Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về thuật toán cân bằng tải cho máy ảo trong điện toán đám mây...

Tài liệu Tìm hiểu về thuật toán cân bằng tải cho máy ảo trong điện toán đám mây

.PDF
66
230
139

Mô tả:

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục MỤC LỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ vi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ......................................................................... 2 1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 2 1.2. Các dịch vụ đám mây ........................................................................................... 4 1.2.1. Dịch vụ phần mềm SaaS ................................................................................. 4 1.2.2. Dịch vụ nền tảng PaaS .................................................................................... 6 1.2.3. Dịch vụ hạ tầng IaaS ....................................................................................... 7 1.2.4. Các dịch vụ đám mây khác ............................................................................. 8 1.2.5. XaaS .............................................................................................................. 10 1.3. Các mô hình triển khai đám mây........................................................................ 12 1.3.1. Đám mây công cộng ..................................................................................... 12 1.3.2. Đám mây riêng .............................................................................................. 13 1.3.3. Đám mây cộng đồng ..................................................................................... 13 1.3.4. Đám mây lai ghép ......................................................................................... 13 1.4. Kiến trúc đám mây ............................................................................................. 14 1.4.1. Kiến trúc điện toán đám mây tham chiếu NIST ........................................... 14 1.4.2. Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây ITU-T .......................................... 18 1.5. SDN và NFV trong điện toán đám mây ............................................................. 21 1.6. Kết luận ............................................................................................................... 23 CHƯƠNG II: QUẢN LÝ MÁY ẢO TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ................... 24 2.1. Ảo hóa mạng ....................................................................................................... 24 2.2. Ảo hóa trong điện toán đám mây ........................................................................ 25 Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 ii Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục 2.3. Vấn đề đánh giá hiệu năng hệ thống điện toán đám mây ................................... 25 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng ............................................................ 26 2.3.2. Tiêu chí đánh giá .......................................................................................... 27 2.4. Vấn đề cân bằng tải cho máy ảo trong điện toán đám mây ................................ 27 2.4.2. Các tham số lập lịch cân bằng tải ................................................................. 30 2.4.3.Quản lý tập trung và quản lý phân tán. .......................................................... 33 2.5. Kết luận ............................................................................................................... 34 3.1. Công nghệ hỗ trợ cân bằng tải ............................................................................ 35 3.2. Phương pháp thiết kế thuật toán cân bằng tải máy ảo......................................... 35 3.3. Phân loại thuật toán cân bằng tải ........................................................................ 38 3.3.1. Thuật toán cân bằng tải tĩnh.......................................................................... 38 3.3.2. Thuật toán cân bằng tải động ........................................................................ 39 3.3.3. So sánh giữa thuật toán cân bằng tải tĩnh và cân bằng tải động ................... 41 3.4. Một số thuật toán cân bằng tải trong điện toán đám mây ................................... 42 3.4.1. Thuật toán Round-Robin .............................................................................. 42 3.4.2. Thuật toán lập lịch SJF ................................................................................. 44 3.4.3. Thuật toán lập lịch Max-Min ........................................................................ 45 3.4.4. Thuật toán quyết định cân bằng tải LBDA. ..................................................... 49 3.5. Tham khảo đánh giá hiệu năng các thuật toán. ................................................... 54 3.5.1. Công cụ mô phỏng ........................................................................................ 54 3.5.2. Cấu hình mô phỏng ....................................................................................... 55 3.6. Kết luận ............................................................................................................... 59 CHƯƠNG IV: TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN ................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61 Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 iii Đồ án tốt nghiệp đại học API BSS CP CRM CSN CSP CSU IaaS IT IUT-T LBDA NFV NIST OSS PaaS PDA SaaS SDN SJF SLA SQL VM Thuật ngữ viết tắt THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng Business support systems Hệ thống hỗ trợ kinh doanh Cloud Provider Nhà cung cấp đám mây Customer Relationship Management Quản lý quan hệ khách hàng Cloud Service Partner Đối tác dịch vụ đám mây Cloud Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ đám mây Cloud Service User Người dùng dịch vụ đám mây Infrastructure as a Service Dịch vụ hạ tầng Information Technology Công nghệ thông tin International Telecommunication Tiêu chuẩn viễn thông Union - Telecommunication thuộc Tổ chức Viễn thông Standardization Sector quốc tế Load Balancing Decision Algorithm Thuật toán quyết định cân bằng tải Network Functions Virtualization Ảo hóa các chức năng mạng National Institute of Standards and Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật Technology quốc gia Operational support system Hệ thống hỗ trợ hoạt động Platform as a Service Dịch vụ nền tảng Personal Digital Assistant Thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ các nhân Software as a Service Dịch vụ phần mềm Software-Defined Networking Mạng định nghĩa bằng phần mềm Shortest Job First Công việc ngắn nhất trước Service Level Agreements Cam kết chất lượng dịch vụ Structured Query Language Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc Virtual Machine Máy ảo Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 iv Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các thành phần điện toán đám mây. ...............................................................3 Hình 1.2: Các mô hình dịch vụ đám mây. .......................................................................5 Hình 1.3: Các lớp trong hệ thống đám mây. ...................................................................9 Hình 1.4: Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây NIST. ...........................................15 Hình 1.5: Tương tác giữa các thành phần trong điện toán đám mây. ...........................17 Hình 1.6: Những nhân tố với vai trò của chúng trong một hệ sinh thái đám mây. .......19 Hình 1.7: Kiên trúc tham chiếu điện toán đám mây IUT-T. .........................................20 Hình 1.8: Kiến trúc tham chiếu chức năng điện toán đám mây ITU_T. .......................23 Hình 2.1: ứng dụng, máy ảo (VM) và mối quan hệ với máy chủ lưu trữ trong trung tâm dữ liệu đám mây. ...........................................................................................................29 Hình 2.2: Một kịch bản lập lịch công việc. ...................................................................30 Hình 2.3: Bộ lập lịch tập trung. .....................................................................................33 Hình 2.4: Bộ lập lịch máy ảo VM phân tán. ..................................................................34 Hình 3.1: Mô hình xử lý nút. .........................................................................................39 Hình 3.2: Di chuyển công việc trong phương án cân bằng tải động. ............................40 Hình 3.3: Kiến trúc thuật toán Round-Robin. ...............................................................44 Hình 3.4: Lược đồ thời gian chờ xử lý. .........................................................................45 Hình 3.5: Mô hình hoạt động LBDA.............................................................................50 Hình 3.6: Trạng thái máy ảo. .........................................................................................52 Hình 3.7: Giá trị trung bình makespan. .........................................................................57 Hình 3.8: Giá trị thời gian phản hồi trung bình. ............................................................57 Hình 3.9. Tổng thời gian thực hiện. ..............................................................................58 Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 v Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng biểu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các loại dịch vụ đám mây và các loại năng lực của đám mây. ....................10 Bảng 1.2: So sánh các mô hình triển khai đám mây. ....................................................14 Bảng 2.1: Khảo sát các tham số lập lịch cân bằng tải. ..................................................30 Bảng 3.1: So sánh giữa thuật toán cân bằng tải tĩnh và cân bằng tải động. ..................43 Bảng 3.2: Tiến trình và thời gian tương ứng trong thử nghiệm. ...................................45 Bảng 3.3: Kết quả thử nghiệm. ......................................................................................55 Bảng 3.4: So sánh giá trị trung bình makespan. ............................................................56 Bảng 3.5: So sánh giá trị thời gian phản hồi trung bình. ...............................................56 Bảng 3.6. So sánh tổng thời gian thực hiện. ..................................................................58 Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 vi Đồ án tốt nghiệp đại học Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động công nghệ thông tin (IT) của một tổ chức tới một cơ sở hạ tầng kết nối Internet được phát triển mạnh mẽ và được biết đến là giải pháp điện toán đám mây doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dùng cá nhân sở hữu những thiết bị máy tính và điện thoại di động đang sử dụng nhiều hơn dịch vụ điện toán đám mây để sao lưu dữ liệu, đồng bộ các thiết bị, chia sẻ dữ liệu. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, một máy chủ có khả năng chứa nhiều máy ảo (VM) với các thông số tài nguyên tiềm năng khác nhau và xử lý các mức độ khối lượng công việc khác nhau. Máy chủ ảo không đồng nhất với khối lượng công việc biến đổi và không thể đoán trước được có thể gây ra sự mất cân bằng sử dụng tài nguyên, dẫn đến sự xuống cấp hiệu suất và vi phạm thỏa thuận cấp dịch vụ (SLA). Do đó, quản lý cân bằng tải cho máy ảo là một vấn đề không thể bỏ qua trong điện toán đám mây. Đề tài đồ án này đưa ra một cái nhìn tổng quan về điện toán đám mây, vấn đề sử dụng cộng nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây và đi sâu vào phân loại, tìm hiểu các thuật toán cân bằng tải cho máy ảo trong hệ thống điện toán đám mây. Sử dụng kết quả mô phỏng so sánh các thuật toán trong môi đám mây để đánh giá hiệu năng của chúng và chỉ ra thuật toán tối ưu. Đề tài đồ án này gồm bốn phần: Chương I: Điện toán đám mây Chương II: Quản lý máy ảo trong điện toán đám mây Chương III: Tìm hiểu về thuật toán cân bằng tải cho máy ảo trong điện toán đám mây Chương IV: Kết luận Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 1 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây CHƯƠNG I: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY • Giới thiệu tổng quan về các khái niệm điện toán đám mây. • Danh sách và định nghĩa các dịch vụ đám mây chính. • Danh sách và định nghĩa các mô hình triển khai đám mây. • So sánh các kiến trúc điện toán đám mây NIST và IUT-T. • Thảo luận về mối quan hệ giữa SDN và NFV với điện toán đám mây. 1.1. Các khái niệm cơ bản Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động công nghệ thông tin (IT) của một tổ chức tới một cơ sở hạ tầng kết nối Internet được phát triển mạnh mẽ và được biết đến là giải pháp điện toán đám mây doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dùng cá nhân sở hữu những thiết bị máy tính và điện thoại di động đang sử dụng nhiều hơn dịch vụ điện toán đám mây để sao lưu dữ liệu, đồng bộ các thiết bị, chia sẻ dữ liệu. NIST định nghĩa điện toán đám mây trong “NIST SP-800-145”, như sau: “ Điện toán đám mây: là một mô hình chuyển phát truy nhập mạng theo yêu cầu mọi lúc, mọi nơi, thuận tiện để chia sẻ các nguồn tài nguyên tính toán (các mạng, các máy chủ, lưu trữ, các ứng dụng và các dịch vụ) có thể được cung cấp và phát hành một cách nhanh chóng với tương tác cung cấp dịch vụ và nỗ lực quản lý tối thiểu. Mô hình đám mây tăng cường sự khả dụng và bao gồm năm đặc điểm cơ bản, ba mô hình dịch vụ và bốn mô hình triển khai.” Các mô hình và đặc điểm của điện toán đám mây được mô tả trong hình 1.1. Năm đặc điểm cơ bản của điện toán đám mây đã được tổ chức NIST định nghĩa như sau: • Mạng truy cập diện rộng: những khả năng qua mạng và truy cập thông qua các cơ chế tiêu chuẩn thúc đẩy sự sử dụng những nền tảng khách hàng không đồng nhất (ví dụ: điện thoại di động, máy tính xách tay và trợ lý cá nhân kỹ thuật số PDA) và các dịch vụ phần mềm truyền thống hoặc đám mây khác. • Tính mềm dẻo: điện toán đám mây cho phép mở rộng hay giảm thiểu tài nguyên theo yêu cầu dịch vụ cụ thể. Ví dụ, số lượng tài nguyên máy chủ trong suốt khoảng thời gian thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Sau đó, giải phóng các tài nguyên này khi hoàn thành nhiệm vụ. • Dịch vụ đo lường: hệ thống đám mây tự động kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên bằng cách tận dụng khả năng đo lường ở một mức độ trừu tượng nào đó phù hợp với loại dịch vụ (ví dụ: lưu trữ, xử lý, băng thông và người dùng đang hoạt động). Việc sử dụng tài nguyên có thể được theo dõi, kiểm soát và báo cáo, cung cấp tính minh bạch cho cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 2 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây Hình 1.1: Các thành phần điện toán đám mây. • Dịch vụ tự phục vụ theo yêu cầu: người dùng có thể đơn phương cung cấp khả năng tính toán, chẳng hạn như máy chủ thời gian và lưu trữ khi cần thiết một cách tự động mà không cần sự tương tác của con người với từng nhà cung cấp dịch vụ. Bởi vì dịch vụ là theo yêu cầu, các tài nguyên không phải là các bộ phận thường trực của cơ sở hạ tầng IT. • Phân phối tài nguyên: tài nguyên máy tính của nhà cung cấp được kết hợp để phục vụ nhiều khách hàng sử dụng một mô hình đa tính năng, với các tài nguyên ảo và vật lý khác nhau được gán và phân bổ lại theo nhu cầu của người dùng. Về cơ bản, điện toán đám mây cung cấp tính kinh tế theo quy mô, quản lý mạng lưới chuyên nghiệp, quản lý an ninh chuyên nghiệp. Những chức năng này có thể thu hút những công ty lớn và nhỏ, cơ quan chính phủ, những cá nhân sử dụng máy tính và điện thoại di động. Các cá nhân và công ty chỉ cần trả phí cho khả năng lưu trữ và các dịch vụ sử dụng. Người dùng, có thể là công ty hoặc các nhân, không hề gặp khó khăn khi thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu, không cần mua lại phần cứng mà họ cần, thực hiện các tác vụ bảo trì, và sao lưu dữ liệu vì chúng là một phần của dịch vụ đám mây. Về lý thuyết, một lợi thế lớn khác của việc sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu và chia sẻ là đều được các nhà cung cấp đám mây đảm bảo về an ninh. Tuy nhiên, thực tế, khách hàng không phải lúc nào cũng được bảo vệ. Đã có một số lỗi bảo mật giữa các nhà cung cấp đám mây. Evernote đã trở thành Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 3 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây tiêu điểm vào đầu năm 2013 khi khuyến cáo rằng tất cả người dùng của họ nên đặt lại mật khẩu sau khi phát hiện một sự xâm nhập hệ thống trái phép. Mạng đám mây đề cập đến các mạng và chức năng quản lý mạng hoạt động trong điện toán đám mây. Hầu hết các giải pháp điện toán đám mây đều dựa vào mạng Internet, nhưng đó chỉ là một phần của cơ sở hạ tầng mạng. Một ví dụ của mạng đám mây là cung cấp mạng lưới có hiệu suất/độ tin cậy cao giữa nhà cung cấp và thuê bao. Trong trường hợp này, một số hoặc tất cả lưu lượng giữa một doanh nghiệp và đám mây sẽ đi qua mạng Internet và sử dụng hạ tầng mạng riêng hoặc được thuê bởi nhà cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, mạng đám mây đề cập đến tập hợp các khả năng mạng cần thiết để truy cập vào một đám mây, bao gồm việc sử dụng các dịch vụ đặc thù trên Internet, liên kết trung tâm dữ liệu doanh nghiệp tới đám mây, sử dụng tường lửa và các phương pháp an ninh mạng khác tại các điểm quan trọng để thực hiện các chính sách an ninh truy cập. Chúng ta có thể xem lưu trữ đám mây là một tập hợp của điện toán đám mây. Về bản chất, lưu trữ đám mây bao gồm lưu trữ cơ sở dữ liệu và các ứng dụng cơ sở dữ liệu được tổ chức từ xa trên những máy chủ đám mây. Lưu trữ đám mây cho phép các doanh nghiệp nhỏ và người dùng cá nhân tận dụng lợi thế lưu trữ dữ liệu theo nhu cầu và tận dụng lợi thế của một loạt các ứng dụng cơ sở dữ liệu mà không cần mua, duy trì, và quản lý tài sản lưu trữ. 1.2. Các dịch vụ đám mây Phần này tập trung vào định nghĩa các dịch vụ đám mây, bắt đầu với ba mô hình dịch vụ được định nghĩa bởi NIST: • Dịch vụ phần mềm SaaS • Dịch vụ nền tảng PaaS • Dịch vụ hạ tầng IaaS Các mô hình dịch vụ có thể được xem như là mô hình dịch vụ lồng nhau (hình 1.2) và được chấp nhận làm các mô hình dịch vụ cơ bản cho điện toán đám mây. 1.2.1. Dịch vụ phần mềm SaaS Như tên gọi, đám mây SaaS cung cấp dịch vụ tới khách hàng dưới dạng phần mềm, ứng dụng cụ thể chạy và có thể truy cập trên đám mây. SaaS đi theo mô hình quen thuộc của các dịch vụ web, trong trường hợp này áp dụng cho các tài nguyên đám mây. SaaS cho phép khách hàng sử dụng các ứng dụng của nhà cung cấp đám mây chạy trên hạ tầng đám mây. Các ứng dụng có thể truy nhập từ các thiết bị khách thông qua một giao diện đơn giản như một trình duyệt web. Thay vì thu thập các giấy phép máy tính và máy chủ đối với các sản phẩm phần mềm chúng sử dụng, một doanh nghiệp cũng có cùng các chức năng đó từ dịch vụ đám mây. Người dùng SaaS tránh được những rắc rối khi cài đặt phần mềm, duy trì, nâng cấp, và vá lỗi. Một số ví dụ về dịch vụ phần mềm như Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 4 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây Google Mail, Microsoft 365, Salesforce, Citrix GoToMeeting, và Cisco WebEx. Hình 1.2: Các mô hình dịch vụ đám mây. Thông thường, những thuê bao tới SaaS là các tổ chức muốn cung cấp cho nhân viên quyền truy cập vào phần mềm văn phòng, điển hình như quản lý tài liệu và e-mail. Các cá nhân cũng thường sử dụng mô hình SaaS để có được tài nguyên trên đám mây. Các thuê bao thường sử dụng những ứng dụng xác định theo nhu cầu. Nhà cung cấp đám mây cũng thường cung cấp các tính năng liên quan đến dữ liệu như tự động sao lưu và chia sẻ dữ liệu giữa các thuê bao. Ví dụ về các dịch vụ SaaS được mô tả như sau: • Thanh toán: các dịch vụ ứng dụng để quản lý thanh toán của khách hàng dựa trên việc sử dụng và đăng ký các sản phẩm và dịch vụ. • Hợp tác: những nền tảng cung cấp các công cụ cho phép người dùng phối hợp làm việc nhóm trong các doanh nghiệp, và giữa các doanh nghiệp. • Quản lý nội dung: các dịch vụ quản lý sản xuất và truy cập vào nội dung cho các ứng dụng trên nền web. • Quản lý mối quan hệ khách hàng: những nền tảng cho ứng dụng quản lý mối quan hệ khách hàng, từ các ứng dụng trung tâm cuộc gọi tới hệ thống tự động bán hàng. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 5 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây • Quản lý tài liệu: các nền tảng quản lý tài liệu, tài liệu các quy trình công việc, và cung cấp không gian làm việc cho các nhóm hoặc các doanh nghiệp để tìm kiếm và truy nhập tài liệu. • Giáo dục: cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho giáo viên và các tổ chức giáo dục. • Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp: là một hệ thống dựa trên máy tính tích hợp được sử dụng để quản lý các tài nguyên bên trong và bên ngoài bao gồm tài sản hữu hình, nguồn lực tài chính, vật liệu, và nguồn nhân lực. • Tài chính: các ứng dụng để quản lý các quy trình tài chính cho các công ty bao gồm từ việc xử lý chi phí và lập hóa đơn để quản lý thuế. • Chăm sóc sức khỏe: các dịch vụ cải thiện, quản lý sức khỏe của người dân và quản lý y tế. • Nguồn nhân lực: phần mềm có chức năng quản lý nguồn nhân lực trong các công ty. • Quản lý các dịch vụ IT: phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý những dịch vụ IT cung cấp cho người dùng dịch vụ và quản lý cải tiến hiệu suất. • Năng suất cá nhân: phần mềm mà người dùng doanh nghiệp sử dụng trên cơ sở hàng ngày trong kinh doanh. Bộ dịch vụ điển hình bao gồm các ứng dụng từ văn bản, bảng tính, và trình chiếu. • Quản lý dự án: gói phần mềm để quản lý dự án. Các tính năng của gói có thể chuyển cung cấp cho các loại dự án cụ thể phát triển phần mềm, xây dựng, …. • Bán hàng: các ứng dụng được thiết kế đặc biệt cho chức năng bán hàng như giá cả, theo dõi lợi nhuận, …. • An ninh: các sản phẩm cho các dịch vụ bảo mật như quét phần mềm độc hại và virus, đăng nhập một lần, …. • Mạng xã hội: những nền tảng để tạo lập và tùy chỉnh các ứng dụng mạng xã hội. 1.2.2. Dịch vụ nền tảng PaaS Một đám mây PaaS cung cấp dịch vụ tới các khách hàng trong dạng một nền tảng mà những ứng dụng có thể chạy trên nó. PaaS cho phép khách hàng triển khai các ứng dụng được tạo hoặc được mua bởi họ trên hạ tầng đám mây. Đám mây PaaS cung cấp những khối xây dựng phần mềm hữu ích, cộng thêm các công cụ phát triển, như các công cụ ngôn ngữ lập trình, môi trường chạy, và những công cụ khác hỗ trợ phát triển ứng dụng mới. PaaS là một hệ điều hành trên đám mây. PaaS hữu ích cho một tổ chức muốn phát triển các ứng dụng đã có hoặc mới trong khi chỉ trả tiền cho tài nguyên máy tính theo nhu cầu. AppEngine, Engine Yarrd, Heroku, Microsoft Azure, Force.com, và Apache Stratos là những ví dụ của PaaS. Danh sách dưới đây mô tả ví dụ các dịch vụ PaaS: Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 6 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây • Dịch vụ dữ liệu lớn: đây là những dịch vụ dựa trên đám mây để phân tích các bộ dữ liệu lớn hay phức tạp đòi hỏi khả năng mở rộng cao. • Kinh doanh thông minh: nền tảng cho việc tạo ra các ứng dụng kinh doanh thông minh như bảng điều khiển, hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu lớn. • Cơ sở dữ liệu: các dịch vụ này cung cấp các hệ thống cơ sở dữ liệu có thể mở rộng. • Phát triển và thử nghiệm: những nền tảng chỉ dành cho chu kỳ phát triển và thử nghiệm trong phát triển ứng dụng. • Mục đích chung: nền tảng được phù hợp với các ứng dụng phát triển chung. Các dịch vụ này cung cấp cơ sở dữ liệu, môi trường thời gian chạy ứng dụng web, và thường hỗ trợ các dịch vụ web để hội tụ. • Hội tụ: những dịch vụ hội tụ các ứng dụng khác nhau từ hội tụ đám mây tới đám mây cho tới hội tụ ứng dụng khách hàng. 1.2.3. Dịch vụ hạ tầng IaaS Với IaaS, khách hàng có quyền truy cập vào các tài nguyên của nền tảng hạ tầng đám mây. IaaS cung cấp các máy ảo, phần cứng ảo, và các hệ điều hành. IaaS cung cấp các quy trình khách hàng, lưu trữ, mạng lưới, và các tài nguyên điện toán cơ bản khác vì vậy mà khách hàng có thể triển khai và chạy tùy ý phần mềm, có thể bao gồm các hệ điều hành và ứng dụng. IaaS cho phép khách hàng kết hợp các dịch vụ điện toán cơ bản như tính toán siêu tốc và lưu trữ dữ liệu, để xây dựng hệ thống máy tính có khả năng tương thích cao. Thông thường, các khách hàng có khả năng tự cung cấp hạ tầng này. Sử dụng giao diện người dùng dựa trên nền tảng web phục vụ như một bộ điều khiển hệ thống IT cho toàn bộ môi trường. API truy nhập vào hạ tầng có thể cũng được cung cấp như một tùy chọn. Một số ví dụ của IaaS là điện toán đám mây mềm dẻo của Amazon - Amazon EC2, Microsoft Window Azure, công cụ tính toán Google - GCE, và Rackspace. Danh sách dưới đây mô tả ví dụ về một số dịch vụ IaaS: • Sao lưu và khôi phục: những nền tảng cung cấp các dịch vụ sao lưu và phục hồi tập tin hệ thống và các kho dữ liệu thô trên các máy chủ, hệ thống máy tính để bàn. • Trung gian đám mây: các công cụ quản lý dịch vụ trên nhiều nền tảng hạ tầng đám mây. Một số công cụ hỗ trợ cấu hình đám mây công cộng và cá nhân. • Tính toán: cung cấp tài nguyên máy chủ để chạy các hệ thống dựa trên đám mây có thể được cung cấp một cách linh hoạt và được cấu hình khi cần. • Các mạng phân phối nội dung: lưu trữ nội dung và các tập tin để cải thiện hiệu suất và chi phí phân phối nội dung cho các hệ thống dựa trên web. • Các dịch vụ quản lý: những dịch vụ quản lý các nền tảng hạ tầng điện toán đám mây. Những công cụ này thường cung cấp các tính năng mà nhà cung Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 7 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây cấp đám mây không cung cấp hoặc đặc thù trong việc quản lý các công nghệ ứng dụng nhất định. • Lưu trữ: cung cấp khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ có thể được sử dụng cho các ứng dụng, sao lưu, lưu trữ, và hơn thế nữa. Hình 1.3 so sánh các chức năng được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây cho ba mô hình dịch vụ đám mây chính. 1.2.4. Các dịch vụ đám mây khác Một số dịch vụ đám mây khác đã được đề xuất cùng với các nhà cung cấp dịch vụ đã có hiện nay. Một danh sách hữu ích các dịch vụ bổ sung này được cung cấp bởi ITU-T Y.3500 (“Điện toán đám mây – Tổng quan và thuật ngữ”, tháng 8/2014). Ngoài SaaS, PaaS và IaaS, Y.3500 liệt kê các nhóm sau như là những đại diện loại dịch vụ đám mây: • Dịch vụ truyền thông CaaS: sự tích hợp tương tác thời gian thực vào các dịch truyền thông trực tuyến để tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Dịch vụ này cung cấp một giao diện thống nhất và trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều thiết bị. Ví dụ các dịch hội nghị truyền hình, hội thảo qua web, nhắn tin trực tuyến và thoại qua IP. • Dịch vụ điện toán CompaaS: cung cấp và sử dụng các tiến trình tài nguyên cần thiết để triển khai và chạy phần mềm. CompaaS có thể được coi là một bản đơn giản hoá của IaaS, với mục tiêu là cung cấp khả năng tính toán. • Dịch vụ lưu trữ dữ liệu DsaaS: cung cấp, sử dụng lưu trữ dữ liệu và các khả năng liên quan. DsaaS mô tả một mô hình lưu trữ mà khách hàng thuê không gian lưu trữ từ nhà cung cấp thứ ba. Dữ liệu được chuyển từ máy khách tới nhà cung cấp dịch vụ thông qua Internet, khách hàng sau đó truy cập vào dữ liệu được lưu trữ bằng cách sử dụng phần mềm do nhà cung cấp lưu trữ cung cấp. Phần mềm được sử dụng để thực hiện các tác vụ thông thường liên quan đến lưu trữ, chẳng hạn như sao lưu dữ liệu và truyền dữ liệu. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 8 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây Hình 1.3: Các lớp trong hệ thống đám mây. • Dịch vụ mạng NaaS: các dịch vụ kết nối truyền tải/các dịch vụ kết nối mạng liên đám mây. NaaS bao gồm việc tối ưu hóa phân bổ tài nguyên bằng cách xem xét các tài nguyên mạng và điện toán như một thể thống nhất. NaaS có thể bao gồm mạng riêng ảo mở rộng (VPN), băng thông theo yêu cầu, tùy chỉnh định tuyến, các giao thức multicast, tường lửa bảo mật, phát hiện và phòng ngừa xâm nhập, mạng diện rộng (WAN), giám sát và lọc nội dung, chống virus. Y.3500 phân biệt giữa các năng lực của đám mây và các dịch vụ đám mây. Ba loại năng lực là ứng dụng, nền tảng, và cơ sở hạ tầng, tương ứng với các loại dịch vụ cơ bản của SaaS, PaaS, và IaaS. Một loại dịch vụ đám mây có thể bao gồm các tính năng từ một hoặc nhiều loại năng lực của đám mây. Bảng 1.1 cho thấy mối quan hệ của bảy loại dịch vụ đám mây với ba loại năng lực đám mây. Y.3500 cũng liệt kê các ví dụ về các loại dịch vụ đám mây mới nổi: • Dịch vụ cơ sở dữ liệu: những chức năng cơ sở dữ liệu theo yêu cầu trong đó việc cài đặt và duy trì cơ sở dữ liệu được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 9 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây Các loại năng lực của đám mây Phân loại dịch vụ đám Hạ tầng Nền tảng Ứng dụng X X X mây Dịch vụ điện toán X Dịch vụ truyền thông Dịch vụ lưu trữ dữ liệu X X Dịch vụ mạng X X Dịch vụ hạ tầng X Dịch vụ nền tảng Dịch vụ phần mềm X X Bảng 1.1: Các loại dịch vụ đám mây và các loại năng lực của đám mây. • Dịch vụ máy tính để bàn: khả năng xây dựng, cấu hình, quản lý, lưu trữ, thực thi, và chuyển tiếp các chức năng người dùng máy tính để bàn từ xa. Về bản chất, máy tính để bàn là một dịch vụ chuyển những ứng dụng máy tính thông thường cùng với dữ liệu từ máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của người dùng vào đám mây. Được thiết kế để cung cấp một trải nghiệm đáng tin cậy và nhất quán đối với việc sử dụng từ xa các chương trình, ứng dụng, quy trình và tệp. • Dịch vụ e-mail: một dịch vụ e-mail hoàn chỉnh, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ liên quan như lưu trữ, nhận, truyền, sao lưu và phục hồi e-mail. • Dịch vụ định danh: quản lý nhận dạng và truy cập có thể được mở rộng và tập trung vào các môi trường hoạt động hiện tại. Điều này bao gồm việc cung cấp, quản lý thư mục và hoạt động của một dịch vụ xác thực một lần. • Dịch vụ quản lý: bao gồm quản lý ứng dụng, tài sản và quản lý thay đổi, quản lý năng lực, quản lý vấn đề (bộ phận Service Desk), quản lý dự án danh mục đầu tư, danh mục dịch vụ, và quản lý cấp dịch vụ. • Dịch vụ bảo mật: tích hợp một bộ các dịch vụ bảo mật vào môi trường hoạt động hiện tại của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Điều này có thể bao gồm xác thực, chống virus, chống phần mềm độc hại/phần mềm gián điệp, phát hiện xâm nhập và quản lý an ninh sự kiện. 1.2.5. XaaS XaaS là sự phát triển mới nhất trong việc cung cấp các dịch vụ đám mây. Từ viết tắt này có ba cách hiểu thông thường được chấp nhận: • Dịch vụ bất cứ thứ gì: đề cập tới bất cứ dịch vụ nào khác ba loại dịch vụ cơ bản. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 10 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây • Dịch vụ mọi thứ: thuật ngữ này đôi khi được nói ra phần nào gây hiểu nhầm, bởi vì không có nhà cung cấp cung cấp nào có thể cung cấp mọi dịch vụ đám mây. Thuật ngữ này hàm ý chỉ rằng nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ. • Dịch vụ X: trong đó, X có thể đại diện cho bất kỳ tùy chọn dịch vụ đám mây nào có thể. Các nhà cung cấp XaaS vượt qua ba dịch vụ lớn truyền thống theo ba cách: • Một số nhà cung cấp đóng gói ba dịch vụ SaaS, PaaS và IaaS để khách hàng có thể thực hiện mua một lần cho các dịch vụ đám mây cơ bản mà các doanh nghiệp đang dựa vào. • Các nhà cung cấp XaaS có thể dần thay thế một phạm vi rộng hơn các dịch vụ mà các bộ phận IT thường cung cấp cho khách hàng nội bộ. Chiến lược này làm giảm gánh nặng cho các bộ phận IT để đạt được, duy trì, vá lỗi, và nâng cấp một loạt các ứng dụng, dịch vụ phổ biến. • Mô hình XaaS thường liên quan đến mối quan hệ đang diễn ra giữa khách hàng và nhà cung cấp, trong đó có những cập nhật trạng thái thường xuyên và một xác nhận hai chiều, trao đổi thông tin thời gian thực. Trên thực tế, đây là một dịch vụ cung cấp được quản lý, cho phép khách hàng cam kết số lượng dịch vụ cần thiết bất kỳ lúc nào, mở rộng cả số lượng và loại hình dịch vụ khi khách hàng cần cũng như mở rộng các dịch vụ sẵn có. XaaS ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách hàng vì nó mang lại những lợi ích sau: • Tổng chi phí được kiểm soát và giảm thiểu. Bằng cách thuê ngoài tối đa một loạt các dịch vụ IT với một đối tác có trình độ chuyên môn, sự giảm thiểu chi phí có thể nhìn thấy cả trong dự án ngắn hạn và dài hạn. Chi phí được giảm mạnh do cần có ít phần cứng và phần mềm cục bộ. Chi phí hoạt động là thấp hơn bởi vì các tài nguyên được sử dụng phù hợp với nhu cầu cấp thiết và chỉ thay đổi khi nhu cầu thay đổi. • Các rủi ro được giảm thiểu. Các nhà cung cấp XaaS cung cấp mức dịch vụ theo thỏa thuận. Điều này loại bỏ rủi ro của việc phát sinh chi phí rất hay xảy ra đối với các dự án nội bộ. Việc sử dụng một nhà cung cấp duy nhất đối với một loạt các dịch vụ cung cấp cho một điều khoản duy nhất của hợp đồng để giải quyết các vấn đề. • Cải tiến được đẩy nhanh. Những rủi ro luôn có sẵn đối với các bộ phận IT khi liên tục cài đặt mới phần cứng và phần mềm để tìm ra các phiên bản hệ thống có khả năng hoạt động tốt hơn, ít chi phí hơn. Với XaaS, các phiên bản mới nhất thường nhanh và hiệu quả Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 11 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây hơn. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ có thể phản ứng nhanh chóng phản hồi của khách hàng. 1.3. Các mô hình triển khai đám mây Một xu hướng ngày càng nổi bật trong nhiều tổ chức là chuyển một phần đáng kể hoặc thậm chí là tất cả các hoạt động công nghệ thông tin lên điện toán đám mây doanh nghiệp. Các tổ chức đang phải đối mặt với một loạt các lựa chọn về quyền sở hữu và quản lý đám mây. Phần này xem xét bốn mô hình triển khai nổi bật nhất cho điện toán đám mây. 1.3.1. Đám mây công cộng Một cơ sở hạ tầng đám mây công cộng được tạo sẵn cho mọi người hoặc một nhóm ngành công nghiệp lớn và thuộc sở hữu của một tổ chức bán dịch vụ đám mây. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng đám mây, việc điều khiển dữ liệu và hoạt động trong đám mây. Một đám mây công cộng có thể được sở hữu, quản lý và vận hành bởi một doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, chính phủ. Nó tồn tại trên cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Trong mô hình đám mây công cộng, tất cả các thành phần chính nằm ngoài tường lửa của doanh nghiệp, được đặt trong một cơ sở hạ tầng đa dịch vụ. Các ứng dụng và lưu trữ được tạo sẵn trên Internet thông qua bảo mật IP, có thể được miễn phí hoặc được cung cấp với mức phí trả cho mỗi lần sử dụng. Loại đám mây này cung cấp các kiểu dịch vụ mà người dùng dễ sử dụng như: năng lực hay các ứng dụng web Amazon và Google theo yêu cầu, thư điện tử Yahoo! Mail, phương tiện truyền thông cung cấp lưu trữ miễn phí hình ảnh Facebook và Linkedln. Vì đám mây công cộng không yêu cầu chi phí cao và quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu, chúng thường không cung cấp các dịch vụ theo thỏa thuận cấp dịch vụ (SLA) và không cung cấp các bảo mật chống lại sự mất mát dữ liệu hoặc hư hỏng được tìm thấy. Đám mây công cộng phù hợp với người dùng và các thành phần không yêu cầu cùng một mức độ các dịch vụ được mong đợi bên trong tường lửa. Ngoài ra, các đám mây công cộng IaaS không nhất thiết phải cung cấp các hạn chế và tuân thủ luật riêng tư, đó vẫn là trách nhiệm của thuê bao hoặc người dùng cuối của công ty. Trong nhiều đám mây công cộng, mục tiêu là người dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi trả cho mỗi lần sử dụng với mức giá có sẵn. Ví dụ về dịch vụ ở đây có thể là chia sẻ hình ảnh và âm nhạc, sao lưu máy tính hoặc chia sẻ tệp. Lợi thế chính của đám mây công cộng là chi phí. Tổ chức đăng ký chỉ trả tiền cho các dịch vụ, tài nguyên cần thiết và có thể điều chỉnh những điều này nếu cần. Hơn nữa, thuê bao đã giảm đáng kể chi phí quản lý. Mối quan tâm chính là bảo mật. Tuy nhiên, rất nhiều các nhà cung cấp đám mây công cộng đã chứng minh được khả năng kiểm soát an ninh mạnh mẽ và trên thực tế, các nhà Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 12 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây cung cấp như vậy có thể có nhiều nguồn lực và chuyên môn để đóng góp cho vấn đề đảm bảo an ninh trong một đám mây riêng. 1.3.2. Đám mây riêng Một đám mây riêng được thực hiện trong môi trường IT nội bộ của tổ chức. Tổ chức có thể chọn để tự quản lý đám mây trong nội bộ hoặc hợp đồng quản lý chức năng với bên thứ ba. Ngoài ra, các máy chủ đám mây và các thiết bị lưu trữ có thể tồn tại trên cơ sở hoặc ngoài cơ sở. Các đám mây riêng có thể cung cấp IaaS nội bộ cho nhân viên hoặc đơn vị kinh doanh thông qua mạng nội bộ hoặc trên Internet thông qua mạng riêng ảo (VPN), cũng như phần mềm (ứng dụng) hoặc lưu trữ như dịch vụ cho các văn phòng chi nhánh. Trong cả hai trường hợp, các đám mây riêng là một cách để tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, chuyển tiếp các gói hoặc các dịch vụ từ sự riêng tư của mạng lưới của tổ chức. Ví dụ về dịch vụ cung cấp thông qua đám mây riêng bao gồm cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, e-mail theo yêu cầu và lưu trữ theo yêu cầu. Một ưu điểm chính để chọn một đám mây riêng là tính bảo mật. Một cơ sở hạ tầng điện toán đám mây riêng cung cấp kiểm soát chặt chẽ hơn qua vị trí địa lý của lưu trữ dữ liệu và các khía cạnh khác của an ninh. Các lợi ích khác bao gồm chia sẻ tài nguyên dễ dàng và triển khai nhanh chóng tới các đơn vị của tổ chức. 1.3.3. Đám mây cộng đồng Một đám mây cộng đồng có những đặc điểm của các đám mây riêng và công cộng. Giống như một đám mây riêng, đám mây cộng đồng hạn chế truy cập. Giống như một đám mây công cộng, các tài nguyên đám mây được chia sẻ giữa một số tổ chức độc lập. Các tổ chức chia sẻ đám mây cộng đồng có các yêu cầu thông thường cần trao đổi dữ liệu với lẫn nhau. Một ví dụ về ngành đang sử dụng khái niệm đám mây cộng đồng là ngành y tế. Một đám mây cộng đồng có thể được thực hiện phù hợp với sự riêng tư và các quy định khác. Những người tham gia có thể trao đổi dữ liệu dưới một khuôn khổ được kiểm soát. Cơ sở hạ tầng đám mây có thể được quản lý bởi các tổ chức tham gia, và có thể đặt tại ở cơ sở hoặc ngoài cơ sở của tổ chức. Trong mô hình triển khai này, chi phí mở rộng trên người dùng ít hơn đám mây công cộng (nhưng nhiều hơn đám mây riêng), vì vậy chỉ có một số tiềm năng tiết kiệm chi phí của điện toán đám mây được thực hiện. 1.3.4. Đám mây lai ghép Cơ sở hạ tầng đám mây lai ghép là một thành phần của hai hay nhiều đám mây (riêng, công cộng, hoặc cộng đồng), chúng vẫn là các thành phần riêng rẽ nhưng bị ràng buộc với nhau theo tiêu chuẩn hoặc công nghệ độc quyền cho phép chuyển dữ liệu và ứng dụng (ví dụ: “bursting” đám mây để cân bằng tải Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 13 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây giữa các đám mây). Với giải pháp đám mây lai ghép, thông tin nhạy cảm có thể được đặt trong một khu vực riêng của đám mây. Một giải pháp lai ghép đám mây công cộng/riêng tư có thể đặc biệt hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều ứng dụng không chú trọng an ninh có thể đạt được mức tiết kiệm chi phí đáng kể mà không cần cam kết của tổ chức trong việc truyền dữ liệu và ứng dụng nhạy cảm vào đám mây công cộng. Bảng 1.2 liệt kê một số điểm mạnh và điểm yếu tương ứng của bốn mô hình triển khai đám mây. Riêng tư Cộng đồng Công cộng Lai ghép Khả năng Giới hạn Giới hạn Rất cao Rất cao mở rộng An ninh Lựa chọn an Rất an toàn An toàn vừa Rất an toàn toàn nhất phải Hiệu năng Rất tốt Rất tốt Từ thấp tới Tốt trung bình Độ tin cậy Rất cao Rất cao Trung bình Từ trung bình tới cao Giá thành Cao Trung bình Thấp Trung bình Bảng 1.2: So sánh các mô hình triển khai đám mây. 1.4. Kiến trúc đám mây Để hiểu rõ hơn về các yếu tố của một hệ thống đám mây, phần này sẽ xem xét hai kiến trúc tham chiếu. 1.4.1. Kiến trúc điện toán đám mây tham chiếu NIST Kiến trúc NIST được mô tả như bên dưới: Kiến trúc điện toán đám mây NIST tập trung vào yêu cầu của những thứ mà các dịch vụ đám mây cung cấp chứ không phải là thiết kế giải pháp và triển khai như thế nào. Kiến trúc tham chiếu nhằm tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về độ phức tạp hoạt động trong điện toán đám mây. Nó không đại diện cho hệ thống kiến trúc của một hệ thống điện toán đám mây cụ thể. Thay vào đó, nó là một công cụ để mô tả, thảo luận, và phát triển một kiến trúc hệ thống cụ thể sử dụng một mô hình khuôn khổ tham chiếu chung. NIST đã phát triển kiến trúc tham khảo với các mục tiêu sau: • Để minh họa và hiểu các dịch vụ đám mây khác nhau trong bối cảnh tổng thể mô hình điện toán đám mây. • Cung cấp một tài liệu tham khảo kỹ thuật để người dùng hiểu, thảo luận, phân loại, và so sánh dịch vụ đám mây. • Để tạo thuận lợi cho việc phân tích các tiêu chuẩn về an ninh, khả năng tương tác, tính di động và triển khai tài liệu tham khảo. Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 14 Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I: Điện toán đám mây a) Các thành phần điện toán đám mây Kiến trúc tham chiếu mô tả trong hình 1.4 xác định năm thành phần có vai trò và trách nhiệm được đĩnh nghĩa trong danh sách sau. Hình 1.4: Kiến trúc tham chiếu điện toán đám mây NIST. • Người dùng đám mây: một cá nhân hoặc tổ chức duy trì mối quan hệ kinh doanh và sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp đám mây. • Nhà cung cấp đám mây (CP): một cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm tạo ra dịch vụ sẵn có cho các bên quan tâm. • Bộ phận kiểm tra (kiểm tra viên): một nhóm có thể tiến hành đánh giá độc lập các dịch vụ đám mây, hoạt động hệ thống thông tin, hiệu suất, và thực hiện bảo mật đám mây. • Bộ phận trung gian (môi giới): một thành phần quản lý việc sử dụng, thực hiện và phân phối dịch vụ đám mây và đàm phán mối quan hệ giữa CP và người dùng điện toán đám mây. • Bộ phận vận chuyển: một trung gian cung cấp kết nối và vận chuyển dịch vụ đám mây từ CP cho người dùng điện toán đám mây. Vai trò của người dùng và nhà cung cấp điện toán đám mây đã được thảo luận. Nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ đám mây để đáp ứng yêu cầu IT và kinh doanh của người dùng điện toán đám mây. Đối với mỗi mô hình dịch vụ (SaaS, PaaS, IaaS), CP cung cấp các phương tiện lưu trữ và tiến trình cần thiết để hỗ trợ mô hình dịch vụ đó, cùng với một giao diện đám mây cho người dùng dịch vụ. Đối với SaaS, CP triển khai, cấu hình, duy trì và cập nhật hoạt động của các ứng dụng phần mềm trên một cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để các dịch vụ được cung cấp ở mức đáp ứng kỳ vọng tới người dùng. Người dùng của SaaS có thể là các tổ chức cung cấp cho các thành viên có Nguyễn Hoàng Trung – D13VT8 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan