Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về tục thờ cá ông ở nước ta – lễ hội nghinh ông của ngư dân bà rịa – vũ...

Tài liệu Tìm hiểu về tục thờ cá ông ở nước ta – lễ hội nghinh ông của ngư dân bà rịa – vũng tàu

.PDF
85
1238
62

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ ----------o0o---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử TÌM HIỂU VỀ TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở NƯỚC TA – LỄ HỘI NGHINH ÔNG CỦA NGƯ DÂN BÀ RỊA – VŨNG TÀU Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Hồ Hải Đăng ĐẶNG THỊ TẦM MSSV: 6095925 Lớp: SP Lịch sử - k35 CẦN THƠ - 2013 Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đại học và đề tài luận văn của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình, tích cực của quý thầy cô, anh chị đi trước và các bạn trong lớp đã góp ý để cho luận văn của tôi thêm hoàn chỉnh hơn. Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô ở thư viện tỉnh (TP Cần Thơ), trường và khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất tra cứu tài liệu liên quan đến luận văn, cùng các anh chị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn đề tài của tôi, cô Đặng Thị Tầm, người đã trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình 4 năm học tập tại đây và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, cô luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài dù tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, góp ý tận tình của tất cả mọi người, tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều điều sai sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, anh chị cùng các bạn để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. TP. Cần Thơ, Tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Hồ Hải Đăng Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 5 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 4. Phương Pháp Nghiên Cứu ........................................................................................... 7 5. Bố cục luận văn .............................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở NƯỚC TA............................. 9 1.1. Những nghiên cứu về cá Ông trước đây..............................................................................9 1.2. Cá Ông - những dữ liệu từ truyền thuyết đến thư tịch cổ ..............................................11 1.2.1. Những dữ liệu từ truyền thuyết.......................................................................................11 1.2.2. Theo các Thư tịch cổ .........................................................................................................13 1.3. Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông: Vấn đề nguồn gốc ............................................................15 1.4. Cá Ông vị thần biển cả được sự thừa nhận và phong phẩm hàm, mỹ tự bởi Nhà nước Phong kiến.....................................................................................................................................18 1.5. Tín ngưỡng thờ cá Voi ở nước ta - Những biểu hiện.......................................................21 1.5.1. Lễ hội Nghinh Ông ở Trung Bộ.......................................................................................21 1.5.1.1. Định nghĩa lễ và hội ........................................................................................... 21 1.5.1.2. Vị trí ..................................................................................................................... 22 1.5.1.3. Lăng Ông ............................................................................................................. 23 1.5.1.4. Cá Ông và những hoá thân ở miền Trung Việt Nam .................................. 25 1.5.1.5.Lễ nghinh Ông ................................................................................................... 26 1.5.2. Lễ hội Nghinh Ông ở Nam Bộ..........................................................................................27 1.5.2.1. Lăng ông...........................................................................................................................28 1.5.2.2. Lễ Nghinh Ông ................................................................................................................29 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI NGHINH ÔNG CỦA NGƯ DÂN.......................................... 31 BÀ RỊA - VŨNG TÀU..................................................................................................... 31 2.1. Vài nét về tục thờ cá ông và nguồn gốc lễ hội Nghinh ông ở Bà Rịa – Vũng Tàu. .....31 2.2. Đặc điểm của đền thờ cá ông...............................................................................................41 2.2.1. Đền thờ cá Ông Phước Tỉnh.............................................................................................41 2.2.2. Đền thờ cá Ông Thắng Tam.............................................................................................42 2.2.3. Đền thờ cá Ông Cần Thạnh .............................................................................................50 2.3. Lễ nghinh Ông.......................................................................................................................52 2.3.1. Thời gian diễn ra lễ Nghinh Ông.....................................................................................52 Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm 2.3.2. Nghi Thức............................................................................................................................54 2.3.3. Cúng Phẩm .........................................................................................................................60 2.4. Hội lễ nghinh Ông .................................................................................................................62 CHƯƠNG 3: LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TIÊU BIỂU Ở NAM BỘ............................................................................................................................ 67 3.1. Lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau.............................................................................................67 3.2. Lễ hội Nghinh Ông ở Bến Tre.............................................................................................73 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 77 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 84 Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ lâu lễ hội Nghinh Ông là cái gì đó vừa gần mà vừa xa đem đến cho bản thân tôi một cảm xúc dạt dào. Trong khi đó bản thân của tôi lại là người con của vùng sông nước, nhà gần kế bên biển nên thường xuyên được tận mắt chứng kiến lễ hội Nghinh Ông tận mắt chứng kiến các nghi thức, cũng như nghi lễ của lễ hội, nó vô cùng hấp dẫn và đặc sắc với nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó thể hiện được đời sống văn hóa tin thần của ngư dân miền biển chúng tôi. Từ thuở nhỏ chúng tôi đã cùng nhau chạy theo những đoàn múa lân trên đường Nghinh Ông, nô nức đón những đoàn thuyền rước Ông từ ngoài khơi về bên cạnh đó tôi cũng đã từng tận mắt chứng kiến cảnh Ông Lụy và cũng tận mắt chứng kiến cảnh mọi người chôn cất Ông, để tang Ông và lập miếu thờ với thái độ vô cùng thành kính. Do đó bản thân tôi vô cùng hứng thú với lễ hội này. Bên cạnh đó đề tài về lễ hội Nghinh Ông là một vấn đề hay và vô cùng có ý nghĩa mà hiện nay cũng chưa thật sự có nhiều người nghiên cứu đến. Tiếp đến, việc tìm hiểu đề tài này giúp ích rất nhiều cho bản thân tôi: thứ nhất, tôi được bổ xung kiến thức để đáp ứng cho lòng cầu thị về vấn đề mà mình đã quan tâm; Tiếp theo là góp nhặt thêm nội dung quý giá và hành trang kiến thức phục vụ cuộc sống và công việc giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về tục thờ cá Ông ở nước ta – Lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu” để làm đề tài luận văn cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu về tục thờ cá Ông và lễ hội nghinh Ông ở Bà Rịa – Vũng Tàu từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả như: Đinh Văn Hạnh, Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Phan An, Lê Quang Nghiêm và đặc biệt là trên các tạp chí. Tôi xin đưa ra một số công trình, một số bài viết đã được xuất bản và công bố trên các tạp chí. Các công trình: Nột số tác phẩm viết bằng tiếng Việt như “Nếp cũ hội hè - đình đám” của Toan Ánh, miêu tả một cách khá chi tiết về tục thờ cúng cá Voi của cư dân Vàm Láng. Lê Quang Nghiêm với “ Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hoà”, đây là một khảo sát rất công phu của tác giả về những tập tục có phần kỳ lạ ở các làng chài thuộc tỉnh Khánh Hoà thời gian trước những năm 1975. Tác phẩm có nhiều sự so sánh về việc thực hành nghi lễ của tục thờ cúng cá Ông theo cấp độ địa phương, vùng miền. Trong “ Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu”, Tác giả Đinh Văn Hạnh và Phan An đề cập một cách chi tiết về tục thờ cá Ông của ngư dân Bà Rịa -Vũng Tàu, các tập tục trong mối tương quan giữa các địa phương, vùng miền. Đặc biệt, tác phẩm thể hiện sự phát triển về hệ thống tín ngưỡng của người Việt trong quá trình di cư về phương Nam. Một số nghiên cứu về tục thờ cá Ông của Nguyễn Thanh Lợi về tục thờ này tại một số địa phương ở Nam trung bộ và Nam bộ, đặc biệt, tác giả khẳng định về nguồn gốc hình thành của tín Ngưỡng này bắt nguồn từ tục thờ thần sóng Po Riyak của người Chăm bản địa, người Việt tiếp thu và từng bước Việt hoá hoàn toàn thành tín ngưỡng của mình. Trong khi đó, tác giả Nguyễn Xuân Đức với nghiên cứu “Từ đền thờ đức ông, đức bà ở Cảnh Dương nghĩ về tục thờ cá voi của người Việt” cho rằng: tục thờ cá Ông xuất phát từ người Việt, không kế thừa của người Chăm. Trên thực tế, hiện nay, vấn đề về nguồn gốc của tục thờ này còn là vấn đề tranh cãi với các ý kiến nhiều chiều. Bên cạnh đó, còn có một số các nghiên cứu về khác về tục thờ cá Ông ở Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm từng địa phương đã giúp cho sự nhìn nhận về tục thờ này ở từng địa bàn khác nhau với những đặc điểm riêng biệt mang tính chất địa phương, vùng miền. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực còn khá mới mẽ đối với tôi vì vậy khi bắt tay vào làm đề tài này là cơ sở để bản thân tôi trao dồi thêm kiến thức cho bản thân của mình. Do vậy với việc xem xét và tìm hiểu, nghiên cứu về tài “Tìm hiểu về tục thờ cá Ông nước ta – Lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu”, bản thân tôi dựa trên cơ sở thừa hưởng và sử dụng ở mức độ nhất định các ý kiến, các nguồn sử liệu của các công trình, các nguồn tin khác trên sách báo và tạp chí để từ đó đi vào phân tích, tổng hợp lại thành một cái nhìn tổng thể về lễ hội Nghinh Ông ở nước ta cũng như của Ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về tục thờ cá Voi ở nước ta về vấn đề về nguồn gốc của lễ hội Nghinh Ông, về sự xuất hiện của cá Ông trong các thư tịch cổ cũng như trong truyền thuyết… Đặc biệt nội dung nhấn mạnh đó là lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài nghiên cứu về các vấn đề như lăng Ông ở Bà Rịa – Vũng Tàu, về vấn đề Ông lụy, cốt cá Ông, lăng thờ, các nghi thức, nghi lễ của việc cúng Ông. Ngoài ra đề tại còn nghiên cứu một số nét cơ bản về lễ hội Nghinh Ông tiêu biểu ở Nam bộ khác là Cà Mau và Bến Tre. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, kết hợp với lối phân tích, so sánh, đối chiếu, liệt kê, uyển chuyển để kết hợp, khái quát hóa, làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng kết quả nghiên cứu của một số bộ môn khoa học gần gũi như khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa lý – kinh tế…để hổ trợ cho vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Những phương pháp này giúp tôi từng bước xây dựng đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, hoàn thành bản thảo và hoàn thành luận văn này. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm ba phần: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Bố cục luận văn PHẦN NỘI DUNG: Bao gồm ba chương Chương1: Tìm hiểu về tục thờ các Ông ở nước ta. Chương 2: Lễ hội Nghinh Ông của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu Chương 3: Lễ hội nghinh Ông ở một số địa phương tiêu biểu khác PHẦN KẾT LUẬN: Kết Luận Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở NƯỚC TA Việt Nam được biết là nơi có bờ biển trải dài với những địa hình khác nhau, là nơi hội tụ nhiều tầng lớp cư dân với các hoạt động kinh tế đa dạng. Cộng đồng cư dân ven biển miền Trung và miền Nam là cách gọi chỉ những nhóm dân cư sống ven biển, hoạt động đa ngành nghề như những người chuyên sống bằng nghề chài lưới đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, cửa sông, đầm phá…Trong bức tranh đa văn hoá đó, sự hiện diện của tín ngưỡng thờ cá Voi mà trong dân gian thường gọi một cách thân mật là cá Ông, đã góp phần tạo nên một nét rất đặc thù trong đời sống văn hoá của cư dân miền biển Trung bộ. 1.1. Những nghiên cứu về cá Ông trước đây Hầu hết những tác phẩm đề cập, nghiên cứu về tục thờ cá Ông (cá voi) xuất hiện vào sau những năm 1945. Xuất hiện sớm và miêu tả một cách đầy đủ về tín tục này phải kể đến Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Cung Giũ Nguyên (Le Fils De La Baleine) viết bằng tiếng Pháp và Tục thờ cá voi (Le culte de la baleine) của Thái Văn Kiểm. Kẻ thừa tự của ông Nam Hải miêu tả về cuộc sống và tục thờ cá voi của cư dân ven biển Nam trung bộ, tuy nhiên, tác giả lại quan niệm nó như một hủ tục cần phải loại bỏ. Cũng trong giai đoạn này, một số tác phẩm viết bằng tiếng Việt như Nếp cũ hội hè - đình đám của Toan Ánh, miêu tả một cách khá chi tiết về tục thờ cúng cá voi của cư dân Vàm Láng; Lê Quang Nghiêm với Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hoà, đây là một khảo sát rất công phu của tác giả về những tập tục có phần kỳ lạ ở các làng chài thuộc tỉnh Khánh Hoà thời gian trước những năm 1975. Tác phẩm này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình đối sánh về việc thực hành nghi lễ của tục thờ cúng cá Ông theo cấp độ địa phương, vùng miền. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về tục thờ cúng cá Ông được nhiều tác giả quan tâm hơn về tính tương đồng và dị biệt giữa các vùng miền Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm trong việc thực hành nghi lễ, lễ hội, về vấn đề nguồn gốc hình thành…Trong Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu, Tác giả Đinh Văn Hạnh và Phan An đề cập một cách chi tiết về tục thờ cá Ông của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu, các tập tục trong mối tương quan giữa các địa phương, vùng miền. Đặc biệt, tác phẩm thể hiện sự phát triển về hệ thống tín ngưỡng của người Việt trong quá trình di cư về phương Nam. Một số nghiên cứu về tục thờ cá Ông của Nguyễn Thanh Lợi về tục thờ này tại một số địa phương ở Nam trung bộ và Nam bộ, đặc biệt, tác giả khẳng định về nguồn gốc hình thành của tín tục này bắt nguồn từ tục thờ thần sóng Po Riyak của người Chăm bản địa, người Việt tiếp thu và từng bước Việt hoá hoàn toàn thành tín ngưỡng của mình. Trong khi đó, tác giả Nguyễn Xuân Đức với nghiên cứu “Từ đền thờ đức ông, đức bà ở Cảnh Dương nghĩ về tục thờ cá Voi của người Việt” cho rằng, tục thờ cá Ông xuất phát từ người Việt, không kế thừa của người Chăm. Trên thực tế, hiện nay,vấn đề về nguồn gốc của tục thờ này còn là vấn đề tranh cãi với các ý kiến nhiều chiều. Trong The Beliefs & Traditional Worship of the Fishermen in Central Việt Nam, tác giả Sandra Lantz khảo sát về lễ cúng cá Ông ở vùng Quảng Nam - Đà Nẳng vào thời điểm năm 2007, trong đó, điểm khảo sát chính là khu vực các làng biển gần Hội An. Trong nghiên cứu của mình, Sandra Lantz đã tập trung vào các câu hỏi với mục đích tìm hiểu xem tục thờ cúng cá Ông ở Việt Nam có phải là một tôn giáo và những người tin, thờ cúng cá Ông có phải là một giáo phái? Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn đề chính quyền nhận thức gì về vấn đề này. Đây là một nghiên cứu với xu hướng mới mẻ, khác với những nghiên cứu truyền thống bởi những nhà nghiên cứu trong nước. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, tục thờ cá Ông đơn giản chỉ là một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở cộng đồng cư dân ven biển, vốn không phải là một tôn giáo. Trang 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Một số các nghiên cứu khác về tục thờ cá Ông ở từng địa phương đã giúp cho sự nhìn nhận về tục thờ này ở từng địa bàn khác nhau với những đặc điểm riêng biệt mang tính chất địa phương, vùng miền. 1.2. Cá Ông - những dữ liệu từ truyền thuyết đến thư tịch cổ Phần lớn các quốc gia trên thế giới, người ta xem cá voi cũng như những loài cá bình thường khác, có chăng, đó là loài vật có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, đối với cộng đồng cư dân ven biển ở Việt Nam, cá Voi được xem như một linh vật nằm trong hệ thống tín ngưỡng dân gian được nhân dân tôn thờ, và những câu chuyện về cá Voi bao giờ cũng nhuốm màu sắc thần bí, thường được ngư dân lưu truyền. 1.2.1. Những dữ liệu từ truyền thuyết Sự tích nhà Phật kể rằng: “Tục truyền rằng, cá Voi là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã có lần hoá thân để cứu khổ chúng sinh. Ngài hoá thân thành cá Voi (ông Nam Hải) đi tuần du biển Nam Hải. Một hôm, trên toà sen nhìn lướt qua sóng gió đại dương Nam Hải, ngài không khỏi đau lòng khi thấy muôn vàn sinh linh gặp cơn phong ba bão táp phải bỏ mình vì giông tố, mà những nạn nhân đáng thương này chỉ là những ngư dân hiền lành lấy nghề đánh cá để nuôi thân. Trước cảnh tượng đau lòng đó, Bồ Tát liền cởi chiếc pháp y, xé tan thành từng mảnh nhỏ ném xuống mặt biển mênh mông… mỗi mảnh vụn theo nguyện ý của Bồ Tát đã biến thành một con cá Voi với trách nhiệm cứu nguy đám ngư dân lâm nạn trước bão tố của Nam Hải đại dương. Kể từ đó cá Voi là ân ngư của những thuyền chài sống trên biển cả. Tuy nhiên, hình vóc cá Voi lúc đó tương đối nhỏ không đủ sức chống chọi với sóng to gió lớn, do vậy đức Quan Thế Âm liền mượn bộ xương của ông Trang 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Tượng (Voi) trên rừng cho đàn cá, nhờ thế đàn cá mới có đủ sức mạnh chống lại sức mạnh của đại dương. Cũng vì thế, đàn cá mang tên là cá Voi (vì mượn xương Voi và cũng vì to lớn như Voi). Người ta còn nói rằng hài cốt của Voi và của cá Voi giống nhau như hệt. Với sức vóc to lớn, cá Voi mặc sức vẫy vùng giữa biển cả và đương đầu với sóng to gió lớn, kèm giữ cho thuyền được thăng bằng, không bị tan vỡ trong bão tố, lại dìu cho ghe thuyền vào tận bờ biển. Tuy nhiên do to lớn nên chậm chạp, nhiều trường hợp biết có thuyền chài lâm nạn nhưng ở quá xa, cá Voi có sức bơi tới cũng không kịp cứu nạn của mình, Bồ Tát liền ban cho chúng phép thâu đường, dù ở bất cứ nơi nào cần đến đều có thể cứu nạn kịp thời. Tin vào truyền thuyết này, những người chuyên sống với biển cả đều cầu nguyện đến cá Voi mỗi lúc gặp nạn. Theo ngư dân của bờ biển Bình Thuận, họ có hẳn 12 câu nguyện gọi là thập nhị đại nguyện, tương truyền do Bồ Tát Quan Thế Âm truyền cho họ để dùng nó mà cầu cứu đến cá Voi” [3; trang 102]. Ở thôn Quảng Hội (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà) có một truyền thuyết liên quan đến Ông Nam Hải và một vị nhân thần là Quan Công: “Một con phượng hoàng đẻ ra hai trứng, một trứng rớt xuống biển Đông hoá thành ông Nam Hải (cá voi) và trứng kia rơi trên đất liền, được một vị hoà thượng ấp trong đại hồng chung, sau 100 ngày nở ra Quan Thánh, vị này sau đó bị dẹp sau ót do chui ra từ trong chuông”. [2; trang 111-112]. Một truyền thuyết khác về vị thần biển cả này được dân chài nhắc tới, tục thờ cá Ông bắt nguồn từ chuyện một chàng sĩ tử bị thầy đồ rút gươm chém đầu và hoá thành cá voi, suốt bốn mùa bơi trên biển để cứu người bị nạn. Bên cạnh đó, tác giả Trần Hoàng trong chuyên khảo về Tục thờ cá Voi ở các làng ven biển từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân cho rằng sự xuất hiện của miếu thờ cá Ông bắt đầu từ một thai ngư bị sẩy theo nước đầm dạt vào đồng làng. Trang 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Trong Lan Trì Kiến văn lục, Vũ Trinh viết về cá Voi: Một nhà giàu ở Quảng Nam, làm nghề buôn bán mà hay làm việc từ thiện, hàng năm thường thuê thuyền từ Gia Định đến Thuận Hoá buôn bán. Một hôm đi thuyền biển, nhân say rượu nằm trên mui, chủ thuyền vốn là tay trộm cướp, nhân đêm tối, đẩy người lái buôn xuống biển. Người lái buôn chìm nổi trong làn sóng, chợt đụng một con cá lớn, bám lấy râu cá, cá liền giương vây lướt sóng bơi đi nhanh như tên. Đến nửa đêm, cá nghiêng mình đỗ lại nghỉ, người lái buôn trông ra thì đã đến bờ Đông Hải rồi, bèn lội vào, cúi đầu tạ ơn cá, rồi tìm đường đi. Trông thấy đằng trước có đồn lính đóng, nhận ra chỗ ấy là đồn Đông Hải, bèn gõ cửa kêu van. Người trong đồn thương tình, giúp cho cơm áo. Hơn 10 hôm sau, người chủ thuyền cũng đến Đông Hải, đỗ thuyền lên bờ, nhác trông thấy người lái buôn, giật mình sợ hãi, toan chạy, người lái buôn hô hoán lính trong đồn đuổi bắt được, tra hỏi thì người chủ thuyền thú nhận hết”.[12 ; trang 18]. Trong lịch sử, cá Voi cũng đã được nhiều sử liệu nhắc đến. Tác giả Dương Văn An miêu tả về loài cá ở khu vực địa phận tỉnh Quảng Trị ngày nay như sau: khoảng năm Quang Thiện tiền triều (đời Lê) có loài cá Voi theo nước vào, khi nước triều rút, người bờ bể bắt được. Có người dùng xương sống cá làm xà nóc dựng nhà. 1.2.2. Theo các Thư tịch cổ Cá Voi có tục danh là cá Ông Voi, đầu tròn, nơi trán có lỗ phun nước ra, sắc đen trơn láng, không có vảy, đuôi có hai chĩa như đuôi tôm, có tánh từ thiện, hay giải cứu cho người khi qua biển mắc nạn. Ðầu niên hiệu Minh Mạng, vua đặt tên là Nhân Ngư, đầu niên hiệu Tự Ðức đổi lại Ðức Ngư. Loại cá này ở trong Nam Hải thì linh, còn ở biển khác thì không linh. Sách An Nam Trí dự lục ký của Cao Hùng Trưng đời Thanh viết: “Cá này là loại cá rất lớn trong loại cá Hải Thu có tên gọi Hải Tù, nó phun ra hơi nước rồi tản lên không trung gặp gió nước tản đi như mưa.” Trang 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Một cuốn Bắc Sử khẳng định rằng: “Nước Chân Lạp có loại cá tên là Kiến Đồng có bốn chân, không có vảy, mũi như cái vòi voi, hút nước phun lên cao năm sáu chục thước.” Thực Lục tiền biên cho biết, tháng 2 Nhâm Thìn (1712), Cá Voi vào sông Thái Dương, Chúa sai đem lưới to vây lấy, đo mình cá dài hơn 20 thước, lưng hơn 10 thước, được vài ngày sai cho ra biển. [21; trang 127]. Từ một động vật bình thường, cá Voi đã được huyền thoại hoá để biến thành một linh thần của biển cả, chuyên cứu giúp người gặp nạn trên biển khơi. Đó là quá trình người ta gắn sự linh thiêng của loài cá này với một hành động cứu vua Gia Long thời kỳ còn bôn tẩu trên biển khơi. Những chi tiết của hành động đó được nhân dân truyền miệng và được chứng minh bằng sự tồn tại của nhiều đền thờ cá voi cùng với những sắc phong mà triều đình ban tặng: “Gia Long, lúc đó vẫn còn là hoàng tử Nguyễn Ánh, bị quân Tây Sơn truy đuổi sát sao phải bỏ chạy về phía cực Nam. Khi thuyền của ông tới cách cửa sông Soi Rạp vài dặm, con sông định ranh giới hai phủ Gia Định và Gò Công, thì một cơn bão nổi lên. Thuyền sắp chìm thì vị vua tương lai bỗng nảy ra ý nghĩ cầu xin trời phù hộ. Và thế là điều kỳ diệu xảy ra: một con cá voi xuất hiện, bơi dưới thuyền và đưa thuyền đến một nơi cách bãi biển Vàm Láng, làng Kiến Phước, phủ Gò Công, vài mét”. [22; trang 12]. Dù theo truyền thuyết nào đi nữa, có một thực tế rằng cá Voi thường lấy tấm thân to lớn của mình nâng đỡ những con thuyền, cứu ngư dân hoạn nạn, mang hưng thịnh, bình yên cho làng cá. Những dữ liệu khoa học cũng đã giải thích cho hiện tượng cá Voi hay cứu người một cách khách quan, điều mà những ngư dân thường quan niệm theo kiểu ngược lại. Khi thời tiết xấu và biển động dữ dội, cá Voi lặn sâu để được yên tĩnh. Biển càng động thì cá Voi càng lặn sâu. Nhưng vì cần phải hô hấp nên thỉnh thoảng nó lại phải trồi lên mặt nước. Nếu việc trồi lên lặn xuống kéo dài nhiều ngày đêm thì cá Voi sẽ kiệt sức dẫn đến bị Trang 14 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm chết, nó sẽ trôi theo dòng nước và được sóng đưa vào bờ. Bên cạnh đó, bão tố thường xuyên xuất hiện trên biển cũng là một nguyên nhân khiến cho loài cá này thường tìm một nơi ẩn náu, đó chính là những con thuyền của ngư dân. Trong một nghiên cứu về Thờ cúng cá Ông, tác giả Thái Văn Kiểm đã khẳng định điều này: “Cũng xảy ra việc cá Voi, do bất ngờ vì bão tố và không thể trốn lâu dưới nước sâu, phải rình chờ khi thuyền bè đi qua thì sáp lại và dựa lưng vào nhau tránh bão,và được sóng cùng đưa vào bờ. Như thế, ở đây có một sự tương trợ từ hai phía nhưng các ngư dân chỉ thấy một mặt của vấn đề, là mặt có lợi cho cá Voi”. [22; trang 45]. 1.3. Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông: Vấn đề nguồn gốc Ngày nay, trên dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, hầu hết những ngôi làng ven biển trong thiết chế thờ tự đều thấy sự hiện diện của lăng thờ cá Voi, dù với quy mô lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo từng địa phương. Những thiết chế kiến trúc này thường được xây dựng dọc theo bờ biển, toạ lạc ở những nơi có vị trí cao. Tục thờ cúng cá Ông (cá Ngài, cá Ông, Ông Nam Hải…) là tín ngưỡng dân gian của cộng đồng cư dân ven biển nước ta, phổ biến từ Bắc miền Trung, kéo dài vào Nam.Ý kiến được thừa nhận phổ biến, đây là một cổ tục của người Chăm. Huyền thoại của ngư dân Chăm vùng Nam Trung bộ Việt Nam kể rằng, cá Voi là hóa thân của vị thần Cha-Aih-Va. Thần, sau một thời gian khổ luyện pháp thuật, do nôn nóng trở về xứ sở nên đã cãi lời thầy, tự ý biến thành cá Voi, ra sông lớn rồi ra biển.Vì vậy, thần đã bị thầy trừng phạt, các thủy tộc hành hình, bị hóa thành Thiên Nga…sau đó lại được làm thần, tự xưng là Pô-Ri-Ak-thần sông biển. Từ đó, thần là ân nhân của người dân bị đắm thuyền trên biển. Cứ nghe các thuyền nhân kêu cứu, thần lại hóa thành cá Voi, lập tức tới cứu. [8; trang 56]. Trang 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Trong truyện cổ Chăm vẫn còn lưu truyền câu chuyện về Pô Riyak (thần Sóng), chuyện kể như sau: “Ngày xưa, có chàng Eh Wa xuất thân từ nông dân nghèo, bị bọn cường hào ác bá áp bức, quyết tâm ra đi tìm thầy học đạo. Sau bao năm tháng học tập dù chưa xong, nhưng do nỗi nhớ quê nhà, chàng xin thầy cho về để giúp đỡ mọi người. Thầy không cho song chàng vẫn kết bè vượt sóng về cố hương. Bị lời nguyền rủa của thầy, đến gần đất liền Eh Wa bị phong ba bão tố, vỡ bè, chàng bị cá mập nuốt sống. Vong hồn Eh Wa nhập vào cá voi để cứu độ ngư dân khi bị nạn. Eh Wa chết vì sóng nên được người Chăm truyền tụng là Pô Riyak (thần Sóng)”. [8; trang 60]. Một truyền thuyết về thần Pô Riyak của người Chăm còn lưu lại, văn bản Chăm cổ mà các nhà nghiên cứu đã dịch thuật và công bố:“Pô Riyak (thần Sóng hay vua Đại Dương) là một trong những truyền thuyết rất phổ biến trong văn chương tín ngưỡng của người Chăm. Vị thần này luôn hiện diện trong lễ tục Chăm”. Ngoài câu truyện truyền khẩu này, Pô Riyak cũng là nhân vật rất quen thuộc trong nhiều tác phẩm như Ariya Pô Riyak hay các bài phúng ca (Kadha Adaoh) trong các lễ tục Chăm. Một số sách cổ Chăm do P. Mus ghi lại, Pô Riyak tên thật là Ja Aih Wa, sinh ngày thứ ba, mồng 4, tháng Tư, năm Tý. Theo tác phẩm Ariya Pô Riyak ngài là người Chăm. Awal (Bani), gốc làng Pacem (Phan Rí), sang học pháp thuật ở Serambi Makah (Mã Lai). Khi nghe tin quê hương mình bị cảnh loạn lạc…, ngài quay về cứu dân, cứu nước. Sư phụ của ngài khuyên là chưa nên quay về, vì thiên thần chưa cho phép…Nửa đêm, ngài quay xuống thuyền làm lễ tạ lỗi, rồi nhổ neo trở về Panduranga. Khi thuyền ngài về đến gần hải phận Champa, trời nổi mây mưa bão tố và cá thần mang tên là Inâ patrang hay Inâ Katrang đánh vỡ thuyền. Bị chìm đắm vào lòng đại dương, ngài được cá “Ông” (Ikan Limân) đưa về bờ đất Trang 16 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm liền ở GramPari, Phan Rí. Người Chăm và cả người Việt thấy vậy liền lập đền thờ phụng ngài ở đây. Bài tụng ca của thần Pô Riyak trong lễ cúng, cũng có đoạn nói về Pô Riyak gắn với cá Ông:“Khen cho thần Pô Rijak thật tài, lập làng người Việt trấn giữ tại vịnh, Ngài đến đàn cá dưới biển hộ tống ngài. Ngài đến từ đầu hôm, rủ nhau chém tưởng đàn cá. Ngài đến lúc nửa đêm, rủ nhau chém tưởng đàn cá. Hạ buồm cho ghe đi, vọng tiếng cười trong sóng biển…”.[8; trang 65]. Từ câu truyện này cho thấy thần Pô Riyak gắn liền với cá Ông và từ đó sinh ra việc thờ cúng thần Sóng Biển và cá Ông ở một số làng ven biển của người Chăm và Việt ở Ninh Thuận. Tác giả Thái Văn Kiểm cũng khẳng định nhiều dữ liệu quan trọng và cho rằng: “Nếu tìm về nguồn cội của tục thờ này, chúng ta thấy rằng ngay từ đầu, người Chăm đã xem cá voi như Hải Vương. Chính qua quá trình tiếp xúc với họ mà người Việt mới bắt đầu chú ý đến động vật có vú to lớn này”. [22; trang 54]. Trong Nouvelles Rechercher, A. Cabaton nói rằng:“người Chàm trong nguồn tín ngưỡng của mình, đã coi Cá Ông là thần Sông và lễ cầu ngư được tiến hành một cách đặc biệt, mà Bình Nam Đồ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tôn) khi Bình Nam về đã ghi chép lại, xác nhận một hội lễ quan trọng của người Chàm, sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Sách nhắc tới địa điểm phồn thịnh nghề đánh cá lúc đó là Phố Hải có tháp Chàm được vẽ cao 8 tầng như tháp Việt, có hình ba con cá Voi ở ngoài biển quay vào, với ghi chú hằng năm vào tháng 5, cá quay về tháp”. Trong Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hoà, tác giả Lê Quang Nghiêm cũng thừa nhận rằng, tục thờ cá Ông xuất phát từ người Chiêm Thành và người Việt, đã tiếp nhận nó trong quá trình di cư về phương Nam. “Có thuyết cho rằng khi xưa dân Việt Nam còn ở miền Bắc, chưa tràn xuống miền Nam, thì chịu ảnh hưởng lễ giáo, văn hoá Tàu không thờ cá ông vì Trang 17 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm người Tàu không có tục này. Ngư phủ Tàu ở đảo Hải Nam và miền Nam Trung Hoa chuyên nghề săn cá ông. Đến khi dân Việt Nam di cư vào đất Chiêm Thành (từ Thanh Hoá, Nghệ An đến tỉnh Bình Định, Phan Thiết hiện thời) thì chịu ảnh hưởng của phong tục Chiêm Thành, mới có tục thờ cá ông voi theo người Chàm và sau này gọi là ông Nam Hải…”.[17; trang 68]. Như vậy, từ một cổ tục phát xuất từ cộng đồng cư dân bản địa, trong quá trình đi về phương Nam, người Việt đã không ngần ngại tiếp thu và qua nhiều bước chuyển đã Việt hoá nó, thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống tín ngưỡng, tâm linh. Miền Trung, do điều kiện tự nhiên, địa hình với các dòng hải lưu nóng lạnh ngược chiều, thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản, nhưng cũng không ít hiểm nguy rình rập. Hơn nữa, do không phải là cộng đồng giỏi về biển nên việc kế thừa tập tục này từ các cộng đồng bản địa tiền trú; cũng tương tự như tín ngưỡng Ông Ba Mươi (ông Hổ), để cầu mong sự an bình của người Việt là điều dễ hiểu. Tục thờ cá Ông biểu hiện rõ nét trong văn hoá dân gian các làng ven biển miền Trung, với mật độ miếu thờ phổ biến, hầu như làng nào cũng có. Đặc biệt, tất cả nghi thức ở đây đều được thực hiện trọng thể như đối với vong linh tổ tiên đầy đức hạnh của con người, bao gồm đầy đủ từ việc để tang, đưa tiễn cho đến nghi lễ cải táng, thờ cúng, từ nghĩa địa cho đến miếu thờ. Ngay ở vốn ngôn từ được sử dụng trong bối cảnh này, cũng đặc biệt nhấn mạnh điều đó:"Ông lụy", "Ngọc cốt", "Dinh Ông”… 1.4. Cá Ông vị thần biển cả được sự thừa nhận và phong phẩm hàm, mỹ tự bởi Nhà nước Phong kiến. Để hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng cá Ông phổ biến khắp dải bờ biển Việt Nam kéo dài từ Bắc Trung bộ vào đến Nam bộ và các hải đảo như ngày Trang 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm nay, không thể không đề cập đến vai trò quan trọng của vương triều Nguyễn trong quá trình chuyển hoá từ một loài vật nơi biển cả thành vị thần của cư dân sống bằng nghề biển. Với những đặc tính hay cứu người gặp nạn, cá Voi được triều đình phong kiến ban sắc phong thành tôn thần và được cộng đồng ngư dân tiếp nhận thờ tự. Khi lên ngôi, vua Gia Long đã sắc phong cho cá Voi tước hiệu “Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần.” Không chỉ là sắc phong và ban cho các mỹ tự, mà lệ cấp táng cho Cá Ông luỵ cũng được ban hành. Tháng 6 Minh Mạng 17 (1836), vua cho rằng Cá Voi bấy lâu nay cứu người bị nạn gió bão, vẫn có linh nghiệm. Chuẩn định từ nay hể có Cá Voi chết giạt vào các cửa biển thuộc Kinh kỳ thì phủ Thừa Thiên phải đem chôn, cấp cho một tấm vải, 10 quan tiền. Vua bảo thị thần: “Cá Voi là giống cá biển to, tính hay cứu người, nên gọi là Nhân Ngư. Còn những tên gọi Ngọc Lân hay Hải Long là tục truyền lầm. Chỉ lạ là người ở hải phận nước ta truyền nhau rằng cá ấy phần nhiều thiêng, còn biển Nam từ Hà Tiên trở vào Nam, biển bắc từ Quảng Yên trở ra Bắc thì lại không thế…”. [21; trang 70]. Sang thời Tự Đức, gia tặng cho cá voi mỹ tự “Từ Tế Linh Chương Trợ Tín trừng trạm chi thần”. Đặc biệt, dưới thời Tự Đức, lễ tang cá Ông được điển chế hóa như là một đại lễ, có khi còn vượt ra khỏi qui mô, ranh giới của làng xã. Sử sách từng ghi chép rằng năm Tự Ðức (1878), phủ Thừa Thiên có tờ thư tiến trình về việc xin cấp tiền tuất cho cá voi chết, nhà vua châu phê: “Về sau, phàm như thế thì ban cấp ngay, không nên chờ chỉ để quá trễ”. Đến thời Duy Tân, cá Voi được triều đình phong kiến sắc phong đến bậc Thượng đẳng thần với những mỹ tự trân trọng: Nam Hải Cự Tộc Ngọc lân gia tặng Từ Tế Linh Chương Trợ Tín Trừng trạm Phu ứng Hộ Quốc Tý Dân Hoằng Hợp thượng đẳng thần. Trang 19 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đặng Thị Tầm Một số tư liệu văn bản Hán Nôm ở làng Mỹ Lợi (Thừa Thiên Huế) cũng cho biết thông tin về nhiều cấp độ của cá Ông dưới triều Nguyễn: Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi Thần (Thời Minh Mạng). Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi Thần (Thời Thiệu Trị). Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi Thần (Thời Tự Ðức). Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi Thần (Thời Ðồng Khánh). Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Thượng Ðẳng Thần (Thời Duy Tân). [21; trang 89]. Qua quá trình thần thánh hoá và lịch sử hoá, vai trò của cá Ông đã được triều đình phong kiến nhà Nguyễn nâng vị thế từ một vị thần biển cả của dân gian biến thành vị thần của quốc gia với việc phong là “Thượng đẳng thần”, đồng thời ban phẩm tước và mỹ hiệu cho cá Voi. Với những việc làm đó, nhà Nguyễn đã công khai thừa nhận tính pháp lý của tín ngưỡng lẫn sự bảo hộ đối với việc thực hành tín ngưỡng trong dân gian. Cũng như những giai thoại về Cô gái áo xanh, hay Bà trời áo đỏ ở giai đoạn trước trong lịch sử, triều đình phong kiến Nguyễn coi trọng cá Ông một cách có chủ ý nhằm khoác cho mình một tấm áo “thần quyền” để ổn định nhân tâm trên vùng đất mới. Rõ ràng là người Việt đã rất năng động trong quá trình thích ứng với môi trường sống mới đầy lạ lẫm.Từ một vị thần cửa biển chung chung, nhanh chóng trở thành vị Nam Hải Long Vương, từ một hình tượng thần Sóng Biển xa xăm trong truyền thuyết Chàm, đã cụ thể hoá trở thành Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân, được nâng cấp dần từ tôn thần lên đến Thượng đẳng thần. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan