻ - đặc biệt là những người đang yêu để bộc lộ tất cả các cung bậc của tình cảm. Mượn hình ảnh chim, người dân nơi đây muốn gửi tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến bó buộc tình yêu nam nữ trong vòng lễ giáo khắt khe. Chim cũng là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ. 3.2.4.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cá a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ cá: Trong từ điển, nghĩa của cá là: Động vật sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang [163, 226]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu cá: THTM cá trong ca dao Nam Trung Bộ tiềm ẩn “một nguồn năng lượng dồi dào” về sự gắn bó, tình yêu, niềm tự hào thiết tha đối với quê hương đất nước nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng, về những con người có đời sống tâm hồn đẹp đẽ, phong phú. Một YNBT nữa là: cá là người bạn của con người nơi đây, những câu ca dao với TH cá đều bộc lộ một tình cảm trìu mến, yêu cá, gắn bó với cá . Đó cũng chính là sự biểu hiện của niềm yêu đời, của tình yêu quê hương, yêu đất nước, và cụ thể hơn yêu biển - nơi cung cấp nguồn sống cho người dân nơi đây. Thân phận người con gái cũng được ví với hình ảnh cá tuy không nhiều nhưng cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh so sánh mang đậm nét địa phương nơi đây: Em như cá lượn đầu cầu/Anh về lấy lưới, người câu mất rồi. Trong ca dao Nam Trung Bộ, hình ảnh cá hóa rồng tạo thành cặp THTM sóng đôi “cá - rồng” mang một YNBT mang đậm chất văn hóa. Mượn “quá trình” cá hóa rồng để chỉ bậc quân tử hay thánh nhân, biết tu dưỡng đạo đức, biết lẽ cương nhu tiến thoái, biết tùy thời hành xử để mang lại ích lợi cho mình và cho mọi người. Hình ảnh đó trong ca dao Việt Nam nói chung, ca dao Nam Trung Bộ nói riêng phát triển theo hướng dân gian hóa, mang những ý nghĩa gần gũi với cuộc sống của người dân. Hình ảnh cá hóa rồng biểu trưng cho một nhân cách thanh cao, mơ ước hướng tới một kết quả tốt đẹp. Có thể nói niềm tin cá hóa rồng đó là ước vọng về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.Cá là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ. 3.2.4.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gà a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ gà: Trong từ điển, gà được định nghĩa: Vật nuôi để lấy thịt và trứng, toàn thân phủ lông, mỏ cứng nhọn, hai chân phủ vảy sừng mỏng, màu vàng, con trống có màu đỏ to trên đầu biết gáy [163, 695] 19 b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu gà: Hình ảnh gà thường khơi dậy những tiềm thức và tầng u uẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm, và qua đó nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt Nam. Gà trong ca dao Nam Trung Bộ cũng phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm trong các mối quan hệ, tình yêu, tình xóm giềng. Gà trống được so sánh với hình ảnh của người đàn ông, với tiếng gáy vang biểu hiện cho sức mạnh. Đặc biệt hình ảnh con gà trống với bộ lông mượt mà, sặc sỡ, dáng dấp kiêu hãnh được so sánh với “bộ vó” bên ngoài của con người: Con gà tốt mã vì lông/ Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men. Con người quan niệm lúc gà gáy là báo hiệu về ánh sáng, về sức mạnh thần linh, về sự xua đuổi mọi tà ma, mọi bóng tối...và sự chết. Gà còn là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ. 3.2.4.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ rồng a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ rồng: Theo từ điển, rồng là: Con vật tưởng tượng, mình dài, có chân, biết bay, biểu tượng cho sự cao quý [163,1411]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu rồng: YNBT lớn nhất của rồng trong ca dao Việt Nam nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt, là một hình ảnh đẹp, có giá trị về cả thể chất lẫn tinh thần. Rồng muôn đời là biểu trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử với những gì sang trọng, cao quý nhất. Chính vì vậy, qua THTM rồng chúng ta thấy được ước mơ hóa rồng, gần rồng để biểu thị sự thăng hoa, đổi phận của con người. Rồng đã trở thành phúc thần của người làm ruộng vì hình ảnh rồng luôn đi kèm với trời mây sông nước, đưa nước về cho mùa màng. YNBT của rồng trong ca dao Nam Trung Bộ còn được bộc lộ ở chủ đề tình yêu nam nữ. Như vậy, chúng ta có thể thấy sự “phát triển” và thay đổi của TH rồng. Theo quan niệm của người phương Tây, rồng là một con vật gớm guốc, độc ác có khả năng phun ra lửa và thường đại diện những sức mạnh xấu xa. Trong văn hóa Phương Đông, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng biểu tượng cho uy quyền của vua chúa. Ở Việt Nam, rồng trong cái nhìn và nhận thức dân gian có vẻ phóng khoáng, đa dạng hơn và đã trở thành biểu tượng gần gũi với người dân. 3.2.4.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ heo a. Ý nghĩa cơ sở trong hệ thống của tín hiệu ngôn ngữ heo: Theo từ điển, heo được định nghĩa: Thú chân guốc, mõm dài và vểnh, nuôi hoặc săn bắt lấy thịt [163,1053]. b.Ý nghĩa thẩm mĩ hằng thể của tín hiệu heo: YNBT của THTM heo là sự giàu sang, sung túc. Để diễn tả sự chênh lệch của giàu nghèo, người ta cũng lấy con heo làm biểu tượng cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình. Và cũng như các THTM khác, THTM heo cũng được dùng làm phương tiện để những chàng trai tìm cách bộc lộ tình cảm của mình với người yêu thương. Người dân nơi đây cũng đã mượn hình ảnh của con vật quen thuộc này để biểu trưng cho cảnh mẹ chồng khắc nghiệt với nàng dâu và đã làm cho nhiều cuộc tình tan vỡ hay vợ chồng lục đục, tuy nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc qua lối diễn đạt: Bố chồng là lông con lợn/ Mẹ chồng như tượng mới tô, nàng dâu mới về là bồ chịu chửi. Không chỉ đảm đang, chung thủy, người phụ nữ thôn quê còn hy sinh cho gia đình, chồng con rất nhiều.THTM heo còn là nơi ẩn chứa các biểu tượng đạo lí, những cách đối nhân xử thế đã có từ nghìn năm của dân tộc lưu truyền cho mọi thế hệ. Tiểu kết Chương 4: ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 4.1 Cơ sở tạo tính đa nghĩa thẩm mĩ của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ 20 4.1.1 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của tư duy nghệ thuật ca dao Nam Trung Bộ Ca dao xét về góc độ tư duy của dân tộc, nó như một tấm gương phán ánh hiện thực khách quan của dân tộc và của mỗi vùng miền khác nhau với những điều kiện sống, phong tục tập quán, văn hóa riêng. Là loại hình văn học truyền miệng, là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung của ca dao vừa mang tính chất chung cũng vừa mang yếu tố riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của mỗi vùng miền. Sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất vào ca dao được xem là đặc điểm đầu tiên của văn hóa vùng này. Yếu tố biển, núi, đầm, sông...đều ánh xạ vào các thành tố văn hóa. Có thể nói dấu ấn văn hóa biển khá đậm nét trong ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài dấu ấn văn hóa biển, ca dao Nam Trung Bộ còn mang dấu ấn văn hóa Chămpa. Đây cũng là lí do vì sao chúng ta gặp những THTM tháp trong ca dao Nam Trung Bộ mang đậm dấu ấn vùng đất nơi đây. Tháp cổ như một đặc trưng không gian văn hóa trong ca dao Nam Trung Bộ. So với Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ nói chung và Nam Trung Bộ nói riêng là vùng đệm, mang tính chất trung gian. Đây là vùng đất “hội tụ” nhiều cuộc di dân. Sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín ngưỡng của người Việt ở Nam Trung Bộ đã có nhiều thay đổi so với người Việt ở các vùng miền khác. Tất cả những đặc điểm nêu trên đều có tác động đến tư duy nghệ thuật ở thể loại ca dao. 4.1.2 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của nội dung ca dao Nam Trung Bộ Tính đặc thù của nội dung bài ca dao không chỉ được thể hiện ở chỗ nó là sự kết hợp xuyên thấm vào nhau của những phương diện khách quan và chủ quan của đời sống, mà còn thể hiện ở tính chất vẹn toàn, sâu thẳm và không thể bao quát hết được của nó. Sự toàn vẹn, sâu thẳm và không thể bao quát hết nội dung khiến cho bài ca dao không phải cắt nghĩa một lần là xong. Nó phải thường xuyên được đọc đi đọc lại, cắt nghĩa đi cắt nghĩa lại, không chỉ bởi một cá nhân người đọc mà nhiều người đọc trong toàn bộ công chúng độc giả rộng lớn và đa dạng ở nhiều thời điểm, nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Mỗi lần đọc, mỗi lần cắt nghĩa, người ta lại có thể phát hiện ra một khía cạnh, một phương diện nào đó có thể là khác biệt mới mẻ, bất ngờ và thú vị của nội dung, tuy nhiên vẫn thấy khôn cùng. Cơ sở tạo tính đa nghĩa thứ hai này không thể không liên quan mật thiết tới cơ sở đã nêu trên. Cũng là một THTM nhưng nếu bị “chi phối”, bị “thay đổi” bởi nhiều tác động của lịch sử, của văn hóa, của con người...thì nó cũng sẽ “gánh” nhiều YNBT. Chính vì điều này, khi tiếp nhận một THTM để thấu hiểu và hiểu hết những giá trị thẩm mĩ TH đó mang lại, người tiếp nhận phải có “nền” hiểu biết nhất định. 4.1.3 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của văn bản ca dao Nam Trung Bộ Một trong những khía cạnh đặc thù của văn bản ca dao nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng liên quan đến tính đa nghĩa là những đặc điểm về văn cảnh của nó. Văn cảnh của những bài ca dao mang tính chất định hướng cho sự tiếp nhận về nó một cách đúng đắn. Mặt khác, văn cảnh lại có khả năng mở ra nhiều cách tiếp cận, cách hiểu rất khác nhau, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau trong sự tiếp nhận của người đọc. 4.1.4 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng tiếp nhận văn bản ca dao Nam Trung Bộ Trong quá trình tiếp nhận ý nghĩa của các THTM, tác động của những yếu tố thuộc về người tiếp nhận như: vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, cá tính, nhu cầu thẩm mĩ, trình độ thẩm mĩ, năng khiếu thẩm mĩ... có một vai trò quan trọng đặc biệt. Tác động chi phối của các yếu tố vừa mang tính xã hội - lịch sử vừa mang tính cá nhân đã khiến cho hoạt động tiếp nhận YNBT của những THTM diễn ra rất đa dạng. Sự cảm thụ, cắt nghĩa ở những lớp người tiếp nhận khác nhau và ở những cá nhân tiếp nhận khác nhau tuy có chỗ đồng dạng nhưng cũng có những khác biệt muôn màu muôn vẻ. Người tiếp nhận YNTM của các THTM còn là một chủ thể tích cực, năng động và sáng tạo. Vai trò tích cực và sáng tạo của người tiếp nhận tham gia tích cực vào quá trình tái tạo hình tượng, đem lại “sự sống nóng hổi” cho những YNTM. 4.2 Ca dao là phương tiện phản ánh văn hóa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất