Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về sự phát triển của kinh tế du lịch tỉnh cà mau...

Tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển của kinh tế du lịch tỉnh cà mau

.PDF
61
197
111

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ DU LỊCH TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Sƣ phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.GVC: Trần Văn Hiếu Nguyễn Tiến Trƣớc MSSV: 6096127 Lớp:SP.GDCD 02 K 35 n h LỜI ẢM ƠN! Được làm luận văn là mong muốn của tất cả sinh viên đang theo học ở trường Đại học Cần Thơ nói chung và bản thân em nói riêng. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, quý thầy, cô Khoa Khoa Học Chính Trị đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập tại trường. Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Hiếu, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài luận văn của bản thân em. Em xin chúc quý thầy cô luôn dồi giàu sức khỏe để tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp trồng người. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Cà Mau đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi những thiếu sót mong quý thầy, cô thông cảm! Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 03 tháng 12 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Trƣớc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ..............................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 2 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VIỆT NAM ........................................................4 1.1. Khái niệm về kinh tế du lịch ........................................................................4 1.2. Vai trò kinh tế du lịch trong nền kinh tế nước ta .........................................7 1.3. Quan điểm của Đảng về kinh tế du lịch ......................................................10 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH CÀ MAU TRONG THỜI GIAN QUA ......................................................................19 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Cà Mau ................................................................19 2.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................19 2.1.2 Vị trí địa lý ..............................................................................................20 2.1.3 Về tự nhiên .............................................................................................20 2.1.4. Kinh tế xã hội ........................................................................................22 2.2 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau .....................................23 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 23 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................. 31 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau ....................37 2.3.1. Những thành tựu đạt được .................................................................... 37 2.3.2. Những khó khăn còn tồn tại ................................................................. 44 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH CÀ MAU TRONG THỜI GIAN TỜI .............................................................................................................48 3.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau .................................48 3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau ............52 3.2.1. Giải pháp về vốn ...................................................................................52 3.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ....................................................52 3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý .................................................................53 3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ...............................54 3.2.5. Giải pháp tôn tạo tự nhiên và bảo vệ môi trường ..................................56 3.2.6. Giải pháp chủ động hội nhập quốc tế về du lịch ...................................57 KẾT LUẬN ...........................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................60 PHẦN PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão, thời đại hội nhập toàn cầu. Nước Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng phát triển đó được. Nhờ mở cửa, hội nhập mà nên kinh tế nước ta ngày càng phát triển, sự phát triển đó kéo theo mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nếu như hơn 20 năm trước, người dân chỉ lo sao cho đủ ăn, đủ mặc thì hiện tại bây giờ nhu cầu ấy tăng cao thêm, ăn như thế nào cho ngon, mặc như thế nào cho đẹp. Cuộc sống ngày càng sung túc tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian để nghỉ ngơi đi du lịch đi tham quan các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước, thưởng thức cái hay cái đẹp làm thư giã n về tinh thần cũng như thể xác, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước phát triển kinh tế du lịch trong đó có Việt Nam. Hiện nay ngành du lịch đã trở thành một trong năm ngành kinh tế hàng đầu thế giới và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Ở nước ta du lịch ngày càng được chú ý và phát triển, ngày càng có vai trò trong nề n kinh tế quốc dân. Hiện nay, du lịch đã trở thành một phần không thể thiếu của đại bộ phận nhân dân. Sau những buổi đi tham quan sẽ đem đến cho họ nhiều điều bổ ích cho bản thân, thư giãn đầu óc sa u những giờ làm việc căng thẳng và từ đó năng suất lao động, hiệu quả học tập, công tác ngày được nâng lên. Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ tăng thêm thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho một số người dân. Đối với du khách là người nước ngoài thì sẽ làm tăng thêm nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp, cho địa phương và cho Nhà nước. Phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại, giúp cho nhân dân ta hiểu biết thêm về đất nước con người và những phong tục tập quán trên mảnh đất hình chữ S thân thương mà họ đang cư trú. Cà Mau - mảnh đất cuối trời của Tổ quốc, nằm ở đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh, hệ thống thực vật phong phú và đa dạng, không khí thoáng mát trong lành cùng vớ i nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng từ lâu được nhiều người biết đến. Đến với mảnh đất Cà Mau mọi người sẽ được trải nghiệm nhiều loại hình du lịch độc đáo gắn kết với thiên nhiên. Hòa cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch tỉnh Cà Mau nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua, đóng góp một phần vào nền kinh tế quốc dân. Nhưng bên cạnh đó ngành du lịch Cà Mau vẫn còn gặp không ít những khó khăn trên con đường phát triển. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ ìm hiểu chung về sự phát triển của kinh tế du lịch tỉnh à Mau hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài Mục đích cơ bản của đề tài là nhằm tìm hiểu về thực trạng phát triển của kinh tế du lịch tỉnh Cà Mau thời gian qua, những thành tựu đạt được và những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển từ đó tìm kiếm những giải pháp, góp phần phát triển kinh tế du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch và kinh tế du lịch. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Cà Mau thời gian qua. - Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch tỉnh Cà Mau thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế du lịch Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Cà Mau ( 2006 – 2012). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có các phương pháp chính như: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. 5. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương và 8 tiết : Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kinh tế du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về kinh tế du lịch Du lịch là một khái niệm còn mới mẻ và đang trong quá trình hoàn thiện. Chính vì thế mà có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về du lịch của các nhà nghiên cứu và các tổ chức trên toàn thế giới. Sau đây là những định nghĩa của các nhà nghiên cứu. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (Word Travel and Tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới vượt qua các ngành công nghiệp truyền thống. Đối với một số quốc gia thì du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngành ngoại thương. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với các lĩnh vực khác. Trong mấy thập kỷ qua kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO – International of Union Offcial Treval Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, khái niệm du lịch vẫn đang được tranh luận. Thuật ngữ “Tourism” hay còn gọi là du lịch hiện nay được đưa vào sử dụng rất phổ biến. Thuật ngữ bắt đầu từ tiếng Hi Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi. Trong tiếng Việt, “du lịch” là một từ Hán – Việt, trong đó chữ “du” có nghĩa tương tự như chữ “Tour” có nghĩa là du khảo, du ngoạn, du xuân. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi. Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như vậy, du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết. Có nhiều khái niệm về du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố sau: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ. Du lịch là tập hợp các hình thức kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hay tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình. Theo Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu như sau: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ, du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của con người, đồng thời phải là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người”. Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tình thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa”[13]. Theo Trường tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn – chính sách sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỷ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mản các nhu cầu về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí,.. mà không có mục đích lao động kiếm lời” [4]. Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma - Italia, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [4]. Hội nghị quốc tế thống kê du lịch tại Canada ( 1991) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của các con người đi tới một vài nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [12]. Còn ở Việt Nam, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung của du lịch thành hai phần riêng biệt, đó là: Đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích là nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.. Đứng trên góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như là: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó tăng thêm tinh yêu quê hương đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi đó là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của du lịch nó thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng và các ngành sản xuất vật chất khác, từ đó tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và đất nước. Trên thực tế cho ta thấy, ngoài mục đích tham quan du lịch, khách du lịch khi đến một địa điểm tham quan, họ sẽ phát sinh nhiều nhu cầu khác như mua sắm, giải trí và các hoạt động khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình mà chính các nhu cầu ấy lại mang lại một nguồn ngoại tệ không hề nhỏ trong ngân sách của địa phương và cho đất nước. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm của du lịch có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Du lịch đem lại nhiều lợi ích đối với mọi người, đem lại doanh thu cho các tổ chức du lịch, giúp cho con người thỏa mản nhu cầu, tìm hiểu nhiều điều bổ ích khác cho vốn tri thức của mình. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì du lịch còn đem lại cho con người có sức khỏe và hạn chế được rất nhiều bênh thường gặp như bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, và các loại bệnh khác ở con người giảm 30%. Như vậy, du lịch góp phần làm giảm đáng kể các chi phí xã hội cho việc khám chữa bệnh, nâng cao số ngày làm việc và nâng cao nâng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch còn góp phần giáo dục lòng yêu nước, tăng cường giao lưu, tăng cường mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc và các quốc gia với nhau. Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Khi khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam sẽ trực tiếp chứng kiến được những thành tưu trên tất cả các lĩnh vực của nước ta. [13]. 1.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế nƣớc ta Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã giành nhiều sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển du lịch, nó được thể hiện trong Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ VII, phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng của nước ta. Bên cạnh những phân tích trên khi nói tới du lịch chúng ta còn thấy những đóng góp quan trọng của ngành này trong nền kinh tế - xã hội nước nhà cụ thể qua những điểm sau đây: Một là, về mặt kinh tế của phát triển du lịch trong nước: Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Tham gia tích cực vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói một cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng. Du lịch trong nước phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách quốc tế, những lúc vắng khách quốc tế lấy cơ sở đó phục vụ cho du khách trong nước, như thế sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật. Tại hội nghị Bộ trưởng du lịch thế giới, OSAKA Nhật Bản, tại điểm 2 phần 1 của tuyên bố du lịch OSAKA khẳng định: “du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tương ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI”. Hai là, về mặt kinh tế của việc phát triển du lịch quốc tế: Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với các dịch vụ, khoa học công nghệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước hết ở chổ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chổ” những hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chổ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán… mà không mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta bán cho du khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch, mà là giá trị các khả năng thõa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch. Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hóa và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Du lịch mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Du lịch góp phần cũng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Ba là, về các mặt khác của kinh tế với việc phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nói chung: Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch; du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trước hết, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hổ trợ liên ngành, yêu cầu sự hổ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành như ( giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, nông nghiệp, hải quan .v.v.. ) phát triển, đối với nền sản xuất xã hội du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng .v.v.. Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh du lịch nên các ngành này phát triển. Bốn là, về xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước: du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, theo thống kê của các tổ chức thế giới thì du lịch là ngành tạo ra việc làm quan trọng. Tổng số lao động liên quan tới du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu; Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới. 1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế du lịch Chính sách đổi mới, và hội nhập của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Trong thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chính sách để tạo điều kiện để du lịch phát triển. Ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/CP về “Đổi mới ngành quản lý và phát triển du lịch”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 30/07/1994 đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch, hình thành ngành du lịch có quy mô ngày càng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước”. Ngày 14/10/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 46/CT/TW về “Lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới”. Ở nước ta trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “Phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (trích chỉ thị 46/CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, 14/10/1994) và “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh liên kết hợp tác với các nước”. Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và lần thứ X đều khẳng định ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, Nhà nước cũng có những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong Điều 6, Chương I – luật du lịch Việt Nam (năm 2005) như sau: hứ nhất Nhà nước có cơ sở, chính sách huy động mọi năng lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. hứ hai Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực: Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch; tuyên truyền,quảng bá du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch; hiện đại hóa du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỷ thuật cho du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị hiện đại cho cơ sở lưu trú cho du lịch hạng cao và du lịch quốc gia. Phát triển du lịch tại những nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chổ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo. hứ ba, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyền truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. hứ tư, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ các hoạt động du lịch, nguồn tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt là kể từ khi Bộ Chính trị có kết luận 179/CT-TW về: “phát triển du lịch trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dần được làm rõ. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo du lịch của địa phương. Vì vậy, đường lối chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sớm đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch. Các tỉnh thành và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Từ năm 2001 đến nay Chính phủ đã phê duyệt kinh phí hơn 30 tỷ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch; chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động du lịch quốc gia về du lịch bốn năm qua đạt hiệu quả cao, các chiến dịch quảng bá rầm rộ trong nước và quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, làm cho hoạt động du lịch sôi động cả trong và ngoài nước. Nhờ vậy, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã được khai thác tốt hơn, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng, là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển du lịch cũng như cho các dự án quy hoạch du lịch đã được thực thi và đạt kết quả cao. Vì vậy, những quan điểm chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước phải được vận dụng, là kim chỉ nam trong suốt quá trình quy hoạch phát triển du lịch của nước ta. Phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn là một hướng chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là nhiệm vụ vẻ vang nhưng vô cùng nặng nề, đòi hỏi sự nổ lực vươn lên không ngừng của toàn Đảng, toàn dân nói chung và ngành du lịch nói riêng trong tầm nhìn mới [11]. Trong những năm tới đây Đảng và Nhà nước ta đã định hướng phát triển ngành du lịch thêm một tầm cao mới. Những chỉ tiêu gần đây về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vài trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Từ những quan điểm, mục tiêu về phát triển ngành du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những định hướng chiến lược để phát triển du lịch cụ thể như sau: Đại hội Đảng lần thứ IX đã có Nghị quyết về phát triển các ngành du lịch trong “Định hướng phát triển các ngành” như sau: “phát triển du lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với nước ngoài. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành có liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch”. Điểm đột phá trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng, chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội của quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh,.. liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế. Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục tiêu du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế cần tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế ở gần như: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapo, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Austrlia); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina), mở rộng thị trường mới từ Trung Đông. Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới tạo dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt. Trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường với mục tiêu lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá Quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẽ”. Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chổ và đào tạo huấn luyện theo yêu cầu công việc. Phát triển du lịch theo vùng, lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch các vùng, lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tự nhiên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác các yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh mẽ các sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng. Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung như: chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; chương trình phát triển thương hiệu du lịch; đề án phát triển du lịch biển, đảo và các vùng ven biển; đề án phát triển du lịch biên giới; đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia. Về tổ chức quản lý, cần phải có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mọi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật [17]. Trong giai đoạn đến năm 2020, du lịch Việt Nam cần khai thác tốt điểm mạnh, nắm bắt cơ hội, khắc phục những hạn chế và vượt qua những khó khăn thách thức để phát triển theo quan điểm chiến lược để thực hiện trong 5 nội dung sau: Một là, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng thu từ du lịch phải đóng góp lớn vào GDP. Du lịch gia tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ cả nước, để khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế. Phát triển du lịch đảm bảo gia tăng nhanh về thu nhập; lấy thu nhập du lịch là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của ngành; phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, tạo giá trị tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chổ, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Phát huy tối đa các thế mạnh của ngành du lịch, hệ thống kinh doanh dịch vụ để khẳng định vai trò động lực của ngành du lịch, kích thích, mở rộng thị trường đầu ra của nhiều ngành kinh tế xã hội. Phát triển du lịch tạo ra động lực để phát triển các ngành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông…, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Hai là, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Quan điểm chuyển từ phát triển về số lượng, theo chiều rộng sang tập trung phát triển về chất, theo chiều sâu, theo hướng hiện đại. Chất lượng hoạt động du lịch phải được coi trọng hàng đầu. Tập chung đầu tư, khai thác phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng, có chất lượng và giá trị tăng cao, có thương hiệu nổi bật. Phát triển mạnh các địa bàn trọng điểm du lịch, tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch tầm cỡ, các điểm đến nổi bật để phát triển trở thành thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng; liên kết chặt chẽ với khu vực và các hành lang kinh tế để mở rộng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh. Tập trung đầu tư và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ, trong đó có du lịch ra nước ngoài; đảm bảo các quyền lợi chính đáng của khách du lịch quốc tế và trong nước. Ba là, phát triển đồng thời cả du lịch trong nước và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Xác định du lịch quốc tế và du lịch nội địa có mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để kích thích sự tăng trưởng cùng phát triển. Coi trọng thị trường khách du lịch đến; duy trì các thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn; đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó tập trung thu hút phân đoạn thị trường có khả năng chi trả cao và du lịch dài ngày. Khai thác tốt thị trường du lịch trong nước đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân, vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần văn hóa, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc; tăng cường hiểu biết hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phương, các dân tộc anh em. Tăng cường quản lý nắm bắt xu hướng người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài để có phương án kịp thời điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch trong nước. Bốn là, phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu về kinh tế - xã hội và môi trường đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan