Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tim_hieu_ve_le_hoi_kate_cua_dan_toc_cham_o_ninh_thuan...

Tài liệu Tim_hieu_ve_le_hoi_kate_cua_dan_toc_cham_o_ninh_thuan

.DOC
18
294
87

Mô tả:

Tìm hiểu về lễ hội Kate của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
®¹i häc quèc gia hµ néi Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa du lÞch =========== Bµi gi÷a kú M«n: Phong tôc tËp qu¸n lÔ héi viÖt nam §Ò Tµi: T×m hiÓu vÒ lÔ héi Katª cña d©n téc Ch¨m ë Ninh ThuËn 1 1. Giíi thiÖu vÒ LÔ héi Katª. Ngêi Ch¨m lµ mét d©n téc thiÓu sè ë ViÖt Nam cã sè d©n kho¶ng 100 ngh×n ngêi, sinh sèng ë nhiÒu ®Þa ph¬ng nh: Ninh ThuËn, B×nh ThuËn, An Giang, T©y Ninh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh…trong ®ã, Ninh ThuËn lµ n¬i ngêi ch¨m sèng l©u ®êi vµ ®«ng nhÊt, chiÕm 50 o/o sè ngêi Ch¨m ë ViÖt Nam. HiÖn nay, ngêi Ch¨m ë ®©y vÉn cßn gi÷ ®îc nhiÒu phong tôc tËp qu¸n, nghi lÔ héi hÌ liªn quan ®Õn ®Òn th¸p. Trong ®ã lÔ héi Katª lµ lÔ héi ®Æc s¾c nhÊt trong kho tµng v¨n ho¸ ngêi Ch¨m. Hµng n¨m lÔ héi Katª kh«ng chØ cã ngêi Ch¨m tham gia mµ cßn thu hót ®«ng ®¶o kh¸ch du lÞch ë tÊt c¶ c¸c vïng miÒn trong c¶ níc vµ níc ngoµi. Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính nơi ngưng tụ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hóa Chăm mà còn gắn với một phần khác của văn hóa như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và hát kể về công việc đồng áng, mùa màng, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề. Lễ hội còn xuất trình trước công chúng một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian mang một phong cách riêng biệt, độc đáo. Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm (nhằm khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp ( Bi môm, kalan) - làng (Paley) - đến gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng. Lễ hội Katê diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 07 Lịch Chăm. Vì lịch Chăm không trùng với Dương lịch nên mỗi năm ngày tháng tổ chức lÔ héi Katê Chăm có xê dịch với ngày tháng của Dương lịch trong khoảng thời gian từ 25/9 đến 5/10 hàng năm. Lễ hội KaTê của người Chăm Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Pô Nưgar (Hữu Đức), Tháp Pô Rôme (Hậu sanh) và Tháp PôKlong Garai (Đô vinh, 2 Tháp Chàm). Lễ héi diễn ra ở cả 3 nơi cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản, nghi thức hành lễ nh nhau. Tuy lễ hội diễn ra ở 3 nơi nhưng thu hút được nhiều tín đồ nhất, tổ chức quy mô nhất vẫn là lễ hội Katê ở tháp Pô Klong Garai. Tríc khi lÔ héi Katª chÝnh thøc diÔn ra mét ngµy, t¹i c¸c ®Òn th¸p P« Ngar, Th¸p P« Kl«ng Garai, th¸p P« r«mª cã tæ chøc lÔ ®ãn ríc y phôc cña n÷ thÇn P« Ngar gi÷a ngêi Raglai vµ ngêi ch¨m. N÷ thÇn P« Ngar – thÇn mÑ xø së cña ngêi ch¨m g¾n liÒn víi nhiÒu huyÒn tho¹i, truyÒn thuyÕt. ChÝnh n÷ thÇn lµ thuû tæ cña ngêi Ch¨m, ®· d¹y ngêi Ch¨m trång lóa, trång b«ng dÖt v¶i vµ lµm lÔ héi nh ngµy nay. LÔ ®ãn ríc y phôc cña n÷ thÇn P« ngar diÔn ra t¹i th«n H÷u §øc, huyÖn Ninh Phíc, tØnh Ninh ThuËn, c¸ch thÞ x· Phan Rang 12 km vÒ híng t©y nam. N¬i ®©y du kh¸ch sÏ ®îc chøng kiÕn cuéc ®ãn ríc, trao b¸u vËt cña n÷ thÇn vµ giao lu v¨n ho¸ gi÷a ngêi Ch¨m vµ ngêi Gaglai. Sau khi lÔ ®ãn ríc y phôc cña n÷ thÇn P« Ngar xong th× lÔ héi Katª ®îc chÝnh thøc tiÕn hµnh. LÔ héi Katª gåm hai phÇn. §ã lµ phÇn lÔ vµ phÇn héi nhng trong mçi phÇn l¹i bao gåm c¸c phÇn nhá kh¸c. 2. PhÇn lÔ. 2.1 Tiến trình lễ hội Katª: Lễ hội KaTê tại đền tháp được điều hành bởi Ban tế lễ chức sắc đạo Bàlamôn bao gồm: - Thầy cả sư (Pô Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ - Thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) hát thánh ca - Bà Bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần. - Ông Từ ( Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng. - Và cùng một số tu sĩ Balamôn ( Paseh) phụ lễ. Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: - Mét con dê - Ba con gà làm lễ tẩy uế đất tháp - N¨m mâm cơm với muối vừng ( lithey thap) 3 - Ba cổ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè… Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo các bước sau: 2.2 Lễ rước y phục. Tất cả các y phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Do vậy, khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước chuyển y phục tõ ngêi Raglai về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất trọng thể. Lễ rước y phục diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Pô Nưgar ( Hữu Đức), Tháp Pô rôme ( Hậu sanh) và tháp Pô Klong Garai ( Đô Vinh, Tháp Chàm). Trong đó lễ đón rước y phục Pô Nưgar diễn ra vào buổi chiều, trước ngày hội chính thức ở đền tháp một ngày. Còn lễ đón rước y phục ở tháp Pôrôme và tháp Pô Klong Garai thì diễn ra vào buổi s¸ng. Mặc dầu ba đền tháp tổ chức nghi lễ đón rước y phục trong thời gian khác nhau nhưng nghi thức hành lễ cơ bản đều giống nhau. ở đây chỉ giíi thiÖu lễ đón rước y phục của vua Pô Klong Garai từ đền thờ vua Pô Klong Garai tại thôn Phước Đồng ( Phước Hậu - Ninh Phước) đến tháp Pô Klong Garai trong ngày lễ Katê. Trong ngày lễ rước y phục Pô Klong Garai vào buổi sáng tại Đền thờ Pô Klong Garai ở Phước Đồng, đoàn người Raglai đã tập trung đầy đủ, ông Camưnay ( ông từ giữ đền) dâng cúng lễ vật rượu, trứng, xin phép Thần cho rước y phục về Tháp Pô Klong Garai cúng lễ. Khi lễ đón rước kết thúc thì y phục vua Pô Klong Garai được đưa lên kiệu chuyển về tháp Pô Klong Garai. Trật tự đoàn rước lễ được sắp xếp như sau: Dẫn đầu đoàn là n¨m người Raglai; tiếp theo là cả sư ( Pô Dhia) chủ trì ®Òn tháp Pô Klong Garai; Thầy kéo đàn Ka Nhi; Bà Bóng; Đội vũ nhạc; ở chính giữa là kiệu khiêng y phục vua Pô Klong Garai; hai bên là những người cầm cờ và cuối cùng là đoàn người phụ lễ đi theo. 4 Đoàn rước đi trên con đường dài 4km, từ thôn Phước Đồng đến Tháp Pô Klong Garai. Khi đoàn rước kiệu về đến Tháp Pô Klong Garai thì đội múa lễ của đoàn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng khi kết thúc một công đoạn trong nghi thức hành lễ người Chăm. 2.3 Lễ mở cửa tháp ( Pơh băng yang). Sau khi lễ rước y phục kết thúc thì các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra trước cửa tháp, được sự điều hành bởi cả sư ( Pô Dhia) và Ông Từ giữ tháp ( Ccamưney). Lễ vật cúng xin mở cửa tháp gồm có: rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các vị hương vị khác. Trong không khí trang nghiêm thầy cúng tế hát cầu lễ thần linh như sau: Chúng con lấy nước từ sông lớn Chúng con đội về tháp cúng thần Thần là thần của trời đất Chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần… ( đoạn thơ được trích và dịch theo kinh hành lễ Katê Chăm) Sau khi đọc xong lời cầu nguyện Ông Camưnay cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, Thầy kéo đàn Kanhi và Bà Bóng tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát lễ xin mở cửa tháp. Lời hát lễ có đoạn sau: Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng Hương trầm của người trần dâng lễ Hương trầm bay tỏa ngát không gian Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần. Khi đoạn hát lễ kết thúc, thì Đoàn lễ tiến vào tháp, Bà Bóng và Ông Từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm tỏa ra nghi ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc. 5 2.4 Lễ tắm tượng thần ( Mưney yang). Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lễ này gồm có thầy cả sư, thầy kéo đàn Kanhi, Bà Bóng, Ông Từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì Bà Bóng rót rượu dâng lễ, Thầy kéo đàn Kanhi bắt đầu hát lễ theo. Bài hát lễ tắm thần có đoạn: Chúng con xin mở cửa tháp tắm thần Chúng con mang nước này từ sông thiêng Xin tắm, gội đầu, rửa tay chân cho thần Xin thần phụ hộ độ trì chúng con. Trong tháp thầy kéo đàn Kanhi đang hát thì Ông Từ cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ nhiệt thành lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn. 2.5 Lễ mặc y phục cho tượng thần. Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát thánh ca của Thầy Kanhi. Lời thầy hát lễ đến đâu thì y phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy. Lời thầy hát lễ như sau: Nghe tiếng thác đỗ trên cao Thần Pô Klong Garai mặc váy viền hoa về dự lễ Tiếng thác đổ xuống rì rào Thần Pô Klong Garai mặc áo bào về dự lễ Tiếng thác đổ xuống vịnh sâu Thần Pô Klong Garai đội mão vàng về dự lễ. Khi thầy kéo đàn Kanhi hát thì Ông Từ, Bà Bóng mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài hát. 6 2.6 Đại Lễ. Sau khi lễ mặc y phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư Bàlamôn làm chủ điều khiển nghi lễ, Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời là các vị thần có công với dân với nước được dân làng ngưỡng mộ suy tôn như thần Pô Nưgar ( Thần mẹ xứ sở), Thần Pô Klong Garai ( Vua Chăm trị vì năm 1151- 1205), Pôrôme ( 1627- 1651), Pô Par (Tướng quan văn)… Mỗi vị thần được mời về dự thì Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát bài thánh ca, bà con dự lễ chấp tay cầu thần phù hộ độ trì cho nên công của. Lời hát lễ của Thầy kéo đàn Kanhi có đoạn như sau: Hát về Nữ thần Pô Nưgar: Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại Thần sinh ra đất nước con người Thần mẹ cho trần gian cuộc sống Thần cho cây cối tốt tươi con người nảy nở Thần mẹ sinh ra cây lúa ruộng vườn tốt tươi. Hát về thần Pô Klong Garai: Vào canh một, canh hai Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật Vào canh hai, canh ba Pô Klong Garai hiện về hưởng lễ vật Ngài Pô Klong Garai dựng lên tảng đá vĩ đại Ngài đem ngăn sông đắp đập giữa núi Dân làng phủ phục, tôn vinh ngài làm vua Xây tháp, tạc tượng thờ thần Pô Klong Garai. Hát mời thần Pô Rômê: Nước tràn về đập vỡ ra, 7 Pô Rôme hiện về đắp đập giữ nước, Thần dẫn nước vào ruộng cho dân làng cày cấy Nước về đập vỡ ào ra, Trai làng chất đá đắp đập ngăn sông Trai làng bơi thuyền trên sông nước, Hoàng hậu tắm mình trong dòng nước mát trong lành. Hát về thần Pô Par: Em lên cao nguyên đã lâu Nhớ hái rau rừng đem về cho anh Em lên vùng núi đã lâu Nhớ chặt cây trúc đẹp làm ống rượu cần cho anh. (ChuÈn bÞ ®å cóng tÕ) Cứ như thế thầy kéo đàn Kanhi hát mời trên 30 vị thần về dự, mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy cả sư thì làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Kết thúc phần Đại lễ bằng vũ điệu múa thiêng của Bà Bóng. 3. Hội. 8 Trong lúc Bà Bóng đang xuất thần điệu múa thiêng trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở Hội. Những điệu trống Ghinăng, kèn Saranai cùng vang lên, đánh nhịp say sưa với những điệu múa và dòng dân ca Chăm làm hấp dẫn và say mê lòng người. Không khí Hội cứ thế mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngã về chiều thì lễ hội Katê trên các tháp Chăm kết thúc. (c¸c tiÕt môc móa Ch¨m chµo ®ãn lÔ héÞ Katª) 9 3.1 Lễ hội Katê ở làng. Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, thì không khí hội lại bùng lên ở làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… Làng xóm như thay da đổi thịt. Cùng với việc trên, một bộ phận khác chuẩn bị lễ vật cúng thần. Các cô thợ dệt làng Mỹ Nghiệp xem xét kỹ lưỡng khung dệt, tơ sợi, một số khác chuẩn bị Chum ( Buk) để dự thi đội nước do dân làng tổ chức. Buổi sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở Nhà Làng để cầu mong Thần phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Tương tự như người Việt, mỗi làng Chăm đều thờ một vị thần riêng. Làng Mỹ Nghiệp thờ thần Pô Riyak, Làng Hữu Đức thờ Pô Klong Halâu… Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường là chủ làng ( Pô Paley) hoặc già làng có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông thay mặt dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ độ trì dân làng. Nếu như Katê ở Đền tháp nặng về phần lễ, thì Katê ở Làng phần lễ rất đơn giản, còn phần Hội đóng vai trò quan trọng. Làng Mỹ nghiệp phần Hội diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ… Cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng, các khung cửi đã được xếp thành hàng. Các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên một nền vải Chăm muôn màu, muôn sắc. ở một địa điểm khác, cuộc thi đội nước diễn ra sôi động. Các cô gái Chăm duyên dáng khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hóa độc đáo. Cuộc thi kết thúc, Hội làng tan dần. Mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để cúng tế gia tiên. 10 3.2 Katê ở gia đình. Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê gia đình mới được tổ chức. Trong thời gian này, gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Katê. Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng Chăm chìm trong niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thực sự quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa ngắn ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn… Lễ hội Katê Chăm diễn xướng dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa Chăm. Lễ hội diễn ra trong một không gian rộng lớn, từ Đền tháp ( Bimôn, Kalan) - Làng ( Paley) đến gia đình ( Ngawôm), Lễ hội thực sự cuốn hút tất cả mọi thành viên trong cộng đồng - ở tất cả các cấp độ, khiến cho không một người nào bị bỏ quên mà liên kết họ lại trong một môi trường văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Lễ hội Katê chính là dịp cho người Chăm phô bày sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Chính vì vậy lễ hội Katê không chỉ đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của Tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ vật dâng cúng mà nó còn trình diễn trước công chúng một nền ca- múa - nhạc dân gian giàu bản sắc riêng. Bên cạnh thông tin dễ đọc, có thể nói những bài hát thánh ca của thầy kéo đàn Kanhi chính là linh hồn, là nội dung của lễ hội Katê. Nội dung của bài thánh ca ấy không phải là lời cầu xin thần thánh mà nó chính là nội dung mang tính 11 nhân văn bộc lộ quan niệm về vũ trụ, tình yêu con người và thiên nhiên, lao động trị thủy - chống hạn, và lòng ngưỡng mộ các vị anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử của người Chăm. Qua lễ hội Katê còn có thể thấy được tư duy của người Chăm một tư duy nông nghiệp luôn mang theo ý niệm phồn thực ( âm - dương, đựccái…) cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi, cây trồng, cho mùa màng tốt tươi. Tất cả đều mang ước vọng của một cuộc sống thanh bình, êm ả - một đất nước thịnh vượng của người Chăm thời viễn cổ. Đồng bào Chăm mang lễ vật lên tháp Pô Klong tạ lễ 12 4. KÕt luËn. Nền văn hóa Chăm đã nuôi dưỡng lễ hội Katê là nền văn hóa chịu ảnh hưởng văn hóa ấn Độ. Song Katê lại biểu hiện một lối đi riêng. Những người chủ của lễ hội này, của nền văn hóa này mặc dù có tiếp thu tục thờ thần Siva của ấn Độ nhưng họ vẫn sùng kính, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, biểu hiện của sự tiếp thu văn hóa bên ngoài để biến thành tài sản độc đáo của riêng mình. Đấy chính là cái để nền văn hóa Chăm mãi trường tồn trước thử thách lịch sử, một ứng xử Lễ hội Katê biểu hiện một sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa, cộng với sự hội nhập văn hóa Đông Nam Á đã làm cho nội dung, diện mạo của lễ hội Katê Chăm phong phú, đa dạng. Ngày nay, nền văn hóa ấy mãi mãi trường tồn đang góp phần làm phong phú thêm vườn hoa trăm sắc của đại gia đình các dân tộc Việt nam. Lễ hội Katê làm lay động lòng người. Lễ hội sẽ đưa những người dự lễ bước lên đỉnh cao của sự thăng hoa, say sưa theo tiếng trống Gi năng, kèn Saranai hòa vào những điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ. Lễ hội Katê chính là giây phút thiêng liêng ngắn ngủi của đời thường đánh thức tháp Chăm cổ kính lặng ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng lòa, tỏa ra trăm sắc ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 13 Mét sè h×nh ¶nh cña lÔ héi Katª Quang cảnh Lễ hội Katê Lễ rước Y phôc Lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm Quang cảnh Lễ hội Katê Các vị chức sắc Chăm Thổi kèn saranai trên tháp 14 Vũ điệu Chăm Tiết mục văn nghệ của đồng bào Raglai Vị chức sắc Chăm Toàn cảnh tháp Poklong Garai Chuẩn bị cho Lễ tế thần 15 Chuẩn bị cho Lễ tế thần Lễ tế thần Du khách và đồng bào Chăm tại Lễ hội Katê Lễ tế thần Lễ tạ ơn của các gia tộc Chăm Đoàn xe du lịch tham quan Lễ hội Katê Môc Lôc 16 1. Giíi thiÖu vÒ lÔ kéi Katª ............................................................................1 2. TiÕn tr×nh lÔ héi Katª..................................................................................2 2.1 LÔ ríc y phôc.............................................................................................3 2.2 LÔ më cöa th¸p...........................................................................................4 2.3 LÔ t¾m tîng thÇn........................................................................................5 2.4 LÔ mÆc y phôc cho tîng thÇn....................................................................5 2.5 §¹i lÔ..........................................................................................................5 3. Héi..............................................................................................................7 3.1 LÔ héi Katª ë lµng......................................................................................8 3.2 LÔ héi Ka tª ë gia ®×nh..............................................................................9 4. KÕt luËn......................................................................................................11 5. Mét sè h×nh ¶nh cña lÔ héi Katª...............................................................12 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan