Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm kiếm thông tin các biệt dược trên đơn...

Tài liệu Tìm kiếm thông tin các biệt dược trên đơn

.DOCX
45
148
147

Mô tả:

NHÓM 1 MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................2 II. NỘI DUNG..............................................................................................................3 ĐƠN THUỐC.................................................................................................................3 1. Tìm thông tin cơ bản của biệt dược..........................................................................4 1.1. Incepdazol 250 mg tablet [1],[11]......................................................................4 1.2. Clarithromycin [2], [12].....................................................................................9 1.3. Barole 10 [3],[5]...............................................................................................14 1.4. Drotaverin [6],[28]...........................................................................................17 1.5. Trimafort [4], [7], [13].....................................................................................18 2. Tương tác thuốc trong đơn:.....................................................................................21 3. Phân tích của sự hợp lý của các thuốc sử dụng lâm sàng........................................22 3.2. Dạng dùng, cách dùng.........................................................................................22 3.3. Lời khuyên :........................................................................................................23 4. Thay thế thuốc trong đơn........................................................................................25 5. Lập kế hoạch thuốc trong đơn.................................................................................31 6. Thông tin mới về thuốc trong đơn...........................................................................33 III. KẾT QUẢ..............................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................39 ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 1 NHÓM 1 I. LỜI MỞ ĐẦU . Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản là một trong những chứng bệnh của bệnh đau dạ dày. Ở Việt Nam, viêm loét dạ – tá tràng là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% – 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi. Tuy nhiên, trong thời những năm gần đây, số lượng bệnh nhân trẻ bị mắc bệnh dạ dày ngày càng nhiều. Nguyên nhân chính là do xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống và công việc cuốn mọi người vào chuỗi những thói quen bất thường về sinh hoạt ăn uống gấp gáp hay bỏ bữa, những cơn stress kéo dài hay tình trạng mất ngủ liên miên. Chính những tình trạng tưởng chừng như vô hại kia đã khiến các bệnh lí về dạ dày bùng phát và ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguy cơ gây loét dạ dàytá tràng ờ người viêm dạ dày mạn có H.pylori (+) được cho là: bên cạnh yếu tố chùng vi khuẩn, yếu tố vật chủ còn có mối liên quan giữa vị trí, mức độ viêm dạ dày và vị trí quần cư của vi khuẩn với vị trí loét .Nguy cơ loét tá tràng tăng khi viêm hang vị mạn mức độ nặng và tỷ lệ H.pylori (+) ở hang vị và tá tràng cao hơn so với những bệnh lý dạ dày khác. Chính vì vậy, sử dụng thuốc điều trị loét dạ dày- tá tràng hợp lý, đúng cách có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm mỹ (FDA) cũng như các chuyên gia y tế Việt Nam thì việc điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng bằng nội khoa có thời gian điều trị trung bình vào khoảng 1 đến 3 tháng. Trên các bệnh nhân này thuốc được sử dụng trong đa số các trường hợp là sự kết hợp của 3 đến 4 loại thuốc, với các bệnh nhân có bệnh có bệnh mắc kèm còn cần phải phối hợp nhiều thuốc hơn nữa. Do phải sử dụng nhiều thuốc cùng thời điểm nên bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh.Bên cạnh đó, tùy cơ địa, độ tuổi, giới tính,….. thì khả năng đáp ứng thuốc và dung nạp thuốc sẽ khác nhau. Nên việc hiểu rõ thông tin về thuốc và biết cách phối hợp tư vấn và sử dụng thuốc cho bệnh nhân đóng vai trò cốt yếu mà nhóm muốn hướng tới. Đó là lý do mà chúng em chọn đề tài “Tìm kiếm thông tin các ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 2 NHÓM 1 biệt dược trên đơn thuốc” liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. . II. NỘI DUNG ĐƠN THUỐC SỞ Y TẾ NGHỆ AN BỆNH VIỆN ĐA KHOA VINH Mã y tế 18041562 Số hồ sơ TN.18040072321 ĐƠN THUỐC (BHYT (80%-QL4) Họ tên: P.T.TH Tuổi: 25 Giới tính: Nữ Địa chỉ: Xóm 1, Xã Hưng Đạo, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An Đối tượng: BHYT (80%) –QL4 Số BHYT: GD440401706802940520 Chuẩn đoán: Viêm loét nông dạ dày, Clotest (+) Bệnh kèm theo: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản với viêm dạ dày thực quản. ST Tên thuốc/Hàm lượng T 1 (Incepdazol 250 tabet ) Metronidazole 250mg Uống, Sáng 2 Viên- Tối 2 Viên- Sau ăn 2 (Clarithromycin 500) Clarithromycin 500mg Uống, Sáng 1 Viên, Tối 1 Viên- Sau ăn 3 (Barole 10) Rabeprazole 10mg Uống, Sáng 1Viên, Tối 1 Viên- Lúc đói 4 (Drotaverin) Drotaverin hydrochloride 40mg Uống, Sáng 2 Viên, Tối 2 Viên- Sau ăn 5 (Trimafort) Magnesi hydroxyd + Nhôm ĐVT Số lượng Viên Hai mươi tám Viên Hai mươi Viên 20 Viên 20 Gói 20 hydroxyd+ Simethicon 400mg+ 800,4mg+ 80mg Uống, Sáng 1Gói, Tối 1 Gói- Sau ăn Cộng khoản: 5 Ngày 20 tháng 04 năm 2018 Lời dặn của bác sĩ: Bệnh nhân đi tái khám lần sau nhớ mang theo đơn này Bác sĩ điều trị BS. Đ.T.L 1. Tìm thông tin cơ bản của biệt dược ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 3 NHÓM 1 1.1. Incepdazol 250 mg tablet [1],[11]  Hoạt chất : Metronidazol  Hàm lượng : 250mg  Dạng bào chế : Viên nén  Nhóm điều trị : Kháng sinh  Chỉ định : - Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylory phối hợp với một số thuốc khác. - Điều trị nhiễm amibe: nhiễm amibe cấp ở ruột và áp xe gan do amibe gây ra bởi Entamoeba histolytica. - Điều trị các trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí – kỵ khí hỗn hợp: Dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch điều trị các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn trong ổ bụng (viêm màng bụng, áp xe ổ bụng, viêm màng trong tử cung, viêm vòi buồng trứng và nhiễm khuẩn âm đạo sau phẫu thuật), nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn ở xương khớp , đường hô hấp dưới (bao gồm viêm phổi, viêm màng phổi mủ, áp xe phổi), nhiễm khuẩn hệ não tủy (bao gồm viêm màng não và áp xe não), nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm . - Metronidazole có hiệu quả trong trường hợp nhiễm B. Fragilis mà không đáp ứng với clindamycin, cloramphenicol và penicilin. - Viêm cổ tử cung, âm đạo do nhiễm khuẩn: dùng dạng thuốc uống hoặc dạng đặt âm đạo khi viêm âm đạo do do Haemophillus, Gardrenlla, Corynebacterium, viêm âm đạo không xác định hoặc do các vi khuẩn kỵ khí. - Bệnh trùng roi do nhiễm Trichomonas vaginalis cho cả phụ nữ và nam giới. Dùng dạng thuốc uống, đặt tại chỗ hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên đã có hiện tượng kháng thuốc, nên có thể phải điều trị với liều cao hơn và trong thời gian dài hơn. - Viêm ruột tiêu chảy do Clostridium difficile. - Nhiễm Giardia ở người lớn và trẻ em. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 4 NHÓM 1 - Viêm hoại tử loét cấp, viêm lợi quanh chân răng và các nhiễm khuẩn khác ở răng do vi khuẩn kị khí. - Nhiễm Dientamoeba fragilis, có thể phối hợp với một số thuốc khác. - Bệnh do giun rồng gây ra bởi Dracunculus medinesis. - Bệnh Crohn thể hoạt động ở kết tràng, trực tràng. - Viêm tiết niệu không do lậu cầu: Phối hợp với Azithromycin điều trị khi bệnh nhân bị viêm kéo dài hoặc tái phát, hoặc không được điều trị ngay từ đầu với Azithromycin. - Phối hợp trong điều trị viêm chậu hông dạng thuốc uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.  Tác dụng phụ : - Thường gặp: Buồn nôn, nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, miệng có vị kim loại khó chịu. Một số phản ứng khác như tiêu chảy, đau thượng vị, đau bụng, táo bón. - Ít gặp: Máu: giảm bạch cầu hạt. - Hiếm gặp: Máu: mất bạch cầu hạt Thần kinh trung ương: Cơn động kinh, bệnh đa dây thần kinh ngoại vi, nhức đầu Da: Phồng rộp da, ban da, ngứa. Tiết niệu: nước tiểu sẫm màu  Chống chỉ định : - Có tiền sử quá mẫn với metronidazole hoặc các dẫn chất nitroimidazol khác.  Thận trọng: - Metronidazol có tác dụng ức chế các alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác. Thuốc có Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi. - Dùng liều cao điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí và điều trị bệnh do amip và do Giardia có thể gây rối loạn tạng máu và các bệnh thần kinh thể hoạt động. - Thận trọng cho người cao tuổi vì chức năng gan đã bị suy giảm. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 5 NHÓM 1 - An toàn khi sử dụng metronidazol dạng tiêm trên trẻ em chưa được xác định cho bất kỳ chỉ định nào, dùng dạng thuốc (trừ trường hợp điều trị amibe) cho trẻ em cũng cần thận trọng. - Uống metronidazol có thể nhiễm nấm Candida ở miệng, âm đạo hoặc ruột. Nếu có bội nhiễm phải điều trị thích hợp. - Metronidazol có hấp phụ tử ngoại cao ở khoảng bước sóng xác định. Do vậy kết quả xét nghiệm men gan (ALT, AST.....) có thể bị ảnh hưởng nên cần chú ý xem xét. - Phụ nữ có thai : Metronidazol qua hàng rào nhau thai khá nhanh, nồng độ thuốc ở cuống nhau thai và huyết tương mẹ tương tự nhau. Mặc dù hàng nghìn người đang mang thai đã dùng thuốc, nhưng chưa thấy có thông báo về việc gây quái thai. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu đã thông báo nguy cơ sinh quái thai tăng khi dùng thuốc vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó không nên dùng thuốc trong thời gian đầu khi mang thai, trừ khi bắt buộc phải dùng và cân nhắc lợi ích và nguy cơ có hại - Thời kỳ cho con bú: Metronidazol bài tiết vào sữa mẹ khá nhanh, nồng độ thuốc trong huyết tương của trẻ bú sữa có thể khoảng 15% nồng độ ở huyết tương người mẹ. Nên ngừng cho bé bú khi điều trị bằng metronidazol.  Cách dùng : - Metronidazol có thể dùng uống dạng viên nén( uống cùng hoặc sau bữa ăn). - Dạng dịch treo metronidazol benzoate (uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn). - Dùng tại chỗ đặt âm đạo hoặc hậu môn. - Tiêm truyền ( dung dịch 5mg/ml) tốc độ truyền 5ml/phút. - Nếu thuốc tiêm ở dạng bột, pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Nếu không có chỉ dẫn, pha với nước tiêm hoặc thuốc tiêm natri clorid 0,9% (4,4ml cho 500ml thuốc bột) để có được dung dịch có chứa 100mg/ml. Pha loãng tiếp với dung dịch truyền natri clorid 0,9%, dextro 5% hoặc Ringer lactat để được dung dịch có chứa khoảng 8 mg/ml.  Liều dùng :  Đường uống - Liều metronidazol được tính qui đổi theo dạng base. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 6 NHÓM 1 - Liều uống thường dùng cho người lớn 250mg/lần, ngày 3-4 lần/ngày hoặc 500mg/lần, 2 lần/ngày. Thời gian điều trị theo tình trạng và từng trường hợp bệnh, thường từ 5-10 ngày. Một số gợi ý về liều lượng cho một số bệnh cụ thể: - Điều trị nhiễm H.pylori : 500 mg x 2-3 lần/ngày, phối hợp với hợp chất bismuth hoặc chất ức chế bơm proton và các kháng sinh khác (Clarithromycin hoặc Amoxicillin) trong 1– 2 tuần. Phác đồ 3 thuốc 10-14 ngày PPI+ Clarithromycin (500mg)+ Metronidazol(500)/Amoxicillin (1g). Có thể thay thế metronidazol , amoxicillin bằng tetracyllin 500 mg. Phác đồ này dung nạp thuốc tốt và đạt tỷ lệ loại trừ h.plylori > 90%. Liều PPI: omeprazole 20mg, esomeprazol 20mg, lanzoprazol 30mg, rabeprazol 20mg, pantoprazol 40mg) Phác đồ 4 thuốc 14 ngày PPI x 2 lần + Metronidazol (500mg) x 4 lần + Bismuth subsalicylat 525 mg x 4 lần + Tetracylin 500mg x 4 lần. - Điều trị nhiễm Trichomonas: Liều duy nhất 2g hoặc một đợt điều trị 7 ngày gồm 250mg x 3 lần/ ngày. Điều trị đồng thời cho cả đối tượng có quan hệ tình dục. Nếu bệnh chưa khỏi, cần thiết điều trị tiếp một đợt, liều 500mg/ lần, 2 lần/ ngày trong 7-14 ngày. - Bệnh do amibe: Lỵ amibe cấp ở ruột do E.histolytica: Người lớn: 750mg x 3 lần/ ngày trong 5-10 ngày. Trẻ em: 35-50mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, trong 5-10 ngày. Áp xe gan do amibe: Người lớn: 500-750mg x 3 lần/ ngày trong 5-10 ngày hoặc 1,5-2,5g x1 lần/ngày trong 2 hoặc 3 ngày liên tiếp Trẻ em: 35-50mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, trong 5-10 ngày. - Bệnh Balantidium và nhiễm Blastocystis hominis: 750 mg, 3 lần/ngày, trong 5-10 ngày. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 7 NHÓM 1 - Bệnh do Giardia: Người lớn: 2g x 1 lần/ ngày, trong 3 ngày liên tiếp hoặc 250mg x 3 lần/ ngày, trong 5- 7 ngày. Trẻ em: 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần trong 5-7 ngày. - Bệnh do giun rồng Dracunculus: Người lớn: 250 mg x 3 lần/ngày hoặc 25 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Trẻ em: 25 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Không quá 750 mg/ngày (dù trẻ trên 30 kg). - Nhiễm khuẩn kỵ khí: 7,5mg/kg cho tới tối đa 1g, cách 6 giờ 1 lần trong khoảng 7 ngày hoặc lâu hơn. - Nhiễm khuẩn phụ khoa: Liều duy nhất 2g hoặc một đợt điều trị 5-7 ngày với 500mg x 2 lần/ngày. - Viêm loét nướu hoại tử cấp: 250 mg x 3 lần/ngày trong 3 ngày; liều tương tự được dùng trong nhiễm khuẩn miệng cấp. - Viêm đại tràng do kháng sinh: 500 mg x 3-4 lần mỗi ngày. - Viêm vùng chậu: 500 mg x 2 lần/ngày được phối hợp với ofloxacin 400 mg x 2 lần/ngày; điều trị liên tục trong 14 ngày. - Phòng ngừa nhiễm khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật: 20-30 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.  Đường tiêm: - Người lớn: Truyền tĩnh mạch 1,0-1,5g/ngày chia làm 2-3 lần. - Trẻ em: Truyền tĩnh mạch 20-30mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần. - Lưu ý: Chỉ nên dùng dạng tiêm truyền khi người bệnh không thể uống được thuốc. 1.2. Clarithromycin [2], [12]  Hoạt chất : Clarithromycin  Hàm lượng : 500 mg  Dạng bào chế : Viên bao phim  Nhóm điều trị : Kháng sinh  Chỉ định : ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 8 NHÓM 1 - Clarithromycin được dùng phối hợp với một số thuốc ức chế bơm proton hoặc một thuốc đối kháng thụ thể H 2 và với một thuốc kháng khuẩn khác để diệt trừ H.Pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày- tá tràng đang tiến triển. - Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuản da và các mô mềm do vi khuẩn nhạy cảm. - Dự phòng và điều trị nhiễm Mycobacteria avium complex (MAC) ở người nhiễm HIV nặng. - Điều trị nhiễm Legionella pneumophila: thuốc được lựa chọn là macrolid (thường là azithromycin) hoặc fluoroquinolon, ho gà, bệnh phong, Toxoplasma. - Clarithromycin có thể được lựa chọn dùng với pyrimethamin trong điều trị bệnh do nhiễm Toxoplasmamoris - Dự phòng viêm màng tim nhiễm khuẩn khi dị ứng với penicilin.  Tác dụng phụ : - Clarithromycin dung nạp tốt, trên lâm sàng các ADR hầu như chỉ ở mức nhẹ hoặc thoáng qua, chỉ khoảng 1% tác dụng nghiêm trọng được báo cáo. Các ADR theo đường uống của clarithromycin tương tự hoặc nhẹ hơn erythromycin. ADR chủ yếu trên đường tiêu hóa - Thường gặp Tiêu hóa: vị giác bất thường, tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, chứng khó tiêu. Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất là 5%. Cũng có thể bị viêm đại tràng giả mạc. Toàn thân: phản ứng quá mẫn như ngứa, mề đay, ban da, kích ứng. Thần kinh trung ương: đau đầu. Da: phát ban Gan: tăng thời gian prothrombin. Thận: tăng BUN - Ít gặp Tiêu hóa: Các triệu chứng ứ mật (đau bụng trên, đôi khi đau nhiều), buồn nôn, nôn. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 9 NHÓM 1 Gan: Các trị số chức năng gan bất thường, bilirubin huyết thanh tăng và thường kèm theo vàng da, sốt phát ban và tăng bạch cầu ưa eosin. Thính giác: điếc (nếu dùng liều cao) thần kinh giác quan có thể hồi phục. - Các tác dụng phụ khác (< 1%). Viêm ruột do Cxlostridium dificile, tăng phosphatase kiềm, phản vệ, biếng ăn, lo âu, tăng lú lẫn, mất phương hướng tăng GGT, viêm lưỡi, ảo giác, giảm thính lực, suy gan, viêm gan, hạ glucose máu, mất ngủ, kéo dài thời gian QT, động kinh, tăng creatinin huyết thanh, hội chứng Steven Jonhson, viêm dạ dày, giảm tiểu cầu, đổi màu lưỡi, đổi màu răng, tăng men gan, run, loạn nhịp thất, chóng mặt.  Chống chỉ định: - Bệnh nhân quá mẫn với clarithromycin, erythromycin hay bất kỳ kháng sinh nhóm macrolid khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. - Chống chỉ định sử dụng đồng thời clarithromycin với một số thuốc như terfenadin, astemizol, cisaprid và pimozid vì có thể gây tăng đáng kể nồng độ của những thuốc này trong huyết tương và gây độc tính trên tim nghiêm trọng và/hoặc đe dọa tính mạng. - Sử dụng đồng thời với các alkaloid nấm cựa gà (ergotamin, dihydroergotamin) cũng được chống chỉ định vì có khả năng gây độc tính nghiêm trọng. - Không nên dùng clarithromycin cho bệnh nhân có tiền sử khoảng QT kéo dài hoặc loạn nhịp tâm thất kèm xoắn đỉnh. - Không nên dùng clarithromycin đồng thời với các chất ức chế HMG-CoA reductase (các statin) được chuyển hóa hầu hết bởi CYP3A4 (lovastatin hoặc simvastatin) vì tăng nguy cơ các bệnh về cơ gồm tiêu cơ vân. Nên ngưng dùng clarithromycin trong khi điều trị với các thuốc trên. - Không nên dùng clarithromycin cho những bệnh nhân hạ kali máu (nguy cơ kéo dài khoảng QT). - Không dùng clarithromycin cho những bệnh nhân suy gan nặng.  Thận trọng: ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 10 NHÓM 1 - Chỉ định clarithromycin khi biết rõ không có nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn hay để phòng ngừa thì không đem lại lợi ích cho bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vi khuẩn đề kháng thuốc. - Clarithromycin được đào thải chủ yếu qua gan và thận. Clarithromycin có thể được dùng mà không cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân suy gan có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, nếu suy thận nặng có hoặc không kèm theo suy gan thì nên giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng. - Không sử dụng đồng thời clarithromycin và ranitidin bismuth citrat đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút và không nên dùng cho những bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. - Clarithromycin có thể gây tăng trưởng quá mức các loại vi khuẩn hoặc nấm không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra, thay thế bằng liệu pháp thích hợp. - Tránh sử dụng hoặc sử dụng thận trọng đối với người bệnh có khoảng thời gian QT kéo dài hoặc loạn nhịp trên thất, bệnh tim đã có từ trước. Dùng thận trọng cho người bệnh bị bệnh động mạch vành. Tránh sử dụng viên giải phóng chậm cho người bệnh đã bị hẹp đường tiêu hóa. - Ảnh hưởng trên gan: Tăng nồng độ ALT (SGPT), AST (SGOT), phosphatase kiềm, LDH, hoặc tổng lượng bilirubin huyết thanh đã được báo cáo (dưới 1% bệnh nhân) ở những bệnh nhân dùng riêng lẻ clarithromycin hay kết hợp điều trị với omeprazol. Gan to và bất thường chức năng gan (như ứ mật, có hoặc không có vàng da) cũng đã được báo cáo trên những bệnh nhân dùng thuốc. Bất thường chức năng gan này có thể nghiêm trọng nhưng thường tự khỏi. Tuy nhiên suy gan dẫn đến hoại tử đã được báo cáo hiếm gặp, chủ yếu trên những bệnh nhân suy gan nặng hoặc dùng thuốc kết hợp điều trị. - An toàn và tác dụng của clarithromycin đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được đánh giá. Độ an toàn của thuốc cho trẻ em trên 20 tháng tuổi bị nhiễm M.avium phức hợp cũng chưa được đánh giá. Không nên cho trẻ em dùng viên nén tác dụng kéo dài. - Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai. Clarithromycin chỉ nên dùng trong thai kỳ khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với thai nhi. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 11 NHÓM 1 - Cần thận trọng khi sử dụng clarithromycin cho phụ nữ cho con bú.  Cách dùng - : Clarithromycin có thể uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Viên nén và hỗn dịch , cho uống không cần chú ý tới bữa ăn (trước hoặc sau bữa ăn đều được). Hỗn dịch clarithromycin có thể uống với sữa. Viên nén giải phóng chậm nên uống cùng thức ăn. - Dạng cốm Clarithomycin để pha hỗn dịch uống: Pha bằng cách thêm một lượng nước vào lọ thuốc để tạo thành hỗn dịch chứa 125 hoặc 250mg clarithromycin/5ml. Nước nên chia làm hai lần thêm và lắc kỹ sau mỗi lần thêm. Lắc mạnh hỗn dịch trước khi dùng - Thuốc tiêm truyền : Đối với tiêm truyền tĩnh mạch không lien tục, pha loãng dung dịch hoàn nguyên với dung dịch tiêm glucose 5% hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% để được dung dịch có chứa 2mg/ml clarithromycin và tiêm vào tĩnh mạch lớn trong thời gian 60 phút.  Liều dùng - : Người lớn : Uống 250-500mg/lần, cách 12 giờ một lần hoặc viên giải phóng chậm 1000 mg (2viên 500mg)/ lần, 1 lần/ ngày, trong 7-14 ngày. Tiêm truyền: 500mg/ lần, 2 lần/ngày. Tiêm truyền trong 2-5 ngày, sau đó có thể chuyển sang dạng uống - Trẻ em: Trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên: Uống 7,5mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần ( tối đa 500mg/lần). Một số gợi ý về liều lượng cho một số bệnh cụ thể: Người lớn : - Điều trị nhiễm H.pylori và loét tá tràng: Dùng trị liệu pháp phối hợp 3 hoặc 4 thuốc : Bismuth subsalicylat, amoxicillin, kháng thụ thể H 2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Với liều 500mg/lần, cách 8-12 giờ một lần, trong 10- 14 ngày. - Viêm phế quản mạn tính, đợt cấp tính nặng: 250mg-500mg/ lần, cách 12 giờ một lần hoặc viên giải phóng chậm 1000mg (2 viên 500mg)/ lần, 1 lần/ ngày, trong 7-14 ngày. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 12 NHÓM 1 - Viêm xoang cấp tính: 500mg/ lần, cách 12 giờ một lần hoặc viên giải phóng chậm 1000mg (2 viên 500mg)/lần, 1 lần/ ngày, trong 14 ngày. - Nhiễm Mycobacteria (phòng và điều trị): 500mg, 2 lần/ ngày (kết hợp với thuốc khác như ethambutol, rifampicin). - Viêm amidan, viêm họng: 250mg/lần, cách 12 giờ/ lần, trong 7-14 ngày. - Dự phòng đối với viêm màng trong tim: Khi làm thủ thuật ở rang, đường hô hấp, thực quản: dùng một liều đơn 500mg, 1 giờ trước khi tiến hành. - Viêm da và cấu trúc da: 250mg/ lần, cách 12 giờ một lần, trong 7-14 ngày. - Nhiễm Mycobacterium avium: điều trị viêm da do nhiễm Mycobacterium avium: 500mg, ngày 2 lần, trong ít nhất 3 tháng. - Điều chỉnh liều cho người suy thận. - Các chỉ số dược động học ở người cao tuổi và người lớn trẻ tuổi tương tự như nhau. Không cần điều chỉnh liều clarithromycin ở người suy gan à người có chức năng thận bình thường. - Điều chỉnh liều ở người suy thận được gợi ý như sau: - Clcr<30ml/phút. Dùng 1/2 liều bình thường hoặc kéo dài gấp đôi khoảng cách giữa các lần cho thuốc. - Trường hợp phối hợp với ritonavir: - Clcr: 30-60ml/phút. Giảm 50% liều dùng - Clcr<30-60ml/phút. Giảm 75% liều dùng Trẻ em: - Viêm phổi cộng đồng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm da và cấu trúc da: 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, 12 giờ một lần, trong 10-12 ngày. - Nhiễm khuẩn Mycobacteria (phòng và điều trị): 7,5mg/kg (tới 500mg), 2 lần/ ngày. - Ho gà: Trẻ từ 1- 5 tháng tuổi: 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, cách 12 giờ một lần, trong 7 ngày. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 15mg/kg/ngày, chia 2 lần, 12 giờ một lần (liều tối đa 1g/ngày). Dự phòng đối với viêm màng trong tim: Ngăn ngừa nhiễm khuẩn viêm màng trong tim cho trẻ phải phẫu thuật răng, đường hô hấp, thực quản: 15mg/kg. 3060 phút trước khi tiến hành. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 13 NHÓM 1 1.3. Barole 10 [3],[5]  Hoạt chất : Rabeprazole  Hàm lượng : 10 mg  Dạng bào chế : Viên bao tan trong ruột  Nhóm điều trị : Tiêu hóa  Chỉ định : - Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản có hoặc không có viêm thực quản, loét hoặc trầy xước: điều trị thời gian ngắn (4-8 tuần). Điều trị duy trì (không quá 12 tháng) để ngăn tái phát. - Kết hợp với liệu trình kháng sinh thích hợp để diệt Helicobacter plyori ở những bệnh nhân loét hành tá tràng. - Loét tá tràng cấp tính : Điều trị thời gian ngắn (4 tuần) - Loét dạ dày cấp tính - Hội chứng Zollinger- Elison. - Tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa cao không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản  Tác dụng phụ: - Thường gặp Các ADR thường gặp nhất trong quá trình thử thử lâm sang là: Đau đầu, ỉa chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, mẩn ngứa và khô miệng. Đa số các ADR ghi nhận được trong quá trình thử nghiệm lâm sang thuộc nhóm nhẹ và vừa chỉ là thoáng qua. Nhiễm khuẩn, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, ho, viêm họng, viêm mũi, tiêu chảy, buồn nôn, đau vùng bụng, táo bón, đầy hơi đau không rõ nguyên nhân, đau lung, suy nhược, các triệu chứng giống cúm. - Ít gặp Bồn chồn, buồn ngủ, khó tiêu, khô miệng, ợ hơi, ngứa, hồng ban, đau cơ, chuột rút, đau khớp, nhiễm khuẩn đường niệu, đau ngực, ớn lạnh, sốt, tăng enzym gan.  Hiếm gặp ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 14 NHÓM 1 Giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng huyết áp, chán ăn, trầm cảm, rối loạn thị giác, viêm dạ dày, viêm rang, rối loạn vị giác, viêm gan, vàng da, bệnh não do gan, ngứa, đổ mồ hôi, phản ứng phồng nước, viêm thận kẽ, tăng cân.  Rất hiếm gặp Hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens- Jonhson.  ADR chưa biết tỷ lệ Giảm natri huyết, phù ngoại biên, chứng vú to ở đàn ông.  Chống chỉ định: - Mẫn cảm rabeprazol, các dẫn chất của benzimidazol (ví dụ esomeprazole, lansoprazol, omeprazole, pantoprazole) và bất kỳ thành phần nào của thuốc. - Phụ nữ mang thai, cho con bú  Thận trọng: - Đáp ứng triệu chứng đối với trị liệu rabeprazol không loại trừ được các u ác tính dạ dày hoặc thực quản đã có, vì vậy cần phải loại trừ khả năng bệnh nhân bị u ác tính trước khi điều trị bằng rabeprazol. - Cần thận trọng dùng rabeprazol vì có nguy cơ phản ứng quá mẫn chéo với các thành phần ức chế bơm proton khác và các dẫn chất benzimidazol khi dùng thay thế. - Không dùng rabeprazole cho trẻ em vì chưa có kinh nghiệm sử dụng. - Không được chỉ định kết hợp rabeprazol natri với atazanavir. - Không sử dụng rabeprazol cho bệnh nhân không dung nạp galactose do di truyền, thiếu enzym lapp lactase hoặc suy giảm hấp thu glucose, galactose.  Cách dùng: - Uống thuốc nguyên vẹn, không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc. Vì thuốc là viên bao tan trong ruột cho uống thuốc không cần chú ý tới bữa ăn (Trước sau ăn đều được). - Tiêm truyền tĩnh mạch  Liều dùng: Người lớn: Đường uống Loét dạ dày tá tràng và loét dạ dày lành tính kết hợp với nhiễm H.Pylori: ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 15 NHÓM 1 Khuyến cáo kết hợp các thuốc sau đây dùng 7 ngày: rabeprazol 20mg/lần /2 lần/ngày + clarithromycin 500mg/lần, 2 lần/ ngày và amoxicilin 1g/lần, 2 lần/ngày. Thuốc được uống vào buổi sáng và buổi tối. - Loét dạ dày tá tràng cấp tính : Uống 20mg/ngày, 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 tuần nếu vết loét chưa liền hoàn toàn. - Loét dạ dày tá tràng lành tính: Uống 20mg/ngày, 1 lần vào buổi sáng, trong 6 tuần. Tiếp tục thêm 6 tuần nếu vết loét chưa liền hoàn toàn. - Hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản có triệu chứng loét hoặc trầy xước: Uống 20mg, 1 lần/ ngày, trong 4-8 tuần. - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản- phải điều trị lâu dài: Để điều trị duy trì, khuyến cáo 10mg-20mg uống 1 lần/ngày, phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân. - Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày- thực quản không viêm thực quản: Liều khuyến cáo 10mg/lần mỗi ngày cho tới 4 tuần, sau đó 10mg/lần/ngày khi cần. Nếu không thấy triệu chứng bệnh được kiểm soát trong 4 tuần lễ, bệnh nhân cần được đi tái khám. - Hội chứng Zollinger- Elisson: Người lớn, liều khởi đầu là 60mg/lần/ngày. Liều có thể tăng lên tối đa 120mg/ngày, chia làm 2 lần tùy theo sự cần thiết đối với từng bệnh nhân. Có thể chỉ định liều một lần/ngày lên đến 100mg. Liệu trình kéo dài cho đến hết triệu chứng lâm sàng. - Bệnh nhân suy gan suy thận: Không cần điều chỉnh liều. - Trẻ em: Không dùng vì chưa có kinh nghiệm. 1.4. Drotaverin [6],[28]  Hoạt chất : Drotaverin hydrochloride  Nồng độ, hàm lượng : 40 mg  Dạng bào chế : Viên nén  Nhóm điều trị : Tiêu hóa  Chỉ định : - Co thắt dạ dày- ruột, hội chứng ruột kích thích. - Cơn đau quặn mật và các co thắt đường mật: sạn đường mật và túi mật, viêm đường mật. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 16 NHÓM 1 - Cơn đau quặn thận và các co thắt đường niệu- sinh dục: sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bể thận, viêm bàng quang. - Các co thắt tử cung: đau bụng kinh.  Tác dụng phụ :  Hiếm gặp: - Chóng mặt, buồn nôn, nôn. - Rối loạn giấc ngủ. - Táo bón, khô miệng, ăn mất ngon. - Đỏ bừng (đỏ da), viêm da dị ứng, sưng trên mặt, tay hoặc chân. - Đau đầu. - Nhịp tim không đều. - Hạ huyết áp nếu tiêm IV nhanh.  Chống chỉ định : - Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc - Tắc ruột, liệt ruột. - Tắc ruột do phân - Mất trương lực đại tràng.  Thận trọng - Phải đến khám thầy thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng mới hoặc các triệu chứng còn dai dẳng, xấu hơn, không cải thiện sau 2 ngày điều trị. - Mặc dù không gây quái thai nhưng không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai vì bằng chứng về độ an toàn trong các nghiên cứu lâm sàng còn giới hạn. - Thời kỳ cho con bú: không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú vì bằng chứng về độ an toàn còn giới hạn.  Cách dùng: dùng đường uống hoặc đường tiêm. Nếu dùng đường uống không phụ vào bữa ăn.  Liều dùng : - Uống viên nén - Người lớn: 120-240mg/ngày (3-6 viên chia 2-3 lần/ngày). - Trẻ em: ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 17 NHÓM 1 Người lớn : 3-6 viên/40mg/ngày chia nhiều lần Trẻ em > 6t: 2-5 viên/40mg/ ngày - Tiêm Người lớn: tiêm SC/IM 1-2 ống x1-3 lần/ ngày. Đau cấp tính do sỏi( sỏi thận, sỏi mật) IV chậm 1-2 ống 1.5. Trimafort [4], [7], [13]  Hoạt chất, hàm lượng : Magnesi hydroxyd (400mg) + Nhôm hydroxyd (800,4mg) + Simethicon (80mg)  Dạng bào chế : Hỗn dịch uống  Nhóm điều trị : Tiêu hóa  Chỉ định : - Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản - Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dịch vị (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid). - Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng. - Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày do stress.  Tác dụng phụ : Tiêu hóa: Tác dụng phụ đường tiêu hóa đã được báo cáo thường xuyên nhất. - Chúng bao gồm táo bón (thứ phát sau điều trị bằng hydroxid nhôm) và tiêu chảy (thứ phát sau điều trị bằng hydroxid magiê). Các tác nhân này được kết hợp để có thể sử dụng liều thấp hơn và tác dụng trị táo bón và tiêu chảy có thể được cân bằng. Tuy nhiên, tiêu chảy dường như là tác dụng phụ thường gặp nhất. Hiếm khi tắc nghẽn đường tiêu hóa đã xảy ra khi sử dụng nhôm hydroxid. Chuyển hóa: ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 18 NHÓM 1 - Giảm phosphate máu với việc sử dụng nhôm hydroxid. Ở những bệnh nhân sử dụng nhôm hydroxid dài hạn, đặc biệt là kết hợp với chế độ ăn uống kém, giảm phosphate máu có thể dẫn đến yếu cơ, tiêu cơ vân, tan máu và bệnh não. Phức hợp nhôm hydroxit với phốt phát trong ruột để tạo thành nhôm photphat không hòa tan, do đó ức chế sự hấp thu phốt phát trong chế độ ăn uống. Nhôm hydroxide thường được sử dụng ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận để điều chỉnh sự tích tụ phosphate do giảm đào thải. Cơ xương khớp Nhôm hydroxide liên quan đến giảm phosphat máu, nếu nghiêm trọng và mãn tính, dẫn đến giảm khoáng hóa xương và có khả năng xương . HypophosphHRia cũng được cho là có tác dụng kích thích sự chuyển đổi calcifediol (25-hydroxy vitamin D3) thành calcitriol (1,25dihydroxy vitamin D3), một chất kích thích mạnh mẽ của sự tái hấp thu xương, góp phần vào sự hủy xương. Những bệnh nhân này thường yêu cầu điều trị thay thế phốt pho. Các triệu chứng của nhuyễn xương có thể mất vài tuần để giải quyết. Loãng xương do lắng đọng nhôm trong xương thường chỉ thấy ở bệnh nhân suy thận mạn . Sự hình thành xương chậm lại để đáp ứng với tiền gửi xương nhôm. Nhôm cũng có thể lắng đọng trong mô khớp, dẫn đến bệnh khớp và hydrarthrosis. Tác dụng phụ của cơ xương khớp đã bao gồm xương, do nhôm hydroxit, có thể xảy ra bởi hai cơ chế khác nhau. Loạn xương có thể xảy ra do giảm phosphat hoặc do tích lũy nhôm trong xương. Loạn xương do giảm phosphat máu thường đi kèm với khó chịu, đau xương, yếu cơ và gãy xương. Loạn xương do lắng đọng nhôm có thể xuất hiện theo cách tương tự và xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân suy thận mãn tính. Tiền gửi nhôm được nhìn thấy trên sinh thiết xương. [ Tham khảo ] Hệ thần kinh Bệnh não liên quan đến tích lũy nhôm thường được đặc trưng bởi rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhịp, khó thở, khó nuốt, run, cơ tim, co giật , hôn mê và tử ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 19 NHÓM 1 vong. Điện não đồ của bệnh nhân mắc bệnh não nhôm đã cho thấy tình trạng chậm phát triển, và các đợt bùng phát nhịp nhàng của hoạt động delta. Khoảng thời gian giữa bắt đầu điều trị bằng nhôm hydroxit và phát triển bệnh não trong tám trường hợp được báo cáo dao động từ ba tuần đến ba tháng. Ở hai trong số những bệnh nhân này, nồng độ trong huyết thanh nhôm dao động từ 871 đến 2267 mcg / L. Những bệnh nhân này đang điều trị bằng natri citrat đồng thời. Hầu hết bệnh nhân chạy thận mạn tính phát triển bệnh não nhôm chậm trong vài năm. [Tham khảo ] Tác dụng phụ của hệ thần kinh đã bao gồm bệnh não đôi khi được báo cáo ở những bệnh nhân bị suy thận khi điều trị lâu dài bằng nhôm hydroxit. Khi có sẵn, nồng độ huyết thanh nhôm kích thích cơ bản và / hoặc deferoxamine cho thấy nồng độ cao. [ Tham khảo ] Thận Tác dụng phụ ở thận hiếm khi bao gồm sự hình thành sỏi thận , rất có thể là do tăng calci niệu, với việc sử dụng nhôm hydroxit. [ Tham khảo ] Khác Thuốc kháng axit có thể can thiệp vào các phương pháp điều trị bằng thuốc vì ảnh hưởng của chúng đến pH dạ dày, hấp phụ hoặc liên kết với thuốc và thay đổi pH nước tiểu. [ Tham khảo ] - Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mãn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat. - Giảm phosphat huyết đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng ure huyết cao.  Thường gặp Táo bón, chát miệng, cúng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.  Ít gặp Giảm phosphat huyết, giảm magnesi huyết. ĐỀ TÀI: TÌM KIẾM THÔNG TIN CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN ĐƠN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan