Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tín dụng thư đặc biệt...

Tài liệu Tín dụng thư đặc biệt

.DOCX
38
62
119

Mô tả:

MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀỀ TÍN DỤNG THƯ............................................................................................................. 1 1.1 Khái niệm...................................................................................................................................................... 1 1.2 Đặc điểm của tín dụng thư............................................................................................................... 1 1.3 Các bên tham gia....................................................................................................................................... 2 1.4 Phân loại........................................................................................................................................................ 2 II. CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG ĐẶC BIỆT..........................................................................................4 2.1.2 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................... 4 2.1.3 Ví dụ minh họa vêề L/C chuyển nhượng......................................................................................6 2.1.4 Thực trạng áp dụng............................................................................................................................... 8 2.2 THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG (Back to back Letter of Credit)................................................8 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................................................................... 8 2.2.2 Đặc điểm....................................................................................................................................................... 8 2.2.3 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................... 9 2.2.4 Thực trạng và áp dụng...................................................................................................................... 11 2.2.5 So sánh tín dụng thư chuyển nhượng và tín dụng thư giáp lưng..........................12 2.3 THƯ TÍN DỤNG ĐỐỐI ỨNG (Reciprocal Letter of Credit).......................................................13 2.3.1 Khái niệm................................................................................................................................................... 13 2.3.2 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................. 13 2.3.3 Trường hợp áp dụng.......................................................................................................................... 14 2.3.4 Thực trạng................................................................................................................................................. 17 2.4 THƯ TÍN DỤNG TUẦẦN HOÀN (Revolving Letter of Credit)..................................................18 2.4.1 Khái niệm................................................................................................................................................... 18 2.4.2 Đặc điểm..................................................................................................................................................... 18 2.4.3 Phân loại..................................................................................................................................................... 19 2.4.4 Nội dung của một tín dụng thư tuâền hoàn...........................................................................20 Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.4.5 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................. 21 2.4.6 Lợi thêế và rủi ro khi sử dụng TTD tuâền hoàn.......................................................................22 2.5 THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG (Standby Letter of Credit)........................................................23 2.5.1 Khái niệm................................................................................................................................................... 23 2.5.2 Tính châết..................................................................................................................................................... 24 2.5.3 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................. 25 2.5.5 Vai trò của TTD dự phòng................................................................................................................ 28 2.5.6 Phân loại..................................................................................................................................................... 28 2.6 THƯ TÍN DỤNG ĐIỀẦU KHOẢN ĐỎ (Red Clause Letter of Credit)....................................29 2.6.1 Khái niệm................................................................................................................................................... 29 2.6.2 Đặc điểm và phân loại........................................................................................................................ 29 2.6.2.1 Đặc điểm..................................................................................................................................................... 29 2.6.2.2 Phân loại..................................................................................................................................................... 29 2.6.3 Quy trình nghiệp vụ............................................................................................................................. 30 2.6.4 Thực trạng và áp dụng...................................................................................................................... 31 2.6.5 Rủi ro và lợi ich từ việc sử dụng TTD điêều khoản đỏ.....................................................32 III. KỀẾT LUẬN CHUNG................................................................................................................................. 33 BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHẦN CỐNG CỐNG VIỆC........................................................................34 1 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt I. GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG THƯ Trong thương mại quốc tế, tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán được nhiều thương gia lựa chọn do nó trung hòa được lợi ích và rủi ro giữa hai bên mua bán. Ngoài ra, với hình thức này các bên mua bán còn nhận được nhiều dịch vụ hỗ trợ khác từ phía ngân hàng thương mại giúp cho quá trình kinh doanh của họ được thuận tiện và hiệu quả. Đối với ngân hàng thương mại, phương thức này tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận và phát triển các dịch vụ khác. Vậy tín dụng thư là gì? 1.1 Khái niệm Theo Điều 2 UCP 600 “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn hoặc không hủy ngang của ngân hàng phát hành về thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà theo đề nghị của khách hàng của mình, ngân hàng sẽ phát hành một thư tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết:  Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc;  Ủy quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu đó hoặc;  Cho phép ngân hàng khác chiết khấu bộ chứng từ quy định trong tín dụng thư với điều kiện chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư. 1.2 Đặc điểm của tín dụng thư  Thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán  Thư tín dụng là cam kết độc lập của ngân hàng về việc trả tiền cho người thụ hưởng  Thư tín dụng là kết quả của hợp đồng giao dịch giữa người yêu cầu mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành, theo đó ngân hàng phát hành có nghĩa vụ mở thư tín dụng, còn người yêu cầu mở thư tín dụng có nghĩa vụ thanh toán phí mở thư tín dụng. 2 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo  Thư tín dụng là công cụ thanh toán có khả năng hạn chế rủi ro 1.3 Các bên tham gia Tham gia vào quá trình tín dụng chứng từ thường có các bên như sau:  Người đề nghị (Applicant): là người yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng. Trong quan hệ thương mại quốc tế, người đề nghị là nhà nhập khẩu.  Người thụ hưởng (Beneficiary): là người hưởng lợi thư tín dụng, là người nhận được cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng phát hành. Trong ngoại thương, người thụ hưởng là người xuất khẩu.  Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo đề nghị của người yêu cầu mở thư tín dụng hoặc nhân danh chính mình. Ngân hàng phát hành là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.  Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường, ngân hàng thông báo có trụ sở tại nước nhà xuất khẩu.  Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà thư tín dụng có giá trị thương lượng, thanh toán hoặc chấp nhận. Ngân hàng được chỉ định có thể được chỉ định đích danh hoặc chỉ định khái quát. Ngân hàng được chỉ định bao gồm: - Ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank) - Ngân hàng thanh toán (Paying Bank) - Ngân hàng chấp nhận (Acepting Bank) - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)  Ngân hàng hoàn tiền (Reimbursing Bank): là ngân hàng giữ tài khoản của ngân hàng phát hành, có nhiệm vụ thực hiện lệnh chuyển tiền của ngân hàng phát hành cho ngân hàng được chỉ định để thanh toán toán bộ chứng từ. 1.4 Phân loại  Theo hiệu lực cam kết của ngân hàng, thư tín dụng có thể phân chia thành: - Thư tín dụng có hủy ngang - Thư tín dụng không hủy ngang 3 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo  Căn cứ theo cách thức thực hiện đặc biệt: - Thư tín dụng chuyển nhượng - Thư tín dụng giáp lưng - Thư tín dụng tuần hoàn - Thư tín dụng đối ứng - Thư tín dụng dự phòng - Thư tín dụng điều khoản đỏ  Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng: - Tín dụng thư trả ngay - Tín dụng thư trả chậm  Căn cứ vào phạm vi thực hiện: II. - Thư tín dụng thanh toán nội địa - Thư tín dụng thanh toán quốc tế CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG ĐẶC BIỆT 4 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.1 THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG (Transferable Letter of Credit) 2.1.1 Khái niệm L/C chuyển nhượng thường là loại L/C không hủy ngang, cho phép người thụ hưởng thứ nhất chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C cho một người thụ hưởng thứ hai.L/C được chuyển nhượng phải thể hiện chính xác điều kiện và điều khoản của L/C gốc, bao gồm cả xác nhận, ngoại trừ các điều kiện sau: - Số tiền L/C, đơn giá (có thể thấp hơn) - Ngày chấm dứt hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ, ngày giao hàng (có thể ngắn hơn). - Tên người thụ hưởng thứ nhất có thể thay bằng tên của người mở L/C… - Thủ tục phí và phí chuyển nhượng sẽ do người thụ hưởng thứ nhất chịu. Trong thực tế L/C chuyển nhượng thường được sử dụng trong các hoạt động mua bán trung gian, ví dụ như: Những nhà xuất khẩu đồ gỗ, hàng may mặc, giày da Việt Nam thường xuất khẩu qua nhà buôn trung gian. Nhà buôn trung gian này là người thụ hưởng thứ nhất của L/C, còn nhà xuất khẩu Việt Nam là người thụ hưởng thứ 2 . 2.1.2 Quy trình nghiệp vụ Để thực hiện tốt nghiệp vụ thư tín dụng chuyển nhượng, trong điều khoản 38 của UCB 600 đã quy định khá đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia. - Khi được người thụ hưởng thứ nhất yêu cầu chuyển nhượng cho phía thứ 3 ngân hàng có quyền nhận hay từ chối. - Ngân hàng không có trách nhiệm gì về hệ quả phát sinh do hành động chuyển nhượng của mình vì đơn giản nó chỉ là Ngân hàng được chỉ định. Ngân hàng này không bị ràng buộc về thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ của người thụ hưởng thứ 2 xuất trình tại đó. Do vậy trong các thông báo chuyển nhượng, ngân hàng chuyển nhượng nói rõ vị trí của mình:” theo lệnh của… và không cam kết gì về phía chúng tôi, chúng tôi chuyển nhượng thư tín dụng số… (By order of… and without any engagement from our part, we hereby transfer the letter of credit No…). 5 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt - GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo Ngân hàng phải kiểm tra kỹ nội dung của tín dụng thư nhằm đảm bảo việc chuyển nhượng có giá trị thực hiện. Chẳng hạn xem tín dụng thư có điều gì bất hợp lý, không logic hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện thì ngân hàng không sẵn sàng chuyển nhượng hoặc chỉ chuyển nhượng khi tín dụng thư đã được sửa đổi. Ví dụ tín dụng thư với điều kiện giao hàng là CIF nhưng người hưởng lợi yêu cầu chuyển nhượng với điều kiện FOB. Trong thực tế giao dịch nói chung các ngân hàng đều sẵn sàng chuyển nhượng tín dụng thư vì đây là nghiệp vụ và là dịch vụ của ngân hàng thương mại đối với khách hàng. - Khi yêu cầu chuyển nhượng người thụ hưởng thứ nhất phải ghi rõ ý định của mình với ngân hàng chuyển nhượng là họ từ chối hoặc cho phép ngân hàng chuyển nhượng thông báo các sửa đổi cua tín dụng thư cho người thụ hưởng thứ 2. Quyết định này là không thể hủy ngang và phải được ngân hàng chuyển nhượng ghi rõ trong thông báo của mình. + Ngân hàng chuyển nhượng hết nghĩa vụ khi đã chuyển nhượng TDT theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất. Tuy nhiên, để rõ ràng hơn, bao giờ ngân hàng cũng nên ghi cụ thể “ Chúng tôi chuyển nhượng TDT dưới đây theo lệnh của công ty A mà không chịu nghĩa vụ và trách nhiệm gì” (without liability and responsibility on our part, we hereby transfer the credit to you by order of A CO…). + Ở điều khoản thanh toán Ngân hàng ghi rõ “chứng từ sẽ dược chấp nhận và chuyển tiếp cho ngân hàng phát hành, sau khi nhận được tiền thanh toán, chúng tôi sẽ hoàn trả các ông theo chỉ thị” (document will be further forwarded to the issuing bank after our receipt. We will remit to you as instructed upon receipt of reimbusement from the issuing bank). Dưới đây là sơ đồ minh họa về một L/C chuyển nhượng: 6 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo (1) Nhà nhập khẩu đề nghị mở L/C cho người thụ hưởng thứ nhất (bên trung gian). (2) Ngân hàng phát hành thông báo L/C chuyển nhượng đã được mở. (3) Bên trung gian yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng cho người xuất khẩu. (4) Ngân hàng chuyển nhượng L/C cho nhà xuất khẩu. (5) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. (6) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giao cho ngân hàng chuyển nhượng. (7) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho người trung gian để thay thế các chứng từ hóa đơn, hối phiếu. (8) Ngân hàng chuyển nhượng xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C. (9) Ngân hàng phát hành L/C thanh toán chứng từ. 7 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.1.3 Ví dụ minh họa về L/C chuyển nhượng Thông tin: Importer/Applicant: XYZ Co., Ltd (Netherland) Intermediary Party/First Beneficiary: FIBEN Co., Ltd (Korea) Mạnufacturer/Second Beneficiary: Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) Issuing Bank: Bank of Netherland (Netherland) Transferring Bank: Korea Bank (Korea) Second Beneficiary’s Bank: Vietcombank Da Nang (Vietnam) 1. Theo yêu cầu của XYZ Co., Ltd (Netherland), Bank of Netherland (Netherland) phát hành mô ̣t L/C chuyển nhượng cho phép thanh toán bằng hình thức chiết khấu trị giá EUR 50,000 cho người thụ hưởng ở FIBEN Co., Ltd (Korea) với các điều kiê ̣n và điều khoản như sau: Số tiền EUR 50,000 Ngày chấm dứt hiê ̣u lực: 30/3/2011; Thời hạn xuất trình chứng từ: 15 ngày sau ngày BL Ngày giao hàng châ ̣m nhất: 10/3/2011 Cảng xếp hàng: Da Nang port, VN; Cảng đến: Rotterdam, tà Lan Ngân hàng thông báo và chuyển nhượng: Korea Bank (Korea) Chứng từ yêu cầu xuất trình: tóa đơn, Vâ ̣n đơn, C/O, P/L… 2. Nhâ ̣n được L/C do Korea Bank (Korea) thông báo, FIBEN Co., Ltd (Korea) yêu cầu Korea Bank (Korea) chuyển nhượng L/C cho người thụ hưởng thứ hai ở Viê ̣t Nam là Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) với các điều kiê ̣n và điều khoản thay đổi như sau: Số tiền EUR 40,000 Ngày chấm dứt hiê ̣u lực: 25/3/2011; Thời hạn xuất trình chứng từ: 10 ngày sau ngày BL Ngày giao hàng châ ̣m nhất: 5/3/2011 Chứng từ phải được xuất trình tại Korea Bank (Korea) Korea Bank cam kết sẽ thanh toán khi nhâ ̣n được tiền hàng từ Bank of Netherland (Netherland). 3. Nhâ ̣n được L/C chuyển nhượng, Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) thực hiê ̣n 8 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo giao hàng và xuất trình chứng từ theo yêu cầu (bao gồm hóa đơn và hối phiếu trị giá EUR 40,000) cho Korea Bank (Korea) thông qua Vietcombank Da Nang. 4. Nhâ ̣n được chứng từ từ Vietcombank Da Nang, Korea Bank (Korea) kiểm tra và thông báo cho FIBEN Co., Ltd (Korea) để FIBEN Co., Ltd (Korea) thay hóa đơn và hối phiếu với số tiền EUR 50,000. 5. Korea Bank (Korea) gửi chứng từ (bao gồm hóa đơn và hối phiếu đã được thay đổi) đến Bank of Netherland (Netherland). Ngân hàng này kiểm tra chứng từ phù hợp và thực hiê ̣n thanh toán theo chỉ thị của Korea Bank (Korea). 6. Nhâ ̣n được tiền hàng từ Bank of Netherland (Netherland), Korea Bank (Korea) thực hiê ̣n thanh toán cho Da Nang Furniture Export Co., Ltd (Vietnam) EUR 40,000 theo chỉ thị của Vietcombank Da Nang và thanh toán cho FIBEN Co., Ltd (Korea) số tiền chênh lê ̣ch hóa đơn, tức là, EUR 10,000. 2.1.4 Thực trạng áp dụng Các loại thư tín dụngchuyển nhượng hiện nay được áp dụng rất rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế và nhất là khi hoạt động kinh doanh mua bán hàng qua trung gian ở nước ta cũng đang phát triển. Vì vậy ngân hàng cần tích cực nghiên cứu và áp dụng để đa dạng hóa sản phẩm phục vụ và bắt kịp với hoạt động thanh toán quốc tế của thế giới. Khi làm vai trò của ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng cần tìm hiểu kỹ các nhiệm vụ và quyền lợi của chuyển nhượng. 2.2 THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG (Back to back Letter of Credit) 2.2.1 Khái niệm Thư tín dụng giáp lưng ( Back To Back Letter of Credit) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, được mở căn cứ vào một thư tín dụng khác làm đảm bảo. Theo thư tín dụng (L/C) giáp lưng, tổ chức xuất khẩu căn cứ vào L/C của người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở một L/C khác cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng. 9 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.2.2 Đặc điểm Thư tín dụng giáp lưng được sử dụng trong những trường hợp:  L/C gốc không cho phép chuyển nhượng.  Khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai.  Khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin Khi áp dụng L/C giáp lưng cần phải thõa mãn những điều kiện sau:  tai thư tín dụng giáp lưng phải thông qua một Ngân hàng trực tiếp phục vụ tổ chức xuất khẩu.  Số tiền của L/C thứ nhất phải lớn hơn hoặc bằng kim ngạch L/C thứ hai (L/C giáp lưng). Tổ chức xuất khẩu trung gian hưởng chênh lệch này.  L/C thứ nhất (L/C gôc) phải được mở sớm hơn Ngân hàng thứ hai. 2.2.3 Quy trình nghiệp vụ 2.2.3.1 Quy trình phát hành thư tín dụng giáp lưng 10 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo (1) Người trung gian (người thụ hưởng 1) ký hợp đồng mua với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng 2) và hợp đồng bán với nhà nhập khẩu (người xin mở L/C). (2) Dựa theo quy định của hợp đồng, nhà nhập khẩu đến ngân hàng đề nghị phát hành thư tín dụng (L/C I hay L/C gốc) (3) Ngân hàng phát hành thẩm định, nếu chấp nhận, sẽ phát hành L/C gốc và đến ngân hàng trung gian. (4) Ngân hàng trung gian thông báo L/C gốc cho người trung gian (người thụ hưởng L/C I) (5) Người trung gian nếu đồng ý L/C I, thì lập giấy đề nghị ngân hàng của mình phát hành thư tín dụng khác (L/C II) cho nhà nhập khẩu (người thụ hưởng L/C II). Thông thường tài sản đảm bảo cho việc phát hành L/C II là L/C I. (6) Ngân hàng người trung gian sẽ thẩm định, và nếu chấp nhận sẽ phát hành thư tín dụng (L/C II) và gửi nó cho ngân hàng thông báo. (7) Ngân hàng thông báo sẽ thông báo L/C II cho người thụ hưởng L/C II 11 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.2.3.2 Quy trình thanh toán thư tín dụng giáp lưng (8) Nhà xuất khẩu (người thụ hưởng L/C II) kiểm tra L/C, nếu chấp nhận sẽ tiến hành giao hàng (9) Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng thông báo (10) Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ đến ngân hàng trung gian (ngân hàng phát hành L/C II). Ngân hàng trung gian kiểm tra chứng từ, nếu bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng phải thanh toán. (11) Ngân hàng trung gian chuyển bộ chứng từ và giấy báo nợ nhà trung gian (người đề nghị mở L/C II) (12) Nhà trung gian kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của L/C II, sau đó hoàn tất và xuất trình bộ chứng từ mới cho ngân hàng. 12 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo (13) Ngân hàng trung gian chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C I. Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì chấp nhận thanh toán. (14) Nhà nhập khẩu (người đề nghị L/C I) kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp thì thanh toán. 2.2.4 Thực trạng và áp dụng Tín dụng thư giáp lưng thường được áp dụng với trường hợp mua bán qua trung gian mà người trung gian không thể hưởng thụ được một thư tín dụng chuyển nhượng. Bên cạnh đó, tín dụng thư giáp lưng được thanh toán các giao dịch, trong đó một công ty vừa là người mua hàng trong quan hệ thương mại này đồng thời là người bán hàng trong một quan hệ thương mại khác hoặc khi hai nước không thể trực tiếp tiến hành buôn bán xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, các loại thư tín dụng đặc biệt tuy đã được sử dụng nhưng con số chỉ là rất nhỏ ( khoảng 5% trong tổng số L/C phát hành). Một số nguyên nhân chung là:  Sự uy tính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xu hướng sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền nhiều hơn  Sự biến động của thị trường tiền tệ làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.  Mức độ ngại rủi ro của các doanh nghiệp. 2.2.5 So sánh tín dụng thư chuyển nhượng và tín dụng thư giáp lưng Thư tín dụng chuyển nhượng Giống nhau Thư tín dụng giáp lưng  Là loại tín dụng không hủy ngang  Là phương thức thanh toán cho các bên giao dịch mua bán có vai trò của người trung gian  Đều có viêc thay thế chứng từ  Tuân thủ UCP 13 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo -L/C chuyển nhượng chỉ có 1 L/C - L/C giáp lưng liên quan đến 2 hoặc -L/C chuyển nhượng phải ghi rõ là nhiều L/C độc lập có thể chuyển nhượng hay không -Ngân hàng chuyển nhượng chỉ có trách nhiệm chuyển nhượng, không - L/C giáp lưng thì không cần thể hiện “giáp lưng” hay không trên các L/C. có nghĩa vụ thanh toán hoặc trách - Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nhiệm hậu quả phát sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán -L/C chuyển nhượng một lần cho chứng từ L/C hợp lệ mà ngân hàng mở một người hoặc nhiều người thụ độc lập với L/C gốc. hưởng thứ hai ( nếu L/C cho phép giao hàng và thanh toán từng phần). - L/C giáp lưng với L/C gốc là độc lập Khác nhau L/C phải tuân thủ theo điều khoản nhau ( với sự cam kết thanh toán của ngân riêng Đ.38, UCP 600 vì L/C là một hàng), nên người thụ hưởng L/C giáp lưng loại thư tín dụng phức tạp có thể đề nghị sử dụng thư tín dụng này làm đảm bảo thanh toán cho thư tín dụng khác - Nhà cung cấp ( ngượi thụ hưởng L/C II) được nhiều lợi thế do được cam kết thanh toán của một ngân hàng phát hành nhưng người trung gian chiu nhiều bất lợi do phải làm thủ tục mở L/C thay vì chuyển nhượng L/C. 2.3 THƯ TÍN DỤNG ĐỐI ỨNG (Reciprocal Letter of Credit) 2.3.1 Khái niệm Thư tín dụng đối ứng là thư tín dụng không hủy ngang mà nó chỉ có giá trị khi người thụ hưởng thư tín dụng này đề nghị mở một thư tín dụng khác cho người yêu cầu mở thư tín dụng này hưởng. 14 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo 2.3.2 Quy trình nghiệp vụ Chú thích: (1) Căn cứ vào các thỏa thuận trên hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục đề ngị mở thư tín dụng. (2) Ngân hàng hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở thư tín dụng của khách hàng. Nếu chấp thuận, ngân hàng phát hành soạn thảo và chuyển thư tín dụng cho ngân hàng đại lý để thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng. (3) Sau khi kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, ngân hàng thông báo sẽ thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng. (4) Người thụ hưởng kiểm tra nội dung thư tín dụng. Nếu chấp nhận thư tín dụng, người thụ hưởng giao hàng. Nếu không chấp nhận thư tín dụng, người thụ hưởng đề nghị tu chỉnh thư tín dụng. (5) Người thụ hưởng lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình vào ngân hàng phục vụ mình nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành. (6) Ngân hàng của người thụ hưởng chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành. (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ. Nếu việc xuất trình hoàn hảo, ngân hàng sẽ báo có và ghi có cho ngườ thụ hưởng (nếu thư tín dụng trả ngay) hoặc phải nhận nợ hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán (nếu thư tín dụng trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng thông báo từ chối thanh toán. 15 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo (8) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thông báo kết quả thanh toán bộ chứng từ cho người thụ hưởng. (9) Ngân hàng phát hành gởi bộ chứng từ cho người đề nghị mở thư tín dụng. (10) Người đề nghị mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo, họ phải chuyển tiền thanh toán (nếu thư tín dụng trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu thư tín dụng trả chậm) và nhận hàng. Nếu chứng từ không hoàn hảo, người đề nghị mở thư tín dụng sẽ đưa ý kiến xử lý bộ chứng từ. 2.3.3 Trường hợp áp dụng Thư tín dụng đối ứng thường được áp dụng trong trường hợp thực hiện mua bán hàng hoá theo phương thức hàng đổi hàng (Barter), hoặc trong giao dịch quốc tế mà người bán đồng thời là người mua và ngược lại, hoặc trong trường hợp gia công hàng hóa quốc tế giữa hai doanh nghiệp ở hai nước khác nhau. Chẳng hạn, công ty A bán phân bón cho công ty B và công ty B bán gạo cho công ty A. toặc công ty X bán gạo cho công ty Y và công ty Y bán thành phẩm cho công ty X. Nội dung đối ứng là điều khoản đặc biệt và thường được thể hiện trong mục “ Điều kiện khác” trong thư tín dụng.  Ví dụ Điều kiện khác trong L/C I có nội dung : The payment of this L/C wil be effected on receiving the payment of L/C No...Date..//.. . Và điều kiện khác trong L/C II có điều khoản: Payment under our L/C will be proportional to the payment of the reciprocal L/C No...Date..//.. Trên nguyên tắc, để ràng buộc nghĩa vụ đối ứng của nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu thì thư tín dụng được phát hành cho nhà xuất khẩu thụ hưởng (gọi là thư tín dụng 16 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo mở trước) sẽ chỉ có hiệu lực khi nào nhà xuất khẩu đã mở ra một thư tín dụng đối ứng (gọi là thư tín dụng mở sau) cho nhà nhập khẩu thụ hưởng. Vì thế, thông thường trong thư tín dụng mở trước phải được ghi rõ cụm từ: “Thư tín dụng này chỉ có giá trị khi người thụ hưởng mở lại một thư tín dụng đối ứng với nó để cho người mở thư tín dụng này thụ hưởng”. Tương tự như vậy, trong thư tín dụng đối ứng do nhà xuất khẩu mở cho nhà nhập khẩu, cũng phải ghi rõ cụm từ: “Thư tín dụng này đối ứng với Thư tín dụng số…….. mở ngày…….. qua ngân hàng………”.  Về hình thức: Thư tín dụng đối ứng tương tự như một thư tín dụng thông thường. Chính vì vậy, trong thực tiễn giao dịch nó được gọi là ‘ thư tín dụng”. Tuy nhiên, về tính chất điều khoản đối ứng đã làm các thư tín dụng phụ thuộc lẫn nhau. Điều này đã vi phạm tính độc lập của thư tín dụng được quy định trong điều 4 UCP 600.  Một số chứng từ thường được sử dụng trong thư tín dụng đối ứng: + Đối với thư tín dụng nhập nguyên liệu, các chứng từ yêu cầu thông thường bao gồm: Draft at xxx days sight (hối phiếu có kỳ hạn xxx ngày) Invoice Bill of Lading Packing List Certificate of Origin ... Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên thuê gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên gia công (người mở thư tín dụng nhập nguyên liệu). + Đối với thư tín dụng nhập thành phẩm, các chứng từ yêu cầu thông thường bao gồm: 17 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo Draft at sight (Hối phiếu trả ngay) Invoice Bill of Lading Packing List Certificate of Origin Inspection Certificate Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên thuê gia công (người mở thư tín dụng nhập thành phẩm)  Một số rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp gia công hàng hóa: Việc áp dụng thư tín dụng đối ứng thường bất lợi cho bên thuê gia công trong gia công xuất khẩu. Bên thuê gia công có thể gặp rủi ro không nhận được thanh toán ngay cả khi hối phiếu đã được chấp nhận. Giả định nếu bên nhận gia công không thực hiện gia công thì bên thuê gia công chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán bởi trong giao dịch thư tín dụng đối ứng ngân hàng phát hành thư tín dụng nhập nguyên liệu cam kết thanh toán hối phiếu đã được chấp nhận chỉ khi nhận được tiền hàng từ thư tín dụng nhập thành phẩm.  Giải pháp khắc phục có thể như sau: Bên gia công có thể yêu cầu thay đổi điều kiện thanh toán của thư tín dụng đối ứng. Theo đó ngân hàng phát hành có thể cam kết như sau: “Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng 123… ngày…. do ABC Bank phát hành. Khi nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện thư tín dụng, chúng tôi (NtPt) sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được tiền hàng từ thư tín dụng 123… nêu trên. Trường hợp người thụ hưởng thư tín dụng No. 123… không xuất trình chứng từ đến ngân hàng chúng tôi trước ngày đáo hạn của hối phiếu nêu trên thì 18 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế Đề tài: Thư tín dụng đặc biệt GVHD: Lê Phan Thị Diệu Thảo chứng tôi có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu vào ngày làm việc thứ ba sau ngày hối phiếu đáo hạn”. Các bên phải biết khách hàng của mình là ai, có đáng tin cậy không, năng lực thực hiện như thế nào… Khi đã biết rõ về khách hành của mình thì có thể sử dụng phương thức “ghi sổ” (open account). Theo đó, bên thuê gia công cho bên trả chậm tương ứng với thời gian gia công. Thậm chí có thể xem xét chấp nhận thanh toán bằng hình thức bù trừ lẫn nhau, theo đó bên thuê gia công chỉ thanh toán số tiền chênh lệch. Cũng có thể áp dụng giải pháp khác nữa là bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này thì phí ngân hàng sẽ rất cao. 2.3.4 Thực trạng Thư tín dụng đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại thư tín dụng này được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở tàn Quốc. tiện nay loại thư tín dụng hầu như không còn được sử dụng rộng rãi. Ngày nay các bên áp dụng phương thức nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, ghi sổ thay cho thư tín dụng đối ứng. Với phương thức nhờ thu chứng từ, các bên sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí so với phương thức thư tín dụng đối ứng do phương thức này không đòi hỏi thủ tục phức tạp va phí ngân hàng thấp. 2.4 THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (Revolving Letter of Credit) 2.4.1 Khái niệm Thư tín dụng tuần hoàn là loại thư tín dụng không huỷ ngang, trong đó có điều khoản quy định, sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời gian hiệu lực, lại bắt đầu có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng như vậy trong một thời gian nhất định.  Ví dụ: 19 Bộ môn: Thanh toán Quốc tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng