Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về ý nghĩa của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” trong thời kì ...

Tài liệu Tìm hiểu về ý nghĩa của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” trong thời kì việt nam hội nhập kinh tế quốc tế

.DOC
11
1298
99

Mô tả:

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..2 B. NỘI DUNG I.Khái niệm văn hóa……………………………………………………………..2 II.Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội……………………………………..2 III.Ý nghĩa của “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” trong thời kì Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………4 IV. Thách thức trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế…………………………..5 V.Giải pháp…………………………………………………………………….. .6 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………………………………..8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nghị Trung ương 10 khóa IX đã nhận định về sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đổi mới. Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội, đa dạng hóa thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hóa, và của cá nhân ngày càng tăng lên và mở rộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lí công tác văn hóa của Đảng và Nhà nước. Dưới đây em xin trình bày bài tìm hiểu về ý nghĩa của “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” trong thời kì Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. B. NỘI DUNG I.Khái niệm văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng của các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”, nhưng chủ yếu theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “Văn hóa là 2 bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. II.Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội – vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc (thí dụ:cấu trúc này ở Việt Nam là cấu trúc Nhà-Làng-Nước) đồng thời nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội – văn hóa (bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm lên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sống gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. Khái niệm văn hoá là nền tảng tinh thần có từ NQTW 4 Ngày 14/1/1993 (khoá VII) Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra một NQ riêng về văn hoá. Tên NQ: “Về một số nhiệm vụ văn hoá văn nghệ những năm trước mắt”, đến văn kiện ĐH VIII và NQTW5 (khoá VIII) nhắc lại. Theo đó, văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần. Đây là một quan điểm quan trọng của Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hoá có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội. Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền 3 tảng tinh thần (văn hoá). Hai nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Trong mỗi cá nhân con người, có đời sống vật chất chưa đủ (mới chỉ đáp ứng được phần “con” (ăn, mặc, ở đi lại và những nhu cầu sinh học) mà phải có đời sống tinh thần. Không có nền tảng vật chất, con người không thể tồn tại như một sinh thể, nhưng không có nền tảng tinh thần thì con người cũng không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá. Có thể ví như: vật chất quyết định sự tồn tại của phần “con”, tinh thần quyết định sự tồn tại của phần “người”. Trong một xã hội cũng vậy, có nền tảng vật chất chưa đủ, phải có nền tảng tinh thần mới có thể trở thành cộng đồng được. Nền tảng tinh thần có sức mạnh ghê gớm (sức mạnh của niềm tin tôn giáo - thánh chiến, tử vì đạo của cả một cộng đồng). Đó cũng chính là hệ giá trị, là hòn đá tảng của văn hoá. NQTW5 đã nêu lên khái niệm văn hoá trong một nội hàm rộng, bao quát đời sống tinh thần nói chung, tập trung vào những lĩnh vực lớn: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục và khoa học, văn hoá nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với thế giới, các thể chế và thiết chế văn hoá… Toàn bộ những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của dân tộc, là cơ sở liên kết và đúc kết các thế hệ, tạo nên sức sống của một dân tộc, tạo nên bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước. Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Nền tảng tinh thần xã hội chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền thống, đã được đúc kết từ trong lịch sử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác, quốc gia khác. Bản sắc dân tộc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, một quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung của cộng đồng để dân tộc đó, quốc gia đó hướng tới (PQA). Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, là cơ sở để phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thân đoàn kết dân tộc, phát huy ý chí bản lĩnh trí tuệ và đạo lý của dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước (văn kiện NQTW5 - khoá VIII). Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần trong xã 4 hội, thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, giữa tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống hoạt động xã hội trên mọi phương diện giá trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương, biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Tóm lại, có thể thấy rằng: giá trị tinh thần đóng vai trò quyết định, là nền tảng tinh thần xã hội, là hòn đá tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội. III.Ý nghĩa của “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” trong thời kì Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan, là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho từng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế mở. Tuy nhiên, việc hội nhập có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc, thì bên cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các nước trên thế giới, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của nước khác. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Bản sắc riêng của một dân tộc, giúp chúng ta nhận dạng rõ một quốc gia đó. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. 5 Những di sản văn hóa thế giới đã đi vào lòng mọi người và được trân trọng tự hào. Những địa danh như: Vịnh Hạ Long, Ăng-co Vát, Chùa Vàng, Kim Tự Tháp, Tượng Nữ Thần Tự Do… luôn là biểu tượng gần gũi đối với mọi người trên hành tinh. Trong bất cứ xã hội tiến bộ nào, văn hóa thông tin cũng luôn là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa thông tin là nhịp cầu nối liền sự tiến bộ của các quốc gia với nhau và sự hội nhập các nền văn hóa, các khu vực và toàn thế giới sẽ tạo nên một hành tinh hòa bình, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và tiến bộ. Quá trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình. Quá trình này cũng sẽ tạo điều kiện cho thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung của tất cả những cái riêng, cái đặc thù; cái chung không bài trừ cái riêng mà cùng với cái riêng làm tiền đề cho nhau để cùng thúc đẩy nhau phát triển và tiến bộ. Công cuộc đổi mới của đất nước ta hai mươi năm qua chính là sự chủ động hội nhập quốc tế, từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao (từ 7,5 - 8% năm), cơ cấu kinh tế được chuyển địch theo hướng tích cực phát triển công nghiệp và dịch vụ, tốc độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ với những bước đi dài... tất cả đã tạo điều kiện chín muồi để Việt Nam vững bước trên tiến trình hòa nhập Thương mại Quốc tế WTO. IV. Thách thức trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế Chúng ta dể dàng nhận thấy: “Toàn cầu hoá và hội nhập” một mặt làm nâng cao chất lượng sống, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến "sự va chạm" giữa lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống: Lối sống và cách tư duy hoà với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình làng nghĩa xóm dường như "mặc cảm" với lối sống đô thị và toán tính kinh tế có tính cá nhân, nếp sống thanh bình dễ "dị ứng” với nhịp độ gấp gáp của tác phong công nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương phản với văn hoá trí tuệ và nền pháp 6 lý chặt chẽ, lối sống tiêu xài không mấy phù hợp với truyền thống thanh đạm của con người Việt Nam… Hội nhập quốc tế không chỉ là nhập công nghệ mà là hoạt động toàn diện khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất - quản lý kinh tế xã hội. Sự hội nhập sẽ làm tăng nhanh nhiều loại sản phẩm văn hoá, trong đó, bên cạnh các yếu tố tốt đẹp, có cả những yếu tố không phù hợp với văn hoá truyền thống, thậm chí độc hại nữa. Chiến lược là vậy, nhưng 20 năm hội nhập văn hóa thế giới quả là cuộc đấu tranh quyết liệt. Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hóa có nhiều ý kiến khác nhau, không được đồng thuận như khi chúng ta đánh giá về thành tựu đổi mới kinh tế. Điều này chứng tỏ quá trình hội nhập văn hóa của chúng ta còn có những vấn đề non yếu. Không ai phủ nhận sau 20 năm đổi mới, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng cao, được mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy trì công khai không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được. Riêng về lĩnh vực văn học nghệ thuật, 20 năm hội nhập thì văn chương nghệ thuật thế giới ồ ạt tràn vào nước ta, cả những tác phẩm hay và những tác phẩm dở. Văn hóa bạo lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong mỹ tục, những món hàng ăn liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm nghiêm... Những tính chất văn chương nghệ thuật ngoại lai đó đôi khi còn có sức mạnh chiếm lĩnh hắn được một bộ phận làm nhiệm vụ sáng tạo, biểu diễn và một bộ phận công chúng nhất là khá đông đảo giới trẻ hoan hô môt cách vô tội vạ, "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” khá rầm rộ. V.Giải pháp Hội nhập thế giới, nghĩa là ra với đại dương với nhiều sóng to gió lớn. Ở lĩnh vực nào cũng cần phải có người cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xa trông rộng. Trên thế giới đã có nhiều bài học về sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa hóa. Những bài học nào cũng chỉ 7 có những giá trị nhất định chứ không thể là chìa khỏa vạn năng. Chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn đúng đắn, nhưng triển khai xây dựng quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn phức tạp, là thách thức lớn cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thể làm được. Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn diện, trong đó có hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới, nhưng trong thực tế, thách thức mới đã và đang đặt ra cho chúng ta trong giai đoạn mở cửa hiện nay cách tiếp nhận cũng như việc quản lý lãnh đạo, chỉ đạo công tác này như thế nào? Thách thức thì phải có giải pháp. Để kịp thời định hướng và uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, xa rời thực tế, đua đòi và lai căng, chúng ta phải nhanh chóng khắc phục sự xuống cấp đến mức báo động về đạo đức của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Cái gốc của bản sắc văn hóa là tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay. Tâm hồn ấy, nhân cách ấy đã được thể hiện qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chúng ta không thể chấp nhận lối sống thiếu văn hóa, phi đạo đức của một số kẻ cố tình quay lưng lại với lịch sử văn hóa của dân tộc. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết sau: Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, tạo sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta sẵn sàng mở cửa để đón nhận nền văn minh của nhân loại, trân trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc. Chúng ta cũng làm hết sức mình để đưa niềm tự hào của văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Sự giao lưu ấy đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc thắt chặt tình 8 đoàn kết hữu nghị tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực và thế giới. Thứ hai, Chúng ta nhất định phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào ''Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá'' gắn chặt với cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống, làm chuyển biến mạnh mẽ công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với cán bộ chủ chốt các cấp và thanh niên. Thứ ba, Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác chỉ đạo và giám sát, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam, không ngừng bồi đắp truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa kết hợp với giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt là việc giáo dục pháp luật nhằm làm cho nhân dân hiểu biết pháp luật và làm theo pháp luật. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo ra được môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các loại hình văn hóa độc hại, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Thứ tư, Chúng ta phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hoá với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, bảo đảm hoạt động văn hoá tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế, hình thành nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội. Cũng cần nói thêm rằng, để thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng và phát triển văn hoá, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người với những đức tính cơ bản, tốt đẹp, chúng ta phải xây dựng và phát triển hài hoà các nhiệm vụ khác, từ xây dựng môi trường văn hoá, phát triển văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá đến việc bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, chính sách văn hoá đối với tôn giáo và hợp tác quốc tế về văn hoá... Cuối cùng, Chúng ta tiếp tục tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, trước hết và tăng mức đầu tư từ ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hoá đi đôi với việc huy động sự đóng góp 9 của các tầng lớp nhân dân và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực đó; sớm xây dựng và thực hiện chiến lược tuyển chọn, đào tạo, phát triển các tài năng văn hoá, nghệ thuật; tăng cường và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với văn hoá. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Văn hóa là cội nguồn của đời sống một dân tộc. Nó là nền tảng tinh thần xã hội. Nó tạo nên cốt cách tâm hồn, tạo nên sức mạnh nội lực của một dân tộc. Thật vậy, chúng ta đang từng bước hội nhập toàn diện, trong đó có hội nhập văn hóa với khu vực và thế giới, nhưng trong thực tế, thách thức mới đã và đang đặt ra cho chúng ta trong giai đoạn mở cửa hiện nay. Vì thế, mỗi chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng và phát triển nó theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2009. 2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2010. 3. Các trang web: - http: //www.tailieu.vn.com - http: //www.qdnd.vn.com - http: //www.yume.vn.com 10 BẢNG VIẾT TẮT NQTW NQ : Nghị quyết trung ương : Nghị quyết 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan