Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa trần huy liệu...

Tài liệu Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa trần huy liệu

.PDF
68
181
72

Mô tả:

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên ñề tài: TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA DANH NHÂN VĂN HÓA TRẦN HUY LIỆU Ngành học: Sư phạm Lịch sử Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S Khoa Năng Lập Thạch Kim Hường MSSV: 6060934 Lớp: SP. Lịch Sử K32 Cần Thơ – Năm 2010 Trang 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ của quý thầy cô bộ môn, cán bộ thư viện và sự ñóng góp ý kiến nhiệt tình của các bạn, sự ñộng viên, an ủi của ba mẹ, ñặc biệt là của thầy Khoa Năng Lập - GVHD. Tôi xin chân thành cám ơn về những sự giúp ñỡ ñó. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cám ơn Trường ðại Học Cần Thơ, Khoa Sư Phạm, Bộ Môn Lịch Sử ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế nên tôi không tránh khỏi những thiếu sót rất mong ñược sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chan thành cảm ơn. Cần Thơ, tháng 5 năm 2010. Thạch Kim Hường. Trang 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Trang 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Trang 4 PHẦN MỞ ðẦU 1. Lý do chọn ñề tài: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ Việt Nam ñã sản sinh ra biết bao anh hùng làm rạng danh ñất nước. Bước sang thế kỉ XX, thế kỉ có nhiều biến cố nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam: nho tàn, tân học, nước mất, nhà tan, chiến tranh và cách mạng. Dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lênin, những người cộng sản ñứng lên giành chính quyền. Lớp người này ngã xuống, lớp người sau lại tiến lên, biết bao người con ưu tú của ñất nước ñã hy sinh mà tên tuổi mãi mãi ñược lưu danh trên bảng vàng của dân tộc. Trong ñó, không thể không nhắc ñến Trần Huy Liệu. Ông là một nhà trí thức, nhà cách mạng yêu nước với cuộc ñời hoạt ñộng phong phú, và sôi nổi trên nhiều lĩnh vực. Ông vừa là một nhà báo, một nhà thơ, một chiến sĩ cách mạng, một nhà hoạt ñộng cách mạng ñã có nhiều cống hiến quan trọng trong cách mạng tháng tám 1945, trong xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ năm 1945-1946. Bên cạnh ñó, ông còn là một nhà sử học cách mạng có công lao lớn trong công cuộc khai sinh và xây ñắp nền tảng cho nền sử học mác xít, nền khoa học lịch sử hiện ñại Việt Nam. Là sinh viên năm cuối, với chuyên ngành lịch sử luôn thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi nghiên cứu ñể luôn luôn thấy ñược các giá trị lịch sử, nhận thức lịch sử một cách ñúng ñắn và ñể tìm hiểu kỹ hơn về “Con người của thế kỉ XX”, con người ñược gọi là “người anh cả” trong giới sử học, một người ñã cống hiến cả cuộc ñời mình cho dân tộc, cho ñất nước Việt Nam, ñó là lý do khiến tôi chọn ñề tài “Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Trần Huy Liệu”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề: Viết về và “Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Trần Huy Liệu”, là vấn ñề ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn ñến: Tủ sách danh nhân văn hóa Trần Huy Liệu của tác giả Trần Chiến, hay trên báo chí : Trần Huy Liệu và cuộc cải cách ruộng ñất (www.xaluan.com), Trần Huy Liệu: Con người tìm kiếm (www.chungta.com), Giáo sư Trần Huy Liệu (www.hoisuhoc.vn)... Ngoài ra, tên tuổi của ông còn ñược các tạp chí nhắc ñến: Tạp chí xưa và nay: Văn Tạo, “Trần Huy Liệu - nhà sử học tiêu biểu của chúng ta”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 1 năm 1994. Quốc Anh, “Ký ức về nhân cách của một nhà khoa học lớn”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 33 năm 1996. Phạm Xuân Nam và Quốc Anh, “Trần Huy Liệu- nhà cách mạng, nhà văn hoá Trang 5 ñầy nhiệt huyết”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 65 năm 1999. “Một góc cuộc ñời” của Trần Huy Liệu ñăng trên tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam số 297, tháng 12/2007…. Tuy nhiên những bài nghiên cứu cùng với nhiều bài viết của các tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan ñến Trần Huy Liệu, ñến nay thật sự còn rất ít, nếu có thì cũng không có một tài liệu nào ñi sâu vào vấn ñề một cách tổng thể, bởi lẽ mỗi người ñều có một cách nhìn nhận ở mỗi góc ñộ khác nhau. Trong quá trình thực hiện tôi cố gắng tập trung vào những tài liệu chủ yếu ñể tổng hợp lại các tài liệu và chọn ra những nội dung phù hợp nhất ñể hoàn thành tốt công việc. 3. Mục ñích nghiên cứu: Mục ñích của việc nghiên cứu là thấy ñược những ñiểm nổi bật trong sự nghiệp của Trần Huy Liệu. Qua ñó, chúng ta có cái nhìn, cái nhận xét khách quan hơn về con người này, ñể có thể dễ dàng giáo dục, truyền ñạt cho học sinh có một thái ñộ, một cái nhìn với tấm lòng biết ơn, tôn kính ñối với ông, với những thế hệ ông, cha ñi trước. Ngoài ra, chính việc tìm hiểu này nó ñã giúp cho tôi làm giàu thêm kiến thức của mình. 4. ðối tượng nghiên cứu: “Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Trần Huy Liệu”, là vấn ñề ñược nhiều người trong giới sử học quan tâm. Ở ñây, tôi ñi tìm hiểu về thời niên thiếu, quá trình hoạt ñộng của ông trên các lĩnh vực. Làm rõ những chuyển biến trong cuộc ñời của ông vì sao, từ một nhà chính trị ông lại chuyển sang viết sử, từ ñó thấy ñược những yếu tố nào ñã hình thành nên một con người trung thực, thẳng thắn, nhân hâu… Một con người hoạt ñộng sôi nổi ñã cống hiến chọn ñời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cống hiến gần nửa cuộc ñời mình cho khoa học. 5. Bố cục của ñề tài: ðề tài này ñược chia làm ba phần: - Phần mở ñầu. - Phần nội dung gồm có bốn chương: Chương 1. TRẦN HUY LIỆU- NHÀ CÁCH MẠNG SÔI ðỘNG. Chương 2. TRẦN HUY LIỆU - NHÀ BÁO, NHÀ VĂN ðẦY DŨNG KHÍ. Chương 3. TRẦN HUY LIỆU- NHÀ SỬ HỌC LỚN. Chương 4. TRẦN HUY LIỆU MỘT NHÂN CÁCH LỚN. Trang 6 - Phần Kết luận. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong khi thực hiện ñề tài, tôi ñã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic,coi ñây là những phương pháp chủ yếu. Bên cạnh ñó, tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Các phương pháp này ñược coi trọng trong khi nghiên cứu ñề tài. Tuy nhiên ñây là lần ñầu tiên tôi tiến hành nghiên cứu một ñề tài lớn nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu rất mong sự ñóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên ñể ñề tài hoàn thiện hơn. Trang 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. TRẦN HUY LIỆU- NHÀ CÁCH MẠNG SÔI ðỘNG 1.1. Thời niên thiếu vất vả và chứng kiến nhiều nỗi ñau của ñất nước: Trần Huy Liệu sinh ngày 5 tháng 11 năm 1901 (tức là ngày 13 tháng 10 năm Tân Sửu). Tại thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ðịnh (ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam Ninh) trong một gia ñình nhà nho nghèo, yêu nước. Vụ Bản là một huyện nghèo, bởi thuần nông. Trên cánh ñồng pha cát, lúa, ngô, khoai, kê, ñậu, lạc quanh năm gối vụ. Chen mấy cánh ñồng có mấy ngọn ñồi Gôi, Tiên Hương, gọi là “núi”. Những con sông máng chảy chậm chạp. ðói nghèo, có lẽ là một cái cớ ñể người ta trọng sự học và tin vào cõi siêu nhiên. Ngày xưa, Vụ Bản ñứng ñầu tỉnh về số các vị khoa bảng và về lượng ñình, ñền chùa cổ kính. Còn bây giờ, riêng một xã Liên Minh, xưa gọi là tổng Hào Kiệt, ñã sản sinh ra các nhà văn: Vũ Cao, Vũ Tú Nam, nhạc sĩ Văn Ký, Văn Cao…, hàng chục hội viên các Hội văn học nghệ thuật. Thời vua Hùng, Vụ Bản là huyện Bình Chương, sang thời Lý- Trần thành huyện Hiển Khánh. Có câu “ Côi sơn hải khẩu”, tức nói Côi (Gôi) hồi ñó có cửa biển, trong lòng ñất hiện thời còn nhiều vỏ hà, trai. Thiên Bản tên cũ của Vụ Bản có sáu nhân vật lạ lùng, gọi là “Thiên bản lục kì”. ðó là Tam Danh còn gọi là Tam Ranh (hay Tam Bành) ñại tướng cô hồn Sừng Sỏ Sắt ở làng Bảo Ngũ, xã Quang Trung ngày nay, Cường Bảo ñại vương ở làng Bối La, xã Cộng Hòa, Trạng Lường Lương Thế Vinh ở làng Cao Hương, xã Liên Bảo, Bà chúa Thống Khê Trịnh thái phi Trần Thị Ngọc ðài ở làng Thống Khê, xã Cộng Hòa, quận công Ngô ðình ðiền ở làng Bảo Ngũ, xã Trung Thành, và Bà Chúa Liễu Hạnh. Họ ñều là những người tài giỏi, người thì thông minh làm nên việc lớn cho ñời, người thì có tài phép lạ lùng tung hoành khắp nơi. Họ mang những ñặc tính của người bình thường, họ hiển thánh với ñầy ñủ ưu khuyết ñiểm, vừa lớn lao, vừa tị hiềm chấp nhặt, vừa bao dung nghiêm khắt. Xã Kim Thái không trù phú bằng xã Liên Bảo, hay xã Liên Minh trong nghiệp “trồng” nhân tài, nhưng nó lại là quê bà chúa Liễu Hạnh, một trong “Tứ Bất Tử” của thần thoại Việt Nam ñó là Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ ðồng Tử, và tiếp ñến là bà chúa Liễu Hạnh. Có câu thơ nói về Bà như sau: Làng Vân Cát giáng sinh thần nữ Cõi trời Nam bất tử hòa thân Trang 8 Vốn xưa ðệ nhị cung tiên Phong lưu công chúa ở trên thiên ñình (Văn chầu Thánh Mẫu). ðó cũng là cái nôi Trần Huy Liêu ñược sinh ra, nên quê hương cũng ảnh hưởng ít nhiều ñến cái tính ñộc lập, bướng bỉnh không chịu khép mình vào những trật tự, khuôn khổ bình thường một khi ông không thấy nó hợp nhẽ. Tuổi thơ của ông chấm dứt ngay khi ông lên sáu tuổi ñể mang sứ mạng “BáoThư Cừ”, tức là trả mối hận ñèn sách cho cha và anh. Cha của ông là Trần Huy Trình nổi tiếng hay chữ, dữ ñòn “…Năm tôi lên sáu tuổi cha tôi ñã bắt tôi học vỡ lòng. Dưới sự ñiều khiển của cha tôi với chiếc roi mây, tôi ñã bị dong ñi như một con vật. Nhưng vừa ra ñến khỏi cổng nhà thì sức phản kháng trong tôi vùng dậy. Tôi ñứng lại không ñi nữa, cha tôi không chịu nhượng bộ cầm roi ñánh. Từ ñó mỗi lần cha tôi quật một roi, tôi chòm lên một vài bước, rồi ñứng lại…Cha tôi ñã ñến lúc bực tức quá, không chịu nỗi, nắm lấy ñầu tôi vứt “tòm’ một cái xuống ñầm…” (trích trang 11, Hồi kí Trần Huy Liệu, Nxb Khoa học xã hội, tháng 7/1991). Trần Huy Liệu trọ học ở Hạnh Lâm, Công Luận, ông Trần Huy Trình vì muốn con sớm hay chữ ñã bắt ông phải học tắt ngay quyển ðại học, rồi ñến Ngũ kinh, Tứ thư và Bắc sử. Với mục ñích học ñể thi, người dạy cũng như người học ñương thời có cần gì phải nghiên cứu ý nghĩa và nội dung những quyển sách, mà chỉ cần thuộc lòng tường câu, từng chữ, từng ñiển tích ñể làm bài. Trần Huy Liệu sống theo kiểu cụ Khổng qua con người của người cha. Mỗi việc ăn ở hàng ngày ñiều phải mẫu mực. Khác với bạn bè cùng trang lứa thay vì nghịch ngợm, hồn nhiên vui ñùa ông phải sống theo kiểu con cháu thánh hiền. Cái mộng thi ñỗ làm quan ñã ñược cha ông nhồi vào cái ñầu bé nhỏ của ông ngay ñầu từ những ngày mới cắp sách ñi học. Rồi cái tuổi nhi ñồng của ông ñã ñược cha ông dắt vào một thế giới mơ ước, thi ñậu làm quan thì muốn gì ñược nấy lại nở mày, nở mặt với dân làng. Tuy vậy cái ước mơ thi ñổ làng quan ñối với ông chỉ như chú bé nghe chuyện cổ tích mà thôi. Anh của ông nổi tiếng thông minh 13 tuổi ñã thi Hương nhưng cũng phải ñến năm 30 tuổi mới ñổ tú tài, chưa ñủ rửa hận cho cha. ðến năm 1914, anh của ông qua ñời vì bị bệnh ho lao, ñó là kết quả của 20 năm ñèn sách cũng từ ñó nợ bút nghiêm gia ñình ñổ dồn vào mình ông. Năm 15 tuổi, cảnh nhà bí quẫn, ông bắt ñầu bán chữ, nghĩa là dạy chữ nho cho các bạn cùng lứa tuổi với ông, thậm trí “ làm gà” cho mấy hương Trang 9 sinh lớn tuổi còn theo nghiệp lều chõng. Tuy vậy những món lộc bút nghiên năm thì mười họa ấy không phải là một nguồn sống chắc chắn cho gia ñình ông. Năm 1915, khoa thi Hương cuối cùng ñược tổ chức ở Nam ðịnh cũng là hy vọng cuối cùng của gia ñình ông. Mới 15 tuổi mà ông phải mang một trách nhiêm hết sức nặng nề, là phải thắng ở keo vật cuối cùng này. Nhưng việc rủi ro ñã xảy ñến với ông, ông ñã bị ốm trước khi vào trường thi, mặc dù vậy ông cũng ñã cố gắng làm bài cho ñến khi không thể làm bài tiếp ñược nữa, sau những cố gắng trong kì thi Hương cuối cùng của ông cũng bị thất bại. Và cũng chính vì nhà nghèo nên ông không thể làm một cậu học sinh trường Pháp- Việt như những ñứa trẻ khác. Cũng từ ñó cuộc ñời ông bước sang một trang khác. Vào khoảng những năm 1914, 1915, 1916 vùng của ông bị ngập lụt luôn hai lần trong ba năm, số người chết ñói không ít. Những người khỏe mạnh tản ñi nơi khác tìm việc làm. Nhưng gia ñình ông vẫn không thể ñi ñâu ñược, có những khi hết gạo gia ñình ông ñã ăn cám trộn với rau má ñể ăn thay cơm ñó là một phong vị rất quen thuộc với giai ñình ông. Trong những ngày tháng nghèo khổ cực nhục ấy, nho giáo mà trực tiếp là cha của ông ñã vũ trang cho ông một tinh thần và cũng là một hy vọng mà trên thực tế nghèo khổ ñã làm cho con người ta cứng rắn lên. Có lẽ do ông ñã sống trong thời kì nho giáo suy tàn, cái nghèo, cái ñói ñã vây chặt cuộc sống của một cậu bé 15 tuổi, nên ông ñã có cái nhìn, cái suy nghĩ khác với mọi người. Ông ñã phân biệt cái nghèo của người thường và cái nghèo của nhà nho thoái trào. Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản Tây Âu tràn sang Á ðông mang theo những luồng văn hóa tư tưởng mới trong ñó có tư tưởng của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi là hai người hăng hái nhất ñả kích lối thi cử hủ bại của phong kiến và cổ vũ một trào lưu của một dòng tư tưởng mới những luồng tư tưởng này không chỉ ảnh hưởng ở Trung Quốc Mà con lan truyền sang cả Việt Nam. Từ Phong Trào ðông Du, ðông Kinh Nghĩa Thục và Duy Tân do một số nhà nho cấp tiến lãnh ñạo ñã mở ñầu cho một luồng văn hóa mới trước ngày giai cấp tư sản Việt Nam hình thành. Trong gia ñình Trần Huy Liệu, người ñem tư tưởng mới ấy về nhà là anh trai của ông. Một hiện tượng mâu thuẫn là lúc ấy dưới quyền ñiều khiển của người cha, mà anh của ông và ông ñương vùi ñầu vào lối học khoa cử, nhưng vẫn hòa nhiệp với những trào lưu tiến bộ ở bên ngoài. Cùng thời ñiểm ñó quyển sách ñã ñập Trang 10 mạnh vào Trần Huy Liệu nhiều nhất là Ẩm Băng Thất, Trung Quốc Hồn của Lương Khải Siêu. Trần Huy Liệu ñã khóc, giọt lệ ái quốc ñầu tiên của ông lúc bấy giờ thật trong sạch, nồng nàn. Khi ñọc truyện Ba người anh kiệt nước Ý, rồi truyện Lu-y-kốtsuýt một nhà cách mạng người Hungari, ông ước ao lớn lên làm cách mạng ñể ñược ở tù. Cũng cái tuổi thơ dại này ông ñã ñược ñọc quyển Việt Nam vong quốc sử của Cụ Phan Bội Châu ñăng trên Tân Dân tùng báo do Lương Khải Siêu làm chủ nhiệm, xuất bản tại ðông Kinh nước Nhật. Tất cả sự kích thích mãnh liệt ấy ñã làm cho Trần Huy Liệu sớm trở thành thi sĩ ái quốc, như bài thơ cảm tác này ông viết: Giang tay muốn rút thanh thần kiến Lấy máu hung tàn rửa nước non. Sống trong gia ñình cách mạng, ngoài những văn kiện ra ông còn ñược mắt thấy tai nghe nhiều chuyện về hâm nóng tinh thần ái quốc và cũng thỏa mãn tính hiếu kì của ông. Sau khi cha ông vừa chết, ông bắt ñầu công nhiên khai chiến với mấy nhà nho trong vùng, những người bạn hữu của cha ông. Thực chất ñó là cuộc khai chiến giữa một trường phái cấp tiến của những người chịu ảnh hưởng của Khang, Lương với một phái bảo thủ khư khư ôm lấy những nề nếp xưa. Giữa cảnh nghèo túng không lối thoát ấy, những biến cố trong gia ñình ông liên tục diễn ra. Năm 17 tuổi ông kết hôn với bà Trần Thị Tý, sau ñó không ít lâu ba ông qua ñời, kế ñến là mẹ ông bị mù và cũng qua ñời sau ñó ba năm. Sau trận cháy nhà thì những sự nổ lực và một vài dự ñịnh khác của ông ñiều bị thất bại. ðến ñây cái gia ñình bé nhỏ của ông ñã chấm dứt. Sau ñó ộng ñược sự giúp ñỡ của Thầy Bùi Trình Khiêm là người bạn của anh trai ông. Cụ Khiêm là người hay chữ, giác ngộ sớm và ñã cương quyết ñoạn tuyệt với khoa cử. Dưới ảnh hưởng giáo dục của cụ Khiêm tư tưởng của Trần Huy Liệu càng ñược cởi mở hơn nhờ vậy mà Trần Huy Liệu ñã trở thành một nhà viết báo chuyên nghiệp với bút danh ðẩu Nam trong làng báo Bắc Kỳ. 1.2. Quá trình hoạt ñộng sôi nổi: Nối chí người anh ruột, ngay từ khi 17 tuổi, Trần Huy Liệu ñã có một số bài viết gửi ñăng trên các tờ Nam Phong, Thực Nghiệp dân báo. Những bài viết thời kỳ này, nói chung còn non nớt, chưa bộc lộ rõ khuynh hướng chính trị, tuy ñã ít nhiều mang màu sắc yêu nước. Năm 1918, ông xuống Hải Phòng rồi vào Nam cùng thầy học là cụ Bùi Trình Khiêm. Ông ra ñi vì không chịu nổi sự bức bối, tù hãm của làng quê, ñi vì thế giới bên ngoài ñang sôi sục, vì chí trai thúc giục phải thoát ra khỏi ñời sống Trang 11 dung tục, tầm thường. Bơ vơ nơi ñất khách quê người, bản thân lại ốm ñau vì không quen thung thổ, ông phải làm ñủ nghề ñể sống từ phụ may ñến học làm con dấu. Rồi trong lúc chán chường vì ñói, vì bệnh tật, ông viết bài, làm thơ gửi ñăng báo với khẩu khí: Tráng sĩ ñau lòng thân ỷ lại. Anh hùng thẹn mặt cảnh vô nhan Mặc dầu ai biết, ai không biết Mắt thiết nào trông thấy ruột gan Và thế là Trần Huy Liệu ñã trở lại với làng báo qua bút danh ðẩu Nam quen thuộc. Vào những năm ñầu của thập kỷ XX, một số trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ñược lén lút ñưa vào Việt Nam ñã gây xao ñộng tâm tưởng các nhà nho cấp tiến, trong ñó có Trần Huy Liệu. Nhiều người coi các tập Ẩm Băng Thất, Trung Quốc Hồn, những tập du ký của hai tác giả nói trên như sách gối ñầu giường. Quan ñiểm hướng ngoại của Lương Khải Siêu, ñặc biệt là sự ra ñời ðảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ñã có tác ñộng mạnh ñến tư tưởng thanh niên thời bấy giờ. Một số bài viết của Trần Huy Liệu trên các tờ Nông Cổ Mín ðàm (1924), ðông Pháp thời báo (1925 - 1926) ñều nhằm cổ ñộng cho phong trào “Mưa Âu gió Mỹ” nhằm chống lại phái bảo thủ khư khư với thứ Nho giáo ñã lỗi thời “Thủ tử thiên ñạo”. Vào những năm này ở Việt Nam, ñặc biệt là tại Nam Kỳ xuất hiện nhiều biến cố lịch sử lớn. Vụ bắt bớ rồi ñem ra xét xử Phan Bội Châu, cái chết của chí sĩ Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh thần tượng của thanh niên thời bấy giờ bị bỏ tù là những ñề tài ñể Trần Huy Liệu và bạn bè viết bài công kích nhà cầm quyền. Do chưa có quan ñiểm chính trị rõ ràng, Trần Huy Liệu cũng như ña phần văn nhân, ký giả lúc ñó như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu,... mới chỉ lên tiếng phê phán chế ñộ cai trị hà khắc của nhà cầm quyền thực dân, ñòi nới lỏng một số quyền tự do dân chủ chứ chưa ñặt vấn ñề ñánh ñuổi người Pháp, giành ñộc lập dân tộc. Tuy nhiên, những bài viết trên tờ ðông Pháp thời báo vào năm 1926 của Trần Huy Liệu ñã ít nhiều góp sức thổi bùng lên ngọn lửa căm thù giặc trong quần chúng nhân dân. Chiến tranh thế giới lần I kết thúc, Pháp buộc phải nới lỏng một số chính sách cai trị ðông Dương. ðây là ñiều kiện cho các Hội, ðoàn thể, ðảng phái ra ñời như ðảng Phục Việt ( ở Bắc Kỳ), ðảng Lập Hiến ( ở Nam Kỳ), ... Thời gian ñầu những Trang 12 ñảng này ñược dân chúng ủng hộ, do các thành viên ña phần thuộc tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị nên hầu như họ chỉ ñấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình. Họ sẵn sàng bán ñứng quyền lợi dân tộc khi bị nhà cầm quyền thao túng, mua chuộc. Trước thực tế ñó Trần Huy Liệu ñã cùng bạn bè, ñồng nghiệp chung chí hướng ñứng ra lập ðảng Thanh niên. Vì chưa thoát khỏi quan ñiểm lập hiến của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, chưa ñược tiếp cận với các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, với cách mạng tháng Mười Nga, nên khuynh hướng chính trị của Trần Huy Liệu nói riêng, của ðảng Thanh niên nói chung dần dần bị rơi vào lối mòn giống các ñảng phái ñương thời. Mặc dù không tồn tại lâu. ðảng Thanh niên ñã dung nạp ñược khá ñông người tham gia. Nó ñã khuấy ñộng ñược nhiều phong trào ñấu tranh yêu nước như tổ chức cuộc biểu tình tố cáo Bùi Quang Chiêu trong dịp hắn về nước, tổ chức ñám tang Phan Chu Trinh, ñấu tranh ñòi thả Nguyễn An Ninh. ðây là thời kỳ Trần Huy Liệu tập trung viết cho tờ ðông Pháp thời báo và một số tờ báo khác có cùng khuynh hướng. ðông Pháp thời báo là một tờ báo chính trị có số lượng phát hành lớn nhất thời bấy giờ (11 ngàn bản). Nó ñược mọi tầng lớp nhân dân tìm ñọc, ủng hộ. Từ năm 1927, khi các phong trào yêu nước, ñấu tranh ñòi tự do dân chủ lắng xuống, Nguyễn Kim ðính (chủ tờ ðông Pháp thời báo) gia nhập ðảng Lập Hiến, phản bội lại chí hướng ban ñầu, Trần Huy Liệu ñã từ chức chủ bút, chuyển sang làm cho tờ báo Pháp – Việt Nhất Gia. Trong “Lời cáo biệt bạn ñọc”, ông viết: “Tôi không thể ngồi ghế chủ bút lâu hơn một ngày nữa ñể nhìn tờ báo thành cơ quan tuyên truyền của bọn dối dân lừa nước”. Từ khi viết cho Pháp – Việt Nhất Gia, Trần Huy Liệu tiếp tục chí hướng của mình, tố cáo chính sách cai trị của nhà cầm quyền thực dân, vạch mặt tính giả nhân giả nghĩa của nhóm Lập Hiến, ... Tuy nhiên, khuynh hướng chính trị của Trần Huy Liệu thời kỳ này vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa yêu nước thuần tuý, ñôi khi còn ôn hoà, mền dẽo. Quan niệm này chịu ảnh hưởng ít nhiều từ cuốn “Pháp – Việt ñề huề chính kiến thư” của Phan Bội Châu, tuy có phần kiên quyết, tích cực hơn. ðể giết chết tờ báo trước khi nó bị Trần Quang Nghiêm ñòi lại, Trần Huy Liệu cùng bạn bè dồn hết tâm lực viết số cuối cùng. Về sự kiện này ông ñã viết trong hồi ký của mình: “Bài thứ nhất là bài chửi chủ trương Pháp – Việt nhất gia theo tên tờ báo, những bài sau là vạch tội nhà băng ðông Dương và chế ñộ thuộc ñịa, rồi ñến lên án chính sách bóp nghẹt quyền tự do báo chí, ngôn luận của thực dân Pháp”. Tờ báo phát hành sớm hơn thường lệ, biếu không cho ñọc giả ñã gây chấn ñộng Sài Gòn, Pháp – Trang 13 Việt nhất gia phát hành tổng cộng 27 số và ngày 13 tháng 6 năm 1927 nó bị ñóng cửa vĩnh viễn. Trần Huy Liệu bị bắt với tội danh phá rối trật tự trị an và bị xử 6 tháng tù. Vừa ra tù, ñầu năm 1928, Trần Huy Liệu sáng lập “Cường học thư xã” mô phỏng theo “Cường học hội” của Lương Khải Siêu. Cường học thư xã một mặt cho dịch và xuất bản hàng loạt trước tác của Lương Khải Siêu, mặt khác cũng ấn hành những cuốn sách do ông và ñồng sự viết như: Một bầu tâm sự, Ngục trung ký sự, Gương hi sinh, Vì nhân khai quốc, Câu chuyện chung,... Nói chung, tư tưởng chính của những cuốn sách này mang màu sắc quốc gia cách mạng gần gũi với quan ñiểm của Việt Nam Quốc dân ðảng (ra ñời tháng 12 năm 1927), bộc lộ rõ tư tưởng dân chủ tư sản ñang phát triển mạnh lúc ñó. Trần Huy Liệu gia nhập Việt Nam Quốc dân ðảng và nhanh chóng trở thành yếu nhân của ðảng tại Nam Kỳ. Với chủ trương bạo ñộng, ngày 9 tháng 2 năm 1929 Việt Nam Quốc dân ðảng tổ chức cuộc ám sát tên trùm mộ phu Badanh. ðây là cái cớ ñể người Pháp thẳng tay ñàn áp các ñảng phái yêu nước, khuynh tả, Trần Huy Liệu cùng một số ñồng chí bị bắt, bị ñày ñi Côn Lôn (Côn ðảo). Tại ñây, ông cùng các tù nhân chính trị cho ra tờ Hòn Cau (tên Hòn ðảo nơi ông bị giam giữ). ðây là một trong những tờ ñầu tiên khởi nguồn cho dòng báo chí bí mật trong tù. Khi còn tự do, thông qua Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), một nhà lý luận Macxít, Trần Huy Liệu ñã phần nào có thiện cảm với những người tù cộng sản tư tưởng chính trị trong con người ông xuất hiện những xao ñộng lớn. Tuy nhiên, thời gian này Trần Huy Liệu chưa bộc lộ dứt khoát bởi quan niệm “Gái trinh không lấy hai chồng”, “Tôi trung không thờ hai chúa” luôn vò xé tâm can ông. Cuối năm 1934, sau khi ra tù, ông bị nhà cầm quyền thực dân ñưa về quản thúc tại quê nhà dưới sự theo dõi của bọn mật thám. Hoàn cảnh ñó cộng với những khó khăn trong cuộc sống thôn quê ñã buộc ông phải xa rời hoạt ñộng chính trị xã hội một thời gian. Nỗi chán chường về sức trai bị giam hãm, lý tưởng không ñược phỉ chí ñã bộc lộ rất rõ trong mấy câu thơ: Mười một năm nay trở lại nhà Nhà thì ñã cháy vợ thì xa. Bà con thân thích nghèo xơ xác Vườn cũ còn cây núc nác già. Tới ñầu năm 1935 Trần Huy Liệu ñã tìm cách thoát ra Hà Nội. Trong hơn một năm ông tham gia hoặc cộng tác với một số tờ báo như ðời mới, Bắc Hà, Tiếng Vang Trang 14 làng báo, Kiến văn, Tương lai (L’Avenir)... Nói chung, những bài viết của ông thời kỳ này vẫn chỉ dừng ở mức ñộ tố cáo chế ñộ nhà tù thực dân, phê phán tinh thần bạc nhược của một số cây bút lãng mạn ñương thời. Mặc dù người Pháp coi những tờ báo này như là “ổ cộng sản” nhưng thực tế, chúng mang nhiều màu sắc chính trị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. ðây là sự biểu hiện rất rõ sự khủng hoảng chính trị trong con người Trần Huy Liệu cũng như các tầng lớp thanh niên thời bấy giờ trước sự thoái trào của các phong trào cách mạng. Những năm giữa thập kỷ 30 chủ nghĩa phát xít hình thành, ñặt nhân loại trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới. Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp ñã tác ñộng rất lớn ñến ðảng cộng sản Việt Nam. Hàng trăm ñảng viên ñược thả ñã nhanh chóng trở lại trường hoạt ñộng. Dựa vào nghị quyết của Quốc tế Cộng sản VII, ðảng ta tạm gác khẩu hiệu ñộc lập dân tộc chuyển sang ñấu tranh ñòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện ñời sống nhân dân, vận ñộng thành lập mặt trận dân chủ, nhằm vào kẻ thù trước mắt là bọn phản ñộng thuộc ñịa và tay sai, vào chủ nghĩa phát xít, trực tiếp là bọn phát xít Nhật. ðảng còn chủ trương ñưa một số ñảng viên hoặc quần chúng cách mạng ra tranh cử vào các Viện dân biểu ñể ñấu tranh nghị trường. Thực tế ñó ñòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của báo chí, ñặc biệt là báo chí công khai, hợp pháp. Chính vì vậy, chỉ trong vài năm (1936 – 1939) hệ thống báo chí của ðảng ta ñược ñẩy mạnh hơn bao giờ hết. ðây cũng là thời kỳ Trần Huy Liệu ñược vinh dự ñứng trong hàng ngũ của ðảng cộng sản Việt Nam (tháng 5 năm 1930). Ông là một trong những trụ cột của hàng loạt tờ báo ðảng nổi tiếng thời bấy giờ như các tờ: Khỏe (do Trần ðăng Ninh chủ trương, chưa kịp ra số ñầu ñã bị thu hồi giấy phép), Lao ñộng (Le Travail), Thời thế, Bạn dân, Tin tức, ðời nay,... Những bài viết của Trần Huy Liệu lúc này chủ yếu tập trung hô hào vận ñộng việc tổ chức ðông Dương ñại hội, thành lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, về nhà nước vô sản ñầu tiên trên thế giới, ñề cập ñến ñấu tranh giai cấp, phê phán phái Bảo Hoàng, chống Trôkít, ... Trong số những nội dung trên, ông ñặc biệt chú trọng viết bài tuyên truyền, vận ñộng cho người của ðảng tham gia tranh cử vào viện dân biểu, vạch trần thủ ñoạn của bọn mua bán phiếu, dùng thế lực quan trường ép dân chúng, tố cáo nhà cầm quyền và một số cá nhân ñã khủng bố những ứng cử viên của Mặt trận dân chủ ðông Dương... Năm 1939,Chiến tranh thế giới II nổ ra ñể ổn ñịnh chính trị an ninh ở các xứ thuộc ñịa, ñảng cầm quyền cánh hữu Pháp ñã ban hành hàng loạt biện pháp khẩn Trang 15 trương, trong ñó có việc ñặt ðảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Nhiều ñảng viên, những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam ñã bị nhà cầm quyền bắt giữ. Trần Huy Liệu và một số ñồng chí bị ñày ñi Sơn La. Trong cuộc sống gian khổ của nhà tù, ông vẫn cùng những người tù cộng sản tích cực hoạt ñộng báo chí. Khi còn ở Sơn La, ông và ñồng ñội cho ra tờ Tiếng suối reo, khi chuyển sang trại Bá Vân lại ra tờ Dòng sông Công, ñến Nghĩa Lộ có tờ ðường Nghĩa. Những tờ báo này ñã có công rất lớn trong việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng cộng sản cho các cán bộ, ñảng viên, quần chúng nhân dân quanh vùng. Nó là ñộng lực thắt chặt tinh thần ñoàn kết giữa các chính trị phạm, là lợi khí ñấu tranh với chế ñộ nhà tù, giác ngộ người dân tộc thiểu số tham gia cách mạng. Chiến tranh thế giới thứ II chuẩn bị kết thúc, việc quân ñội Nhật hất cẳng người Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, ñã khuấy ñộng không khí nhà tù. Trần Huy Liệu và các ñồng chí rất sốt ruột, biết rằng ngoài kia ñang rất cần những con người như ông. Sau mấy lần thất bại, cuối cùng ông cũng vượt ngục thành công. Sau hàng tháng trời băng rừng, ông về ñến Hà Nội và bắt ñược liên lạc ngay với tổ chức. Trong những ngày ñầu bở ngỡ, ông ñược tổ chức bố trí làm báo Cứu quốc bí mật tại làng Vạn Phúc (Hà ðông) cho tới sát ngày diễn ra ðại hội quốc dân ở Tân Trào (Tuyên Quang). Tại ðại hội Trần Huy Liệu là người giúp ñồng chí Võ Nguyên Giáp thảo bản quân lệnh số 1 phát ñộng tổng khởi nghĩa. Kết thúc ðại hội, ông ñược bầu làm phó chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng. Từ năm 1953, do con ñường nghiên cứu sử học ñã không cho phép Trần Huy Liệu hoạt ñộng sôi nổi như trước nữa. Trần Huy Liệu ñã trải qua một tuổi thơ vất vả, ñiều kiện học hành của ông bị hạn chế. Khi lớn lên ông ñã chứng kiến nhiều sự biến ñổi, thăng trầm của ñất nước. Ông ñã hoạt ñộng sôi nổi trong một khoảng thời gian dài. Bắt ñầu từ Nho giáo, Trần Huy Liệu chuyển dần sang tân học, dù là trong phong trào Thanh niên, Quốc dân ñảng hay là người cộng sản, ông ñiều xong xáo ñấu tranh vì ñộc lập, tự do của dân tộc. Nghề nghiệp của ông chuyển từ làm báo sang làm nhà tuyên truyền, gần cuối ñời Trần Huy Liệu ñi viết sử. Những biến ñộng này ñã ñưa cuộc ñời ông sang một trang khác. Trên lĩnh vực sử học, ông ñã gặt hái nhiều thành công và ông ñược coi là anh cả của làng sử học Việt Nam. Trang 16 Chương 2: TRẦN HUY LIỆU - NHÀ BÁO, NHÀ VĂN ðẦY DŨNG KHÍ 2.1. Những hoạt ñộng trên lĩnh vực văn hóa thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Trần Huy Liệu là một trong những nhà báo ñầu tiên của dân tộc Việt Nam ñã dùng tiếng Việt làm công cụ tiến công vào chế ñộ thực dân. Năm 1918, Trần Huy Liệu bắt ñầu viết báo từ năm 17 tuổi với bút danh ðẩu Nam. Nhưng Trần Huy Liệu thực sự bước vào làng báo là từ năm 1924, ông làm chủ bút tờ Nông cổ mín ñàn (nghĩa là uống nước trà, nói chuyện làm ruộng ñi buôn) do Lâm Hiệp Châu làm chủ nhiệm; nhưng ông chẳng bàn gì ñến cái thú ẩm thực hay cách ñi buôn mà viết ngay tiếng bom của liệt sỹ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu ở bài ñầu tiên với bút danh ðẩu Nam xuất bản ở Sài Gòn. Sau trên tờ báo ông ñổi bút danh tên Nam Kiều, với bút danh Nam Kiều ông ñã viết những bài ngắn gọn, ñanh thép công kích chế ñộ thực dân Pháp. Cái tên Nam Kiều từ ñấy là một sự hấp dẫn ñối với quần chúng nhân dân Nam Kỳ. Ty kiểm duyệt xóa thì lấy bút danh Côi Vị, lại bị xóa bỏ nốt khi chúng ngửi thấy mùi chính trị chống Pháp. Không sờn chí, ñầu năm 1925, phong trào ñấu tranh của nhân dân Nam Kỳ, ñặc biệt là của thanh niên Sài Gòn ñang trên ñà phát triển mạnh mẽ. Nguyễn Kim ðính, chủ nhiêm ðông Pháp thời báo, trụ sở và cũng là nhà in báo của ðông Pháp thời báo là căn nhà hai tầng chật hẹp, kín mít trên phố Mác-hông. Nguyễn Kim ðính mời Trần Huy Liệu về làm chủ bút tờ báo do ông chủ trương. Trước ngày ông làm chủ bút, ðông Pháp thời báo là một tờ báo xuất bản mỗi kỳ 2300 bản, nó cũng thường như tờ báo Trung Lập của La-sơ-vrô-chi-e (de Lachevrotière). Dưới sự ñiều khiển của Trần Huy Liệu, ðông Pháp thời báo mỗi kỳ in 11000 bản và trở thành trung tâm của phong trào yêu nước và dân chủ bấy giờ ở Nam Kỳ. Nhưng ñiều quan trọng nhất là trên mặt báo, ông ñăng liên tục loạt bài “Gương ái quốc” cổ vũ nhân dân cứu nước. Ngoài ra, trên mặt báo ðông Pháp thời báo, ông ñề xướng mấy cuộc vận ñộng như sau: 1. ðòi thả cụ Phan Bội Châu lúc bấy giờ ñang bị giam ở nhà tù Hỏa lò (Hà Nội). 2. Tổ chức ñám tang cho cụ Phan Chu Trinh mà linh cữu ñã ñược ñưa từ Hóc Môn về nhà ông Hoàng ðình ðiển ở ñường Pe-lơ-ranh (Pellerin) Sài Gòn. 3. ðòi thả Nguyễn An Ninh vừa bị bắt và bị giam ở Khám lớn Sài Gòn. Trang 17 4. Hô hào thành lập một chính ñảng: ðảng Thanh niên Việt Nam. 5. Cổ ñộng các cuộc bãi công, bãi khóa làm hậu thuẫn cho các yêu sách nói trên. Năm cuộc vận ñộng này là những mặt khác nhau của một phong trào: phong trào yêu nước và dân chủ. Phong trào này ñã cuốn hút ñông ñảo quần chúng nhân dân ở Nam Kỳ. Có thể nói thanh niên Nam Kỳ, ñặc biệt là thanh niên Sài Gòn trong những năm 1925, 1926 không ai không ñọc ðông Pháp thời báo. Và có rất nhiều người hành ñộng theo lời kêu gọi của tờ báo này. ðông Pháp thời báo ñã góp phần ñáng kể vào cuộc vận ñộng ñòi thả Phan Bội Châu, trên tờ báo này ñã ñăng một bức thư ngỏ gửi cho toàn quyền Va-ren ñòi viên toàn quyền này phải trả tự do cho nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Sau khi Phan Bội Châu ra khỏi tù và bị an trí ở Huế, Trần Huy Liêu cùng một số nhân vật yêu nước khác ñã viết một bức thư, rồi cử người cầm ra Bến Ngự gặp Phan Bội Châu, tỏ cảm tình với nhà chí sĩ. ðỉnh cao của phong trào Yêu nước và dân chủ trong thời kỳ 1925- 1927 ở Nam Kỳ là ñám tang Phan Chu Trinh. ðám tang cử hành vào cuối tháng 3 năm 1925. Mười bốn vạn người ñã ñeo băng ñen ñi ñưa ñám nhà chí sĩ. Có thể nói hầu hết nhân dân Việt Nam ở Sài Gòn và một phần nhân dân ở các vùng phụ cận ñã dự ñám tang. ðông Pháp thời báo trở thành một tờ báo chính trị có thế lực lớn ở Nam Kỳ. Nhân dân nô nức ñọc ðông Pháp thời báo ñể xem tờ báo này công kích bọn thực dân ra sao. Một ngày vào cuối tháng 3 năm 1925, cuộc vận ñộng ñám tang Phan Chu Trinh ñang sôi nổi, một thanh niên chạy ñến số nhà 200 ñường Tây Ban Nha (Espagne), trụ sở của ðông Pháp thời báo kêu to: “Ông Nam Kiều ơi! Ông Nam Kiều ơi!”. Trần Huy Liệu từ trong nhà báo chạy ra, thì ñược biết người kêu ñó là một thanh niên từ Bà ðiểm xuống chợ Bến Thành. Vì tay anh ñeo băng ñen ñể tang Phan Chu Trinh, cho nên thằng Tây gác cổng chợ không cho anh vào chợ. Nó cho anh biết, anh chỉ ñược vào chợ nếu anh chịu bỏ băng ñen. Anh thanh niên không chịu rồi chạy thẳng ñến trụ sở ðông Pháp thời báo ñể nhờ Trần Huy Liệu can thiệp… Hôm sau trên ðông Pháp thời báo người ta thấy Trần Huy Liệu lên tiếng ñã kích tên Tây gác cổng chợ xâm phạm vào quyền tự do ñể tang của một công dân Việt Nam. Vài ngày sau, những Trang 18 người ñeo băng kéo vào tràn ngập chợ Bến Thành. Tên Tây gác cổng chợ trố mắt nhìn, không can thiệp. Năm 1927, phong trào yêu nước và dân chủ ở Nam Kỳ dần dần lắng xuống. Trần Huy Liệu từ chức chủ bút ðông Pháp thời báo ñể rồi làm chủ bút tờ báo Pháp Việt nhất gia. Trên tờ báo này, Trần Huy Liệu tấn công Bùi Quang Chiêu và chống chủ trương “Pháp Việt nhất gia”, lên án thực dân Pháp bóp nghẹt tự do ngôn luận, báo chí, vạch trần chế ñộ thống trị tàn bạo của chúng. Sau này trong hồi ký của mình, hồi tưởng lại sự kiện này, ông ñã viết những dòng ñầy sảng khoái: “ðêm ấy tôi ñã thức suốt ñêm ñể viết bài cho ñầy trang báo với một phấn khởi vô cùng, vì từ khi làm nghề viết báo, lần này là lần ñầu tiên tôi ñược viết hoàn toàn tự do trước mũi bọn kiểm duyệt. Bài in một vạn số. Hôm sau, một trẻ em bán báo vừa cất tiếng “Pháp - Việt nhất gia ơ”; tức thì một bầy khuyển ưng xô lại ñuổi bắt. Các hàng sách báo ñều bị lục tung. Không lúc nào bọn Pháp lại sợ tờ Pháp - Việt nhất gia như lúc này”. Khi nhận chức thống ñốc Nam Kỳ, Blăng-sa ñơ la Brô-xơ (Blanchard de la Brosse) nhìn thấy ngay vai trò của Trần Huy Liệu trong phong trào yêu nước và dân chủ. Y tìm cách mua chuộc ông và triệu tập ông lên phủ thống ñốc, ngỏ ý muốn tặng ông 500 mẫu ruộng ở Cà Mau nhưng ñã bị Trần Huy Liệu từ chối. Tháng 6 năm 1927 báo Pháp Việt nhất gia bị ñóng cửa, Trần Huy Liệu bị bắt và bị ñưa ra tòa trừng trị ở Sài Gòn. Tòa án thực dân kết án ông sáu tháng tù ngồi vì tội “là tác giả các bài báo có tính chất quấy rối cuộc trị an”. Mặc dù bị kết án như vậy nhưng ông vẫn không hề bị lung lay ñến ñầu năm 1928, ra tù Trần Huy Liệu sáng lập ra Cường học thư xã ở Sài Gòn. ðây là một nhà xuất bản chuyên ấn hành và phát hành những sách có mục ñích ñóng góp vào sự tự lập tự cường của dân tộc Việt Nam. Cây bút xuất sắc nhất của Cường học thư xã là Trần Huy Liệu. Từ ñầu 1928 ñến cuối năm 1929, nhà in Cường học thư xã do ông lập ra ñã xuất bản nhiều tác phẩm do chính ông viết ñể cổ vũ con ñường cứu nước theo chủ thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) và Mông-te-ki-ơ (Pháp): Ba người anh kiệt nước ý; Khai quốc vĩ nhân; Hiến thân cho nước; Thần Cộng hòa; Tân quốc dân, Gỡ mặt nạ bọn thượng lưu Nam kỳ…Bên cạnh ñó ông ñã viết và xuất bản ñược nhiều cuốn sách chuyên vạch tội ác của chế ñộ thực dân, cổ vũ lòng yêu nước, vạch mặt chỉ trán những kẻ bán nước hại dân. Trong số sách kể trên thì các cuốn Một bầu tâm sự, Ngục trung kí sự, câu chuyện chung. ðược dư luận toàn quốc ñánh giá cao. Trong Một bầu Tâm sự có ñoạn: “Giữa Trang 19 bên là một anh cu ly xe nài lưng ra kéo xe, một bên là ông Tây mắt xanh mũi lõ chiễm chệ ngồi trên nệm xe, thì không thể có Pháp- Việt ñề huề”. Một bầu tâm sự ñã có tiếng vang trong cả nước. Nhiều thanh niên ñương thời ñã chịu ảnh hưởng của cuốn Một bầu tâm sự. Cùng với những người ñồng chí hướng cứu nước như Nguyễn Khánh Toàn chủ bút Báo Le Nhà quê, Nguyễn An Ninh, chủ bút Báo Tiếng chuông rè, Bùi Công Trừng, Nguyễn Trọng Hy các ông ñã thổi luồng gió mới vào phong trào yêu nước ñầu thế kỷ XX. Và rồi việc phải ñến ñã ñến, cuối năm 1929, Trần Huy Liệu bị bắt và bị kết án 5 năm tù. Ông bị ñưa ra giam ở ñảo Hòn Cau trong quần ñảo Côn Lôn (Côn ðảo). Ở Côn ðảo, ông không chỉ làm thơ; viết báo với bút danh Hải Khách; làm chủ bút tờ Hòn Cau và Tiếng sóng bể, mà quan trọng hơn, ông ñược học có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lê nin, tự học tiếng Pháp trong sách báo chuyển từ Sài Gòn. Tại Hòn Cau bên cạnh việc học tập, sưu tầm tài liệu lịch sử còn có một lĩnh vực không thể thiếu ñược trong ñời sống của Trần Huy Liệu ñó là làm thơ. Thơ ca ñối với ông như một người bạn ñời chung thủy. Trong một tờ báo viết tay xuất bản ở Hòn Cau, năm 1930 có bài thơ của Trần Huy Liệu: Trống trận khua vang khắp ñại cầu Riêng ai nằm xó bãi Hòn Cau Sa cơ vẫn thẹn mình thua sức, Vì nghĩ thêm thương bạn mất ñầu. Chưa chút công lao trong dịp trước, Làm nhiều cơ hội với mai sau Ai về nhắn hỏi ai trong ấy: Gánh nặng ñường xa ñã ñến ñâu. Thời kỳ cuối năm 1929 ñến cuối năm 1934, do Thực tiễn tranh ñấu và lý luận soi rọi ñã giúp Trần Huy Liệu từ bỏ Việt Nam Quốc Dân ðảng mà ông là yếu nhân ở Nam Kỳ sớm từ bỏ tư tưởng lập trường của Việt Nam Quốc Dân ðảng, vững bước ñi trên con ñường cách mạng vô sản. ðây cũng là thời kỳ mà Trần Huy Liệu tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin cho nhiều ñảng viên Việt Nam Quốc Dân ðảng, hành ñộng này của Trần Huy Liệu ñã làm cho một số lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân ðảng căm tức, họ tìm cách hãm hại ông. Nhưng Trần Huy Liệu không chùn bước. Cuối năm 1934, trước khi từ biệt Côn Lôn trở về ñất liền tiếp tục hoạt ñộng, ông ñã tuyên bố bản “tuyên ngôn” trong ñó ông ñã kể ra tất cả các lý lẽ khiến ông phải dứt khoát ly khai với Việt Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan