Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY FORD MOTOR COMPANY...

Tài liệu TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY FORD MOTOR COMPANY

.DOC
62
401
86

Mô tả:

TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY FORD MOTOR COMPANY
GVHD: GS. TS.LÊ THÊẾ GIỚI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Kon Tum 6/2019  MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY FORD MOTOR COMPANY GVHD: GS.TS. Lê Thế Giới Lớp K36.QLK.KT : Nhóm 4: Dương Thị Lam Giang Nguyễn Minh Vương Trương Quốc Việt Lương Viết Tú Nguyễn Đức Hiển Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 1 GVHD: GS. TS.LÊ THÊẾ GIỚI MỤC LỤC A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC...................................................4 I. GIỚI THIỆU CÔNG TY...............................................................................4 1. Giới thiệu về công ty 4 2. Ford trong thế kỉ 20 4 3. Ford trong thế kỉ 21 7 II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC CỦA FORD.......................9 1. Giai đoạn từ 1979-2001 9 2. Giai đoạn 2001 – 2012 11 III. VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH VÀ CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CÔNG TY NĂM 2013.....................................................................................................15 1. Tuyên bố viễn cảnh 16 2. Tuyên bố sứ mệnh đầy đủ 16 3. Bản tuyên bố sứ mệnh ngắn gọn 16 B. PHÂN TÍCH MÔI BÊN NGOÀI...................................................................17 I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU...............................................17 1. Mức độ ảnh hưởng toàn cầu của ngành công nghiệp sản xuất ô tô 17 2. Các nhân tố toàn cầu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực ngành 19 II. KẾT LUẬN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU.........................23 1. Các khuynh hướng thay đổi quan trọng 23 2. Tổng hợp các cơ hội và đe dọa 23 III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.......................................................23 1. Những vấn đề tác động đến cung ngành sản xuất ôtô 24 2. Những vấn đề tác động đến cầu ngành sản xuất ô tô 25 3. Những vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh trong ngành sản xuất ôtô 26 4. Kết luận môi trường vĩ mô 26 C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG...............................................26 I. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.................................................26 1. Chiến lược cấp công ty 27 2. Chiến lược phát triển toàn cầu 28 3. Chiến lược chức năng 32 4. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 35 II. THỰC THI CHIẾN LƯỢC........................................................................37 1. Cơ cấu tổ chức của Ford Motor Company: 37 Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 2 GVHD: GS. TS.LÊ THÊẾ GIỚI 2. Hệ thống kiểm soát 39 III. THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC....................................................................39 1. Thành tựu thị trường 39 2. Thành tựu tài chính 41 IV. PHÂN TÍCH SWOT....................................................................................43 V. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH...................................................45 1. Bản chất lợi thế cạnh tranh 45 2. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh 47 VI. SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƯỢC..........................................................61 Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 3 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC I. GIỚI THIỆU CÔNG TY 1. Giới thiệu về công ty 1.1. Sơ lược về lịch sử Ford là tập đoàn ôtô đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới có trụ sở chính được đặt tại Dearbon, bang Michigan, ngoại ô của Metro Detroit, Hoa Kỳ. Được sáng lập bởi Henry Ford, đến năm 1903 Ford đã trở thành tập đoàn công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới. Ford ra đời từ một nhà máy chuyên nâng cấp xe wagon vào năm 1903 với số vốn tiền mặt là $28.000 của 12 cổ đông. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó đến nay Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford. 1.2. Giới thiệu về công ty  Tên công ty: “ Ford Motor Company” Logo và Slogan: “ Go further” _ “Tiến xa hơn nữa”  Loại hình công ty: Công ty cổ phần.  Thành lập vào ngày: 16-06-1903.  Người sáng lập là: Henry Ford.  Trụ sở chính là: Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ.  Địa bàn kinh doanh: trên toàn thế giới.  Người đứng đầu hiện tại: Mark Fields- Chủ tịch kiêm GĐ Điều Hành.  Ngành sản xuất: máy móc tự động.  Sản phẩm: Xe hiệu suất là chính, ngoài ra còn có thêm phụ tùng ô tô.  Dịch vụ: Tài chánh ô tô, cho thuê xe, dịch vụ xe.  Công ty con: Lincoln, Troller 2. Ford trong thế kỉ 20 Ford Motor ra đời vào thế kỉ 20, khi mà lịch sử ngành công nghiệp ô tô có rất nhiều tên tuổi lớn làm thay đổi cả thế giới như Carl Benz, Otto, Diesel, Bosch, Mercedes, đã có công rất lớn trong việc tạo ra ô tô và các công nghệ gắn liền với ô tô. Nhưng ở thời điểm đó ô tô là một sản phẩm xa xỉ mà ngay cả tầng lớp trung lưu cũng phải thèm muốn, tuy nhiên vơi niềm đam mê Henry Ford đã nhìn thấy được nhu cầu thị trường, và ông đã phát hiện ra rằng ông có thể kiếm Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 4 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI được nhiều lợi nhuận hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn là bán số lượng ít với giá cao. 2.1. Ford tập trung phát triển vào dòng sản phẩm xe hơi ở mức trung bình, giá rẻ Chính nhờ tin tưởng và theo đuổi những triết lý của mình đến cùng mà Ford Motor Company đã bước đầu đạt những thành công to lớn. Tuyên bố của Ford đã trở thành hiện thực với mẫu xe mang tên Model T và Model A là những dòng xe với mức giá phải chăng bắt đầu bằng những cái tên đặc thù là những chữ cái trong bảng alphabet. Khởi đầu là chiếc Model A sản xuất năm 1903, sau đó là chiếc Model T được chính thức sản xuất năm 1908 đây có lẽ là chiếc xe nổi tiếng nhất của Ford trong dòng xe này, 15 triệu chiếc được sản xuất trong gần 20 năm và chiếm một nữa lượng xe Mỹ lưu thông thời bấy giờ. Model T đã làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những người ngồi trên bốn bánh xe bây giời đây không còn là giới giàu có, mà có thể chính là những người công nhân, giai cấp lao động ở Mỹ. Tiếp đó, trong khi ngành công nghiệp ô tô sản xuất Model T chiếm lĩnh từ năm 1908 đến đầu năm 1920 đến giữa thập kỷ đã có sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng khác. Sau khi hàng triệu Model T đã được lắp ráp vào ngày 26 tháng 5 , năm 1927. Ford đóng nhà máy trên tất cả để dành sáu tháng trang bị lại nhà máy và hoàn thiện thiết kế của một chiếc xe mới Model A kỷ niệm chiếc xe đầu tiên của Ford Motor Company, năm 1903 Model A. Trước năm1931 Ford đã bán được năm triệu mẫu bất chấp những khó khăn của cuộc Đại khủng hoảng. Như với chiếc Model A mới, Henry Ford dừng tất cả các hoạt động sản xuất khác để làm việc về dự án đổi mới. Tại nỗ lực rất lớn và chi phí của công ty về cách thiết kế để đúc các động cơ V8 thương mại thành công đầu tiên vào năm 1932. Đây là một cú “hit”. Đó là giá cả phải chăng, được giới thiệu ngay tại thị trường Mỹ đã trở nên thích thú với động cơ ngày càng mạnh. Sau đó nó vẫn còn sản xuất trong vòng hơn 22 năm. Giai đoạn khởi đầu của Ford đã đạt những viên gạch đầu tiên vẫn chắc cũng như tìm ra chỗ đứng riêng cho mình trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường với đối thủ cạnh tranh khi tìm ra một hướng riêng để phát triển. Hình 2. Model T Hình 1. Model A Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 5 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI 2.2. Ford bắt đầu định hướng phát triển, bằng việc mua lại hay sát nhập thêm các hãng xe có danh tiếng để sản xuất Ford Motor Company đã mau lại công ty Linlcon năm 1922 khi bắt đầu mở rộng về các hãng xe hạng sang. Cuối thập kỷ 30, năm 1936 Ford đã tung ra chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, giới thiệu động cơ V8 giá thấp và cho ra đời hơn 25 triệu chiếc xe khác nữa được bán tại điểm giá giữa Ford V8 Deluxe và chiếc xe hạng sang cao cấp được cung cấp bởi Lincoln. Hình 3. Lincoln Zephyr Hình 2. Mercury Edsel tạo xe hơi Mercury để thu hẹp khoảng cách giữa Ford giá cả phải chăng và mẫu xe Lincoln sang trọng. Mercury đầu tiên là năm 1939 Mercury 8. Năm 1948, Ford giới thiệu dòng xe tải F-Series, gồm 8 kích cỡ và đến năm 1982 F-series đã là xe bán chạy nhất tại Mỹ. Sau khi giới thiệu F-Series được 1 năm thì Ford tiếp tục giới thiệu Ford 1949, đây là chiếc xe thiết kế xe hơi đầu tiên hoàn toàn mới của Mỹ sau Thế chiến II. Chiếc xe mới là như một sự thay đổi triệt để như năm 1928 Model A. Năm 1954 Ford bắt đầu thử nghiệm va chạm xe hơi của nó. Trong 60 năm kể từ sau đó, Ford đã thực hiện hơn 31.000 vụ tai nạn thử nghiệm trên toàn thế giới. Song song với việc thử nghiệm vật lý mô phỏng sự cố giúp Ford thu thập nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết. Ford tại châu Âu giới thiệu chiếc Ford Feista năm 1976, 870 triệu $ ngân sách phát triển của nó cũng là lớn nhất trong lịch sử của Ford. Các khoản đầu tư đã được đền đáp, và Fiesta đã phá vỡ kỷ lục bán hàng trong một năm của năm 1965 Mustang. Từ năm 1978 đến năm 1981, Ford còn bán Fiesta châu Âu ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phải đến năm 2009 rằng Ford sẽ bắt đầu bán Fiesta tại Hoa Kỳ một lần nữa. Năm 1979, công ty đã thu được lợi nhuận từ chiếc xe Mazda; sự thay đổi này đã hỗ trợ đáng kể cho Ford trong những dự án hợp tác phát triển sau này. Vào những năm 1990 Ford đã chèo lái được “con sóng đại chúng” một phần nhờ sự thành công của chiếc xe SUV hạng trung Explorer. Thành công này thực sự là một cú “hít” và đóng vai trò to lớn trong việc mở ra kỷ nguyên của dòng xe thể thao đa dụng SUV. Ford giới thiệu Mondeo là mẫu xe hơi toàn cầu mới của nó vào năm 1993. Mặc dù nó lần đầu tiên được giới thiệu tại châu Âu. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 6 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI Mondeo đã được bán như Ford và Mercury ở Mỹ cho đến năm 2000. Ngày nay, Mondeo được biết như là Fusion trong các bang của Mỹ… Chiếc Ford Ranger điện được sản xuất năm 1996 là tiền thân của xe điện ngày nay. Sự ra đời của Lincoln Navigator thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng trong phân khúc SUV hạng sang trong năm 1998. Năm 1999, Ford một lần nữa lại phát triển “gia đình” của mình với việc mua lại phân nhánh xe con của Volvo và năm 2000, hãng lại có được Land Rover. Ford trong gia đoạn này đã liên tục tạo ra nhiều dòng xe mới mà trong đó có rất nhiều dòng xe đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử của xe hơi không những chất lượng, mẫu mã hình ảnh mà còn phải kể sự khác biệt hay sự vượt trội về công nghệ. Kết luận: Ford dân chủ hóa ô tô ở thế kỉ 20. 3. Ford trong thế kỉ 21 “Trong thế kỷ 20, hãng Ford Motor đã đưa cả thế giới chuyển động trên bốn bánh xe với sự ra đời của mẫu xe Model T và dây chuyền lắp ráp tự động,” Bill Ford phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm chiếc xe thứ 300 triệu, “Trong thể kỷ 21, xây dựng trên nền tảng truyền thống với nhiều sản phẩm mới ấn tượng và công nghệ đổi mới sẽ đưa chúng tôi vững bước tiến tới 100 năm kế tiếp.” Đó là những định hướng cơ bản nhất mà Ford đã vạch ra cho mình trong thế kỉ 21. Để phát triển ngoài việc xây dựng trên nền tảng vốn có, Ford còn phải có những chiến lược mang tính cách mạng cũng như nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm đột phá cũng như công nghệ ô tô mới và giai đoạn đầu của thế kỉ 21 đang chứng kiến Ford làm được những điều đó. 3.1. One Ford – chiến lược đột phá của thế kỉ 21 Đây được xem là một chiến lược kinh doanh sáng tạo được Ford Motor thông qua vào năm 2007. One Ford đã mang lại thành công trên toàn cầu và có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển của Ford Motor. Kế hoạch One Ford đã giúp Ford giữ được sự ổn định về tài chính trong cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp ô tô 2009-2010. Đây chính là giai đoạn mà hai gã khổng lồ trong ngành là General Motors(GM) và Chrysler đệ đơn xin phá sản.Trong chiến lược này công ty tiết kiệm tiền bằng biện pháp cắt giảm chi phí trên nhiều mặt và tập trung vào khả năng sinh lời tốt hơn. Những biện pháp này bao gồm những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm, phát triển sản phẩm hướng tới khách hàng, và tập trung vào cải thiện bảng cân đối. Chiến lược với phương án củng cố nền tảng toàn cầu Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 7 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI Kế hoạch cắt giảm Platforms Nền tảng chiếc xe là cơ sở cho quá trình phát triển xe. Dựa trên một nền tảng xe, nhiều mẫu xe khác nhau có thể được sản xuất. Công ty dự tính sẽ tăng số lượng xe bằng cách chỉ sử dụng 8 nền tảng toàn cầu. Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng phát triển xe mới dựa trên rất ít nền tảng của Ford. Những cái tên quan trọng khác trong danh sách các nhà sản xuất ô tô có kế hoạch làm việc hướng tới hợp nhất nền tảng là Toyota(TN) và Honda(HMC). Củng cố nền tảng toàn cầu theo kế hoạch One Ford đã giúp công ty giảm chi phí phát triển liên quan. Vì vậy, mang đến một tiềm năng vô hạn cho nghành công nghiệp xe hơi hiện nay. 3.2. EcoBoost – động cơ huyền thoại “Suy nghĩ về động cơ xăng truyền thống là kích thước sẽ tương đương với công suất. Công nghệ động cơ EcoBoost của chúng tôi đã làm thay đổi suy nghĩ đó. Trong khi động cơ nhỏ hơn giúp tiết kiệm nhiên liệu, thì công suất của nó lại tương đương với một động cơ lớn hơn.” Một thành viên của Ford phát biểu. Ngoài một chiến lược sáng tạo để hồi sinh công ty, Ford còn tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ để cho ra đời các động cơ ô tô mới và động cơ EcoBoost đã được Ford nghiên cứu thành công. Một động cơ tạo nên tiếng vang lớn trong nghành công nghệ ô tô và mang lại cho Ford một sức sống mới trong việc xây dựng lại công ty. - EcoBoost là thế hệ động cơ mới nhất với công nghệ phun xăng trực tiếp và tăng áp tích hợp do Ford sản xuất. Động cơ EcoBoost được tích hợp khá nhiều công nghệ tiên tiến so với các mô hình thiết kế động cơ truyền thống nhằm cải thiện hiệu suất vận hành và cả lượng nhiên liệu tiêu thụ. Với mục tiêu đó, Ford hy vọng động cơ EcoBoost sẽ cắt giảm được khoảng 15% lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính so với các mẫu động cơ truyền thống có dung tích lớn hơn với công suất vận hành tương đương, động cơ thân thiện với mối với môi trường. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 8 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI 3.3. Sản phẩm ấn tượng Ford khẳng định sẽ "Tiến xa hơn" với khách hàng bằng việc giới thiệu tới các công nghệ làm nên một chiếc xe Ford hoàn hảo trong tương lai: chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn và thông minh. Việc cho ra đời các sản phẩm mới ấn tượng đã tạo dấu ấn mạnh đối với khách hàng. Ford đã giới thiệu tới cho khách hàng nhiều loại xe như: SUV thành thị EcoSport: là sự phối hợp độc đáo giữa tính linh động, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và công nghệ thông minh trong một thiết kế của chiếc SUV với ý tưởng về phong cách thành thị năng động. Dòng xe hạng C Ford Focus: kết hợp giữa sự mạnh mẽ và khả năng vận hành ưu việt của một chiếc xe bán tải với công nghệ thông minh, sự an toàn, khả năng tiết kiệm nhiên liệu cùng sự tiện nghi của một chiếc xe gia đình. Top 10 siêu xe đẹp nhất thế kỉ 21. Một chiếc xe tuyệt vời tất cả đó đều là dụng ý của Ford, dường như Ford đang trở lại thời điểm hoàng kim ở những năm 60. 3.4. Ford vẫn là hãng xe “đạo đức” nhất thế giới Theo kết quả cuộc khảo sát của Harris Poll Reputation Quotient (Mỹ), một nửa số người tham gia tiết lộ họ thường tìm hiểu về công ty trước khi thực hiện giao dịch. Hơn 1/3 trong số đó sẽ “nói không” nếu doanh nghiệp có danh tiếng không tốt. Như vậy, đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua sắm của khác hàng. Theo Viện Ethisphere - tổ chức đứng đầu thế giới về định nghĩa và thúc đẩy các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, Ford đã trở thành nhà sản xuất duy nhất được vinh danh “Hãng xe đạo đức nhất thế giới” năm 2016. Đây là năm thứ 7 liên tiếp ford giành được danh hiệu này. Chủ tịch điều hành Bill Ford cho biết: “Giải thưởng nhằm tôn vinh những nhân viên của chúng tôi luôn cam kết thực hiện những hành vi và đưa ra quyết định đúng đắn. Đạo đức kinh doanh là nền tảng giúp hãng xe Ford đem lại cho con người cuộc sống tốt hơn” . II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC CỦA FORD 1. Giai đoạn từ 1979-2001 - Sự kiện quan trọng: + Năm 1979 Phillip Caldwell được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Ford. + Năm 1980 Phillip Caldwell thay thế Henry Ford II đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Viễn cảnh: Phillip Caldwell vẫn đi theo tầm nhìn của Henry Ford. Ông cũng từng phát biểu sẽ giữ vững tầm nhìn của Ford đến 100 năm Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 9 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI - Mục tiêu mà Phillip Cadwell hướng tới: chất lượng sẽ là công việc số 1 tại Ford. - Ý định chiến lược của giai đoạn lịch sử: + Chiến lược dẫn đạo về chất lượng: Đưa Ford trở thành nhà dẫn đạo hàng đầu về chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô. - Các sự kiện lịch sử, quyết định, hành động nhằm thực hiện sứ mệnh mục tiêu đề ra cho giai đoạn và ý nghĩa của nó: + Năm 1979 Phillip Caldwell được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Ford. Năm 1980 Phillip Caldwell thay thế Henry Ford II đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Phillip Cadwell muốn thực hiện chiến lược dẫn đạo về chất lượng, đưa Ford trở thành nhà dẫn đạo hàng đầu về chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ. + Năm 1982, Phillip Cadwell cho đóng cửa nhà máy tại Mahwan, New Jersey. Đóng cửa nhà máy nổi tiếng kém chất lượng tại Mahwan, New Jersey. Tập trung đầu tư năng lực vào các nhà máy khác để phát triển mạnh hơn, đây là hành động cụ thể để gây dựng lòng tin ở khách hàng về chất lượng sản phẩm của Ford cũng như những giá trị mà Ford cam kết sẽ đem đến cho khách hàng. Ford thu được 1,9 tỉ $ năm 1983 sau khi bị mất 658 triệu $ một năm trước.  Những hành động của Phillip Cadwell đã giúp công ty lấy lại hình ảnh về chất lượng sản phẩm của mình. + Năm 1993, Alex Trotman lên làm CEP thay thế cho Harold Polling. Đưa ra chiến lược toàn cầu mang tên Ford 2000 Mục tiêu là chuyển đổi cơ cấu Ford từ một số nhóm khu vực thành một tổ chức tòan cầu liền mạch, với các nhà máy và nơi bán hàng có thể báo cáo ngay lập tức xuyên đại dương. Tái tổ chức với mục đích là để tạo ra mọt công ty trong đó sản phẩm chung sẽ thiết kế kiểu trên xe mẫu cad dòng xe, có thể được bán trên toàn thế giới mà việc sửa đổi là nhỏ nhất. Việc sản xuất xe hơi theo từng cơ sở riêng biệt sẽ giúp thay đổi sản phẩm phù hượp với điều kiện đường xá và nhu cầu đối với từng thị trường. Tuy nhiên trong giai đoạn này mặc dù cắt giảm khoảng 5 tỷ USD chi phí, mang lại lợi nhuận là 7 tỷ cho Ford năm 1997 nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu của giai đoạn này đề ra. + Năm 1999 Jacques Nasser lên làm CEO, đưa ra các chiến lược cụ thể là chiến lược đa dạng hóa kinh doanh: Ford dần bị cuốn vào các cuộc sát nhập và nhượng quyền. Mua lại hãng Volvo vào năm 199, một năm sau mua lại nhãn mác Land Rover từ BMW nhằm mục đích đa dạng hóa kinh doanh của Ford bao gồm thương mại điện tử, bãi đỗ xe, phân phối xe,… Và chiến lược hướng đến khách hàng, Nasser đã xuất hiện trên truyền hình vào khung giờ vàng để công bố thu hồi sản phẩm và cho phép đỏi lốp xe bị lỗi cho khách hàng, hành động này hướng đến bảo vệ người tiêu dùng cũng như cũng cố thương hiệu Ford. - Kết luận: + Thành tự chiến lược có được trong giai đoạn này thực hiện các cuộc sát nhập nhượng quyền với các thương hiệu danh tiếng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, gây dựng được sự trung thành của khách hàng nhiều hơn. Hoàn thành Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 10 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI được một phần mục tiêu đã đặt ra về việc cải thiện chất lượng, tuy nhiên việc đa dạng hóa kinh doanh trong những năm cuối của giai đoạn này làm cho công ty xa rời mục tiêu ban đầu. + Tiếp tục làm tăng giá trị của công ty thông qua việc sát nhập các thương hiệu nổi tiếng. + Tạo dựng được lợi thế cạnh tranh thông qua việc làm tăng lòng trung thành của khách hàng, thông qua việc sản phẩm lỗi công ty đã xin lỗi vả thông báo khách hàng việc thu đổi sản phẩm. + Vẫn đi theo triết lý của Henry Ford. 2. Giai đoạn 2001 – 2012 - Sự kiện quan trọng: + Năm 2001 , William Clay Ford (Bill Ford ) lên làm CEO thay cho Jacques Nasse. - Các tuyên bố về sứ mệnh viễn cảnh trong giai đoạn này: Viễn cảnh: Bill Ford vẫn giữ ngyên viễn cảnh của Henry Ford, chú trọng phát triển nhưng vẫn hướng đến cộng đồng, làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn. Bill Ford từng phát biểu “Our vision is to expand on that thinking, using advanced technology and new business models so that personal mobility remains viable in a crowded world” ,dịch “Tầm nhìn của chúng tôi là mở rộng suy nghĩ đó, sử dụng công nghệ tiên tiến và các mô hình kinh doanh mới để di chuyển cá nhân tiếp tục đứng vững trong một thế giới đông đúc.” Sứ mệnh: “We are a global family with a proud heritage passionately committed to providing personal mobility for people around the world. We anticipate consumer need and deliver outstanding products and services that improve people’s lives. Our business is driven by our consumer focus, creativity, resourcefulness, and enterpreneurial spirit. We are an inspired, diverse team. We respect and value everyone’s contribution. The health and safety of our people are paramount. We are a leader in environmental responsibility. Our integrity is never compromised and we make a positive contribution to society. We constantly strive to improve in everything we do. Guided by these values, we provide superior returns to our shareholders.” Bill Ford, 2001 Dịch: Chúng tôi là một gia đình toàn cầu với niềm tự hào vô cùng tận tâm để cung cấp di động cá nhân cho người dân trên toàn thế giới. Chúng tôi dự đoán nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xuất sắc đó cải thiện đời sống nhân dân. Kinh doanh của chúng tôi là lái xe của người tiêu dùng tập trung, sáng tạo, tháo vát, và tinh thần kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi là một cảm hứng, nhóm đa dạng. Chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao sự đóng góp của tất cả mọi người. Sức khỏe và an toàn của nhân dân ta là tối thượng. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 11 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI Chúng tôi không ngừng phấn đấu để cải thiện trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm. Được hướng dẫn bởi những giá trị này, chúng tôi cung cấp siêu lợi nhuận cho các cổ đông của chúng tôi.  Phân tích sứ mệnh: - Định nghĩa kinh doanh Kinh doanh của chúng ta sẽ là gì ? Ford. là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ xuất sắc để cải thiện cuộc sống của con người thông qua việc hiểu các nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng trên toàn thế giới. Kinh doanh của Ford luôn hướng đến lái an toàn của khách hàng và tính sáng tạo, sự tháo vát và tinh thần kinh doanh. Hoạt động của chúng ta nên là gì? Công ty không chỉ cung cấp xe mà còn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hiện đại mang tính di động cao và đi đôi với bảo vệ môi trường. Ford luôn hướng đến lợi nhuận không phải là mục đích cuối cùng của Ford và điều mà công ty luôn hướng đến đó là cộng đồng “Sức khỏe và an toàn của nhân dân là tối thượng” gắn liền với sự phát triển bền vững cho môi trường, xã hội và cho công ty. - Giá trị Ford cam kết mạnh mẽ đến trách nhiệm, tính toàn vẹn, cải thiện sản phẩm và cung cấp siêu lợi nhuận cho đối tác kinh doanh… Các giá trị của công ty là: + Con người: “Chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao sự đóng góp của tất cả mọi người con người của chúng ta là nguồn sức mạnh của chúng tôi”. Với Ford con người được xem là giá trị cốt lõi trong mọi hoạt động của công ty. Họ là những người sẽ cung cấp thông tin khảo sát để công ty nghiên cứu, cũng như xây dựng danh tiếng và sức sống của công ty. Sự tham gia và làm việc của nhân viên Ford là những giá trị nhân lực cốt lõi của Ford. + Lợi nhuận: “chúng tôi cung cấp siêu lợi nhuận cho các cổ đông của chúng tôi”. Lợi nhuận là thước đo cuối cùng như thế nào có hiệu quả, không chỉ quan tâm tới cổ đông, lợi nhuận ở đây Ford còn muốn hướng đến khách hàng của mình. Công ty cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất cho nhu cầu của họ. Lợi nhuận được yêu cầu để tồn tại và phát triển. - Cam kết: +Với nhân viên: Ford cam kết sẽ tôn trọng tất cả nhân viên đồng thời đánh giá cao tinh thần làm việc nhóm cũng như sự đóng góp của mọi nhân viên trong công ty. + Với khách hàng: Ford sẽ luôn cố gắng nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng tốt nhất với mục tiêu là bảo vệ sức khỏe và an toàn là trên hết. + Với cổ đông: Ford phấn đấu để có thể cung cấp siêu lợi nhuận cho các cổ đông của công ty Ford. + Với môi trường và xã hội: Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 12 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI Bill Ford từng phát biểu"Tôi tin rằng mục đích của một công ty là để làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn", ông nói. "Đó là cách chúng tôi đã trở thành vĩ đại trong quá khứ và nó là như thế nào, chúng tôi sẽ trở nên lớn hơn trong tương lai." Công ty cam kết sẽ có trách nhiệm với môi trường đồng thời nỗ lực để đóng góp tích cực cho xã hội. - Tôn chỉ hoạt động của Ford: + Quality comes first. + Customers are the focus of everything we do. + Continuous improvement is essential to our success. + Employee involvement is our way of life. We are a team. + Dealers and suppliers are our partners. + Integrity is never compromised. Tạm dịch: + Chất lượng đi đầu tiên. + Khách hàng là trọng tâm của tất cả mọi thứ chúng tôi làm. + Liên tục cải tiến là điều cần thiết cho sự thành công của chúng tôi. + Sự tham gia của nhân viên là cách sống của chúng ta. + Các đại lý và nhà cung cấp là các đối tác của chúng tôi. + Liêm chính là không bao giờ thỏa hiệp. - Mục tiêu: + Là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới về sản phẩm bảo vệ môi trường. + Giảm cơ sở sản xuất còn 27 cơ sở vào năm 2017. - Ý định chiến lược của giai đoạn lịch sử: + Hướng đến phục vụ cộng đồng và cải thiện cuộc sống của người dân thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, các mô hình kinh doanh mới. + Thực hiện chiến lược “One Ford”. - Các sự kiện lịch sử, quyết định, hành động nhằm thực hiện sứ mệnh mục tiêu đề ra cho giai đoạn: + Năm 2004, chiếc Ford Escape Hybrid và chiếc SUV xăng- điện đầu tiên được giới thiệu. Nhạy bắn với sự thay đổi của nền công nghiệp dưới tác động của kinh tế, môi trường và xã hội, Ford đã cho ra đời chiếc xe Hybrid và SUV tích hợp xăng- điện đầu tiên vào năm 2004 hay sự cải tiến năm 2005.  Đó chính là minh chứng cho sự đầu tư của Ford vào nền kinh tế nhiên liệu và công nghệ tại thời điểm lúc này khi mà nhiều công ty đang bị kéo xuống, cũng chính là đánh dấu một hướng đi mới của Ford trong giai đoạn này. + Năm 2006, Ford thực hiện cuộc cải tổ chính được gọi là “ Con đường phía trước”.  Mục đích là giúp đưa năng suất sản xuất, chi phí cố định phù hợp với thị phần đã dự tính trước. Tuy nhiên, cuộc cải tổ này chưa mang lại một sự thay đổi rõ ràng cho Ford Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 13 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI + Tháng 5/ 2006, sau khi Alan Mulally lên làm CEO của Ford Motor thay cho William Clay Ford, ông đã thông báo cho nhân viên và cho triển khai kế hoạch cải tổ toàn diện bộ máy Ford, trong đó, ngoài việc cắt giảm nhân công và đóng cửa nhà máy, Ford sẽ hiện đại hóa các nhà máy để có thể sản xuất được nhiều xe, chứ không chỉ tập trung làm một mẫu. Lúc Alan mới đến 2006, Công ty có 300.000 nhân viên và 108 nhà máy trên khắp thế giới. Năm 2010, Ford chỉ còn 178.000 nhân viên và 80 nhà máy.  Allan dần thực hiện công cuộc vực dậy đế chế Ford sau một thời gian có chiều hường lao dốc không phanh, nhờ vậy mà mức độ sử dụng năng lực sản xuất Ford đã đạt tới 85%. + Năm 2007 chiến lược One Ford của Alan được thông qua. Với One Ford, khoảng 85% bộ phận của Focus được thiết kế chung cho tất cả các khu vực trên thế giới.  Điều này giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi Công ty không cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho từng thị trường như trước đây nữa. Và cũng hướng đến mục tiêu khôi phục lại công ty đang trên đà đi xuống nhờ tiết kiệm được chi phí và tăng sự chuyên môn hóa trong sản xuất. + Năm 2007, Alan chủ trì việc bán Jaguar và Land Rover cho Tata Motor , Ấn độ.Và sau đó cũng bán Aston Martin cho một Công ty liên doanh của Anh và Kuwait. Giảm số cổ phần của Ford tại Mazda từ 33% xuống còn 13%, bán dòng xe Volvo cho Geely, khai tử dòng xe hạng sang Mercury để tập trung nguồn lực phát triển dòng xe Lincoln sao cho đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp của nước ngoài.  Với việc bán các nhãn hiệu đã giúp Ford tập trung sản xuất các sản phẩm chính của mình cũng như đi theo mục tiêu tinh gọn bộ trong chiến lược One Ford. + Năm 2009, Ford giới thiệu mẫu động cơ Ecoboost với độ tinh giảm khoảng 25% các chi tiết, nhỏ nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn và mạnh mẽ hơn so với các động cơ cùng kích cỡ, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.  Việc cho ra đời động cơ Ecoboost đã giúp Ford cạnh trạnh mạnh mẽ hơn so với đối thủ. Làm gia tăng nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu hướng đến bảo vệ môi trường của Ford trong lúc nền kinh tế đang suy thoái. Sản xuất hướng đến bảo vệ môi trường dần đượcthực hiện mạnh mẽ hơn trong các sản phẩm của Ford. - Kết luận : + Với chiến lược “One Ford” đã giúp cho công ty vượt qua được khủng hoảng 2009-2010, “One Ford” cũng làm thay đổi văn hóa bên trong Ford với cắt giảm chi phí trong khi cũng giới thiệu các sản phẩm giá cạnh tranh với công nghệ tiên tiến, lấy lại vị thế của một nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, với việc tinh gọn bộ máy cùng với sản xuất một sản phẩm chung cho toàn cầu, điều này giúp Ford tiết kiệm được nhiều chi phí tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trong ngành. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 14 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI + So với mục tiêu và sứ mệnh đề ra thì giai đoạn này đã hoàn thành. Ford đã và đang từng bước tiến gần đến với tầm nhìn dài hạn mà công ty đã đặt ra. + Giá trị công ty được tăng lên thông qua việc vượt qua khủng hoảng mà không sử dụng gói hỗ trợ của chính phủ. + Tích lũy đuộc kinh nghiệm trong việc sản xuất: tinh gọn bộ máy bên cạnh đó hướng đến sản xuất một sản phẩm chung cho toàn cầu. + Triết lí kinh doanh về mục tiêu trên hết của Ford không phải hướng đến lợi nhuận mà hướng đến sự phục vụ cộng đồng lại một lần nữa được khẳng định qua sự thành công trong giai đoạn này. Cùng với đó là việc sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường đã được thực hiện hóa trong các giai đoạn sản xuất của Ford.  KẾT LUẬN TOÀN BỘ LỊCH SỬ CHIẾN LƯỢC: - Công ty đã và đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất máy móc tự động như ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô, ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tài chính ô tô,cho thuê xe dịch vụ xe. - Triết lí mà Ford đã theo đuổi trong suốt những giai đoạn này là mục tiêu cao nhất mà công ty hướng đến không phải là lợi nhuận. - Mục đích cốt lõi của Ford là hướng đến phục vụ cộng đồng, đem đến những chiếc xe an toàn cho tất cả mọi người. Niềm tin của Ford được gây dụng từ mục đích cốt lõi của công ty. - Tôn chỉ của công ty: + Chất lượng đi đầu tiên. + Khách hàng là trọng tâm của tất cả mọi thứ chúng tôi làm. + Liên tục cải tiến là điều cần thiết cho sự thành công của chúng tôi. + Sự tham gia của nhân viên là cách sống của chúng ta. + Các đại lý và nhà cung cấp là các đối tác của chúng tôi. + Liêm chính là không bao giờ thỏa hiệp. - Các kỹỹ năng, khả năng đặc biệt trong kinh doanh đã phát triển và s ử dụng để tạo lợi thếế đó là: + Áp dụng công nghê dây chuyền sản xuất để giảm chi phí. + Nghiên cứu theo đuổi công nghệ mới trong việc chế tạo các động cơ hoạt động hiệu quả. - Trong thế kỷ 20 thì Ford hướng đến sản xuất xe với chi phí thấp cũng như đa dạng thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên trong thế kỉ 21, việc tinh giảm bộ máy và các thương hiệu là cách mà Ford tạo lợi thế so với đối thủ. - Sự phổ biến của chiếc xe Model T trong quá khứ là một thành tựu to lớn của Ford. Cùng với đó Ford là công ty duy nhất trong nhóm Big three vượt qua cuộc khủng hoảng 2008-2010 mà không đến cứu trợ của chính phủ. III. VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH VÀ CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CÔNG TY NĂM 2013. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 15 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI 1.Tuyên bố viễn cảnh “People working together as a lean, global enterprise to make people’s lives better through automotive and mobility leadership.” (2013, Alan Mullaly) Dịch: “Con người làm việc với nhau như một sự tiến lên, nhưng thương mại toàn cầu làm cho cuộc sống con người tốt hơn thông qua sức mạnh của xe cộ và đi lại.” 2.Tuyên bố sứ mệnh đầy đủ One Ford “One Team. One Plan. One Goal.” One Team: “People working together as a lean, global enterprise for automotive leadership, as measured by: Customer, Employee, Dealer, Investor, Supplier, Union/Council, and Community Satisfaction.” One Plan: “Aggressively restructure to operate profitably at the current demand and changing model mix; Accelerate development of new products our customers want and value; Finance our plan and improve our balance sheet; Work together effectively as one team.” One Goal: “An exciting viable Ford delivering profitable growth for all.” (2013, Alan Mulally) Dịch: Một Ford. Một đội – Một kế hoạch – Một mục tiêu Một đội: Những người làm việc với nhau như một, doanh nghiệp tiến lên cho lãnh đạo ô tô, được đo bằng: Khách hàng, nhân viên, đại lý, nhà đầu tư, nhà cung cấp, Đoàn /Hội đồng, ….. và sự hài lòng của cộng đồng. Một kế hoạch: Tích cực cơ cấu lại để hoạt động có lãi ở các nhu cầu hiện tại và thay đổi mô hình hỗn hợp; Đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới cho khách hàng của chúng tôi muốn và giá trị; Kế hoạch tài chính của chúng tôi và cải thiện bảng cân đối của chúng tôi; Làm việc với nhau một cách hiệu quả như trong một đội Một mục tiêu: Một Ford hữu hiệu thú vị cung cấp tăng trưởng lợi nhuận 3. Bản tuyên bố sứ mệnh ngắn gọn “Our mission is to improve continually our products and services to meet our customers’ needs, allowing us to prosper as a business and to provide a reasonable return for our stockholders, the owners of our business” Dịch: “Sứ mệnh của chúng tôi là cải thiện liên tục các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cho phép chúng ta phát triển thịnh vượng như một doanh nghiệp và cung cấp trở lại hợp lý cho các cổ đông của chúng tôi, các chủ sở hữu của doanh nghiệp của chúng tôi.” - Mục tiêu chiến lược: + Tạo ra một công ty thú vị hữu hiệu thú vị cung cấp tăng trưởng lợi nhuận cho tất cả. Công ty tập trung vào việc xây dựng: Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 16 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI o Sản phẩm tuyệt vời, với một công ty đầy đủ các loại xe- nhỏ, vừa và lớn, xe hơi, xe tiện ích và xe tải - với chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhiên liệu, an toàn và thiết kế thông minh. o Kinh doanh mạnh mẽ, dựa trên một danh mục đầu tư cân bằng của sản phẩm và sự hiện diện toàn cầu o Thế giới tốt hơn, thực hiện thông qua chiến lược phát triển bền vững của công ty. + Năm 2020, Ford sẽ đạt được 1/3 tổng doanh thu đến từ thị trường xe tiềm năng châu Á Thái Bình Dương và châu Phi. B. PHÂN TÍCH MÔI BÊN NGOÀI I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 1.Mức độ ảnh hưởng toàn cầu của ngành công nghiệp sản xuất ô tô 1.1. Khả năng dịch chuyển toàn cầu của các công ty trong lĩnh vực sản xuất ô tô - Nền công nghiệp sản xuất ô tô những thập kỉ gần đây có sự biến động khá lớn và không phải ai cũng để ý tới, từ những sự kiện như phá sản, sáp nhập, hợp tác, tách riêng... giờ đây mối quan hệ giữa các hãng đã trở nên rất phức tạp. Hệ quả của những biến cố kể trên là hiện nay rất nhiều hãng xe hơi trên Thế giới đang sở hữu nhiều thương hiệu khác, vốn là những công ty mà họ đã mua lại. Các lĩnh vực ngành nghề cũng đang thay đổi để phù hợp theo nhu cầu. Cùng với đó ngành sản xuất ô tô đang có dấu hiệu tăng trưởng về số lượng. Các công ty cũng đang thực hiện tối ưu hóa quy mô trong việc sản xuất, nhiều sản phẩm xe khác nhau được cho ra đời tại một nhà máy sản xuất như: Ford, Toyota,… - Các công ty đang có xu hướng đầu tư mạnh vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương thay vì là châu Âu hay châu Mỹ với nhu cầu còn rất nhiều tiềm năng ở khu vực này. - Các hình thức mua bán xe ngày càng đa dạng qua nhiều kênh khác nhau ngoài các kênh truyền thống thì việc mua bán qua mạng internet ngày càng phát triển giúp khách hàng dễ tiếp cận thông tin về sản phẩm như có thể so sánh giá, đánh giá được các tính năng trong từng sản phẩm. - Các công ty cũng tăng cường việc mua bán bằng hình thức trả góp với lãi suất ưu đãi giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc sở hữu được một chiếc xe. 1.2. Mức độ cạnh tranh toàn cầu Sản xuất ô tô là một ngành lâu đời và khả năng đem lại lợi nhuận cao, cùng với đó nhu cầu về xe ở các nước phát triển cực kỳ lớn và các nước đang phát triển cũng có xu hướng tăng mạnh theo thời gian. Vì thế mức độ cạnh tranh của ngành rất cao: + Cạnh tranh về thương hiệu quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý,… Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 17 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI Các tập đoàn xe hơi ở châu Á Các tập đoàn xe hơi ở châu Âu và châu Mỹ + Cạnh tranh về thị phần doanh thu, theo thống kê thì 10 công ty ô tô hàng đầu thế giới chiếm hơn 90% doanh thu của ngành, cho thấy các công ty muốn gia nhập vào ngành sẽ rất khó khăn. 1.3. Mức độ phát tán công nghệ Với mức sống ngày càng cao đòi hỏi của người sử dụng xe ô tô cũng ngày một đa dạng hơn không chỉ là mẫu mã, mà còn phải bền, tiết kiệm năng lượng, có tính đảm bảo an toàn cao cũng như các tính năng thông minh khác để phù hợp với nhu cầu. Các công ty trong ngành muốn phát triển thì cũng phải đi theo xu thế phát triển của xã hội để tồn tại. Các công nghệ mới được cho ra đời sẽ giúp một công ty gia tăng thị phần cũng cố vị thế. Vì thế việc áp dụng các công nghệ, tính năng mới được xem là yếu tố sống còn của một công ty để không bị đào thải khỏi ngành. Ngành sản xuất ô tô đòi hỏi công nghệ cao cũng như tốn nhiều chi phí để sản xuất, nghiên cứu. Khi một công nghệ mới của một công ty ra đời và được áp dụng vào sản phẩm cũng như đem lại thành công cho công ty đó, sẽ làm cho các công ty khác tìm cách mua lại công nghệ hoặc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu. Các công ty hiện nay đang hợp tác với nhau để chế tạo ra nhiều công nghệ mới hiện đại và sẽ được sử dụng chung cho các bên giúp tránh độc quyền về công nghệ làm mức độ phát tán công nghệ cao như:  Động cơ 4 xi lanh được hợp tác chế tạo bởi: Daimler Chrysler, HYUNDAI, MITSUBISHI.  Hệ truyền động cơ được hợp tác chế tạo bởi: GM, Ford, Daimler Chrysler.  Hệ thống Hybrid xăng-điện tiết kiệm nhiên liệu được hợp tác chế tạo bởi: GM, BMW, Daimler Chrysler. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 18 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI 1.4. Các qui định định chính phủ và các định chế - Ở mỗi quốc gia thì các quy định về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu các sản phẩm ô tô là khác nhau. Ở Châu Âu hay Châu Mỹ thì các qui định cũng như các định chế chính phủ thường có phần thoáng hơn so với ở châu Á. Ô tô là sản phẩm thường bị đánh thuế rất cao để hạn chế nhập khẩu vào một số nước. Chính vì thế mà việc sản xuất hay mua bán sản phẩm thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các qui định cũng như các định chế tại các khu vực và các nước. Như: + Đan Mạch không có ngành công nghiệp xe hơi, nên gần như mọi mẫu xe đều được nhập khẩu. Mức thuế ở đây cao nhất châu Âu. Khách hàng mua xe mới tự động phải chịu 105% thuế nhập khẩu cho 14.000 USD đầu tiên thuộc tổng giá trị của chiếc xe, và 180% cho phần còn lại. Thuế GTGT là 25%. + Thuế nhập khẩu xe ở Brazil cao đến mức gần như cả ngành công nghiệp ôtô thế giới đều đặt nhà máy ở đây để tránh không phải chịu chi phí này. Nếu đưa một chiếc xe sản xuất từ bên ngoài vào Brazil, ai đó sẽ phải trả tới 300% thuế. + Tại Pháp, mua một chiếc xe mới với mức khí thải CO2 lớn hơn 200 g/km có nghĩa khách hàng phải trả thêm 8.300 USD. Xe có mức khí thải từ 191 đến 200 g/km tốn thêm 6.900 USD và từ 186 đến 190 g/km chỉ phải trả thêm 4.200 USD. + Các hãng sản xuất xe sang không được phép nhập xe vào Argentna, ngoại trừ họ có thể xuất khẩu lượng hàng hóa có giá trị tương đương. + Xe hơi có tuổi đời hơn 5 năm không được phép nhập khẩu vào Bolivia. Ngay cả với các mẫu xe mới sử dụng động cơ dầu cũng bị cấm nếu có dung tích nhỏ hơn 4.000 phân khối. - Các qui định, định chế của các chính phủ buộc các công ty phải thay đổi để có thể tồn tại và phát triển. 2.Các nhân tố toàn cầu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực ngành 2.1. Biến đổi khí hậu - Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hâ ̣âu (IPCC) công bố báo cáo mới về sự ấm lên toàn cầu. Năm 2013, nồng độ CO2 trong không khí đạt mức 400 ppm. BĐKH đã tác động đến tất cả các lĩnh vực như sản xuất lương thực, hệ thống sản xuất và sinh kế ven biển. Và diễn biến càng ngày theo chiều hướng xấu hơn, tác động ngày con mạnh mẽ đến con người. - Các nhà nghiên cứu sau nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature 2015, cho thấy sự thay đổi nhiệt độ do sự nóng lên toàn cầu không giảm bớt sẽ làm giảm GDP toàn cầu, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 23% vào năm 2100 so với không có bất kỳ sự nóng lên. Nghiên cứu này là trường hợp đầu tiên cho thấy sự thay đổi khí hậu sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. Citigroup phát hành báo cáo vào tháng 9/2015 cho thấy giảm thiểu nhiệt độ tăng lên đến 2.7ºF (1.5ºC) có thể giảm thiểu tổn thất GDP toàn cầu 50 nghìn tỷ $ so với mức tăng của 8.1ºF (4.5ºC) trong những thập kỷ tới. Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 19 Môn: Quản trị chiến lược GVHD: GS.TS.LÊ THẾ GIỚI - Ngành sản xuất ô tô thường chịu tác động mạnh mẽ bởi tình hình kinh tế thế giới, với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với việc làm giảm GDP toàn cầu cũng như thu nhập bình quân đầu người sẽ làm cho ngành phải chịu những thiệt hại nặng nề trong tương do biến đổi khí hậu gây ra. Trong tương lai nếu tình trạng biến đổi không có hướng khắc phục ngăn chặn thì nó sẽ tác động mạnh mẽ tới tất cả các công ty trên toàn thế giới. Theo thống kê 2013-2014, thì các loại xe phát ra khí thải bao gồm cả ô tô chiếm tới 142% lượng khí CO2 thải vào môi trường. Để phát triển bền vững gắn với hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu các nhà sản xuất ô tô đã từng bước thay đổi việc sản xuất của mình. Kết luận: - Khuynh hướng: Sản xuất ô tô hướng đến bảo vệ môi trường với việc áp dụng công nghệ hiện đại. - Cơ hội: + Phát triển dòng sản phẩm mới sử dụng các năng lượng sạch + Tăng doanh thu bằng việc sản xuất các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu phù hợp thị hiếu khách hàng - Đe doạ: Việc đánh thuế ô tô sẽ gia tăng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường 2.2. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới Trong những năm gần đây vấn đề kinh tế thế giới có nhiều biến đổi ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Bài toán nợ công mà 18 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn đang tìm lời giải, thậm chí các con số nợ công đang có chiều hướng “phình to” trong năm 2014. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Italia (Istat) ngày 3/3/2014, hiện nợ công của Italia đã tăng lên đến 2,07 nghìn tỷEuro (tương đương 2,84 nghìn tỷUSD), bằng 132,6% GDP năm 2013. Tương tự, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp dự kiến tăng lên mức 200% GDP trong năm 2014. Trong khi đó, Bồ Đào Nha dự kiến có tỷ lệ nợ công đạt 134,6% GDP năm 2014. Còn nợ công của nước láng giềng - Tây Ban Nha dự báo chạm ngưỡng 105% trong năm 2014... Mặc dù những nỗ lực cải cách kinh tế của các nước Eurozone đã bước đầu được cải thiện nhưng dường như các chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các nước này vẫn chưa phát huy tác dụng làm giảm bớt gánh nặng nợ, thay vào đó Sự tăng trưởng nợ công ở châu Âu 2007-2013 Nhóm 4 - Lớp K36.QLK.KT 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan